Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính
Trang 1TAM LY HOC GIOI TINH VA GIAO DUC GIOI TINH
Phan 1: TAM LI HOC GIOI TINH VA GIAO DUC GIOI TINH
Chuong 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE GIOI TINH VA TAM LI HOC GIOI TINH
I DOI SONG GIOI TINH O CON NGUOI
II SO LUOC LICH SU NGHIEN CUU VAN DE GIOI TINH
III TAM LI HOC GIOI TINH VA GIAO DUC HOC GIOI TINH
Chuong 2: GIOI VA GIOI TINH
I KHAI NIEM GIOI VA GIOI TINH
II NHUNG VAN DE CUA GIOI TINH
III SU HINH THANH VA PHAT TRIEN GIOI TINH
IV MOT SO VAN DE GIOI TINH CAN CHU Y O TUOI THANH NIEN, HOC SINH Chuong 3: MOT SO VAN DE DIEN HINH CUA DOI SONG GIOI TINH
I DOI SONG TINH DUC
II HIEN TUONG KINH NGUYET DUOI GOC DO TAM SINH LI
III TINH DUC
IV TINH YEU VA TINH YEU CHAN CHINH
V HON NHAN
VI VAN DE XAY DUNG GIA DINH HANH PHUC
VII VAN DE SUC KHOE SINH SAN
Chuong 4: GIAO DUC GIOI TINH
I VE KHAI NIEM GIAO DUC GIOI TINH
II NHIEM VU CUA GIAO DUC GIOI TINH
III NOI DUNG CUA GIAO DUC GIOI TINH
IV NGUYEN TAC CUA GIAO DUC GIOI TINH
V Y NGHIA CUA GIAO DUC GIOI TINH
Phan 2: NHUNG VAN DE THUC TIEN TRONG GIAO DUC GIOI TINH
Trang 2TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Tác giả: PGS TS Bùi Ngọc Oánh
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính là những ngành khoa học mới, đang đượctập trung nghiên cứu ở nước ta trong khoảng vài chục năm gần đây Mắc dù là một lĩnhvực mới nhưng do tầm quan trọng của nó, Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính đãthu hút được sự quan tâm của xã hội Hiện nay, các vấn đề giới tính đã được nghiên cứu
và giảng dạy ở nhiều trường học, nhiều địa phương Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề nàycòn nhiều khác biệt giữa các nhà khoa học, các nhà giáo dục Đặc biệt, một số khái niệmnhư giới, giới tính, tính dục, tình dục, giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản…cũng chưa phải đã có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu
Tập sách này bước đầu mạnh dạn xác định cụ thể hơn một số khái niệm, một sốvấn đề trong lĩnh vực giới tính Những vấn đề lí luận, thực tiễn được trình bày theohướng hệ thống hoá lí luận cơ bản của khoa học giới tính, và mối tương quan giữa chúngvới những chuyên ngành khoa học có liên quan
Do đặc điểm xã hội, các vấn đề giới tính ở Việt Nam chịu sự chi phối bởi phong tụctập quán, đạo đức truyền thống của dân tộc Có một số vấn đề (tình yêu, tình dục, hônnhân…) được hiểu, đánh giá không thống nhất với quan điểm ở một số nước khác.Những vấn đề đó được chúng tôi trình bày chủ yếu dựa trên những quan điểm đạo đứctruyền thống của Việt Nam Tuy nhiên, về cơ bản, các khái niệm và lí luận vẫn đảm bảotính khoa học, tuân theo những quy định của Liên Hợp quốc và những hội nghị quốc tếliên quan đã xác định
Do tính phức tạp của các vấn đề, chắc chắn rằng, tập sách này còn nhiều hạn chế.Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của bạn đọc và các nhà chuyên môn đểsách được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢPhần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Trang 3
Phần 2: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Created by AM Word2CHM
Trang 4TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH CỦA ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH
Chương 4: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Created by AM Word2CHM
Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Trang 5
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
I ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH Ở CON NGƯỜI
II SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
III TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC HỌC GIỚI TÍNH
Created by AM Word2CHM
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
Trang 6
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
1 Một số hiện tượng của đời sống giới tính
Trong đời sống tâm sinh lí của con người, ngoài những hiện tượng thuộc về nhậnthức, tình cảm, ý chí… còn có nhiều hiện tượng khác như sự hình thành và phát triển sinh
lí cơ thể, hiện tượng thụ thai, kinh nguyệt, sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng củachúng, tình yêu, hôn nhân, đời sống gia đình… Những hiện tượng này vừa liên quan mậtthiết với tâm lí, lại vừa mang những sắc thái riêng của người nam và của người nữ Nhiềuhiện tượng chỉ có ở nam hoặc ở nữ, nhưng lại tạo nên sự liên hệ giữa nữ nam và ngườinữ
– Chúng ta có thể thấy một số hiện tướng điển hình như:
+ Sự sinh trưởng và phát triển về sinh lí cơ thể ở người nam và người nữ
+ Sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng của nó ở nam và ở nữ (sự phát triểnkhác nhau về hình thể, kinh nguyệt, sự mộng tinh và hiện tượng thủ dâm…)
+ Đời sống tình dục
+ Những hiện tượng bệnh lí liên quan đến đời sống tình dục, trong đổ có nhữngbệnh như: bạo dâm, thị dâm, loạn trang, ái nhi…
+ Một số hiện tượng đặc biệt: ái nam ái nữ, pê đê hay đồng tính luyến ái…
+ Các phẩm chất tâm lí giới tính, đạo đức giới tính, thấm mĩ giới tính
+ Sự giao tiếp, cư xử giữa nam và nữ
+ Những hiện tượng trong tình bạn khác giới; tình yêu nam nữ
+ Những hiện tượng trong đời sống hôn nhân và gia đình
– Những hiện tượng trên được gọi là những hiện tượng của đời sống giới tính củacon người
2 Bản chất tâm lí của các hiện tượng giới tính
Các hiện tượng của đời sống giới tính có mối quan hệ với đời sống tâm lí conngười ở những mức độ khác nhau:
– Có mối quan hệ mật thiết hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lí con người, hayngược lại, chịu sự chi phối, tác động của tâm lí con người
I ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH Ở CON NGƯỜI
Trang 7
– Có sự tham gia của tâm lí con người như là một thành phần, một bộ phận.
- Biểu hiện đời sống tâm lí con người
Như vậy các hiện tượng của đời sống giới tính gắn bó mật thiết với đời sống tâm lícon người Nhiều khi chúng là một bộ phận, hoặc chính là các hiện tượng tâm lí conngười Khi nghiên cứu về các hiện tượng của đời sống giới tính cần phải nghiên cứu dướigóc độ của tâm lí con người Việc tách chúng với tâm lí con người sẽ là sự phiến diện,không đầy đủ, hoặc là đơn giản hoá sẽ không phản ánh được đúng bản chất của hiệntượng đổ Những hiện tượng của đời sống giới tính có bản chất là tâm lí con người hoặcquan hệ mật thiết với tâm lí con người và đo đó chúng mang tính xã hội, lịch sử như tâm
lí con người
3 Giới tính và nhân cách con người
Các hiện tượng của.đời sống giới tính có quan hệ mật thiết với nhân cách conngười
– Các hiện tượng của đời sống giới tính có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đặcđiểm nhân cách, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính, đồng thời cũng là những đặc điểm nhâncách, đặc điểm cá tính, đặc điểm khí chất
– Nhiều đặc điểm giới tính hoà nhập vào nhân cách con người, làm cho nhân cáchcon người mang những sắc thái riêng
– Khi nghiên cứu về giới tính cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ với nhâncách con người, ngược lại khi tiến hiểu và đánh giá nhân cách, luôn luôn phải chú ý tớinhững hiện tượng về đời sống giới tính
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành,phát triển, suy đồi, sa ngã… của nhân cách
Như vậy giới tính có mối quan hệ mật thiết với nhân cách, là một thành phân củanhân cách, hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của nhân cách
Created by AM Word2CHM
Trang 8TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ vàmang màu sắc cảm tính, mê tín Từ thời kì xa xưa của văn minh loài người, giới tính đãđược đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu nhukinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu”của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon… Trong đó các tác giả “không những đặt
cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cố gắng cung cấpnhững kiến thức về sinh học và tâm lý học tình dục”
Các thầy thuốc thời cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý tới những vấn đề cóliên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn của chức năng đó, đặc biệt làđời sống tình dục của con người
Khi nhân loại bước vào thời kì “đêm trường trung cổ”, tôn giáo và nhà nước phongkiến đã lợi dụng sự ngu tối thất học của nhân dân, khẳng định sự không bình đẳng giữanam và nữ trong xã hội và trong gia đình, cũng như trong lĩnh vực quan hệ tình dục Họ
đã gieo rắc những quan niệm cho rằng quan hệ nam nữ có tính chất tội lỗi nhằm tuyêntruyền chủ nghĩa cấm dục, và khép sự ham muốn tính dục vào loại đê tiện, tượng trưngcho một diều xấu xa mà quỷ xa-tăng đã áp đặt cho loài người Nhưng thực ra, việc tìmhiểu các vấn đề về tính dục vẫn được quan tâm, được tiến hành, chỉ để phục vụ cho sự
ăn chơi sa đoạ của các tầng lớp vua quan phong kiến
Công tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính dục chỉ thật sự đượctiến hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ môn Giải phẫu và Sinh học bắt đầu phát triển.Trong thời kì này, những khía cạnh của tính dục, nhất là xét về phương diện đạo đức vàgiáo dục, được người ta nghiên cứu tới
Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính được mởrộng hơn… Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học J Bachocen (Thuysĩ), J Mặc Len nan (Anh), E Westennach (Phần Lan), Ch Letoumeau và A Espinas(Pháp), Lewis Herưy Morgan (M), X.M Kovalevxki (Nga)… không những đã gắn sự pháttriển quan hệ tính đục với các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố kháccủa chế độ xã hội và văn hoá
Đặc biệt, F Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương pháp phân tích cácdạng liên kết những mối quan hệ tính dục với quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội Trong
II SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
Trang 9
cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của quyền tư hữu là của Nhà nước”, F Enggels đã phântích một cách có phê phán “các công trình nghiên cứu về giới tính và đời sống gia đìnhtheo những nguồn thư tịch về thời cổ đại, qua những huyền thoại lịch sử và tôn giáo, quanhững hiểu biết về tập tục và truyền thống của các bộ lạc, dân tộc Ông đã bổ sung thêmnhiều dẫn liệu mới và đã ra những kiến thức rất xác thực và khác quát hoá thành một hệthống nhất quán”.
Cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học: R Kraft Ebing (Ao), M Hirschfeld và A Môn(Đức), H Ellis (Anh), A Forel (Thuy Sĩ… đã bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứukhách quan về tính đục của con người Họ đã miêu tả hàng loạt dạng bất thường trongtâm lí tính dục và tán thành việc xúc tiến công tác giáo dục tính dục một cách khoa học
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện một số quan điểm sinh học về vấn đề giới tính, và trongchừng mực nào đó, lại có sự tham gia thêm của các quan điểm tâm lí học Giai đoạn nàychịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Sigmund Freud S Freud đã tập trung chú ý vào mốiquan hệ giữa các vấn đề tâm lí nhân cách với các dạng tình dục khác nhau Ông chorằng, bất kì dạng tình dục bất thuờng nào cũng đều là sự định hình những giai đoạn pháttriển nhất định của tâm lí tính dục của con người Tuy nhiên ông quá đề cao yếu tố sinhhọc; yếu tố tính dục trong đời sống con người
Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tính dục phát triển mạnh
và gắn với phong trào gọi là “Phấn đấu vì những cải cách tính dục”, đòi hỏi bình đẳngnam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do li hôn và sử dụng các biệnpháp phòng tránh thai, giáo dục tính dục trên cơ sở khoa học… Tuy nhiên, những lí luậntrong thời kì này còn nặng tính tư biện, tách rời khỏi cơ sở xã hội và thực tiễn
Năm 1926, T.Van de Velde (Hà Lan), đã cho ra đời cuốn “Hôn nhân hiện đại”, cuốnsách khoa học hiện đại đầu tiên về sinh lí học và kĩ thuật trong hôn nhân, trong đó ngườiphụ nữ được coi là người bạn đời có vai trò và chức năng tính đục tương đương vớingười chồng
Các công trình nghiên cứu tiến hành tại những nước khác nhau đế chứng minh rằng,việc định hướng tâm lí tính dục và hành vi của con người phụ thuộc vào những đặc điểm
về văn hoá và vai trò, địa vị xã hội của họ
Năm 1921, tại Mĩ một Ủy ban liên ngành được thành lập để nghiên cứu các vấn đềtình dục Uỷ ban này đã hỗ trợ cho H Kingsey cùng các cộng sự của ông nghiên cứumột cách khá toàn diện và khoa học trên quy mông về các định hướng tâm lí tính dục vàhành vi của con người “Bản phúc trình của Kingsey” đã được biên soạn dựa trên những
Trang 10liệu phong phú của trên 10 ngàn cuộc điều tra khoa học khoá nhau, đã được nhiều ngườibiết đến.
Nối tiếp công trình của H Kingsey là công tính của W Masters và V Johnson, vàonăm 1954 Các tác giả này đã tập trung vào việc phát hiện các chuẩn mực trong tínhdục Công trình này đã được công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên cứu), đã cung cấpnhững tham số sinh lí dáng tin cậy về đời sống tính dục của con người
Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904 của D.N Zabanov vàV.I Iakovenko mang tên “Cuộc điều tra tính dục” đã được tiến hành trong sự cấm đoáncủa Nga Hoàng Trên 6000 bản điều tra được phát ra, nhưng đa số bị cảnh sát tịch thu,chỉ còn 324 bản và công trình nghiên cứu được công bố năm 1922
Nhiều nhà bác học lớn đã nghiên cứu các khía cạnh của đời sống tính dục, gópphần xây dựng tính dục học thành một bộ phận khoa học độc lập theo một quan điểm chủđạo có hệ thống, trong đó liên kết nhiều phương pháp và thủ pháp sinh lí, lâm sàng vàtâm lí xã hội Các vấn đề về giới tính đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều chuyên giathuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: sinh học, y học, xã hội học, tâm lí học…
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô (V.I
Lê nin, Marxim Gorki, Maiacovxki, Secnưsevxki; đặc biệt là A.X Makarenko và V.A.Sukhomlinxki) đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống giới tính, tình yêu hôn nhângia đình… đã quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho con người và coi đó là một nộidung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh
Ngay từ những năm 20 của thế là XX, V.I Lê nin đã nói: “Cùng với việc xây dựngchủ nghĩa xã hội vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng được coi là cấpbách”
Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học giáo dục học, tâm lí học,sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc cho nền khoa học giới tính và giáodục giới tính theo quan điểm Mác–xít Họ đã đưa ra nhiều phương hướng quan trọngtrong việc giáo dục giới tính của Liên Xô A.X Makarenko viết: “Đạo đức xã hội đặt ranhững vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con ngườiliên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệgia nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người và việc giáo dụccon cái Khi giáo dục một con người không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó
về giới tính” Ông đã đưa ra nhiều ý kiến rất cụ thể về nội dung phương pháp giáo dụcgiới tính Ông nói: “Các nhà giáo dục học Xô viết coi giáo dục giới tính và giáo dục về đời
Trang 11sống gia đình là một nội dung của giáo dục đạo đức chuẩn bị cho con người bước vàođời sống gia đình”.
I.X Kon khẳng định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đìnhđòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính” và “dù xác địnhmối tương quan giữa giáo dục giới tính là giáo dưỡng giới tính như thế nào đi chăng nữa,thì cả hai thứ đều phải tuân theo các mục đích chung của giáo dục”
A.X Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách yêu đương, phải họctập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, và như thế có nghĩa là họctập để biết tự trọng, học tập để biết các vinh hạnh được làm người” Trong các bài giảng
về giới tính, ông cho rằng: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em
có thái độ đối với tình yêu như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em
sẽ được hưởng khoái cảm của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuônkhổ gia đình”
Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và yêu cầu cao trong tìnhyêu Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt, nhưng lí trí phải điều khiển trái tim” “Nữ tínhchân chính là sự kết hợp tính dịu dàng và tính nghiêm khắc, sự âu yếm với tính cứng rắn.Tình yêu và sự nhẹ dạ không đi cùng nhau Tình yêu có thể chính đáng về mặt đạo đức,khi những người yêu nhau được kết hôn trong tình bạn vững bền”
Ông cũng nhấn mạnh rằng: '“Yêu là thời kì khởi đầu của việc làm cha làm mẹ Yêu
có nghĩa là cảm thấy một trách nhiệm lớn lao đối với người khác, với người mình yêu vàvới người mình sẽ tạo ra” “Trong cuộc đời có một hạnh phúc lớn và một công việc lớn,
đó là tình yêu Tình yêu trai gái, vợ chồng là một lĩnh vực thuộc chủ quyền đặc biệt vềđạo đức”
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức việchướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề về giới tính, nhất là đờisống tình dục và quan hệ hôn nhân Việc nghiên cứu và điều trị những bệnh về tính dục
đã được tiến hành Tầm quan trọng của việc “cần phải phát triển và hoàn thiện nội dungphương pháp giáo dục giới tính phù hợp với đạo lý” đã được thừa nhận tại kì họp liêntịch giữa Viện hàn lâm khoa học y học và Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô 1971,
và tại cuộc “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế hoạch hoá gia đình,giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia định tại Varsava” năm 1977
Gần đây nhiều công trình lớn có tính khoa học về giới tính đã được nghiên cứuhoặc đưa từ nước ngoài vết góp phần quan trọng vào việc giáo dục giới tính thọ thanh
Trang 12niên, như các công lênh nghiên cứu của A.V Petrovxki, I.X Kim, G.I Gheraximovic, D.V.Kolexev, ru.I Kusnứuk, V.A Serbakov… với nhiều tác phẩm rất có giá trị: Bách khoatoàn thư Y học phổ thông; Trò chuyện về giáo dục giới tính của Tiến sĩ y học D.V.Kolexev; Vệ sinh tinh thần trong sinh hoạt tình dục của Tiến sĩ y học I Mielinxki… Ngay
từ những năm 70, việc giáo dục giới tính cho học sinh đã được đề xuất, giảng dạy ở một
số nơi Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra chỉ thị cho tất cả các trường họctrong cả nước thực hiện chương trình giáo dục vệ sinh và giáo dục giới tính cho học sinhcác trường phổ thông Một chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất tỉ mỉ và cụthể cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 (trung học phổ thông) Đặc biệt, trong chương trìnhgiáo dục từ năm học 1983 – 1984 có thêm một môn học cho học sinh lớp 9 và lớp 10(tương đương lớp 11, 12 của nước ta) gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sốnggia đình” với 34 tiết chính khoá
Ở Đức hiện nay, có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với những công trìnhnghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính như: R Neubert, Aresin, Smolka, Hopman vàKlemm, Linser, Polte, Dierl, Grassel… Một cuốn bách khoa toàn thư về giới tính đượcbiên soạn để giảng dạy và giáo dục giới tính cho học sinh
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được biên soạn công phu,như công trình của R Neubert: Sách nói về quan hệ vợ chồng, của Z Snabl: Điều khó nóitrong tình yêu… Vấn đề giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi từ những năm 60, đặcbiệt từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi Các nhà khoa học Đức quan niệm rằng:
“Những hiểu biết khoa học về vấn đề giáo dục giới tính cần được trang bị ngay cho cảcác cô mẫu giáo, vườn trẻ ở đó cũng cần phải nói dền sự giáo dục về môn quan hệ đúngđắn gì những người khác giới” Từ năm 1974, một chương trình giáo dục giới tính đãđược xây dựng rất tỉ mỉ cụ thể, dạy cho học sinh phổ thông từ lớp 8, với 15 chủ đề khácnhau và trên 20 sinh tham khảo được quy định
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary Ba Lan… đều đã tiến hành giáo dục giới tínhcho học sinh phổ thông bằng những thương trình bắt buộc Các nước phương Tây như:Anh Đan Mạch, Thuỷ Điển, Mi… đã tiến hành giáo dục cho học sinh khá sớm (1966) ỞPháp, thương tình giáo dục nội dung này được thực hiện từ năm 1973 Đặc biệt là một
số nước châu Á, châu Phi, Mĩ Latin cũng đưa giáo dục giới tính vào trường phổ thông và
đã đạt kết quả tốt Trung Quốc đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974
và hiện nay là một trong những nước có nhiều công trình nghiên cứu, có sự phát triểncao trong nghiên cứu khoa học về giới tính
Trang 13Ngay các nước Đông Nam Á như: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore,Phihppines… cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này Ở Philippines, giáo dục giới tính
đã được đưa vào chương trình nội khoá của trường phổ thông cơ sở và trường trunghọc phổ thông, và là một bộ phận của giáo dục dân số và kế hoạch hoá gia đình Nộidung giáo dục giới tính đã được lồng ghép một cách hợp lí vào nhiều bộ môn văn hoákhác, chủ yếu là môn kế hoạch hoá gia đình qua các giờ chính khoá và qua các hoạtđộng ngoại khoá, theo mức độ khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau Ở nước này, việcnghiên cứu các tỉnh thức tổ chức dạy học, những phương pháp và những phương tiệndạy học về giới tính rất được quan tâm và cuốn hút học sinh, làm cho quá trình giáo dụcđạt hiệu quả cao Việc giáo dục nội dung này cũng đã được mở rộng ra ngoài nhàtrường, đến các tầng lớp nhân dân khác nhau qua rất nhiều hình thức giáo dục phongphú, qua các trung tâm tư vấn và đã được xã hội ủng hộ
Ở Việt Nam ta, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số giáo dục giới tính
đã bắt dầu được quan tâm rộng rãi
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm VănĐồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạynghề phối hợp với các tổ chức có liên giùm xây dựng chương trình chính khoá và ngoạikhoá nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thúc về khoa học giới tính, về hôn nhângia đình và nuôi dạy con cái” Bộ Giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số vàgiáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cảnước
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tìnhyêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả Đặng Xuân Hoài, TrànTrọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, LêNguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiếtcủa giới tính và giáo dục giới tính Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hônnhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiếnhành từ năm 1985 đến nay, bước dầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanhniên và học sinh Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng vềvấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sốnggia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có kí hiệuVIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Trang 14Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ củaUNFPA và UNESCO khu vực.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng XuânHoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiềuvấn đề như: quan niêm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dụcgiới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiếnhành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam dã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đềtài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề cóliên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, họcsinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh… Việc nghiên cứu giớitính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh
Created by AM Word2CHM
Trang 15TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
1 Khái niệm về Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
Tâm lí học giới tính là một chuyên ngành của Tâm lí học, nghiên cứu về đời sốnggiới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các hoạt động xã hội của con người và cuộc sốngcủa con người trong xã hội
Giáo dục học giới tính là chuyên ngành của Giáo dục học, nghiên cứu về vấn đềgiáo dục giới tính cho con người, chủ yếu là giáo dục cho thế hệ trẻ
Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính là hai ngành khoa học tuy khác nhaunhưng quan hệ rất mật thiết với nhau
Trong thực tế nghiên cứu về giới tính hiện nay, người ta thường kết hợp tâm lí họcgiới tính với giáo dục học giới tính như một lĩnh vực khoa học thống nhất Khi tìm hiểu vềtâm lí học giới tính, người ta phải kết hợp với vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh Việcnghiên cứu những vấn đế của tâm lí giới tính phải phục vụ cho giáo dục giới tính, phải đitới nội dung, phương hướng giáo dục những vấn đề giới tính đó… cho con người Ngượclại, khi nghiên cứu về giáo dục học giới tính, các nhà giáo dục phải dựa trên cơ sở trithức của Tâm lí học giới tính để xác định chương rình, nội dung, phương pháp, hìnhthức, kế hoạch… giáo dục giới tính phù hợp
Vì vậy trong nhiều công trình nghiên cứu về khoa học giới tính hiện nay ở nước ta,thường có sự kết hợp chặt chẽ của cả hai ngành khoa học trên
2 Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Các hiện tượng của đời sống giới tính
+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng của đời sống giới tính
+ Mối liên hệ giữa nam và nữ dưới ảnh hưởng của đời sống giới tính
+ Lịch sử nghiên cứu các vấn đề giới tính và sự hình thành phát triển của các khoahọc về giới tính
+ Những vấn đề tâm lí trong giáo dục giới tính
+ Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giới tính
III TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC HỌC GIỚI TÍNH
Trang 16
– Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mô tả và giải thích các hiện tương của đời sống giới tính
+ Phát hiện các quy luật của các hiện tượng giới tính
+ Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí, các quy luật tâm lí về việc giáo dục giới tínhcho thanh niên, học sinh
+ Đề xuất những phương hướng giáo dục, vững nội dung, cách thức, biện phápthích hợp để giáo dục con người về mặt giới tính, tạo điều kiện để phát triển toàn diệndân cách cho thanh thiếu niên học sinh và cho mọi người
3 Mối quan hệ giữa Tâm lí học giới tính, Giáo dục học giới tính với các ngành khoa học khác
Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính có mối quan hệ mật thiết với nhiềungành khoa học, phải dựa trên cơ sở của Sinh lí học, Giải phẫu sinh lí, Tâm lí học, Tâm líhọc xã hội, Tâm lí học giao tiếp, Xã hội học…
Khi nghiên cứu Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính, chúng ta còn phảidựa trên cơ sở của Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lí học giới tính… Đây lànhững ngành khoa học còn non trẻ ở nước ta
Ngoài ra, việc nghiên cứu tâm lí giới tính còn phải gắn với nhiều ngành khoa họckhác như: Y học, Sinh học, Xã hội học, Giáo dục học, Dân số học và Giáo dục dân số…
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu các vấn đề giới tính đang được sự quan tâmđặc biệt của Y học, Xã hội học, Giáo dục học và Tâm lí học
4 Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính ở Việt Nam hiện nay
- Việc nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là tâm lí học giới tính và giáo dục học giớitính ở nước ta hiện nay đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ
– Có nhiều quan điểm khác nhau về đời sống giới tính, về những thuật ngữ cơ bảnđược sử dụng trong các ngành khoa học về giới tính (giới, giới tính, tính dục, tình dục,tình yêu…)
– Có nhiều biểu hiện phức tạp trong việc nghiên cứu về giới tính:
+ Sự lẫn lộn giữa các khái niệm, các thuật ngữ về giới và giới tính
Có người cho rằng, giới chỉ là những đặc điểm xã hội, do xã hội tạo ra Ngược lại,giới tính lại chỉ được hiểu là những đặc điểm về sinh lí và không biến đổi Nhiều thuật ngữ
Trang 17như: tính dục và tình dục, giới và giới tính, tình dục và giới tính… thường bị sứ dụng lẫnlộn hoặc phiến diện, lệch lạc.
+ Nội hàm của một số khái niệm chưa được thống nhất như giới tính, tính dục, sứckhoẻ sinh sản
+ Sự pha trộn các quan điểm phương Tây với những quan điểm truyền thống ViệtNam Trong xã hội, nhiều người cho rằng không cần thiết phải giáo dục giới tính trongnhà trường, trong thanh niên, nhiều người có quan niệm tình dục tự do, tình yêu tự do,tình yêu không cần hôn nhân…
+ Những tồn tại của các quan điểm phong kiến lạc hậu về các hiện tượng của đờisống giới tính
+ Sự xuất hiện nhiều tài liệu, sách báo thiếu khoa học về vấn đề giới tính, nhằm mụcđích chạy theo thị hiếu, thay theo kinh doanh; thậm chí có sự nhầm lẫn giữa các sáchbáo, tài liệu khoa học về giới tính với các sách báo mê tín dị đoan hoặc mang tính kíchdục, tính khiêu dâm, dồi trụy… Những sách này thiếu tính giáo dục, tính khoa học, nhiềukhi chỉ kích thần tính tò mò, gây tác hại cho thanh thiếu niên
+ Các văn hoá phẩm đồi trụy hoặc văn hoá phẩm theo những quan điểm nướcngoài nhiều khi gây tác dụng tiêu cực trong giáo dục thanh thiếu niên, không phù hợp vớiphong tục truyền thống Việt Nam Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm phong kiến khắtkhe, lạc hậu vẫn song song tồn tại trong đời sống xã hội, trong nghiên cứu và đánh giácác vấn đề của đời sống giới tính
+ Nhận thức của nhiều tầng lớp xã hội như: phụ nữ, thanh thiếu niên, người lớn,thậm chí, có cả một bộ phận không nhỏ của nhà giáo, giới trí thức về nhiều vấn đề củađời sống giới tính còn thấp hoặc phiến diện, hoặc sai lầm
+ Những phương tiện thiết bị nghiên cứu về vấn đế giới tính còn rất hạn thế Dođiều kiện xã hội phong kiến, những phương pháp nghiên cứu chưa thật sự đa dạng vàtoàn diện, kể cả phương pháp điều tra xã hội học cũng khó có thể phát huy hết tác dụng,không thể hỏi nhiều vấn đề tế nhị
+ Việc nghiên cứu về giới tính đang được quan tâm nhưng kết quả thưa thật sựcao, thậm chì còn có lệch lạc trong một số công trình nghiên cứu
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân:
+ Đời sống giới tính rất phức tạp nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu một cáchđầy đủ và hệ thống bởi các nhà khoa học Nhiều người còn e ngại hoặc thành kiến, có
Trang 18quan niệm không đúng về vấn đề nghiên cứu và giáo dục giới tính.
+ Những vấn đề của đời sống giới tính thường kích thích tính tò mò của con người,nhất là đối với thanh niên Họ thường rất quan tâm đến những vấn đề của giới tính,thường xuyên trải nghiệm, thể nghiệm những biểu hiện của giới tính trong đời sống hàngngày nhưng không tự giải thích được Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về giới tính rất cao
Họ thường tự tìm hiểu chúng trong mọi điều kiện có thể có trong mọi tài liệu sách báo có
đề cập đến những vấn đề giới tính mà không có khả năng phân biệt những tài liệu khoahọc hay phản khoa học
+ Những tri thức về đời sống giới tính có thể được tích luỹ qua kinh nghiệm sốngcủa con người Nhiều trường hợp có những người không học tập trong nhà trường nhưngvẫn có những hiểu biết nhất định thông qua sự từng trải trong cuộc sống của họ Nhữngkinh nghiệm và sự hiểu biết này có thể không có tính hệ thống khoa học nhưng cũng cóthể giúp cho họ vận dụng ở mức độ nhất định trong cuộc sống Có khi còn làm cho họnghĩ rằng hình đã biết rất nhiều
+ Có những vấn đề của đời sống giới tính là những vấn đề tế nhị ít khi được trìnhbày một cách công khai và chính thức trong xã hội Nhiều người còn cho rằng đó lànhững vấn đế thiếu đứng đắn, thiếu lịch sự, do đó tuy rất quan tâm nhưng họ không dámnói ra Việc nghiên cứu và tìm hiểu chúng thường chỉ là vụng trộm, truyền miệng, rỉ tainhau hoặc bàn tán trong nhóm bạn bè… Vì vậy những hiểu biết thường chỉ là vụn vặt,phiến diện và đôi khi không chính xác
+ Còn nhiều những quan điểm khác nhau về các khái niệm, các thuật ngữ, thậm chí
về cả nội dung và phương pháp nghiên cứu các vấn đề giới tính ở Việt Nam Các tài liệusách báo lưu hành trên thị trường rất phong phú đa dạng, có nhiều tài liệu khoa họcnhưng cũng có những tài liệu chỉ tập trung khai thác những vấn đề giới tính thu hút sựquan tâm chú ý của người đọc, phục vụ cho việc kinh doanh, vì vậy có nhiều tài liệu rấtphiến diện, lệch lạc, thậm chí có những tài liệu mang tính mê tín dị đoan, hoặc phản khoahọc
+ Việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt cũng chưa được chuẩnhoá, hiệu đính một cách nhất quán bởi các nhà chuyên môn Chẳng hạn, từ “sex” trongtiếng Anh có thể dịch thành nhiều nghĩa như: giới tính”, “tình dục, tính dục, “khoả thân”…
Vì thế nhiều tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, dù là của các tác giả có uy tín khoa học,cũng không được chính xác và toàn diện
Trong khi đó, ở nước ta, thưa có những công trình nghiên cứu cần thiết để thống
Trang 19nhất các khái niệm, các thuật ngữ, cách sử dụng từ trong nghiên cứu các vấn đề giớitính, chưa có những hội nghị khoa học cần thiết để thống nhất và phát triển các khoa học
về giới tính
+ Nhiều tệ nạn xã hội liên quan đến đời sống giới tính có chiều hướng phát triểnmạnh mẽ, đặc biệt là ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt bia ôm, biến tướng của vũ trường,hoạt động của các “động lắc”, mại dâm…
+ Vấn đề giáo dục giới tính còn nhiều quan niệm phức tạp, mâu thuẫn Nhiều ý kiếnkhông thống nhất về nội dung, chương trình, về phương thức giáo dục giới tính trong nhàtrường Thậm chí, có ý kiến cho rằng, không nên tiến hành giáo dục giới tính trongchương trình nội khoá, hoặc ngay cả trong ngoại khoá vì cần phải dành thời gian cho cácmôn khoa học cơ bản hoặc các môn học quan trọng hơn Ngay cả khi đã có quyết địnhđưa một số nội dung của đời sống giới tính vào chương trình giáo dục trong nhà trườngcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương, nhiều trường học vẫn không nghiêm tứcthực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách cầm chừng, một cách hình thức để đối phó vớinhững đợt kiểm tra của Bộ
+ Lực lượng các nhà nghiên cấm các giáo viên làm công tác giáo dục giới tính,giảng dạy kiến thức giới tính cho học sinh còn rất thiếu Trong nhiều trường phổ thôngkhông có giáo viên được đào tạo chuyên môn để giảng dạy những kiến thức này Trongtrường sư phạm, việc trang bị những kiến thức giới tính cho sinh viên, giáo sinh cũngchưa được quan tâm
+ Việc đào tạo cán bộ chuyên khoa về ngành này chưa được thực hiện một cáchtập trung, hoàn chỉnh, thưa có chương trình đào tạo chuyên ngành, nội dung giảng dạycòn đơn giản, sơ lược
5 Những phương hướng nghiên cứu và phát triển của Tâm lí học giới tính
Hiện nay, việc nghiên cứu các khoa học về giới tính đang được quan tâm ở nhiềungành, nhiều cơ quan khoa học Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ ở nước
ta Còn nhiều vấn đề cần phải tập trung nghiên cứu như:
– Nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các ngành khoa học về các lĩnh vực của đờisống giới tính như: Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lí học giới tính, những vấn đề
y học về đời sống giới tính, Giáo dục học và Tâm lí học giới tính…
– Nghiên cứu sâu hơn bản chất của các hiện tượng trong đời sống giới tính như: sựphát triển sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ trong các giai đoạn lứa tuổi, đặc biệt là các lứa
Trang 20tuổi ở người lớn như: giai đoạn từ khoảng 48 – 50 đến 54 - 55; từ 56 đến 65; từ trên 65đến 70 – 75 ở nữ; từ trên 75 đến 85 ở nam, hiện tượng kinh nguyệt và sinh nở; các hiệntượng bệnh lí giới tính, đời sống tình dục, sự già lão của cơ thể, vấn đề sức khoẻ sinhsản, đời sống tình yêu và hôn nhân…
– Vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục tính dục cho học sinh, sinh viên và các lứa tuổilớn hơn…
– Các vấn đề tâm lí, diễn biến tâm lí về việc giáo dục giới tính trong nhà trường và
xã hội
– Tăng cường việc nghiên cứu, giảng dạy các kiến thức giới tính cho học sinh, sinhviên, đặc biệt là sinh viên các trường sư phạm, để khi ra trường, họ sẽ là các giáo viên
có khả năng, trình độ làm công tác giảng dạy và giáo dục giới tính
Thống nhất và chính xác hoá các khái niệm quan trọng (như giới, giới tính, tính dục,tình dục, sức khoẻ sinh sản…) các nội dung trình bày của những ngành khoa học có liênquan đến đời sống giới tính mới được quan tâm nghiên cứu (như giáo dục dân số và sứckhoẻ sinh sản, giáo dục gia đình, tâm lí và giáo dục giới tính…)
– Xây dựng, bổ sung thêm những khái niệm, thuật ngữ mới trong khoa học giới tínhnhư “độ trẻ trung”, “sự già lão”, “chỉ số sinh sản” ở nam, ở nữ, “vẻ đẹp cơ thể”, “động cơyêu đương”, “hôn nhân hạnh phúc”…
Created by AM Word2CHM
Trang 21TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
I KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
II NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIỚI TÍNH
III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH
IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH CẦN CHÚ Ý Ở TUỔI THANH NIÊN, HỌC SINH
Created by AM Word2CHM
Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Trang 22
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
1 Khái niệm giới
a) Tìm hiểu khái niệm giới
Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau,
và theo nhiều quan điểm khác nhau
– Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lí
cơ thể đặc trưng ở con người (ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống Trong động vật
có giống đực và giông cái) Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường bao gồm những đặcđiểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơquan sinh dục Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dụcnam và hệ cơ quan sinh dục nữ, vì vậy loài người có hai giới là giới nam và giới nữ Giớitheo nghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền
– Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm mà xã hội đã tạo nên
ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là nhữngđặc trưng xã hội ở nam và nữ Đó là giới xã hội Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn
đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội…Những vấn đế này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử,từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc…
– Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau:
Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau.
Định nghĩa này cho thấy:
+ Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau.Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể, như hìnhdáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lí, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục Ở loàingười chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinh dục: hệ cơ quan sinh đục nam và hệ cơ quansinh dục nữ Do đó, loài người có hai giới (hai tập hợp người) cơ bản: giới nam và giớinữ… Khi một em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xácđịnh em bé thuộc về giới nam hay nữ Như vậy, giới được hình thành bởi những đặc điểmsinh lí cơ thể Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lí cơ thể là căn cứ để
I KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Trang 23
xác định giới, là cơ sở hình thành giới.
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ, nhưng trong thực tế vẫn
có một số ít người không thuộc về hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba Giớinày xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được bình thường
về mặt cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lí sinh lí cơ thể không bìnhthường Nhiều người cho rằng đây là những người có sự lệch lạc trong sự hình thành vàphát triển của hệ cơ quan sinh dục
Định nghĩa giới như trên dựa trên cơ sở những đặc điểm sinh hệ cơ thể, chủ yếu là
hệ cơ quan sinh dục Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm sinh
lí cơ thể
Đó là giới sinh thể
+ Giới là một tập hợp người trong xã hội, vì vậy, giới mang những đặc điểm vềnhóm người, về xã hội loài người Với ý nghĩa này, khái niệm giới có thể được dùng đểchỉ các tập hợp người như giới trí thức, giới sinh viên, giới bình dân…
Tuy nhiên, theo góc độ của Tâm lí học giới tính, Giới được hiểu như là một tập hợpngười có chung những đặc điểm sinh lí điển hình Mỗi một tập hợp người đó bị thi phối và
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo nên những giá trị xã hội khácnhau Từ đó hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần dần hình thành nhữngđặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi giới (về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyềnhạn…) Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm xã hội Nói mộtcách khác giới mang tính xã hội
tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từnggiới (trương lực của cơ bắp, của gân, khớp…) và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác
Do cấu tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh lí khác nhau,như giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh nguyệt… giới nam không có
Trang 24những chức năng trên, nhưng thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ratinh trùng…
Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy định, luật
lệ, đòi hỏi… của xã hội đối với con người là nam hay nữ Ban đầu, dưới ảnh hưởng củanhững đặc tính về sinh lí cơ thể như chiều cao, tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh…người nam và người nữ được phân công những công việc, những vai trò khác nhau trongđời sống xã hội Dần dần mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội nhưvai trò trong gia đình, địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lí như nhu cầu về
sự thành dạt, nhu cầu về đời sống tình cảm… Những yếu tố trên chịu sự tác động của xãhội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau Giới đượcthể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội Giới là tập hợp người có những vai tròchức năng xã hội nhất định
Như vậy giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội
Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ cơ quan sinh dục củacon người Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta chỉ dựa vào hệ cơ quan sinh dục đểxếp em bé đó thuộc về giới nam hay giới nữ (em tra hay em gái) Khi em bé lớn lên, đặcbiệt là khi bước vào thời kì dậy thì, người ta có thể xếp một người vào giới thứ ba nếuhoạt động của hệ cơ quan sinh dục của người đó là không bình thường
Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn đề được quan tâm như:
– Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội
– Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ
– Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới)
- Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người nữ trong xãhội
– Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã hội
– Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới
b) Một số vấn đề tâm lí xã hội và giới
Ngày nay, trong xã hội ta, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về giới xã hội như: vấn
đề bình đẳng giới, vấn đế quan hệ giữa hai giới, vấn đề giới tính ở mỗi giới…
– Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lí xã hội, do những đặc điểm về mặt sinh lí
cơ thể, giới nữ (còn gọi là nữ giới thường có nhiều khó khăn và thiệt thòi hơn giới nam
Trang 25(gọi là nam giới) trong đời sống xã hội như:
+ So với nam giới, nữ giới có tầm vóc bé nhỏ hơn, sức lực yếu đuối hơn nhưng lạimang nhiều thiên chức nặng nề hơn: có hiện tượng kinh nguyệt, có sự thụ thai và sinhnở… Việc sinh nở là một thiên chức cao cả của người phụ nữ đồng thời cũng là mộtgánh nặng đối với họ Để cho ra đời một con người, người phụ nữ phải mang nặng đẻđau, hao tổn rất nhiều về mặt sức lực, về mặt cơ thể và thường phải mất từ 3 đến 5 năm
lo lắng cho việc chăm sóc và nuôi dạy một đứa con, khiến cho họ gặp nhiều khó khănhơn nam giới trong việc vươn lên, học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách Đó là chưa
kể việc sinh nở một đứa con có thể làm cho người phụ nữ xấu đi, già đi, ốm yếu đi nhanhhơn bình thường (trong thực tế sự “xấu đi”, “già đi”, “ốm yếu đi” dễ xảy ra trong nhữngtrường hợp sinh đẻ không đúng khoa học, sinh đẻ quá sớm, quá mau, quá nhiều…)
+ So với nam giới, ở Việt Nam, nữ giới thường chịu nhiều sự đánh giá khắt khe,nặng nề hơn, chịu nhiều những quy định bất công trong xã hội như: nữ giới bị coi như phảigánh chịu toàn bộ việc lao động nội trợ trong gia đình, phải “đảm đang”, “chịu khó” lo lắngmọi công việc nhà, chăm sóc con cái, cơm nước… phải lo việc nhà cho nam giới đi giaotiếp ngoài xã hội, nữ giới phải thụ động trong tình yêu, bị đánh giá nặng nề, bị kiểm soátchặt chẽ trong đời sống tình cảm yêu đương, trong sự chung thuỷ và thậm chí ngay cảtrong trách nhiệm đối với con cái
+ So với nam giới, nữ giới ít được tạo điều kiện để hoạt động xã hội, để học tậpvươn lên Ngày nay vẫn còn nhiều người có quan niệm lạc hậu, bất công về phụ nữ, như
“trọng nam khinh nữ', “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòngphu”… Thực tế người phụ nữ vẫn chưa thực sự bình đẳng với nam giới trong xã hội.Những quan niệm này thậm chí còn tồn tại ngay trong bản thân người phụ nữ khiến cho
họ thường thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh và thiếu điều kiện thuận lợi để vươn lên ngang tầmvới nam giới trong xã hội
+ Người phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi khác trong đời sống sinh lí, tâm lí, xã hội,trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, trong việc tham gia quản lí và hoạt động xã hội…Thậm chí ở nhiều vùng, người phụ nữ còn bị đánh đập, hành hạ và bị sử dụng như mộtcông cụ lao động biết nói
Vì vậy vấn đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, vấn đề xây dựng bình đẳng giớithực sự là một vấn đề rất cần thiết, rất quan trọng, nhưng cũng là một vấn đề rất phứctạp, khó khăn và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất
– Quan niệm về sự bình đẳng giới:
Trang 26+ Trong việc đấu tranh cho bình đẳng giới, còn nhiều quan niệm chưa đầy đủ vàđúng đắn như: Có người cho rằng bình đẳng giới chỉ là việc người nữ có thể làm mọi việcgiống như người nam, có quyền ăn mặc và sinh hoạt giống như nam giới Có người chorằng, đấu tranh cho sự bình đẳng giới là chỉ cần thực hiện sự đãi ngộ ngang bằng giữahai giới Có người còn hiểu sai lệch về khái niệm “đảm đang” ở người phụ nữ…
+ Sự bình đẳng giới cần phải được hiểu một cách đúng đắn toàn diện theo nhiềukhía cạnh sau đây:
· Người nữ cần phải được tôn trọng như người nam giới, cần phải tin tưởng ởngười phụ nữ trong việc đảm nhiệm những chức năng, những vai trò xã hội củahọ
· Người nữ phải được hưởng mọi tiêu chuẩn và quyền lợi giống như nam giớitrong lao động, trong hoạt động xã hội, trong học tập, và hưởng thụ các giá trị xãhội
· Người nữ phải được phân công lao động và làm việc phù hợp với đặc điểm sinh
lí cơ thể của mình để bảo vệ sức khoẻ và có điều kiện tiến bộ, phát triển Sựbình đẳng giới trong trường hợp này là sự bình đắng xuất phát từ những đặcđiểm sinh lí cơ thể
· Người nữ phải được chăm sóc và quan tâm về mọi mặt, đặc biệt là được họctập để nâng cao trình độ, được tham gia quản lí xã hội, được hưởng đầy đủ mọi
cơ hội để vươn lên trong xã hội như nam giới
· Do chịu nhiều thiên chức nặng nề, người nữ phải được ưu đãi hơn, phải đượctạo điều kiện và được tham lo nhiều hơn, giúp cho họ được học tập, có điều kiệnthuận lợi tham gia các hoạt động của xã hội, có điều kiện để phát triển nhân cáchtoàn diện
+ Cần cụ thể hoá hơn việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, tạo điều kiện chongười phụ nữ vươn lên trong cuộc sống xã hội, phát triển tài năng và nhân cách toàn diệnbằng nhiều biện pháp:
· Tăng cường các thiết bị hiện đại trong gia đình (máy giặt, tủ lạnh, máy hút bụibếp gas…) để người phụ nữ khỏi vất vả với công việc nội trợ
· Dành thời gian cho người phụ nữ được giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động
xã hội
· Dành thời gian cho người phụ nữ được học tập theo nhu cầu vươn lên của mỗi
Trang 27· Giúp cho người phụ nữ có điều kiện được tham gia các hoạt động văn hoá vănnghệ, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, làm đẹp và trang điểm, đọc sách báo và tậpluyện thể dục thể thao…
2 Khái niệm giới tính
a) Tìm hiểu khái niệm giới tính
– Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng lẫnlộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tình dục, tình dục, sinh dục… Nhiều người thườngquan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục Đó là quan niệm chưa thực
sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt nào đó của giới tính
– Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới.Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng Vì giới vừa bao gồm những thuộctính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính cũng bao gồm nhữngđặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng củagiới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia
· Những đặc điểm giới tính cổ thể là những đặc điểm sinh lí cơ thể như: cấu trúc
và chức năng của các bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con người,
sự phát triển (biến đổi về kích thước, hoàn thiện dần về chức năng…) củachúng, những chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh
nở, sự vỡ giọng, mọc râu… những trạng thái bệnh lí của các bồ phận sinh lí cơthể ở nam và ở nữ và do mối quan hệ nam nữ tạo ra…
· Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lí, tính cáchnhư sự dịu dàng, hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính dũngmãnh…
Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác biệtgiữa hai giới Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và giới kia
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sựkhác biệt giữa nam và nữ
– Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn tác
Trang 28động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết vôi nhau Sự quan hệ qua lại này bị thiphối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về vănhoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc trưng củamỗi giới Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống giớitính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân…
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng Đó là những hiệntượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệ giữangười này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn tại của xãhội Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và sinh lí có liênquan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan hệ… trong đời sốngcủa con người, trong đời sống xã hội loài người:
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tưởng về mặt sinh lí cơ thể xuất hiện trongcon người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục), những hiện tượngtâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối quan hệ với ngườikhác giới (tình bạn khác giới, tình yêu…), những hiện tượng trong đời sống xã hội nhưhôn nhân, gia đình… Gần đây, còn xuất hiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời sốnggiới tính như: các quan điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tìnhbạn và sự giao tiếp giữa những người khác giới…
Như vậy khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ toàn diện về nhiềumặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sựgiao tiếp nam nữ…
Trang 29thụ tinh như vậy (X+Y hay X+X) trong những điều kiện thông thường, sẽ làm cho thai nhi
có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong quá trình phát triển của nó Do cấutạo khác nhau nên hoạt động sinh lí mỗi giới có những đặc điểm khác nhau Các tuyếnsinh dục và các hoóc môn (nội tiết tố) tiết ra từ các tuyến này sẽ quy định những đặcđiểm sinh lí cơ thể riêng biệt và các thành phần tạo nên những nét tính cách đặc trưngcho mỗi giới
Trong quá trình phát triển cơ thể, sự trưởng thành về sinh lí cơ thể cũng góp phầnquan trọng tạo nên những đặc điểm giới tính nhất định Đến một độ tuổi nhất định, tuyếnsinh dục sẽ hoạt động, và ngày càng hoạt động mạnh hơn, sự hoạt động của tuyến sinhdục, nhất là khi tuyến này bước vào thời kỳ trưởng thành (thời kỳ chín muồi tình dục), sẽtạo nên những chức năng sinh lí đặc biệt của cơ thể người: sự dậy thì, hoạt động tìnhdục, sinh sản… Tuyến sinh dục ở người hình thành từ tuần thứ 8 trong đời sống ờ tửcung, nhưng mãi đến tuổi dậy thì mới hoạt động Đây là “tuổi thành thục về sinh dục”, hay
“tuổi chín muồi sinh dục”, nó đánh dấu thời kì bắt đầu có khả năng sinh sản, ở nữ từ 13,
14 tuổi; ở nam từ 15 đến 16 tuổi Vai trò của tuyến sinh dục rất lớn đối với việc tạo nêngiới tính Các tác giả Iu.I Kusniruk và A.P Serbakov cho rằng chính các tuyến sinh dục(buồng trứng hoặc tinh hoàn) tạo nên “giới tính đích thực” của con người “Gọi là giới tínhđích thực và nó phản ánh đặc trưng khả năng của tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùnghay trứng, đồng thời cũng tạo ra những hoóc môn giới tính nam hoặc nữ đặc thù Cáchoóc môn này ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triển của các cơ quan sinhdục bên trong và bên ngoài cùng những đặc điểm giới tính phụ khác Qua đó, nó giúpcho con người có đầy đủ những chức năng thực sự của người nam hay người nữ Nhưvậy giới tính đích thực là giới tính được xác định do sự hoạt động thực tế của hệ cơquan sinh dục Ở những người có hệ cơ quan sinh dục nam, những hoạt động của hệ cơquan này không bình thường, chẳng hạn, không tiết ra được nội tiết tố nam đủ tỉ lệ cầnthiết sẽ không thể trở thành một người nam giới bình thường Họ sẽ không có giới tínhbình thường
Giới tính đích thực có thể được tình thành trong quá trình phát triển của con ngườitheo lứa tuổi, và có thể được thể hiện rõ từ khoảng 13, 14 tuổi trở đi, đặc biệt là từ độtuổi 18 – 20, khi đến độ chín muồi giới tính
- Nguồn gốc xã hội:
Những đặc điểm sinh học chưa đủ để xác định giới tính Theo Giáo sư Trần TrọngThuỷ “Tình cảm và ý thức về giới tính của một người chỉ được hình thành qua sự giao
Trang 30tiếp với những ngời khác qua sự ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội Nhữngđặc điểm về giải phẫu và sinh lí của cơ thể mới chỉ là tiền đề, là cơ sở vật chất tạo nên
sự khác biệt giới tính mà thôi” Do đó có thể nói, giới tính của con người còn do các mốiquan hệ xã hội chi phối
Xã hội ảnh hưởng đến giới tính con người ở nhiều mặt:
+ Xã hội quy định, đánh giá con người theo những phẩm chất, đặc điểm, tư thế, tácphong riêng, phù hợp giới tính Điều này thể hiện ở phong tục, tập quán, đạo đức xã hội.Như phong tục tập quán Việt Nam thường đòi hỏi người con gái phải dịu dàng, hiền hậu ý
tứ, người con trai phải cao thượng, dũng cảm, cương quyết… Xã hội cũng đòi hỏi mốiquan hệ và cư xử nam nữ phải tuân theo những chuẩn mực nhất định: phải có “khoảngcách” (giới hạn) nhất định, phải có tư thế, tác phong lịch sự, phải tuân theo những quyđịnh nào đó trong giao tiếp…
+ Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác nhau: người namthường được đòi hỏi nhiều hơn ở những công việc khó khăn, nguy hiểm, nặng nhọc… ởngười nữ lại là những công việc cần sự khéo léo, nhẹ nhàng hơn…
+ Xã hội ảnh hưởng đến yếu tố có nguồn gốc sinh học: người nam thường được đòihỏi phải cao lớn, khoẻ mạnh, người nữ cơ thể nhỏ bé, “xinh xắn” hơn: Ngay cả bản năngtình dục cũng được xã hội nhìn nhận, đánh giá theo những tiêu chuẩn, đạo đức văn hoánhất định: “Tình dục ở con người chịu sự chi phối của các quy luật tâm lí, quy luật tìnhcảm, của ý thức đạo đức, văn hoá, xã hội Ở Việt Nam ta, vấn đề tình dục thường đượccoi là một vấn đề gắn với đạo đức xã hội”
+ Sự giáo dục của xã hội, của người lớn ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm giới tínhcủa con người Nếu một em gái được nuôi dưỡng, giáo dục theo những điều kiện và môitrường của con trai, em đó dễ có hành vi cư xử của con trai, dễ có nhiều nam tính hơn vàngược lại đối với một em trai cũng vậy
Giới tính còn được xác định bởi tâm lí, ý thức của chính bản thân mỗi người Đếnmột độ tuổi nhất định, đến một sự phát triển nhất định về mặt ý thức, mỗi một người cóthể ý thức được giới của mình, mình thuộc về giới nào và cần phải có những phẩm chấtnào để thể hiện giới… Sự ý thức về giới này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:
+ Sự nhận thức về những quy định của xã hội về giới của mỗi người Chẳng hạn,nếu là con trai, cần phải có những phẩm chất nào cần phải ăn mặc như thế nào, cần phảihành động, làm việc như thế nào Nếu là con gái, cần phải rèn luyện những khả năng gì,cần phải trang điểm, ăn mặc, làm việc, có tác phong tư thế dáng điệu như thế nào…
Trang 31+ Sự nhận thức những đánh giá của mọi người về giới của bản thân hình làm chomỗi người chú ý rèn luyện về những phẩm chất đặc điểm mà mình cần có theo ý thức vềgiới của họ.
+ Sự nhận thức bản thân hoặc tự cảm nhận mình thuộc về giới nào và có nhữngnhu cầu đặc trưng cho giới đó Có những người tuy cơ thể là nam giới nhưng luôn luônnghĩ mình cần phải là nữ và hướng hoạt động, sinh hoạt của mình theo nữ giới (hiệntượng “xu hướng giới”, “bản sắc giới”)
+ Sự tác động của những người xung quanh, chủ yếu là sự giáo dục của gia đình vànhà trường
3 Mối quan hệ giữa giới và giới tính
Giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp Giới là cơ sở để tạo nêngiới tính Những đặc điểm sinh học của giớí xác định giới tính về mặt sinh học đồng thờicũng là những biểu hiện của giới tính về mặt sinh học Ở góc độ này, giới là một bộ phậncủa giới tính, đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính Những đặc điểm xã hội củagiới cũng góp phần hình thành những đặc điểm xã hội của giới tính Chúng cũng chi phối
và quyết định sự hình thành giới tính
Ngược lại, giới tính lại phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theo giới, giới tínhcũng góp phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới Ở một mức độ nào đó giới tính cũng chính
là giới hoặc giới tính lại là một thành phần của giới
Khi nói đến giới người ta hiểu giới tính là những đặc điểm của giới, giới tính là một
bộ phận của giới, là những yếu tố tạo nên khái niệm giới, là cơ sở để phân định rõ hơnvai trò, chức năng, vị trí của giới
Khi nói đến giới tính, giới lại được hiểu như là những đặc điểm của giới tính Chẳnghạn, giới là những đặc điểm giới tính về mặt cấu trúc sinh lí cơ thể
Trong thực tế đời sống xã hội, khái niệm giới và giới tính thường bị dùng lẫn lộnnhưng mọi người vẫn có thể chấp nhận
Created by AM Word2CHM
Trang 32TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH à Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
1 Sự phức tạp của đời sống giới tính
Do giới tính có nguồn gốc sinh vật và nguồn gốc xã hội, nên đặc điểm của giới rất
đa dạng
Theo nhà xã hội học nổi tiếng Eveline Sullezot, chuyên gia của Liên Hợp Quốc, việcnghiên cứu những đặc điểm giới tính con người phải xem xét trên ba bình diện: cơ thể(sinh học), cá nhân (tâm lí học) và xã hội (xã hội học)
Khi phân tích sự khác biệt giũa nam và nữ, Giáo sư Trần Trọng Thuỷ đã nhấn mạnhnhững đặc trưng sinh lí và những đặc trưng tâm lí xã hội
Xét riêng về mặt sinh lí, E Sullezot cũng đưa ra 7 dấu hiệu có sự khác biệt rõ rànggiữa nam và nữ như sau: Những ngóc môn tính dục, sự hình thành những tế bào sinhsản, cơ quan sinh sản và chức năng của nó, hình thái cơ thể, sự già lão của cơ thể, bệnh
lí cơ thể tuổi thọ Về mặt tâm lí và xã hội, E Sullezot cũng tán thành với quan niệm của
E Maccoby: “Sự khác biệt giới tính biểu hiện từ khi trẻ em còn rất nhỏ (2, 3 tuổi) và biểuhiện ở nhiều mặt hoạt động khác nhau: vui chơi, chơi đồ chơi, quan hệ với người lớn,hoạt động trí tuệ…” và quan niệm của Streven Golđberg: “Mỗi giới có một số đặc trưng
về tính khí, dù môi trường xã hội là như thế nào và những khác biệt ấy quy định vai trò xãhội của đàn ông và đàn bà một cách khác nhau Vì đàn ông có tính gây hấn hơn và có xuhướng thiết lập những quan hệ đẳng cấp thống trị hơn đàn bà, nên họ nhất định vượt quamọi các để đi tới vị trí lãnh đạo và quyền lực mà một xã hội có thể xem lại”
Quan niệm của Rene Zazzo đề cập đến hai xu hướng khác nhau: ở con gái có ưuthế trong ngôn ngữ (nói năng), ở con trai lại có ưu thế về hoạt động trí tuệ, trong lĩnh vựclogic và nhìn nhận không gian
Sự khác biệt giới tính còn thể hiện ở nhiều mặt khác Kể cả quá trình trưởng thànhcủa cơ thể “Nhiều khác biệt về các thuộc tính sinh học của đàn ông và đàn bà cũng còn
bí ẩn, đặc biệt là những đặc điểm không có liên quan trực tiếp với con người mới đẻ ra.Chẳng hạn, đồng hồ sinh học của mỗi giới hoạt động một cách khác nhau Theo mức độtrưởng thành (trạng thái của xương trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể)khi đẻ ra, con gái phát triển trước con trai một tháng Con gái biết đi, biết nói sớm hơn.Dần dần, khoảng cách ấy càng tăng lên cho đến lúc bước vào lứa tuổi quá độ (dậy thì)thì cách nhau tới 2 năm, và đến khi kết thúc sự tăng trưởng thể chất thì cách nhau tới 3
II NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIỚI TÍNH
Trang 33
– Có thể kết luận về những đặc điểm giới tính như sau:
+ Những đặc điểm giới tính ở con người rất phức tạp Nó bao gồm những đặc điểm
về sinh lí, về tâm lí, về xã hội
+ Giới tính biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong đời sống.+ Giới tính biểu hiện trong quá trình trưởng thành của cơ thể, ngay từ lúc thụ tinh,trong quá trình phát triển cơ thể từ khi mới sinh ra đến lúc trưởng thành và trong suốtcuộc dời Sự biểu hiện ấy bị chi phối bởi nhiều yếu tố, sinh lí, tâm lí, điều kiện xã hội,hoạt động cá nhân, những thuộc tính di truyền, những tác động xã hội
+ Giới tính biểu hiện trong các hoạt động tâm lí con người, trong toàn bộ các phẩmchất nhân cách Nó gắn liền với đời sống tâm lí và toàn bộ nhân cách con người
+ Giới tính của con người có thể bị biến đổi do những tác nhân về tâm lí, sinh lí, xãhội Những ảnh hưởng của sự hoạt động của sự rèn luyện, những can thiệp của conngười về mặt xã hội, về mặt y tế đều có thể làm cho giới tính thay đổi Những chức năngcủa các bộ phận sinh lí cơ thể, đặc biệt là chức năng của hệ cơ quan sinh dục tạo nênnhiều đặc điểm về giới tính, nhiều vấn đề của giới tính như tình dục, các bệnh lây lan quađường tình dục…
+ Sự quan hệ giữa hai giới trong đời sống xã hội lại làm nảy sinh nhiều đặc điểmgiới tính mới và làm phức tạp thêm những đặc điểm giới tính đã có ở con người
+ Các phong tục tập quán, các quy định của xã hội, cũng chi phối nhiều đặc điểmgiới tính, làm cho đặc điểm giới tính ở từng vùng, từng miền, từng giai đoạn lịch sử cónhững đặc trưng riêng làm phong phú và phức tạp thêm đời sống giới tính của conngười
2 Mối quan hệ giữa hai giới
Những đặc điểm tạo nên sự khác biệt về giới (giới tính) không làm cho hai giới đối
Trang 34lập nhau, mà ngược lại, làm cho hai giới có quan hệ mật thiết với nhau hơn, tạo nênnhững mối quan hệ đặc biệt giữa hai giới.
Những mối quan hệ này rất phức tạp, đa dạng, chủ yếu bao gồm: sự cư xử giaotiếp trong xã hội, tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ, hôn nhân gia đình…
a) Mối quan hệ cư xử, giao tiếp giữa hai giới
Khác với mối quan hệ giữa hai người đồng giới, quan hệ giữa hai người khác giớithường đặc biệt hơn: Khi giao tiếp cư xử với người khác giới, ở con người thường xuấthiện những rung cảm, những ý nghĩ “không bình thường”, không tự nhiên Những cảm xúcnày được tạo bởi những đặc điểm sinh học (nhất là do chức năng của hệ cơ quan sínhdục tạo ra) hoặc những đặc điểm tâm lí xã hội (tính e thẹn, mắc cỡ, mọi người gán ghép,nhận xét đánh giá…): Đặc biệt từ tuổi dậy thì trở đi, khi con người bước vào thời kì chínmuồi sinh dục
Ở thời kì này, do sự trưởng thành về sinh dục, do sự quan tâm đánh giá một cáchchặt chẽ của xã hội, do sự phát triển tâm lí… mỗi khi giao tiếp cư xử với người khác giới,con người thường có những cảm xúc giới tính rõ rệt, mạnh mẽ Họ có thể thận trọng, ý
tứ tế nhị, e ngại, mắc cỡ hoặc cũng có thể xuất hiện những rung động, ham muốn, đòi hỏi
về tình cảm hoặc tình dục Những cảm xúc này bị chi phối bởi những quy định của xã hộibởi những chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán Nó cũng có quan hệ mật thiết vớiđạo đức phong tục, tập quán Chẳng hạn, xã hội quy định giữa nam và nữ khi giao tiếpvới nhau phải có giới hạn nhất định, không được quá thân mật, suồng sã, người nam,người nữ phải có những tư thế tác phong phù hợp, lời ăn tiếng nói, và hành vi cử chỉ ýnhị, lịch sự… Có những dân tộc, địa phương, người nam không được bước vào buồngriêng của người nữ, không được cầm tay người nữ…
Do những đặc điểm giới tính, con người phải tuân theo những chuẩn mực đạo đứcnhất định khi cử xử giao tiếp với nhau Nói cách khác, giới tính tạo nên những mối quan
hệ đặc biệt giữa nam và nữ, chi phối những hành vi giao tiếp, cư xử giữa người nam vàngười nữ Trong mỗi mối quan hệ, có những hành vi cư xử tương ứng: Nếu hai người xa
lạ, hành vi cư xử phải tế nhị, lịch sự, phải giữ khoảng cách… Nếu đó là hai vợ chồng, họ
có thể rất thân mật, có thể có hành vi âu yếm, yêu thương…
Như vậy, vấn đề giới tính gắn liền với đạo đức, phong tục tập quán Chính vì thế khinghiên cứu, tác động vào giới tính con người, ta phải chú ý đến những yếu tố đạo đức,phong tục, tập quán và những yếu tố xã hội khác
b) Mối quan hệ bạn khác giới
Trang 35Do những đặc điểm giới tính, mối quan hệ bạn khác giới có những đặc điểm kháchẳn mối quan hệ bạn đồng giới và trở thành nhu cầu trong đời sống tình cảm con người.Nhưng cũng do đó, tình bạn khác giới có nhiều điểm khác với tình bạn đồng giới như:trong cư xử giữa hai người bạn, không thể có những hành động quá thân mật, không thểsuốt ngày bên nhau, đi đâu cũng có nhau… Tình bạn khác giới có thể rất đẹp, rất tốt, tồntay lâu dài, nhưng nó cũng có thể chuyển hoá dần thành tình yêu.
Ở tuổi thanh niên, tình bạn khác giới rất khác với tình bạn đồng giới, và nhiều khi
“tình bạn khác giới chứa đựng một tình yêu đang nảy sinh được chất chứa ở bên trong”
Tình bạn khác giới ở các em nữ biểu hiện khác biệt so với các em nam Nhu cầu vềtình cảm này ở các em nữ thường cao hơn, sớm hơn và sâu sắc hơn ở các em nam.Theo Giáo sư I.X Kon, các em gái thường chọn bạn trai làm người bạn lí tưởng, trongnhóm giao lưu của các em có đông bạn trai hơn, mà phần nhiều là bạn trai cao tuổi hơn
Về nhu cầu tình bạn thân khác giới, ở các em gái thường sớm hơn các em trai từ 1,5năm đến 2 năm Tình bạn khác giới của các em gái cũng phức tạp, mang màu sắc cảmxúc nhiều hơn “Tình bạn khác giới của các em nữ có tiêu chuẩn tinh tế hơn, mang nhiềuđộng cơ tâm lí hơn ở các em nam”
Ở cùng một lứa tuổi, nhu cầu bạn khác giới ở các em nữ thường cao hơn Trongcông trình nghiên cứu của mình, I.X Kon đã kết luận, từ lớp 5 đến lớp 10 (tương đương
từ lớp 9 đến lớp 12 ở Việt Nam) trong tất cả các lứa tuổi, số lượng các em gái kết bạnkhác giới bao giờ cũng nhiều hơn các em trai, và tuổi càng lớn thì sự khác biệt càng rõhơn Các công trình nghiên cứu của V.G Cacpion và B Zazzo ở Pháp cũng cho kết quảtương tự Những kết quá điều tra của nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tâm lí TrườngĐại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 1988 cũng hoàn toàn thống nhất với nhậnđịnh trên
Như thế, mối quan hệ khác giới nảy sinh ở tuổi thanh thiếu niên từ tuổi dậy thì trở đi
có tính tất yếu và tình bạn khác giới ở các em nam cũng khác biệt so với các em nữ.Theo I.X Kon, đó là sự khác biệt rất cơ bản, nhưng “không phải đơn thuần chỉ là do khácbiệt giới tính, mà là những khác biệt lứa tuổi giới tính Vấn đề không chỉ là ở chỗ phụ nữnói chung giàu cảm xúc hơn nam giới, mà là ở chỗ các em gái chín muồi sinh dục sớmhơn, sớm có hình thức tự ý thức hơn các em nam” Tình bạn khác giới của các em nảysinh do sự khác biệt giới tính, và bị chi phối bởi sự phát triển giới tính, trước hết là nhữngđặc điểm phát triển tính dục và đời sống tình cảm của các em
c) Mối quan hệ tình yêu và quan hệ tình dục
Trang 36Những đặc điểm giới tính, kể cả những đặc điểm tính dục, tình dục và đặc điểmtâm lí thường thúc đẩy hai người bạn khác giới đi đến tình yêu trong những điều kiện phùhợp Sự khác biệt giới tính thường có tác dụng hỗ trợ tình yêu thêm hấp dẫn, đằm thắm
và sâu sắc Trong những trường hợp này, sự khác biệt giới tính có tác dụng làm cho haingười bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau, đan xen nhau, có khi đến mức hoà nhập vàonhau, “Hai người trở thành một”… Nói cách khác sự khác biệt giới tính có thể dẫn tớiquan hệ tình yêu và quan hệ tình dục
Quan hệ tình yêu là một dạng quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai người khác giới
Đó là một tình cảm cao cấp được nảy sinh trên cơ sở sự gắn bó mật thiết, sự cảm thôngsâu sắc, sự yêu thương đằm thắm và sự rung cảm mạnh mẽ giữa hai người Quan hệtình yêu thường nảy sinh khi hai người khác giới có sự nhận thức dầy đủ và tốt đẹp vềnhau, thông cảm với nhau, hoà hợp với nhau cả về đời sống tâm hồn và thể xác Chính vìvậy, quan hệ tình yêu là một trong những dạng quan hệ mật thiết nhất giữa hai ngườikhác giới
Quan hệ tình dục là quan hệ đặc biệt về mặt sinh lí cơ thể, là sự rung cảm giới tínhmãnh liệt, là những nhu cầu hoà nhập đặc biệt về mặt sinh lí cơ thể (thường được gọi lànhu cầu về thể xác) giữa hai con người Quan hệ tình dục thường được nảy sinh ở conngười trong một số điều kiện như: sự phát triển bình thường và trưởng thành của đờisống tính dục bắt đầu từ giai đoạn dậy thì của cơ thể, sự phát triển những cảm xúc giớitính, sự ham muốn được thoả mãn những cảm xúc giới tính mãnh hệt, tình yêu nồngthắm… của con người Quan hệ tình dục thường được biểu hiện ở những hành vi cử chỉvuốt ve, âu yếm, ôm ấp, bởi những nụ hôn… Quan hệ tình dục có thể xuất phát từ nhữngbản năng đơn thuần nhưng cũng có thể xuất phát từ tình yêu và bị chi phối mạnh mẽ bởitình yêu Ngược lại, tình yêu cũng có thể nảy sinh và phát triển từ sự hoà hợp về quan hệtình dục
Một vài quan niệm sai lầm cho rằng tình yêu chỉ là vấn đề tình dục, hoặc trong tìnhyêu chủ yếu là tình dục Trong thực tế, khi yêu nhau, ngoài tình dục còn nhiều yếu tố tâm
lí có tác dụng rất mạnh mẽ đến tình yêu như sự thương mến, sự gần gũi, sự đồng cảm,
sự giúp đỡ và quan tâm đến nhau thậm chí có thể hi sinh vì nhau Tuy nhiên, trong tìnhyêu, yếu tố tình dục cũng có vai trò rất quan trọng Tình dục có thể làm nảy sinh tình yêu,
là thành phần và cũng là sự biểu hiện của tình yêu, có thể làm cho tình yêu thêm sayđắm, mãnh liệt hơn, làm cho tình yêu phát triển mạnh thêm, sâu nặng thêm Ngược lại,tình dục không phù hợp có thể làm cho tình yêu phai nhạt hoặc tan vỡ
Trang 37S Freud cho rằng: “Hạt nhân của cái mà ta gọi là tình yêu, đó là tình yêu tình dục”,
“là sự đam mê tình dục, “có mục đích là hai giới được gần nhau”
Như vậy giữa hai người khác giới có thể nảy sinh mối quan hệ tình yêu và mối quan
hệ về tình dục Những mối quan hệ này có ý nghĩa rất lớn đến cuộc sống, sự phát triển,
sự tồn tại của con người
d) Mối quan hệ hôn nhân
Hôn nhân trước hết là một hiện tượng xã hội, trong đó, xã hội thừa nhận hai ngườikhác giới được chung sống với nhau, bị ràng buộc với lulđu bởi luật pháp Xã hội quy địnhhai người phải có trách nhiệm đối với nhau và cùng có trách nhiệm trước xã hội Bìnhthường, xã hội quy định chỉ hai người khác giới mới được kết hôn với nhau
Chính do giới tính tác động, hai người khác giới mới có nhu cầu kết hôn với nhau.Chính giới tính có vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên hôn nhân Nhờ những đặc điểm tínhdục và tâm lí tính dục, mới có những quan hệ yêu đương, quan hệ vợ chồng, có sự sinhcon, có quan hệ cha con, mẹ con, có đời sống gia đình…
Hôn nhân và đời sống gia đình còn bị chi phối bởi những quy luật tâm lí, xã hội Nócũng là những hiện tượng tâm lí xã hội phức tạp gắn liền với đời sống sinh lí, tâm lí, đờisống tính dục của con người Trong hôn nhân, quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng đượccoi như là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi Trong hôn nhân, những vấn đề giới tính khác,nhất là tâm lí tính dục có vai trò rất quan trọng Có thể nói, quan hệ hôn nhân là hệ quả,
là sản phẩm của đời sống giới tính
e) Một vài kết luận về quan hệ giữa hai giới
– Giữa hai giới có mối quan hệ rất mật thiết và phức tạp
Những mối quan hệ đó được tạo nên bởi giới tính, bởi sự khác biệt giữa nam và
nữ, đồng thời bị chi phối bởi chính sự khác biệt đó Chúng gắn bó mật thiết với giới tính
và trở thành những vấn đề điển tình, quan trọng của giới tính
Như thế, nghiên cứu về giới tính, hoặc nói đến giới tính không thể chỉ đơn thuần chú
ý đến những đặc điểm giới tính (đã nêu ở mục c), mà còn phải nghiên cứu đến nhữngmối quan hệ giữa hai giới Những mối quan hệ đó, cùng với những đặc điểm giới tính,đều là những vấn đề của giới tính, đều có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của conngười Giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp, đa dạng, phong phú trong đời sống conngười Cần phải hiểu giới tính một cách toàn diện và sinh động Cũng cần phải tránh một
số quan điểm sai lầm trong nhiều người hiện nay cho giới tính chỉ là tình yêu, tình dục
Trang 38– Những vấn đề cần chú ý của giới tính.
Giới tính và mối quan hệ giữa hai giới có nội dung rất phong phú và đa dạng, baogồm các đặc điểm, các vấn đề sinh lí, tâm lí xã hội Trong đó, có những đặc điểm, nhữngvấn đề điển hình hoặc có ý nghĩa quan trọng nổi bật trong đời sống con người
Khi xét đến giới tính hoặc tiến hành giáo dục giới tính cho con người, cần chú ý đếnnhững vấn đề quan trọng, điển hình sau đây: Những vấn đề sinh lí cơ thể, cấu tạo vàchức năng của nhiều bộ phận, sức khoẻ, vẻ đẹp cơ thể… Đặc biệt là đời sống tính dụccủa con người Trong đó có những chức năng đặc biệt như sự dậy thì, sự sinh sản, hiệntượng kinh nguyệt, đời sống tình dục…
– Những vấn đề tâm lí xã hội như mối quan hệ và sự cư xử giữa nam và nữ, tìnhbạn khác giới, tình yêu nam nữ, đời sống vợ chồng, cuộc sống gia đình Đây là nhữngvấn đề liên quan rất mật thiết với giới tính
– Những vấn đề giới tính liên quan mật thiết với đạo đức, phong tục tập quán nhưđạo đức giới tính, thẩm mĩ giới tính, phong tục tập quán về giới tính, vấn đề đời sống,sinh hoạt dưới góc độ của giới tính như: ăn mặc, sửa soạn trang điểm, hành vi cử chỉ, tưthế tác phong…
Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn về những vấn đề quan trọng và điển tínhcủa giới tính
3 Những vấn đề quan trọng và điển hình của giới tính
Các đặc điểm giới tính rất đa dạng, phức tạp Tuy nhiên, khi nghiên cứu các đặcđiểm giới tính, cần chú ý đến các loại đặc điểm giới tính điển hình chủ yếu sau đây:
a) Những đặc điểm giới tính về mặt sinh lí
+ Cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan sinh dục Đây là sự khác biệt dễ thấy vàquan trọng nhất về mặt sinh học
+ Hình thái, cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan khác trong cơ thể (hệxương, cơ, tỷ lệ mỡ, da…)
+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển sinh lí cơ thể Độ lớn của cơ thể (chiều cao, cânnặng…)
+ Sự già lão và độ trẻ trung
+ Hiện tượng dậy thì, kinh nguyệt
+ Sự sinh nở và nuôi con
Trang 39+ Thể lực, hình dáng và sự phát triển cơ thể.
+ Tỉ lệ mắc bệnh và các bệnh thường mắc
+ Tuổi thọ
+ Hoạt động tình dục, và các bệnh thuộc về lĩnh vực này
b) Những đặc điểm giới tính về mặt tâm lí, xã hội
Đó là những đặc điểm khác biệt của người nam so với người nữ về mặt tâm lí xãhội như:
+ Nhu cầu, thái độ, hoạt động của người nam, người nữ trong đời sống xã hội
+ Hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách, năng lực, tính khí, xu hướng…+ Vai trò, chức năng xã hội
+ Các mối quan hệ xã hội và hoạt động xã hội
+ Hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, trang điểm…
+ Các vấn đề thẩm mỹ giới tính và đạo đức giới tính
Như vậy giữa nam và nữ có nhiều đặc điểm rất khác biệt Sự khác biệt đó thể hiệntrong toàn bộ đời sống tâm lí, sinh lí, hoạt động cuộc sống của con người Sự khác biệtnày dần dần được xã hội thừa nhận, và cũng dần dần trở thành những điểm đặc trưngcho mỗi giới, tạo nên sự khác biệt giữa hai giới Đó là những đặc điểm giới tính của conngười Xã hội căn cứ vào những đặc điểm này để sử dụng, đánh giá con người theo giớicủa họ Một người không có những đặc điểm phù hợp với những đặc điểm mà xã hội quyđịnh giới của họ phải có họ có thể sẽ bị coi là không bình thường, hoặc bị đánh giá thấphơn về mặt phẩm chất nhân cách Nói một cách khác, nếu con người không có nhữngđặc điểm giới tính phù hợp với giới của họ, sẽ bị coi là người không bình thường”
c) Những vấn đề giới tính nảy sinh do mối quan hệ giữa hai giới
Sự khác biệt nam nữ không làm cho nam và nữ xa cách mà ngược lại làm cho haigiới có mối quan hệ mật thiết hơn, gắn bó với nhau hơn, đặc biệt từ tuổi dậy thì trở đi
Từ độ tuổi này, hai giới thường hướng đến nhau, quan tâm đến nhau, ảnh hưởng tácđộng đến nhau, thậm chí họ tìm đến nhau để xây dựng những mối quan hệ đặc biệt trong
xã hội, thủ yếu là các mối quan hệ sau:
- Quan hệ giao tiếp và cư xử giữa hai giới
– Vấn đề tình bạn khác giới
Trang 40– Vấn đề tình yêu nam nữ.
- Quan hệ hôn nhân – gia đình
Việc nghiên cứu về giới tính phải gắn với việc nghiên cứu về các mối quan hệ trên.Các mối quan hệ đó vừa là hệ quả của những đặc điểm giới tính, vừa là biểu hiện của đờisống giới tính Các mối quan hệ đó chính là những vấn đề, những nội dung sinh động củađời sống giới tính
Created by AM Word2CHM