Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở việt nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở việt nam
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
406,24 KB
Nội dung
Đánhgiátìnhhìnhquảnlýchấtthảinguyhại
ở ViệtNamvàđềxuấtgiảiphápphùhợpđể
hoàn thiệnvềthểchếchínhsáchquảnlýchất
thải nguyhạiởViệtNam
Lê Thị Bích Thủy
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Yêm
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Đánhgiá thực tế vềtìnhhìnhquảnlýChấtthảinguyhại (CTNH) trên địa
bàn toàn quốc, trong đó tập trung vào các tỉnh có phát sinh nhiều chấtthảinguyhại
như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương. Nghiên cứu, phân tích các mô hìnhquảnlý CTNH hiện có trên thế giới
và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Đềxuất các giảiphápquảnlýphù hợp, bao gồm
cả nội dung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật.
Keywords. Quảnlýchất thải; Chấtthảinguy hại; Chínhsáchquản lý; Khoa học môi
trường
Content
MỞ ĐẦU
Quản lýchấtthảinguyhại (CTNH) là một vấn đề tương đối bức xúc trong công tác
bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2004, tổng lượng
CTNH phát sinh hàng năm của ViệtNam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và sẽ
tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2009 lượng CTNH
đã vượt con số này. Theo một điều tra khảo sát của JICA, tổng lượng chấtthải phát sinh tại
Việt Namnăm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chấtthải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và
CTNH là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng chấtthải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng
43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn
CTNH); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chấtthải công nghiệp). Do lượng
phát sinh CTNH ngày càng gia tăng, nếu không có các biện phápquảnlýphùhợp sẽ dẫn đến
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát
như vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trường.
Sau 5 năm thực hiện Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT chưa có báo cáo đánhgiátình
hình thực tế về công tác cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép vàquảnlý nhà nước về
CTNH của các địa phương để tổng kết, đánhgiá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực
hiện và đưa ra giảiphápphù hợp.
Hiện nay, tổng công suất xử lý của các chủ hành nghề quảnlý CTNH chỉ đáp ứng một
phần lượng CTNH phát sinh. Một số đơn vị còn thiếu hiểu biết hoặc chưa cập nhật đối với
các quy định về phương tiện vận chuyển CTNH chuyên dụng, các loại hình công nghệ xử lý
chất thảiở trong và ngoài nước, rất khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ thích hợpđể lắp
đặt tại cơ sở xử lý. Ngoài ra, các đối tượng hành nghề này chưa có các hướng dẫn kỹ thuật
đầy đủ liên quan đến các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề vận chuyển
và xử lý CTNH. Đồng thời các quy định/quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động hành
nghề vận chuyển và xử lý CTNH tuy đã được ban hành nhưng còn thiếu và chưa đầy đủ.
Thực tiễn đã xảy ra nhiều vấn đề nóng, bức xúc tại các địa phương về CTNH, Bộ Tài
nguyên và Môi trường phải trả lời trước Quốc hội, Chính phủ, báo chí … và phải có trách
nhiệm đôn đốc nhưng không có đầy đủ thông tin, số liệu về công tác quảnlý CTNH của các
địa phương và các doanh nghiệp, ví dụ như Tổng cục Môi trường hiện không có đầy đủ thông
tin vềtìnhhình thu phí quảnlýchấtthải rắn của các địa phương.
Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Đánh giátìnhhìnhquảnlýchất
thải nguyhạiởViệtNamvàđềxuấtgiảiphápphùhợpđểhoànthiệnvềthểchếchínhsách
quản lýchấtthảinguyhạiởViệt Nam” là nghiên cứu cần thiết sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về
tình hìnhquảnlýchấtthảinguyhại tại Việt Nam.
Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu;
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quanvềchấtthảinguyhại
1.1.1. Khái niệm chấtthảinguyhại
Chất thảinguyhại là gì?
Công ước Basel không đưa ra một định nghĩa cụ thểvề CTNH mà đưa ra các phụ lục
trong Công ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I và có ít nhất một thuộc tính
trong Phụ lục III, hoặc các chất do nước sở tại quy định trong luật pháp của nước đó, được
coi là CTNH.
Theo Luật BVMT 2005: “Chất thảinguyhại là chấtthải chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tínhnguyhại khác”.
Định nghĩa về CTNH trong Luật BVMT 2005 nhìn chung là đầy đủ và rất phùhợp
trong điều kiện luận án lấy bối cảnh nghiên cứu là Việt Nam. Vì vậy, ta thống nhất sử dụng
định nghĩa này làm định nghĩa chung cho CTNH trong luận án này. Đồng thời, cũng trong
phạm vi của luận án, CTNH được đề cập chủ yếu là CTNH dạng rắn. Để cụ thể hoá định
nghĩa này, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT đã đưa ra danh mục các CTNH theo nguồn thải.
1.2. Khái niệm quảnlýchấtthảivàquảnlý CTNH
Quản lýchấtthải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc tiêu
hủy, vàquan trắc các loại chất thải. Mục đích của quảnlýchấtthải là nhằm làm giảm các
nguy cơ, tác động của chấtthải tới sức khỏe con người và môi trường. Theo Luật BVMT
2005, quảnlýchấtthải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Cụ thể hơn, đối với chấtthải rắn, theo Nghị định số
59/2007/NĐ-CP của Chínhphủvềquảnlýchấtthải rắn, hoạt động quảnlýchấtthải rắn bao
gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quảnlýchấtthải rắn, các hoạt
động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chếvà xử lýchấtthải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
1.3. Các thuật ngữ liên quan
1.3.1. Các tínhchấtvà thành phần nguyhại của CTNH
1.3.2. Phân loại CTNH
1.3.2. Các giảiphápquảnlý CTNH
1.3.3. Hệ thống quảnlýchấtthải
1.3.4. Yêu cầu về an toàn trong quảnlý CTNH
1.3.5. Khái niệm vềquảnlýchấtthải tổng hợp
1.3.6. Hệ thống quảnlý tổng hợp CTNH
1.3.7.Một số mô hìnhquảnlýchấtthải cơ bản
- Mô hình vòng đời
- Mô hình dựa trên nguồn phát sinh
- Mô hình dựa trên quảnlý
- Mô hìnhquảnlýchấtthải tổng hợp bền vững
1.3 Tổng quanvềtìnhhình phát sinh vàquảnlýchấtthảinguyhại tại ViệtNam
1.3.1. Tìnhhình phát sinh chấtthảinguyhại tại ViệtNam
1.3.1.1. Các nguồn phát sinh chấtthảinguyhại
a. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Chấtthải công nghiệp tại ViệtNam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải.
Phần trăm chấtthải công nghiệp nguyhại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất
thải công nghiệp. Việc phát sinh chấtthải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công
nghiệp vàở miền Nam. Gần một nửa số chấtthải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương.
Chấtthải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải
Phòng) chiếm tỉ lệ 30%. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất
thải công nghiệp nguyhại phát sinh tại Việt Nam.
Nguồn phát sinh chấtthải công nghiệp nguyhại của một số tỉnh, thành phố
Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) ởViệtNam khá phức tạp và đa
dạng về chủng loại, với số lượng gia tăng không ngừng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có 1.153 điểm tồn lưu hóa chất. Tổng cục
Môi trường đã phân loại được 240 điểm hóa chất thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 95 điểm ở mức độ gây ô nhiễm. Nghệ An là địa
phương có nhiều điểm tồn lưu hóa chấtnguyhại nhất - 193 điểm; sau đó phải kể đến các địa
phương là Hà Tĩnh 8 điểm; Thanh Hóa, Quảng Bình 7 điểm; Thái Nguyên 5 điểm Nhiều
địa phương mới chỉ thống kê 1- 2 điểm như Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang,
Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang Còn rất nhiều địa phương chưa thực hiện thống kê nên
danh mục các điểm tồn lưu đang danh mục mở. Trong số các điểm tồn lưu hóa chất có nhiều
kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu từ những năm 1960, 1962, 1964 với các loại hóa chất độc
hại và khó phân hủy trong môi trường như Lindan, Endrin, Wofatox, Ethyl parathion,
Falisan…
1.3.2. Tìnhhìnhquảnlýchấtthảinguyhại tại ViệtNam
1.3.2.1. Khung thểchế trong việc quảnlýchấtthảinguyhại tại Việt Nam.
Để thực hiện thống nhất quảnlýchấtthải trên cả nước, trong đó có chấtthải rắn và
chất thảinguy hại, cần có một hệ thống cơ quanquảnlý nhà nước tương ứng từ trung ương
tới địa phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa
các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quanđể tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt
khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành,
nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách
nhiệm quảnlý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có trách nhiệm quảnlýchấtthải rắn
và chấtthảinguyhại thống nhất từ trung ương tới địa phương.
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực quản
lý chấtthải rắn vàchấtthảinguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chínhphủ
dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chínhphủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình
Thủ tướng Chínhphủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, nămnămvà hàng
năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc
trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc giavềchất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánhgiá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánhgiávà thẩm
định thiết bị, công trình xử lýchấtthải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi
trường.
b) Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quảnlý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực ngành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất
thải trong nông nghiệp.
Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong
đó có chấtthải công nghiệp (CTNH), việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết
cấu hạ tầng xử lýchấtthải rắn.
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quảnlýchấtthải y tế.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục
sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, trong
đó có quảnlýchất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát
môi trường được thành lập để giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý,
tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ
trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quảnlýchấtthảinguy hại.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển
xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải.
c) Cấp địa phương:
Tại các địa phương, theo quy định tại Điều 122, chương XIII, Luật Bảo vệ môi trường
2005 quy định trách nhiệm quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các
cấp, trong đó có nhiệm vụ quảnlý nhà nước vềchấtthải rắn vàchấtthảinguy hại, thì Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó
có quảnlýchấtthải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
Tương tự như các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở thuỷ sản, Công an tỉnh (phòng PC 36), Sở Giao
thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư … thực hiện nhiệm vụ quảnlý nhà nước về bảo vệ môi
trường, trong đó có quảnlýchấtthải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương.
1.3.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quảnlýchấtthảinguyhạiở
Việt Nam.
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chínhphủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chínhphủ ban hành quy
định về hoạt động quảnlýchấtthải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
liên quan đến quảnlýchấtthải rắn.
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chínhphủvề phí bảo
vệ môi trường đối với chấtthải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chínhphủvề sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 do chínhphủ ban hành
quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chínhvề bảo vệ môi trường.
Nghị định số số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chínhphủ quy định
về đánhgiá môi trường chiến lược, đánhgiá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc giavềquảnlýchấtthải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô
thị đến năm 2020.
Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.
Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc giavềquảnlý tổng hợpchấtthải rắn đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2050
Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủvề
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lýchấtthải rắn y tế nguyhại đến năm 2025.
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chínhphủvề
đẩy mạnh công tác quảnlýchấtthải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp
Thông tư số 1817/1999/TT-BKHCNMT ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn xác nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu
tư quy định tại khoản 7 danh mục I phụ lục I Nghị định số 10/1998NĐ-CP ngày 23 tháng 01
năm 1998 của Chínhphủvềvề một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam liên quan đến xử lýchấtthảivà bảo vệ môi trường.
Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001
hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và
vận hành bãi chôn lấp chấtthải rắn.
Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của Chínhphủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chấtthải rắn.
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quảnlýchấtthải rắn
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định vềquảnlý CTNH
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chínhphủ quy định vềđánhgiá môi trường chiến lược, đánhgiá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chấtthải
nguy hại.
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế
quản lýchấtthải y tế.
TCVN 6696-2000 quy định về bảo vệ môi trường cho các bãi chôn lấp hợpvệ sinh.
TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chấtthải rắn thông thường.
TCVN 6706:2009 quy định về phân loại chấtthảinguy hại.
TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chấtthảinguy hại.
TCVN 7380:2004: Lò đốt chấtthải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7381:2004: Lò đốt chấtthải rắn y tế - Phương phápđánhgiávà thẩm định
TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp chấtthảinguyhại – Tiêu chuẩn thiết kế.
QCVN 02:2008 về khí thải lò đốt chấtthải rắn y tế
QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề ngưỡng chấtthảinguyhại
QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề nước thải của bãi chôn lấp chấtthải
rắn đô thị.
QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lýchấtthải rắn và nhà vệ sinh
công cộng
QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề khí thải lò đốt chấtthải
công nghiệp
QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề đồng xử lý CTNH trong lò
nung xi măng
1.3.3. Tìnhhình đăng ký chủ nguồn thảivà cấp phép hành nghề quảnlýchấtthảinguy
hại
Theo báo cáo hàng năm của các địa phương, số lượng đăng ký Sổ chủ nguồn thải ngày càng
gia tăng, đa dạng trong các lĩnh vực, cụ thể đối với một số tỉnh kinh tế phát triển như TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thì con số này đã tăng từ hàng trăm năm 2009 đến hàng
nghìn năm 2011 (thành phố hồ chí minh tính đến năm 2011 khoảng 1.500 Sổ đăng ký chủ
nguồn thải), con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường
tính đến tháng 5 năm 2012 toàn quốc có khoảng 98 Doanh nghiệp được Tổng cục Môi trường
cấp phép hành nghề Quảnlýchấtthảinguy hại. Số lượng các Doanh nghiệp được địa phương
cấp phép vào khoảng 70 Doanh nghiệp.
1.2.4. Tìnhhình thu gom, vận chuyển, xử lýchấtthảinguyhại
1.2.4.1. Thu gom chấtthảinguyhại
a. Thu gom từ nguồn thải công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố
Việc thu gom chấtthảiởViệtNam chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp tỉnh
thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chấtthải công nghiệp vàchất
thải rắn nguy hại. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), Huế, Đà Nẵng và
CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chấtthải công nghiệp
nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm
trách việc thu gom, vận chuyển
Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quảnlý các KCN phụ
trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chấtthải công nghiệp trung bình đang tăng
lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ
về tỷ lệ thu gom chấtthải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các
KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.
1.2.4.2. Thu gom từ nguồn thải nông nghiệp
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp… vấn
đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đang
trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian qua công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và
xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV tồn lưu đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng
đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long
1.2.4.3. Thu gom từ nguồn thải y tế
Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chấtthải y tế và
90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày.
Một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2006 bởi Viện Y học lao động vàVệ sinh môi
trường- Bộ Y tế cho thấy khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1.042 bệnh viện đã thu gom
chất thải theo đúng quy định trong Quy chếquảnlýchấtthải ngành y tế. Tuy nhiên việc phân
loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện đúng quy định, gây tốn kém trong việc xử lývà ảnh
hưởng đến môi trường. Tỷ lệ bệnh viện có nơi lưu giữ chấtthải y tế đảm bảo vệ sinh theo quy
định mới chỉ đạt 45,3% trong tổng số các bệnh viện trên toàn quốc.
Chấtthải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chấtthải nhưng chỉ có một số ít
bệnh viện đáp ứng được quy định này. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy có 53% bệnh
viện có xe vận chuyển chấtthải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chấtthải y tế
có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo quy chế.
Đối với công tác thu gom chấtthải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có
bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chấtthải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có
thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Chấtthải được lưu giữ trước khi xử lỷ tại
chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài bệnh viện. Theo kết quả khảo sát của JICA đối với
172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ
được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng
chung để lưu giữ chấtthải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều
hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chấtthải riêng cho
chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện tại Thừa Thiên Huế không có khu vực lưu
giữ chấtthải y tế. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt,
nhưng bước quảnlý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các
bệnh viện.
Hiện tại, hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều ký hợp đồng xử lýchấtthải y tế với
các công ty môi trường đô thị của tỉnh/thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng.
1.2.5. Tìnhhình xử lývà các công nghệ xử lý CTNH hiện đang áp dụng tại ViệtNam
1.2.5.1. Xử lývà tiêu hủy chấtthải rắn nguyhại
Xử lýchấtthải công nghiệp nguyhại
Hiện nay ởViệtNam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quảnlýchấtthải
nguy hại. Các doanh nghiệp này được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép
hoạt động. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lýchấtthải đều tập trung ở phía Nam.
Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ TN&MT cấp
phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp được 80 Giấy phép
hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ
chức đăng ký.
Số lượng CTNH xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm
2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 lên
đến 129.688 tấn/năm (tăng 34%).
Công nghệ xử lý CTNH của ViệtNam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có
sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới Luật như Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lýchấtthảinguyhạivà Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chấtthảinguyhại đã có
những bước phát triển đáng kể (Hai văn bản pháp quy nêu trên nay đã được thay thế bằng
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định vềQuảnlýchấtthảinguy hại). Hầu hết các cơ sở xử lýchấtthải công nghiệp đều có quy
mô nhỏ và sử dụng lò đốt theo mẻ. Nhà máy xử lýchấtthải Đại Đồng (Công ty URENCO Hà
Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 20 tấn/ngày là một trong những công trình xử lý
chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang trong quá trình vận
hành thử nghiệm để cấp phép.
Nhìn chung, các công nghệ hiện có còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ
đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào
nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam.
1.2.5.2. Xử lýchấtthải nông nghiệp nguyhại
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Cho đến nay đã có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng đã được
xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03 kho thuốc bảo vệ
thực vật đang triển khai xử lýô nhiễm triệt để, chiếm 20%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy
nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý, xây hầm bê tông chôn thuốc tồn lưu,
nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay
đổi gây ô nhiễm môi trường. Số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm
5% trong tổng số 240 điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý từ nay tới năm 2015, nếu
không sẽ tiếp tục phát tác ô nhiễm nặng nề tới môi trường sống và sức khỏe của người dân.
1.2.5.3. Xử lýchấtthải y tế nguyhại
Theo thống kê có 73,3% bệnh viện xử lýchấtthải rắn y tế nguyhại bằng phương pháp
thiêu đốt trong các lò đốt chuyên dụng, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt thủ công ở ngoài trời
hoặc thực hiện phương pháp chôn lấp.
Hiện nay, tại ViệtNam tồn tại một số mô hình xử lýchấtthải rắn y tế nguyhại như
sau:
Thiêu đốt:
Chôn lấp:
Chôn lấp sau khi đóng gói:
Hóa rắn:
Công nghệ phổ biến để xử lýchấtthải rắn y tế nguyhại tại ViệtNam là thiêu đốt. Có khoảng
73,3% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã xử lýchấtthải bằng lò đốt tại chỗ hoặc lò đốt tập trung
cho cụm bệnh viện hoặc cả thành phố. Tuy nhiên chỉ có 42,7% bệnh viện có lò đốt 2 buồng
đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào một số thành phố
lớn, kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Bình Dương.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
2.3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát:
2.3.3. Phương pháp thống kê và ngoại suy toán học:
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánhgiá tổng quanvềtìnhhìnhquảnlýchấtthảinguyhại tại ViệtNam
Nhìn chung sau khi triển khai Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quảnlýchấtthảinguyhạivà Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT
ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vềdanh mục CTNH (nay được
thay thế bằng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định vềquảnlý CTNH), Tổng cục Môi
trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước đã từng bước quảnlý được các
nguồn phát sinh CTNH, kiểm soát được quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Hoạt
động cấp phép đã đi vào nề nếp cùng với việc đẩy mạnh công tác quảnlývề CTNH từ trung
ương đến địa phương đã giúp cảnh sát môi trường và thanh tra môi trường phát hiện, xử lý
các vụ vi phạm vềquảnlý CTNH.
Hiện nay ởViệtNam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hành nghề quảnlý CTNH.
Các doanh nghiệp này được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý
CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 10
năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 93 Giấy phép hành nghề vận chuyển
CTNH, 47 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH và 06 Giấy phép hành nghề quảnlý CTNH cho
các cá nhân, tổ chức đăng ký. Hàng năm, Tổng cục Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi
trường địa phương đều thành lập các đoàn kiểm tra/thanh tra các cá nhân, tổ chức được cấp
phép để đảm bảo việc thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường vàquảnlýchấtthải
nguy hại, tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh
nghiệp còn thấp, chưa tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và chưa đưa ra những hướng
dẫn cụ thểđể các doanh nghiệp thực hiện nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
của chấtthải đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
3.1.1. Tìnhhình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải
Tính đến năm 2011, số lượng các chủ nguồn thải CTNH đăng ký với Sở Tài nguyên
và Môi trường để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải tăng lên rõ rệt tại các địa phương có
phát triển các hoạt động công nghiệp, điển hình như Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí
Minh, tính từ năm 2007 đến nay, đã cấp khoảng hơn hai nghìn Sổ đăng ký chủ nguồn thải so
với con số vài chục trước khi có Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
3.1.2. Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lýchấtthảinguyhại
Số lượng CTNH được thu gom, xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống
kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý (không tính các chủ xử lý do địa
phương cấp phép), lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 tấn trong năm 2008 lên đến
129.688 tấn trong năm 2010 (tăng 34%), tính đến năm 2011, tổng lượng chấtthảinguyhại
được thu gom là chiếm số lượng chấtthảinguyhại phát sinh (bảng ). Việc xử lýchấtthải
nguy hại hiện nay được thực hiện theo các hình thức
- Chôn lấp có kiểm soát tại các bãi chôn lấp,hầm chôn lấp, thường áp dụng đối với các
Công ty môi trường đô thị, công ty của nhà nước nơi có mặt bằng rộng, phùhợp quy hoạch
lâu dài như Công ty môi trường đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xử lý bằng các công nghệ xử lýchấtthảinguyhại tại các Công ty được cấp phép
hành nghề xử lýchấtthảinguy hại.
- Lưu giữ và xử lý tại các cơ sở phát sinh chấtthảinguyhại (thường hay áp dụng đối
với chấtthải y tế)
- Tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho các cơ sở tái chế làm nguyên liệu đầu vào
cho hoạt động sản xuất.
3.1.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến chấtthảinguyhại được
các cơ quanquảnlý môi trường địa phương và trung uơng tiến hành định kỳ, hàng năm.
Trong những năm gần đây, chấtthảinguyhại là một trong những vấn đề khá nóng bỏng và
được dư luận quan tâm, do vậy, công tác này thường được thực hiện trên cơ sở phối hợpchặt
chẽ giữa các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi
trường) các cấp. Theo kết quả báo cáo của địa phương, những vấn đề thường gặp trong công
tác này gồm:
+ Không thực hiện công tác đăng ký Sổ chủ nguồn thải hoặc không thực hiện việc
đăng ký cấp lại khi có thay đổi về loại, số lượng, khối lượng chấtthảinguyhại phát sinh.
+ Không thực hiện báo cáo định kỳ, sao gửi chứng từ theo quy định.
+ Lưu giữ chấtthảinguyhại sai quy định: để lẫn với chấtthải thông thường, lưu giữ
quá thời gian quy định xử lý, không đóng gói, bảo quản theo, dán nhãn theo đúng quy định.
+ Chuyển giao chấtthảinguyhại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện quảnlý
theo quy định.
+ Việc quan trắc, giám sát thực hiện không thường xuyên, đầy đủ đối với các thông số
theo quy định.
3.1.4. Các vấn đề khác
- Về công tác quy hoạch xử lýchấtthảinguy hại: quy hoạch xử lýchấtthảinguyhạinằm
trong quy hoạch xử lýchấtthải rắn, tuy nhiên, tính đến hiện nay hầu hết các địa phương chưa
có quyết định phê duyệt quy hoạch xử lýchấtthải rắn (trong đó có chấtthảinguy hại) trừ một
số địa phương có hoạt động công nghiệp phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu
3.1.5. Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quảnlý CTNH
- Thuận lợi:
+ Hệ thống các Văn bản quy định về công tác quảnlýchấtthảinguyhại ngày càng
thực tế và cụ thể đặc biệt là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vềquảnlýchấtthảinguyhại
+ Có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành các cấp trong việc triển khai các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác quảnlýchấtthảinguy hại.
- Khó khăn:
+ Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu vềchấtthảinguyhại
[...]... mục tiêu đềxuất các giảiphápquản lý, trên cơ sở kết quả tổng hợpvề kinh nghiệm quốc tế vàđánhgiá hiện trạng thực tế công tác quảnlýchấtthảinguy hại, tác giả đã đềxuất các biện phápquảnlý như sau: - Đềxuất sửa đổi một số điều trong Luật bảo vệ môi trường 2005 với mục đích hoànthiệnvề khung pháplý trong quảnlý môi trường nói chung vàquảnlýchấtthảinguyhại nói riêng, làm cơ sở cho... thống kê khai điện tử quảnlý tích hợpchấtthảinguyhại tại ViệtNam Như vậy, luận văn này đã mang lại những kết quả về tổng hợp, phân tích thông tin về tình hìnhquảnlý chất thảinguy hại; đưa ra những đềxuấtpháplý cụ thểphùhợp với thực tiễn vềquảnlýchấtthảinguyhại References 1 Bộ Tài nguy n và Môi trường (MONRE), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm... các quy định quảnlý chuyên ngành đểhoàn thiện, đồng bộ hành lang pháp lý vàquảnlý những vấn đề cụ thể: Các quy chuẩn kỹ thuật ; Hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ xử lýchấtthảinguyhạiphùhợp với điều kiện ViệtNam 4 Trên cơ sở kết quả nêu trên, và áp dụng với góc nhìn tổng quan hơn, tác giả đã đềxuất biện phápquảnlýchấtthảinguyhại đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thong tin, cụ thể xây dựng... quảnlýchấtthảinguyhại tại Việt Nam, Cụ thể, các kết quả đạt được của luâ ̣n văn như sau: 1 Để có cách nhìn tổng quát, khách quanvà các thong tin cơ bản về công tác quảnlý CTNH, tác giả đã tổng hợp các thông tin trong nước và quốc tế về các khái niệm pháplývà cách hiểu thông thường vềchấtthảinguy hại, quảnlýchấtthảinguy hại; hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lýchấtthảinguy hại, công... tác quảnlýchấtthảinguy hại, đặc biệt là những bất cập chồng chéo trong công tác quảnlý giữa các Bộ ngành, đểhoànthiện hơn nữa về khung pháplý trong quảnlýchấtthảinguy hại, trong khuôn khổ luận văn học viên xin đềxuất một số giải pháp: 3.2.1 Nghiên cứu chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trƣờng (đối với phần quảnlýchấtthảinguy hại) - Sửa đổi trên tinh thần giữ nguy n bố cục và các nội dung về. .. vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý CTNH, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý CTNH được vay từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít 3.2 Đề xuấtgiảiphápquảnlý để hoànthiệnthểchếvàchínhsáchquảnlýchấtthảinguyhạiởViệtNamXuất phát... nước để từ đó xây dựng các giải pháp, chínhsáchphù hợp, thúc đẩy hoạt động xử lý CTNH theo hướng thân thiện với môi trường Kết quả của nhiệm vụ sẽ góp phần hoànthiện các chính sách, văn bản pháp quy trong lĩnh vực quảnlý CTNH ở các cấp quảnlý từ trung ương đến địa phương Trong khuôn khổ của luâ ̣n văn này , tác giả đã tổng hợp, phân tích vềvà có cnhững đánhgiá cơ bản về tình hìnhquảnlý chất. .. một phần lượng chấtthảinguyhại phát sinh + Chưa có các hướng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lýchấtthảinguyhại khiến cho việc đầu tư còn manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả xử lý chưa cao + Chưa có quy hoạch chi tiết cho công tác quảnlýchấtthảinguyhại + Chưa có đơn giá xử lý đối với các nhóm,mã chấtthảinguyhại với phương pháp xử lý cụ thể; chưa có các chínhsách ưu tiên đối... đăng ký chủ nguồn thải, hiện trạng công nghệ áp dụng, tìnhhình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật 2 Các quy định về điều kiện hành nghề quảnlýchấtthảinguyhại cho thấy ViệtNam đã có hành lang pháplýchặtchẽvà khá rõ ràng đểquảnlýchấtthảinguyhại Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chếvề nội dung cũng như việc triển khai áp dụng, dẫn đến khó khăn cho công tác quảnlývà thiếu đồng thuận... Nhật Bản và Hàn Quốc Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, là chủ các nguồn thải CTNH sẽ buộc phải đăng ký và khai báo cáo thông tin liên đến tìnhhình sản xuấtvà phát sinh CTNH của mình cho cơ quan chức năng vềquảnlý môi trường để phục vụ các mục tiêu quảnlýchấtthải theo luật định KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nhiệm vụ sẽ tạo ra thông tin cơ bản, toàn diện về tình hìnhquảnlý CTNH trong . Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại
ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để
hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất
thải nguy hại. quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách
quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam là nghiên