Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.. Có thể nêu ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát
Trang 1Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận
Hà Đông thành phố Hà Nội
Ngô Thị Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: GS.TS Chu Văn Cấp
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội những năm gần đây Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Hà Đông trong giai đoạn tới
Keywords: Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực; Quận Hà Đông
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế khép kín sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hiện đại Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế tri thức đang từng bước phát triển ở nước ta thì cùng với nó là sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009, nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 tuổi, và 45% trong tổng số lao động có
độ tuổi dưới 54) Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007) Người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước ta trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức
Tuy nhiên so với yêu cầu của nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế Hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng
Trang 2được 35 – 40% nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp Thị trường nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước những hạn chế to lớn về số lượng, chất lượng và cơ cấu
Quận Hà Đông là một trong những quận mới thành lập của Thủ đô theo Nghị quyết số 19/NQ – CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ Với diện tích 4791,74 ha, 198.687 nhân khẩu, là một quận có nhiều tiềm năng phát triển Lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số, song chất lượng và cơ cấu NNL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, một trong những mục tiêu của quận là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhất là giai đoạn sau sát nhập với Thủ đô thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn Vì thế việc tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở quận
Hà Đông là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao luôn là đề tài quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học Có thể nêu ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển NNL chất lượng cao như sau:
(1) Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế -Trương Thu Hà, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa : Luận án Tiến sĩ kinh tế của Phạm Văn Quý năm 2005 Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay
Trang 3(3) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu: Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững
(http://vnep.org.vn/Modules/CMS/Upload/6/CD%20nhan%20to%20con%20nguoi%2
0-%Final.pdf, tháng 12/2009) Các tác giả tìm hiểu nhận thức tổng quát về nhân tố
con người, rút ra bài học kinh nghiệm của một số nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ Từ đó các tác giả phân tích thành tựu và hạn chế trong phát triển con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy nhân tố con người ở Việt Nam
(4) Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, H.2002 Tác giả đã phân tích nhân lực công nghệ ưu tiên, tập trung vào những ngành công nghệ ưu tiên cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng…và đưa ra giải pháp phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta
(5) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu:
Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(http://vnep.org.vn/Modules/CMS/Upload/6/phat%20trien%20nguon%20nhan%20luc
%20khcn.pdf; 30/7/2007)
Các tác giả đã nêu khái quát vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ, thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam
Và nhiều công trình nghiên cứu khác
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về NNL, phát triển NNL, vai trò của NNL nhất là NNL chất lượng cao, các giải pháp cần thiết
để phát triển NNL chất lượng cao…
Như vậy các nghiên cứu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ở một quận nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như quận Hà Đông thành phố Hà
Nội còn rất ít Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Phát triển nhân lực chất lƣợng cao ở
quận Hà Đông Thành phố Hà Nội” và đề tài này không trùng lặp với các công trình
khoa học đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận
Hà Đông thành phố Hà Nội những năm gần đây và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận đến năm 2020
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thời gian qua
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Hà Đông trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2010
5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: tức là phân tích cả về mặt định tính và định lượng
các vấn đề lý luận thực tiễn rồi tổng hợp, khái quát làm rõ bản chất của vấn đề cần
nghiên cứu
- Phương pháp thống kê so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để tính toán các
số liệu, các chỉ tiêu, phản ánh các chỉ tiêu về kết quả phát triển NNL, các số liệu điều tra khảo sát được phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao ở quận Hà Đông
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp: dựa
vào các nguồn tư liệu, số liệu đã có liên quan đến đề tài như: số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, các báo cáo của UBND các
Trang 5cấp về phát triển kinh tế - xã hội…liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó vận dụng phương pháp phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp mô hình hóa: tức là thể hiện các kết quả nghiên cứu bằng các bảng,
biểu đồ, sơ đồ, đồ thị…
6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Hà Đông thành phố Hà Nội giai đoạn 10 năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông trong thời gian tới
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quận Hà Đông Thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội đến năm 2020
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Lý luận về nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực:
1.1.1.1 Nguồn nhân lực (Human Resoures)
NNL tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị được hiểu là: Tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
NNL được thể hiện trên 2 giác độ: số lượng và chất lượng
Trang 6Số lượng NNL là những con người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, nó biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL Các chỉ tiêu này
có quan hệ với quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số
Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất bên trong của NNL
(1) Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực
Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của NNL, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần
(2) Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực
Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của NNL, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay
- Trình độ học vấn: là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó thể
hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội,
là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống
Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông
Thứ năm: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Chất lượng của NNL không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo
- Năng lực sáng tạo:
Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mối con người Việt Nam có tư duy
Trang 7năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực Cho nên trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay
(3) Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động
Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ Bởi vì, ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người
1.1.1.2 Vài nét về nguồn nhân lực chất lƣợng cao
NNL chất lượng cao được hiểu bao gồm:
- NNL có trình độ đại học, cao đẳng, tức là những người lao động được đào tạo (chính quy hay không tập trung có đươc học vị cử nhân các chuyên ngành, ngành đào tạo)
- Đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi
- NNL khoa học và công nghệ Đó là những người làm việc trong các cơ quan, các viện nghiên cứu khoa học, người làm công tác khoa học – kỹ thuật trong các cơ quan, doanh nghiệp, các lĩnh vực công, nông nghiệp, dịch vụ…các cán bộ khoa học – công nghệ…
- Đội ngũ lao động lành nghề và trình độ cao Đó là những người được trang bị kỹ năng kỹ nghệ thành thạo và có kiến thức chuyên môn, có khả năng đảm nhận được những công việc phức tạp
Ở nước ta hiện nay, phát triển NNL, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
Trang 81.1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội
NNL cấu thành bộ phận quan trọng của các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất (từ con người), nguồn lực tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực trí tuệ (chất xám) Những nguồn lực này có thể huy động tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội Trong đó NNL có thể nói là “vô tận” và đóng vai trò quyết định trong việc phát huy các nguồn lực khác
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và
ổn định phải phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao Chất lượng NNL được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, sức khỏe) là tiền
đề thành công của các nước, vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
1.1.2.1 Quan niệm về phát triển NNL
Phát triển nguồn nhân lực là một "quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã hội" [10, tr 13], đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm
lý - xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển
Phát triển NNL bao gồm các nội dung:
Thứ nhất: Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu
của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới
Thứ hai: Phát triển về chất lượng: là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức
1.1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển NNL
(1) Sự phát triển của khoa học công nghệ,
(2) Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế
(3) Nền kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng của nhiều loại thị trường, trong đó có thị trường sức lao động
(4) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
(5) Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế -
xã hội của một số quận thành phố Hà Nội
Trang 91.2.1 Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn:
1.2.2 Kinh nghiệm của huyện Thường Tín
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NHẤT LÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG THỜI KỲ (2000 – 2010)
2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hoá và xã hội quận Hà Đông thành phố Hà Nội liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, thuộc lưu vực của 2 sông: sông Nhuệ và sông Đáy; cách trung tâm Hà Nội 11km, nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình
và các tỉnh trung du, miền núi Tây Bắc
(2) Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên: Thực hiện các nghị định của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Hà Đông và Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về
mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, đến nay Hà Đông trở thành một quận của thủ
đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 48,34 km²
2.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục
* Đơn vị hành chính
Trong thời gian qua, Hà Đông có nhiều biến đổi về đơn vị hành chính Thực hiện nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, tiếp nhận thêm 3 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai, xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức và thôn Bãi xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ Ngày 27/12/2006 thực hiện Nghị định số 155/2006/NĐ-CP của chính phủ, Thành phố Hà Đông được thành lập và trực thuộc tỉnh Hà Tây Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Hà Đông sát nhập về Thành phố Hà Nội từ tháng 8/2008 và thành lập quận Hà Đông theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ
* Dân số và mật độ dân số
Quận có 17 đơn vị hành chính cấp phường, tính đến thời điểm điều tra dân số ngày 1/6/2010 quận Hà Đông có 237.905 người
Trang 10* Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng GDP bình quân của Hà Đông là
12,8% Thời kỳ 2006-2009 Hà Đông phải đối mặt với khủng hoảng tài chính; suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh bùng phát…, song kinh tế Hà Đông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân GDP tăng 18,5%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 20,1%/năm, thương mại – du lịch – dịch vụ tăng 48,7%/năm và nông nghiệp
có giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác tăng bình quân 11,7%/năm
* Về đầu tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì vốn là một nhân tố rất quan trọng, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân
2.2 Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội trong thời gian qua
2.2.1 Tình hình nhân lực và phát triển nhân lực ở quận Hà Đông
2.2.1.1 Quy mô lực lượng lao động
Theo số liệu ở bảng dưới cho thấy: Số người từ 15 tuổi trở lên đến 1-6-2010 có 177.194 người Nếu so với kết quả điều tra lao động việc làm tháng 8/2008 đến nay đã tăng 22.400 người Xét về cơ cấu theo nhóm tuổi thì quận Hà Đông là quận có lực lượng lao động tương đối trẻ Điều đó được thể hiện qua tỷ trọng của số người từ 15 tuổi đến 44 tuổi vẫn chiếm 66,7% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên Năm 2008 (theo kết quả điều tra dân số) số người trên 55 tuổi chiếm 18,2% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên thì đến thời điểm điều tra năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 18,6% Như vậy lực lượng của quận ngày càng có xu hướng già hoá
Bảng 2.1: SỐ NGƯỜI TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG CHIA
THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI (THỜI ĐIỂM 1/6/2010)
STT Chia theo nhóm tuổi
và khu vực
Tổng số người Trong đó: Nữ Tỷ trọng
(%) Tổng số
(người)
Tỷ trọng (%)
Trang 11Nguồn: UBND quận Hà Đông, Đề án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người
lao động trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010-2015
2.2.1.2 Về chất lượng nguồn nhân lực
Công tác xây dựng nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao thì điều quan trọng là phải xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu chí sau:
Một là: Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực (Số người từ 15 tuổi trở lên)
Biểu 2.2: SỐ NGƯỜI TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG CHIA
THEO ĐỘ TUỔI VÀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA THỜI ĐIỂM 1/6/2010
Tiểu học THCS THPT Không biết
chữ
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng
số (người)
Tỷ trọng (%)