Những thông tin cần được bảo mật

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chủ đề các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật theo phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh (Trang 55)

IV. Một số phương pháp dạy học hiện đại áp dụng trong chủ đề

8. Những thông tin cần được bảo mật

Sáng kiến đã được áp dụng rộng rãi nên không có thông tin bảo mật

- Đối với lãnh đạo nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, khuyến khích giáo viên dạy học theo phương pháp dạy học mới; có sự động viên, khen thưởng kịp thời khi GV dạy học đạt kết quả tốt.

- Các giáo viên đang giảng dạy lớp 10, 12 trong các trường THPT luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, tâm huyết với nghề, yêu quí học sinh, trò chuyện với học sinh, hòa đồng với HS. Tích cực tìm hiểu các phương pháp dạy học mới và vận dụng linh hoạt vào các hoạt động giảng dạy của mình.

- Các học sinh đang học lớp 10 hoặc lớp 12 thi theo ban khoa học xã hội. Học sinh phải có ý thức học tập, chịu khó học hỏi, tích cực tham gia hoạt động trao đổi thảo luận trong học tập, có trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ học tập.

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Sau khi áp dụng sáng kiến trong công tác giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia bản thân tôi thấy đạt được một số lợi ích sau.

* Đối với học sinh:

- Học sinh được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ giáo viên mà còn từ chính các bạn trong lớp.

- Học sinh vui vẻ, hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện mình, được tự làm.

- Các em khắc sâu kiến thức hơn, nhớ kiến thức dễ dàng hơn và lâu hơn, có khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn, yêu thích môn học hơn không còn cảm thấy chán học ( Bảng đánh giá mức độ hứng thú học tập ở phụ lục III).

- Các em hoàn toàn chủ động, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động học tập, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

- Khả năng tự học, hoạt động nhóm, trình bày, vận dụng tích hợp các môn và kĩ năng giao tiếp của các em tốt hơn. Đặc biệt là những học sinh lười học, lười vận động, coi nhẹ môn học cũng đã trở nên yêu thích môn học, tích cực học tập hơn.

* Đối với công tác giảng dạy chính khóa và ôn THPT QG của giáo viên.

- Khi áp dụng sáng kiến, giờ giảng của tôi trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương

pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.

- Bản thân tích cực bồi dưỡng chuyên môn hơn, tích cực học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả học tập cho HS.

- Bản thân phải luôn đổi mới trong các bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Từ đó tôi học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học.

- Trong năm học 2019 - 2020, trường THPT A có 9 lớp khối 10, sáng kiến được áp dụng cho 8 lớp 10A1, 10A2, 10A3,10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8 không được áp dụng cho lớp 10A9.

Trong các lớp khối 10 có lớp 10A1 và 10A9 có lực học ngang nhau. Tôi sử dụng lớp 10A1 làm lớp đối chứng, còn 10A9 làm lớp thí điểm.

Để đánh giá lợi ích của sáng kiến, tôi tiến hành cho 2 lớp làm cùng một bài kiểm tra 45 phút để đánh giá thông qua làn điểm của học sinh (đề kiểm tra ở phụ lục I )

Sau khi kiểm tra thu được kết quả như sau

Lớp Sĩ số Làn Điểm < 5 5 6 67 78 89 9 10 10A1 40 0 HS 3 HS 7 HS 8 HS 14 HS 6HS 10A9 40 4 HS 14 HS 11 HS 9 HS 2 HS 0 ( Kết quả cụ thể ở phụ lục II) Kết luận:

+ Lớp 10A1 có kết quả cao hơn 10A9.

+ Học sinh lớp 10A1 có khả năng tự học, năng lực làm việc nhóm cao hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Trong năm 2018-2019 đối với ôn thi THPT Quôc Gia, đề tài áp dụng giảng dạy với 2 lớp 12A4, 12A6 và đã đạt kết quả cả 2 lớp đỗ tốt nghiệp 100%, điểm trung bình môn GDCD lớp 12A4 là 7,98; Lớp 12A6 là 8,15.

11. DANH SÁCH TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN

STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Nhóm GDCD Trường THPT Tam Đảo Dạy chính khóa, ôn thiTHPTQG

2 Lớp 10A1 Trường THPT Tam Đảo Dạy chính khóa

3 Lớp 12A4 Trường THPT Tam Đảo Dạy ôn thi THPTQG

4 Lớp 12A6 Trường THPT Tam Đảo Dạy ôn thi THPTQG

Tam Đảo, ngày...tháng...năm

Hiệu trưởng

...,ngày...tháng...năm...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Tam Đảo, ngày tháng năm

Tác giả sáng kiến

Đặng Thị Thanh Hương

Phụ lục I: ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau gọi là

A. mâu thuẫn. B. đối đầu.

C. sự thống nhất. D. mặt đối lập của mâu thuẫn.

Câu 2. Theo quan điểm của Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B. sự phủ định giữa các mặt đối lập. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự phát triển giữa các mặt đối lập.

Câu 3. Những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật, hiện tượng được gọi là

A. lượng. B. điểm nút. C. chất. D. độ.

Câu 4.Theo Triết học Mác Lê – nin, chất mới ra đời lại bao hàm

A. một hình thức mới. B. một lượng mới tương ứng. C. một diện mạo mới tương ứng. D. một trình độ mới tương ứng.

Câu 5. Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là

A. xóa bỏ sự tồn tại của SVHT. B. cái mới ra đời nhằm xóa bỏ cái cũ. C. cái mới ra đời, kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ. D. không kế thừa cái cũ.

Câu 6. Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là

A. tính khách quan. B. tính di truyền.

C. tính chủ quan. D. tính truyền thống.

Câu 7. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. An cư lạc nghiệp. B. Môi hở rang lạnh.

C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc.

Câu 8. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cao hơn so với năm 2015. B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.

C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn

D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận

Câu 9. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.

B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra D. Sử dụng “phao” trong thi học kì

Câu 10. Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đòi hỏi chúng ta phải biết

A. ra sức đón nhận cái mới. B. quên đi quá khứ của cha ông.

C. đầu tư phát triển kinh tế. D. kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến. B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai.

Câu 12.Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các SVHT cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: Phân biệt mâu thuẫn thông thường với mâu thuẫn triết học? Lấy ví dụ về các mâu thuẫn trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tư duy?

Câu 2: So sánh cách thức biến dổi của lượng và cách thức biến đổi của chất? Để có kết quả học tập tốt bản thân em phải rèn luyện như thế nào?

Câu 3: Phân tích tình huống: Thành phố HN chủ trương tôn tạo và xây dựng phố cổ. Giả sử có hai quan điểm;

- Quan điểm 1: Phá bỏ hoàn toàn phố cổ để xây dựng mới cho phù hợp với quá trình đô thị hóa

- Quan điểm 2: Giữ nguyên vẹn như cũ

Theo em, quan điểm nào phù hợp với tư tưởng phủ định biện chứng? Giải thích?

Phụ lục II: ĐIỂM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Lớp 10A1

STT Họ và tên Lớp Điểm

1 Nguyễn Thành An 10A1 8.0

2 Hồ Thị Vân Anh 10A1 6.0

3 Trần Thị Ngọc Ánh 10A1 8.0

4 Vương Gia Bách 10A1 7.0

6 Nguyễn Minh Đạt 10A1 8.0

7 Lăng Văn Thành Đạt 10A1 7

8 Lê Minh Đức 10A1 9.25

9 Hồ Thị Thu Hằng 10A1 7

10 Vũ Minh Hiển 10A1 9.0

11 Đào Hoàng Hiệp 10A1 7.25

12 Nguyễn Phương Hoa 10A1 6.0

13 Nguyễn Tuấn Hùng 10A1 9.25

14 Nguyễn Văn Huy 10A1 6.5

15 Nguyễn Thị Huyền 10A1 9.5

16 Nguyễn Đức Hưng 10A1 8.0

17 Phạm Đình Hưởng 10A1 5.0

18 Nguyễn Quốc Khánh 10A1 5.5

19 Phạm Thị Mai Liên 10A1 7.0

20 Nguyễn Phương Linh 10A1 9.0

21 Nguyễn Thùy Linh 10A1 8.5

22 Nguyễn Tuấn Linh 10A1 8.5

23 Nguyễn Văn Luyện 10A1 9.0

24 Trần Uy Lực 10A1 8.0

25 Nguyễn Thị Ngọc Mai 10A1 8.25

26 Lăng Đức Mạnh 10A1 9.0

27 Tống Tiến Mạnh 10A1 7.0

29 Nguyễn Văn Phương 10A1 7.0

30 Đỗ Minh Sáng 10A1 7.5

31 Nguyễn Thế Song 10A1 9.0

32 Hoàng Thị Thanh 10A1 8.0

33 Lâm Văn Thao 10A1 7.0

34 Nguyễn Thị Hoài Thu 10A1 8.0

35 Hoàng Thị Thủy 10A1 6.75

36 Tạ Trần Minh Thư 10A1 5.0

37 Lưu Hoài Thương 10A1 8.0

38 Nguyễn Hương Trang 10A1 6.5

39 Nguyễn Thị Thanh Vân 10A1 8.25

40 Lê Anh Vương 10A1 7.0

Lớp 10A9

STT Họ và tên Lớp Điểm

1 Trần Thị Thu An 10A9 6.5

2 Trần Thùy An 10A9 7.0

3 Kim Phương Anh 10A9 7.5

4 Phùng Quốc Anh 10A9 6.0

5 Đỗ Hân Bình 10A9 4.75

6 Võ Hoàng Kim Chi 10A9 6.0

7 Trần Thùy Dung 10A9 6.5

8 Nguyễn Thùy Dương 10A9 6.5

10 Dương Thùy Giang 10A9 7.0

11 Trịnh Thị Kiều Hạnh 10A9 7.25

12 Đào Thị Minh Hảo 10A9 4.75

13 Lam Thị Hiền 10A9 5.25

14 Nguyễn Minh Hòa 10A9 5.5

15 Nguyễn Phan Hiển 10A9 7.0

16 Đỗ Huy Hoàng 10A9 8.25

17 Nguyễn Thị Huệ 10A9 7.0

18 Hà Xuân Huy 10A9 5.5

19 Đỗ Thương Huyền 10A9 8.0

20 Trần Thu Huyền 10A9 7.75

21 Nguyễn Thùy Hương 10A9 5.5

22 Nguyễn Lan Hương 10A9 8.5

23 Phan Thu Hương 10A9 7.5

24 Viên Ngọc Hương 10A9 4.5

25 Hoàng Thị Lan Lan 10A9 7.25

26 Đào Thị Thư Lê 10A9 5.0

27 Lăng Phương Linh 10A9 4.5

28 Nguyễn Diệu Linh 10A9 5.5

29 Nguyễn Phượng Linh 10A9 7.0

30 Nguyễn Thị Mỹ Linh 10A9 5.5

31 Lê Bảo Long 10A9 7.0

33 Hoàng Tuyết Nhung 10A9 5.0

34 Trần Thu Phượng 10A9 8.0

35 Trương Thị Phượng 10A9 5.75

36 Đào Chúc Quỳnh 10A9 6.0

37 Khổng Thị Thương 10A9 6.0

38 Nguyễn Thị Đoan Trang 10A9 7

39 Nguyễn Thị Huyền Trang 10A9 5.25

40 Nguyễn Thu Trang 10A9 5.0

Lớp Sĩ số Điểm TB thi THPTQG môn GDCD năm học 2018- 2019

12A4 32 7.98

12A6 38 8.15

Phụ lục III: Bảng đo hứng thú học tập của học sinh

Lớp Không hứng thú Bình thường Khá hứng thú Rất hứng thú 10A1 0 0 6 34 10A3 0 0 9 32 10A5 0 0 7 33 10A6 0 2 9 28 10A7 0 2 6 32 10A8 0 3 8 29

10A2 0 1 12 27

10A4 0 2 10 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa GDCD 10, Nxb Giáo dục. 2. Sách giáo viên GDCD 10, Nxb Giáo dục 3.Bài tập thực hành GDCD 10, Nxb Giáo dục

4. Bài tập trắc nghiệm GDCD 10, Nxb ĐHQG Hà Nội

5. Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức GDCD 10, Nxb Giáo dục 6. Các đề thi học kì I GDCD của một số trường.

7. Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn, Bộ giáo dục và Đào tạo

8. Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học môn GDCD.

9. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp.

10. Kho sáng kiến kinh nghiệm trên Internet.

11. Nghị quyết số 29 của ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xây dựng chủ đề các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật theo phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)