1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngoại giao văn hóa hàn quốc đối với các nước đông nam á những năm đầu thế kỷ xxi

95 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Trong thế kỷ XXI, đối với khu vực Châu Á, nhắc đến khái niệm ngoại giao văn hóa không thể không nhắc đến Hàn Quốc, không chỉ là một quốc gia năng động, có nền văn hóa phát triển rực rỡ m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ HƯƠNG

ĐỀ TÀI NGOẠI GIAO VĂN HOÁ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC

MÃ SỐ: 8310602

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NAM TIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Nam Tiến Các số liệu, tài liệu nêu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tích khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả Luận văn

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

từ Quý Thầy Cô, bạn học và đồng nghiệp

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Nam Tiến, người thầy đã hướng dẫn tận tình, sâu sát toàn bộ quá trình thực hiện luận văn của tôi từ khi còn là ý tưởng, góp ý tỉ mỉ các nội dung, bố cục trình bày, trích dẫn tài liệu … đến khi hoàn thành toàn bộ nội dung Dù công việc bận rộn, nhưng thầy vẫn tận tâm theo sát tiến độ thực hiện luận văn để tôi có thể hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể, thông cảm và tạo điều kiện về mặt thời gian để tôi có cơ hội được trao đổi và lĩnh hội các ý kiến đóng góp trực tiếp từ thầy Đây là điều làm cho tôi thật sự cảm kích và trân trọng

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường ĐH KHXH&NV, khoa Đông phương học đã tận tâm truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Đồng thời, tôi cũng trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai về những chia sẻ, hỗ trợ trong công việc chuyên môn

để tôi có thể tập trung cho việc học và hoàn thành luận văn của mình

Cảm ơn các anh chị em học viên lớp Châu Á học khóa 2013 và đặc biệt là khóa 2018 Tinh thần học tập nghiêm túc, sự quan tâm hỗ trợ, đoàn kết của tập thể lớp đã trở thành nguồn cổ vũ tinh thần, động lực để tôi đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học tập

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ việc học của tôi với tất cả sự tin tưởng, kỳ vọng và tràn đầy yêu thương nhất

Trân trọng!

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Tác giả Luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

6 Lịch sử nghiên cứu 8

7 Bố cục đề tài 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15

1.1 Cơ sở lý luận 15

1.1.1 Khái niệm ngoại giao và chính sách ngoại giao 15

1.1.2 Khái niệm Sức mạnh mềm và giao lưu, tiếp biến văn hóa 17

1.1.3 Khái niệm Ngoại giao văn hoá (Cultural Diplomacy) 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Hoạt động ngoại giao văn hóa của các quốc gia trên thế giới 22

1.2.2 Ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc trước thế kỷ XXI 27

1.2.3 Vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á đối với Hàn Quốc 29

1.2.4 Cơ sở cho sự phát triển của các hoạt động ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á 31

Tiểu kết 38

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 39

Trang 6

2.1 Nội dung chính sách ngoại giao văn hoá của Hàn Quốc 40

2.1.1 Phát triển chính sách văn hóa xây dựng hình ảnh quốc gia 40

2.1.2 Phát triển khoa học và công nghệ xây dựng hình ảnh Hàn Quốc năng động, hiện đại 43

2.1.3 Phát triển công nghiệp văn hóa lan tỏa làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hàn lưu) đến các quốc gia Đông Nam Á 45

2.1.4 Tăng cường chính sách hợp tác phát triển văn hóa đối với các quốc gia Đông Nam Á 48

2.2 Phương thức triển khai ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á 51

2.2.1 Lan tỏa Làn sóng văn hóa Hàn Quốc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng 51

2.2.2 Xây dựng các cơ sở hợp tác phát triển và quảng bá văn hóa Hàn Quốc 55

2.2.3 Giao lưu, trao đổi các đoàn giao lưu nhân dân, văn hoá nghệ thuật 60

2.2.4 Tổ chức các sự kiện văn hoá, chương trình đào tạo tại các nước 62

Tiểu kết 64

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HOÁ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á 66

3.1 Kết quả 66

3.1.1 Về kinh tế: 66

3.1.2 Về phát triển du lịch: 68

3.1.3 Về phát triển Văn hoá - xã hội, Ngoại giao: 70

3.2 Tác động của ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đến các nước trong khu vực Đông Nam Á 72

3.2.1 Tích cực 72

3.2.2 Các vấn đề còn tồn tại của hoạt động ngoại giao văn hóa Hàn Quốc tại Đông Nam Á 75

Trang 7

3.2.3 Tác động của ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đến Việt Nam 76

3.3 Triển vọng 81

Tiểu kết 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Hàn Quốc là một quốc gia xây dựng thành công thương hiệu quốc gia đối với khu vực và trên thế giới thông qua các chính sách ngoại giao văn hóa của mình Đặc biệt trong những năm gần đây Hàn Quốc đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực: chính trị, an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hóa… trên cơ sở hợp tác song phương cũng như hợp tác đa phương thông qua ASEAN Đặc biệt, quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc đối với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế

kỷ XXI đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực

Đề tài “Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI” mong muốn cung cấp những hiểu biết về các nội dung ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á trong những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh đó đem đến những thông tin cần thiết trong hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN Thông qua nội dung và triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc đối với Đông Nam Á, tác giả cũng đưa ra những phân tích và đánh giá, cùng những dự báo trong tương lai Đề tài nghiên cứu cũng mong muốn mang đến những lý giải trong quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực quốc gia đặc biệt là văn hóa đối với việc tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, việc một quốc gia tầm trung thể hiện vai trò và tìm kiếm vị thế của mình trong bối cảnh phức tạp của thế giới ngày nay

Quá trình thực hiện đề tài hẳn còn nhiều hạn chế, thiếu sót Người viết mong muốn nhận được nhiều đóng góp, chỉnh sửa của Quý Thầy Cô để đề tài có thể hoàn thiện, có thể là nguồn tư liệu hỗ trợ cho nghiên cứu và học tập dành cho những ai quan tâm

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao được xem là phương tiện đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; mở rộng và tăng cường mối quan hệ hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới; xoá dần khoảng cách về không gian, địa lý cũng như sự tiếp cận các tri thức của nhân loại Chính sách ngoại giao linh động, mềm dẻo trên nguyên tắc hợp tác phát triển, giữ vững hoà bình, an ninh khu vực và thế giới, nhưng vẫn đảm bảo lập trường quan điểm của đất nước trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới mới hiện nay được xem là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc đó

Để thực hiện tốt chính sách ngoại giao, yếu tố văn hóa được xem là yếu tố nội sinh quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc Việc duy trì

và phát triển bản sắc văn hoá của một dân tộc trở thành biểu tượng ngoại giao, tạo hiệu ứng lan tỏa tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy, kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên nhiều lĩnh vực, tạo đà cho việc củng cố và nâng cao vị thế quốc gia

Trong thế kỷ XXI, đối với khu vực Châu Á, nhắc đến khái niệm ngoại giao văn hóa không thể không nhắc đến Hàn Quốc, không chỉ là một quốc gia năng động,

có nền văn hóa phát triển rực rỡ mà còn là một trong những quốc gia có chính sách ngoại giao mà đặc biệt là chính sách về ngoại giao văn hóa phát triển và có sức ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực Điều này đã được ghi nhận dựa trên những thành công vượt bậc ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc trong thời gian gần đây, tác động của các làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến một bộ phận không khỏ giới trẻ ở khu vực Đông Nam Á thông qua các trào lưu văn hóa

Những năm đầu của thế kỷ XXI, các lĩnh vực trong chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc bắt đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ, đây được xem là cột mốc cho sự phát triển của văn hóa Hàn Quốc khi chính quyền Hàn Quốc bắt đầu đẩy

Trang 10

mạnh các chính sách về phát triển văn hóa sang các nước Đông Nam Á, đem lại những thành công và ảnh hưởng nhất định đến khu vực Đông Nam Á nói chung, đến Việt Nam nói riêng

Nhận thấy được tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong tình hình thế giới hiện nay cũng như những thành quả, tác động mà nó đem lại cho quốc gia và

khu vực, tác giả chọn đề tài “Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài luận văn thạc sĩ Châu Á học

Đề tài đi sâu nghiên cứu về các nội dung trong chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và quá trình triển khai các chính sách này; trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, sự phát triển và triển khai các chính sách làm bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về lĩnh vực ngoại giao văn hóa của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Qua đó, đánh giá sự ảnh hưởng và tác động của ngoại giao văn hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội, duy trì và phát triển mối quan hệ đối tác của Hàn Quốc đối với các quốc gia trong khu vực

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với các

nước Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI

2.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Chủ thể: Hàn Quốc; khách thể: Các nước Đông Nam Á

- Không gian: Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á

- Thời gian: Những năm đầu thế kỷ XXI

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc trước những năm đầu thế kỷ XXI, phân tích các điều kiện tiền để cho

sự phát triển của các hoạt động ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với các nước Đông Nam Á

- Nghiên cứu về nội dung và quá trình triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đối với các nước Đông Nam Á, qua đó nêu bật lên những nội dung chính sách chủ yếu các tác động đến sự phát triển công tác ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc cũng như những điều chỉnh trong chiến lược phát triển

- Đi sâu vào phần tích kết quả của việc thực hiện các chính sách về ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và tác động của nó đến các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Từ đó đưa ra nhận định về triển vọng phát triển thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc và mối quan hệ với các nước Đông Nam Á

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Thao tác thu thập và xử lý tài liệu: trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực như văn hoá, chính sách công, ngoại giao; nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan tới đề tài như sách, báo, tạp chí, các trang web để phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu hiện có để viết luận văn

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và

sự ảnh hưởng của các yếu tố tới vấn đề ngoại giao văn hoá trong đề tài nghiên cứu,

từ đó rút ra kết luận chung cho đề tài Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống cấu trúc: xem xét hoạt động ngoại giao văn hoá theo nhiều khía cạnh, lĩnh vực tác động vào chính sách ngoại giao của Hàn Quốc Đồng

Trang 12

thời thông qua đó, chính quyền Hàn Quốc có những chính sách thay đổi, phát triển cho phù hợp với sự trong bối cảnh quốc tế hiện nay

- Phương pháp liên ngành: phương pháp này giúp tiếp cận ngoại giao văn hoá bằng nhiều cách thức, dựa trên kết quả của nhiều chuyên ngành như lịch sử, văn hóa, tôn giáo…

4.2 Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu:

- Các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo của học giả Việt Nam

và quốc tế; tạp chí khoa học, chuyên ngành

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong nước, các bài nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngoài nước

- Tài liệu điện tử trên các Trang thông tin điện tử của Chính phủ, các cơ quan Hàn Quốc và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài cung cấp những thông tin khoa học, bài học kinh nghiệm nhằm phục

vụ cho công tác quản lý trong lĩnh vực ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hoá của Việt Nam nói riêng

Đề tài cũng cung cấp cho người đọc quan tâm và nghiên cứu đến chính sách

ngoại giao mà cụ thể là ngoại giao văn hóa Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

6.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc và các chính sách phát triển văn hóa Hàn Quốc được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu Nổi bật trong thời gian

gần đây là tác phẩm “Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại” của PGS.TS Trần Thị Thu Lương xuất bản năm 2011 Tác phẩm đã tổng kết các đặc trưng văn hóa truyền thống của Hàn Quốc được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc và Việt Nam, từ đó qua việc phân tích sự biến đổi ở một số lĩnh vực quan trọng của văn hóa Hàn Quốc dựa trên sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhằm giới thiệu một cách tổng quan và đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc hiện tại Tác phẩm chỉ dừng lại ở việc cung cấp tổng quan chung

về đặc trưng văn hóa Hàn Quốc, chưa đi sâu phân tích về vai trò, tác động của yếu

tố văn hóa đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội Hàn Quốc Ngoài ra còn có nghiên

cứu “Những chính sách của Hàn Quốc làm gia tăng quyền lực mềm” của TS Lý

Xuân Chung (tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10-2013), nghiên cứu đã dựa trên quan điểm của Joseph Nye về quyền lực mềm để tìm hiểu các chính sách của Hàn Quốc nhằm phát triển văn hóa quốc gia như phát triển khoa học và công nghê, công nghiệp văn hóa, giảng dạy tiếng Hàn và nghiên cứu Hàn Quốc ở nước ngoài… Nhằm tạo nên một Hàn Quốc thịnh vượng và năng động

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với các

quốc gia trên thế giới và ASEAN: có đề tài “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay” của tác giả Phạm Thu Thuỷ (Luận văn Thạc sĩ năm 2012)

Đề tài là nguồn tư liệu hữu ích cho tác giả trong việc đi sâu phân tích về các chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong cùng giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI, tuy nhiên, vì nghiên cứu toàn diện tất cả các lĩnh vực của chính sách ngoại giao Hàn Quốc nên vấn đề về ngoại giao văn hóa của đề tài chưa được phân tích và đi vào nghiên cứu

cụ thể Đi sâu vào phân tích chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các khu vực

có Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Anh Thư về “Chính sách đối ngoại của Hàn

Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010)”, đề tài đã nghiên cứu một cách

toàn diện và hệ thống chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông

Trang 14

Bắc Á giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2010, nhận biết sự chuyển hướng đường lối đối ngoại của Hàn Quốc từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trong đó có các chính sách trong lĩnh vực văn hóa – xã hội

Nhóm thứ ba: Liên quan đến vấn đề quảng bá và ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến các quốc gia trên thế giới Nổi bật là tác phẩm “Sự phát triển của

công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc” của PGS.TS Phạm Hồng Thái (2015), nội dung chủ yếu của tác phẩm phân tích quá trình phát triển công nghiệp văn hóa thông qua những chính sách, chiến lược của Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc với vai trò định hướng, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển qua từng giai đoạn, đặc biệt là công nghệ truyền tải văn hóa số tạo sức lan tỏa mạnh

mẽ sâu rộng đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Cùng chủ đề này còn

có nghiên cứu của nhiều tác giả được in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á các số như nghiên cứu về “Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam và ảnh

hưởng của nó” của PGS.TS Lê Đình Chỉnh (số 3 năm 2016, tr53-62), nghiên cứu đã

cung cấp nhiều số liệu cụ thể về ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến xã hội Việt Nam thông qua các lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, gia đình, điện ảnh – phim truyền hình, du lịch, du học, lao động việc làm và các tác động tích cực lẫn tiêu cực của nó đến xã hội Việt Nam

Ngoài ra còn có luận văn nghiên cứu của nhiều tác giả như Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học của tác giả Tạ Thị Lan Khanh năm 2013 “Truyền thông

giả Lê Nguyễn Thuỳ Trang với đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Châu Á học năm 2014: “Làn sóng văn hoá Hàn Quốc (Hàn lưu) tại các tỉnh Nam

bộ - Việt Nam”, hai đề tài đã cung cấp những tư liệu nghiên cứu thực tiễn về một số

lĩnh vực trong chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc tác động đến các nước trong khu vực Đông Nam Á mà ở đây cụ thể là trường hợp ở Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Oanh trên tạp chí Viện nghiên cứu Đông Bắc Á năm 2013,

“Điện ảnh trong làn sóng văn hoá Hàn Quốc và ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt

Trang 15

Quốc tế Hàn Quốc học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok,

Thailand, vào tháng 10/2008 “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á”

6.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc và các chính sách phát triển

văn hóa Hàn Quốc: Có tác phẩm Những điều bạn nên biết về Hàn Quốc, xuất bản

năm 2012 do Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại Hàn Quốc thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc phát hành

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với các

quốc gia trên thế giới và ASEAN: Có công trình của tác giả Soong Hoom Kil và

Chung In Moon (New York University, Albany) với tác phẩm “Understanding Korean Politics – An Introduction” (2001) về các vấn đề lịch sử, chính trị và chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh; Tác giả Dlynn Faith

Armstrong (Miami University, 1997) có tác phẩm South Korea’s Foreign Policy in

the Post-Cold War Era: A Middle Power Perspective (Chính sách đối ngoại của

Hàn Quốc kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh: Triển vọng của một cường quốc tầm trung) và tác giả Samuel S.Kim, ed., in Korea’s Globalization, Cambridge

University Press, UK, 2000, với tác phẩm Korea’s Globalization South Korean

Foreign Ralations Face the Globalization Challenges (Quan hệ đối ngoại Hàn Quốc

trước những thách thức của toàn cầu hóa) Nghiên cứu “strategic directions for the

activation of cultural diplomacy to enhance the country image of the republic of Korea” (2008) (Các chỉ dẫn chiến lược cho việc kích hoạt ngoại giao văn hoá nhằm

nâng cao hình ảnh quốc gia của Hàn Quốc) của Shin Seung Jin nghiên cứu về các hoạt động ngoại giao văn hóa ở các nước nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia và định hướng chiến lược ngoại giao văn hóa dài hạn cả Hàn Quốc trong thời gian tới

Nhóm thứ ba: Liên quan đến vấn đề quảng bá và ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến các quốc gia trên thế giới: Có tác phẩm The Korean Wave - Sách là

phần thứ nhất trong series "K-Culture" - tài liệu giới thiệu về văn hóa hiện đại của Hàn Quốc giới thiệu về việc mở rộng Kpop - nền âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc trên toàn thế giới do Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại Hàn Quốc phát hành

Trang 16

năm 2011 bằng tiếng Anh; tác phẩm đã giới thiệu khá chi tiết về sự ra đời của Làn sóng Hàn Quốc và sự phát triển của nó thông qua K-Pop, phim truyền hình, các tác phẩm văn học và nhiều lĩnh vực khác đến với các quốc gia trên thế giới Nghiên cứu

“Korean Wave as Tool for Korea’s New Cultural Diplomacy” của tác giả Gunjoo Jang và Won K Paik vào năm 2012 với nội dung trọng tâm là xem xét bản chất của làn sóng Hàn Quốc và tác động của nó đối với thế giới trong đó nhấn mạnh mối liên

hệ giữa sự lan truyền của làn sóng Hàn Quốc với những thay đổi về chính trị và xã hội theo quan điểm toàn cầu, ảnh hưởng đến vị thế chính trị và đòn bẩy ngoại giao của Hàn Quốc trên trường quốc tế

Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc là một lĩnh vực chuyên sâu trong tổng thể chính sách ngoại giao của Hàn Quốc, chính vì thế, có rất ít đề tài trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này, phần lớn chỉ thông qua các lĩnh vực về văn hóa, nghiên cứu về chính sách ngoại giao tổng thể và tập trung nghiên cứu vào một số hiện tượng trong hoạt động ngoại giao văn hóa Hàn Quốc Bên cạnh đó, công tác ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc đến các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng là một đề tài còn bỏ ngỏ, chủ yếu là các đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực chính trị Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ đầu thế

kỷ XXI đến nay” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc cung cấp tư liệu cho những nghiên cứu về vấn đề ngoại giao văn hóa cũng như nghiên cứu về Hàn Quốc

về sau

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung được chia làm 3 chương với những nội dung như sau:

- Chương một: Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Ở chương này, phần 1 tác giả đi làm rõ các khái niệm có liên quan làm cơ sở

lý luận cho đề tài Phần 2 tóm lược các hoạt động ngoại giao văn hóa của các nước trên thế giới, phân tích các chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa Hàn Quốc và các nước

Trang 17

ASEAN làm tiền đề cho quá trình phát triển các chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đến khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XXI về sau Tác giả cũng đi làm rõ về vai trò, vị trí địa chiến lược của các nước ASEAN đối với Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay

- Chương hai: Nghiên cứu về nội dung và phương thức triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đối với các nước Đông Nam Á

Khi nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc, tác giả tập trung phân tích bốn vấn đề: Thứ nhất: các chính sách phát triển văn hóa nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia Hàn Quốc; thứ hai: quá trình phát triển khoa học công nghệ phục

vụ phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước trong đó có ngành công nghiệp văn hóa; thứ ba: phát triển công nghiệp văn hóa Hàn Quốc nhằm lan tỏa làn sóng văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á một cách nhanh chóng và tạo được hiệu ứng lan tỏa cao và cuối cùng là chính sách tăng cường hợp tác phát triển văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á

Quá trình triển khai các chính sách được thực hiện dưới nhiều hình thức và hoạt động phong phú, đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các cơ sở hợp tác phát triển và quảng bá văn hóa Hàn Quốc các hoạt động giao lưu, trao đổi các đoàn giao lưu nhân dân, văn hoá nghệ thuật; và tổ chức các sự kiện văn hoá, chương trình đào tạo tại các nước

- Chương ba: Kết quả của việc thực hiện các chính sách về ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và tác động của nó đến các nước trong khu vực Đông Nam Á trong

đó có Việt Nam

Chương này tổng kết toàn bộ kết quả gồm thành tựu cũng như hạn chế trong chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á, từ đó đánh giá vai trò của Hàn Quốc thông qua các chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa trong quan hệ với các nước Đông Nam Á trong đó có phần phân tích về mối quan

hệ với Việt Nam Ngoài ra chương này còn đưa ra triển vọng về sự phát triển và hợp tác của Hàn Quốc với các quốc gia Đông Nam Á về lĩnh vực văn hóa cũng như

Trang 18

những thay đổi điều chỉnh của các quốc gia trong việc giao lưu, trao đổi văn hóa cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của các quốc gia

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm Ngoại giao (Diplomacy) và Chính sách đối ngoại (Foreign Policy)

❖ Khái niệm “Ngoại giao” (Diplomacy):

Phạm trù “Ngoại giao” được sử dụng để chỉ việc lưu giữ và đánh giá các tư liệu và công văn chính thức, chủ yếu là các điều ước quốc tế với thuật ngữ đầu tiên

là “Diplomatic”, sau đó là “Diplomacy”; đến thế kỷ XVIII từ “diplomatic corps” (ngoại giao đoàn) được sử dụng trong các tài liệu về quan hệ quốc tế (Sharp P & Wiseman G (eds), 2007, tr.7) Năm 1796, nhà triết học người Anh Edmund Burke dùng cụm từ “double diplomacy” để lên án chính sách ngoại giao nước đôi của

Pháp trong Chiến tranh Napoleon (Costas M Constantinou, 1996, tr.169) và kể từ

đó thuật ngữ “Diplomacy” đã được gắn liền rộng rãi gắn liền với chính trị quốc tế

và chính sách đối ngoại

Trong Từ điển Ngoại giao của Liên Xô, “ngoại giao” được hiểu là công cụ

thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân

sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài Đồng thời ngoại giao “là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thoả hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế (A.A Gromyko, I.N Zemskov & V.M Khvostov, 1973)

Ở Việt Nam, giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao đã định

nghĩa “Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền

Trang 20

hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn

đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hoà bình khác” (Nguyễn Tử Lương, 2000, tr.19-20)

Có thể thấy, thuật ngữ Ngoại giao (Diplomacy) được sử dụng rộng rãi khi nói

về các mối quan hệ quốc tế với nhà nước là chủ thể chủ yếu nhằm thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa các chính phủ và các cơ quan có liên quan với nhau Tuy nhiên, trong quá trình phát triển toàn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh bộ máy nhà nước còn có nhiều tổ chức, cá nhân và nhân dân tham gia vào các hoạt động ngoại giao theo nghĩa không chính thức; trở thành một mặt trận ngoại giao song song với ngoại giao nhà nước hay còn được gọi là ngoại giao nhân dân mà trong đó các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật có thể dễ dàng tiếp cận và thông qua các hoạt động để đạt được mục đích ngoại giao chung của một đất nước

❖ Khái niệm “Chính sách đối ngoại” (Foreign Policy):

Phạm trù “Chính sách đối ngoại” dùng để chỉ các hành động, chiến lược và quyết định nhằm vào các chủ thể bên ngoài phạm vi của một hệ thống chính trị nội địa (ví dụ như một nhà nước) Mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đó là

mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia giúp phân biệt chính sách đối ngoại và chính sách đối nội Hay như tác giả Breuning thì chính sách đối ngoại là “tổng thể các chính sách và các mối tương tác với môi trường bên ngoài biên giới quốc gia” và nó bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề về môi trường, năng lượng, viện trợ nước ngoài, di cư và quyền con người (Baris Kesgin, 2011, tr.336-343)

Chính sách đối ngoại của một quốc gia bao gồm các mục tiêu, biện pháp mà quốc gia đó thực hiện trong quan hệ với các quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế, nhằm mục đích thực hiện những lợi ích quốc gia được xác định trong từng giai đoạn lịch sử Chính sách đối ngoại được hình thành và thực thi qua quá trình phát triển lâu dài và qua quan hệ với các chủ thể bên ngoài trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội Chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại là quan hệ tất yếu khách quan vì ngày nay không có quốc gia nào có thể tồn

Trang 21

tại và phát triển nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài

Đối ngoại là những công việc, những quan hệ và những hoạt động giữa nước này với nước khác hoặc với một tổ chức quốc tế nào đó Ngày nay, chính sách đối ngoại có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, việc mở rộng quan hệ ngoại giao là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia - dân tộc Muốn có chính sách đối ngoại đúng đắn để phát triển kinh tế xã hội và trở thành một nước phát triển trên thế giới mỗi nhà quản lý đất nước cần có một tư duy linh hoạt nhạy bén nắm bắt chính xác kịp thời tình hình quốc tế vào trong nước thay đổi các chính sách đối ngoại cho đúng đắn

1.1.2 Khái niệm Sức mạnh mềm (Soft Power) và (Exchange), tiếp biến văn hóa (Acculturation)

❖ Khái niệm về Sức mạnh mềm (Soft Power)

Khái niệm “Sức mạnh mềm” xuất hiện trong quan hệ quốc tế khoảng từ những năm 80 của thế kỷ XX, nhấn mạnh đến khả năng hướng tới mục tiêu bằng sự hấp dẫn của mình chứ không phải bằng các cưỡng ép trong các công việc quốc tế Sức mạnh mềm chủ yếu bắt nguồn từ văn hóa, quan điểm giá trị chính trị và chính sách ngoại giao (Đỗ Tiến Sâm & Phạm Duy Đức, 2010, tr.326-329) Theo Joshep S Nye

“Sức mạnh mềm là năng lực khiến người người khác làm những điều mà mình

muốn, bởi vì bản thân những người khác cũng muốn như vậy Đó là năng lực mang tính lôi cuốn mà không phải là ép buộc Một chủ thể có được sức mạnh mềm bằng cách thuyết phục người khác đi theo mình, hoặc khiến họ coi mình là hình mẫu để noi theo (bắt chước, mong muốn trở nên giống như vậy), hoặc làm cho họ đồng ý hành động dựa trên những quy chuẩn/thể chế mà mình đưa ra…; tất cả những cái đó rốt cuộc dẫn đến một kết cục chung là: khiến những chủ thể khác phải hành động như mình đã trù liệu và mong muốn” (Robert O Keohan & Joshep S Nye, 1998, tr.81-94)

Theo đó, sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm trong bản thân: năng lực hấp dẫn của văn hóa, của các chuẩn giá trị; năng lực định hướng thị hiếu và sở thích đối với những chủ thể khác; năng lực vạch ra các chương trình nghị sự, xây dựng

Trang 22

thể chế hay chuẩn mực mà được các chủ thể khác chấp nhận và làm theo Như vậy, sức mạnh mềm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết phục của loại thông tin miễn phí mà một tác nhân tìm cách lưu truyền Nếu một quốc gia có thể làm cho ý nghĩa và hành vi của nó trở nên hợp pháp trong con mắt của những người khác, và thiết lập được các thể chế quốc tế có thể khuyến khích những người khác xác định quyền lợi của mình theo những cách thức tương hợp – thì nó có thể không phải chi tiêu nhiều nguồn lực kinh tế hay quân sự một cách tốn kém, do có được sức mạnh mềm – sức mạnh của khả năng thuyết phục, sự tin cậy và tính hấp dẫn của hệ giá trị (Phạm Thái Việt, 2012, tr.51-54)

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, sức mạnh mềm

có vị trí ngày càng quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín của các quốc gia trên trường quốc tế, trong đó ngoại giao văn hóa được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên sức mạnh mềm của mỗi quốc gia Trong mục tiêu chiến lược tổng thể của mình, các quốc gia cần đặt sức mạnh mềm ở tầm cao chiến lược trở thành một trong những yếu tố cơ bản, bên cạnh sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau với sức mạnh cứng nhằm chuyển hóa sức mạnh quốc gia thành ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế

❖ Khái niệm về giao lưu (Exchange), tiếp biến văn hóa (Acculturation) Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau Trong quá trình phát triển của xã hội, giao lưu văn hóa được coi là quá trình phát triển tự nhiên, là nhu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Còn khái niệm Tiếp biến văn hóa được hiểu “là một quá trình biến đổi kép

về văn hóa và tâm lý xảy ra do kết quả của sự tiếp xúc giữa hai hoặc nhiều nhóm văn hóa và những cá nhân thành viên của những nhóm văn hóa đó” (được trích dẫn bởi Nguyễn Thừa Hỷ, 2014) Theo nghĩa này thì tiếp biến văn hóa là quá trình diễn

ra sau quá trình giao lưu văn hóa, từ sự giao tiếp xúc, giao thoa, trao đổi, tiếp nhận dẫn đến sự biến đổi, thay đổi về văn hóa, phong tục… của các nhóm văn hóa Có

Trang 23

thể nói giao lưu văn hóa dẫn đến tiếp biến văn hóa và nếu không có giao lưu văn hóa thì cũng không có tiếp biến văn hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thuật ngữ kép “giao lưu – tiếp biến văn hóa” được sử dụng ngày càng nhiều hơn nhằm phản ánh bao quát quá trình giao lưu, tiếp xúc, trao đổi – tiếp biến văn hóa Giao lưu tiếp biến văn hóa được hiểu là là sự tương hỗ lẫn nhau giữa hai nền văn hóa Sự tương hỗ này có khi diễn ra không cân xứng, và kết quả sẽ có một nền văn hóa bị hút vào trong một nền văn hóa khác, hoặc bị thay đổi bởi một nền văn hóa khác hoặc cả hai nền văn hóa cùng thay đổi (Kroeber & A.L, 1948, tr.425)

Hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra với nhiều hình thức mới, chủ yếu thông qua thông tin đại chúng, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm; tín ngưỡng, tôn giáo; xuất nhập khẩu lao động, du lịch, di dân nhập quốc tịch khác, du học; hợp tác giữa các chính phủ thông qua các dự án, nghị định về văn hóa, các công ước về văn hóa… Giao lưu, tiếp biến văn hóa mang tính thường xuyên, cập nhật hơn (Nguyễn Thị Hương, 2015, tr.55-60)

1.1.3 Khái niệm Ngoại giao văn hoá (Cultural Diplomacy)

“Ngoại giao văn hóa” xuất hiện từ rất sớm với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, trong từng quốc gia khác nhau, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và ngoại giao Nhiều học giả phương Tây cho rằng, chính sách đối ngoại của các quốc gia cần thiết phải được chính trị hóa văn hóa, trong khi đó ngoại giao văn hóa nên được xem như hoạt động chính trị phục vụ lợi ích quốc gia dưới sự che chở của văn hóa (P.M Taylor, 2007, tr.79); đồng thời văn hóa cũng được xem như là một trong

ba trụ cột quan trọng, cùng với an ninh và kinh tế trong chính sách đối ngoại của một quốc gia (H.J Morgenthau, 1978, tr.64-67) Truyền thống lịch sử và văn hóa của một dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao Hoạt động ngoại giao ở một khía cạnh nào đó là sự cọ xát và giao lưu các giá trị văn hóa và ý tưởng, nên ngoại giao được xem là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc Theo tác giả Milton Cummingtons thì ngoại giao văn hóa được hiểu là “sự trao

Trang 24

đổi quan điểm, thông tin, nghệ thuật và những khía cạnh khác nhau của văn hóa giữa các quốc gia và nhân dân của những quốc gia đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” (Cynthia Schneider, 2003, tr.1) hay như Margaret và Christopher trong

nghiên cứu Quan hệ văn hóa quốc tế: So sánh đa quốc gia cho rằng “ngoại giao văn

hóa là quá trình thông tin hai chiều, bao gồm cả những nỗ lực làm nổi bật hình ảnh

và những giá trị của một quốc gia với những quốc gia khác cũng như tiếp nhận thông tin và tìm hiểu văn hóa và những giá trị, hình ảnh của các quốc gia khác và của nhân dân các quốc gia khác” (Margaret J.Wyszomirski & Chistopher Burgess,

2003, tr.1)

Tác giả Simon Mark trong nghiên cứu về vai trò lớn hơn của ngoại giao văn hóa thì cho rằng Ngoại giao văn hoá là việc triển khai văn hoá của một quốc gia nhằm hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại hay ngoại giao, nó thường được coi

là một phần của thực tiễn ngoại giao công chúng, sự truyền thông của chính phủ với các đối tượng nước ngoài để có ảnh hưởng tích cực đến họ Tuy nhiên, ngoại giao văn hoá có tiềm năng đóng góp nhiều hơn cho các mục tiêu chính sách đối ngoại, ngoại giao, và các mục tiêu trong nước của chính phủ Để cho phép ngoại giao văn hoá đạt được tiềm năng đầy đủ, thực tiễn cần phải được hiểu rõ hơn, đặc biệt là đóng góp cho hình ảnh quốc gia, xây dựng thương hiệu và sự gắn kết xã hội Trong việc thể hiện hình ảnh quốc gia ở nước ngoài, ngoại giao văn hoá có thể vượt qua sự nghi ngờ của người đọc về các thông điệp chính thức phục vụ để nâng cao uy tín quốc gia Trong nước, nó có thể góp phần vào sự gắn kết xã hội quốc gia, đặc biệt là khi nhắm đến các nhóm dân tộc thiểu số (Simon Mark, 2009)

Ở Việt Nam, theo Nguyễn Dy Niên (2002, tr.322-323): “Ngoại giao mang nội hàm văn hóa sâu sắc Hoạt động ngoại giao là sự giao lưu và cọ xát về các giá trị văn hóa Hoạt động ngoại giao là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích dân tộc Bởi lẽ đó, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao Đồng thời, văn hóa cũng là động lực và mục tiêu của hoạt động ngoại giao” Trong tác phẩm “Ngoại giao và công tác ngoại giao”, PGS.TS Vũ Dương Huân (2015, tr.318-319) cho rằng “Ngoại giao văn hóa hay tuyên truyền văn

Trang 25

hóa đối ngoại là một bộ phận trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, là tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam; trao đổi, giao lưu, hợp tác về văn hóa hoặc có nội dung văn hóa nhằm tạo điều kiện hỗ trợ giao lưu kinh tế, chính trị, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới phục vụ công tác phát triển nền văn hóa dân tộc, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hội nhập quốc tế

và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Đi vào phân tích nội hàm ngoại giao văn hóa, PGS.TS Phạm Thái Việt trong

“Ngoại giao văn hóa – Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng” nêu ra 05 chức năng cơ bản của ngoại giao văn hóa là mở đường (đóng vai trò là nền tảng tinh thần giúp khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ chinh trị, kinh tế và các mối quan hệ khác phát triển), xúc tác (điển hình là việc gắn nội dung văn hóa với các hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước), quảng bá, vận động (vận động các tổ chức quốc tế công nhận các giá trị văn hóa của quốc gia) và tiếp thu (hỗ trợ quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, khoa học tiên tiến của nhân loại vào công cuộc phát triển đất nuớc); cùng với 03 mục tiêu chung là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế Theo đó, chủ thể chính của ngoại giao văn hóa là nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện chính sách đối ngoại nói chung và là chủ thể hoạch định, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng

Có thể thấy, qua rất nhiều quan điểm khác nhau về ngoại giao văn hóa của` các học giả trong và ngoài nước, văn hóa nhìn chung được hiểu như là một nội dung, lĩnh vực quan trọng của hoạt động ngoại giao, trở thành công cụ để các quốc gia đạt được mục đích chính trị, kinh tế trong chiến luợc đối ngoại chung của đất nước Ngoại giao văn hóa được thực hiện thông qua tương tác đa diện giữa nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm các cơ quan chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ Thông thường, nhà nước sẽ đặt ra những ranh giới rộng về chính sách văn hóa, thương lượng những thỏa thuận văn hóa với các nước khác và tạo ra tổ chức khung

Trang 26

để tham dự các sự kiện cũng như dự án quốc tế có liên quan đến văn hóa Tuy nhiên, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, văn hóa càng trở nên quan trọng trong ý nghĩa là sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia Văn hóa có khả năng thâm nhập mạnh mẽ, có thể đạt được mục tiêu mà biện pháp chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được Chính vì vậy, các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa như đa dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa – văn minh, văn hóa hòa bình Kênh văn hóa được sử dụng như là một phương tiện hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế

Ở phạm vi thế giới, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO) được xem là một trường hợp điển hình của việc sử dụng ngoại giao văn hóa để tuyên truyền, qua đó thể hiện vai trò trung tâm điều phối các hoạt động ngoại giao văn hóa tập thể của 193 quốc gia thành viên Tổ chức này đặt trụ sở chính tại Paris (Pháp), với hơn 50 văn phòng và một số viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới Ở phạm vi khu vực, tổ chức ASEAN với mục tiêu xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC) ở Đông Nam Á bên cạnh Cộng đồng chính trị -

an ninh (APSC) và Cộng đồng kinh tế (AEC) cũng được xem là một ví dụ điển hình (Joshep Nye, 2002, tr.8)

Như vậy, văn hóa không chỉ đơn thuần phục vụ cho lợi ích chính trị mà còn gắn liền với mọi lợi ích trên các mặt, các lĩnh vực của quốc gia Là một trong ba lĩnh vực quan trọng của công tác đối ngoại, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được coi là quyền lực mềm của quốc gia, sử dụng văn hóa trở thành phương tiện thực hiện nhiệm vụ đối ngoại; thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giao lưu, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới, không chỉ tăng cường sự hiểu biết, thắt chặt mối quan hệ song phương, đa phương mà còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Hoạt động ngoại giao văn hóa của các quốc gia trên thế giới

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, lĩnh vực ngoại giao văn hóa từ lâu đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc,

Trang 27

ngoại giao văn hóa không chỉ nâng cao hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế

mà còn có những đóng góp tích cực vào các hoạt động đối ngoại chung của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế

Một trong những hoạt động của ngoại giao văn hóa chính là việc giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết về nhau, tiếp thu và phát triển tinh hoa văn hóa của nhân loại và xa hơn nữa là tiền đề thúc đẩy sự hợp tác bền vững hơn về kinh tế, chính trị Chúng ta có thể dễ dàng nghĩ đến đất nước Nhật Bản khi bàn về trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, về tinh thần võ sỹ đạo Samurai; Hàn Quốc quen thuộc với tên gọi xứ sở kim chi, nhạc Kpop Bên cạnh đó, việc tổ chức các chương trình giao lưu và hợp tác văn hóa, giáo dục giữa các quốc gia đang được chính phủ các nước chú trọng và đẩy mạnh nhằm hướng tới môi trường phát triển bền vững, nâng tầm ảnh hưởng sâu rộng của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế thông qua các sự kiện tuần lễ văn hóa của các nước, làn sóng phim Hollywood của Mỹ, làn sóng phim Hallyu (Hàn lưu) của Hàn Quốc hay việc hợp tác giáo dục, thu hút sinh viên các nước đến học tập và sinh sống tại Mỹ, Autraulia, Singapore các trung tâm văn hóa, Học viện Khổng tử được thành lập với mục tiêu quảng bá văn hóa và thúc đẩy văn hóa của Hàn Quốc, Trung Quốc tại các nước, hay các chương trình giao lưu, biểu diễn văn nghệ ở khắp các quốc gia trên thế giới Theo Liping Bu trong nghiên cứu Trao đổi giáo dục và ngoại giao văn hóa trong chiến tranh lạnh (1999, tr 393–415), sau chiến tranh thế giới lần thứ II, để tranh giành quyền ảnh hưởng cũng như niềm tin của các quốc gia khác trên thế giới trong cuộc đối đầu với Liên Xô, Mỹ đã đưa ra các chính sách văn hoá mới thông qua trao đổi giáo dục để thực hiện ngoại giao văn hoá Các chính sách này nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội Mỹ tham gia vào các hoạt động ngoại giao như hùng biện chính trị, các biện pháp lập pháp và hỗ trợ tài chính Lúc này, các tổ chức của Mỹ có mối quan hệ trong lĩnh vực văn hóa với các quốc gia khác trước chiến tranh hay các chương trình trao đổi do các tổ chức từ thiện, các tổ chức chuyên nghiệp và các trường đại học Mỹ dần trở nên quan trọng và bây giờ đóng vai trò trung gian hỗ trợ các hoạt động đối ngoại của nhà nước Các chương trình trao đổi

Trang 28

giáo dục này bao trùm nhiều lĩnh vực văn hoá, kinh tế và quân sự nhằm trở thành một công cụ quan trọng đưa hình ảnh đất nước Mỹ với sự giàu có vật chất, văn hoá tiêu dùng, bí quyết công nghệ, tự do cá nhân và nền dân chủ chính trị bằng phương pháp đơn phương để xuất khẩu văn hoá, giá trị và công nghệ Trong các hoạt động thúc đẩy ngoại giao văn hóa Mỹ ra thế giới, thì vai trò của nhà nước và các tổ chức

tư nhân đều được chú trọng, họ cùng hợp tác và xây dựng, phát triển các mối quan

hệ với các nước nhằm tăng cường sức mạnh văn hoá Mỹ trên thế giới

Lịch sử ngoại giao thế giới còn ghi dấu nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa góp phần hóa giải các mối quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia mà các hình thức ngoại giao khác không có điều kiện thực hiện được như sự kiện được nhắc đến nhiều nhất vào thời kỳ chiến tranh lạnh đó là ngoại giao bóng bàn (Ping-pong Diplomacy) mà Trung Quốc đã thực hiện rất thành công vào năm 1971 với Mỹ Vào thời điểm này, việc Mỹ và Trung Quốc là hai kẻ thù không đội trời chung nên vấn

đề thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhau là điều gần như không thể thực hiện được Tuy nhiên, vào tháng 4/1971, đội tuyển bóng bàn Mỹ đang thi đấu tại giải Vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31 ở Nhật Bản đã sang Trung Quốc theo lời mời từ chính phủ nước này với toàn bộ chi phí được phía Trung Quốc chi trả Ngoài ra, đội tuyển bóng bàn Mỹ cũng là nhóm người Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền lãnh đạo năm 1949 Trận giao hữu diễn

ra trong không khí thân thiện giữa các vận động viên hai nước và tinh thần giao hữu sao cho tỷ số thua của đội khách không cách biệt quá lớn (đội tuyển Trung Quốc lúc

đó là nhà Vô địch còn đội tuyển Mỹ xếp thứ 17 thế giới) (Đinh Thị Vân Chi, 2009), bên cạnh đó cùng với sự đón tiếp nồng nhiệt của người dân nước bạn đã gây được

ấn tượng đẹp với phía Mỹ Kết quả của hoạt động này đã phá vỡ những tảng băng cản trở quan hệ ngoại giao giữa hai bên suốt hơn 20 năm và lệnh cấm vận Trung Quốc đã được Mỹ bãi bỏ

Hay như mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh năm 1975 đã có những chuyển biến tích cực khi các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ và tri thức Việt Nam

tổ chức các hoạt động văn hóa đưa hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đến

Trang 29

gần hơn với người dân Mỹ thông qua việc xuất bản các tập thơ hay những hồi ký, ghi chép của các chiến sĩ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Trong 20 năm sau chiến tranh, đã có khoảng 3000 đầu sách viết về Việt Nam được xuất bản tại Mỹ đã góp phần tác động đến làn sóng ủng hộ bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (Đinh Thị Vân Chi, 2009) Năm 2006, cùng với sự đóng góp tích cực của các hoạt động ngoại giao văn hóa, mối quan hệ giữa Việt – Mỹ đã mở ra một chương mới khi Tổng thống Mỹ George W Bush thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam

Gần đây nhất, người ta hay nhắc đến “Ngoại giao âm nhạc” (Music Diplomacy) trong quan hệ Mỹ - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Sự xuất hiện của Dàn nhạc Giao hưởng New York nổi tiếng tại Triều Tiên với một buổi biểu diễn bao gồm các tác phẩm của cả hai quốc gia đã hâm nóng lại quan hệ căng thẳng sau hơn

50 năm thù địch Một ví dụ khác gần gũi hơn nữa bởi nó diễn ra giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chính là “Ngoại giao golf” (Golf Diplomacy) trong quan hệ Campuchia – Thái Lan (2008) Liên quan tới các căng thẳng tranh chấp về ngôi đền Preah Vihear, trong một buổi gặp mặt cấp cao giữa hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã chơi golf cùng với các quan chức quân sự Thái Lan tại Siemrep (Campuchia) Buổi đánh golf đã khởi động cho cuộc hội đàm hai bên diễn ra tốt đẹp (Trần Thị Thu Hà, 2012, tr.185-193)

Nhìn chung, các hoạt động ngoại giao văn hóa của các quốc gia trên thế giới

đã được triển khai từ rất sớm, đa dạng dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú Các hoạt động ngoại giao văn hóa này đều đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần triển khai hiệu quả chiến lược đối ngoại chung của các quốc gia Nhìn nhận vai trò quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia lớn ở Châu Á đã đưa ra những chính sách, chiến luợc phát triển các hoạt động ngoại giao văn hóa của mình, cụ thể:

- Trung Quốc:

Ngoại giao văn hóa từ lâu đã được Trung Quốc coi trọng, trở thành một trong những yếu tố góp phần làm nên sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực cũng

Trang 30

như trên thế giới Hoạt động ngoại giao văn hóa nổi bật của Trung Quốc có thể nói đến đó chính là việc thành lập hàng loạt các Học viện Khổng Tử ở khắp các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới, nhằm quảng bá văn hóa Trung Hoa, phổ biến tiếng Hán, đưa hình ảnh Học viện Khổng Tử trở thành thương hiệu quốc gia, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế; hay như các hoạt động trao đổi, giao lưu giữa sinh viên Trung Quốc với sinh viên các nước mà đặc biệt là các nước Đông Nam Á Năm 2004, Viện Khổng Tử đầu tiên được mở tại Seoul, đến hết năm 2017

đã có 525 Viện Khổng Tử được mở ra trên toàn thế giới tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Bước sang thế kỷ XXI, chính phủ Trung Quốc đã tích cực duy trì quan hệ giao lưu văn hóa với hàng ngàn tổ chức văn hóa quốc tế cũng như các quốc gia khác Đến nay, Trung Quốc đã ký hiệp định văn hóa cấp chính phủ với 143 quốc gia, ký

682 kế hoạch giao lưu văn hóa hàng năm, mỗi năm, có hơn 2.000 dự án giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài được Bộ Văn hóa phê duyệt, bao phủ tới 60-70 quốc gia Phạm vi giao lưu văn hóa thường đề cập tới các lĩnh vực văn hóa – giáo dục, nghệ thuật, văn vật, triển lãm sách, thông tin, xuất bản, phát thanh, truyền hình, du lịch, tôn giáo (Đỗ Tiến Sâm & Phạm Duy Đức, 2010, tr.174)

- Nhật Bản:

Sau chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản chú trọng các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm xóa nhòa hình ảnh nước quân phiệt truớc kia thay bằng hình ảnh quốc gia yêu chuộng hòa bình với chính sách đối ngoại công khai, rộng mở, cải thiện hình ảnh và uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, trước sự phát triển của các nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, ASEAN đã góp phần phát triển các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia, song song đó là chính sách ngoại giao văn hóa của các nước cũng được quan tâm, chú trọng Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản cũng có những thay đổi mạnh

mẽ, hướng tới việc làm giàu cho cộng đồng quốc tế bằng cách khuyến khích ý thức

Trang 31

chung toàn cầu và nâng cao tính sáng tạo với tinh thần chia sẻ (Đỗ Tiến Sâm & Phạm Duy Đức, 2010, tr.326)

Tháng 5/2005, Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản ở thế kỷ XXI, theo đó, các hoạt động giao lưu văn hóa sẽ được triển khai song song vừa mang tính hàn lâm như trước đây vừa mang tính đại chúng Đây cũng chính là sự khác biệt trong chính sách ngoại giao văn hóa trong giai đoạn hiện nay Các hoạt động lễ hội, sự kiện quảng bá giao lưu văn hóa như lễ hội truyện tranh, “Đại sứ văn hóa hoạt hình”, “Sức hút Nhật Bản” được coi như những hướng triển khai chính của sức mạnh mềm Nhật Bản Bên cạnh đó là việc tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động của các cơ quan chính phủ như Bộ Ngoại giao, Văn hóa, Giáo dục cùng các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế như Quỹ Giao lưu Văn hóa (Japan Foudation), Đại sứ quán ở các nuớc, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức của Nhật Bản triển khai các hoạt động văn hóa ở nước ngoài (Phạm Hồng Thái, 2015, tr122-123)

1.2.2 Ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc trước thế kỷ XXI

Trong những năm sau Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Hàn Quốc theo đuổi quan hệ đối ngoại của mình phù hợp với các quốc gia phương Tây, những quốc gia theo chủ trương dân chủ Từ năm 1962 khi Hàn Quốc áp dụng chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và bắt đầu tích cực tham gia vào thương mại quốc tế trên toàn thế giới, tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước trong Thế giới thứ ba Kể từ những năm 1970, hoạt động ngoại giao của Hàn Quốc tập trung vào việc tăng cường độc lập và thống nhất trong hoà bình trên bán đảo Hàn Hàn Quốc cũng củng cố mối quan hệ với các đồng minh và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh (1991), Hàn Quốc và Triều Tiên đã xây dựng cơ sở cho sự tồn tại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thông qua Hiệp định cơ bản Nam – Bắc và tuyên bố chung về việc phi hạt nhân trên bán đảo, mở rộng vai trò của mình trên trường quốc tế thông qua việc duy trì và phát triển mối quan hệ với tất cả các nước Tính từ năm 1948 đến tháng 3/2002, Hàn Quốc đã thiết lập

Trang 32

quan hệ ngoại giao với 185 nước, có 91 sứ quán, 29 tòa lãnh sự, 4 văn phòng đại diện và 95 tổ chức quốc tế Với việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên hợp quốc từ tháng 9/1991, tính đến tháng 5/2002, Hàn Quốc đã trở thành thành viên của 38 cơ quan, tổ chức quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc (Phạm Quý Long, 2017) Đây là thành công lớn trong hoạt động ngoại giao của Hàn Quốc với tổ chức quốc tế mang tính đa phương lớn nhất và có quyền lực nhất hành tinh trong đó phải kể đến

sự kiện Ông Ban Ki Moon trở thành Tổng thư ký LHQ thứ 8 từ năm 2007 đến cuối năm 2016

Thông qua các tổ chức văn hóa quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cùng kiều bào Hàn Quốc đang sinh sống tại các nước, hợp tác quốc tế về văn hóa của Hàn Quốc tập trung vào đẩy mạnh phát triển văn hóa dân tộc tại các nước trên thế giới, tham gia các sự kiện văn hóa quốc tế và các chương trình hợp tác văn hóa các nước như: phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như UNESCO, IIC, IFLA, IMC, IAA, IFLA, PEN…; ký kết các hiệp định về văn hóa với tổng số 81 quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc – Xu hướng phát triển của chính sách văn hóa, n.d.); tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Venice Biennale năm 1995; tham gia các sự kiện văn hóa quốc tế vào năm 1996 như Đại hội Kiến Trúc quốc tế lần thứ 20 tổ chức tại Tây Ban Nha, Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Chateau lần thứ 28, Triển lãm các sản phẩm thủ công Hàn Quốc – Nhật Bản; Đăng cai tổ chức Hội nghị Nghi thức Trà Quốc tế lần thứ 4, triển lãm ảnh quốc tế lần thứ 17, Hội thảo về văn học Hàn Quốc tại Lima, Peru 1996… Các hoạt động giao lưu quốc tế thông qua tổ chức diễn đàn Văn học Hàn Quốc – Trung Quốc năm 1996 và mời các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại Hàn Quốc, mời các nhà giới thiệu và cử các giáo viên tiếng Hàn Quốc giảng dạy âm nhạc truyền thống Hàn Quốc cho các kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài

Ngoài việc tăng cường phát triển mối quan hệ với các tổ chức quốc tế và thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung, EU,… Hàn Quốc cũng từng bước thắt chặt mối quan hệ với các nước ASEAN như: Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Singapore,…

Trang 33

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện tốt công tác ngoại giao văn hóa trên toàn cầu, Hàn Quốc đã thành lập Korea Foundation (Quỹ giao lưu Quốc tế Hàn Quốc) trực thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vào năm 1991 với nhiệm vụ xây dựng và phát triển hình ảnh của Hàn Quốc trên thế giới thông qua các chương trình trao đổi học thuật

và văn hóa

Qua các hoạt động đối ngoại trên có thể thấy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá văn hóa từ nền tảng văn hóa truyền thống giàu bản sắc, phát huy các thế mạnh của nền văn hóa và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa ra khu vực và trên thế giới

1.2.3 Vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á đối với Hàn Quốc

Khu vực Đông Nam Á từ lâu đã có vị trí địa chiến lược quan trọng trên bản đồ kinh tế, chính trị thế giới Được cấu thành bởi hai bộ phận chia Đông Nam Á thành hai nhóm Đông Nam Á “lục địa” và Đông Nam Á“Hải đảo” tương ứng với hai nhóm AM-5 và nhóm AS-5 của ASEAN; chính vị trí địa lý đã góp phần tạo ra nhiều lợi thế đối với các nuớc trong khu vực Đông Nam Á Các nước Đông Nam Á “lục địa” gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam có giá trị địa - chiến lược nối liền Đông và Tây chi phối cục diện chung toàn khu vực; trong khi đó, các nuớc Đông Nam Á “hải đảo” gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei và Philippines và Đông Timor lại nằm trên tuyến đường biển nối liền hai châu lục và hai đại dương có vị trí chiến lược về an ninh hàng hải, thương mại trên biển của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới Chính vì vậy đây chính là khu vực mà các nước lớn trong khu vực và trên thế giới đều muốn gia tăng ảnh hưởng của mình tại đây cũng như lôi kéo đồng minh phục vụ cho lợi ích chính trị, kinh tế của các nước Đối với Hàn Quốc, trước năm 1973, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sự đối đầu Đông – Tây mà trung tâm là Mỹ và Liên Xô, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc nghiêng về quan hệ với các nước phương Tây, trở thành thành viên của khối phương Tây Sau năm 1973 khi mối quan hệ giữa các nước lớn Mỹ - Trung hòa dịu, Hàn Quốc đã chủ trương “thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước không đối đầu với mình bất chấp thể chế chính trị”, từ đây,

Trang 34

chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với các nước rộng mở hơn, vừa tăng cường mối quan hệ với các đồng minh truyền thống, vừa xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước trong thế giới thứ ba, thực thi chính sách “hướng Bắc” cải thiện quan hệ với các nước đồng minh của Triều Tiên như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, gia nhập Liên hợp quốc và tăng cường vị thế của họ trên trường quốc tế (Ngô Xuân Bình, 2012, tr.63-66) Năm 1998, Hàn Quốc triển khai “Chính sách Ánh Dương” nhằm thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên, chấm dứt tình trạng “chiến tranh lạnh” trên bán đảo Triều Tiên trong suốt nửa thế kỷ và đưa quan hệ giữa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn

Trong tổng thể chiến lược quốc gia về đối sách thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc

tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Sách trắng ngoại giao của Hàn Quốc đã nêu lên các mục “tăng cường hình ảnh quốc gia” trên một loạt các lĩnh vực hợp tác quốc

tế cụ thể như cải cách hệ thống đa phương, và ngoại giao văn hóa, hội nhập quốc tế sâu (Phạm Quý Long, 2013, tr.185-189) Trong đó, việc tăng cường quan hệ song phương với các nước trong khu vực Đông Nam Á và đa phương với ASEAN được chú trọng do nhu cầu phát triển kinh tế của Hàn Quốc khi ASEAN sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp nước này

Theo Báo cáo của tổ chức “Oversea Public Relation System, Ministry of

Culture and Tourism”, trong năm 2003, sau khi chiến lược quảng bá hình ảnh Hàn

Quốc đến Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản không nhận được hiệu quả như mong đợi, Chính phủ Hàn Quốc thay đổi chiến lược văn hoá khuyếch trương hình ảnh của đất nước mình đến các nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Đài Loan, Mông

Cổ, Việt Nam, Philippines và một số các quốc gia khác trong khối ASEAN, những quốc gia có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá với Hàn Quốc

ASEAN hiện đang nổi lên như một tổ chức khu vực tiềm năng với nhiều nền kinh tế đang phát triển và ngày càng thể hiện được tiếng nói của mình trong quan hệ quốc tế, thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác, đối thoại với các quốc gia lớn trong đó có Hàn Quốc Cả ASEAN và Hàn Quốc đều nhận thấy tầm quan trọng của nhau trong mối quan hệ chung vì mục tiêu phát triển và nâng cao vị thế trên trường

Trang 35

quốc tế

Có thể nói, việc phát triển chính sách ngoại giao văn hóa Hàn Quốc đối với các nuớc ASEAN nằm trong chiến lược góp phần nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, đưa các giá trị của Hàn Quốc trở thành các giá trị tiêu biểu ở Đông Á và Châu Á – một trong những tham vọng của Hàn Quốc, cạnh tranh với các giá trị văn hóa truyền thống của các nước lớn ở khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản, nâng cao tầm ảnh hưởng rộng rãi của các sản phẩm công nghiệp văn hóa Hàn Quốc (Phạm Hồng Thái, 2015, 188-189)

Với vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á, việc mở rộng quan hệ toàn diện về các lĩnh vực với ASEAN còn nhằm tăng vị thế của Hàn Quốc trong khu vực và trên trường quốc tế, tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế nhất là các nước ASEAN cho chính sách Ánh Dương đối với CHDCND Triều Tiên

1.2.4 Cơ sở cho sự phát triển của các hoạt động ngoại giao văn hoá Hàn Quốc đối với khu vực Đông Nam Á

1.2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc Á, giáp Trung Quốc, Nga về phía Tây và Nhật Bản về phía Đông với tổng diện tích là 223.405km2, trong đó Hàn Quốc chiếm khoảng 100.283,9km2 (2014) (Cơ quan Quảng bá Văn hóa Hải ngoại Hàn Quốc, 2017) Trừ phía Bắc tiếp giáp với đại lục Châu Á thì ba mặt còn lại của bán đảo đều giáp biển, địa hình chủ yếu là núi (chiếm 70%), đồng bằng chỉ chiếm 30% toàn bộ lãnh thổ (Hugh Dyson Walker, 2012, tr.5)

Khi bán đảo Triều Tiên bị phân chia thành hai miền Nam – Bắc, Hàn Quốc hay còn được gọi là Đại Hàn Dân Quốc (Republic of Korea) được chính thức thành lập vào năm 1948 nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên (James E Hoare, 2015, tr.37) Tuy nhiên theo một nghĩa rộng hơn, Hàn Quốc chỉ một cộng đồng dân cư đã sinh sống trên bán đảo Triều Tiên một thời gian dài với lịch sử hàng nghìn năm bao gồm toàn bộ thời kỳ tiền cận đại khi xét về mặt thời gian và kéo dài tới tận Bắc Hàn ngày nay xét về mặt không gian Trong phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề xã hội, chính sách phát triển ngoại giao văn hóa của

Trang 36

Hàn Quốc như là một quốc gia miền Nam bán đảo Triều Tiên

Về địa hình, đất nước Hàn Quốc phân hóa thành hai vùng rõ rệt: phía Đông

là vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích lãnh thổ và vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt kết hợp với việc sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như bãi bồi ven biển Saemangeum - bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới, đảo Jeju-do – một trong những

kỳ quan thiên nhiên thế giới (Trung tâm Quảng bá Văn hóa hải ngoại Hàn Quốc, 2012), đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của Đại Hàn Dân quốc

- Kinh tế:

Là cơ sở quyết định cho sự phát triển các hoạt động ngoại giao văn hóa Hàn Quốc Năm 1961, tướng Park Chung Hee lên nắm quyền với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ, thu nhập bình quân đầu người

ít hơn $100 USD mỗi năm Để tạo động lực phát triển, tướng Pak Chung Hee đã áp dụng chính sách độc tài và kỷ luật quân đội trong việc điều hành đất nước (Michael

và có phần cứng rắn, nhưng nhờ đó đã đưa đưa đất nước Hàn Quốc thoát khỏi tình trạng kém phát triển

Chính phủ Hàn Quốc cũng chú trọng đến việc sử dụng yếu tố văn hóa trong các chính sách phát triển của mình từ thập niên 1960 Đến năm 1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Seoul (Andrea Matles Savada & William Shaw, 1997, tr.254) tạo tiền đề gia nhập vào hàng ngũ các nước bán tiên tiến, trở thành một trong bốn con rồng Châu Á, cùng với Đài Loan, Singapore, và Hồng Kông Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, Hàn Quốc trở thành một trong mười nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên thứ 29 của tổ chức OECD (các tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) vào tháng 12/1996 (Eur, 2002, tr.698) Vào năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 32,8 triệu đô la Mỹ; nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 559,6

tỷ đô la Mỹ Năm 1948, GDP đầu người đạt ở mức thấp, chỉ 60 đô la Mỹ nhưng đến năm 2013 đã đạt 26.205 đô la Mỹ Năm 2010, Hàn Quốc nổi lên là quốc gia xuất

Trang 37

khẩu lớn thứ 7 thế giới (Viện Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, 2017)

- Xã hội:

Vốn là một dân tộc đơn sắc tộc, nhưng với chính sách phát triển nền văn hóa quốc gia từ cuối thế kỷ XX đến nay, Hàn Quốc đang dần trở thành một xã hội đa văn hóa với số người nhập cư sinh sống và học tập ngày càng tăng nhanh Tính đến năm 2014, số người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc là 1,57 triệu người, theo con đường kết hôn quốc tế là 240.000 người, lao động nhập cư là 850.000 người, trong

đó người Trung gốc Hàn (Tộc Triều Tiên) chiếm đa số Trong những năm gần đây,

số lượng các hộ gia đình đa văn hóa đã tăng lên 230.000 hộ, chủ yếu là do việc kết hôn giữa người Hàn và người nước ngoài (Viện Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, 2017)

Cùng với việc du nhập của đa dạng các nền văn hóa nước ngoài là các vấn đề

xã hội nảy sinh do những khác biệt về lối sống, phong tục tập quán, do đó, để hỗ trợ cho người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc, Chính phủ đã thành lập một văn phòng chuyên cung cấp các hoạt động xã hội hỗ trợ họ khi có nhu cầu, đồng thời cũng thực thi Đạo luật hỗ trợ các gia đình đa văn hóa

Bên cạnh việc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nước ngoài đang sinh sống tại Hàn Quốc, việc tham gia đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy chính quyền là người nước ngoài cũng được chính phủ quan tâm, tính đến tháng 11/2013,

đã có 56 người nước ngoài đến từ 13 quốc gia đang đảm nhiệm cương vị là công chức làm việc tại các văn phòng chính quyền trung ương và địa phương Trong đó

có Jasmine Lee là người Hàn gốc Phillipines hiện đang là nghị sĩ quốc hội kì thứ 19, làm việc trong Ủy Ban Gia đình và Bình đẳng giới, bà được biết đến với những nỗ lực bảo vệ phúc lợi và sự phát triển các quyền con người trong của gia đình đa văn hóa hay như Kim Mi-hwa người Hàn-Hoa, một quan chức của thành phố Changwon, Robert Holley (người gốc Mỹ) và Sam Hammington (người Australia) là những người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Hoạt động của họ đã đóng góp vai trò lớn trong việc hình thành nên xã hội đa văn hóa và góp phần xây dựng

Trang 38

một xã hội hòa hợp, thống nhất trong tương lai (Viện Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, 2017)

- Văn hóa:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội đa văn hóa, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội như sự thay đổi các giá trị văn hóa truyền thống, cơ cấu kinh tế - xã hội bị phá vỡ… buộc Chính phủ Hàn Quốc phải có những chính sách văn hóa phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa của đất nước

Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc tập trung vào việc khôi phục lại đất nước bị phá hủy nên không quan tâm nhiều đến lĩnh vực văn hoá Đến năm 1972, một đạo luật về văn hoá và nghệ thuật đã được ban hành, đó là “Đạo luật Khuyến khích Văn hoá và Nghệ thuật” Năm 1973, Quỹ Văn hoá Nghệ thuật Hàn Quốc được thành lập dựa trên Đạo luật này Chính sách văn hóa mới với mục tiêu phát triển văn hoá dân tộc độc lập và sáng tạo có thể đóng góp vào việc tạo ra một kỷ nguyên mới trong thời kỳ mới, thiết lập bản sắc dân tộc, và phân chia lợi ích văn hoá và phúc lợi văn hoá một cách công bằng Trong những năm 1980, chính sách văn hoá đã được coi trọng bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, chính phủ bắt đầu mở rộng cơ sở hạ tầng văn hoá với việc xây dựng nhiều nhà hát, trung tâm văn hóa cộng đồng, các cơ sở văn hoá trung tâm và địa phương (류정아, 2007)

Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách phát triển văn hóa, điển hình là năm 1992, khi chính phủ dân sự được thành lập, Hàn Quốc đã thể hiện rõ việc coi trọng chất lượng cuộc sống của người dân thông qua chính sách văn hóa quốc gia: Kế hoạch 5 năm về phát triển văn hóa Hàn Quốc mới, nhằm hướng đến trở thành một quốc gia văn hóa; tiếp theo

đó là Kế hoạch mới về phát triển văn hóa, Tầm nhìn văn hóa năm 2000 Bên cạnh

đó, chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra những kế hoạch củng cố, phát triển cụ thể trong lĩnh vực công nghệ giải trí nhằm tạo bước đột phá mới cả trong và ngoài nước như Kế hoạch thúc đẩy mạng lưới thông tin siêu tốc (năm 1995), Kế hoạch thúc đẩy

Trang 39

thông tin hóa, dự án Tầm nhìn chất lượng cuộc sống và Toàn cầu hóa (1996)

Đến cuối thế kỷ XX, nhằm tạo đà cho bước phát triển đột phá ở thế kỷ mới, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục nhấn mạnh về vai trò của quyền lực mềm văn hóa bằng những văn bản luật như: Tuyên ngôn văn hóa của Tổng thống (năm 1998), Luật cơ bản khuyến khích công nghiệp văn hóa (năm 1999) Trong định hướng các chính sách cho thế kỷ 21 vào năm 1997, Bộ Văn hóa và Thể thao Hàn Quốc đã đề xuất hàng loạt định hướng phát triển văn hóa trong đó có nội dung tăng cường các hoạt động ngoại giao về văn hóa Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy nền văn hóa Hàn nói chung, công nghiệp văn hóa nói riêng lớn mạnh, có sức lôi cuốn và đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài

1.2.4.2 Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei, Timor Leste Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN (Association Southeast Asia Nation) trừ Timor Leste, đây là một Hiệp hội hợp tác khu vực giữa các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 08/8/1967 và sau đó xây dựng một Cộng đồng chung – Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 Tuyên bố chung của ASEAN nêu rõ mục đích của Hiệp hội nhằm hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, giáo dục…, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý, pháp quyền và tôn trọng các nguyên tắc điều lệ của Liên hiệp quốc (Trang thông tin điện tử của ASEAN)

Trong những năm gần đây, ASEAN đang đẩy mạnh quá trình liên kết với các nước trong khu vực Đông Bắc Á theo hình thức quan hệ song phương như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Với việc ký kết: Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, nhằm củng cố quan hệ đối tác toàn diện và lập định hướng tương lai trong thế kỷ XXI, quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mang tính đột phá trên nhiều lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế…

Hàn Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại theo lĩnh vực từ năm 1989 nhằm mở rộng tiếp cận thị trường của nhau trên lĩnh vực kinh tế, sau đó tiếp tục

Trang 40

phát triển mối quan hệ chính thức nâng cấp thành đối thoại đầy đủ vào năm 1991 Năm 2004, Hàn Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và đến tháng 10/2010, hai bên nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược Theo đó, Hàn Quốc đã đưa ra một số đề xuất hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên cũng như đối phó với các thách thức toàn cầu

Về kinh tế: Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của ASEAN kể

từ năm 2010 và là nước đầu tư lớn thứ 6 vào ASEAN, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng như: Tuyên bố chung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện, Hiệp định Cơ chế Thương mại hàng hóa, Hiệp định Thương mại dịch vụ và Hiệp định đầu tư (Nguyễn Thị Hằng, 2016) Tăng cường quan hệhợp tác song phương với các nước ASEAN qua Hiệp định mậu dịch tự do Hàn Quốc – ASEAN và Tuyên bố sông Hàn1 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao 5 nước Tiểu vùng sông Mêkong vào cuối tháng 10/2011 Tính đến năm 2011, Hàn Quốc đã

hỗ trợ ODA cho các nước tiểu vùng sông Mêkong khoảng 421,87 triệu USD, chiếm khoảng 60% số ODA giải ngân cho cả khu vực ASEAN, 2 nước tiếp nhận nhiều ODA nhất của Hàn Quốc là Việt Nam và Campuchia (Nguyễn Thị Thắm, 2013)

Với sự phát triển quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc trong 02 thập niên qua, hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ hơn 46 tỷ USD năm 2004 lên hơn 90 tỷ

1 Nội dung chủ yếu của Tuyên bố sông Hàn:

- Mục tiêu: Làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hàn Quốc và góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực sông Mekong, thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN, thúc đẩy hội nhập ASEAN hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tiến tới xây dựng cộng đồng Đông

Á với ASEAN giữ vai trò trung tâm

- Nguyên tắc: phát triển quan hệ song phương với phương châm mở, minh bạch, toàn diện và cùng có lợi; củng cố và bổ sung các cơ chế hợp tacsong phương khác như hợp tác Mekong- Nhật Bản, hợp tác phát triển phù hợp với các nguyên tắc toàn cầu như Tuyên bố Paris về tính hiệu quả của viện trợ, đồng thuận phát triển Seoul G20;

- Lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác phát triển: Hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin và truyền thông, nông nghiệp nông thôn, lâm nghiệp và môi trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển vì mục đích con người, nông nghiệp, phát triển nguồn nước, tăng trưởng xanh

5 nước trong khu vực Mekong là: Campuchia, lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan

(Nguồn: http://mofa.go.kr/mofat/htm/issue/6-2(2011.10_eng).rtf)

Ngày đăng: 16/03/2022, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w