Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
Lời mở đầu Quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật Đất đai gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Đất đai trong giai đoạn đầu của Lịch sử hình thành có tên gọi là Luật Ruộng đất Gắn với quá trình phát triển của Hiến pháp năm 1946, trong lịch sử pháp luật đất đai đai của Việt nam đã ghi nhận: Xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai Đất đai được sở hữu với đa cấp độ như sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng, sở hữu tập thể, sở hữu làng xã, Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 đã ghi nhận còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu của người nông dân Hiến pháp 1959 có ghi nhận ba hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên quy định chế độ sở hữu toàn dân, xóa bỏ các hình thức sở hữu khác đã tồn tại trong lịch sử về đất đai Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013 vẫn duy trì chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí Có rất nhiều cách để tìm hiểu về lịch sử hình thành và pháp triển của pháp luật đất đai Nhóm xây dựng câu hỏi dựa trên quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật Đất đai theo niên đại ( sự phân chia các giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối): - Giai đoạn 1: T8/1945 – 1/1988 - Giai đoạn 2: 1987 – 1992 - Giai đoạn 3: 1993- 2013 - Giai đoạn 4: 2013 – Nay Mỗi giai đoạn đều thể hiện những đặc thù của quan hệ pháp luật đất đai dưới sự bảo hộ của Nhà nước với các quyền của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng Sau đây là những câu hỏi trắc nghiệm cũng như tình huống nhóm chuẩn bị A Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Tính từ Luật Đất đai 1987 đến nay, nước ta đã bao nhiêu lần sửa đổi cũng như thay thế Luật Đất đai? A 3 lần sửa đổi, 4 lần thay thế B 2 lần sửa đổi, 3 lần thay thế C 2 lần sửa đổi, 4 lần thay thế D 3 lần sửa đổi, 3 lần thay thế Đáp án đúng là B Giải thích: Luật Đất đai đã trải qua 2 lần sửa đổi, 3 lần thay thế 2 lần sửa đổi là vào các năm 1998 và 2001 đều sửa đổi bổ sung cho Luật Đất đai 1993; 3 lần thay thế đó là Luật Đất đai 1993 thay thế Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 2003 thay thế luật đất đai 1993 và Luật Đất đai 2013 thay thế Luật Đất đai 2003 Câu 2: Hiến pháp 1959 do Quốc hội ban hành đã xác định các hình thức sở hữu đất đai ở nước ta thời bấy giờ là? A Sở hữu nhà nước B Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể C Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân D Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc Đáp án : D Giải thích: Đất đai được xem là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được đối với kinh tế - xã hội của loài người Điều 11, chương 2 Hiến pháp 1959 quy định về 4 hình thức sở hữu tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc Câu 3: : Căn cứ vào Quyết định số 188-CP ngày 25/09/1976 của Chính phủ thì cho đến ngày công bố chính sách này, đối với những phần ruộng đất ở miền Nam bị bỏ hoang mà không có lý do chính đáng sẽ được Nhà nước tiến hành xử lý như thế nào? Chọn một đáp án đúng A Được Nhà nước đem đi đấu giá B Được Nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng C Được Nhà nước quyết định thay đổi mục đích sử dụng D Cả ba phương án trên Đáp án: B Dẫn chứng : Quyết định số 188-CP của Hội đồng Chính phủ về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam (25/9/1976) Câu 4: Luật Đất đai năm 1987 phân chia quỹ đất ở nước theo thành mấy loại theo mục đích sử dụng? A 4 loại B 5 loại C 6 loại D.7 loại Đáp án: B Giải thích: Luật Đất đai năm 1987 phân chia quỹ đất ở nước ta theo mục đích sử dụng làm 05 loại như sau: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất khu dân cư; Đất chuyên dùng; Đất chưa sử dụng Câu 5: : Đâu là hạn chế, thiếu sót của Luật đất đai năm 1987? Chọn một đáp án đúng A Chưa khuyến khích được kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất B Kinh tế nông hộ chưa được khôi phục và phát triển với tư cách là một đơn vị kinh tế hàng hoá có quyền tự chủ với đầy đủ nghĩa vụ và lợi ích C Làm thay đổi quan hệ sở hữu theo chế độ tập thể hoá và quốc doanh hoá trước đây D Chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; Đáp án: D Giải thích: Theo tinh thần của Luật Đất đai năm 1987 thì: - Kinh tế nông hộ đã được khôi phục và phát triển với tư cách là một đơn vị kinh tế hàng hoá có quyền tự chủ với đầy đủ nghĩa vụ và lợi ích; - Các hộ nông dân được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài, nông hộ được sử dụng tư liệu sản xuất theo khả năng, được tự chủ tổ chức lao động và thuê thêm nhân công; - Việc khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước về ruộng đất, giao cho các nông trường, lâm trường và cá nhân quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài đã làm thay đổi quan hệ sở hữu theo chế độ tập thể hoá và quốc doanh hoá trước đây; - Ở các vùng cao nguyên, rừng núi và biển, hình thức tổ chức lâm nghiệp xã hội đã mở ra sự kết hợp các quan hệ hợp tác giữa quốc doanh với các hộ nhận đất, nhận rừng trở thành thành viên của lâm - nông - ngư trường; - Khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất Những hạn chế, thiếu sót của Luật Đất đai năm 1987 - Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị; - Chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; - Chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất; - Chưa có những điều chỉnh thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ, trong việc thay đổi quy hoạch, thay đổi kết cấu hộ nông dân trong nông thôn; - Chỉ mới tập trung chủ yếu vào việc xử lý đối với đất nông - lâm nghiệp - Chưa cho phép người sử dụng đất dịch chuyển quyền sử dụng đất Câu 6 : Theo quy định tại Luật Đất đai 1993, người sử dụng đất được trao thêm quyền gì? Chọn một đáp án đúng A Được đền bù thiệt hại thực tế và giao đất khác khi bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước và Xã hội B Được khiếu nại, tố cáo khi bị chủ thể khác xâm hại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình C Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật D Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao Đáp án: C Giải thích: - Căn cứ pháp lí: Khoản 3 Điều 73 Luật Đất đai 1993 - Luật Đất đai năm 1987 là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận quyền của người sử dụng đất ở tầm cỡ một đạo luật Ở giai đoạn này , quyền của người sử dụng đất được ghi nhận tại Điều 49, Luật Đất đai 1987 Sang Luật Đất đai 1993, lần đầu tiên người sử dụng đất được trao thêm một quyền năng đặc biệt, đó là được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Câu 7: Theo quy định tại Luật Đất đai 1993, người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất dưới mấy hình thức? A 4 hình thức B 5 hình thức C 6 hình thức D 7 hình thức Đáp án: B Giải thích: - Căn cứ pháp lí: Điều 74, 75, 76, 77, 78 Luật Đất đai 1993 - Người sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất dưới hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất Câu 8: : Luật Đất đai năm 2013 tăng thêm bao nhiêu chương so với Luật Đất đai 2003? A 4 chương B 5 chương C 6 chương D 7 chương Đáp án: D Dẫn chứng: Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, đã tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai 2003 Các chương tăng mới là các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trước đây thuộc chương II Luật Đất đai năm 2003 tách ra (có 6 mục chuyển thành chương và bổ sung thêm một chương có nội dung mới), bao gồm: Chương III Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai; Chương IV Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Chương V Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Chương VI Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chương VII Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Chương VIII Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất; Chương IX Hệ thống thông tin đất đai (là chương có nội dung hoàn toàn mới) Câu 9: : Luật Đất đai năm 2013 bổ sung thêm một chương hoàn toàn mới là “Hệ thống thông tin đất đai” Chọn một đáp án sai trong các nội dung chủ yếu của chương này? A Hệ thống thông tin đất đai B Trách nhiệm của nhân dân đối với hệ thống thông tin đất đai C Thành phần của hệ thống thông tin đất dai D Quy định quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai Đáp án: B Dẫn chứng: Từ Điều 120 đến Điều 124 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm các nội dung chủ yếu: - Hệ thống thông tin đất đai; - Thành phần của hệ thống thông tin đất đai; - Cơ sở dữ liệu đất đai; - Quy định quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; - Quy định Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất; - Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai (của cơ quan nhà nước) Câu 10: Dựa vào mục đích sử dụng, luật Đất đai 2013 phân chia đất đai thành bao nhiêu nhóm? A 2 nhóm B 3 nhóm C 4 nhóm D 5 nhóm Đáp án : B Giải thích: Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất đai được phân chia thành 3 nhóm là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng B Câu hỏi tình huống Câu 1: Thị Tèo là mẹ đơn thân có hoàn cảnh hết sức khó khăn Năm 1994, Ủy ban nhân dân xã X phối hợp với một số nhà hảo tâm đã mua một miếng đất nhỏ, xây một ngôi nhà cấp 4 trên mảnh đất đó và tiến hành trao nhà ở tình nghĩa cho mẹ con Thị Sau đó 3 năm, Thị Tèo xuất giá kết hôn về chuyển về ở cùng Cảnh Phiệt tại một biệt thự Y Do không có nhu cầu sống ở nhà tình nghĩa, Thị Tèo quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất và ngôi nhà gắn liền với đất cho Đào Quan Trắc với giá 50.000.000 đồng Các bên đã tiến hành bàn giao nhà, giấy tờ giao nhà tình nghĩa và thanh toán mọi nghĩa vụ cho nhau Đến năm 1998, Thị Tèo nổi lòng tham do thấy giá đất ngày một tăng nên đã quay về yêu cầu Đào Quan Trắc trả lại quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất với lí do đó chỉ là nhà ở tình nghĩa, Thị không có quyền chuyển nhượng Đào Quan Trắc không đồng ý vói yêu cầu của Thị với lí do các bên đã thanh toán mọi nghĩa vụ cho nhau và đã sinh sống ổn định trên mảnh đất đó Hãy sử dụng những quy định của Luật đất đai năm 1993 và các quy phạm pháp luật liên quan để giải quyết tình huống trên ( Biết rằng, tại thời điểm chuyển nhượng, Thị Tèo chỉ có các giấy tờ về việc giao nhà ở tình nghĩa chứ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất) Bài làm: Xác định những quy phạm pháp luật cần tham chiếu (Luật áp dụng) - Luật Đất đai 1993 - Bộ luật Dân sự 1995 Giao dịch dân sự được xác lập vào năm 1997 Tại thời điểm này, Bộ luật Dân sự 1995 đang có hiệu lực, vì vậy, cần tham chiếu những quy định tại BLDS 1995 để xác định có hay không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Thị Tèo) Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng trong giao dịch dân sự trên liên quan đến bất động sản, vì vậy, cần xem xét những quy định của Luật chuyên ngành (Luật đất đai 1993) Những tình tiết cần xác định trong vụ án: Thứ nhất, Theo quy định của Luật đất đai 1996, người sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất hay không? Theo quy định của Luật Đất đai 1993, người sử dụng đất có quyền chuyển quyển sử dụng đất (Khoản 3 Điều 73 Luật Đất đai 1993) Thứ hai, có phải trong mọi trường hợp, người sử dụng đất đều có quyền chuyển quyền sử dụng đất? Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ngoại lệ Căn cứ pháp lí: Điều 30 Luật Đất đai 1993 Điều 30 Không được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây: 1- Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp; 2- Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng; 3- Đất đang có tranh chấp Thứ ba, trường hợp của Thị Tèo và Đào Quan Trắc có rơi vào ngoại lệ, tức rơi vào trường hợp không được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật? Trường hợp của Thị Tèo và Đào Quan Trắc rơi vào ngoại lệ, cụ thể là đất không có giấy tờ hợp pháp Thị Tèo là chủ sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản với đất ( Căn cứ xác lập quyền sở hữu này là trên cơ sở hợp đồng tặng cho) Theo dữ liệu đề bài cho, tại thời điểm chuyển nhượng, Thị Tèo chỉ có giấy tờ liên quan đến giao nhà ở tình nghĩa Theo quy định của Luật đất đai 1993, giấy tờ hợp pháp phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thứ tư, Bộ Luật Dân sự 1995 liệu có quy phạm nào điều chỉnh quan hệ này? Điều 706 BLDS 1995 có quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đó phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật đất đai và trong thời hạn được quyền sử dụng đất Từ những lập luận trên, Hợp đồng chuyển nhượng giữa Đào Quan Trắc và Thị Tèo vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận Câu 2: Vào năm 2015, tại huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội, anh A được nhận chuyển nhượng 500 m2 đất nông nghiệp trồng cây ăn trái hàng năm từ hộ gia đình anh B để phục vụ mục đích xây dựng nhà ở Tại thời điểm nhận chuyển nhượng, diện tích đất nói trên thuộc khu vực quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, do thiếu tiền nên anh A vẫn để nguyên trạng diện tích đất nhận chuyển nhượng đó cho đến nay mà chưa xây dựng nhà ở Hỏi : Trường hợp anh A muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất nhận chuyển nhượng thì anh ta có phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào cho Nhà nước không? Tại sao? Đáp án : Trong tình huống trên, anh A muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất nhận chuyển nhượng thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Xác định những quy phạm pháp luật cần tham chiếu để giải quyết tình huống: - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất - Thông tư số 76/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất - Thông tư số 09/2021/TT-BTNVMT Thông tư sửa đổi, bổ sung một só điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Giải thích: - Căn cứ vào Khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 09/2021/TT-BTNVMT thì trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở không thuộc danh mục các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền - Căn cứ vào Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, anh A phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: “ Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ” - Ngoài ra căn cứ vào Điểm a, b Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 76/2014/TT-BTC quy định đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở, giá đất tính thu tiền sử dụng đất của mục đích trước và sau khi chuyển mục đích là giá đất quy định tại Bảng giá đất tương ứng với từng mục đích; đối với diện tích đất vượt hạn mức giao đất ở, giá đất tính thu tiền sử dụng đất của mục đích trước và sau khi chuyển mục đích là giá đất tương ứng với từng mục đích và từng trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất theo quy định của pháp luật ... lần sửa đổi vào năm 1998 2001 sửa đổi bổ sung cho Luật Đất đai 1993; lần thay Luật Đất đai 1993 thay Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 2003 thay luật đất đai 1993 Luật Đất đai 2013 thay Luật Đất đai. .. sử hình thành có tên gọi Luật Ruộng đất Gắn với trình phát triển Hiến pháp năm 1946, lịch sử pháp luật đất đai đai Việt nam ghi nhận: Xác lập nhiều hình thức sở hữu đất đai Đất đai sở hữu với... mở đầu Quá trình hình thành phát triển Pháp luật Đất đai gắn liền với đời phát triển Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Đất đai giai đoạn đầu Lịch sử hình