Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

21 1.3K 3
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các vùng đệm Vườn quốc gia Cát Nguyễn Văn Công Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Thụy Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Dự báo các tác động của biến đổi khí hậu với khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà. Đánh giá khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu của các nhóm cộng đồng ven biển tham gia hoạt động sinh kế tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà. Cung cấp các khuyến nghị và đề xuất giải pháp giảm thiểu cho các hoạt động sinh kế và quản lý tài nguyên hỗ trợ tăng cường khả năng thích ứng của người dân địa phương trước tác động của biến đổi khí hậu. Keywords: Khoa học môi trường; Biến đổi khí hậu; Ảnh hưởng môi trường; Vườn Quốc gia Cát Content CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 1.1. Biến đổi khí hậucác tác động của biến đổi khí hậu 1.1.1. Biến đổi khí hậu Trong lịch sử phát triển của Trái đất, khí hậu đã có nhiều lần thay đổi do tự nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn các thời kỳ ấm lên của Trái đất đã xảy ra từ cách đây rất lâu (hàng vài triệu năm) cho tới khoảng 18.000 năm trước Công nguyên. Thời kỳ tiểu băng hà gần nhất xảy ra ở châu Âu trong giai đoạn giữa hai thế kỷ XVI-XIX. Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ XIX. Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74 o C so với năm 1850. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Do nóng lên, băng tuyết ở các Cực của Trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong các đại dương nở ra, làm mực cho nước biển toàn cầu dâng lên trung bình 0,17 m trong thế kỷ XX. Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại…) xảy ra nhiều hơn, dị thường hơn và ác liệt hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn… [11] 1.1.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Biến đổi khí hậu tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của biến đổi khí hậu có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở Châu Á. Trong đó, những người nghèo, những người ít góp phần gây ra biến đổi khí hậu nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do biến đổi khí hậu gây ra (Hardy, 2003; Crutzen, 2005; Nguyễn Đức Ngữ, 2008). 1.2. Các nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mầm mống của biến đổi khí hậu, tuy nhiên tại thời điểm đó người ta chưa nhận thức được hậu quả của nó ngày nay. Năm 1896, nhà hóa học người Thụy Điển, Svante Arrherius đưa ra kết luận rằng việc đốt than trong công nghiệp sẽ đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính. Kết luận của ông về mức độ ảnh hưởng của khí nhà kính nhân tạo gần như trùng khớp với mô hình khí hậu ngày nay, nghĩa là nếu lượng khí nhà kính tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của toàn cầu sẽ tăng vài độ C. Đến nay, IPCC đã xuât bản báo cáo lần thứ 4 vào năm 2007 đây là một trong các tài liệu quan trọng nhất về biến đổi khí hậu. Theo IPCC (2007), sự ấm lên của khí hậu là điều chắc chắn. Hàm lượng khí CO2, loại khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất. 1.2.1.2. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu được nghiên cứu nhiều sau khi Việt Nam tham gia ký công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992 và sau đó là tham gia nghị định thư Kyoto năm 1998. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về BĐKH như Giáo sư Nguyễn Đức Ngữ với sự ra đời cuốn sách Biến đổi khí hậu, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 2008, và nhiều nhà khoa học khác cũng tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị nhà nước Việt Nam chủ trì các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu. Cho đến này, Bộ đã xây dựng 02 kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam lần lượt năm 2009 và năm 2011. 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam 1.2.2.1. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi các cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi của con ngườitính bền vững hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình. Theo khung này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. 1.2.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế tại Việt Nam Tại Việt Nam, cùng với các hoạt động được đầu tư cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu, nhiều hoạt động nghiên cứu về sinh kếsinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Năm 2010, MONRE và UNDP đã xuất bản tài liệu về “Xây dựng khả năng phục hồi: Chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam”. Tài liệu này đã cho thấy mối quan hệ sinh kế vùng ven biển và khả năng thích ứng trước tác động của biến đổi khí hậu mà nghiên cứu điển hình được thực hiện tại hai tỉnhTĩnh và Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ dự án “Đói nghèo và Môi trường” [5]. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UNDP đã sử dụng khung sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu để phân tích khả năng thích ứng của sinh kế ven biển. Trong báo cáo này, các tác động của biến đổi khí hậu đã được phân tích cụ thể đồng thời các chính sách, thể chế cũng đã được nhắc đến trong vai trò thúc đẩy khả năng thích ứng của cộng đồng làm sinh kế ven biển. Kết quả của báo cáo là đưa ra các khuyến nghị và một chiến lược thích ứng cho sinh kế vùng ven biển miền trung. CHƢƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tác giả thực hiện trên 06 vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng bao gồm: Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Gia Luận, Trân Châu và Việt Hải. Các nhóm đối tượng chính: hộ gia đình trong các sinh kế chính (nông nghiệp, khai thác thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và các nghề khác) 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu Phương pháp này nhằm kế thừa tối đa các tài liệu đã có để thống kê, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, môi trường, hiện trạng KT - XH tại khu vực nghiên cứu. Thông qua phương pháp này tác giả sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã công bố của Việt Nam (MONRE, 2009, 2012) và các nguồn số liệu khác, ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực/vùng, tỉnh) 2.2.2. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng biến đổi khí hậu Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu được Allison đưa ra năm 2009 trong báo cáo của ông và cộng sự. Theo khung đánh giá này, các khái niệm được sử dụng cho đánh giá tính tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu như sau: Hình 2.1. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu (Allison và NNK, 2009) MỨC ĐỘ PHƠI VỚI TÁC ĐỘNG (E) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÍ NH NHẠY CẢM (S) TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG (PI =S+E) NĂNG LỰC THÍ CH ỨNG (AC) TÍ NH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG (V=PI+AC ) 2.2.3. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững (UNDP, 2010) dựa trên cách tiếp cận các nguồn lực: Con người, hội, tự nhiên, tài chính và vật chất – phương tiện và đánh giá phân tích chính sách/thể chế, kế hoạch/chính sách/chương trình hỗ trợ thích ứng biến đổi khí hậu. Hình 2.2. Mô hình sinh kế bền vững (UNDP, 2010) 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và điều tra thực địa Các thông tin sẽ được thu thập thông quan phỏng vấn nhóm tập trung, bằng bảng hỏi và phong vấn cá nhân. Phỏng vấn nhóm tập trung: Phương pháp phỏng vấn nhóm được sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sinh kế như hoạt động nhóm, kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết cực đoan trong quá khứ. Trong mỗi cuộc phỏng vấn có khoảng 10 – 15 người dân. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đối chứng các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn sâu cá nhân. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - viết tắt PRA) Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số công cụ trong bộ PRA như sau: - Hồ sơ hiểm hoạ: Ghi lại các diễn tiến lịch sử về rủi ro, thảm họa hoặc sự thay đổi về tài nguyên, kinh tế, hội của cộng đồng. - Bảng phân tích tai biến/hiểm hoạ: nhằm liệt kê, mô tả các hiện tượng tai biến môi trường tự nhiên đã xảy ra tại khu vực nghiên cứu. - Lịch mùa vụ: là công cụ thu thập thông tin thích hợp với những gì xảy ra theo mùa trong điều kiện tự nhiên và liên quan đến các hoạt động sinh kế của người dân trong một năm. Lịch giúp hiểu biết về sự lựa chọn hành vi và mùa vụ được thực hiện ở địa phương. Điều tra hộ gia đình: Thực hiện phương pháp điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến hộ như kinh tế hộ, nguồn thu nhập và ngành nghề chính… Phỏng vấn sâu cá nhân: Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác thông tin từ các chuyên gia địa phương, người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm. Quá trình điều tra, đánh giá tại thực địa được chia làm 03 đợt: Đợt 1 từ ngày 20 – 24/4/2012 tại Xuân Đám và Gia Luận và đợt 2 từ ngày 23 – 27/8/2012 tại Trân Châu và Việt Hải và đợt 3 từ ngày 1 – 5/11/2012 tại Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám. Khảo sát được thực hiện trên 120 hộ và tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với các cán bộ tại KDTSQ Cát Bà, VQG Cát và UBND huyện Cát Hải. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 8 Vị trí địa lý: Hình 3.1. Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Đảo Cát nằm phía cực đông của tỉnh Hải Phòng, thuộc huyện Cát Hải. Quần đảo Cát có hơn 366 hòn đảo lớn nhỏ kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Quần đảo Cát Bà có vị trí địa lý 20°50’N và 106°38’E. Đảo Cát nằm giáp ranh với vùng biển vịnh Hạ Long. Địa hình: Cát có đặc trưng là địa hình núi non hiểm trở, độ cao từ 0 - 322m so với mực nước biển, phần lớn cao từ 50-200 m, địa hình là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Đảo Cát được cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo đá vôi, do đó địa hình có sự phân cấp lớn. Có 4 loại địa hình chủ yếu là địa hình núi đá vôi sườn dốc, địa hình núi đá vôi karst, địa hình thung lũng và địa hình ngập mặn ven biển. Trong đó địa hình karst là dạng địa hình đặc trưng và là dạng địa hình phổ biến nhất của đảo Cát nên trên đảo Cát sinh kế nông nghiệp khá hạn chế và ngành du lịch phát triển hơn. 9 Hệ động thực vật Tính đa dạng sinh học cao về thành phần loài có trong khu vực là cơ sở rất quan trọng cho việc khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ các mục đích khác nhau của con người. Mặt khác chúng có ý nghĩa rất lớn về nghiên cứu khoa học: tiến hóa, sinh thái học, chỉ thị môi trường…cùng với hàng loạt các loài có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, phòng tránh thiên tai và nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa học và sản xuất thuốc chữa bệnh. Hệ sinh thái và nguồn lợi biển và ven biển Đa dạng các hệ sinh thái biển và ven biển  Hệ sinh thái rạn san hô: ở hầu hết các cung lõm của các đảo đá (thường có các bãi cát phân bố phía trên) trong khu vực kỳ quan đều có san hô phân bố ở các độ sâu 3, 6, 9 và 11 mét. Hình thái của các rạn san hô được xác định chủ yếu bởi hình thái của vùng sườn ngầm và phần nào bởi các trầm tích cacbonat có nguồn gốc sinh vật trên rạn. Kiểu rạn san hô đặc trưng cho khu vực là kiểu rạn viền bờ và rạn đốm (Hình 3.2) Do biến đổi của các điều kiện môi trường dưới tác động của tự nhiên và con người, các rạn san hô hiện nay đã bị suy giảm đáng kể cả về diện tích và mức độ đa dạng của các nhóm sinh vật sống kèm. Độ phủ của san hô sống đã bị suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây: năm 1999 các rạn san hô ở Cát được xếp ở mức độ rạn tốt trung bình (25- 50% độ phủ san hô sống) và rạn tốt (50-70% độ phủ san hô sống) theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Yết (1999) [33]. Tuy nhiên hiện nay độ phủ san hô sống chỉ còn thấp hơn 40% [16]. Hiện nay san hô phân bố chủ yếu ở vùng nước ven các đảo ở phía Đông Nam Cát (Cống Lá, Áng Thảm, Ba Trái Đào, Vạn Bội, Cống Híp, Tùng Ngón, Cọc Chèo) và trong các vụng kín thuộc đảo Long Châu (vụng Nhà Đèn, vụng cây bàng, ven đảo phía đông nam Long Châu).  Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Phần lớn diện tích rừng ngập mặn phân bố thuộc địa bàn xã Phù Long với mật độ còn tương đối cao. Tổng diện tích rừng ngập mặn là 775,98ha được chia ra làm 2 kiểu loại: rừng ngập mặn phân bố ngoài khu vực đầm nuôi (224,74ha), rừng ngập mặn phân bố ở trong đầm nuôi (551,24ha). Chính vì diện tích rừng ngập mặn trong hệ thống đầm nuôi là tương đối lớn cho nên các kế hoạch tổng thể và dài hạn bảo tồn rừng ngập mặn sẽ gặp nhiều khó khăn do phải giải quyết được thỏa đáng mối quan hệ về sở hữu công - tư. 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - hội Dân số, lao động: 10 Theo số liệu từ niên giám thống 2010, Đảo Cát gồm 06 và 01 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 37,050 km 2 , dân số 16.340 người (8.042 nam và 8.092 nữ), trong đó thị trấn Cát dân số lớn nhất với 10.799 người. Dân số tập trung trong nghành phi nông nghiệp đặc biệt là du lịch chiếm 79,7% dân số. Tuy nhiên, tính trên 06 tỉ lệ nông nghiệp chiếm tới 52,8% tổng số dân. Như vậy, dịch vụ chủ yếu tập trung chính tại thị trấn Cát Bà nơi có nghành du lịch hết sức phát triển. Ngành nghề: Các hoạt động kinh tế chính ở khu vực nghiên cứu bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ. 3.1.3. Các sinh kế chính ngƣời dân khu vực vùng đệm vƣờn Quốc gia Cát Khai thác thủy sản: Nghề khai thác cá biểnCát có truyền thống khá lâu. Trong cơ chế quản lý nghề cá cũ trước đây, các hợp tác nghề cá đã một thời rất phát triển, là một điển hình của miền Bắc. Đạt được thành tích đó là nhờ nghề cá lúc đó là nghề cá thủ công, chỉ hoạt động đánh bắt ở vùng gần bờ, do ở vào vị trí tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi ven bờ còn rất dồi dào và đội ngũ ngũ dân lành nghề, thuyền lưới và công cụ sản xuất được Chính phủ cho vay vốn Nuôi trồng thủy sản Khai thác và nuôi thủy sản trên đảo Cát diễn ra khá sôi động. Phù Long là có nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ như: nuôi ngao, ngán, đầm nuôi tôm tự nhiên, đầm quảng canh trong rừng ngập mặn và đầm tôm công nghiệp (Công ty Sơn Trường). Hai Xuân Đám và Hiền Hào có một số bãi nuôi ngao với diện tích không lớn lắm. Nuôi cá lồng bè rất phổ biếncác khu vực vịnh kín thuộc thị trấn Cát Bà, Việt Hải và Gia Luận. Trong quá trình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn và khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Các dự án phát triển ngư trường còn chậm triển khai. Mặc dù được tập huấn kỹ thuật song việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sản xuất thủy sản ở khu vực nghiên cứu. Trồng trọt và chăn nuôi Các loại cây trồng không phong phú, số lượng ít, chỉ sản xuất được theo mùa do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên là chính. Hệ thống công trình thủy lợi còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Cây trồng chủ yếu trên đảo bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn, rau, của quả và cây ăn trái. Diện tích đất lúa nước trên đảo tập trung ở các Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu và Việt Hải. Chăn nuôi trên đảo Cát phát triển theo hướng kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là lợn, dê, gia cầm và nuôi ong. Đàn được nuôi rộng rãi ở tất cả các và thị trấn Cát Bà. Cũng [...]... 3.4.1 Tình trạng dễ bị tổn thƣơng của sinh kế do biến đổi khí hậu Theo khung đánh giá tính dễ bị tổn thương (Alisson, 2009), tính dễ bị tổn thương được xác định bởi tác động của biến đổi khí hậu và năng lực thích ứng của cộng đồng Tính nhạy cảm của sinh kế và tác động của biến đổi khí hậu: Như phân tích ở trên, biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế người dân các vùng đệm VQG Cát đang ngày càng... thu nhập của người dân 3.4.2 Các giải pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng Để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với người dân các vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà, ngoài các giải pháp tạm thời cần hướng đến các giải pháp nhằm nâng cao tính thích ứng trong thời gian dài hạn Về ngắn hạn, người dân đang nuôi trồng thủy sản trong đầm tại Phù Long cần thực hiện gia cố bờ đầm, tăng... Thêm vào đó, với hệ thống các văn bản chính về biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực của sinh kế từ cấp trung ương đến địa phương sẽ là yếu tố thúc đẩy khả năng thích ứng của cộng đồng và sinh kế tại các ven biển VQG Cát trong trong bối cảnh biến đổi khí hậu Tính dễ bị tổn thương: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, phụ nữ và người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương hơn Phụ nữ dễ bị tổn thuơng hơn... khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân Điều này được thấy rõ trong Đề án xây dựng chương trình phát triển bền vững khu dự trử sinh quyển quần đảo Cát [1] - Thành phố triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025” 17 3.4 Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với sinh kế ngƣời dâncác giải pháp giảm... hơn nữa Đối với nguồn lực thích ứng về con người, hội, cơ sở vật chất đang còn ở mức thấp cần tiếp tục được đầu tư, phát triển Đồng thời cần phát huy thế mạnh về nguồn lực tự nhiên 20 3 Sinh kế của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Cát đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu Trong đó, sinh kế nông nghiệp và thủy sản là dễ bị tổn thương hơn Các sinh kế này có tính. .. chúng tới nhân dân địa phương 3.3.2 Nguồn lực hội Về mặt tổ chức hội, người dân trên đảo Cát tính liên kết cao Đa số người dân đều là người từ đảo Cát Hải, sau khi người gốc Hoa rời bỏ đảo cách đây gần 200 năm, người dân Cát Hải đã di chuyển và định cư sinh sống tài đảo Cát Vào thời điểm đó, các hiện nay là các làng và người dân sinh sống với nhau trong sinh hoạt làng 15 Tuy nhiên,... ứng đối với sinh kế người dân ven biển tại Cát trong bối cảnh biến đổi khí hậu Theo thống 18 cho thấy, Cát có đa dạng sinh học thuộc vào loại cao nhất ở miền bắc Việt Nam, đồng thời với các giá trị tài nguyên đa dạng như các hệ sinh thái ven biển, thảm phủ thực vật đây chính là các giá trị cần được bảo vệ và giữ gìn nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. .. yếu ở vùng ven biển và hải đảo, là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu [41] Tác động tới sức khỏe cộng đồng, sinh kế, đói nghèo Nhiều hộ gia đình nghèo phụ thuộc vào các sinh kếcác hoạt động tạo ra thu nhập, mà chúng dễ bị tổn thương dưới tác động của thiên tai hay các hiện tượng khí hậu theo mùa Biến đổi khí hậu mang mối đe dọa ngày càng tăng đối với hệ thống sinh kếcác khu... của biến đổi khí hậu tại đây là sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biên dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan Biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, mưa lớn kéo dài, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản tại các vùng đệm vườn Quốc gia Cát 2 Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy năng lực thích ứng của các sinh kếngười dân. .. số đối tượng nuôi cho phù hợp Thực hiện quyết liệu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên: Là một trong các nguồn lực nhằm phát triển sinh kế, nguồn lợi thủy hải sản đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo đời sống và sự bền vững của các sinh kế phụ thuộc biển KẾT LUẬN 1 Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường, hệ sinh thái và sinh kế người dân tại vùng đệm vườn Quốc gia Cát . Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà Nguyễn Văn Công. của người dân. 3.4.2. Các giải pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng Để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với người dân các xã vùng

Ngày đăng: 10/02/2014, 15:21

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu (Allison và NNK, 2009)  - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Hình 2.1..

Khung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu (Allison và NNK, 2009) Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 2.2. Mô hình sinh kế bền vững (UNDP, 2010) - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Hình 2.2..

Mô hình sinh kế bền vững (UNDP, 2010) Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 3.1. Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Hình 3.1..

Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà Xem tại trang 8 của tài liệu.
Du lịch dịch vụ: các loại hình dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho khách ăn nghỉ tại nhà dân…đang ngày càng trở  thành ngành nghề quan trọng của đảo - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

u.

lịch dịch vụ: các loại hình dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho khách ăn nghỉ tại nhà dân…đang ngày càng trở thành ngành nghề quan trọng của đảo Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 3.8. Diễn biến mực nƣớc biển tại trạm Hòn Dáu (1955 -2007) - Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Hình 3.8..

Diễn biến mực nƣớc biển tại trạm Hòn Dáu (1955 -2007) Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan