Tình hình nghiên cứu Khi bàn về kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế hay gọi tắt là y tế tư nhân ở Việt Nam, đề tài sẽ đề cập đến các mảng vấn đề lớn như: Kinh tế tư nhân, d
Trang 1Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Minh
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS Trần Đức Hiệp
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Làm rõ bản chất của kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công; phân
tích làm rõ khái niệm dịch vụ y tế tư nhân Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó chỉ
ra những bất cập trong việc phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam Đưa ra một số
định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới Keywords: Dịch vụ y tế; Y tế tư nhân; Kinh tế y tế
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường hàng hóa dịch vụ công là một xu thế mà hầu hết các nước trên thế giới áp dụng hoặc là đang xem xét áp dụng Một trong những dịch vụ công được rất nhiều quốc gia quan tâm đến chính là dịch vụ y tế, bởi dịch vụ y tế là một hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn bộ quốc gia đó
Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế trong thời gian qua có rất nhiều đổi mới, Việt Nam đã chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Chính vì vậy, xu hướng thị trường hóa ngành dịch vụ y tế đã có tác động không nhỏ đến lĩnh vực dịch vụ y tế ở Việt Nam Một trong những biểu hiện của xu thế đó là sự gia nhập của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế, ngành dịch vụ vốn được cho là ngành do nhà nước độc quyền cung ứng Nguyên nhân trực tiếp kéo khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực này là do dịch vụ y tế công quá tải, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Vì vậy mà dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam xuất hiện ngày càng phổ biến và cạnh tranh mạnh mẽ với dịch vụ y tế công
Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá ngành y tế Việt Nam với việc coi “sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp
uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt” (Nghị quyết 04/NQ-TW năm 2003) đã trở thành một điều kiện tiền đề quan
Trang 2trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam Mục tiêu của chủ trương xã hội hoá dịch vụ y tế là nhằm huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,…) trong toàn xã hội tham gia đóng góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận được với các dịch vụ y tế cơ bản và có chất lượng
Trên thực tế, dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khoẻ cho mọi người, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Tuy nhiên, dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định do chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường
Vậy thực chất hiện trạng phát triển của hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam ra sao? Vai trò của y tế tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế như thế nào? Cần phải có giải pháp gì để thúc đẩy
y tế tư nhân phát triển thực sự vì cả lợi ích của người dân và xã hội? Đó chính là cơ sở để tác
giả lựa chọn vấn đề: “Kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Khi bàn về kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế (hay gọi tắt là y tế tư nhân) ở Việt Nam, đề tài sẽ đề cập đến các mảng vấn đề lớn như: Kinh tế tư nhân, dịch vụ y tế, kinh tế
tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế, và thực tiễn các vấn đề này ở Việt Nam Các vấn đề này đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu như sau:
Kinh tế tư nhân là đối tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, cụ thể là trong các tác phẩm:
- Minh Phương, Trần Quế, Hà Huy Thành, Kinh tế tư nhân Việt Nam sau 20 năm đổi mớ i- Thực trạng và những vấn đề, Nxb: Khoa học Xã hội – 2005 Cuốn sách phân tích thực trạng phát
triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2005 từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Trịnh Thị Hoa Mai, Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb: Thế Giới –
2005 Trình bày về tổng quan kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó, phân tích đánh giá vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh cừ, Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb: Chính Trị Quốc
Gia – 2006 Cuốn sách trình bày lý luận chung về sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, thực trạng phát triển kinh
tế tư nhân ở nước ta, những chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân
- Đinh Thị Thơm, Kinh tế tư nhân sau hai thập kỷ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội – 2006
Tác giả đã phân tích, đánh giá, kiến giải và những giải pháp được đúc kết trong những công
Trang 3trình, bài viết của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam về khu vực kinh tế tư nhân sau năm 1986 ở Việt Nam Qua đó đánh giá được vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế
- Hà Văn Tuấn , Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay:
LATS Kinh tế: 62.34.10.01,H - 2010: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại hiện nay, đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới
Các công trình trên đã cho thấy khu vực kinh tế tư nhân đã được đánh giá nhìn nhận một cách toàn diện, từ bản chất đến vai trò của kinh tế tư nhân, đến tình trạng và sự vận động của kinh
tế tư nhân Việt Nam
Y tế là một ngành dịch vụ quan trọng trong đời sống của con người, tác động lớn đến mọi mặt của xã hội Vấn đề này đã được nghiên cứu trong các tác phẩm như là:
- Phùng Kim Bảng, Lê Quang Hoành (chủ biên), Hồ Hữu Anh, Y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nxb Y học – 1997, cuốn sách trình bày lý luận chung của y học xã hội
và tổ chức y tế, y tế cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu Lịch sử y học, tâm lý học, đạo đức học Y tế công cộng và công tác y tế Thống kê y tế Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và giáo dục sức khoẻ Pháp luật trong ngành y tế Tổ chức và hoạt động của ngành y tế Quản lý y tế - kinh tế y tế
- Trương Việt Dũng, Nguyễn Duy Luật (chủ biên), Nguyễn Văn Hiến, Bài giảng quản lý
và chính sách y tế: Dùng cho đối tượng sau đại học, Nxb Y học - 2002: Đại cương về tổ chức
và hệ thống y tế Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam Quản lý y tế (quản lý nhân lực, quản lý thông tin, quản lý tài chính và vật tư) Xây dựng chính sách y tế công cộng
- Nguyễn Trung sưu tầm, Những quy định về chính sách xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nxb Lao động – 2001, công trình tập hợp những
văn bản pháp luật về chính sách xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, các chính sách khuyến khích, quản lý tài chính đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, thể thao, giáo dục
Bên cạnh việc tồn tại hệ thống y tế công là sự tồn tại của hệ thống y tế tư nhân, hệ thống này cũng có những đặc điểm, cơ chế hoạt động riêng, vấn đề về y tế tư nhân đã được nghiên cứu ở một số tác phẩm sau:
- Scientific works: Scientific works of prof Pham Huy Dung in English 1988-1998/Pham
Huy Dung - 1998-Vol.2 Cuốn sách tập hợp các công trình khoa học của PGS PTS Phạm Huy Dũng từ năm 1988-1998 về một số vấn đề y tế tư nhân: Vai trò của thành phần y tế tư nhân ở Việt Nam, sự phát triển của y tế tư nhân tại Việt Nam, chi phí cho các dịch vụ y tế và người nghèo ở Việt Nam
- Trịnh Minh Hoan, Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu các trường hợp tại thành phố Đà Nẵng: LATS xã hội học: 5.01.09 Luận Án nêu nên thực trạng vai trò y tế tư nhân trong chăm
Trang 4sóc sức khoẻ hiện nay Những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động của y tế tư nhân và dự báo
xu hướng biến đổi của y tế tư nhân theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Nguyễn Nguyệt Nga, Sự phát triển của khu vực y tế và cải cách kinh tế trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Việt Nam 1989-1997: Luận án PTS KH Ktế/ Luận án trình bày vấn
đề các chính sách thu viện phí, chính sách bảo hiểm y tế và sự phát triển của khu vực y tế tư nhân và ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng các dịch vụ y tế và hoạt động của ngành y tế
- Quy trình và danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân Giới thiệu các văn bản pháp luật về
qui trình và danh mục thanh tra hành nghề y tế tư nhân
Nhìn chung, các công trình đều nghiên cứu về kinh tế tư nhân, dịch vụ y tế, nhưng hai vấn đề này được nghiên cứu riêng rẽ, độc lập với nhau Và có một số tác phẩm khác thì nói về dịch vụ y
tế tư nhân nhưng theo quan điểm của nhà xã hội học chứ không phải là trên giác độ kinh tế chính trị Hơn nữa, sự nhìn nhận, đánh giá về y tế tư nhân từ thực tiễn và lý luận vẫn có nhiều luồng tư tưởng khác nhau Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các công trình đã nghiên cứu, vấn đề: “Phát
triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ y tế tư nhân phát triển
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ bản chất của kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công
- Khái quát tình hình phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả của dịch vụ này ở Việt Nam
- Đề xuất một số định hướng giải pháp để thúc đẩy dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam phát triển
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu y tế tư nhân Việt Nam dưới giác độ kinh tế chính trị: Dịch vụ y tế tư nhân được xem xét như là một ngành kinh tế trong đó khu vực kinh tế tư nhân cùng tham gia cung cấp một dịch vụ xã hội, dịch vụ công là chăm sóc sức khoẻ cho người dân
Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 2000 đến 2010
Đề tài chỉ nghiên cứu các cơ sở y tế tư nhân có đăng ký và được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp biện chứng duy vật
Trang 5Trong luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu kinh tế tư nhân trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần kinh tế khác, giữa kinh tế tư nhân trong thị trường dịch vụ y tế và các thị trường dịch vụ khác Từ đó đánh giá được hoạt động của dịch vụ y
tế tư nhân ở Việt Nam
- Phương pháp trìu tượng hóa khoa học
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu này để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời của kinh tế tư nhân để từ đó rút ra được những đặc trưng, tính
ổn định, bản chất của kinh tế tư nhân đặc biệt là trong việc cung cấp dịch vụ y tế, một thị trường rất mới và có nhiều tiềm năng Từ đó rút ra được những đặc trưng, bản chất của kinh tế tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp là một phương pháp quan trọng mà luận văn sử dụng để phân tích các bảng, biểu số liệu, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét về đặc điểm của dịch
vụ y tế tư nhân ở Việt Nam
- Phương pháp thống kê so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh là dựa trên số liệu từ các nguồn thu nhập được, so sánh với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân giai đoạn trước, dự đoán tương
lai và so sánh bản thân khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế công trong nền kinh tế
- Phương pháp logic – lịch sử
Phương pháp là căn cứ để luận văn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước về vấn đề dịch vụ y tế tư nhân Đồng thời phương pháp là cơ sở để luận văn có sự liên kết trong toàn bộ bố cục của luận văn, vấn đề trước bổ xung, là cơ sở cho vấn đề sau, vấn đề sau càng giải
thích cho vấn đề trước
- Phương pháp tổ chức số liệu
Luận văn sử dụng các số liệu thu thập được từ các nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ y tế, Ngân hàng thế giới… Luận văn sẽ đưa ra những khẳng định định tính, dùng số liệu để minh hoạ
cho các định tính đó
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần phân tích làm rõ khái niệm dịch vụ y tế tư nhân
- Góp phần phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập trong việc phát triển dịch vụ
y tế tư nhân ở Việt Nam
- Góp phần đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Trang 6Chương 1: Dịch vụ y tế tư nhân: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam
Chương 1 DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN: LÝ LUẬN VÀ
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1 Hàng hóa dịch vụ y tế: Khái niệm và đặc điểm
1.1.1 Khái niệm về hàng hóa dịch vụ y tế
Hàng hoá dịch vụ y tế
Hàng hóa dịch vụ y tế là tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc, tư vấn liên quan đến sức
khoẻ con người Các loại hình dịch vụ y tế phổ biến như là: Dịch vụ khám, phòng chống và chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm y tế, hệ thống hành nghề dược, y học cổ tuyền…
1.1.2 Đặc điểm hàng hóa dịch vụ y tế
Tính không thể đoán trước
Tính không dự đoán rất phổ biến trong thị trường chăm sóc sức khoẻ, nghĩa là con người không chủ động quyết định được thời gian mắc bệnh của mình…
Tri thức không đối xứng
Trong y tế tình trạng thông tin không đối xứng thể hiện trong mối quan hệ đàm phán giữa bệnh nhân và thầy thuốc Thầy thuốc có rất nhiều tri thức, thông tin về chẩn đoán, về điều trị so với bệnh nhân
Tính ngoại ứng
Trong thị trường chăm sóc sức khoẻ thì ngoại ứng được dùng để chỉ những tác động gây
ra bởi người sử dụng dịch vụ hàng hoá y tế, đối với những người không sử dụng dịch vụ hàng hoá này Những ngoại ứng gây ra tác động có hại thì gọi là ngoại ứng tiêu cực, những ngoại ứng gây ra tác động có lợi thì gọi là ngoại ứng tích cực
Dịch vụ y tế luôn có rào cản gia nhập ngành
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế cụ thể: Nguồn vốn, mặt bằng, trang thiết bị…
1.2 Khu vực kinh tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế
1.2.1 Quan niệm về dịch vụ y tế tư nhân
Hàng hóa dịch vụ y tế tư nhân là loại hàng hóa dịch vụ y tế do khu vực kinh tế tư nhân cung cấp hay còn gọi là dịch vụ y tế tư nhân Khái niệm dịch vụ y tế tư nhân là để phân biệt với loại dịch vụ y tế công
Trang 7Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân năm 1993 có quy định rõ cá hình thức hành nghề
y, dược tư nhân ở Việt Nam
- Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân bao gồm: Bệnh viện; Nhà hộ sinh; Phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa; Phòng răng, làm răng giả; Phòng xét nghiệm, phòng thăm
dò chức năng; Phóng chiếu chụp X-quang; Cơ sở giải phẫu thẩm mỹ; Cơ sở dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng; Cơ sở dịch vụ y tế tiêm, chích, thay băng; Cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình
1.2.2 Tác động của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ y tế
1.2.2.1 Tác động tích cực
Một là, góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển dịch vụ y tế
Huy động nguồn vốn
Y tế tư nhân góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi tham gia vào lĩnh vực y tế, góp phần chia sẽ gánh nặng tài chính với khu vực y tế công
Huy động nguồn nhân lực
Khu vực y tế tư nhân phát triển làm tăng cầu về bác sỹ, y tá…, vì vậy đã tạo động lực kích thích nguồn cung các lực lượng này
Hai là, tạo môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ y tế
Tạo nên sự cạnh tranh giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
Tạo sự cạnh tranh của bản thân các cơ sở y tế tư nhân
Tạo nên năng lực cạnh tranh với các dịch vụ y tế quốc tế
Ba là, đa dạng hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng
Tư nhân tham gia thị trường dịch vụ y tế đã làm tăng thêm sự lựa chọn cho người có nhu cầu khám chữa bệnh
Bốn là, giảm tải cho khu vực y tế công
Y tế tư nhân tham gia vào thị trường chăm sóc sức khoẻ góp phần giảm tại tác các bệnh viện công
1.2.2.2 Tác động tiêu cực của dịch vụ y tế tư nhân
Một là, tác động do thông tin không đối xứng
Lợi dụng việc không hiểu biết của người bệnh dẫn tới trường hợp là cố ý chuẩn đoán và đưa các phương pháp chữa trị sai để hoặc phải thực hiện nhiều khâu, nhiều thủ tục phức tạp, để
nhằm thu tăng nhiều chi phí của người bệnh
Hai là, tác động của độc quyền
Trong dịch vụ y tế độc quyền thường xảy ra trong việc bán thuốc và một số dịch vụ KCB
có trình độ cao Đánh đổi giữa việc chữa khỏi bệnh và việc chi phí cao thì người bệnh luôn muốn nhanh chóng khỏi bệnh Nắm được tâm lý đó mà một số cơ sở y tế đã sẵn sàng tăng giá thuốc và tăng giá KCB để từ đó thu lợi nhuận
Ba là, tác động của đầu cơ tăng giá
Trang 8Việc đầu cơ trong lĩnh vực y tế là tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội vì nó ảnh hưởng đến một nhu cầu thiết yếu là nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, mà mọi đối tượng đều cần phải
sử dụng
Bốn là, cung cấp dịch vụ chất lượng thấp
Một số bộ phận y tế tư nhân đã cung cấp dịch vụ y tế với chất lượng thấp, không hiệu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh Phổ biến là các hiện tượng: Một phòng khám đăng ký chữa bệnh một chuyên ngành, nhưng thực tế lại có thể khám nhiều chuyên ngành, sử dụng một loạt cán bộ y tế không có trình độ chuyên môn, tự ý tăng giá thuốc cao để bán cho bệnh nhân…
1.2.3 Một số tiêu chí phản ánh hiểu quả dịch vụ y tế
+Cơ sở hạ tầng
+ Máy móc trang thiết bị:
+ Nhân lực y tế:
+ Sức khoẻ được cải thiện:
+ Sự hài lòng của người tiêu dùng:
Một số tiêu chí cụ thể đánh giá trình độ chuyên môn, phán ánh mức độ hiệu quả và sự hài lòng của người tiêu dùng trong nghành y tế như là:
+Số lượt khám bệnh
+ Tổng số lượt điều trị nội trú
+ Tổng số ngày điều trị của người bệnh nội trú
+ Tổng số lượt điều trị ngoại trú
+ Công suất sử dụng giường bệnh
1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển dịch vụ y tế tư nhân và bài học cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
Đặc điểm dân số Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có dân số cao nhất thế giới đến năm
2010 là hơn 1.3 tỷ người Tốc độ tăng dân số của Trung Quốc thập niên trước là rất cao là 1,07%/năm đến nay xu thế đó đã chậm lại chỉ còn 0.57% mỗi năm Hệ thống y tế của Trung Quốc có những đặc trưng riêng
Về tài chính y tế
Về nhân lực y tế
Về quản lý y tế
Bài học rút từ kinh nghiệm phát triển y tế tư nhân Trung Quốc
+ Khuyến khích phát triển y tế tư nhân sớm
+ Cách quản lý hệ thống y tế
+ Tài chính y tế
Trang 91.3.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Thái Lan và bài học cho Việt Nam
Thái Lan là quốc gia có dân số 62 triệu người, tuổi thọ trung bình khá cao: Nam 70 tuổi ,
nữ 75 tuổi Tỷ lệ dân sô dưới 5 tuổi làm 8.3% (5triệu người) trên 60 tuổi là 9.3% (5.5 triệu người) Chi phí y tế trên đầu người một năm là 68,4 USD/năm
Về nguồn lực y tế
Về tài chính y tế
Về cung ứng dịch vụ y tế
Bài học rút từ kinh nghiệm phát triển y tế tư nhân Thái Lan
+ Hệ thống quản lý các cấp của Thái lan
+ Khuyến khích sự hợp tác công tư trong cung cấp dịch vụ y tế
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát về dịch vụ y tế ở Việt Nam
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
- Các chỉ tiêu sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt
- Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành y tế
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng khám, chữa bệnh vủa y tế tuyến tỉnh, huyện
- Hệ thống văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật y tế đã dần được hoàn thiện
- Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh theo hướng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật y tế tiên tiến
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về y tế
2.2 Chính sách về y tế tư nhân ở Việt Nam
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/7/1989
- Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 1993
- Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25/02/2003:
- Nghị định số 6/NĐ-CP ngày 29/01/1994:
- Nghị định số 6/2000/NĐ-CP ngày 06/03/2000
- Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/02/2010
- Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/09/2003
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006:
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008:
Trang 102.3 Tình hình phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2000 đến 2010
2.3.1 Số lượng dịch vụ y tế tư nhân
Y tế tư nhân chiếm thị phần đáng kể và đang tăng trưởng mạnh trong thị trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
- Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và các hoạt động bảo trợ xã hội tăng nhanh từ năm 2000 đến 2008- - Số lượng bệnh viện tư nhân được cấp giấy phép
hành nghề giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 đã tăng lên đáng kể (Bảng 2.3) Năm 2002 là 18
Bệnh viện, năm 2003 là 23 bệnh viện, năm 2004 là 34 bệnh viện, đến năm 2009 đã tăng lên
100 bệnh viện, và tính đến ngày 24/05/2010 số lượng các bệnh viện là 103 bệnh viện
- Bên cạnh sự tăng lên về số lượng các bệnh viện tư nhân còn có sự tăng lên rất lớn về số lượng của các phòng khám đa khoa, các phòng chẩn trị, các nhà thuốc
2.3.2 Quy mô của hệ thống y tế tư nhân
2.3.2.1 Quy mô giường Bệnh
Số lượng bệnh viện có quy mô giường bệnh từ 0 đến 50 chiếm tỷ lệ rất lớn đó là 68,93%, đây
là một tỷ lệ rất lớn trong tổng số 103 bệnh viện được khảo sát Trong đó các quy mô khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn như là quy mô từ 50 đến 100 giường bệnh chỉ chiếm có 19,42%, ít hơn nữa là quy mô từ 100 đến 200 chiếm 9,71%, và ít nhất là tỷ lệ quy mô giường bệnh từ trên
200 trở lên là 1,94%
2.3.2.2 Quy mô lao động
- Quy mô lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế đã có sự gia tăng đáng
kể trong giai đoạn 2000-2008 Quy mô về lao động của một doanh nghiệp chủ yếu là quy mô từ
10 đến 49 người/DN Xu hướng này thể hiện một đặc điểm bản chất của thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam là phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa
- Quy mô lao động tại các bệnh viện tư nhân Bệnh viện có quy mô lao động lớn chiếm rất ít Các bệnh viện có quy mô nhân viên lớn có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Ngọc (300 nhân viện), bệnh viện đa khoa tư nhân Hợp Lực (385 nhân viên)…Bên cạnh đó chủ yếu là các bệnh viện có quy mô nhân viên từ 30 đến 150 nhân viên
- Với các cơ sở khám chữa bệnh quy mô nhỏ thì chỉ cần khoảng từ 5 đến 30 lao động Tại các cơ sở này chủ yếu là những lao động bán thời gian, làm theo ca
2.3.3 Phân bố các dịch vụ y tế tư nhân
- Số lượng các bệnh viện tư nhân tập trung nhiều ở các tỉnh và thành phố lớn Trong cả nước tỉnh, thành phố tập trung nhiều bệnh viện tư nhân nhất là TP.Hồ Chí Minh với số lượng
là 31 bệnh viện, sau đó là Hà Nội có 18 bệnh viện…