1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy

5 575 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 338,8 KB

Nội dung

Cải tiến công tác thanh tra chuyên môn đối với các trường dạy Phạm Văn Tiến Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Quân Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề cải tiến công tác thanh tra hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề với các trường dạy nghề. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra, hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1998 đến 2007. Đề xuất các biện pháp: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thanh tra chuyên môn; Củng cố tổ chức, bộ máy thanh tra các cấp theo hướng từng bước chuyên môn hóa và tăng cường tính độc lập của cơ quan thanh tra; Cải tiến về nội dung và kỹ thuật thanh tra hoạt động chuyên môn; Cải tiến quy trình thanh tra hoạt động chuyên môn; Cải tiến công tác đánh giá, xử lý kết quả thanh tra, hoạt động chuyên môn nhằm cải tiến công tác thanh tra, hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề với các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Keywords: Quản lý giáo dục; Thanh tra; Trường dạy nghề Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững đất nước nên được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Bối cảnh quốc tế hiện nay vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam nước ta; để góp phần đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ thuật, cần phải có chiến lược phát triển đào tạo nghề. Việc xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và định hướng năm 2020 mà Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đề ra. Đào tạo nghề tại Việt Nam có lịch sử phát triển gần 40 năm và góp phần to lớn vào việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục nghề nghiệp là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, gồm: các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề. Chất lượng giáo dục của các trường dạy nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục là chất lượng hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề. Để hoạt động chuyên môn của các trường hoạt động tốt, điều then chốt là phải tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động này. Việc thanh tra hoạt động chuyên môn trong trường dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức kiểm tra nội bộ, bên cạnh đó phương thức thanh tra từ bên ngoài do thanh tra các cấp tổ chức, đặc biệt là cơ quan thanh tra các cấp quản lý nhà nước về dạy nghề. Nhờ các hoạt động thanh tra này mà hoạt động chuyên môn của trường dạy nghề được nhận diện chính xác, có những điều chỉnh và những cải tiến đáng kể . Nói đến quản lý hoạt động chuyên môn là phải nói đến khâu kiểm tra, thanh tra hoạt động này. Đây là một khâu và là một chức năng quản lý của lãnh đạo và của các nhà quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý giáo dục của nước ta hiện nay. Vai trò của thanh tra và sự cần thiết đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết Trung ương Đảng về xây dựng Nhà nước đã nhấn mạnh: “Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội”. Nghị quyết của Chính phủ về xã hội hoá đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Qui định trách nhiệm và chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý, vi phạm của các cấp, đồng thời phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp”. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục nghề nghiệp đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề nhằm "Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân”. Hơn nữa, hiện nay quản lý Nhà nước đang từng bước đổi mới theo hướng Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật tăng quyền tự chủ cho cơ sở, thì công tác thanh tra dạy nghề cũng phải đổi mới theo mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của quản lý Nhà nước. Về thực tiễn, sự nghiệp dạy nghề đã phát triển gần 40 năm, đến nay đã hình thành được một hệ thống các cơ sở dạy nghề gồm nhiều loại hình trường lớp công lập và tư thục, thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tính đến ngày 30/6/2008 đã có 2.155 cơ sở dạy nghề các loại, trong đó: 75 trường Cao đẳng nghề; 204 trường Trung cấp nghề công lập và tư thục; 40 trường dạy nghề; hơn 684 trung tâm dạy nghề cấp quận, huyện (trong đó 240 tư thục); 1.152 cơ sở khác có dạy nghề (trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, doanh nghiệp có dạy nghề). Hệ thống cơ sở dạy nghề đó đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước (mỗi năm đào tạo hơn 200 ngàn công nhân kỹ thuật và hơn một triệu lượt người được đào tạo ngắn hạn). Trong đó có nhiều trường, trung tâm hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín trên thị trường lao động. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số cơ sở dạy nghề ở mức độ khác nhau, ở khâu này hay khâu khác chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý đào tạo, hệ thống công cụ thanh tra chưa được cải tiến, qui trình chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng đào tạo kém, ảnh hưởng đến uy tín của ngành dạy nghề, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động có kỹ thuật cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn với tiêu đề: “Cải tiến công tác thanh tra đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề" 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với công tác chuyên môn của các trường dạy nghề. - Đối tượng nghiên cứu: Những thay đổi trong công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện có kết quả một số thay đổi đối với các thành tố cấu trúc của công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề thì công tác thanh tra của Tổng cục sẽ có tác động tích cực hơn đối với hoạt động chuyên môn của các cơ sở dạy nghề; đồng thời đảm bảo cho các quy định của pháp luật về dạy nghề được thực hiện tốt. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề cải tiến công tác thanh tra hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề với các trường dạy nghề. - Xác định thực trạng công tác thanh tra hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề với các trường dạy nghề trên địa bàn TP Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp cải tiến công tác thanh tra hoạt động chuyên môn của Tổng cục dạy nghề với các trường dạy nghề trên địa bàn TP Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan tới đề tài - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý Tổng cục dạy nghề, lãnh đạo và giáo viên các trường dạy nghề, hỏi ý kiến các chuyên gia; phương pháp quan sát, tổng kết kinh nghiệm thanh tra. - Phương pháp thống kê: để xử lý những số liệu thu được từ khảo sát thực tế 7. Phạm vi đề tài - Thanh tra quản lý đào tạo của các trường dạy nghề TP Hà Nội (cũ). - Nghiên cứu công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề. - Số liệu khảo sát từ năm 1998 đến 31/12/2007 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cải tiến công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề. Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra hoạt động chuyên môncác trường dạy nghề TP Hà Nội (cũ). Chương 3: Đề xuất biện pháp cải tiến công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề. References . đổi đối với các thành tố cấu trúc của công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với hoạt động chuyên môn của các trường dạy nghề thì công tác thanh tra. Công tác thanh tra của Tổng cục dạy nghề đối với công tác chuyên môn của các trường dạy nghề. - Đối tượng nghiên cứu: Những thay đổi trong công tác thanh

Ngày đăng: 08/02/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w