TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THẢO LỤ. ẬN Môn: Kinh tế vĩ mô 1 ̣. Đề tài: Phân tích chính sách tài khoá Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THẢO LỤ. ẬN Môn: Kinh tế vĩ mô 1 ̣. Đề tài: Phân tích chính sách tài khoá Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THẢO LỤ. ẬN Môn: Kinh tế vĩ mô 1 ̣. Đề tài: Phân tích chính sách tài khoá Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THẢO LỤ. ẬN Môn: Kinh tế vĩ mô 1 ̣. Đề tài: Phân tích chính sách tài khoá Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn: Kinh tế vĩ mô 1
̣
Đề tài: Phân tích chính sách tài khoá Việt Nam trong
giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021
Nhóm: 2 Lớp học phần: 2209MAEC0111 Giáo viên hướng dẫn: Lương Nguyệt Ánh
̣
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2022
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, từ đó tác động đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế…
Và đặc biệt, đại dịch COVID-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng
có tiền lệ và những khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Trong thời gian quan Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan bùng phát của đại dịch COVID-19 Đó là thành quả rất đáng tự hào Tuy nhiên, để có thể chiến thắng dịch bệnh trên cả hai mặt trận y tế và kinh tế, ngay từ bây giờ, bên cạnh việc hạn chế dịch bệnh, cần có những chính sách hợp lý nhằm: tăng cường khả năng chịu đựng của nền kinh tế; chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét; giải ngân vốn đầu tư công chậm; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính
sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững Bài thảo luận: “Phân tích chính sách tài khóa Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019 và giai đoạn 2020 – 2021” dưới
đây tổng hợp các lý thuyết về chính sách tài khóa với tăng trưởng kinh tế từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Trang 3I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm, công cụ và phân loại của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế và chỉ tiêu công để điều tiết
mức chi tiêu chung của nền kinh tế Chi tiêu công hay chi tiêu của Chính phủ là một
bộ phận cấu thành nên tổng cầu của nền kinh tế Bên cạnh đó thuế ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Do đó, quyết định về chi tiêu công và thuế của Chính phủ có tác động đến chi tiêu chung của nền kinh tế Đến lượt nó, sự thay đổi trong chi tiêu chung lại tác động làm thay đổi tổng cầu, từ đó tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả của nền kinh tế
Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của
Chính phủ và thuế
- Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, vì G là một bộ phận của tổng chi tiêu
- Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Khi Chính phủ tăng thuế hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp
sẽ tác động đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu cho tiêu dùng và cho đầu tư Kết quả là tổng cầu, sản lượng, việc làm và giá cả thay đổi
Khi chính phủ lựa chọn giữ mục tiêu về sản lượng là giữ cho nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng và mục tiêu đảm bảo ngân sách luôn cân bằng thì Chính phủ sẽ áp dụng các chính sách tài khóa khác nhau
* Chính sách tài khóa cùng chiều
- Là chính sách mà khi mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng (B = 0) bất kể sản lượng có thay đổi như thế nào
- Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều với chu kỳ kinh tế với mục tiêu giữ cho ngân sách cân bằng Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp sẽ khiến cho sản lượng cân bằng giảm đi và nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp dưới mức sản lượng tiềm năng có thể bị suy thoái trầm trọng hơn Việc sử
Trang 4dụng chính sách tài khóa cùng chiều giúp giảm được thâm hụt, giữ cân bằng ngân sách trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, ngân sách vẫn bị mất cân bằng do việc giảm sản lượng sẽ khiến cho nguồn thu từ thuế giảm theo khi thuế là một hàm của thu nhập
* Chính sách tài khóa ngược chiều
- Là chính sách mà khi mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng (Y=Y*) và mức việc làm đầy đủ bất kể ngân sách bị thâm hụt như thế nào
- Khi nền kinh tế bị suy thoái, với mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng và thực hiện việc làm đầy đủ, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng Nói cách khác, chính sách tài khóa ngược chiều với chu kì kinh
tế được thực hiện để giữ chi tiêu của nền kinh tế ở mức cao, sản lượng tăng lên đến mức sản lượng tiềm năng, nhưng ngân sách có thể bị thâm hụt và đó là thâm hụt ngân sách cơ cấu Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa ngược chiều thông qua biện pháp tăng chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả 2 biện pháp trên khi nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng thấp sẽ làm cho tổng cầu AD tăng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng theo mô hình số nhân Kết quả là nền kinh tế sẽ hướng tới mức sản lượng tiềm năng và thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng ngân sách Chính phủ có thể bị thâm hụt trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn việc gia tăng sản lượng sẽ giúp cho nguồn thu thuế của Chính phủ gia tăng và hạn chế được thâm hụt ngân sách do thuế là một hàm của thu nhập
Việc cố gắng đưa sản lượng thực tế đến gần nhất với mức sản lượng tiềm năng,
ổn định giá cả và giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu hướng đến của các quốc gia Cơ chế tác động của chính sách tài khóa trong 2 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng (dấu hiệu của nền kinh tế suy thoái)
Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng nhằm thúc đẩy gia tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp Công cụ được sử dụng là tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế hoặc kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng Để tăng sản lượng, doanh nghiệp phải có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực hơn, trong đó có nguồn lao động, khiến cho thất nghiệp có xu hướng giảm.
Trang 50 Y
Giả định ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm E 1(giao của đường AD 1 và đường AS S ) với mức sản lượng giá chung P 1 và mức sản lượng cân bằng Y 1 (Y 1 <Y*) Tại trạng thái cân bằng E 1 nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, sản lượng thấp, thất nghiệp gia tăng Với mục tiêu ổn định nền kinh tế, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để làm tăng tổng cầu thì thông qua mô hình số nhân, sản lượng cân bằng tăng và thất nghiệp sẽ giảm Sự tăng của tổng cầu được minh họa bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải tới vị trí đường AD 2 Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài tại điểm E với mức sản lượng cân bằng đạt mức sản lượng tiềm năng Y* và mức giá chung tăng lên P 0
Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng giúp cho nền kinh tế gia tăng
về sản lượng, thất nghiệp giảm nhưng có nguy cơ gây ra lạm phát
Trường hợp 2: Nền kinh tế vận hành trên mức sản lượng tiềm năng, lạm phát gia tăng (dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng)
Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng, lạm phát gia tăng, chính sách tài khóa thu hẹp được sử dụng nhằm đưa nền kinh
tế về hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát ở mức lạm phát Công cụ được
sử dụng là giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế hoặc kết hợp vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế Tổng cầu giảm khiến các doanh nghiệp tương ứng giảm sản xuất cũng như giảm giá thành của các hàng hóa dịch vụ Từ đó, lạm phát của nền kinh tế được kiềm chế.
Trang 60 Y
Giả định ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm E 1(giao của đường AD 1 và đường AS S)
Giả định ban đầu nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm E 1
(giao của đường AD 1 và AS S) với mức giá chung cao ở mức P 1 và mức sản lượng cân bằng
Y 1 ( Y 1>Y*) Tại trạng thái cân bằng E 1, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp làm giảm tổng cầu thì thông qua mô hình số nhân, sản lượng cân bằng giảm và mức giá chung trong nền kinh tế giảm, kiềm chế được lạm phát
Sự giảm đi của tổng cầu được minh họa bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang trái tới vị trí đường AD 2 Lúc này nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn tại điểm E với mức sản lượng cân bằng đạt mức sản lượng tiềm năng Y* và mức giá chung giảm xuống P 0
Việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp giúp cho nền kinh tế kìm hãm được sự tăng trưởng nóng, đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát được mức giá chung của nền kinh tế
Chính sách tài khóa là công cụ để điều tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua thuế
và chính sách chi tiêu mua sắm Nếu trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc
bị suy thoái thì nó lại là công cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất
Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một công cụ để khắc phục thất bại của thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc chi tiêu của Chính phủ và thuế Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trường Tức chính sách này sẽ tạo lập sự
ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn về tăng trưởng và đầu tư.
Trang 7THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015 - 2019
Thu chi ngân sách nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng tăng ở 4 năm đầu giai đoạn, năm 2019 giảm đáng kể số thu năm 2018 là cao nhất với số liệu là 1616,414 nghìn tỷ đồng, lớn gấp 1,4 lần năm 2015 Bên cạnh đó, số thu năm 2015 lớn gấp 0,93 lần so với năm 2019 Đối với số chi, siis chi năm 2018
là cao nhất với số liệu là 1424,914 và lớn gấp 1,27 lần năm 2015 Thâm hụt nhiều nhất diễn ra vào năm 2015 với số liệu là 255,826 nghìn tỷ đồng Trong khi đó, năm 2019, với tổng thu lớn hơn tổng chi khiến cho thâm hụt tăng với số liệu 63,85 nghìn tỷ đồng đồng thời vào năm này GDP cũng cao nhất trong giai đoạn với mức tăng là 6,89% so với cùng kỳ năm trước
Quy mô thu chi và thâm hụt NSNN năm 2015 – 2019
2 Tình hình thực hiện vượt dự toán thu chi năm 2015 - 2019
So với dự toán thu chi các năm thì số thực hiện thu chi đều giảm 9 tháng đầu năm 2019, phần trăm vượt dự toán thu chi giảm đáng kể Điều đó cho thấy rằng chính phủ luôn sử dụng và điều tiết thu chi ngân sách nhà nước hợp lệ tránh thâm hụt cao
Tình hình thực hiện chi thường xuyên tăng cao qua từng năm Trong đó cao nhất là vào năm 2018 với số liệu là 954.117 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% tổng số chi thường xuyên trong giai đoạn 2015 - 2019 Tổng chi thường xuyên trong giai đoạn 2015 - 2019 chiếm gần 35,63% tổng chi ngân sách nhà nước Đối với những quốc gia trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế thì một đặc trưng rất phổ biến và nổi bật là nhu cầu chi tiêu luôn lớn hơn Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này Chi tiêu thường xuyên gồm giáo dục, đào tạo an ninh quốc phòng hay khoa học công nghệ luôn chiếm phần lớn là để đặt
Trang 8nền móng cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bên cạnh đó, chi cho việc trả nợ lãi giảm đáng kể qua từng năm
* Về thu ngân sách nhà nước:
Tính chung cả giai đoạn 2015 - 2019, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%), mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến
- Năm 2015, hầu hết các khoản thu NSNN đều đạt và vượt dự toán được giao, một số khoản thu thuế, phí vượt cao so với dự toán đầu năm Chỉ có 2 khoản thu không đạt dự toán là: thu từ dầu thô (đạt 72,6% dự toán); thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 99% dự toán) Song đây là 2 khoản thu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm
2015
- Năm 2016, thu NSNN có nhiều điểm tích cực Tổng thu NSNN đạt khoảng 1.080 nghìn tỷ đồng, vượt 65,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán
- Năm 2017, thu ngân sách nhà nước có nhiều điểm tích cực, vượt dự toán ngân sách nhà nước Nhờ việc thực hiện chính sách tài khóa chủ động, thu ngân sách nhà nước trong năm 2017 tính đến ngày 31/12/2017 ước tính đạt 1.283,2 nghìn tỷ đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, vượt 5,9% so dự toán
- Năm 2018, thu cân đối NSNN ước đạt 1.422,7 nghìn tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng (+7,8%) so dự toán, tăng 64,3 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt 25,7%GDP, riêng thuế và phí đạt 21,1% Quy
mô thu tăng so với năm 2017 nhìn chung còn khiêm tốn và có xu hướng giảm dần
- Năm 2019, thu cân đối NSNN đến ngày 31/12/2019 đạt 1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng (tăng 9,79%) so với dự toán Cơ cấu thu NSNN tiếp tục có chuyển biến và ngày càng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa tăng dần, từ mức khoảng 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên trên 82% năm 2019
Chính sách tài khóa Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021
Sau khi khống chế được tạm thời dịch bệnh COVID-19 vào cuối năm
2020, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2021, giai đoạn đầu của thời kỳ 5
Trang 9năm 2021- 2025 với những kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, từ giữa năm 2020 đến nay, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 với tốc độ lây lan rất nhanh, diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử
đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi mà hàng loạt địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong đó có 2 trung tâm kinh tế lớn là TP Hà nội
và TP Hồ Chí Minh Việt Nam sau quá trình hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế có độ mở lớn nên càng chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng COVID-19 Nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng; sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhất là trong một số lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ, vận tải, du lịch…; hàng triệu lao động mất việc làm, thiếu việc làm, thu nhập giảm sâu
1 Tổng quan về ngân sách nhà nước năm 2020
Sau sự thành công của năm tài khóa 2019, năm 2020, dự toán thu ngân sách
năm 2020 được lập tăng khoảng 7,2 % so với năm 2019 Về lý thuyết, thu
NSNN
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố khách quan như tăng trưởng kinh tế, giá dầu, xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát Trong bối cảnh năm
2020, Chính phủ tiếp tục đặt kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% và lạm phát
dưới 4 % thì đây không phải là mục tiêu quá khó khăn Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 đã làm đảo lộn mọi dự đoán Đại dịch đã đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái 1929-
1933 và có thể dẫn tới các cuộc khủng hoảng về năng lượng, nhiên liệu, tài chính, tiền tệ
Hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu và các quốc gia, đối tác lớn tăng trưởng âm trong năm 2020; hàng trăm triệu lao động mất việc làm, giảm sâu thu nhập, gây ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về việc làm, thất nghiệp, an sinh xã hội và tác động đến trật tự kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu Mặc dù vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng dương Theo IMF, năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mức 2,4%
và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, đó là: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành hoặc trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành một loạt các chính sách
Trang 10miễn, giảm, gia hạn thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp Bên cạnh đó, các Bộ, ngành đã rà soát để miễn, giảm các khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Các gói hỗ trợ tài chính đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, giảm căng thẳng cân đối luồng tiền, chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh
Ví dụ, để thực hiện giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh
nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu theo quy định, áp dụng từ ngày 29/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020 Ước tính của Bộ Tài chính, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đã làm giảm thu NSNN khoảng 3.700 tỉ đồng
Hệ quả của việc thực hiện các chính sách miễn, hoãn, giãn, giảm thuế cùng với những khó khăn của kinh tế chung, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm ngân sách thu không đạt được dự toán ở một số nhóm thu lớn như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 82,6%, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90%, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 91% Kết quả này có thể coi là chấp nhận được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm mạnh vì dịch bệnh
3 Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2020
Theo Bộ Tài chính, thu NSNN năm 2020 ước tính đạt trên 1.507 nghìn tỷ đồng, bằng 98% dự toán điều chỉnh (tăng thêm 1.538 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội) Việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ dự toán là phù hợp với chu kỳ kinh tế, đồng thời là một cơ chế chính sách tự động thuận chu kỳ (không đặt thêm gánh nặng lên nền kinh tế đang khó khăn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch COVID-19) Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm