1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Câu hỏi ôn tập và trắc nghiệm thú hoang dã có đáp án

33 382 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Tổng quát về cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài động vật hoang dã: Thú họ mèo Felidae như các loài beo, mèo rừng v.v... 10/ Một mèo rừng Felis bengalensis bị một vết thươ

Trang 1

Câu hỏi ôn thi, môn học: Chăn nuôi Thú Y Động vật Hoang dã

1/ Thuốc sử dụng cho các động vật hoang dã có khác với thuốc dng cho gia súc? Tổng quát về cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài động vật hoang dã:

Thú họ mèo (Felidae) như các loài beo, mèo rừng v.v

Thú họ heo (Suidae): heo rừng Thú họ chó (Canidae): các loài chó sói

Thú móng guốc: các loài hươu, nai, trâu rừng, bò rừng Thú linh trưởng (Primates): các loài khỉ, vượn, voọc.Các loài chim hoang dã: các loài công trĩ

2/Một số việc cần lưu ý khi nuôi thú sơ sinh họ mèo (Felidae: mèo nhà, mèo rừng, cọp v.v ) khi không có thú mẹ hay thú mẹ không có sữa nuôi con (sữa nuôi, cách chăm sóc), bệnh thường xảy ra với thú sơ sinh, biện pháp phòng ngừa?

3/ Điều trị đói và mất nước ở các loài bò sát ?

6/ Cách phân biệt trăn đất ( Python molorus), trăn mắc võng ( Python reticulatus), cá sấu nước ngọt ( Crocodylus siamensis) và cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus) Cách cấp

chích trong da ( thử tuberculin) (IC ), liều thuốc ?

10/ Một mèo rừng ( Felis bengalensis) bị một vết thương, trình bày các loại thuốc sử

dụng trước và sau khi khâu (may) vết thương ( thuốc gây mê, kháng sinh, liều so với thú nhà) và cách cấp thuốc ?

11/ Một số đặc điểm sinh học của lớp bò sát?

13/ Cefazolin (Reflin) được dùng để ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng huyết

Liều cho heo) nặng 50 kg: 1.000mg/ lần, 2 lần / ngày, Tính liều cho:

Chim: đà điểu nặng: 50 kg Biết rằng: 50 0,75 = 4 3

50 =18,8 )

Trang 2

14/ Enrofloxacin có phổ khuẩn rộng điều trị các bệnh do vi khuẩu gram- và gram+ mẫn

cảm với enrofloxacin như: E.coli, Salmonella spp, Bordetella spp, Haemophilus spp và Staphylococci, Enrofloxacin cũng có tác động chống lại Mycoplasma

Liều cho heo nặng 50 kg: 2,5 mg/ kg thể trọng/ ngày (IM)

Tính liều cho cá sấu, trăn nặng 15 kg Biết rằng: 150,75 = 4 3

Trong 1ml: Procain penicillin 200.000 IU và Dihydrostreptomycin sulfate 200 mg

Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mẫn cảm với penicillin và

streptomycin ở các loài gia súc Đặc biệt đối với bệnh viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng máu

Cách dùng và liều thuốc: Tiêm bắp thịt

Liều điều trị: Trâu, bò: 1ml/ 20kg thể trọng, điều trị 3 ngày Bê, nghé, dê, cừu, heo: 1ml/ 10kg thể trọng, điều trị 3 ngày

Tính liều thuốc cho cá sấu hoặc trăn nặng 500 gram?

16/ Tại sao ở kỳ đà (Varanus spp) chỉ chích ở phần cổ và 2 chi trước ? Vị trí chích thịt

của các loài chim hoang ?

Baytril dạng dung dịch chứa 2,27% enrofloxacin, liều ở heo nhà l7,5 mg/kg.Heo rừng nặng 30 kg cần bao nhiêu ml?

17/ Sự khác biệt giữa sừng trâu,bò sừng (gạc) nai, chu kỳ phát triển của sừng (gạc) nai Phương pháp cắt nhung nai (thuốc mê, dụng cụ, kháng sinh ngừa nhiễm trùng v.v )

18/ Biên độ nhiệt độ thuận lợi (preferred optimum temperature zone, POTZ) đối với các loài bò sát là gì, cho một số ví dụ về POTZ đối với một số loài bò sát hiện đang nuôi vì mục đích kinh tế như: cá sấu, trăn, ba ba

19/ Tại một trại nuôi cá sấu, một số con chết có triệu chứng nhiễm trùng không rõ nguyên nhân, đã sử dụng amikacine nhưng không hiệu quả, cá sấu tiếp tục chết

Thức ăn nuôi cá sấu: đầu, cổ gà, nhiệt độ chuồng nuôi: 380C

Trang 3

Cá sấu nuôi gồm 2 loại: loại 4 kg/ con và loại 200 g/con

Gởi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm, kết quả tìm thấy vi trùng gây Pseudomonas

spp., kháng sinh đồ cho thấy vi trùng nhạy với kháng sinh: Imipenene

Liều Imipenene ở người nặng 50 kg: 1.000 mg/ lần, ngày 2 lần

19.1 Cách lấy mẫu gởi phòng thí nghiệm làm kháng sinh đồ trường hợp mổ khám tử và trường hợp không có cá sấu chết (chỉ có cá sấu bệnh)

19.2.Tính liều thuốc điều trị cá sấu ( 4kg và 200 g) cho kháng sinh trên

19.3 Giải thích tại sao trọng lượng càng nhỏ liều thuốc càng cao

19.4 Để điều trị cá sấu có hiệu quả, cần quan tâm cải thiện các yếu tố nào đối với trại trên?

20 Tại sao phải mỗ khám tử động vật, cách lấy mẫu bệnh phẩm gởi phòng thí nghiệm Giải thích kết quả tron kháng sinh đồ: kháng (resistant), trung gian (intermediate) và nhạy (susceptible)?

21 Tóm tắt về chu kỳ sống của ký sinh trùng Pentastome (Pentastomiasis) so với chu kỳ

sống của cầu trùng (coccidia), biện pháp phòng bệnh

22 Bệnh dinh dưỡng ở cá sấu: thiếu vitamin B1, thiếu vitamine E Nguyên nhân triệu chứng và phòng trị bệnh

23 Bệnh do thiếu calci và phospho trên cá sấu, nguyên nhân triệu chứng và phòng trị bệnh

24 Phương cách ấp trứng cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), hãy nêu một số đặc

điểm khác biệt với cách ấp trứng gà

Giảng viên: TS Võ Đình Sơn

Trang 4

CHĂN NUÔI THÚ HOANG DÃ

1/ Thuốc sử dụng cho các động vật hoang dã có khác với thuốc dùng cho gia súc? Tổng quát về cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài động vật hoang dã:

Thú họ mèo (Felidae) như các loài beo, mèo rừng v.v

Thú họ heo (Suidae): heo rừng

Thú họ chó (Canidae): các loài chó sói

Thú móng guốc: các loài hươu, nai, trâu rừng, bò rừng

Thú linh trưởng (Primates): các loài khỉ, vượn, voọc

Các loài chim hoang dã: các loài công, trỉ

-Thuốc dùng cho người và gia súc đều dùng được cho ĐVHD

-Cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài ĐVHD:

+Thú họ mèo: liều lượng thuốc tính tương tự như ở mèo nhà

+Thú họ chó: -chó nhà

+Heo: -heo nhà

+Chim hoang dã: -gia cầm (gà, vịt)

+Thú linh trưởng : -người (trẻ em)

+Thú móng guốc: - gia súc nhai lại (trâu, bò)

-Ước tính liều thuốc cho chim, thú có thể trọng lớn và bò sát dựa vào tỷ lệ trao đổi chất cơ bản:

+Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản có ảnh hưởng đến sự hấp thu, vận chuyển và bài tiết của thuốc cũng như các dưỡng chất Vì thế đối với các loài ĐVHD, liều thuốc và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc có thể ngoại suy từ tỷ lệ trao đổi chất cơ bản

+Để tính toán liều thuốc cũng như số lần cấp thuốc trong ngày cho một ĐVHD, phải dựa vào số liều, số lần cấp thuốc trong ngày của một loại thuốc đã biết, được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho người, hay một loại gia súc nào đó

2/ Tại VN có mấy giống gấu, cách phân biệt qua hình dáng bên ngoài, tổng quát về liều thuốc sử dụng cho gấu, cách cấp thuốc, vị trí chích? Loài Ký sinh trùng nào thường gây chết gấu ? hậu qủa của việc chích thuốc sai vị trí?

- Việt Nam có 2 loài gấu: Gấu ngựa và gấu chó

+Gấu ngựa: to lớn, trước ngực có dải yếm màu trắng hình chữ V

+Gấu chó: kích thước nhỏ, có dải yếm màu trắng hình chữ U trước ngực

-Liều thuốc dùng cho gấu tính tương tự như chó nhà

-Cấp thuốc qua đường uống hoặc dùng ống thổi để chích bắp

-Vị trí thích hợp cho việc chích thịt là ở vai

- Gấu nuôi có thể nhiễm Ascaris và có thể tái nhiễm thường xuyên Gấu sống trong môi trường tự nhiên nhiễm Trichinella Việt Nam trong môi trường nuôi nhốt dễ nhiễm giun móc

- Do lớp mỡ dưới da gấu rất dày, nhất là ở đùi và ở mông, nếu chích sai vị trí thuốc vào lớp mỡ sẽ không có tác dụng hoặc chậm hấp thu vào máu

Trang 5

3/ Vị trí chích thuốc ở các loài thú linh trưởng, trăn và cá sấu, chim và càc thú khác như hươu, nai, mèo rừng

- Vị trí chích thuốc ở loài linh trưởng:

+ Chích thịt: ở cơ delta, cơ mông, cơ tứ đầu đùi

+ Chích tĩnh mạch: tĩnh mạch chi trước

+ Chích trong da: thử phản ứng lao (tuberculin) chích trong da của mi mắt

- Vị trí chích thuốc ở trăn: chích thịt ở hai bên cơ chạy dọc hai bên xương sống, chọn vị trí to nhất của thân hướng về phía đầu của trăn

- Vị trí chích thuốc ở cá sấu: chích thịt ở cơ chân sau và các cơ hai bên đuôi

- Vị trí chích thuốc ở chim:

+ Chích tĩnh mạch: chích tĩnh mạch cánh hoặc cổ

+ Chích dưới da: dưới dưới da cổ hoặc cánh

+ Chích cơ: chích cơ ức

- Vị trí chích thuốc ở hươu, nai:

+ Chích dưới da: Chích da cổ hoặc phần sau vai

+ Chích cơ: chích vai, có thể chích cơ đùi chân sau nhưng hết sức hạn chế vì nguy hiểm cho người và không tốt cho thú

+ Chích tĩnh mạch: chích tĩnh mạch tai

+ Có thể tiêm vào tuyến sữa

- Vị trí chích thuốc ở mèo rừng:

+ Chích tĩnh mạch: tĩnh mạch chi trước

+ Chích dưới da: da dọc hai bên sườn

+ Chích thịt: chích cơ dọc phần sống lưng, hướng về phía đầu

4/ Những điều cần lưu ý khi nuôi thú sơ sinh họ mèo (Felidae: mèo nhà, mèo rừng, cọp v.v ) khi không

có thú mẹ hay thú mẹ không có sữa nuôi con (sữa, cách chăm sóc v.v…), các bệnh thường xảy ra với thú

sơ sinh, biện pháp phòng ngừa?

- Cho thú bú sữa 12 giờ sau khi được sinh ra

- Sữa được cho uống cách quãng nhau từ 2-3 giờ lúc sáng sớm cho đến nửa đêm Lượng sữa cho uống trong ngày bằng khoảng 1-% trọng lượng cơ thể thú

- Sữa cho thú bú phải có nhiệt đố từ 38 – 40 độ C, bình sữa cho bú phải được rửa sạch sau mỗi lần cho thú bú

- Núm vú cho thú bú ban đầu có lỗ rất nhỏ sau đó làm cho to dần Khi cho bú giữ thú ở vị trí như đang bú thú mẹ

- Hàng ngày không nên cho thú non uống quá nhiều sữa

- Nên thoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng hàng ngày để kích thích việc tiêu hóa

- Dùng tay thoa nhẹ (massage) quanh vùng hậu môn mỗi ngày 3-4 lần để kích thích việc tiêu hóa và tiểu tiện

- Thú non rất dễ bị tiêu chảy do thay đổi sữa, bình sữa không sạch hoặc bị bệnh về hô hấp do thời tiết thay đổi v.v… do đó cần phải luôn theo dõi, khi bị bệnh có thể cho uống chloramphenicole và tetracycline

- Trong tuần lễ đầu, nhiệt độ nơi nuôi lý tưởng là khoảng 29 độ C, tịa các vùng lạnh dùng đèn để chỉnh nhiệt độ, khi thú đã được 4 tuần tuổi nhiệt độ có thể thấp hơn vài độ

- Việc nuôi thú non phần lớn tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, sự kiên nhẫn và yêu nghề của người nuôi thú

- Việc nuôi các thú non sẽ dễ dàng hơn nếu thú đã bú sữa đầu từu thú mẹ Đôi khi thú non có thể bị nhiễm trùng cuống rốn với các triệu chứng: sưng và đỏ vùng cuống rốn, căng các cơ vùng bụng, thở khó và tiêu chảy Điều trị bằng các loại kháng sinh như penicillin, streptomycine v.v…

6/ Điều trị đói và mất nước ở các loài bò sát ?

Nhiều loài bò sát bị mất nước sẽ tự tái hấp thu nước nếu cho vào môi trường được cải thiện về nhiệt độ, ẩm độ, thời gian chiếu sáng Ngoại trừ cá sấu, các loài bò sát không có cơ hoành vì thế không có xoang bụng, khi đưa

Trang 6

thuốc hay một dung dịch qua đường phúc mạc sẽ tác hại đến phổi, vì thế chỉ có thể đưa các dung dịch vào cơ thể qua đường tiêu hóa

- Dung dịch Lactated ringers (LRS) có thể cấp qua đường tiêu hóa bằng ống thông dạ dày hoặc cho uống,

số lượng khoảng 4% trọng lượng cơ thể

- Nhiều loài sau khi hấp thụ một lượng nước sẽ ăn trở lại nếu đưa thức ăn vào miệng

- Dùng các loại thức ăn dành cho chó, mèo hoặc chim bị suy dinh dưỡng, trộn thành dung dịch gồm: 1/3 thức ăn + 2/3 nước, cho ăn 5 ml/kg thể trọng/ tuần Cho ăn quá nhiều sẽ làm các VSV phát triển bất thường trong đường tiêu hóa, sau khi hồi phục cho ăn trở lại bình thường

7/ Cách phân biệt trăn đất ( Python molorus), trăn mắc võng ( Python reticulatus), cá sấu nước ngọt ( Crocodylus siamensis) và cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus) Cách cấp thuốc, vị trí chích thuốc ?

-Phân biệt trăn đất và trăn mắc võng:

+Trăn đất:

• Đầu có đốm đen hình tam giác

• Hai bên môi hàm trên có 2 lỗ cảm nhận nhiệt

+Trăn mắc võng:

• Đầu có 1 vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa đầu từ đỉnh đầu tới gáy

• Hai bên mép có 4 lỗ cảm nhận nhiệt

-Phân biệt cá sấu nước ngọt và cá sấu nước lợ

+Cá sấu nước lợ: không có tấm sau chẩm

+Cá sấu nước ngọt: có 1-2 đôi tấm sau chẩm

-Cách cấp thuốc và vị trí chích thuốc:

+Có thể cấp thuốc bằng cách cho thuốc vào khẩu phần ăn, dùng gậy chích hoặc ống chích chích thuốc vào cơ +Vị trí chích thịt (IM) ở cá sấu là 2 chân sau và các cơ 2 bên đuôi Sau khi bắt để chích, nên cột miệng cá sấu lại bằng dây hoặc dùng băng keo vải dán vòng quanh miệng đối với cá sấu nhỏ dưới 1m3 Khi cột miệng, cá sấu chỉ còn thở không khí qua mũi, cần lưu ý để tránh cá sấu bị ngộp Khi vận chuyển , nên bịt mắt để cá sấu năm yên

+Đối với trăn, chích thịt ở 2 cơ chạy dọc 2 bên xương sống

8/ Khi điều trị bệnh cho một động vật hoang dã,các yếu tố nào cần quan tâm để tránh bệnh tái phát cho động vật đã điều trị ? Cho ví dụ

-Điều trị:

+ Cần phát hiện sớm và chẩn đoán đúng bệnh để kết quả điều trị tốt nhất

+Khi dùng thuốc phải dùng đúng,đủ liều lượng và điều trị triệt để

+ Nếu là thú mắc bệnh truyền nhiễm cần cách li,tẩy uế,sát trùng môi trường kĩ thuật

-Chuồng Trại:

+ Cần phù hợp với đặc tính sinh học của thú có chỗ ẩn nấp cho thú

+Có ánh sang,nhiệt độ,ẩm độ,tiếng ồn phù hợp

+Tránh các kích thích và thay đổi đột ngột,thức ăn bậy làm ảnh hưởng đến skhoe của thú

+Cần chú ý bố trí khây thức ăn,nước phù hợp,hợp vệ sinh,cần vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng thuốc sát trùng

+Mật độ nuôi thú cần phù hợp,nếu thú có nguy cơ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cần nuôi cách li

Trang 7

+Sàn chuồng cần thiết kế để phân,nước tiểu,thức ăn thừa tránh bị thú ăn lại hay tiếp xúc

-Dinh dưỡng:

+Tùy theo loài mà có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp.Đảm bảo đầy đủ khẩu phần và khẩu vị của thú -Chăm sóc:

+Cần chăm sóc thú mẹ nhẹ nhàng,tránh tạo stress cho thú

+Theo dõi tình trạng sức khỏe của thú thường xuyên để có biện pháp can thiệp kịp thời

+Có biện pháp cách li thú trước các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh

• Khỉ đuôi dài: Đuôi dài bằng hay dài hơn chiều dài đầu và thân

• Khỉ đuôi lợn: Lông ở đầu tạo thành một đốm nâu đậm, đuôi nhỏ và cuộn lại như đuôi lợn

• Khỉ mặt đỏ: Đuôi ngắn hơn 15 cm, nhỏ dần từ gốc đuôi, mặt màu đỏ

• Vượn: thiếu đuôi và thiếu túi má, 2 chi trước rất dài (quá gối)

• Voọc:có lông và đuôi màu trắngrất dài

❖ Vị trí chích:

• chích thịt: tại mông, đùi, bả vai

• chích tĩnh mạch: tĩnh mạch chi trước

• chích trong da: chích trong da của mí mắt trên để thử phản ứng lao tố

• liều chích và cho uống: giống như liều lượng được hướng dẫn cấp cho người

10/ Các thông tin cần thu thập khi chẩn đoán bệnh ? (trang 156)

1 Động vật bị bệnh ở cơ quan nào?

2 Cần xem xét lý lịch, bao gồm loài, tuổi, phái tính

3 Động vật có nguồn gốc từ đâu và đã sống trong môi trường hiện tại được bao lâu?

4 Chuồng trại có phù hợp không và chất sát trùng đã sử dụng

5 Nhiệt độ, ẩm độ và thời gian chiếu sáng

6 Đối với động vật sống trong nước: nguồn nước cung cấp, thay nước bao nhiêu 1 lần, hóa chất có trong nước, nơi cho ăn?

7 Thức ăn cho ăn là loại gì, cho ăn bao nhiêu lần một tuần, đã ăn được bao nhiêu, nguồn cung cấp thực phẩm và được bảo quản như thế nào?

8 Nước uống được thay bao nhiêu 1 lần, động vật có vào trong nơi đựng nước uống không?

9 Màu và tình trạng của phân? Động vật đi phân bao lâu một lần, phân được xét nghiệm ký sinh trùng chưa?

10 Nhốt chung với các động vật khác như thế nào? Tập tính của động vật hiện nay ra sao?

11 Lưu ý chu kỳ lột da (trăn không ăn)

12 Bệnh sử của động vật trước đây, người điều trị, các động vật nuôi chung có bị bệnh chết, nếu chết đã chẩn đoán bệnh gì?

13 Trong khi thu thập thông tin quan sát động vật nuôi và người nuôi

11/ Một mèo rừng ( Felis bengalensis) bị một vết thương, trình bày các loại thuốc sử dụng trước và sau

khi khâu (may) vết thương ( thuốc gây mê, kháng sinh, liều so với thú nhà) và cách cấp thuốc ?

• Gây mê:Zoletil, liều 7.5 mg/kg

• Kháng sinh: Amoxcicillin, 10mg/kg

• Liều dùng như đối với mèo nhà

• Cách cấp thuốc: thổi (gây mê) ; thổi hoặc cho uống (kháng sinh)

12/ Một số đặc điểm sinh học của lớp bò sát?

Trang 8

Bò sát là động vật có xương sống, có các đặc điểm sau:

• Cơ thể được bao phủ bởi vẩy sừng

• Tim có 3 ngăn, trừ cá sấu có 4 ngăn

• Hô hấp hoàn toàn nhờ phổi, thở bằng lồng ngực, Nhu cầu về oxy hấp hơn thú

• Không có cơ hoành, do đó chỉ có 1 xoang cơ thể

• Là động vật biến nhiệt, do đó không sống ở nơi lạnh nhất của trái đất

• Thân nhiệt từ 14 –32 0 C

• Sinh sản trên cạn, trứng có nhiều noãn hoàn, phôi có màng niệu

13/ Các trường hợp cấp cứu trong khi gây mê (Trang 240)

- Suy hô hấp hay ngừng thở , thân nhiệt tăng cao (hyperthermia), sốc (shock), Ói mửa, co giật, ngừng tim (cardiac arrest)

➢ Suy hô hấp hay ngừng thở

▪ Ngừng cấp thuốc mê

▪ Hô hấp nhân tạo

▪ Cấp các loại thuốc đối kháng

▪ Nếu điều trị không hiệu quả, sau vài phút sẽ xảy ra các tổn thương ở não do thiếu oxy

▪ Cấp 1-2 mg Doxapram/kg , truyền tĩnh mạch (IV)

➢ Thân nhiệt tăng cao

▪ Ngừng ngay việc cung cấp thuốc

▪ Làm mát cơ thể thú (đưa đến nơi thoáng mát; xịt nước vào cơ thể; dùng nước lạnh tạt vào háng, bụng; làm mát cơ thể bằng cồn)

▪ Chích các loại thuốc đối kháng tương ứng

▪ Truyền tĩnh mạch Lactated Ringer

➢ Sốc

▪ Ngừng cấp thuốc, cho thú ở nơi thoáng mát

▪ Truyền Lactated Ringer IV

▪ Prednisone 10 mg/kg (IV) hoặc Dexamethasone 5mg/kg (IV)

Liều cho thú (ví dụ như heo) nặng 50 kg: 2 lần / ngày, mỗi lần: 1 g Tính liều cho:

- Các loài bò sát như: Cá sấu, trăn nặng 20 kg

- Chim: đà điểu nặng: 20 kg

Liều cho một lần cấp thuốc

Trao đổi chất cơ bản của heo nặng 50kg/ ngày: Q = K (BW)0,75 = 70 x 500,75 = 1316 kcal/ngày

Liều thuốc cho 1kcal trao đổi chất cơ bản ở heo: 1000mg / 1316 = 0,76 mg/kcal

Trao đổi chất cơ bản của cá sấu, trăn: Q = 10 x 200,75 = 95 kcal/ ngày

Liều reflin cho cá sấu, trăn 20 kg: 95 x 0,76 = 72 mg/lần điều trị

Trao đổi chất cơ bản của đà điểu nặng 20 kg: Q = 78 x 200,75 = 738 kcal/ngày

Liều reflin cho đà điểu: 0,76 x 738 = 561mg/lần điều trị

Trang 9

Số lần cấp thuốc

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng cơ thể heo: 1316/50 = 26,32 kcal/kg thể trọng

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng cơ thể cá sấu, trăn:95/20 =4,75kcal/kg thể trọng

Số lần điều trị cho cá sấu, trăn: (4,75x 2)/ 26, 32 = 0,36 lần/ ngày ( 3 ngày cấp 1 lần)

Điều chỉnh liều: 72 mg/lần điều trị x 0,36 lần x 3 ngày = 77, 76 mg/lần

Trao đổi chất cơ bản của 1 kg trọng lượng cơ thể đà điểu: 738/20 = 37 kcal/ kg thể trọng

Số lần điều trị cho đà điểu: (37 x 2)/ 26,32 = 2,8 lần/ ngày ( ngày cấp 3 lần)

Điều chỉnh liều: 561 mg/lần điều trị x 2, 8 lần = 1571 mg/ lần

Liều điều trị ở cá sấu, trăn nặng 20kg:

15/ Enrofloxacin có phổ khuẩn rộng điều trị các bệnh do vi khuẩu gram- và gram+ mẫn cảm với

enrofloxacin như: E.coli, Salmonella spp, Bordetella spp, Haemophilus spp v Staphylococci Enrofloxacin cũng có tác động chống lại Mycoplasma

- Liều dùng: Heo nặng 50 kg: 2,5 mg/ kg thể trọng/ ngày (IM) Tính liều cho các loài bò sát như:

Cá sấu, trăn nặng 15 kg.( biết rằng: 150,75 = 4153 =7,6 và 50 0,75 = 4 503 =18,8)

2,5mg/kg thể trọng/ngày =>liều dùng cho heo nặng 50kg: 2,5 x50 = 125mg/ngày

Trao đổi chất cơ bản của heo nặng 50 kg/ngày: Q= 70 x 500,75 = 1316 kcal/ngày

Liều thuốc cho 1 kcal trao đổi chất cơ bản ở heo: 125/1316= 0,095mg/kcal

Trao đổi chất cơ bản của cá sấu, trăn: Qh=10 x 150,75= 76 kcal/ngày

Liều điều trị cho cá sấu, trăn: 76 x 0,095 = 7,22mg/lần điều trị

16/ Septotryl là dung dịch chích thịt, lọ: 100ml chứa: Sulfamethoxypyridazine 200 mg/ml và

trimethoprim 40 mg/ml Heo nặng 50 kg, liều điều trị: 3ml/lần/ ngày

- Tính liều cho bò sát nặng 5 kg? Cần bao nhiêu ml Septotryl?

- Có nhận xét gì nếu ngoại suy từ liều của thú sang liều của bò sát

Liều cho 1 lần cấp thuốc

Trao đổi chất cơ bản của heo nặng 50kg/ngày: Q=70 x 500,75 = 1316 kcal/ngày

Tính liều theo sulfa

Septotryl 3ml/lần/ngày => liều sulfa cho 1 lần điều trị: 200 x 3= 600 mg

Liều thuốc cho 1kcal trao đổi chất cơ bản ở heo: 600/ 1316= 0,46mg/kg

Trao đổi chất cơ bản của bò sát nặng 5kg: Q = 10 x 50,75=33,44 kcal

Liều điều trị cho bò sát: 33,44 x 0,46 =15,4 mg/lần điều trị

Số lần cấp thuốc

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng cơ thể heo: 1316/50 = 26,32 kcal/kg

Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng cơ thể bò sát: 33,44/5=6,7 kcal/kg

Số lần điều trị cho bò sát: 6,7/26,32=0,25 lần/ngày (4 ngày cấp 1lần)

 Trong 4 ngày cấp quá liều: 12/ 0,077 = 156 lần

17/ Tại sao ở kỳ đà (Varanus spp) chỉ chích ở phần cổ và 2 chi trước ? Vị trí chích thịt của các loài chim

hoang ?

Baytril dạng dung dịch chứa 2,27% enrofloxacin, liều ở heo nhà là 7,5 mg/kg.Heo rừng nặng 30 kg cần bao nhiêu ml?

Trang 10

Vì kì đà cũng có hệ tĩnh mạch cửa gan và hệ tính mạch cửa thận nếu chích thuốc vào tĩnh mạch đuôi và 2 chi sau, thuốc sẽ bài tiết qua thận, gây độc thận và không đủ nồng độ thuốc cần thiết cho các phần khác của cơ thể

Vị trí chích thịt của các loài chim hoang: chích ức

2,27% enrofloxacin => 2,27 x 10 = 22,7 mg

Liều chích của heo rừng như heo nhà:

(7,5 x 30) / 22,7 = 9,91 ml

Vậy cần 10ml cho heo rừng nặng 30kg

18 Sự khác biệt giữa sừng trâu bò và sừng (gạc) nai, chu kỳ phát triển của sừng (gạc) nai Phương pháp cắt nhung nai (thuốc mê, dụng cụ, kháng sinh ngừa nhiễm trùng v.v

➢ Khác biệt

➢ Chu kì phát triển của sừng (gạc) nai:

6 – 12 tháng tuổi: bắt đầu mọc cặp gạc (chóc) đầu tiên Gạc chưa phân nhánh, có dạng như hai sừng – thẳng mọc từ đầu

Sau 1 năm: cặp gạc cũ rụng, cặp gạc mới đầy đủ 3 nhánh xuất hiện

Sau khi rụng gạc non mới mọc gọi là nhung Sau 5 – 7 năm, trọng lượng nhung gần như là lớn nhất Nai mọc nhung và các tháng mưa: từ tháng 5 – tháng 10

➢ Phương pháp cắt nhung:

45 – 60 ngày sau khi gạc cũ rụng, nhung nai đã mọc đầy đủ Có thể cắt nhung trong giai đoạn này

Dùng zoletil gây mê để cắt nhung, liều 3 – 5 mg/kg thể trọng

Dụng cụ:

Cưa sắt để cắt nhung

Dây cột quanh gốc gạc để cầm máu

Sau khi cắt, chích kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắt

Rắc kháng sinh lên vết thương sau khi cắt

Vitamin K

Atropine (1mg/50kg)

Vải gạc để băng bó vết cắt

Lưu ý khi gây mê để cắt nhung, bắt, chuyển nai:

Không bắt nai vào thời tiết nóng

Khi bắt nai phải tiến hành từ từ

Chỉ có mặt những người cần thiết tại nơi bắt nai

19/ Biên độ nhiệt độ thuận lợi (preferred optimum temperature zone, POTZ) đối với các loài bò sát là gì, cho một số ví dụ về POTZ đối với một số loài bò sát hiện đang nuôi vì mục đích kinh tế như: cá sấu, trăn,

Thức ăn nuôi cá sấu: đầu, cổ gà, nhiệt độ chuồng nuôi: 380C

Cá sấu nuôi gồm 2 loại: Loại 4 kg/ con: 200 con, Loại 200 g/ 500 con

Trang 11

Kết quả, gởi phòng xét nghiệm, cấy tìm vi trùng gây bệnh là Pseudomonas spp Kết quả kháng sinh đồ vi trùng nhạy với 2 loại kháng sinh: Imipenene và Ciprofloxacine

20.1 Cách lấy mẫu gởi phòng thí nghiệm làm kháng sinh đồ trường hợp mổ khám tử và trường hợp không

có cá chết (chỉ có cá sấu bệnh)

Cách lấy mẫu gởi phòng thí nghiệm làm kháng sinh đồ trường hợp mổ khám tử:

Cho cá sấu nằm ngửa, khám bên ngoài Mổ dọc theo đường trắng

Xem xét lượng mỡ cơ thể, hệ cơ, dịch bất thường trong cơ thể Lấy mẫu phổi, gan, lách để nuôi cấy vi sinh Bắt đầu từ miệng, tách khí quản, tim và phổi Mổ khí quản, xem độ chắc của phổi, các nốt sần, bướu Mổ tim: lấy mẫu làm xét nghiệm mô học

Cắt tách riêng: gan, lách, tuyến tụy: lấy mẫu làm xét nghiệm mô học

Cắt tuyến sinh dục và nang thượng thận Ở con cái: cắt ống dẫn trứng và buồng trứng, tách thận từ thành cơ thể Lấy mẫu xét nghiệm mô học

Từ xoang miệng, cắt dọc theo thực quản, mổ dạ dày, ruột: lấy mẫu xét nghiệm mô học

Sau khi khám tử phại chôn hoặc thiêu tất cả các phần thuộc xác mổ khám kể cả máu Sát trùng hoặc thiêu các dụng cụ thiết bị rẻ tiền Rửa sạch dụng cụ, đồ bảo hộ bằng xà phòng và nước, sau đó sát trùng

Cách lấy mẫu gởi phòng thí nghiệm làm kháng sinh đồ trường hợp không có cá chết (chỉ có cá sấu bệnh)

20.2.Tính liều thuốc điều trị cá sấu ( 4kg và 200 g) cho từng loại kháng sinh trên

Thuốc: Amikacin dùng cho người

Chỉ định: nhiễm khuẩn do VK nhạy cảm Gram – và Gram +, kể cả Pseudomonas sp Nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, ổ bụng và nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng máu, xương và khớp, da và cấu trúc da

Liều ở người: 500mg/lần 2 lần/ngày, lọ 250 mg (10mg/kg), IM

Tính liều khi dùng thuốc này điều trị các loài bò sát ( trăn, cá sấu) nặng 4kg, nhiễm Pseudomonas sp

Tính liều cho 1 lần cấp thuốc

Quy đổi liều cho 1 kg calo trao đổi chất cơ bản

Amikacin dùng cho rùa nặng 4kg

Trao đổi chất cơ bản của rùa( bò sát: K=10, thú K=70, chim K=78)

Q = 10x 40,75 = 28,28 kcalo

Liều điều trị ở rùa (mg/lần điều trị):

Trao đổi chất cơ bản của rùa/ ngày x Liều thuốc cho 1 kcalo trao đổi chất cơ bản của người

Áp dụng quy tắc tam suất để tính số lần cấp thuốc cho bò sát

20.3 So sánh 2 liều thuốc cho 2 loại cá sấu và giải thích tại sao trọng lượng càng nhỏ liều thuốc càng cao

Liều thuốc cho cá sấu 200g cao hơn liều cho cá sấu 4kg

Trang 12

Đa số các động vật có xương sống sống trên cạn, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể tỷ lệ với lũy thừa 0,75 đối với khối lương cơ thể Tính theo công thức:

Q (kcalo/ngày)= K (BW)0,75

K: hằng số

BW: trọng lượng cơ thể động vật (kg)

Do đó, cá sấu có trọng lượng càng nhỏ thì tỷ lệ trao đổi chất cơ bản càng cao

Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể có ảnh hưởng tới sự hấp thu, vận chuyển và bài tiết của thuốc cũng như các dưỡng chất Vì thế đối với động vật hoang dã, một số nhà nghiên cứu đã ngoại suy liều thuốc và thời gian giữa hai lần cấp thuốc dựa trên tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể Liều thuốc trên mỗi kg thể trọng sẽ giảm nhanh đối với động vật có thể trọng lớn

20.4 So sánh liều của bò sát với liều của 2 loại thuốc trên nếu dùng liều để điều trị heo

20.5 Để điều trị các cá sấu này có hiệu quả, cần quan tâm cải thiện các yếu tố nào khác đối với trại trên?

Điều kiện môi trường sống không thích hợp có thể đưa đến suy giảm các đáp ứng miễn dịch , tạo điều kiện xâm nhập của vi sinh vật hoại sinh Vì vậy , cần quan tâm tới yếu tố môi trường, dinh dưỡng, giúp cho việc điều trị

có hiệu quả lâu dài

Nhiệt độ chuồng nuôi 38 0C là quá cao Phải có biện pháp làm giảm nhiệt độ thấp khoảng 25-35 0C là thích hợp cho cá sấu tiêu hóa, hấp thu và bài tiết tốt

Khẩu phần ăn cũng cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng Không nên chỉ cho ăn một loại như đầu và cổ gà không Có thể bổ sung nhiều loại cá và thịt khác nhau để đáp ứng đủ dưỡng chất, giúp cá sấu phát triển tốt hơn

21 Tại sao phải mỗ khám tử động vật, cách lấy mẫu bệnh phẩm gởi phòng thí nghiệm Giải thích kết quả trên kháng sinh đồ: kháng (resistant), trung gian (intermediate) và nhạy (suseptible)?

Tại sao phải mỗ khám tử động vật

Trong điều kiện nuôi, mật độ đông, nguy cơ dịch bệnh xảy ra tăng Việc lây truyền bệnh giữa động vật hoang dã

và động vật nuôi cũng dễ xảy ra hơn

Để xác định bệnh xảy ra, cần nhận biết nguyên nhân gây bệnh và tỷ lệ tử vong Đánh giá quá trình sinh bệnh hiện tại và trước đây Nhiều dịch bệnh của động vật hoang dã và gia súc đã không tìm ra được nguyên hân gây bệnh, do không lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán Nguyên nhân gây bệnh của hầu hết trường hợp có thể xác định nếu lấy mẫu xét nghiệm đúng phương pháp

Việc đưa động vật chết đến phòng thí nghiệm để lấy mẫu xét nghiệm thường khó thực hiện, do đó các nhân viên thú y thường lấy mẫu để gởi đến phòng xát nghiệm Mục tiêu của chuyên đề này nhằm hướng dẫn mổ khám động vật chết, lấy mẫu, bảo quản mẫu và gởi mẫu đến phòng thí nghiệm cho các xét nghiệm chẩn đoán

Giải thích kết quả kháng sinh đồ:

Nhạy (suseptible): kháng sinh đã ức chế sự sinh trưởng hay tiêu diệt vi trùng Điều này có nghĩa là kháng sinh này điều trị hữu hiệu vi trùng gây bệnh

Trung gian (intermediate): không phải vi trùng quanh đĩa kháng sinh bị tiêu diệt, chỉ một số vi trùng bị tiêu diệt

và số khác kháng sinh không có tác dụng Nếu sử dụng loại kháng sinh này có nghĩa là một số vi trùng gây bệnh

bị giết chết, một số khác vẫn còn sống

Kháng (resistant): kháng sinh không có tác dụng khi dùng điều trị bệnh

22 Cách mổ khám tử các loài chim hoang dã và thú có thể trọng lớn nai, có thể trọng nhỏ như như dê?

Cách mổ khám tử các loài chim hoang dã:

Phẫu thuật viên nên mang khẩu trang y tế vì người có thể lây nhiễm bệnh dịch vẹt (Psittacosis), lao và các bệnh

Khám các cơ quan, độ trong của các túi khí, xem có dịch bất thường trong xoang cơ thể

Trang 13

Dùng dụng cụ vô trùng lấy mẫu các bệnh tích thấy được ở gan, phổi và lách

Cắt rời thực quản, khí quản, lưỡi và tim Lấy mẫu tuyến giáp (mô học) Mổ tim, khí quản và lấy mẫu

Phổi: Mổ lấy phổi, xem độ cứng, có khối u không: xét nghiệm mô học

Cắt lấy gan: xét nghiệm độc chất và mô học

Cắt rời dạ dày tuyến, mề, ruột bao gồm lỗ huyệt và túi Fabricius Lưu ý: lá lách ở giữa diều và mề: xét nghiệm

vi sinh và mô Mổ dọc theo ruột, lấy mẫu dịch chứa: xét ngiệm độc chất Tách tuyến tụy từ ruột: lấy mẫu Đường sinh dục, tuyến thượng thận và thận: dịch hoàn hay buồng trứng trái, dọc theo ở trước thận, xương sống Tuyến thượng thận ở trước tuyến sinh dục, bám vào dưới xương sống: lấy mẫu các cơ quan này

Não: cắt một phần xương sọ, lấy mẫu, xét nghiệm vi sinh

Tủy xương: lấy mẫu: kẹp vỡ ống xương chân

Thần kinh: lấy mẫu các dây thần kinh lớn giữa cánh và chân

Cách mổ khám tử các loài thú có thể trọng lớn như nai:

Đối với thú móng guốc đặt thú nằm nghiêng bên trái để mổ ra phần thân bên phải

Sau khi mở xoang ngực, xoang bụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng, xem vị trí nội tạng có thay đổi trước khi lấy các cơ quan ra ngoài

Lấy máu ở tim, tốt nhất là máu ở tâm nhĩ phải để gởi phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh Lấy thêm máu cho các xét ngiệm về huyết thanh học Lấy mẫu các cơ quan để xét nghiệm trước khi chạm tay vào

Ghi chép tình trạng chung của con vật, tách lấy ra từng cơ quan, ghi chép các bệnh tích Chụp hình các thay đổi, bệnh tích để bổ sung hồ sơ bệnh của thú và làm tài liệu sau này

Khám bên ngoài xem có vết thương, tình trạng lông, da Đặt thú nằm nghiêng bên trái, rạch theo đường trắng ở bụng từ cằm cho tới gốc đuôi

Con cái khám tuyến sữa Con đực khám bao quy đầu và dương vật Con non khám rốn Lóc da từ vết mổ thân phải cho tới xương sống

Tách hai chân sau bằng cách cắt các cơ ở hông, khớp hông

Mở xoang ngực bằng cách cắt các xương sườn dọc theo xương ức

Cắt màng bao tim

Ghi chép các bất thường của các cơ quan

Ghi nhận số lượng, màu sắc của bất kì dịch chứa trong xoang bụng

Tìm xem có sự kết dính bất thường của các cơ quan với các xoang bụng, xoang ngực và kết dính có dễ gỡ ra không

Lấy mẫu

Trước tiên kéo ngực và dạ dày ( bốn ngăn) ra trước, nhưng sẽ mổ sau cùng để tránh vấy nhiễm

Cắt ngang giữa phần nối thực quản và bao tử Kẹp kín phần vào bao tử để tránh thức ăn trào ra ngoài Lấy mẫu các hạch lim-phô dọc theo ruột Tách tuyến tụy (pancreas) ra khỏi ruột và lách (spleen) ra khỏi dạ dày Cắt ngang trực tràng và kẹp không cho phân ra ngoài

Cuối mổ khám tử mới mổ ruột để tránh thức ăn, phân rơi ra ngoài

Lách, gan và tuyến tụy:

Tách lách ra khỏi dạ dày, xem bên ngoài có thay đổi, cắt ra từng miếng mỏng ở nhiều vị trí khác nhau trên lách, lấy mẫu cho xét nghiệm về mô Tách gan ra, mổ lấy riêng mật, bọng đái Cắt gan ở nhiều nơi, lấy mẫu cho xét nghiệm độc tố và mô học

Thận và tuyến thượng thận: tách tuyến thượng thận và lấy mẫu cho xét nghiệm về mô Khám thận và lấy mẫu cho xét nghiệm độc chất: bao gồm phần vỏ, tủy và bể thận

Cắt noãn sào hay tinh hoàn đặt vào chất cố định mẫu để bảo quản: nghiên cứu mô bệnh học (histopathology) Tim và phổi:

Tách thanh quản sau lưỡi, tách rời khí quản và thực quản, lấy mẫu tuyến ức Mổ dọc theo thực và khí quản, lấy mẫu các hạch lympho dọc theo khí quản

Phổi: xem độ chắc, lấy mẫu các mô bình thường và bất thường

Tim: mổ tim và xem các van giữa tâm thất và tâm nhĩ Lấy mẫu tim, van tim

Đầu và xoang miệng

Khám mắt, miệng, lỗ mũi, xem có vết loét và dịch tiết bất thường Ở mắt lấy mẫu: cắt cơ quanh nhãn cầu

Trang 14

Lưỡi: để lấy lưỡi cắt giữa xương hàm dưới và lưỡi Khám miệng, răng, amidan (ở dưới lưỡi và vòm miệng) Lấy mẫu amidan

Não

Lấy mẫu não nếu nghi bị bệnh dại Người lấy mẫu phải trang bị bảo hộ như đã đề cập

Tách phần đầu ở khớp đốt sống cổ và đầu Dùng ống hút đút vô ổ ở đáy sọ, nơi gắn với cổ, ống hút hướng lên hướng mắt Kẹp đầu ống hút, lấy ống hút ra khỏi sọ, với mẫu trong ống hút Cho mẫu vào dung dịch glycerin hay formalin bằng cách tháo kẹp Phương pháp này an toàn và chỉ sử dụng với bênh dại Cách tốt nhất là cắt sọ theo chiều dọc, gởi một nửa sọ xét nghiệm bệnh dại và phần còn lại cho xét nghiệm mô học

Các cơ và dây thần kinh

Lấy mẫu cơ hoành và vài cơ ở chân

Lấy mẫu các dây thần kinh giữa các bó cơ chân sau

Tủy xương

Lấy xương chân, kẹp vỡ xương ở phần giữa Lấy mẫu xét nghiệm mô và vi sinh

Trang 15

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất hay điền vào khoảng trống các câu hỏi sau:

1/Để phòng trị bệnh cho động vật hoang dã có thể sử dụng các loại dược phẫm:

(A) Của người

(B) Dành riêng cho động vật hoang dã

(C) Dùng điều trị gia cầm

(D) Của người và gia súc

2/ Để ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật một mèo rừng, kháng sinh được chọn là Cefazolin (Reflin), liều thuốc được chọn giống như liều thuốc sử dụng ở:

3/ Navet-streptapen trong 100 ml có : Procain Penicillin G 20.000.000 UI, Dihydrostreptomycin sulfate 20.00 mg, dung môi vừa đủ 100 ml Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mẫn cảm với Penicillin

và Streptomycin Liều dùng: Trâu, bò: 1ml/ 20kg thể trọng Bê, nghé, dê, cừu, heo: 1ml/ 10kg thể trọng Nếu sử dụng điều trị heo rừng 30 kg, liều sẽ là……3… ml

4/ Khi không có thú mẹ hoặc thú mẹ không có đủ sữa, để nuôi thú họ mèo sơ sinh như: cọp, beo, mèo rừng, mèo nhà v.v có thể dùng sữa sau để nuôi thú sơ sinh:

(C) Sữa phải có hàm lượng đạm khoảng 25%

(D) Sữa phải có hàm lượng đạm khoảng 33%

5/ Tấm Sau Chẩm chỉ có ớ cá sấu:

(A) Nước ngọt (Crocodylus siamensis) (B) Cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus)

( C) Cá sấu Cuba (Crocodylus Rhombifer) (D) Có ở cả ba loại cá sấu trên

6/ Trăn đất (Python mourus) và trăn mắc võng (Python reticulatus) có đặc điểm:

(A) Không có nọc độc và có các lổ cảm nhận nhiệt (B) Có răng cong về phía sau

7/ Vị trí chích thịt (IM) ở các loài trăn, rắn: ở hai cơ chạy dọc hai bên xương sống

Vị trí chích thịt (IM) ở các loài cá sấu: hai chân sau và các cwo hai bên đuôi

8/ Cá sấu, trăn, kỳ đà là loài:

9/ Các loài bò sát là động vật biến nhiệt (Poikilotherm) có đặc điểm:

(A) Chỉ có thể điều chỉnh thân nhiệt qua việc tìm nơi có nhiệt độ thích hợp

(B) Trừ cá sấu, các loài bò sát tim có ba ngăn

(C) Dương vật có chức năng bài tiết nước tiểu (D) Cả 2 câu (A),(B) đúng

10/ Một số đặc điểm của nai (Cervus unicolor);

11/ Nhung nai là phần:

(A) Khi sừng cũ rụng đi, sừng mới xuất hiện và phát triển trong khoảng 2 tháng đầu tiên

(B) Là phần nhung của sừng

(C) Câu (A) đúng

(D) Cả hai câu (A) và (B) đều sai

12/ Điểm khác biệt giữa nai thuộc họ sừng đặc (Cervidae) với trâu bò thuộc họ sừng rỗng (Bovidae):

Trang 16

A ) Nai đực có sừng

(A) Zoletil

13/ Sau khi sừng cũ của nai rụng đi, sừng mới bắt đầu phát triển Thời điểm cắt nhung là khi nhung được khoảng:

14// Navet-streptapen Trong 100 ml : Procain penicillin G 20.000.000 UI, Dihydrostreptomycin sulfate

20.000 mg, dung môi vừa đủ 100 ml Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mẫn cảm với Penicillin

và Streptomycin Liều dùng: Trâu, bò: 1ml/ 20kg thể trọng cho 3 ngày Bê, nghé, dê, cừu, heo: 1ml/ 10kg thể trọng cho 3 ngày Nếu sử dụng điều trị nai nặng 100 kg, liều sẽ là…5…… ml

15/ Nai rụng sừng và mọc nhung vào mùa:

16/ Trong tự nhiên nai cái sinh sản vào mùa:

17/ Nai là loài sống theo bầy, thức ăn nai trong tự nhiên gồm:

18/ Để cắt nhung nai, nếu cần gây mê có thể sử dụng thuốc mê sau:

19/ Khả năng đề kháng bệnh của các loài bò sát phụ thuộc vào:

(A) Tính phái (B) Ánh sáng (C) Nhiệt độ môi trường sống (D) Chủng ngừa vaccine

20/ Để tính liều thuốc điều trị cho các loài bò sát, ta dựa vào tỷ lệ trao đổi chất cơ bản

21/ Nuôi cá sấu con lâu dài toàn bằng cá, thường đưa đến thiếu Vitamin B1 (Thiamin), nguyên nhân do:

(A) Cá không có đủ Vitamin B1 cho nhu cầu cá sấu con

(B) Trong cá có Thiaminase làm mất hoạt tính Vitamin B1

22/ Ở cá sấu con thiếu Vitamin B1 có thể có triệu chứng:

(A ) Liệt một chi (B) Liệt hai chi (C) Liệt các chi (D) Cả 3 câu trên đều đúng

23/Tại Việt Nam có 2 loài trăn, trăn là loài:

24/Trăn đực có:

25/ Nhung nai mỗi năm cắt được mấy lần và vào thời điểm nào?

26/ Nai đực khác nai cái ở điểm:

(C ) Cả nai đực, nai cái đều có sừng (D) Cả nai đực, nai cái đều không có sừng

27/ Đặc điểm nhận biết kỳ đà nước (Varanus salvator) so với kỳ đà vân (Varanus nebulosa))

(A ) Trên thân kỳ đà nước có các vòng tròn màu vàng xếp theo hàng ngang

(B ) Trên thân không khác biệt so với kỳ đà vân

(C ) Trên thân có các sọc màu vàng

(D ) Cả ba câu trên đều sai

28/ Đặc điểm của cơ quan sinh sản của kỳ đà đực:

(A ) Có một đôi dương vật nằm hai bên gốc đuôi

(B) Kỳ đà có một đôi dương vật như ở trăn

(C ) Cả hai câu (A) và (B) đúng

Ngày đăng: 26/03/2022, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w