0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SPXL tại công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 407 (Trang 73 -79 )

3. Đánh giá Công ty 407 về tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức kế toán tại Công ty.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành SPXL tại công ty

SPXL tại công ty 407

Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp, tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cả nền kinh tế nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Tự hoàn thiện để đứng vững và phát triển trong môi trường hội nhập là nhu cầu tất yếu của mọi nghành nghề. Nghành xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hơn nữa, trong thời gian qua, đặc biệt là giữa năm 2008 khi nền kinh tế thế giới có cuôc suy thoái kinh tế lớn đã khiến các doanh nghiệp xây lắp gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế yêu cầu tự hoàn thiện về mọi mặt của các doanh nghiệp xây lắp là nhu cầu tất yếu.

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lăp không nằm ngoài yêu cầu đó. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ phản ánh trung thực chất lượng công trình, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành một cách có hiệu quả, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Phương hướng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng tuỳ thuộc

vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhưng đều cần đảm bảo một số nguyên tắc như: Tuân thủ chế độ kế toán tài chính hiện hành, phù hợp với đặc thù của nghành, phù hợp với quy mô và trình độ quản lý của doanh nghiệp…

Trong quá trình thực tập tại công ty xây dựng công trình 407, em đã được tiếp xúc với kiến thức thực tế và được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, kết hợp với kiến thức đã được học trong nhà trường, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty như sau:

Về công tác luân chuyển chứng từ

Do đặc điểm địa bàn hoạt động phân tán hơn nữa hiện nay, theo quy định, cuối mỗi tháng, kế toán Đội tiến hành tập hợp chứng từ về phòng Tài chính - Kế toán của công ty. vì vậy các chứng từ gửi về phòng kế toán đôi khi bị chậm, Kế toán phải tiến hành sắp xếp số lượng chứng từ khá lớn Điều này làm cho công việc của các cán bộ kế toán công ty thường tập trung một khối lượng lớn vào thời điểm đầu mỗi tháng và rất dễ dẫn đến nhầm lẫn thiếu sót nhất vào kỳ tiến độ thi công gấp rút thi công nhiều công trình với lượng chi phí tương đối lớn vi thế để khắc phục tình trạng này Công ty cần quy định thời hạn chung để kế toán các đội, xí nghiệp tập hợp chứng từ về phòng Tài chính - Kế toán công ty là 5-10 ngày kể từ ngày kết thúc của tháng.

Về việc áp dụng kế toán máy

Mặc dù công ty đang sử dụng kế toán máy để giúp cho công việc kế toán nhanh hơn và có độ chính xác cao. Nhưng việc sử dụng không nhiều vì thế công ty cần đẩy mạnh áp dụng kế toán máy vào thực tiễn nhiều hơn. Bên canh nhứng kiến thức chuyên môn, Công ty cũng cần tạo điều kiện cho các cán bộ kế toán nâng cao trình độ về tin học để có thể khai thác hết những chức năng tiện ích của kế toán máy, nhằm giúp công tác kế toán đạt hiệu quả cao hơn.

Về khả năng cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ

Công ty cần quan tâm đến vai trò cung cấp thông tin của công tác kế toán đối với quản trị nội bộ

Thứ nhất, Công ty cần quy định cụ thể về những báo cáo phục vụ quản trị nội bộ cẩn được lập và trách nhiệm lập các báo cáo này.

Thứ hai, Vai trò của các chỉ tiêu tài chính cũng cần được quan tâm hơn nữa. Theo em, cuối kỳ phòng Tài chính - kế toán nên tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản để có được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty.

• Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, Cơ cấu vốn

 Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

 Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản

 Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

 Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

•Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán hiện hành

 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

 Khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán tức thời

• Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

 Hiệu suất sử dụng Tài sản cố

định

 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản

 Hiệu suất sử dụng Vốn chủ sở

hữu

 Vòng quay các khoản phải thu,

phải trả

• Nhóm chỉ tiêu về khả

năng sinh lời

 Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu

 Tỷ suất lợi nhuận

trên tổng tài sản ( ROA)

 Tỷ suất lợi nhuận

trên Vốn chủ sở hữu ( ROE )

Hơn nữa không chi dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ kế toán công ty cần phải phân tích các chỉ tiêu này để mang lại những thông

tin cần thiết cho doanh nghiệp. Công ty nên liên hệ các chỉ tiêu này lại với nhau, có sự so sánh về gía trị của cùng một chỉ tiêu qua các năm để thấy được các năm để thấy được xu hướng của sự biến động. Ngoài ra, Công ty cần liên hệ các chỉ tiêu này với mức trung bình của nghành ( đặc biệt là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời) để thấy được tình hình của doanh nghiệp mình trong mặt bằng chung của cả nghành… Em tin rằng nếu công ty chú trọng phân tích các chỉ tiêu tài chính này, công tác kế toán sẽ mang lại những thông tin rất thiết thực cho quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, Phòng tài chính - Kế toán của công ty cần quan tâm phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng , chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Nắm vững mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà quản trị nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một phương pháp có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

• Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Đối với chi phí Nguyên vật liêu trực tiếp:theo chế độ kế toán hiện hành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán vào TK621 tuy nhiên khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ công trình, kế toán nên phân chia TK152 thành ba TK cấp 2 : TK1521- vật liệu

TK1522- nhiên liệu TK1523- phụ tùng

Khi đó nếu xuất vật liệu nhiên liệu hay phụ tùng phục vụ công trình kế toán ghi:

Nợ TK621- chi tiết cho đối tượng Có TK152- chi tiết cho NVL xuất

Khi đó kế toán dễ dàng quản lý so sánh mức tiêu hao của từng loại vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng cho từng công trình.Ngoài ra Công ty cũng cần quan tâm đến

việc thu hồi phế liệu của quá trình thi công và hạch toán khoản phế liệu này. Hạch toán phế liệu thu hồi sẽ giúp phản ánh chính xác hơn tinh hình sủ dụng chi phí sản xuất, đồng thời cũng là một biện pháp để khuyến khích tiết kiệm chi phí cho công ty. Công ty nên có những quy định cụ thể về việc hach toán phế liệu thu hồi.

Đối với phế liệu thu hồi trước khi tổng hợp các khoản mục chi phí giá trị phế liệu nên được hạch toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 111, 152… Có TK 621

Đối với phế liệu thu hồi sau khi đã tổng hợp các khoản mục chi phí giá trị phế liệu cần được công ty hạch toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Nợ TK 111, 152… Có TK 154

Khi đó, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo công thức:

Giá = CFSXKD + CFSXKD - CFSXKD - Giá trị Thành dở dang phát sinh dở dang phế sản đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ liệu thu phẩm hồi

+) Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Về các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ)

Việc thực hiện các khoản trên theo quý và tính vào chi phí sản xuất chung ( TK627) vào tháng cuối cùng của mỗi quý làm cho chi phí chung sẽ có xu hướng tăng vào tháng cuối quý điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ trọng của chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Để khắc phục vấn đề này xí nghiệp nên lập kế hoạch trich BHXH, BHYT, KPCĐ theo quý sau đó phân bổ hợp lý cho các tháng trong quý và hàng tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí nhằm làm giảm sự biến động của khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm

Đối với chi phí sử dụng máy thi công

Để đảm bảo an toàn cho máy thi công và tránh rủi ro cho công ty, công ty nên tiến hành mua bảo hiểm cho máy thi công, đặc biệt là đối với máy có giá trị lớn. Chi phí mua bảo hiểm máy thi công có thể hạch toán vào tài khoản chi tiết 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy thi công. Khoản chi phí này có thể được công ty trích trước hoặc phân bổ dần vào nhiều kỳ kinh doanh tuỳ theo kế hoạch cụ thể của công ty.

+) Đối với chi phí sản xuất chung

Công ty cần tính toán khoản kinh phí công đoàn theo đúng quy định, tức là 2% tính trên tổng lương thực tế của người lao động. Như vậy, Công ty vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định, chính sách của Nhà nước vừa đảm bảo tập hợp chi chí và tính giá thành chính xác.

Ngoài ra, để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, bên cạnh các biện pháp đã nêu trên, công ty có thể tiến hành một số biện pháp sau:

Về công tác tạm ứng cho công trình thi công

Để giúp cho các đội chủ động trong thi công và đảm bảo tiến độ thi công, đặc biệt là những công trình thi công ở xa, Công ty nên áp dụng hình thức tạm ứng theo đợt. Đợt tạm ứng có thể là từng tháng. Hàng tháng, Công ty có thể căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiến độ thi công xây lắp để tiến hành tạm ứng cho đội xí nghiệp.

Về chính sách quản lý chi phí

Công ty cần tiếp tục phát huy các chính sách về quản lý chi phí như : tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu tại công trình thường xuyên kiểm tra chất lượng công việc của đội ngũ lao động thuê ngoài, quản lý chặt chi phí nhiên liệu có nhiều khả năng hao hụt, tiến hành lập dự toán cho từng công trình và thường xuyên đối chiếu chi phí thực tế với dự toán …

Để công tác quản lý chi phí của công ty đạt được hiệu quả cao hơn theo ý kiến của em công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 407 (Trang 73 -79 )

×