1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam

23 3,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 423,9 KB

Nội dung

Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Trang 1

Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học

tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Abstract: Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình giá biểu

tượng bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” Thiết kế dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” theo hướng nhấn mạnh vai trò, tác dụng của biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm

Keywords: Giáo dục; Giáo dục trung học; Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn

Content

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Chủ đề tư tưởng

Chủ đề tư tưởng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm, góp phần làm nên giá trị của tác

phẩm Đặc biệt là các tác phẩm được chọn trong chương trình sách giáo khoa, để đáp ứng yêu cầu

về giáo dục thì tính tư tưởng của tác phẩm rất được các nhà biên soạn chú ý Trong bối cảnh mà đạo đức của học sinh có nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại như hiện nay thì việc giáo dục h-ướng học sinh tới chân, thiện, mĩ là một trách nhiệm lớn của giáo dục, cũng như đối với môn Ngữ văn Tác phẩm được lựa chọn vào giảng dạy trong chương trình phải chứa đựng những chủ đề tư tưởng lớn Vì vậy việc chọn lựa tác phẩm và phương pháp giảng dạy của giáo viên phải hướng tới

bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh

1.2 Biểu tượng nghệ thuật

Trang 2

Ngay từ buổi đầu tiên khi con người muốn biểu thị thông tin, gửi gắm “thông điệp” của mình cho người khác hay cho thế hệ sau thì họ đã biết vạch lên vách đá, lên đất sét những hình ảnh, kí hiệu Người đời sau coi những hình ảnh, kí hiệu ấy là những biểu tượng đầu tiên của loài người Qua thời gian biểu tượng càng được mở rộng và yêu cầu của cái được gọi là biểu tượng cũng khắt khe hơn Biểu tượng không còn là khái niệm của đời sống mà đã đi vào văn chương nghệ thuật Những đọc giả, những nhà nghiên cứu và các giáo viên khi tiếp xúc với tác phẩm nếu được sự dẫn đường của biểu tượng nghệ thuật sẽ cảm nhận dễ dàng và sâu sắc chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nhờ vậy việc chuyển tải nội dung bài học đến với học sinh cũng có nhiều thuận lợi hơn

1.3 Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”

Thạch Lam là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam Văn Thạch Lam không tạo lên một cơn sốt với độc giả bởi những câu chuyện tình yêu mùi mẫn hay những cốt truyện gay cấn, giàu kịch tính mà tác phẩm của Thạch Lam cứ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc và chất thơ đã thấm dần thấm

dần vào lòng người đọc, không dễ gì có thể lãng quên

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam Đây là một tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị nên đã có rất nhiều bài nghiên cứu Tuy nhiên đối với tác phẩm này còn nhiều vấn đề về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật chưa được chú ý khai thác, đánh giá đúng mức Vì vậy khi nghiên cứu về Thạch Lam tôi xin đưa ra một hướng mới để

có thể tìm hiểu tác phẩm đầy đủ hơn, toàn diện hơn

1.4 Hứng thú của giáo viên

Tôi là một giáo viên đứng lớp đã được một số năm và đã giảng dạy tác phẩm “Hai đứa

trẻ” nhiều lần Qua quá trình giảng dạy tôi chưa thực sự thấy toại nguyện với nội dung giảng dạy

và phương pháp giảng dạy bấy lâu của mình đối với tác phẩm Với mong muốn được dạy tốt hơn,

nâng cao hiệu quả giảng dạy vì vậy tôi đề xuất đề tài “Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông

xác định chủ đề tư tưởng thông qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam” Đề tài góp phần đi sâu vào biểu tượng

nghệ thuật cũng như nội dung cần tìm hiểu, phân tích, đánh giá giúp cho việc dạy tác phẩm phong

phú, đầy đủ hơn theo đúng giá trị vốn có của nó

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ trước đến nay có rất nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam và tác phẩm của Thạch Lam

và có thể gộm vào hai hóm vấn đề: Thạch Lam con người và văn chương và tác phẩm “ Hai đứa

trẻ” Các tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, con người, những yếu tố như quê hương, trào

Trang 3

lưu văn học… đã ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Thạch Lam Và những bài viết đi sâu đánh giá trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam Với tác phẩm “Hai đứa trẻ”, các tác giả đã đi vào tìm hiểu những sáng tạo về nghệ thuật cũng như những thành công về nội dung của tác phẩm Tác phẩm này có thể nói là đã được khai thác tìm hiểu khá

kĩ lưỡng trên nhiều phương diện

Riêng với vấn đề khai thác chi tiết nghệ thuật “ánh sáng và bóng tối” trong tác phẩm “Hai

đứa trẻ” của Thạch Lam, Tiến sĩ Hoàng Thị Huế – Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã có

bài viết “ Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ” Trong

bài viết của mình tiến sĩ đã tìm hiểu nhiều phương diện của ánh ánh và bóng tối và đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về nghệ thuật sử dụng “ánh sáng và bóng tối” trong hai tác phẩm Tuy nhiên tác giả chưa có điều kiện tìm hiểu chi tiết, cụ thể, kĩ lưỡng về hai biểu tượng ánh sáng và bóng tối

trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Như vậy, có thể khẳng định số lượng bài viết, bài nghiên cứu về Thạch Lam và văn chương của Thạch Lam rất phong phú và đa dạng Đặc biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” các nhà nghiên cứu đã đưa ra những công trình rất có giá trị Tuy nhiên các bài nghiên cứu mới đưa ra những cái nhìn chung, khái quát hoặc đề cập đến các phương diện khác của nội dung như chủ nghĩa nhân đạo, hiện thực, nhân sinh …và nghệ thuật như ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, chất trữ tình … Vì vậy trong đề tài của mình tôi muốn đi sâu, tìm hiểu về biểu tượng bóng tối và ánh sáng

trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng

tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”

- Thiết kế dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” theo hướng nhấn mạnh vai trò, tác dụng của biểu ượng bóng tối và ánh sáng trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm

4 Đóng góp của luận văn

- Thấy được vai trò, tác dụng của biểu tượng nghệ thuật trong việc phân tích, bình giá và

dạy học tác phẩm văn chương bên cạnh các yếu tố hình thức nghệ thuật khác

- Thể nghiệm cách thức vận dụng biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm

“Hai đứa trẻ” để góp phần hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông xác định tư tưởng chủ đề

của tác phẩm

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp phân tích số liệu thống kê

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn dược trình bày trong 3 chương

Chương 1: Tiền đề lí luận của đề tài

Chương 2: Biểu tượng bóng tối và ánh sáng và cách thức hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”

Trang 5

Chương 1: TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật

1.1.1.1 Khái niệm biểu tượng

Nguồn gốc từ biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ tiếng Hy – Lạp, có nghĩa là đồng song

hành hay đồng tồn tại, giống như hai vật sánh kề nhau để xem “kẻ nào tám lạng – người nào nửa cân” Hay một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại Hai bên mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này lắp ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp, nó gợi lên ý một cộng đồng đã bị chia tách và có thể tái hình thành

Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào các giác quan của ta đã chấm dứt

Theo tác giả Nguyễn Duy Lẫm, biểu tượng là một hình thức tín hiệu có nội hàm phong

phú Nó có thể bao gồm các hình tượng cụ thể hoặc những hình tượng mang hàm nghĩa trìu tượng

và đều mang ý nghĩa xã hội sâu sắc: “ Biểu tượng là hình tượng ẩn dụ mang sức mạnh của tâm thức, thường được bảo tồn lâu bền trong kí ức con người”

Tác giả C G Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi

chúng ta quen thuộc trong đời sống hằng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó

mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta”

Trong cuốn “ Cẩm nang Mỹ học – Nghệ thuật – Thơ ca – Phê bình” do tác giả Nguyễn Hoàng

Đức tuyển dịch (theo Bách khoa New Catholic - Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật) đã quan niệm:

“Biểu tượng là cái chất trên vai một trọng trách – qua đó chúng ta tìm thấy một hình thù – cái chứa đựng một sức văng vô giới hạn hay một tiềm năng tự siêu vượt khỏi thân hình”

Như vậy các tác giả đều có một quan niệm thống nhất về biểu tượng “Biểu tượng là

những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc với người đọc Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau”

1.1.1.2 Khái niệm biểu tượng nghệ thuật

Trang 6

Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt Nó chính là sự mã hoá cảm xúc, ý tưởng của tác giả Biểu tượng nghệ thuật gắn liền với những sáng tạo về nghệ thuật và thường hướng tới chân, thiện, mĩ Thể hiện quan điểm thẩm mĩ về cái đẹp, cái cao cả của tác giả

1.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật

1.1.2.1 Sự giống nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật

Giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật đều có tính hai mặt Nó luôn bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt

Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là mối quan hệ có lí do Hay nói như tác giả

cuốn “ Biểu tượng văn hoá thế giới” : “Biểu tượng có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu

đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” Mối quan hệ này là một sự gắn bó rất mật thiết

1.1.2.2 Sự khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật

Biểu tượng có xu hướng được bổ sung ý nghĩa Tuy nhiên, dù được bổ sung ý nghĩa nhưng sau một thời gian thì ý nghĩa đó trở nên cố định

Biểu tượng nghệ thuật cũng luôn luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa, không chỉ cả trong sáng tác mà còn cả trong tiếp nhận Cái biểu đạt có thể vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa của

nó luôn được bổ sung

Biểu tượng luôn hướng đến những ý nghĩa chung, khái quát Như trên đã nói nó thường hướng đến một ý nghĩa cố định sau một thời gian phát triển Nhưng biểu tượng nghệ thuật lại đa dạng, phong phú, luôn phát triển sinh động điều này tuỳ thuộc vào văn cảnh tác phẩm

1.1.3 Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương

Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương không tách rời chỉnh thể tác phẩm, nó liên quan tới mọi yếu tố trong tác phẩm Nó là yếu tố trung tâm

Có rất nhiều tác giả đã tạo nên được một phong cách nghệ thuật riêng của mình nhờ có những sáng tạo biểu tượng nghệ thuật độc đáo

Cùng một biểu tượng nghệ thuật ở mỗi tác giả khác nhau có thể có những ý nghĩa khác nhau Sự lí giải biểu tượng tuỳ thuộc vào quan niệm và tư tưởng của mỗi tác giả

Cùng một nội dung biểu đạt đó nhưng ở mỗi tác giả có thể có những hình thức biểu tượng nghệ thuật khác nhau

Trang 7

1.1.4 Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn

1.1.4.1 Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật vừa phản ánh thời gian tự nhiên nhưng mặt khác còn thể hiện hư cấu tưởng tượng của tác giả Tác giả dùng thời gian để biểu đạt những ý nghĩa nhất định, phục vụ cho việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Vì vậy thời gian nghệ thuật trở thành biểu tượng nghệ thuật

Không gian nghệ thuật vừa phản ánh không gian địa lí, mặt khác thể hiện hư cấu tưởng tượng, ý đồ sáng tạo của nhà văn Nhà văn cũng dùng không gian nghệ thuật để biểu đạt những ý nghĩa nhất định Và không gian nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn nên có những trường hợp nó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật

Không gian nghệ thuật cùng với thời gian nghệ thuật không chỉ là biểu tượng nghệ thuật mà cũng có những tác phẩm không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật làm nền, là môi trường để biểu tượng nghệ thuật phát sinh, tồn tại và phát triển

1.1.4.2 Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn

Bất cứ một nhà văn nào cũng có phong cách nghệ thuật của riêng mình Phong cách nghệ thuật luôn liên quan chặt chẽ với ý đồ sáng tạo của nhà văn Trong mối quan hệ với biểu tượng nghệ thuật thì ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật chính là mũi tên chỉ hướng để nhà văn lựa chọn biểu tượng nghệ thuật Biểu tượng nghệ thuật ngược lại sẽ hoàn thiện phong cách nghệ thuật

và thực hiện ý đồ sáng tác cho nhà văn

1.1.5 Cách thể hiện của biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương

Mỗi một loại hình nghệ thuật có một chất liệu riêng để xây dựng lên hình tượng: hội hoạ có đường nét, màu sắc, điêu khắc có hình khối v v.v Văn chương nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu

để xây dựng hình tượng nghệ thuật Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, bởi ngôn ngữ xuất hiện đầu tiên trong cả hai quá trình : quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận

Biểu tượng nghệ thuật cũng được xây dựng lên bằng ngôn ngữ Cho nên muốn tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật người đọc phải thông qua ngôn ngữ để cảm thụ Người nghệ sĩ lấy ngôn ngữ để sáng tạo ra đứa con tinh thần của mình Một trong những hình thức thể hiện rất tốt chủ đề

tư tưởng của tác giả là biểu tượng nghệ thuật Vì biểu tượng nghệ thuật vừa có tính thẩm mĩ cao

Trang 8

và có ý nghĩa khái quát lớn Và để xây dựng lên biểu tượng nghệ thuật tác giả có thể dùng hình ảnh, chi tiết nghệ thuật Trong tác phẩm văn chương hình ảnh là hình thức biểu thị biểu tượng nghệ thuật hiệu quả nhất

1.2 Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn chương

1.2.1 Vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn chương

Biểu tượng có nhiệm vụ biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

1.2.2 Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật

Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương thì nội dung là yếu tố quan trọng, quyết định Chủ đề tư tưởng sẽ dẫn đường để nhà văn tìm ra những hình thức nghệ thuật phù hợp Trong đó biểu tượng nghệ thuật cũng phải là yếu tố đầu tiên phải phù hợp với chủ đề Biểu tượng nghệ thuật phải tập trung thể hiện được chủ đề thì mới được chọn làm biểu tượng nghệ thuật cho tác phẩm

Chương 2 BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG VÀ CÁCH THỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM

2.1 Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”

2.1.1 Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối

2.1.1.1 Phố huyện lúc chiều tà

Truyện ngắn bắt đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu không gọi buổi chiều và hình ảnh

“Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” Chiều đến nên “Trong cửa hàng hơi tối” còn cô

bé Liên “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị” Bóng tối không chỉ đến với không gian mà còn “ngập đầy dần” trong mắt của nhân vật

Trang 9

Thời điểm chiều tàn còn được đánh dấu bằng một hoạt động hết sức quen thuộc: chợ vãn Khung cảnh chợ vãn trên đất chỉ còn lại: “rác rưởi, vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía” Nhìn những sản phẩm mà nó để lại đủ thấy sự nghèo nàn của phố huyện Nhưng dù phố huyện có nghèo thì con người vẫn gắn bó với nó bằng những tình cảm rất thiết tha, trìu mến Liên vẫn cảm nhận thấy “cái mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”

Chiều tàn mọi hoạt động ban ngày kết thúc nhường chỗ cho hoạt động của những con người trong đêm tối Người đầu tiên là mẹ con chị Tí ngay lúc trời mới “nhá nhem tối” đã xuất hiện Ngày chị là “cò” đi mò cua bắt tép, tối lại là “vạc” đi bán hàng nước

2.1.1.2 Phố huyện lúc về đêm

Thời gian đã chuyển hoàn toàn sang đêm: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối” Trong không khí ấy phải chăng con người cũng sẽ thấy lòng mình thanh tịnh hơn

Đêm đến, bóng tối dần dần lấn lướt Ban đầu chỉ là “Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối” Rồi đến “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa.” Bóng tối đã bao trùm cả không gian phố huyện, nó dày đặc, vây quanh con người Hoạt động của con người trong không gian ấy cũng lặng lẽ như bóng tối

2.1.1.3 Phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua

Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng trong ngày của phố huyện Tàu đi phố huyện mới thực

sự chìm sâu vào đêm tối Mọi hoạt động đã kết thúc, không gian trở nên tĩnh mịch hơn Tâm hồn của cô bé Liên đa cảm cũng yên bình hơn

2.1.2 Những dấu hiệu của biểu tượng ánh sáng

2.1.2.1 Ánh sáng từ thiên nhiên vũ trụ

Ánh sáng lúc chiều tà cũng rất đặc biệt: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” Đó là chút rực rỡ, huy hoàng cuối cùng của ngày Dường như mặt trời cũng muốn thể hiện mình lần cuối trước khi nhường chỗ cho bóng tối

Màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm nhưng Thạch Lam vẫn quan sát chăm chú để thấy ánh sáng vẫn hiện ra đẹp lạ lùng trong đôi mắt trẻ thơ: “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”

2.1.2.2 Ánh sáng từ đời sống sinh hoạt của phố huyện

Trang 10

Khi đọc xong truyện “Hai đứa trẻ”, nhiều đọc giả cảm thấy bị ám ảnh bởi hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí Hình ảnh này trở đi trở lại trong tác phẩm bẩy lần Ngọn đèn tuy nhỏ nhoi, leo lét nhưng ngọn đèn ấy đã mang lại ánh sáng thân mật, nơi đó con người tìm thấy sự gần gũi, ấm

áp của tình người

Phố huyện còn được góp thêm bởi những ánh sáng khác như: “ Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách.”, “Từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về”, cả cái bếp lửa của bác Siêu và ngọn đèn vặn nhỏ của Liên “ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa” Ánh sáng ở đây có thể chỉ

là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, thưa thớt từng hột sáng, vùng sáng nhỏ xanh… Tất cả rất hiếm hoi, mong manh, yếu ớt không có sức mạnh để xua tan bóng đêm nhưng những ánh sáng

ấy đã giúp con người nơi đây nhận ra nhau Cũng nhờ những ánh sáng đó mà con người nơi đây thấy mình thân thuộc, gắn bó với nhau hơn của những con người có chung cảnh ngộ và số phận

2.1.2.3 Ánh sáng từ quá khứ Hà Nội và ánh sáng của đoàn tàu

Liên và An đã từng sống ở Hà Nội và Hà Nội trong quá khứ của Liên có nhiều ánh sáng

và âm thanh “…là một vùng sáng rực và lấp lánh Hà Nội nhiều đèn quá!” và “ Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” Một quá khứ êm đềm, đẹp đẽ sẽ là hành trang rất tốt cho chị em Liên trong những tháng ngày hiện tại

Ánh sáng của đoàn tàu mỗi khi đêm về mới là trọng tâm ngòi bút của Thạch Lam Hằng ngày, những con người nơi phố huyện chỉ kết thúc mọi hoạt động của mình khi chuyến tàu đêm

đã đi qua Họ đợi tàu với tất cả niềm khát khao mong đợi, háo hức đón chờ Đoàn tàu đến không chỉ để thoả mãn con mắt mà còn thoả mãn cả tấm lòng Bởi khi đoàn tàu đến nó mang đến một thế giới hoàn toàn khác Dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu xuất hiện từ xa là chiếc đèn ghi với “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi” Rồi tiếp đến là âm thanh dồn dập, rầm rộ của đoàn tàu

Và ánh sáng của đoàn tàu mới thật đặc biệt với Liên: “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, đoàn tàu lại gần hơn ánh sáng đó càng rõ nét: “các toa đèn sáng trưng”, “đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” Ánh sáng của đoàn tàu đã đủ sức xua tan bóng tối, làm cho phố huyện ngập tràn trong âm thanh và ánh sáng Tàu đi phố huyện trở lại như cũ, con người trở lại cuộc sống thường nhật nhưng trong tâm hồn họ đã không còn yên tĩnh mà nó vang lên những khát vọng về

sự đổi thay

2.1.3 Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm

“Hai đứa trẻ ”

Trang 11

2.1.3.1 Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng bóng tối trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ”

Biểu tượng bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã được tác giả miêu tả theo dòng chảy của thời gian Tất cả những chi tiết để miêu tả bóng tối ở đây chỉ để miêu tả không gian bóng đêm Và đây chỉ là bóng tối của thiên nhiên Bóng tối ở đây không triền miên, dằng dặc, thê lương, ảm đạm mà nó chỉ là một lát cắt của cuộc sống mà lúc này thiên nhiên, tạo vật đã chuyển

từ ngày sang đêm Đêm đến nên mọi vật có sự thay đổi theo qui luật của tự nhiên

2.1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ ”

Ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm cũng rất đa dạng Và đó những là ánh đèn, ánh lửa Ánh sáng ấy vẫy gọi con người quần tụ lại, quan tâm đến nhau dù đó chỉ là một chút động lòng thương cảm cho nhau

Đó còn là ánh sáng của thiên nhiên, vũ trụ - ánh sáng của những vì sao Những ánh sáng này đã tạo cho không gian truyện thêm lung linh, huyền ảo - một thứ ánh sáng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ thơ

Và thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất là ánh sáng của đoàn tàu Nó rực rỡ sắc màu và mang trong mình một sức mạnh có thể soi tỏ hết mọi ngóc ngách, mọi nơi tối tăm của phố huyện, làm cho phố huyện bừng lên trong ánh sáng

2.2 Mối quan hệ giữa biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”

2.2.1 Biểu tượng ánh sáng và biểu tượng bóng tối cùng xuất hiện và đều được sử dụng trong tác phẩm

Thạch Lam không miêu tả ánh sáng và bóng tối tách bạch nhau mà ánh sáng và bóng tối luôn cùng xuất hiện Ánh sáng và bóng tối đều được Thạch Lam sử dụng trong tác phẩm: có lúc lần lượt thay phiên nhau, có lúc xuất hiện cùng nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh về phố huyện

2.2.2 Biểu tượng bóng tối là chủ đạo

Thời gian của phố huyện được miêu tả trong tác phẩm là thời gian của đêm tối Không gian của truyện là không gian bóng đêm Những dấu hiệu của bóng tối xuất hiện dày đặc trong tác phẩm (không dưới 30 lần) Bóng tối được miêu tả ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ

2.2.3 Biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng bổ sung, tương hỗ nhau

Ngày đăng: 09/02/2014, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Anh (cùng nhiều tác giả). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Lê Bảo. Th ạch Lam, H ồ Dz ếnh. Nxb giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th ạch Lam, H ồ Dz ếnh
Nhà XB: Nxb giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Lê Tâm Chính. Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam, sách Phân tích bình giảng văn học chọn lọc. Nxb Văn học, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích bình giảng văn học chọn lọc
Nhà XB: Nxb Văn học
5. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường . Nxb Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại.Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
7. Nguyễn Hoàng Đức (Tuyển dịch). Cẩm nang mỹ học nghệ thuật thi ca phê bình. Nxb văn hoá dân tộc, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Cẩm nang mỹ học nghệ thuật thi ca phê bình
Nhà XB: Nxb văn hoá dân tộc
8. Hà Minh Đức (cùng nhiều t ác giả). Lí luận văn học.Nxb Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm tác phẩm văn chương. Nxb Gi áo d ục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận tác phẩm tác phẩm văn chương
Nhà XB: Nxb Gi áo d ục
11. Nguyễn Thị Thanh Hương. Dạy văn ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Nguyễn Thanh Hồng. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Tạp chí Văn học. số 3, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai đứa trẻ
13. Đỗ Đức Hiểu. Phố huyện của Thạch Lam. sách Thạch Lam – văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam – văn chương và cái đẹp
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
14. Hoàng thị Huế. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong" Chữ người tử tù" và " Hai đứa trẻ" . htt:// Văn học. net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ người tử tù" và " Hai đứa trẻ
15. Jean Chevaller, A. Gheerbrant. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. Nxb Đà Nẵng, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
17. Phong Lê. Thạch Lam trong " Tự lực văn đoàn". Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Phong Lê. Tuyển tập Thạch Lam. Nxb Văn học, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Thạch Lam
Nhà XB: Nxb Văn học
19. Nguyễn Duy Lẫm. Biểu trưng. Nxb Từ điển bách khoa, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu trưng
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
24. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt. Phương pháp dạy học văn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
25. Vương Trí Nhàn. Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác. Sách: Thạch Lam tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w