1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt

17 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 625,67 KB

Nội dung

Chỉ ra được những vướng mắc và giải pháp để tăng cường thực hiện tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập nói chung và tại trường đại học Đà Lạt nói riêng trong điều kiện mới

Trang 1

Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập:

Trường hợp trường đại học Đà Lạt Financial Autonomy at Public Universities – Case Study at University of Dalat

NXB H : ĐHKT, 2012 Số trang 97 tr +

Phạm Thị Hoa Hạnh

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60.34.20 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Anh Tài

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Hệ thống hóa lý luận về tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập Tham

khảo kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học của một số nước trên thế giới Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt (minh họa số liệu của trường đại học Đà Lạt từ năm 2009 đến năm 2011) Chỉ ra được những vướng mắc và giải pháp để tăng cường thực hiện tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập nói chung và tại trường đại học Đà Lạt nói riêng trong điều kiện mới nhằm góp phần thực hiện một cách tốt nhất, nhanh nhất những mục tiêu chiến lược về giáo dục theo tinh thần các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước

Keywords: Tài chính; Đại học công lập; Tự chủ tài chính; Ngân hàng

Content

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, đất nước ta đang từng bước đổi mới Nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của toàn xã hội

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn một số vấn

đề bất cập Công tác quản lý của Bộ GD & ĐT đối với các trường đại học chưa thực sự đổi mới để phù hợp với các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học và đòi hỏi của phát triển xã hội Phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường đại học chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và

sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại học

Những bất cập trong cơ chế quản lý được coi là một nguyên nhân hạn chế tính tự chủ, kéo theo hạn chế về chất lượng đào tạo, khiến các trường khó có điều kiện phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm Cơ chế quản lý hành chính Nhà nước đã không còn phù hợp với một nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh, phức tạp và đa dạng

Trang 2

Để góp phần trong việc đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình tự chủ trong các trường đại học công lập, đặc biệt là tự chủ về tài chính của trường đại học Đà Lạt, đồng thời đề xuất một vài kiến nghị nhằm tháo

gỡ vướng mắc, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập:

Trường hợp trường đại học Đà Lạt ” làm luận văn thạc sỹ tài chính - ngân hàng

Luận văn đặt mục tiêu cao nhất và bao trùm là chỉ ra những vướng mắc và giải pháp để tăng cường thực hiện tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập nói chung và tại trường đại học Đà Lạt nói riêng trong điều kiện mới nhằm góp phần thực hiện một cách tốt nhất, nhanh nhất những mục tiêu chiến lược về giáo dục theo tinh thần các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập

Chương 2: Thực trạng tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt

Chương 3: Một số gợi ý về giải pháp tăng cường tự chủ tài chính đối với trường đại học Đà Lạt

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1 Những vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động sự nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động sự nghiệp:

HĐSN là những hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động trực tiếp đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất lao động xã hội

1.1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của hoạt động sự nghiệp:

- HĐSN gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần,

- HĐSN không nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp

- HĐSN luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSN công lập là đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập, nhằm thực hiện một chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Trong quá trình hoạt động được Nhà nước cho phép thu phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động

Trang 3

1.1.2.2 Đặc điểm ĐVSN công lập

ĐVSN công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, được tự chủ về tài chính, có sản phẩm mang tính lợi ích chung và lâu dài HĐSN trong các ĐVSN công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

- Phân loại ĐVSN công lập theo nguồn thu, bao gồm: ĐVSN tự đảm bảo chi phí hoạt động; ĐVSN tự

đảm bảo một phần chi phí hoạt động và ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động

- Phân loại ĐVSN công lập theo lĩnh vực hoạt động, bao gồm: ĐVSN Văn hoá - Thông tin;

ĐVSN y tế; ĐVSN giáo dục đào tạo; ĐVSN thể dục, thể thao; ĐVSN khoa học công nghệ, môi trường; ĐVSN kinh tế; ĐVSN khác

1.1.3 Vai trò và sự tồn tại tất yếu khách quan của ĐVSN công lập trong nền kinh tế xã hội

1.1.3.1 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập:

Các ĐVSN có vai trò to lớn trong sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:

- Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao…

- Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao

- Thứ ba, các ĐVSN công lập có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án,

chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Thứ tư, góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy

sự phát triển của xã hội

1.1.3.2 Sự tồn tại tất yếu khách quan của đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh tế xã hội

Sự tồn tại của HĐSN và các ĐVSN công lập là một tất yếu khách quan, xuất phát từ vai trò và chức năng của các ĐVSN, từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và từ chủ trương đa dạng hoá nguồn tài chính cho các HĐSN

1.2 Cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSN công lập

1.2.1 Đối tượng, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện tự chủ tài chính đối với ĐVSN công lập

- Đối tượng: Các ĐVSN công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập

- Mục tiêu tự chủ: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại

bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động

- Nguyên tắc thực hiện: Hoàn thành nhiệm vụ được giao; Thực hiện công khai, dân chủ theo quy

Trang 4

định của pháp luật; Tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

1.2.2 Nội dung tự chủ tài chính đối với ĐVSN công lập

1.2.2.1 Những quy định chung đối với ĐVSN công lập khi thực hiện tự chủ tài chính

Quy định về thực hiện nghĩa vụ với NSNN; quy định về quyền được huy động vốn và vay vốn tín dụng; quy định về quản lý và sử dụng tài sản và quy định về tài khoản giao dịch

1.2.2.2 Nội dung tự chủ tài chính đối với ĐVSN công lập

- Nguồn tài chính của ĐVSN công lập bao gồm: kinh phí do NSNN cấp; Nguồn thu từ HĐSN; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật và các nguồn khác

- Nội dung chi của ĐVSN công lập: Gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên

- ĐVSN công lập được tự chủ về khoản thu, mức thu, được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính và chủ động sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

- ĐVSN công lập được chủ động sử dụng các quỹ: quỹ phát triển HĐSN, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

1.3 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

1.3.1 Tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

1.3.1.1 Tài chính trong các trường đại học công lập

Tài chính trong các trường đại học công lập phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền

tệ trong các trường đại học Các quan hệ tài chính trong trường đại học công lập: Quan hệ tài chính giữa trường đại học công lập với NSNN, với xã hội, với nước ngoài và quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường

1.3.1.2 Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập

Hướng vào quản lý thu, chi của các nguồn tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường

1.3.2 Các công cụ quản lý tài chính chủ yếu tại các trường đại học công lập

1.3.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước

Bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các trường ĐHCL, các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trường Công tác kế hoạch

Công cụ này nhằm bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực thi Căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của năm báo cáo để có cơ

sở dự kiến năm kế hoạch cho trường

Trang 5

1.3.2.2 Quy chế chi tiêu nội bộ

Đảm bảo cho các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định, tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện

và Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi

1.3.2.3 Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Nhằm ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý; kiểm soát nguồn kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm các chế độ chính sách, kinh tế

1.3.2.4 Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các trường đại học, đồng thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính

1.3.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Ban Giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng và quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của nhà trường Giúp việc trực tiếp là đội ngũ kế toán và bộ phận kế hoạch của trường

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học của một số nước trên thế giới

1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước:

Phân tích kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học của các nước: Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.4.2 Bài học kinh nghiệm

Mỗi nước có cách thức đầu tư NSNN cho giáo dục đào tạo khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh

tế, trình độ dân trí, văn hóa Nhìn chung các nước đều có những biện pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo Cụ thể là :

- Cải cách hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng thị trường, thực hiện xã hội hóa nguồn kinh phí cho GDĐH

- Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo không chỉ từ NSNN mà còn từ nhiều nguồn khác, trong đó nguồn NSNN giữ vị trí chủ đạo nhằm xây dựng nền tảng cho giáo dục đào tạo

- Tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất để bảo đảm cho hoạt động giáo dục đào tạo của các trường đi đúng định hướng

- Huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho giáo dục đại học

Trang 6

Chương 2

THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

2.1 Khái quát tình hình thực hiện tự chủ tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ

GD & ĐT

2.1.1 Tình hình quản lý thu, chi NSNN của Bộ GD & ĐT đối với các trường đại học công lập trực thuộc

Hàng năm, Bộ GD & ĐT chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường và các đơn vị trực thuộc

Mức phân bổ thu, chi NSNN của Bộ GD & ĐT căn cứ vào qui mô sinh viên, giáo viên, ngành nghề đào tạo, nguồn thu sự nghiệp của các trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách Bộ GD & ĐT trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm đối với nguồn kinh phí này, báo cáo Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan

2.1.2 Tình hình tự chủ tài chính của các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD & ĐT

Tính đến hết năm 2011 Bộ GD & ĐT đã giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho 52 đơn vị trực thuộc, trong đó có 8 đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên; 37 đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và 7 đơn vị NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên

Các trường đã được tự chủ trong hoạt động, giảm các thủ tục hành chính, chủ động sử dụng kinh phí, biên chế, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng cường

sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí, khắc phục tình trạng cấp dưới trông chờ vào cấp trên, qua đó kinh phí được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn

Tuy nhiên trong quá trình triển khai tự chủ tài chính tại các trường cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định Bộ GD & ĐT khuyến khích tăng tỷ lệ các trường thuộc nhóm 1 và phấn đấu giảm dần các trường thuộc nhóm 2, nhóm 3 Nhưng thực tế lại không thực hiện được như vậy, hoặc tỷ

lệ thay đổi rất nhỏ

2.2 Thực trạng tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt

2.2.1 Giới thiệu về trường đại học Đà Lạt

Trường đại học Đà Lạt là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD & ĐT Hiện nay, trường

có 18 khoa với 45 ngành học

Trường có hội đồng trường, các ban tư vấn, 1 văn phòng, 9 phòng chức năng, 18 khoa, 2 bộ môn trực thuộc cùng một số trung tâm, ban quản lý khu nội trú và các tổ chức chính trị đoàn thể Cán bộ viên chức của trường tính đến ngày 31 tháng 08 năm 2012 là 505 người

Trang 7

2.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt

2.2.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính của trường

Nghị định số 43 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức và tài chính Bên cạnh đó còn có các thông tư, quyết định của các Bộ, ban ngành có liên quan quy định và hướng dẫn triển khai, thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị

2.2.2.2 Các nguồn lực tài chính

Bảng 2.3: Cơ cấu và tổng nguồn kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011

STT Chi tiết các nguồn kinh

phí

Tổng số kinh phí

(tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số kinh phí

(tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số kinh phí

(tr đồng)

Tỷ lệ (%)

A Ngân sách cấp 53 849 43.20% 55 927

42.57

% 58 854 42.06%

1 NSNN cấp chi thường

xuyên

27 097 21.74% 30 767 23.42% 34 429 24.61%

2 Kinh phí không tự chủ 26 752 21.46% 25 160 19.15% 24 425 17.46%

B Nguồn thu sự nghiệp 69 528 55.78% 75 422 57.42

%

81 073 57.94%

1 Học phí 61 132 49.04% 69 332 52.79% 73 736 52.69%

2 Lệ phí 2 417 1.94% 1 737 1.32% 1 940 1.39%

3 Thu sự nghiệp khác 5 979 4.80% 4 353 3.31% 5 397 3.86%

C Kinh phí viện trợ, tài

trợ

1 276 1.02% 13 0.01%

1 Dự án PHE 3 1 276 1.02% 13 0.01%

Tổng cộng 124 653 100% 131 362 100% 139 927 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Nguồn tài chính hàng năm của trường bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và kinh phí viện trợ tài trợ

Trang 8

Kinh phí của trường tăng dần qua các năm, trong đó tăng nhiều nhất là số thu học phí Hai nguồn kinh phí quyết định sự tự chủ về tài chính của đơn vị là kinh phí tự chủ do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp chiếm từ 76% đến 81% tổng nguồn kinh phí của trường

a> Quản lý nguồn thu từ NSNN cấp:

Kinh phí NSNN cấp gồm: Kinh phí chi thường xuyên, kinh phí đào tạo lại, kinh phí nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu và kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên của trường chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên trong tổng kinh phí NSNN cấp NSNN cấp cho chi thường xuyên tăng rất ít và tỷ lệ ngày càng giảm so với thu sự nghiệp của trường

b> Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

10 000

20 000

30 000

40 000

50 000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lệ phí

Kinh phí khác

Học phí chính quy

Học phí hệ ĐTTX

Biểu đồ 2.4: Mức độ tham gia các nguồn tự có trong số thu sự nghiệp tại trường đại học Đà Lạt

giai đoạn 2009-2011(đvt: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Nhận xét về nguồn thu sự nghiệp của trường:

* Thu học phí:

Thu học phí của trường có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu sự nghiệp của trường, cụ thể: năm 2009 chiếm 87,92%; năm 2010 chiếm 91,93% và năm 2011 chiếm 90,95%

* Thu lệ phí:

Thu từ lệ phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu sự nghiệp tại trường đại học Đà Lạt Tỷ lệ thu lệ phí bình quân trong tổng thu sự nghiệp của trường trong 3 năm là 2,72%

* Thu sự nghiệp khác:

Mặc dù trường đã có nhiều cố gắng để mở rộng các hoạt động nhằm tăng nguồn thu khác của

Trang 9

trường nhưng số thu sự nghiệp khác của trường vẫn chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%)

* Nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ:

Đây là nguồn thu chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu từ các khoản tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài trợ học bổng sinh viên, quà biếu tặng, khen thưởng sinh viên

2.2.2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính

Chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của trường đại học Đà Lạt (trên 70%) Kinh phí chi hoạt động thường xuyên của trường bao gồm kinh phí từ NSNN cấp và kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp của trường, dùng để chi cho các nội dung: Chi thanh toán cá nhân; Chi về hàng hóa, dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn; Chi đầu tư mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác Ngoài ra trường còn có các nội dung chi khác: chi đào tạo lại, chi chương trình mục tiêu, xây dựng

cơ bản, chi nghiên cứu khoa học và chi tài trợ, viện trợ

Trường thực hiện hạch toán, quyết toán và lập báo cáo tài chính quý, báo cáo quyết toán năm gửi

Bộ GD & ĐT và các đơn vị liên quan Thực hiện trực tiếp công việc này là phòng Tài chính - Kế hoạch của trường

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011

STT Nội dung

Tổng số kinh phí

(tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số kinh phí

(tr đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng số kinh phí

(tr đồng))

Tỷ lệ (%)

1 Kinh phí chi

thường xuyên 74 944 70.87% 86 448 71.21% 91 855 77.21%

2 Chi đào tạo lại 36 0.03% 36 0.03% 50 0.04%

3 Chi nghiên cứu

khoa học 4 461 4.22% 797 0.66% 796 0.67%

4 Chi các chương

trình mục tiêu 3 649 3.45% 4 162 3.43% 3 392 2.85%

5 Chi xây dựng cơ 21 950 20.76% 29 614 24.39% 22 876 19.23%

Trang 10

bản

6 Chi tài trợ, viện

Tổng chi 105 753 100% 121 399 100% 118 969 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

- Trích lập và sử dụng các quỹ: Trường đã thực hiện trích lập bốn loại quỹ: Quỹ khen thưởng,

quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Việc trích và sử dụng các quỹ được quy định cụ thể tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường và được kiểm soát chi thông qua Kho bạc Nhà nước

- Tình hình lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi: Nhà trường được tự chủ thực hiện các

khoản dự toán thu, chi thường xuyên Những khoản chi không thường xuyên sử dụng theo các quy định của Nhà nước và các ban ngành có liên quan

2.2.3 Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt

2.2.3.1 Những kết quả đã đạt được

a> Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường

Nhà trường được quyền quyết định các khoản thu, mức thu đối với các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; được chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao Nhà trường cũng được quyền quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định; được chi thu nhập tăng thêm

Cơ chế tự chủ cũng tạo điều kiện cho trường thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện

b> Nguồn thu sự nghiệp của trường có xu hướng tăng lên

Chính sách trao quyền tự chủ đã giúp nhà trường chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu Nguồn thu sự nghiệp của trường đang có xu hướng tăng lên rõ rệt và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí được tự chủ của trường

c> Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo và NCKH

Nhà trường đã thực hiện mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo, được chủ động mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy các hệ đào tạo trong trường, chủ động ký hợp đồng với Sở Khoa học và

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 71 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2006
3. Bộ Tài chính (2006), “Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan Nhà nước, ĐVSN công lập”, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan Nhà nước, ĐVSN công lập
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2006
4. Bộ Tài chính (2007), “Kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp và những quy định mới về chế độ tài chính, chế độ tự chủ trong các cơ quan, đơn vị”, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: K"ế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp và những quy định mới về chế độ tài chính, chế độ tự chủ trong các cơ quan, đơn vị
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2007
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Duy Liễu (2002), Kế toán – Kiểm toán trong trường học, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán – Kiểm toán trong trường học
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Duy Liễu
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 43 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 43 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 83 quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 83 quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
9. Chính phủ (2010), Điều lệ trường Đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Đại học
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
10. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 711/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 55 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể ĐVSN công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 55 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể ĐVSN công lập
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
12. Phạm Văn Đăng, Phan Thị Cúc, Trần Phước, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2007), Giáo trình kế toán Nhà nước, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán Nhà nước
Tác giả: Phạm Văn Đăng, Phan Thị Cúc, Trần Phước, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2007
13. Nguyễn Minh Hằng (2011), Giáo trình pháp luật tài chính công, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình pháp luật tài chính công
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2010 và 2011), Báo cáo thực hiện kế hoạch và ngân sách, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản Khác
14. Trường Đại học Đà Lạt (2009, 2010 và 2011), Báo cáo tài chính Khác
16. Các bài tham luận tại hội nghị tài chính hàng năm, các cuộc hội thảo về nâng cao quyền tự chủ trong các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
17. Các tạp chí Kế toán, Kiểm toán, tạp chí Giáo dục và Thời đại, các tạp chí kinh tế và phát triển. Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt. - Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt
2.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đà Lạt (Trang 7)
Bảng 2.3: Cơ cấu và tổng nguồn kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 - Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt
Bảng 2.3 Cơ cấu và tổng nguồn kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (Trang 7)
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 - Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (Trang 9)
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 - Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng kinh phí của trường đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (Trang 9)
- Tình hình lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi: Nhà trường được tự chủ thực hiện các khoản  dự  toán  thu,  chi  thường  xuyên - Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trường hợp trường đại học đà lạt
nh hình lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi: Nhà trường được tự chủ thực hiện các khoản dự toán thu, chi thường xuyên (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w