1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN – PACIFIC ENTERPRISE

24 68 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải coitrọng công tác an toàn lao

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG

TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN – PACIFIC ENTERPRISE

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Mã lớp học phần: 2161TMKT2311 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh

HÀ NỘI, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 3 xin cam đoan:

- Những nội dung trong bài thảo luận đề tài “Phân tích tâm lí học an toàn laođộng tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến – Pacific Enterprise” là kết quảquá trình tự nghiên cứu của Nhóm 3 dưới sự hướng dẫn của giảng viênNguyễn Ngọc Anh

- Toàn bộ nội dung đề tài là do Nhóm 3 tự lên kế hoạch xây dựng và trình bày,

có sự tham khảo các tài liệu có liên quan với thái độ khách quan, trung thực

- Không sao chép kết quả của bất kì tài liệu nào trước đó

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Sự cố lao động và tai nạn lao động 6

1.1.2 An toàn lao động và tâm lý học an toàn lao động 6

1.2 Vai trò của tâm lý học an toàn lao động 6

1.3 Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động 6

1.3.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân 6

1.3.2 Sự mất chú ý trong lao động 8

1.3.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động 8

1.3.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường 9

1.3.5 Kích thích tâm lý thái quá 9

1.3.6 Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng cụ lao động, đối tượng lao động 9

1.4 Thời điểm xảy ra tai nạn lao động 9

1.5 Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC ATLĐ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN – PACIFIC ENTERPRISE 11

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến 11

2.2 Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động xảy ra tại Việt Tiến 12

2.3 Thời điểm xảy ra tai nạn lao động tại Việt Tiến 18

2.4 Đánh giá tâm lý người lao động trong thực trạng ATLĐ ở Việt Tiến 18

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGĂN NGỪA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 20

3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỉ luật lao động tại Việt Tiến 20

3.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động tại Việt Tiến 20

3.3 Xây dựng hệ thống giám sát có hiệu quả tại Việt Tiến 21

3.4 Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tại Việt Tiến 21

3.5 Các biện pháp khác 21

PHẦN KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp khi muốn cạnh tranh thắng lợi và pháttriển bền vững thì cần phải biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, tăngnăng suất lao động, nhất là phải thực hiện tốt công tác an toàn lao động Thực tế cho thấytrong quá trình lao động sản xuất luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây ra tai nạn lao động Xéttrên góc độ kinh tế, các sự cố và tai nạn lao động là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếplàm suy giảm năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp Bên cạnh đó, còn có cácnguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động, đối tượnglao động Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải coitrọng công tác an toàn lao động, kiểm soát được các nguy cơ và rủi ro, hạn chế tối đa các

sự cố và tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất, để đảm bảo tâm

lý an toàn, an tâm cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.Tâm lý người lao động ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất cũng như yếu tố an toàntrong quá trình làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp Bởi vậy, nghiên cứu tâm lý và tiếpcận từ góc độ tâm lý với vấn đề an toàn lao động là vô cùng cần thiết đối với các nhà quản

lí nói riêng và các tổ chức, doanh nghiệp nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm phân tích để hiểu rõ tâm lý học an toàn lao động của Tổng công

ty cổ phần May Việt Tiến để thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với công tycũng như đối với các doanh nghiệp cùng ngành và kể cả khác ngành trong toàn bộ nềnkinh tế

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của bài nghiên cứu là tâm lý học an toàn lao động của Tổng công ty cổ phầnmay Việt Tiến

4 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện trên phạm vi là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến trongkhoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2021

5 Phương pháp nghiên cứu

Thống kê, thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Sự cố lao động và tai nạn lao động

Cơ sở công nghiệp nào cũng được hiểu như một hệ thống, tại bất kỳ hệ thống nào cũng

có lúc xuất hiện những trục trặc Theo quan điểm hệ thống, căn cứ vào lượng và mức độnghiêm trọng của hậu quả, trục trặc được chia làm 2 loại: sự cố lao động, tai nạn lao động

Sự cố lao động là một chỉ số của trục trặc ở mức độ nhỏ, thể hiện ở sự ngưng trệ sản

xuất chút ít và người lao động hoặc doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra ít chi phí để điềuchỉnh

Tai nạn lao động là một đầu ra không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc

một dấu hiệu của sự trục trặc lớn trong hệ thống, biểu hiện bằng sự tổn thất vềngười, máy hoặc đối tượng lao động một cách nặng nề và nghiêm trọng

1.1.2 An toàn lao động và tâm lý học an toàn lao động

a An toàn lao động: là quá trình hoạt động nhằm loại trừ các sự cố và tai nạn lao động

để bảo vệ người sản xuất và người lao động

b Tâm lý học an toàn lao động: là một phân ngành của Tâm lý học, với nhiệm vụ lànghiên cứu các nguyên nhân tâm lý, tâm – sinh lý, tâm lý – xã hội của các trường hợptai nạn trong sản xuất, xảy ra ở các loại hình lao động và các hoạt động nghề nghiệpkhác nhau, đồng thời nghiên cứu tìm kiếm những con đường khác nhau nhằm nângcao an toàn lao động

1.2 Vai trò của tâm lý học an toàn lao động

 Giảm các chi phí để khắc phục các sự cố và tai nạn lao động như: chi phí sửa chữamáy móc thiết bị, chi phí tổn thất nguyên nhiên vật liệu, chi phí do đình trệ sản xuất,chi phí điều trị cho người lao động, …

 Bảo vệ người lao động, chống lại sự thương tổn đối với người lao động do tai nạngây ra, đặc biệt là ngăn chặn các tai nạn chết người và hiện tượng tàn phế

 Tạo ra tâm lý yên tâm, bình an, ổn định trong lao động và giúp cho người lao độnghăng hái, sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động

1.3 Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động

1.3.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân

Trong lao động, người lao động hội tụ trong nhóm và thực hiện những dạng lao độngtương đối giống nhau Do đó sự khác biệt giữa các cá nhân là một yếu tố lớn dẫn đến các

sự cố và tai nạn lao động Sự khác nhau đó thể hiện các yếu tố sau:

Thứ nhất, sự khác nhau về tâm lí giới tính: Nhà nghiên cứu Deborah Sheppard đã đưa

ra lý thuyết khác biệt về bản sắc Nam – Nữ như sau:

Với sự khác biệt về bản sắc đã dẫn đến tâm lý hành động khác nhau giữa hai giới và biểuhiện tâm lý đó trong hoạt động khác nhau như:

Trang 7

- Nam giới: thường tính ganh đua mạnh, tính năng động lớn, tính tìm tòi sáng tạo,tính mạnh bạo và thể lực trong lao động; tuy nhiên: thường cẩu thả, luộm thuộmtrong hoạt động, nóng vội và thiếu tự tin, tính kiên trì thấp.

- Nữ giới: thường cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù, ngăn nắp gọn gàng trong hoạt động, cósức chịu đựng tâm lí cao, có tính kiên trì lao động cao; tuy nhiên: thường an phận,

ít ganh đua, thương yêu đùm bọc nhau và dễ dãi với nhau

Thứ hai, sự khác biệt về kinh nghiệm lao động: kinh nghiệm lao động được biểu hiện

là số lần lao động lặp lại ở những công việc được giao theo thời gian Kinh nghiệm laođộng phụ thuộc vào 2 yếu tố sau: tần suất lặp lại của các hoạt động đối với công việc, thờigian công tác (tính bằng năm)

Thứ ba sự khác biệt về tuổi tác: Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu tâm lý lứa tuổi lao

động và đi đến kết luận sau: Độ tuổi lao động càng cao thì:

- Nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hướng suy nghĩ chín chắn và có tráchnhiệm với đời sống cao hơn

- Con người càng cẩn thận và chắc chắn hơn trong hoạt động lao động

- Các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác với đời sống càng cao do vậy họ có ý thức giữgìn bản thân mình nhiều hơn

- Thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn tự tin hơn trong xử lý trong nhữngtrường hợp đối mặt với những nguy hiểm

Thứ tư xu hướng nghề nghiệp khác nhau: xu hướng nghề nghiệp được thể hiện thông

qua chỉ số về hứng thú đối với nghề nghiệp và công việc

Các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đã thống kê và phân loại mức độ hứng thú vớilao động và nghề nghiệp, gắn với trường hợp bất hạnh trong lao động đã đi đến kết luận:

- Những người lao động có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp sẽ ítgặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người không thích nghề nghiệpcủa mình và hoàn toàn không hứng thú với công việc

- Những người yêu thích công việc thường có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức

tổ chức kỷ luật tôn và có chuyên tâm đến bồi dưỡng đào tạo trình độ tay nghề củamình do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động thấp hơn những ngườikhác

Thứ năm năng lực chuyên môn năng lực chuyên môn

Các nhà nghiên cứu cho rằng người lao động khi có sự am hiểu sâu và rộng về công nghệchế tạo máy móc, kết cấu máy móc thiết bị, đặc tính về nguyên nhân vật liệu, dụng cụ, đốivới lao động thì họ có khả năng cao trong công việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn laođộng xảy ra Mặt khác kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong thực hiệncác thao tác lao động càng chính xác cao càng làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn laođộng

Trang 8

Thứ sáu sự khác biệt tính khí tính khí: thể hiện ở mức độ, cường độ, sự cân bằng trong

các phản xạ của con người đối với môi trường bên ngoài

Tính khí thường có bốn loại là: tính khí nóng, tính khí hoạt, tính khí trầm, tính khí ưu tư.Các nhà nghiên cứu Tâm lý học lao động đặc biệt quan tâm đến 2 dạng tính khí là tính khínóng và tính khí ưu tư

- Những người có tính khí nóng thường có sự phản ứng mạnh, nhanh nhưng khôngcân bằng, do đó sẽ xảy ra hiện tượng nóng vội, chủ quan, thiếu thận trọng tronglao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạn lao động cao hơn

- Những người có tính khí ưu tư lại ngược lại có sự phản ứng chậm chạp, thiếu tínhnăng động, tháo vát trong xử lý các tình huống lao động cụ thể, do vậy, thườngkhả năng xảy ra các sự cố và tai nạn lao động cao hơn

Thứ bảy, sự khác biệt về vai trò và vị trí của các cá nhân trong tổ chức: vai trò và vị trí

của các cá nhân trong tổ chức thường được gắn với tinh thần trách nhiệm cao hay thấp Các nhà nghiên cứu cho rằng người có vị trí và vai trò cao trong tổ chức thường có ý thứctrách nhiệm cao hơn trong hoạt động lao động và do vậy khả năng xảy ra sự cố và tai nạnlao động thấp hơn: những người có vị trí và vai trò thấp thường có tính ỷ lại và đặc biệt có

sự phản ứng đối với giám sát, do vậy, ý thức trách nhiệm thường không ổn định và khảnăng xảy ra sự cố và lao tai nạn lao động cao hơn

1.3.2 Sự mất chú ý trong lao động

Khi nghiên cứu các sự cố và tai nạn lao động các nhà nghiên cứu tâm lý lao động đãphát hiện ra rằng rất nhiều các trường hợp sự cố và tai nạn lao động là do mất chú ý tronglao động Sự mất chú ý tạm thời trong lao động thường xảy ra trong những khoảnh khắcngắn ngủi và do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

 Do một tiếng động đột xuất lớn bất thường xảy ra làm người lao động hướng chú ý

 Do các vật thể di động đến lần người lao động làm cho họ cảm giác mất an toànhoặc nguy hiểm với họ

 Do sự di chuyển của bóng các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo nên những phảnứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời

 Do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ

 Do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp tiếng nói kỳ lạ lôi cuốn sự chú ý của các cá nhân

1.3.3 Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động

Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh lý trong quá trình lao động hiện naychúng ta cần phân biệt hai dạng mệt mỏi cơ bản là: mệt mỏi toàn bộ và mệt mỏi bộ phận

Mệt mỏi toàn bộ là sự suy giảm các chức năng sinh lý toàn bộ sau thời gian lao động

nhất định Mệt mỏi bộ phận là sự suy giảm chức năng sinh lý ở một bộ phận cơ thể nào

đó

Trang 9

Trong thực tế lao động các nhà nghiên cứu tâm lý học lao động quan tâm nhiều đến loạimệt mỏi bộ phận Đây là một loại hay gây nên sự cố và tai nạn lao động nhiều nhất Mệtmỏi này do một số nguyên nhân cơ bản sau gây ra:

- Do độ chính xác quá cao và tốc độ làm việc quá nhanh đòi hỏi sự cân bằng thịgiác lớn  mỏi mắt suy giảm thị lực

- Do chuyên môn hóa quá hẹp người lao động dẫn đến họ chỉ sử dụng ít bộ phận cơthể tham gia lao động  các bộ phận khác bị đình trệ, đơn điệu cao trong laođộng

- Do sự căng thẳng thần kinh quá lớn trong lao động  mệt mỏi thần kinh

- Do căng thẳng thần kinh cảm giác lớn vì xung đột và va chạm ở gia đình và cơquan  người lao động chán chường mệt mỏi

1.3.4 Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường

Trong thực tế lao động, điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt cácphản ứng sinh lý của con người, làm cho sai lệch các hoạt động lao động và dẫn đến sự cố

và tai nạn lao động Các phản ứng sinh lý với môi trường thường xảy ra do các nguyênnhân sau:

- Các hạt bụi bay vào mắt

- Các luồng khí độ độc hoặc mùi khó chịu

- Người lao động tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh

1.3.5 Kích thích tâm lý thái quá

Kích thích tâm lý thái quá thường được biểu hiện ở trạng thái hưng phấn quá mạnhhoặc tức giận quá lớn Thông thường các nhà tâm lý quan tâm đến các trạng thái tâm lýtiêu cực:

 Trạng thái thần kinh căng thẳng

 Trạng thái tức giận thái quá

 Trạng thái nổi khùng

Các nhà nghiên cứu tâm lí lao động cho rằng nếu sử dụng những người lao động ở cáctrạng thái trên sẽ dẫn đến khả năng sự cố và tai nạn lao động lớn

1.3.6 Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, dụng cụ lao

động, đối tượng lao động

Đây là các yếu tố khách quan không phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của con người nhữnghiện tượng trên thường xảy ra do: hỏng máy, sự cố máy, sự cố dụng cụ lao động, sự cốđối tượng lao động hoặc công nghệ không chính xác Những hiện tượng trên được khắcphục trên cơ sở các biện pháp tổ chức sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị, kiểm tra chấtlượng dụng cụ và đối tượng lao động trước khi dùng vào sản xuất

1.4 Thời điểm xảy ra tai nạn lao động

Thời gian xảy ra sự cố và tai nạn lao động thường ở các thời điểm sau:

Trang 10

- Thời điểm người công nhân bị say rượu

- Thời điểm bị ốm đau nặng nhất

- Cuối các buổi làm việc khi mệt mỏi tăng cao nhất

1.5 Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động

Để ngăn chặn các sự cố và tai nạn xảy ra, các tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện đồng

bộ các biện pháp vừa cơ bản vừa cấp bách sau:

1.5.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỉ luật lao động

Các văn bản pháp quy về kỉ luật lao động bao gồm:

 Quy chế kỉ luật lao động

 Quy định về chức danh, và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công nhân viên chức DN

 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (hoặc quy trình phục vụ)

 Quy trình quy phạm vận hành máy móc thiết bị

 Quy chế và nội quy về an toàn điện và phòng cháy nổ

 Quy chế và nội quy bảo hộ lao động

1.5.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động

 Tạo ra hệ thống di chuyển sản phẩm thống nhất, rộng rãi và an toàn

 Xây dựng tường cao và hệ thống cửa sổ, cửa kính

 Đảm bảo hệ thống thông gió theo yêu cầu

 Tổ chức hệ thống sửa chữa máy móc thiết bị và dụng cụ

 Đảm bảo nguyên tắc phân công lao động

 Đảm bảo đầy đủ hệ thống bảo hiểm và bảo hộ lao động

1.5.3 Xây dựng hệ thống giám sát sản xuất có hiệu quả

 Các nhà lãnh đạo giám sát cả hệ thống để điều chỉ hoạt động hệ thống đúng quyđịnh

 Các cán bộ kĩ thuật giám sát trong phạm vi quy định phát hiện các sai phạm kỹ thuật

 Các cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực hiện giám sát chất lượng sản phẩm

và các chi tiết trong quá trình sản xuất

1.5.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

 Dạy lý thuyết phục vụ cho thi nâng bậc và bồi dưỡng người lao động

 Tổ chức thi tay nghề, thợ giỏi để nâng cao trình độ cho các cá nhân

 Phổ biến các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến

 Tuyên truyền giáo dục tinh thần, các thông tin liên quan tới đảm bảo an toàn sảnxuất

Ngoài ra còn một số biện pháp khác như: hoàn thiện quá trình công nghệ; hoàn thiện hệ

thống máy móc thiết bị và dụng cụ lao động; hoàn thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và

bảo hộ lao động; …

Trang 11

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC ATLĐ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY VIỆT TIẾN – PACIFIC ENTERPRISE

2.1. Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến

Ngày 13/02/2007, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ – BCN về việc cổphần hóa Tổng công ty May Việt Tiến và ngày 30/08/2007, Bộ Công thương ban hànhQuyết định số 0408/QĐ – BCT phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty May ViệtTiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến

Ngày 01/01/2008, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chính thức đi vào hoạt động

- Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

- Website: www.viettien.com.vn

- Số điện thoại: 028 38640800

- Số fax: 028 38645085

- Mã cổ phiếu: VGG

Với sự mệnh không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng những sản phẩm

và dịch vụ tốt nhất, Việt Tiến hiện nay là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngànhdệt may Việt Nam với những giải thưởng danh giá như:

- Huân chương lao động hạng Nhất do Chính phủ trao tặng

- Hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liên tục

- Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam

- Top 10 doanh nghiệp được tín nhiệm nhất Việt Nam

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

 Sản xuất quần áo các loại

 Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa

 Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết

bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng

 Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnhvực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại

Trang 12

bàn; hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máybơm gia dụng và công nghiệp;

 Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;

 Đầu tư và kinh doanh tài chính;

 Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

2.1.3 Định hướng phát triển

- Xây dựng Tổng công ty năng động, sáng tạo, hiệu quả, có thương hiệu mạnh

- Xây dựng các giải pháp phát triển bền vững cho thị trường nội địa, giữ ổn định thịtrường, phát triển kênh phân phối mới sang trọng và hiện đại

- Tìm biện pháp đẩy nhanh tăng tỷ trọng hàng FOB xuất khẩu, tập trung phát triểnlàm hàng theo phương thức ODM

- Tiếp tục phát triển mô hình sản xuất theo công nghệ Lean trong toàn hệ thống đểnâng cao năng suất lao động, thu hẹp dần khoảng cách về năng suất lao động giữacác đơn vị

- Tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống người lao động, bảo vệmôi trường và tham gia phát triển cộng đồng

2.2. Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động xảy ra tại Việt Tiến

2.2.1 Sự khác biệt giữa các cá nhân

a Thứ nhất, sự khác nhau về tâm lý giới tính:

Các công việc, vị trí đã được công ty được bố trí tương đối hợp lý phù hợp với đặctính giới tính: thường những nhân công là nam giới sẽ làm việc ở các khâu sắp xếphàng hóa lên các giá đỡ, hoặc các vị trí công việc liên quan đến việc lắp ráp các thiết bịmáy móc, hay lái xe vận chuyển hàng hóa, …; còn những nhân công là nữ sẽ đảmnhiệm các vị trí như là công nhân may, thực hiện công tác phân loại vải, … và cáccông đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và tỉ mỉ hơn Tuy nhiên tỷ lệ sự cố và tai nạnlao động vẫn xảy ra đối với các nhân công nam nhiều và thậm chí ở mức độ nặng hơn

Ví dụ như, việc sắp xếp hàng hóa lên giá đỡ thiếu ngăn nắp khiến hàng hóa bị đổ và đèlên người, hay việc đi lại gấp gáp khiến họ vấp ngã khi va phải đồ đạc dưới sàn nhà,

b Thứ hai, sự khác biệt về kinh nghiệm lao động:

Những người có kinh nghiệm làm việc dưới một năm thường có tay nghề lao độngthấp hơn những người kinh nghiệm làm việc trên một năm Họ khác nhau ở sự khéoléo cũng như sự quen thuộc với việc sử dụng các thiết bị máy móc tại các nhà xưởng.Bởi vậy những người ít kinh nghiệm sẽ thường mắc phải sai sót nhất định dẫn tới một

số tai nạn nghề nghiệp phổ biến như cắt phải tay khi thao tác trong công đoạn cắt, bịkim may đâm vào tay trong quá trình may, … Việc chưa có đủ kinh nghiệm làm việccũng khiến họ lóng ngóng và mất tự tin khi xử lí các tình huống bất ngờ xảy ra trongquá trình lao động

Việt Tiến cũng đã có những buổi đào tạo, huấn luyện nhưng người mới vào, đồngthời sắp xếp xen kẽ giữa những người có nhiều kinh nghiệm và ít kinh nghiệm để hạnchế việc xảy ra những sự cố, tai nạn đáng tiếc

Ngày đăng: 19/03/2022, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w