1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đô thị bền vững ở việt nam hiện nay

29 2,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 188 KB

Nội dung

các bạn xem kĩ nội dung nhé mình để ở chế độ xem tối đa để các bạn tham khảo !

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG 2

1 Phát triển: 2

2 Phát triển bền vững: 2

3 Đô thị và phát triển đô thị bền vững 8

II.NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 10

1 Một số quan điểm phát triển đô thị bền vững 10

2 Những nguyên tắc phát triển đô thị bền vững 15

III PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21

1 Đánh giá tình hình phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam hiện nay 21

2 Giải pháp cho phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam 25

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro chungmang tính chất toàn cầu như: biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lụt, động đất, cháyrừng, hiện tượng băng tan, ô nhiễm môi trường Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởngkhông nhỏ đến đời sống của người dân trên toàn thế giới Đó là chưa kể đến nhữngtác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Việt Nam cũng là mộttrong những nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Trước thực trạng trên, việchình thành một môi trường sống an toàn, khả năng chống chịu rủi ro của thiên tai vàphát triển bền vững theo thời gian là một xu hướng tất yếu của các đô thị trên toànthế giới Mặc dù đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhưngsự hiểu biết của con người về đô thị và đô thị hóa vẫ còn ít ỏi Và trong bối cảnh đó,vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trước, đặt ra những vấn đề cầngiải quyết với thế giới quan khoa học

Trang 3

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG

1 Phát triển:

Trong triết học Mác- Lênin, “Phát triển” được hiểu là khuynh hướng chungcủa quá trình vận động của sự vật Phát triển chính là sự vận động tiến lên từ thấpđến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thếcái lạc hậu

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và kinh tế mở cửa như hiện nay, khi đangcó sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu trong sản xuất, từ nông- công nghiệp sangdịch vụ- thông tin, từ gia công sang lắp ráp, chế tạo… nhằm hướng đến một nềnkinh tế tri thức, thì khái niệm “Phát triển” cũng đã được nâng cấp lên một tầm mới

Theo Lý thuyết tăng trưởng và phát triển (Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Kinh

tế Quốc dân), “Phát triển” là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái

niệm tăng trưởng Nếu như tăng về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượngcủa các chỉ tiêu kinh tế, xã hội…tổng hợp thì phát triển, ngoài việc bao hàm quátrình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó lànhững biến đổi về mặt chất của nền kinh tế- xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá và kèm theo đó là việckhông ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội, thểhiện ở hàng loạt các tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết củatrẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựukhoa học- kĩ thuật vào phát triển kinh tế- xã hội Như vậy, Phát triển ngày nay nênđược hiểu như sự thay đổi mang tính cấu trúc, không những về lượng mà còn vềchất Định nghĩa này cũng chính là tiền đề, cơ sở để hình thành nên một thuật ngữmới, chính là “Phát triển bền vững”

2 Phát triển bền vững:

Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong

ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Trang 4

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo

Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và

Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát

triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh

tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điềunày, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phảibắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội -môi trường

Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môitrường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đimột thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trongviệc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi làHội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tạiJohannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng nhưcác chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lạikế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sáchliên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạngsinh thái

Ở Việt Nam, vào những năm 1960, chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh

tế ở miền Bắc là: “Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách phát triển ưu tiên công nghiệp nặng một cách hợp

lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến” Thực chất đó là chủ trương phát triển bền vững về kinh tế và xã

hội

Ngày nay, vấn đề phát triển bền vững được đặt ra cấp bách hơn do các mâu

Trang 5

thuyết phát triển bền vững đi từ nhận định rằng loài người không tôn trọng, khôngbảo toàn môi trường môi sinh Thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái mất cân bằng, disản môi trường-môi sinh suy thoái khiến loài người bị đe dọa, tình trạng đói nghèotrên thế giới nghiêm trọng, chênh lệch giầu nghèo giữa các nước gia tăng Tàinguyên thiên nhiên sút giảm và thiếu hụt Vấn đề đặt ra là làm sao thỏa mãn yêu cầucăn bản của con người, bảo đảm tương lai và an sinh cho các thế hệ về sau và đồngthời bảo toàn môi trường-môi sinh Phương cách giải quyết vấn đề này là phát triểnbền vững, tức là phát triển tổng hợp, toàn bộ về tất cả các phương diện môi trường,môi sinh, kinh tế, xã hội và chính trị.

Từ nhận thức đúng đắn trên, dựa vào phương cách giải quyết, một số cácchính sách và nguyên tắc định hướng đã được nêu ra về phát triển bền vững, cụ thểnhư sau:

Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa xã hội công bằng, cuộc sống an bình Sự

phát triển bền vững cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề xã hộihoặc bị xã hội ruồng bỏ Xã hội một nước không thể phát triển bền vững nếu có mộttầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia Thế giới sẽkhông có phát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của mộtphần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai,… phát triển bền vững vềmặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có ansinh

Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng Tăng trưởng

chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quantâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chấtlẫn tinh thần phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất khônggiới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóahoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh phát triển bền vữngkinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăngtrưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm.Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững Nó đòihỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồntài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên

Trang 6

thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng Khẳng địnhsự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng đượcdựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sựthịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuậncho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâmphạm những quyền cơ bản của con người.

Về môi trường, phát triển bền vững có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh

của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấphơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùythuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơnkhả năng tái tạo của môi trường, môi sinh Yêu cầu bền vững về môi trường-môisinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ

là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triễn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môisinh

Về chính trị, phát triển bền vững có nghĩa hết hợp và dung hòa các vấn đề

xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không cócăng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ Các định chế chính trị cầnphải phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đốithoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do Tínhquan liêu và bàn giấy phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội,cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ Tôn trọng đạo lý cũng là một yêu cầu rất cần, gầnnhư một bắt buộc

Phát triển bền vững trong thực tế là một dự án rất lớn rộng có những định đề

và cần một số điều kiện Từ lý luận phát triển bền vững và những nguyên tắc địnhhướng trên, để kinh tế-xã hội phát triển một cách bền vững cần có một số điều kiện.Những điều kiện này nhiều khi không trùng hợp với nhau và cần phải dung hòa đểtìm sự cân bằng và hợp lý:

(1) Dân chủ : Tinh thần và các nguyên tắc dân chủ không phải là điều kiện

tiên quyết hoặc không có không được, tuy nhiên, khái niệm PTBV không thể phổbiến và lưu truyền rộng rãi, rồi đem ra áp dụng nếu thiếu tinh thần dân chủ, nếu

Trang 7

công bằng, đảm bảo các thế hệ tương lai có điều kiện để thỏa mãn yêu cầu pháttriển về sau nếu các tổ chức và các hoạt động không có sự tham gia bằng tham khảo

ý kiến, phát biểu lập trường, bày tỏ yêu cầu bởi tất cả các đối tượng thụ hưởng Mỗi

cá nhân có quyền và yêu cầu xây dựng một cuộc sống an lành, xung quanh có môitrường có chất lượng, có di sản sinh thái được bảo toàn Quyền lợi cá nhân cần phảihòa hợp với ích lợi của tập thể trong tinh thần dân chủ tự do

(2) Công bằng và bình đẳng : Phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào

sự công bằng và bình đẳng Tùy mức độ của nó, khác biệt giầu nghèo giữa các tầnglớp dân chúng sẽ nhiều hay ít, các chương trình xóa đói giảm nghèo như do NgânHàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế đề xướng sẽ đạt được thành công tới mức

độ nào Công bằng và bình đẳng ảnh hưởng khả năng và mức độ thỏa mãn yêu cầucủa các thành phần xã hội Tình trạng vay nợ và khả năng hoàn nợ của các nướcchậm tiến tùy thuộc vào sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa các nướctrên thế giới Có thêm công bằng và bình đẳng thì các nước nghèo sẽ có điều kiệnthuận lợi để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và như vậy sẽ đóng gópthỏa đáng cho phát triển bền vững trong nước và trên thế giới

(3) Tinh thần liên đới phụ thuộc lẫn nhau : Phát triển bền vững của mỗi

quốc gia và phát triển bền vững thế giới phụ thuộc lẫn nhau Phát triển bền vữngcủa thế hệ về sau có liên hệ chặt chẽ với phát triển bền vững của thế hệ ngày nay.Phát triển bền vững cá nhân cũng tùy thuộc phát triển bền vững quốc gia Phát triểnbền vững thế giới liên hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường-môi sinh tại mỗi quốc gia.Cộng đồng thế giới và dân tộc mỗi nước có quyền lợi chung để phòng chống ônhiễm, bảo toàn di sản sinh thái Trong mọi lãnh vực, những quan hệ hợp tác quốctế, giao dịch và trao đổi ngày càng nhiều cho thấy sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhaugiữc các nước Nhằm giải quyết các thử thách lớn như xóa đói giảm nghèo, quản lýtiến trình toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường-môi sinh tinh thần liên đới là một điềukiện chính

(4) Quyền tự quản, tự quyết : Dự án phát triển bền vững không thể tiến

hành được nếu quyền tự quản, tự quyết của các quốc gia, các sắc tộc, các đoàn thể,v.v trong việc chọn lựa hướng đi không được thừa nhận và tôn trọng Những khácbiệt trên thế giới về điều kiện khách quan, phương tiện hành động, năng lực phát

Trang 8

triển, yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, v.v đòi hỏi phải dung hòa các mục tiêu chung

và toàn cầu với quyền lợi dân tộc của mỗi quốc gia Phát triển bền vững đòi hỏi phảithiết lập những quan hệ đối tác thực tiễn và hợp lý để song song tiến hành chiếnlược chung về phát triển bền vững và thực hiện các kế hoạch quốc gia

(5) Tinh thần trách nhiệm và gánh chịu : Dự án phát triển bền vững là

một công cuộc phức tạp, không đặt ra khuôn khổ và những quy tắc mẫu mực rõ rệtcó tính bắt buộc Chính sách và chương trình phát triển bền vững chờ đợi các đốitượng thụ hưởng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật tự giác, khả năng gánhchịu hậu quả nếu xẩy ra Vì sự liên hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường và ảnhhưởng của nó lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống, phát triển bền vững còn đòihỏi hành động phải có cân nhắc và cẩn trọng với mục đích chính là để tránh gây chomôi trường-môi sinh những hậu quả không đảo ngược được Phát triển bền vữngcòn một điều kiện nữa là khả năng kiểm tra kết quả hoạt động và phương tiện phòngngừa và sửa chữa tai biến

(6) Giáo dục, huấn luyện và thông tin : Dự án phát triển bền vững, các

chương trình bảo vệ môi trường-môi sinh không thể tiến hành, có hiệu lực và có kếtquả nếu quần chúng không nhận thức đúng mức về yêu cầu phát triển kinh tế-xãhội, không ý thức được tầm quan trọng của các vần đề và thử thách thời đại vàkhông chấp nhận những bắt buộc hoặc điều kiện của phát triển bền vững Giáo dục,huấn luyện và thông tin là những yếu tố không kém quan trọng so với các điều kiệntrước của phát triển bền vững

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuầnđược hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế, phát triển ởđây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực Pháttriển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó làmột quá trình duy trì sự cân bằng cơ học, đòi hỏi tính công bằng, sự phồn vinh, chấtlượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên Như vậy, nội dung pháttriển bền vững nhấn mạnh việc giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt vàlợi ích lâu dài, giữa phát triển kinh tế- chính trị và phát triển xã hội, giữa phát triểnkinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người

Trang 9

3 Đô thị và phát triển đô thị bền vững.

Đô thị là một hình thức cư trú văn minh của con người trong một khônggian- vật chất nhất định, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủyếu phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, kinh tế- xã hội phát triển, cóvai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của một vùng hoặc cả nước

Phát triển đô thị theo nghĩa rộng, là quá trình mở rộng quy mô, nâng caotrình độ hiện đại của các đô thị hiện có, xây dựng các đô thị mới và hình thành hệthống đô thị trong vùng hay cả nước Hiện nay trên thế giới có nhiều lý thuyết vàquan điểm khác nhau về phát triển đô thị: thành phố sống tốt, thành phố toàn cầu,thành phố phát triển bền vững, thành phố thông minh hơn… và nhiều cách đánh giákhác nhau Tuy có nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung khi nói đến phát triển

đô thị người ta đều luôn đề cập đến một sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môitrường và xã hội một cách bền vững với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đôthị phải khá giả hơn lên, sống tiện nghi hơn và hạnh phúc hơn Tất cả những tiêu chínày nên là cơ sở tham khảo để có thể đề ra một triết lý phát triển đô thị sao cho cósự hài hòa phù hợp giữa tiêu chí văn minh hiện đại với đặc điểm văn hóa Việt Nam

Phát triển đô thị bền vững là sự cụ thể hoá của khái niệm “Phát triển bềnvững” vào lĩnh vực phát triển đô thị Trên thực tế, khái niệm “phát triển đô thị bềnvững” rất đa dạng Về quản lý hành chính đô thị, người ta nhấn mạnh đến mối quan

hệ giữa cơ quan công quyền và người dân, về môi trường thì nhấn mạnh đến thái độứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên để dành lại cho các thế hệmai sau Chưa kể mỗi quốc gia tùy theo từng đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa vàxã hội ở mỗi giai đoạn lại đưa ra những định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng củamình Tuy nhiên, vấn đề chúng ta đặt ra ở đây là phát triển bền vững được áp dụngnhư thế nào trong bối cảnh phát triển đô thị?

Dù cùng xuất phát từ khái niệm “Phát triển bền vững” của Brundtland, nhiềunhà khoa học, dưới sự chi phối của lĩnh vực hoạt động của mình, đã đưa ra nhiềukhái niệm khác nhau về phát triển đô thị bền vững

Các nhà sinh thái đưa ra các tiêu chuẩn để phát triển đô thị bền vững nhưsau:

Trang 10

- Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặtbằng;

- Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên;

- Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễlở;

- Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị;

- Khuyến khích tiết kiệm nước;

- Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ;

- Tái sinh vật liệu phế thải

Các nhà ngân hàng chú trọng đến lĩnh vực tài chính Theo họ, phát triển

đô thị bền vững có 4 tiêu chí:

- Đảm bảo và phát triển khả năng cạnh tranh của thành phố;

- Đảm bảo cuộc sống của cư dân tốt hơn;

- Nền tài chính lành mạnh ( nguồn thu, các chính sách tài chính, nguồnlực );

- Quản lý đô thị tốt

Các nhà nghiên cứu và quản lý chú trọng đến đường lối:

- Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số ,kinh tế hay xây dựng như trước đây;

- Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị;

- Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiên nêu ra những kinh nghiệm xây dựng đôthị theo yêu cầu phát triển bền vững dựa trên kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bangĐức như sau:

- Đánh giá đô thị dựa trên chỉ tiêu chất lượng cuộc sống;

- Phát triển đô thị gắn chặt với phân vùng;

- Thành phần tham gia vào quy hoạch đô thị không chỉ có chính quyền, màcòn có người tiêu dùng, người dịch vụ, nhà doanh nghiệp và đại diện các tổ chức xãhội và tôn giáo;

Trang 11

- Chức năng của đô thị có tính chất toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa vàquản lý, trong đó chức năng quản lý bao trùm, làm điều kiện thực hiện các chứcnăng khác.

Những khái niệm và những định nghĩa trên thật là phong phú, thể hiện tính

đa chiều của một đô thị Vì vậy, những thành tựu khoa học được ứng dụng nhằmphát triển đô thị đòi hỏi một sự cẩn trọng, phải có một tầm nhìn tổng hợp, phối hợphài hòa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, nối liền hiện tại với tương lai, để cho

đô thị xứng đáng là nơi “làm việc, sống, nghỉ ngơi”

II NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

1 Một số quan điểm phát triển đô thị bền vững.

Như đã phân tích ở trên, khái niệm “Phát triển đô thị bền vững” không nằmngoài khái niệm phát triển bền vững Nội dung của khái niệm phát triển bền vữngđược lồng trong khung cảnh đô thị Có nhiều lý thuyết về phát triển đô thị, trong đó,trước đây quan đỉêm áp đảo là lấy sự tăng trưởng kinh tế làm mục đích cho sự pháttriển Lý thuyết này chi phối quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoátrong một giai đoạn của lịch sử phát triển đô thị

Chính vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà có sự tập trung sản xuất côngnghiệp và thương mại Những điều kiện đáp ứng cho sự tập trung đó là sự phát triểnkết cấu hạ tầng,nhà ở, các dịch vụ cho sản xuất Quá trình phát triển đô thị lấy tăngtrưởng kinh tế làm trọng tâm đã đem lại các tiến bộ về mặt xã hội Theo số liệu củaLiên Hợp Quốc, phát triển kinh tế đã đem lại kết quả như sau:

- Tuổi thọ con người đang ngày càng cao lên, rõ nhất là từ cách đây nửa thế

kỷ (Theo Huy Lê, “Tuổi thọ trung bình con người sẽ vượt qua 100 tuổi”, Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực, 18/10/2009).

- Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới đã giảm khoảng 1/3 kể từ năm

1990 (Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố vào tháng 5 năm 2009, Nguồn:

Con người và thiên nhiên, http://

www.thiennhien.net/news/142/ARTICLE/8700/2009-06-01.html)

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm

- Tỷ lệ dân cư được dung nước sạch tăng

Trang 12

- Tỷ lệ nạn mù chữ cho người lớn giảm.

Dù có những kết quả trên, nhưng phát triển đô thị lấy kinh tế làm trọng tâmthì chỉ chú ý đến những yêu cầu xã hội phục vụ cho tăng trưởng, sẽ làm cho đô thịphát triển không cân bằng, có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng như môitrường bị ô nhiễm, vùng ven đô bị tàn phá, giao thông hỗn độn, tội phạm gia tăng…Những vấn đề trên thường được gọi là “khủng hoảng đô thị” Cuộc “khủng hoảng

đô thị” bắt con người phải thay đổi quan điểm và chiến lược về phát triển đô thị.Quan điểm phát triển đô thị có mục tiêu là phát triển con người, là phát triển xã hội

đô thị dần dần chiếm ưu thế, song song với nó là sự phát triển của khái niệm pháttriển đô thị bền vững

Tuy cùng xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững, nhiều nhà khoa học,nhiều nhà quản lý dưới sự chi phối của lĩnh vực hoạt động của mình, đã đưa ranhiều quan điểm khác nhau về phát triển đô thị bền vững Nhà sinh thái học nhấnmạnh đến việc bảo vệ môi trường, các nhà tài chính nói đến sự lành mạnh, trongsáng của tài chính đô thị, các nhà quản lý chú trọng đến sự phối hợp cùng phát triểnđồng bộ giữa các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và quản lý Dù xuất phát từ nhiềugóc độ khác nhau, nhưng tất cả đều chung một quan điểm về mục tiêu con người, làphát triển vì chất lượng sống của con người, để con người sống xứng đáng với cuộcsống vô cùng quý báu của chính họ và cũng đảm bảo cho chất lượng sống của thế

hệ tương lai

Với quan điểm phát triển đô thị bền vững này, con người thị dân, khôngnhững là mục tiêu cho phát triển mà còn là động lực phát triển, hoàn thiện mối quan

hệ giữa cá nhân, xã hội với tự nhiên

Tổng hợp kết quả thảo luận của nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động xã hộitrên thế giới, David C Korten- là một nhà kinh tế người Mỹ, nguyên là giáo sư tạiĐại học Harvard University Graduate School of Business- đã đưa ra câu trả lời vềxã hội toàn diện và xã hội bền vững như sau:

- Xã hội toàn diện phải đảm bảo mọi người dân được quyền tham gia vàocác quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và được quyền, cơ hội để được côngnhận và tôn trọng các đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội

Trang 13

- Xã hội bền vững tôn vinh sự thống nhất và đa dạng của cuộc sống Nó baotrùm các nghĩa vụ tự nhiên của xã hội con người để bảo vệ hạnh phúc các thế hệtương lai của tất cả các loài bằng cách duy trì sự tự nhiên của trái đất và công nhậnquyền của các loài khác cũng chia sẻ trong không gian sinh thái của hành tinh (Theo

David C Korten, People- Centered Development Forum, http:// www.pcdf.

Org/about.html)

Và con người đi đến kết luận về một đô thị tốt, đạt tiêu chuẩn ngày nay làphải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Trong sạch, rõ ràng, hiệu quả trong quản lý, cóđiều kiện lựa chọn nơi ở cho mọi loại thu nhập, có các cơ hội và việc làm đầy đủ, cóđiều kiện giải trí và nghỉ ngơi tốt, có môi trường trong sạch, có môi trường an toàn,

hệ thống giao thông tốt, hệ thống giáo dục tốt, dịch vụ y tế tốt

Chiến lược phát triển đô thị phải đối mặt với vấn đề điều chỉnh quan hệ giữatăng trưởng kinh tế và tăng chất lượng sống của thị dân Phát triển đô thị bền vững

là một tiến trình, qua đó các thành viên của đô thị làm tăng được khả năng của cánhân và của các thiết chế của mình như cơ cấu, luật lệ, tập quán, giá trị hình thành,thái độ và mối quan hệ của con người trong xã hội Điều đó giúp huy động, quản lýcác nguồn lực tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằmcải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ

Quan điểm trên được đưa ra chủ yếu đứng dưới góc độ xã hội, ngoài ra cònrất nhiều các quan điểm khác nhau về phát triển đô thị bền vững, trong đó phải kểđến như sau:

Nhận thức đầy đủ vai trò của công tác quy hoạch.

Quy hoạch phải được ưu tiên đi trước một bước để định hướng và đảm bảotính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo chỉnh trang đô thị(Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân)

Tất nhiên, quy hoạch được nói đến ở đây phải là quy hoạch bền vững Mộtquy hoạch mà theo như ông Chu Tiểu Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy

hoạch miền Tây Trung Quốc mô tả: “Quy hoạch bền vững phải là quy hoạch đúng mức bao gồm tiêu dùng đúng mức, sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, khai thác

sử dụng cảnh quan thiên nhiên đi đôi với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, điều chỉnh quy mô dân số và mật độ dân số thích hợp”

Trang 14

Ngoài ra, quy hoạch phải không lãng phí tài nguyên đất và các tài nguyênkhác của thành phố, xây dựng hệ thống giao thông tiết kiệm, lấy giao thông côngcộng là chính, nâng cao hệ số sử dụng đất.

Quy hoạch cũng phải duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái, đảm bảo cáchoạt động sản xuất và sinh hoạt của đô thị trong giới hạn phạm vi dung lượng chophép của môi trường, không để ô nhiễm rồi mới xử lý Quy hoạch theo hướng lâudài phải có không gian dự trữ cho phát triển đô thị sau này, hạn chế khai thác cácnguồn tài nguyên không thể tái sinh

Riêng quy hoạch thiết kế đô thị phải tính tới địa hình, khí hậu, thủy văn, sinhvật của khu vực quy hoạch Còn quy hoạch vùng là để xây dựng mối quan hệ hợptác giữa các đô thị trong vùng, để mỗi địa phương có thể phát huy thế mạnh củamình, không xây dựng chồng chéo

Xác định tầm quan trọng của phát triển nông thôn, ngoại thành.

Nông thôn nói chung và ngoại thành nói riêng là vành đai chịu ảnh hưởngtrực tiếp của nội thành và là diện tích đất dự trữ để mở rộng và phát triển của nộithành Các vị trí để phát triển đô thị mới là vùng nông thôn, ngoại thành còn trốngvắng đô thị

Nông thông, ngoại thành là vành đai xanh, bảo vệ môi trường và cân bằngsinh thái Phát triển nông thôn ngoại thành góp phần làm giảm áp lực dân só cho đôthị trung tâm

Cần nhận thức và có giải pháp đúng đắn để người nông dân rời khỏi hoạtđộng sản xuất nông nghiệp nhưng không rời quê, góp phần làm giảm áp lực dân sốcho đô thị lớn

Thống nhất quan điểm và nội dung quản lý phát triển đô thị bền vững.

Quản lý phát triển đô thị bền vững là sự tác động bằng các cơ chế, chính sáchcảu các chủ thể quản lý vào các hoạt động hình thành và phát triển đô thị nhằm làmcho qua trình phát triển đô thị diễn ra bền vững

Chủ thể quản lý quá trình phát triển đô thị là các cấp chính quyênd Nhànước Các cấp chính quyền can thiệp bằng quyền lực (bằng cơ chế, pháp luật, thông

Ngày đăng: 03/02/2014, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w