1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông

26 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 695,16 KB

Nội dung

Ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 – Trung học phổ thông Abstract: Nghiên cứu cơ

Trang 1

Ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”

– Sinh học 11 – Trung học phổ thông

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp mô phỏng để vận dụng vào thiết

kế các chương trình mô phỏng trong dạy – học sinh học Điều tra thực trạng của việc dạy – học sinh học lớp 11 nói chung, đặc biệt là thực trạng dạy – học các cơ chế, quá trình sinh học Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo qui trình thiết kế và

sử dụng các chương trình mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học bằng phần mềm Adobe Flash Xác định qui trình thiết kế chương trình mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT bằng phần mềm Adobe Flash Xác định phương pháp sử dụng các chương trình mô phỏng bằng phần mềm Adobe Flash trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT Thiết kế các giáo án thể hiện phương pháp sử dụng các cơ chế, quá trình sinh học trong dạy - học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng

minh tính khả thi của đề tài

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Phần mềm Adobe flash; Thiết kế chương trình;

Lớp 11; Sinh học; Năng lượng

Content

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong thời kỳ mới

1.2 Xuất phát từ đặc điểm chương trình và SGK sinh học 11

Chương trình Sinh học 11 nghiên cứu hệ thống sống ở CĐTCS cơ thể SGK Sinh học

11 giới thiệu các chức năng sống cơ bản ở cơ thể TV và ĐV Nhưng mỗi chức năng sống cơ bản đó lại được biên soạn tách rời sinh học cơ thể TV (phần A) và sinh học cơ thể ĐV (phần B) Việc nghiên cứu riêng rẽ các chức năng sống cơ bản ở cơ thể TV và ĐV đều giống nhau ở chỗ phải xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc – chức năng trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường

Trang 2

Muốn hình thành và phát triển các khái niệm Sinh học ở CĐTCS cơ thể; khi dạy phải trừu xuất hóa khỏi các dấu hiệu mang tính chất bộ phận và hay thay đổi của các phương thức thực hiện các chức năng sống ở TV và ĐV mà rút ra được biểu hiện chung của các chức năng sống ở CĐTCS cơ thể

1.3 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH

1.4 Xuất phát từ nguyên tắc vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH

1.5 Xuất phát từ sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT

Từ tất cả các lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng

lượng”, Sinh học 11 Trung học phổ thông

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT bằng phần mềm Adobe Flash nhằm nâng cao chất dạy học

3 Phạm vi nghiên cứu

Các cơ chế, quá trình sinh học trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT

4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT và phương pháp sử dụng các chương trình mô phỏng trong dạy học

4.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học các cơ chế, quá trình sinh học SH 11 THPT

5 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế các chương trình mô phỏng trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 bằng phần mềm Adobe Flash và xác định được phương pháp sử dụng sẽ

nâng cao chất lượng dạy - học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp mô phỏng để vận dụng vào thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy – học sinh học

6.2 Điều tra thực trạng của việc dạy – học sinh học lớp 11 nói chung, đặc biệt là thực trạng dạy – học các cơ chế, quá trình sinh học

6.3 Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo qui trình thiết kế và sử dụng các chương trình mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học bằng phần mềm Adobe Flash

6.4 Xác định qui trình thiết kế chương trình mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học trong

Trang 3

chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT bằng phần mềm Adobe Flash 6.5 Xác định phương pháp sử dụng các chương trình mô phỏng bằng phần mềm Adobe Flash trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT

6.6 Thiết kế các giáo án thể hiện phương pháp sử dụng các cơ chế, quá trình sinh học trong dạy - học chương Sinh học 11 THPT để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

6.7 Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của

đề tài

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.2 Phương pháp chuyên gia

7.3 Phương pháp điều tra cơ bản

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.5 Phương pháp thống kê toán học

8 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn

8.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp mô phỏng và ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế chương trình mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học

8.2 Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình thiết kế và sử dụng các chương trình mô phỏng trong dạy học nói chung và vận dụng vào chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT

8.3 Xác định quy trình thiết kế chương trình mô phỏng bằng phần mềm Adobe Flash trong dạy học Từ đó, thiết kế hệ thống sản phẩm mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học để xây dựng các giáo án dạy học trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học 11 THPT

8.4 Đề xuất phương pháp sử dụng các chương trình mô phỏng để tổ chức hoạt động nhận

thức tích cực cho HS

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong

dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận

Trang 4

1.1.1 Phương pháp mô phỏng và việc ứng dụng của nó trong dạy học

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp mô phỏng

- Khái niệm

Trong khoa học và công nghệ mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ ba, song song với nghiên cứu lí thuyết thuần tuý và nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực Nó được sử dụng khi không thể, không cần hay không nên thực nghiệm trên đối tượng thực

Có nhiều quan điểm xung quanh khái niệm mô phỏng:

Theo từ điển tiếng Việt, mô phỏng là bắt chước làm theo một cái mẫu

Theo Robert E Stephenson (Mỹ), mô phỏng là nghiên cứu trạng thái của mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực Một cách tổng quát (có thể hiểu theo nghĩa thuật ngữ) mô

phỏng là thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo

sát.[20]

1.1.1.2 Cấu trúc của phương pháp mô phỏng

Sơ đồ 1.1 Quá trình mô phỏng

1.1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phương pháp mô phỏng và sự vận dụng trong dạy học

Thông qua nghiên cứu các hình ảnh động, chương trình mô phỏng HS có thể quan sát, điều khiển với số lần không hạn chế, có thể điều chỉnh tốc độ diễn biến của các quá trình Với môn Sinh học, PPMP giúp HS quan sát và hiểu kỹ được các cơ chế, quá trình bên trong của các sự vật, hiện tượng

Khi vận dụng PPMP vào dạy - học nếu các chương trình mô phỏng phù hợp với nội dung giảng dạy sẽ đem lại kết quả như mong muốn

1.1.2 Phương tiện trực quan trong dạy học

1.1.2.1 Một số khái niệm có liên quan

- Khái niệm phương tiện dạy học (PTDH)

Theo Lotsklinbo: “PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp GV hay HS

tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáo dưỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được những yêu cầu của chương trình giảng dạy, để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo”

- Khái niệm phương tiện trực quan

Theo Đinh Quang Báo: “PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực

Trang 5

tiếp nhờ các giác quan”

- Khái niệm đa phương tiện:

Theo Dương Tiến Sỹ: “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh, phim, video,… cùng với siêu liên kết giữa chúng với mục đích giới thiệu thông tin” [34]

- Vai trò của phương tiện trực quan trong quá trình dạy học

Trong lí luận dạy học thì PTTQ có những vai trò sau:

- PTTQ là nguồn chứa đựng thông tin tri thức, giúp học sinh lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác; đồng thời giúp củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức Phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp, hình thành và phát triển động cơ học tập tích cực

- PTTQ là một công cụ trợ giúp đắc lực giúp GV trình bày bài giảng một cách tinh giảm nhưng đầy đủ, sâu sắc và sinh động; điều khiển quá trình nhận thức của học sinh hiệu quả sáng tạo

- PTTQ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi GV sử dụng là phương tiện; còn với HS thông qua làm việc với PTTQ để hình thành những tri thức, kỹ năng, thái độ, nhân cách

- PTTQ có vai trò quan trọng trong quá trình dạy – học giúp GV phát huy được tất cả các giác quan của HS

- PTTQ làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể, dễ dàng hơn Nhờ đó nó rút ngắn thời gian giảng dạy, lĩnh hội những kiến thức của HS lại diễn ra nhanh hơn

Ngày nay, với những thành tựu của khoa học và công nghệ thì PTDH càng được phát triển giúp rất nhiều cho quá trình dạy học Nhưng dù PTDH có hiện đại đến đâu thì nó vẫn chỉ

là công cụ trong tay người GV, giúp họ thực hiện có hiệu quả QTDH

1.1.2.2 Phân loại các phương tiện trực quan

PTTQ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi GV sử dụng nó với tư cách là phương tiện tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS thông qua làm việc với PTTQ để hình thành những tri thức, kỹ năng, thái độ và hình thành nhân cách

Với PTTQ là các chương trình mô phỏng mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu, đây

là một loại PTTQ đặc biệt có vai trò quan trọng trong quá trình dạy - học

1.1.3 Phần mềm Adobe Flash

1.1.3.1 Giới thiệu phần mềm Adobe Flash

Flash là một ứng dụng được thiết kế tốt để xây dựng các tập tin Multimedia Có thể đưa nhiều loại Media vào trong Flash bao gồm đồ họa, Video, các tập tin Vectơ, PDF và âm thanh Có thể tải các tệp tin SWF hình ảnh văn bản và các tập tin video và trong Flash khi nó đang chạy trong một trình thể hiện Flash player

Trang 6

Trình thể hiện Flash player cho phép kết nối các tập tin SWF với cơ sở dữ liệu, Có thể làm cho các tập tin có tính tương tác và tính động, trực quan và sinh động Các công cụ đa dạng trong Flash cho phép phát huy hết khả năng sáng tạo của người sử dụng Trình thể hiện Flash player hiện đang được hàng triệu người cài đặt, cũng có trong phần lớn các máy tính của người dùng

Phần mềm Flash trở thành một PTTQ vô cùng hữu hiệu Với tính năng chính là tạo các hình ảnh động, Flash cho phép thể hiện tất cả các quá trình từ đơn giản đến phức tạp

1.1.3.2 Tính ưu việt của phần mềm Adobe Flash trong dạy học

- Cho phép GV thiết kế và trình chiếu các cơ chế, quá trình sinh lý, sinh hoá, các quá trình vận động, luân chuyển vật chất… một cách sinh động, logic và chi tiết

- Nhờ quan sát các mô hình động, HS sẽ nhanh chóng nắm rõ và lĩnh hội một cách dễ dàng bản chất của các cơ chế, quá trình sinh học

- Ta sử dụng các hình ảnh động mô phỏng các quá trình, cơ chế đó sẽ giúp cho tất cả các học sinh có hướng suy nghĩ giống nhau, hiểu rõ ràng, hiểu đúng về quá trình, cơ chế sinh học nói chung

- Kiến thức của học sinh sau khi học được các thầy cô giáo sử dụng các hình ảnh động được mô phỏng sẽ nhớ lâu hơn

Tuy nhiên, sử dụng Flash trong dạy - học sinh học chỉ có thể dựng lên những hình ảnh động mô tả một cơ chế nào đó trong bài để thay thế cho tranh và lời nói chứ không thể thiết

kế được một bài giảng hoàn chỉnh để HS có thể tự học

PTDH Sinh học 11 ở các trường THPT được trang bị theo danh mục thiết bị dạy học tối

thiểu của Bộ (Ban hành theo Quyết định số 15/2007/QĐ – BGDĐT ngày 8/5/2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).( Theo bảng 1.1)

Với số lượng rất ít (với 4 tranh) không thể đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy – học Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu, chúng tôi điều tra trên 16 trường THPT ở Thành Phố Hải Phòng (7 trường ngoại thành, 9 trường nội thành) chúng tôi thấy tất cả 16 trường đều có phòng học đa năng và đều có kết nối wifi nên ở bất cứ chỗ nào giáo viên, học sinh cũng có thể truy cập internet

* Thực trạng sử dụng phương pháp và PTDH trong giảng dạy của GV ở một số trường

THPT Thành Phố Hải Phòng

Mặc dù trang thiết bị ở các trường THPT là tương đối đầy đủ; song trình độ tin học của

Trang 7

GV nói chung, GV sinh học nói riêng chưa cao; do vậy các thiết bị hiện đại đó còn được ít sử dụng Tại một số trường được khảo sát chúng tôi thấy số giáo viên thường xuyên sử dụng các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin là không nhiều Chủ yếu sử dụng máy tính trong các giờ thi GV dạy giỏi hay trong các đợt đăng kí dạy tốt, học tốt, trong các giờ dạy thanh tra Do thiếu tư liệu hỗ trợ: hình ảnh động, phim, chương trình mô phỏng phù hợp với nội dung bài dạy, cần gia công sư phạm, điều này không dễ Do vậy, tình hình ứng dụng CNTT trong dạy - học cũng còn hạn chế dẫn đến phần nào hạn chế chất lượng dạy - học

1.2.1.2 Thực trạng sử dụng PTDH các cơ chế, quá trình sinh học của GV ở một số trường THPT Thành Phố Hải Phòng

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng PTDH trong dạy - học sinh học đối với 35 GV trực tiếp tham gia giảng dạy ở một số trường THPT Thành Phố Hải Phòng dưới hình thức phát phiếu điều tra (phụ lục 1) Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 1.2 chúng tôi thấy tình hình sử dụng các PTTQ trong dạy - học cơ chế, quá trình sinh học đã có rất nhiều tiến triển tốt Các giáo viên sử dụng các đoạn phim, video ở mức độ thỉnh thoảng đạt 88.6%, nhưng sử dụng ảnh động có 65.7% giáo viên không sử dụng; do các đoạn phim, video có được chỉ dùng để tham khảo không khai thác để tổ chức dạy học được; thầy cô giáo gặp khó khăn lớn nhất là thiếu tư liệu, đặc biệt là phần hình ảnh động để giải thích các cơ chế, quá trình sinh học Để khắc phục GV thường xuyên sử dụng tranh, ảnh tĩnh chiếm 80% Tóm lại, PTDH các cơ chế, quá trình sinh học ở các trường THPT hầu như rất hiếm, có chăng chỉ là những tranh, ảnh tĩnh; đây là những phần kiến thức khó, trừu tượng đối với HS Do đó, việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm là các chương trình mô phỏng về các cơ chế, quá trình sinh học nói chung hay chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” trong sinh học 11 nói riêng

là việc làm cần thiết và có ý nghĩa

1.2.1.3 Thực trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy các cơ chế, quá trình sinh học của

học cơ chế, quá trình sinh học mô tả bằng lời không có tranh ảnh, mô hình

1.2.1.4 Thực trạng về hiểu biết và sử dụng các phần mềm ứng dụng, trong đó có phần mềm Adobe Flash để thiết kế chương trình mô phỏng của GV hiện nay

Trang 8

Để điều tra thực trạng về những hiểu biết và ứng dụng các phần mềm ứng dụng (phụ lục 1) Ở

câu Thầy (Cô) sử dụng các phần mềm dạy học ở mức độ nào sau đây?Chúng tôi thu lại kết

quả bảng 1.4 có 100% các giáo viên dạy Sinh học được hỏi đều biết về một số phần mềm ứng dụng như Powerpoint, violet và thường xuyên dùng để thiết kế các bài giảng Còn những phần mềm chạy phim hay để thiết kế thành phim phục vụ cho hoạt động dạy học có 65.7% chưa bao giờ

sử dụng Song khi hỏi về ứng dụng của phầm mềm Flash (câu 11 phụ lục 1), chúng tôi thấy rằng có 98% các giáo viên có tích vào hầu hết các đáp án đưa ra; điều đó chứng tỏ rằng các giáo viên đều biết được ứng dụng của Flash

Với các phần mềm chỉnh sửa, cắt phim, nối phim có 42.9% (15/35 GV) thỉnh thoảng có

sử dụng; các giáo viên sưu tầm các đoạn phim có tính chất mô phỏng các cơ chế, quá trình sinh học để dạy học các giáo viên phải gia công sư phạm để phù hợp với việc tổ chức dạy học

1.2.2 Thái độ và chất lượng học tập của HS đối với bộ môn

Kết quả điều tra về thái độ và chất lượng học tập môn sinh của 1116 HS lớp 10 (năm học

2010 - 2011) hiện nay là học sinh lớp 11 (năm học 2011-2012) (Kết quả bảng 1.5)

Điều này chứng tỏ những phân tích ở trên về các thực trạng làm hạn chế chất lượng học là hoàn toàn đúng đắn, vì hoạt động dạy của GV có vai trò chỉ đạo hoạt động học của HS Muốn nâng cao chất lượng học tập ở HS thì phải nâng cao hiệu quả học tập để học sinh thấy mọi cơ chế, quá trình sinh học không trừu tượng, dễ nhớ, nhớ lâu; để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS

dạy-Vậy qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài và căn cứ vào thực trạng dạy - học sinh học

ở các trường THPT; tình hình trang bị và sử dụng PTDH; thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy-học; sự hiểu biết và vận dụng phần mềm dạy học đặc biệt là phần mềm Flash xây dựng chương trình mô phỏng; cùng với việc khảo sát chất lượng học tập của HS… Chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu của mình đang đi đúng hướng

CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ADOBE FLASH ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA

VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11 - THPT 2.1 Chương trình và SGK Sinh học 11 THPT

2.1.1 Mục tiêu dạy học chương trình sinh học 11 THPT

Chương trình Sinh học 11 nối tiếp nội dung của sinh học 10 được xây dựng dựa trên quan điểm xây dựng chương trình đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, kĩ thuật tổng hợp và thiết thực, được quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa để nghiên cứu cấp tổ chức cơ thể đa bào Tuy nhiên trong cuốn tài liệu chương trình Giáo dục phổ thông môn sinh học trong mục phân tích chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các trang từ 56 đến 65 dành cho sinh học 11 chỉ liệt kê các kiến thức trọng tâm

Trang 9

các cơ chế quá trình sinh lý một cách riêng rẽ ở động vật và thực vật; cách trình bày như vậy dễ dàng gây hiểu lầm dạy kiến thức cơ chế, quá trình sinh lý một cách thuần tuý giống như dạy sinh lý học thực vật, sinh lý học động vật Vậy nên khi dạy học sinh học 11 ta cần xác định mục tiêu chung như sau:

- Nêu được các ứng dụng vào đời sống

2.1.2 Mục tiêu dạy học từng chương SGK sinh học 11 THPT

Chương trình sinh học 11 gồm 4 chương, mỗi chương có 2 phần về thực vật và động vật xác định mục tiêu về kiến thức cụ thể như sau:

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Nêu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là điều kiện quyết định sự tồn tại của cấp độ cơ thể cũng như các cấp độ tổ chức sống khác

- Trên cơ sở những kiến thức chuyên khoa về các cấu trúc, chức năng thực hiện các cơ chế chuyển hóa vật chất và năng lượng của thực vật và động vật giúp học sinh khái quát hóa

để tìm ra được các dấu hiệu tương đồng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp độ tổ chức sống cơ thể

- Nêu được các hoạt động sống xảy ra trong tế bào có mối liên quan, phụ thuộc vào các hoạt động sống xảy ra trong các tế bào khác của cùng một cơ quan và của các cơ quan khác trong một cơ thể thực vật hay động vật

- So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật Những điểm tương đồng chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới Những điểm khác nhau chứng tỏ sự đa dạng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của sinh giới

Chương II: Cảm ứng

Chương III: Sinh trưởng và phát triển

Chương IV: Sinh sản

2.2 Phân tích logic cấu trúc nội dung chương trình SGK Sinh 11 THPT

Trang 10

2.2.1 Cấu trúc nội dung chương trình sinh học 11 THPT

Chương trình sinh học 11 THPT nghiên cứu sinh học cấp độ cơ thể về hình thức cấu trúc gồm:

* Về hình thức

Sách giáo khoa Sinh học 11 THPT gồm: 52 tiết trong đó có 38 tiết lí thuyết, 8 tiết thực hành 6 tiết ôn tập và kiểm tra chia thành 4 chương Mỗi chương đều có hình thức thể hiện giống nhau; phân biệt giữa các đặc trưng sống ở thực vật và động vật

* Về nội dung

Để dạy học theo đúng định hướng của chương trình SGK Sinh học 11 Chúng tôi đã tiến hành phân tích logic cấu trúc nội dung từng chương

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Đề cập đến cấu trúc, chức năng sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể Hoạt động chuyển hóa vật chất

và năng lượng ở hai giới trên đều diễn ra theo hướng chuyển hóa vật chất và năng lượng được biểu hiện bằng cơ chế thu nhận các chất từ môi trường ngoài, biến đổi hóa – lý các chất thu nhận được, tổng hợp các chất sống và tích lũy năng lượng, sự vận chuyển phân phối các chất trong môi trường trong của cơ thể sự phân giải các chất và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, cơ chế thải các chất ra môi trường Chúng tôi rút ra các dấu hiệu tương đồng giữa quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của động vật và thực vật được tổng kết ở bảng

Dấu hiệu tương đồng trong

chuyển hóa vật chất và năng

Bài 18: Tuần hoàn máu

Vận chuyển các chất trong cơ

thể

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Bài 3: Thoát hơi nước

Bài 18 + 19: Tuần hoàn máu

Trang 11

phóng năng lượng cho các

hoạt động sống

Thải các chất ra môi trường

ngoài

Là các sản phẩm bài tiết, chất khí

Cơ quan thực hiện là rễ, lá

Bài 3(Thoát hơi nước), Bài 8 + (Quang hợp), bài 12 (Hô hấp ở thực vật)

Cơ quan quan bài tiết và hô hấp

Bài 15+ 16 (Tiêu hóa ở động vật), bài17 (Hô hấp ở động vật)

Cân bằng nội môi Bài 20 : Cân bằng nội môi

Chương II: Cảm ứng

Chương III: Sinh trưởng và phát triển

Chương IV: Sinh sản

2.2.2 Cấu trúc nội dung các bài trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 THPT

Chương trình sinh học 11 là các kiến thức sinh học chuyên ngành đề cập lần lượt các nhóm đối tượng thực vật, động vật và con người một cách riêng lẻ Với cách sắp xếp này đảm bảo trang bị cho HS những kiến thức cơ bản trước khi yêu cầu học sinh nắm bắt, lĩnh hội những kiến thức khó, phức tạp Để dạy theo đúng định hướng; dạy sinh học 11 là dạy sinh học cấu trúc, chức năng ở cấp độ tổ chức sống cơ thể Để cho cơ thể tồn tại được phải thực hiện được các đặc trưng sống đầu tiên đó là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng; muốn vậy cần có đủ các quá trình và theo thứ tự từ thu nhận, vận chuyển, tổng hợp, phân giải mỗi quá trình trên đều được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như sự thích ứng, tính đặc trưng của các cơ quan, hệ cơ quan, các chất tham gia và cơ chế biến đổi các chất và năng lượng, những yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến sự chuyển hoá vật chất và năng

lượng

Sau khi học xong toàn bộ nội dung phần A, B HS đã biết được nhiều quá trình hấp thụ, trao đổi, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể thực vật và động vật đến bài ôn

Trang 12

tập 22 HS đưa ra điểm giống và khác nhau giữa thực vật và động vật là gì để xác định nguồn gốc chung của sinh giới dưới góc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng; tạo sự thích nghi đa dạng với môi trường sống

2.3 Những nguyên tắc thiết kế và sử dụng các chương trình mô phỏng

2.3.1 Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

2.3.2 Nguyên tắc phù hợp với nội dụng dạy học

2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm

2.3.4 Đảm bảo nguyên tắc trực quan hóa

2.3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, hữu dụng

2.4 Quy trình thiết kế các chương trình mô phỏng có ứng dụng phần mềm Adobe Flash

2.4.1 Cơ sở cho việc xây dựng qui trình thiết kế các chương trình mô phỏng

2.4.2 Quy trình thiết kế chương trình mô phỏng bằng phần mềm Adobe Flash

Bước 1 Xác định mục tiêu dạy - học các cơ chế, quá trình sinh học

Bước 2 Phân tích cấu trúc nội dung dạy học

Bước 3 Thiết kế cơ chế, quá trình sinh học bằng phần mềm Adobe Flash

Bước 4 Sắp xếp hệ thống tư liệu

2.5 Các cơ chế và quá trình trong chương I, Sinh học 11 đã thiết kế và sưu tầm

đã thiết kế được

Số lượng thiết kế

Số lượng sưu tầm

Bài 1 Sự hấp thụ

nước và muối

khoáng ở rễ

- Xâm nhập nước và ion khoáng từ đất vào rễ

- Cơ chế trao đổi chất khoáng của rễ trong đất

- Tổng hợp vận chuyển các chất trong cây

- Nước, dinh dưỡng vào mạch gỗ mạch rây

- Quá trình vận chuyển các chất trong cây

Bài 4 Vai trò của - Chu trình Nito trong đất 4 6

Trang 13

các nguyên tố

khoáng

- Chu trình Nito trong cơ thể

- Cơ chế trao đổi khoáng ở rễ

- Thí nghiệm xác định vai trò nguyên tố khoáng

Bài 5 + 6 Dinh

dƣỡng nitơ ở thực

vật

- Quá trình đồng hóa Nito trong mô thực vật

- QT chuyển hóa và cố định Nito trong đất

Bài 7 Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước 1 1

Bài 8 Quang hợp

ở thực vật

- Quá trình quang hợp (giai đoạn 1,2,3)

- Chuỗi truyền điện tử trong quang hợp

- Pha tối của quang hợp

- Quá trình phân ly nước

- So sánh quá trình cố định CO2 ở thực vật C4, C3, CAM

- Quá đường phân

- Chuỗi chuyền điện tử hô hấp

- Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- Tiêu hóa ở giun

- Tiêu hóa ở trùng đế giầy

- Tiêu hóa ở người

- Tiêu hóa ở Thủy tức

6

6

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
2. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Campbell. Reece. Urry. Cain. Wasserman. Minorsky. Jackson (2008), Sinh học. Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học
Tác giả: Campbell. Reece. Urry. Cain. Wasserman. Minorsky. Jackson
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
4. Nguyễn Phúc Chỉnh (Chủ biên), Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học
Tác giả: Nguyễn Phúc Chỉnh (Chủ biên), Phạm Đức Hậu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
5. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
6. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1998
7. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học
Tác giả: Đỗ Ngọc Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
8. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Nhƣ Khanh (2010), Sinh học 11 (SGK). Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Nhƣ Khanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
9. Trần Quốc Đắc (2001), “Sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông”. Tạp chí giáo dục, Số 05, tr. 19-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông”. "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Trần Quốc Đắc
Năm: 2001
10. Võ Trần Thị Hậu (2007), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy - học các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật - Sinh học 11 Trung học phổ thông (THPT) (Ban KHTN – Bộ 1). Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy - học các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật - Sinh học 11 Trung học phổ thông (THPT) (Ban KHTN – Bộ 1)
Tác giả: Võ Trần Thị Hậu
Năm: 2007
11. Nguyễn Thị Hiền (2008), Vận dụng phương pháp mô phỏng để thiết kế và dạy- học chu trình Sinh-địa-hoá các chất, Sinh học 12 THPT (Ban KHTN-Bộ 1). Luận văn khoa học giáo dục. Trường ĐH sư phạm HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp mô phỏng để thiết kế và dạy- học chu trình Sinh-địa-hoá các chất, Sinh học 12 THPT (Ban KHTN-Bộ 1)
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2008
12. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
13. Trần Bá Hoành (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
14. Trần Bá Hoành (1995), “Bàn về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, số 49, tr.22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, "Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1995
15. Trần Bá Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2007), Giáo trình đại cương phương pháp dạy học Sinh học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đại cương phương pháp dạy học Sinh học
Tác giả: Trần Bá Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
16. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí Giáo dục (160), Tr 39 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thế Hƣng
Năm: 2007
17. Nguyễn Duy Minh (2009), Bài tập sinh lý thực vật. Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập sinh lý thực vật
Tác giả: Nguyễn Duy Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
18. Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, tập 1. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề trực quan trong dạy học
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
19. Đỗ Thị Ninh (2009), Biện pháp hướng dẫn học sinh học chương I, IV Sinh học 11 Trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống. Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học. Trường ĐH giáo dục – ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp hướng dẫn học sinh học chương I, IV Sinh học 11 Trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống
Tác giả: Đỗ Thị Ninh
Năm: 2009
20. Lê Thanh Nhu (2001), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT. Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT
Tác giả: Lê Thanh Nhu
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Quá trình mô phỏng - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Sơ đồ 1.1. Quá trình mô phỏng (Trang 4)
Bảng 3.2. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Bảng 3.2. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN (Trang 15)
Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN. - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN (Trang 16)
Bảng 3.5. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra trong TN - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Bảng 3.5. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra trong TN (Trang 17)
Bảng 3.4. Kiểm định  X  theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra trong TN - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Bảng 3.4. Kiểm định X theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra trong TN (Trang 17)
Bảng 3.6. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Bảng 3.6. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN (Trang 18)
Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm của các bài kiểm tra sau TN - Ứng dụng phần mềm adobe flash để thiết kế các chương trình mô phỏng trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11 – trung học phổ thông
Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm của các bài kiểm tra sau TN (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w