1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths CTH giáo dục y đức cho sinh viên các trường đại học y, dược ở thành phố hà nội hiện nay

99 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3.1. Mục đích nghiên cứu

  • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

  • 5.1. Cơ sở lý luận

  • 6. Đóng góp mới của luận văn

  • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

  • 8. Cấu trúc của luận văn

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược.

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC

  • 1.1. Đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề y dược (y đức) cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược

  • 1.1.1. Đạo đức nghề nghiệp

  • Mỗi con người đã lựa chọn cho mình một nghề nào đó thì dù trong hoàn cảnh nào cũng nên hết lòng vì nghề và sống bằng nghề. Nghề không chỉ là phương tiện để sống mà còn là điều kiện, là địa bàn mà qua đó, mỗi người có thể cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội. Khi mới 17 tuổi, trong luận văn tốt nghiệp trung học, C.Mác đã thể hiện bản lĩnh của mình khi viết rằng,

  • “nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý” [7, tr.4].

  • Để có được thành công trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề nghiệp của mỗi người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức mà ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân. Đồng thời, do liên quan với hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên đạo đức nghề nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc.

  • Trong cuộc đời của một con người, khoảng 1/2 thời gian là hoạt động nghề nghiệp, có người gần như suốt cuộc đời. Những thành công và cả những thất bại của đời người chủ yếu được bắt nguồn từ hoạt động nghề nghiệp. Vinh quang và cay đắng, danh dự và tủi nhục trong cuộc đời ít nhiều đều liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của mỗi con người. Những con người gương mẫu, say mê trong lao động nghề nghiệp, mô phạm về mặt đạo đức luôn được xã hội, cộng đồng tôn trọng và kính yêu. Tựu trung lại, đạo đức nghề nghiệp luôn xoay quanh những cặp phạm trù như: lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự yêu – ghét, sự tốt – xấu, tính thiện - ác của mỗi người đều được thể hiện tập trung qua hoạt động nghề nghiệp. Đạo đức là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì thế, ở thời đại nào và ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng là trung tâm chú ý của các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và của toàn xã hội.

  • 1.1.2. Đạo đức nghề y dược và giáo dục y đức cho sinh viên nghề y, dược

  • 1.1.2.1. Đạo đức nghề y dược (hay còn gọi là y đức)

  • Hiện nay, những vấn đề về y tế ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng và ở mọi nơi trên thế giới, những cuộc tranh luận về vấn đề đạo đức y dược (hay còn gọi y đức) thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua luật pháp, hoạt động quản lý hành chính hoặc quyết định của toà án, chính phủ của các quốc gia ngày càng tham gia nhiều hơn vào những vấn đề về y đức. Ngày nay, với sự kết hợp của các vấn đề khác nhau, bao gồm tiến bộ khoa học, giáo dục công chúng, quyền lợi của các nhân viên y tế, các nhà bảo hiểm, các nhà cung ứng dịch vụ, bệnh nhân và các cơ quan, tổ chức khác nhau đối với các nguồn lực dành cho chăm sóc sức khỏe, quyền dân sự và các phong trào của những người sử dụng dịch vụ cũng như những ảnh hưởng của pháp luật và kinh tế lên y tế - đòi hỏi các cán bộ y tế nói chung phải hiểu rõ những nguyên lý của y đức. Những nguyên lý này có thể hướng dẫn hành vi, quyết định của họ, dù họ ở bất cứ vị trí nào.

  • Y đức bao gồm những quy tắc có tính đặc thù nghề nghiệp và bao gồm những quy định về mặt luật pháp trong thực hành nghề nghiệp. Do vậy, khái niệm y đức vừa mang những thuộc tính chung cho tất cả những người hành nghề y trên thế giới, vừa có những quy định riêng phụ thuộc vào luật pháp ở từng quốc gia.

  • Ở Việt Nam, khái niệm y đức nhận được nhiều sự quan tâm trên các phương diện lý luận và truyền thông đại chúng. Những chuyên gia, các y bác sĩ luôn cố gằng lý giải khái niệm này, tiêu biểu, tác giả cuốn sách “Phát triển sự nghiệp y tế nước ta trong giai đoạn hiện nay” đã nêu khái niệm y đức như sau: “Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống xã hội điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc đối với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp. Y đức xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [20, tr.10].

  • Tác giả Ngô Gia Hy cũng đã luận bàn về khái niệm y đức như sau

  • “Cốt lõi của y đức là bổn phận của người thầy thuốc, bổn phận ấy được thể hiện ở các quan hệ: nghề nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy giáo, học trò và đối với xã hội… Đó là những tiêu chí cơ bản của người thầy thuốc điều chỉnh các hành vi ứng xử, việc làm, thái độ, lối sống cho thích hợp với từng quan niệm cụ thể” [20, tr.11].

  • Về khái niệm y đức, Bộ Y tế cũng đã ban hành trong Mục 7 – Phần III của Quy chế quản lý bệnh viện như sau:

  • “Y đức là phẩm chất cao đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi đau đớn của họ như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Lương y như từ mẫu, phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải được thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức xã hội” [24, tr.8].

  • Từ những quan niệm trên, có thể xác định khái niệm y đức bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thứ nhất, y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống xã hội điều chỉnh hành vi xử sự của thầy thuốc trong các mối quan hệ giữa thầy thuốc với nghề nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy giáo, học trò và đối với xã hội.

  • Thứ hai, y đức xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc. Y đức giúp cho người thầy thuốc vượt qua những khó khăn trở ngại trong công việc và cuộc sống; cố gắng học tập, vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ được giao, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học nước nhà.

  • Thứ ba, y đức được xác định là phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, được hình thành trong quá trình giáo dục và tự giáo dục của người thầy thuốc.

  • Từ những nội dung trên, có thể khẳng định: y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được xác định ở bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc. Y đức biểu hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan đến nghề nghiệp của mình.

  • 1.1.2.2. Giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược

  • Với tính chất là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người, nên đạo đức ngành y luôn được xã hội quan tâm. Y đức không phải là luật pháp, là nghĩa vụ pháp lý, mà là những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người hành nghề y, là những quy ước và nguyên tắc được coi là kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các quy ước này cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra cách hành xử cho các tình huống khác nhau. Vì vậy, ngành y không chỉ cần những thầy thuốc tài năng, mà hơn thế là những tấm gương đạo đức cao cả. Ngày nay, dưới tác động của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới y đức người thầy thuốc. Bàn về y đức đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Vậy vấn đề đặt ra là giáo dục y đức cho sinh viên như thế nào để ngoài việc học tập về chuyên môn họ cần có ý thức rèn luyện cả về y đức.

  • Y đức được hình thành từ trong nhân cách con người, nhân cách ấy được hun đúc từ nếp sống gia đình (tế bào của xã hội), trong cộng đồng sinh sống, từ dưới mái trường phổ thông, đặc biệt trong các trường y, chú trọng giáo dục y đức cho sinh viên ngành y là điều cấp bách. Giáo dục cho họ hiểu về bổn phận của mỗi người hành nghề y phải bền bỉ, kiên trì rèn luyện để tự điều chỉnh thái độ, hành vi đối với người bệnh bằng lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Vì y đức không tự có mà phải qua quá trình rèn luyện, học tập của mỗi người.

  • Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục y đức đối với sinh viên ngành y nói riêng và đạo đức cho thanh niên, học sinh nói chung là một vấn đề thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục y đức cũng cần phải được đầu tư tương xứng về người và vật chất.

  • Như vậy, giáo dục y đức cho sinh viên là quá trình giảng dạy, tuyên truyền nâng cao hình thức những vấn đề về chuẩn mực, hành vi ứng xử của người thầy thuốc được thực hiện trong các nhà trường y, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế hiện nay.

  • 1.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược

  • 1.2.1. Chủ thể và đối tượng giáo dục

  • 1.2.1.1. Chủ thể giáo dục

  • Về phạm trù chủ thể cũng được đề cập với những góc độ khác nhau. Tựu chung lại, có hai cách tiếp cận chính:

  • Thứ nhất, cho rằng chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

  • Con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động, với đặc trưng cơ bản là năng lực hoạt động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội) và chỉ trong quá trình nhận thức, cải tạo giới tự nhiên và cải tạo đời sống xã hội thì con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể của lịch sử. Khi nói tới khái niệm “chủ thể”, V.I.Lênin viết: “Khái niệm ấy (= con người) là khuynh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thiện (tự thực hiện) mình”.

  • Thứ hai, coi chủ thể là con người có ý thức, ý chí, và đối lập với khách thể bên ngoài”

  • Từ các quan niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu: Chủ thể - đó là con người với những cấp độ khác nhau (cá nhân, nhóm, tổ chức, giai cấp) đã và đang thực hiện một quá trình hoạt động nhằm cải tạo khách thể tương ứng.

  • Từ quan điểm về chủ thể nêu trên, chủ thể giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa, cán bộ, giảng viên trong nhà trường là chủ thể giữ vai trò trực tiếp trong quá trình giáo dục y đức cho sinh viên. Gia đình và xã hội là những chủ thể tác động đến quá trình giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Theo ý kiến của PGS. TS Nguyễn Hữu Tú – Hiệu phó Trường Đại học Y Hà Nội khẳng định “Học đầy đủ đạo đức trong trường y, chưa thể chắc chắn trở thành một người cán bộ luôn có y đức trong khi hành nghề. Chúng ta cần cả gia đình, các nhà trường và xã hội”. Nói cách khác, học y đức trong trường đại học là một phần, một trong những mắt xích quan trọng và trực tiếp để người cán bộ y tế có đạo đức khi làm việc. Đạo đức của nghề y phải dựa trên một nền tảng đạo đức, đạo lý của một con người nói chung trong xã hội.

  • Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên trong nhà trường – những chủ thể trực tiếp của quá trình giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Ban giám hiệu của các trường Đại học phải là những lực lượng trực tiếp “lên kế hoạch - tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả” công tác đào tạo - giáo dục sinh viên nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành về công tác giáo dục đạo đức; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Giảng viên, đặc biệt những giảng viên phụ trách giảng dạy bộ môn giáo dục y đức có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành y đức cho sinh viên. Đối với một dân tộc có truyền thống “tôn sư trong đạo”, “không thầy đố mày làm nên” thì giảng viên được xác định là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giảng viên là chủ thể quyết định chất lượng giáo dục, phải được thể hiện đồng bộ trên các phương diện: hình thành tri thức mới (mới đối với người học); rèn luyện phương pháp tư duy (tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo - một điểm đang yếu trong giảng dạy hiện nay) và bồi dưỡng đạo đức, lối sống trong sáng cho sinh viên.

  • Trong các phương diện trên, xét về tầm quan trọng của yêu cầu giáo dục, thì bồi dưỡng đạo đức, lối sống là cái “gốc”, bởi vậy nên chúng ta mới đề ra khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”. Và “học lễ” thông qua “học văn”, bởi “văn dĩ tải đạo”, nghĩa là thông qua dạy chữ mà dạy người. Thực hiện tốt yêu cầu của các phương diện trên, đòi hỏi giảng viên phải có nghiệp vụ và năng lực, năng khiếu sư phạm nhất định. Mặt khác, đây cũng là phương diện thực hiện khó nhất, đòi hỏi giảng viên phải thực sự là thầy, bởi lẽ “chỉ bằng nhân cách người thầy tác động vào nhân cách người học mới là bản chất đích thực của quá trình giáo dục”. Bàn về vấn đề này, Victor Hugo cho rằng: Trước trí tuệ siêu việt, ta cúi đầu bái phục; trước lòng tốt cao cả, ta quỳ gối tôn thờ. Để có thể tác động tích cực tới đạo đức, lối sống của sinh viên, giảng viên vừa phải có trí tuệ, vừa phải có tấm lòng, bởi: “Trong giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách, đạo đức của nhà giáo dục” (K.D.Usinxki).

  • 1.2.1.2. Đối tượng giáo dục

  • Đối tượng giáo dục là sinh viên của các trường đại học ngành y, dược - những thầy thuốc tương lai - trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Sinh viên, đặc điểm sinh lý, tâm lý – nhận thức và xã hội của sinh viên

  • Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học, cao đẳng có độ tuổi trong khoảng 18 đến 25 tuổi. Họ là một nhóm xã hội đặc biệt, xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, đang trong quá trình học tập, chuẩn bị “hành trang” nghề nghiệp cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Họ có thể trở thành những nhà trí thức mới, công – viên chức, những người lao động giỏi…

  • Về mặt sinh lý, độ tuổi của thanh niên được xác định là từ 15 đến 25 tuổi với hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ 15 đến 17 tuổi và giai đoạn thứ hai từ 18 đến 25 tuổi. Cách phân chia này cho thấy, sinh viên nằm ở độ tuổi giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này, hình thể đã được hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Thời kỳ đầu của giai đoạn này, con người đã đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành, đặc biệt, bộ não đã đạt được trọng lượng tối đa (khoảng 1400 – 1600 gram), hoạt động thần kinh cao cấp đã đến mức trưởng thành vì số tế bào thần kinh đã phát triển tương đối đầy đủ.

  • Về mặt tâm lý – nhận thức, độ tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển trí tuệ với khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ ngày càng khó khăn hơn, có khả năng lập luận logic, trí tưởng tượng phong phú. Đây là thời kỳ phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập cao. Ở độ tuổi này, sinh viên rất nhạy bén, có khả năng giải thích và gắn ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có từ trước đây. Sự phát triển này cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này biết lĩnh hội tri thức một cách tối ưu. Đây là cơ sở vững chắc cho toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của họ.

  • Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển khả năng tự ý thức. Tự ý thức có chức năng điều chỉnh nhận thức, sự đánh giá toàn diện về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Ngoài ra, họ có tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ưa tìm tòi, khám phá, sáng tạo; là những người giàu ước mơ, hoài bão, giàu trí tưởng tượng. Họ luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, có nhu cầu cao về học vấn, về tình bạn, tình yêu và thích giai lưu với các hoạt động xã hội.

  • Về mặt xã hội, ở sinh viên có sự phong phú, phức tạp, bộc lộ nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội nhiều vẻ, đa dạng. Họ đã biết quan tâm đến tương lai của bản thân và suy nghĩa đến những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Về hoạt động, hoạt động chính chi phối họ chính là học tập nhưng đây cũng chính là thời gian quá độ chuyển từ vị trí là học trò sang vị thế là “nhà trí thức” sinh viên hiện tại và trí thức tương lai. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên có tính chất tự nghiên cứu nhằm nắm lấy tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp của mình sau này.

  • Như vậy, so với lực lượng thanh niên trong xã hội, sinh viên là tầng lớp có những đặc điểm nổi bật, ưu trội hơn về mặt kiến thức, trình độ văn hóa, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Họ là lực lượng đông đảo trong xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo giáo dục, đào tạo để trở thành người lao động giỏi, cán bộ tốt, chủ nhân của xã hội tương lai. Tuy nhiên, sinh viên có phát huy được năng lực tiềm ẩn hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng, sự rèn luyện, tu dưỡng cá nhân của họ. Ngoài ra, sự phát huy năng lực của sinh viên còn phụ thuộc vào sự giáo dục nói chung và sự giáo dục đạo đức nói riêng phù hợp với sự phát triển của xã hội.

  • Sinh viên các trường đại học đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội bên cạnh những đặc điểm chung về sinh lý, tâm lý và nhận thức nêu trên, còn có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:

  • Thứ nhất, sinh viên các trường đại học y dược thường có thời gian học rất dài. Trong khi thời gian đào tạo hệ Cử nhân của các trường Đại học thường là 4 năm thì riêng trường y, dược thường mất 6 năm. Đầu vào với hệ bác sỹ đa khoa ở trường Đại học Y Hà Nội cũng vào top cao nhất, Tuy nhiên sau 6 năm học những kiến thức mà sinh viên ngành y được trang bị mới chỉ là tối thiểu. Sau một thời gian làm việc vẫn cần học chuyên khoa mới có thể vững tay nghề. Do đó, thời gian làm việc đối với người học ngành y, dược thường rất kéo dài.

  • Thứ hai, nghề y, dược là những nghề gắn chặt với trách nhiệm nên trong quá trình học tập, sinh viên trường y, dược đã vừa học lý thuyết vừa thực tập. Sinh viên ngành y, dược có lịch học kín và dài hơn rất nhiều so với sinh viên ở các trường đại học khác. Với đặc điểm là trường thực nghiệm, đặc biệt là thực nghiệm trên cơ thể người nên đòi hỏi sinh viên ngành y, dược phải có kiến thức chính xác tuyệt đối. Y khoa không có thần đồng mà cần phải khổ luyện. Sau khi tốt nghiệp, ít nhất họ phải trải qua 10 năm trong nghề mới có kinh nghiệm. Có thể nói, đối với ngành y, không có ngày tết, ngày nghỉ, ngày lễ mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực. Ngay từ khi còn trên giảng đường, sinh viên đã được làm quen với những đặc điểm này ngay từ năm thứ hai. Chính những nét đặc thù này đã hình thành và rèn luyện cho sinh viên ngành y, dược những phẩm chất đáng quý như sự chú tâm, sức chịu đựng dẻo dai và lòng nhân ái.

  • Con người là vốn quý nhất của tạo hóa. Bệnh tật thiên biến vạn hóa theo thời gian. Y học càng phát triển, đòi hỏi nhiều cách thức chữa trị phải có bằng chứng. Vì vậy, với sinh viên ngành y không chỉ học tập trên giảng đường mà còn phải học tập suốt đời. Cái đúng – sai trong y học đôi khi rất mong manh đòi hỏi người hành nghề phải hết sức thận trọng. Nghề y, dược cũng là những nghề có nguy cơ lây bệnh cao. Sinh viên trong thời gian đi thực tập sớm phải tiếp xúc hàng ngày và lên tục với những người bệnh. Tuy thầm lặng, nhưng nghề y cũng rất nhạy cảm với dư luận xã hội. Biết bao đóng góp cải thiện sức khỏe của người bệnh có thể sẽ bị lu mờ đi đôi khi chỉ vì sự cố đáng tiếc hoặc bất khả kháng. Tác phẩm hoàn hảo nhất, phức tạp nhất của tạo hóa là con người mà trong đó, phần quý giá nhất là sức khỏe. Do vậy, mất mát lớn nhất của tạo hóa là con người và mất mát lớn nhất của con người là sức khỏe. Đối tượng nghề của ngành y, dược là con người đang bị bệnh cho nên sinh viên ngành y dễ đối diện với những phản ứng nhạy cảm từ bệnh nhân và cộng đồng.

  • Thứ ba, đối với mỗi ngành nghề trong xã hội, vấn đề đạo đức nghề nghiệp giữ vai trò quan trong trong quá trình giáo dục cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với nghề y, dược, vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên lại càng trở nên cấp thiết hơn. Bởi lẽ, không có một nghề nào đặc biệt như nghề y, mà mỗi một lỗi lầm hay một thiếu sót dù nhỏ nhất lại có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khoẻ và tính mạng của con người. từ lâu, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, một nghề nhân đạo, do vậy ngoài đào tạo, rèn luyện về chuyên môn tay nghề, cần coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành y, dược. Giáo dục tốt y đức ngay từ trong nhà trường sẽ góp phần tạo nhận thức đúng đắn, chuyển đổi hành vi tốt, giúp phát triển tư duy và hành động cho sinh viên sau này ra trường hành nghề. Bởi vì một cán bộ y tế nếu chỉ có chuyên môn giỏi mà không có y đức thì chưa phải là một thầy thuốc tốt.

  • Do đặc thù của ngành, tính chất của nghề nêu trên nên sinh viên trường y, dược có một số đặc điểm đặc thù. Tuy rằng những đặc điểm này có thể được biểu lộ khác nhau theo từng cá nhân, đây chính là những kỹ năng cần thiết ở những người hành nghề bác sĩ, dược sĩ. Nhận thức nét đặc thù của chủ thể giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trong trong việc xác định nội dung và phương pháp giáo dục.

  • 1.2.2. Nội dung và hình thức giáo dục

  • 1.2.2.1. Nội dung giáo dục

  • Giáo dục y đức cho sinh viên qua những nội dung cơ bản sau:

  • Giáo dục truyền thống y đức của dân tộc

  • Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân, đế quốc và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, người thầy thuốc - dân y và quân y - đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình một cách xuất sắc. Hàng trăm, hàng ngàn tấm gương sáng “Người thầy thuốc như mẹ hiền” đã được nhân dân ta ca ngợi. Nhiều bác sĩ như: “Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Hồng Xuân, Tôn Thất Tùng… đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tôn vinh vì đức hy sinh, dũng cảm trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, do biết kế thừa đạo đức truyền thống, biết làm theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, biết vận dụng quan điểm, định hướng của Đảng về ngành y tế, biết dựa vào mặt tích cực của nền kinh tế thi trường nên đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng của cá nhân, tập thể trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều cá nhân và đơn vị tiên tiến, anh hùng trong ngành y dược được Đảng, Nhà nước tuyên dương.

  • Hơn nửa thề kỷ qua các thế hệ thầy thuốc và nhân viên y tế trên mọi miền của đất nước đã tận tụy hi sinh trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. bằng trí tuệ và lòng yêu nước vô hạn và tình nhân ái sâu sắc, hàng vạn cán bộ y tế nhiều thế hệ đã thầm lặng chiến đấu không mệt mỏi, ngày đêm chăm sóc người bệnh cứu sống hàng triệu sinh mạng con người, dập tắt kịp thời nhiều vụ dịch nguy hiểm, hạ tỉ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ trung bình cho người Việt Nam, tổ chức mạng lưới y tế rộng khắp từ đồng bằng, miền núi, từ thành thị đến nông thôn kể cả những nơi hải đảo xa xôi hẻo lánh để phục vụ nhân dân phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

  • Đào tạo nhiều cán bộ có chất lượng trong ngành, ứng dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến, hiện đại và việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, cử nhiều chuyên gia phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong cả nước. Dù bất cứ ở đâu các thế hệ thầy thuốc Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần phục vụ, thực hiện tốt đạo đức y tế phục vụ người bệnh với trách nhiệm cao xây dựng ngành y tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.

  • Trong sự phát triển đi lên của xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng, giữa những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng khám chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của toàn ngành y tế. Trong thời gian qua, chúng ta không phủ nhận trong đội ngũ những thầy thuốc, vẫn còn những vướng bận nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những đóng góp và sự hi sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Trước những thách thức của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, chia sẻ nhiều hơn nữa của đội ngũ y bác sĩ để nâng cao vấn đề y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Cho nên, việc thường xuyên giữ gìn, bảo vệ, trau rồi y đức là điều cần thiết.

  • Như vậy, việc giáo dục y đức cho sinh viên là cả một quá trình đòi hỏi sự tham gia không chỉ của đội ngũ thầy, cô giáo trong ngành y tế nói riêng mà cần sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung gì để giáo dục và nâng cao y đức cho sinh viên từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường là nội dung không khó nhưng lại không hề đơn giản, nên việc giáo dục cho họ về đạo đức truyền thống của ngành là điều chúng ta nên chọn. Vì đây được coi là yếu tố côt lõi, nền tảng đề duy trì và phát huy yếu tố đức ở mỗi người, đặc biệt họ là những bác sỹ tương lai, làm nhiệm vụ quan trọng bảo vệ và giữ tính mạng cho con người.

  • Giáo dục y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến con người và sức khỏe của con người. Người luôn coi sức khỏe con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự cường thịnh của một quốc gia, dân tộc. Nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, nhiệm vụ của người thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

  • Giáo dục lòng yêu thương con người: Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi từ đạo lí truyền thống “Lương y kiêm từ mẫu” để khẳng định vai trò của đạo đức đối với nghề y. Theo đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ, nhân viên y tế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, trở thành “từ mẫu” “mẹ hiền”. Nói cách khác “từ mẫu” là đạo đức cao đẹp mà cán bộ, nhân viên y tế cần hướng tới. Có tình thương của “từ mẫu”, người thầy thuốc sẽ tránh được những thói hư, tật xấu, như cầu lợi, bất công, phân biệt đối xử giữa kẻ giàu- kẻ nghèo, sự hách dịch, lạnh lùng, qua loa, tắc trách khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sự kèn cựa, đố kỵ với đồng nghiệp…Chính vì vậy, “lương y kiêm từ mẫu là cốt lõi của đạo đức y học”; Ngoài việc rèn luyện y đức “lương y kiêm từ mẫu”, một nội dung rèn luyện nữa đối với cán bộ y tế mà chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu là “phải có chí, chịu khó, chịu khổ, phải giàu lòng bắc ái hy sinh”. Đúng vậy, nghề y là một nghề đặc biệt, bởi thế rèn luyện đạo đức đối với nghề y lại càng đòi hỏi rất cao, khác với những nghề khác.

  • Giáo dục những phẩm chất y đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Hăng hái, hy sinh, đoàn kết, kỷ luật. Hăng hái, hy sinh là yếu tố vô cùng cần thiết đối với cán bộ ngành y tế. trong những hoàn cảnh cấp bách người cán bộ y tế có khi phải hy sinh lợi ích của mình, thậm chí cả tính mạng vì người bệnh, vì sức khỏe của nhân dân. Nghề y là nghề đòi hỏi tính kỷ luật cao, bởi kỷ luật là phương pháp rèn luyện và xây dựng ý thức cho mỗi con người. Nghiêm túc, khẩn trương trong các hoạt động y tế, nhất là việc thực hiện đúng, đầy đủ, cẩn thận các bước trong quá trình khám và chữa bệnh…là những biểu hiện cần thiết của kỷ luật nghề y. Rèn luyện bằng kỷ luật và để có tính kỷ luật là phương pháp quan trọng đối với quá trình tu dưỡng y đức của người cán bộ y tế.

  • Khi nhắc nhở cán bộ y tế phải có tinh thần trách nhiệm và tình cảm trong sáng, cao đẹp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho thương, bệnh binh Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ” [35, tr.395]. Ở đây, có thể hiểu cảm hóa là làm thế nào để người bệnh tham gia cùng với nhân viên y tế trong quá trình chữa bệnh một cách thoải mái nhất, cụ thể là làm thế nào xóa đi những mặc cảm mà người bệnh đang gặp phải, làm cho những rào cản của họ về tâm lý bệnh tật biến mất để hợp tác cùng cán bộ y tế trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Muốn vậy cách hiệu quả nhất là người cán bộ y tế phải xuất phát từ “lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết”, từ lòng yêu thương thật sự đối với người bệnh, lo lắng cho sức khỏe người bệnh.

  • Ngoài ra Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết của cán bộ y tế trong sự nghiệp cao cả của mình. Đó là đoàn kết giữa các cán bộ bác sỹ, các nhân viên y tế để cùng chung sức, chung lòng tìm các phương pháp chữa bệnh nhanh nhất cho bệnh nhân; đoàn kết giữa cán bộ y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh và chăm sóc. Đối với người sự đoàn kết trong nghề y không chỉ được hiểu theo nghĩa thông thường, mà cao hơn, đó phải là “thật sự đoàn kết”; vì nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến con người đến sức khỏe và thể lực của con người. Những tư tưởng về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sáng, vẹn nguyên giá trị nhân văn cao cả và luôn là động lực, phương hướng cho sự phát triển của nền y tế nước ta.

  • Giáo dục chuẩn mực đạo đức cơ bản của người thầy thuốc

  • Trong quá trình giáo dục y đức cho sinh viên, cần chú trọng nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người thầy thuốc. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, quan tâm và đối xử tốt với người già. Họ là bộ phận quan trọng của dân cư, là lớp người đã có công sinh thành nhiều thế hệ con cháu, đã đến lúc cần được xã hội và con cháu đền đáp nghĩa sinh thành. Tâm lý người già phức tạp, cần phải quan tâm người già vì tuổi già cần được chăm sóc. Quan tâm người già là quan tâm đến sức khỏe, đến lao động, đến niềm vui của họ. Tránh cho tuổi già những tâm lý sợ sệt, sợ bệnh, sợ già yếu, sợ cô đơn, sợ mặc cảm với xã hội (là gánh nặng của xã hội và gia đình) Thầy thuốc rất cần cho người già, giúp cho họ giảm bới stress, giúp họ chữa bệnh, phòng bệnh, giúp họ có những quan niệm nghỉ ngơi, hưu trí đúng đắn. “Trong khoa học, không có tuổi già, không có tuổi giới hạn, cũng như không giới hạn tuổi đối với những nhà tư tưởng nói chung” (Bacuplép). Tuy nhiên cũng có tuổi già, có một cuộc sống đơn côi, leo lắt mất niềm vui trong lao động, mất tinh thần vì đoạn đời trước đó dễ dẫn đến bi quan.

  • Thứ hai, quan tâm đến hạnh phúc người bệnh. Họ rất nhạy cảm với các yếu tố tâm lý đặc biệt trước thầy thuốc, người mà họ gửi cả niềm tin và cuộc sống cho họ. Đến với thầy thuốc họ cần được một niềm vui, một sức khỏe, được sống có ý nghĩa hơn và quả thực khi đau ốm con người mới thực sự thấy sức khỏe là hạnh phúc. Thầy thuốc phải quan tâm đến sức khỏe của người bệnh, sự quan tâm phải từ trong lòng, trong nghĩa vụ lương tâm và trách nhiệm đến sức khỏe của bệnh nhân. Thầy thuốc đừng ngụy trang những lời đạo đức trước bệnh nhân gây một ấn tượng giả dối bất bình với bệnh nhân. Quan tâm thực sự đến hạnh phúc của người bệnh là yêu cầu đạo đức cao đẹp đối với thầy thuốc.

  • Thứ ba, giao tiếp với bệnh nhân. Quan niệm thầy thuốc - bệnh nhân là quan hệ đặc biệt của nghề nghiệp cứu người. Đối với nghệ thuật y học thì bệnh nhân luôn là đối tượng, là trung tâm, là động lực, mục tiêu quan tâm của thầy thuốc. Mối quan hệ phải tốt đẹp trong mọi điều kiện, trong mọi nơi, mọi lúc, thầy thuốc chỉ cần thiếu ý thức có khi sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Thầy thuốc tiếp xúc với bệnh nhân một cách chín chắn, tế nhị, thận trọng trong lời nói, trong hành vi và trong mọi giao tiếp. Piraxep từng khẳng định: người bác sĩ trẻ tự nhận là một nhà phẫu thuật phải nhớ rằng, một người có thể là một họa sĩ tồi, một văn sĩ dỡ, một nghệ sĩ sân khấu kém, nhưng không thể là một phẫu thuật viên tồi, vì người ta giao phó cho phẫu thuật viên cái quý nhất của con người là tính mạng. Người thầy thuốc phải tạo cho bệnh nhân có lòng tin trong khi giao tiếp, lôi cuốn họ, thu hút họ vì mục đích nghề nghiệp; luôn làm cho bệnh nhân hy vọng, lạc quan, lòng tin nghề nghiệp, lòng kính trọng đối với thầy thuốc.

  • Thứ tư, bí mật nghề nghiệp. Đây là nguyên tắc hành nghề quan trọng của thầy thuốc. Nguyên tắc nói rõ bí mật của thầy thuốc có hai loại: Bí mật về người bệnh và quan hệ của họ mà thầy thuốc được biết không cho phép tiết lộ ra xã hội. Bí mật của người bệnh mà thầy thuốc không được phép cho bệnh nhân biết. Vì một lý do nào đó, mà nguyên tắc bí mật bị vi phạm có thể dẫn đến hậu quả xấu cho bệnh hoặc gây một phẫn nộ thực sự đối với người bệnh là điều không nên. Tuy vậy quan niệm về bí mật nghề nghiệp cũng cần thống nhất: Thầy thuốc có nghĩa vụ giữ gìn sự bí mật của bệnh nhân tin cậy ủy nhiệm cho mình, nhưng nếu sự giữ gìn bí mật đe dọa quyền lợi của những người xung quanh, của tập thể thì người thầy thuốc không thể bị ràng buộc vào bí mật ấy. Bí mật không có một công thức rập khuôn mà cách đối xử có phân biệt đối với từng bệnh nhân, và bao giờ người thầy thuốc cũng đặt lợi ích người bệnh lên trên hết đó là nguyên tắc, vì vậy có khi thầy thuốc phải báo cho gia đình, người thân, cơ quan bệnh nhân biết điều bí mật nhưng không được thông báo cho bệnh nhân... Bí mật nghề nghiệp của người thầy thuốc là chuẩn mực đạo đức về cách xử sự của thầy thuốc và nhấn mạnh thầy thuốc hãy vì cuộc sống và hạnh phúc của người bệnh, cần suy nghĩ về số phận người bệnh chứ không thể suy nghĩ về uy tín của bản thân.

  • Giáo dục bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc

  • Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao đối với người bệnh. Hành vi đạo đức là những hành vi có động cơ bên trong phù hợp những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tình cảm đạo đức của người thầy thuốc là động lực, những đức tính đã trở thành thói quen, thúc đẩy người thầy thuốc hành động sao cho phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Khi nói về y đức thực chất là nói về mối quan hệ giữa thầy thuốc với nghề nghiệp,với bệnh nhân, với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ đó:

  • Đối với nghề nghiệp: Khi đã tình nguyện làm nghề y phải vun đắp cho chính mình lòng yêu nghề, ham mê công việc, cần cù học tập vươn lên phấn đấu “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong đó “hồng” tức là đạo đức rất quan trọng; “chuyên” là phải giỏi về chuyên môn. Muốn “hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn thể hiện y đức, muốn cứu chữa được người thì phải giỏi về chuyên môn. Thực tế, có những thầy thuốc rất nhiệt tình lo lắng cho bệnh nhân, nhưng do trình độ chuyên môn yếu, nên cũng không thể cứu chữa được bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo.

  • Đối với bệnh nhân: Phải tôn trọng và cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, tận tình cứu chữa, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Không phân biệt giữa bệnh nhân giàu hay nghèo. Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Cố Bộ trưởng Bộ y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu ba yêu cầu ngắn gọn để cán bộ, nhân viên dễ nhớ, làm tốt với bệnh nhân là: Đến tiếp đón niềm nở; Ở chăm sóc tận tình; Đi dặn dò ân cần.

  • Đối với khoa học: Luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghề để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trong qui trình làm thí nghiệm hay thu thập dữ liệu, những tiêu chuẩn đạo đức khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải tuân thủ theo các nguyên tắc như tôn trọng quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu và trung thực (không được nguỵ tạo hoặc thay đổi dữ liệu). Trong giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu, qui định đạo đức đòi hỏi người nghiên cứu phải báo cáo đầy đủ và chính xác dữ liệu thu thập được, và phải tôn trọng các tiêu chuẩn về đứng tên tác giả bài báo khoa học. Đã làm nghề y, không bao giờ được bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình đã biết.

  • Đối với người thầy với đồng nghiệp: Mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân là mối quan hệ cơ bản nhất, là nơi thể hiện rõ ràng nhất về y đức “Lương y phải như từ mẫu”. Dân tộc Việt Nam có truyền thống “Tôn sự trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng và nhớ ơn thầy, phải giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn;

  • Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu và đổ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi bản thân có sai sót.

  • Đối với học trò: Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ học trò nhằm tạo ra những người thầy thuốc đủ năng lực và phẩm chất để kế tục, phát huy truyền thống của ngành.

  • Đối với cộng đồng xã hội: Phải luôn luôn quan tâm tới sức khỏe cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khỏe và cứu chữa người bị nạn.

  • Khi những mối quan hệ trên được thực hiện tốt thì khi đó y đức đạt được chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp và người cán bộ y tế thật sự là thầy thuốc của nhân dân, là mẹ hiền của bệnh nhân

  • 1.2.2.2. Hình thức giáo dục

  • Hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược rất phong phú, đa dạng. Tùy theo đặc thù của mỗi trường để sử dụng chủ yếu hình thức nào để phát huy hiệu quả tốt. Sau đây là một số hình thức giáo dục phổ biến trong hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Lớp học là hình thức phổ biến nhất, giữ vai trò quyết định trong hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược. Lớp học là một hình thức tiến hành công tác giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục y đức mà ở đó đối tượng là sinh viên được tổ chức thành một đội hình tập thể với số lượng hợp lý và trình độ tương đối đồng đều. Với hình thức giáo dục này, nội dung giáo dục sẽ được truyền tải theo một chủ đề nhất định, mang tính logic chặt chẽ. Phương pháp giáo dục được lựa chọn đa dạng nhằm trình bày nội dung một cách sinh động, dẫn dắt sinh viên từng bước khám phá những nội dung giáo dục. Ưu điểm của hình thức lớp học giúp đối tượng tiếp thu tri thức có hệ thống, đi sâu vào những tư tưởng nóng hổi, phức tạp nhất, có sự giao tiếp trực tiếp giữa thầy giáo và sinh viên nên có sự trao đổi thông tin nhiều chiều. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức giáo dục này dễ làm cho sinh viên thụ động, mệt mỏi, sa vào lý thuyết đơn thuần, xa rời thực tiễn.

  • Hội thảo chuyên đề là hình thức phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục cho sinh viên. Đây là một sinh hoạt khoa học mà ở đó các nội dung giáo dục được diễn ra trong môi trường trí tuệ (thảo luận, tranh luận giữa các nhà khoa học) để đi đến chân lý khoa học. Chương trình của một hội thảo thông thường gồm có báo cáo đề dẫn của cơ quan, đơn vị tổ chức hội thảo; những bài tham luận và kết luận của người chủ trì hội thảo. Điệu kiện để hội thảo thành công là phải tạo ra được không khí dân chủ, tự do trong tư tưởng, trong đó người tổ chức phải khuyến khích tranh luận để tìm ra chân lý. Hội thảo là một hình thức giáo dục có vai trò quan trọng và phổ biến nhưng hạn chế là đối tượng chật hẹp, nội dung thường mang tính lý luận cao với những vấn đề phức tạp, đôi khi phải tổ chức nhiều lần gây tốn kém.

  • Mít tinh là hình thức phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục cho sinh viên. Mít tinh thường được sử dụng với mục đích giáo dục lịch sử truyền thống của nhà trường hay ngành, khơi gợi lòng tự hào, biểu thị sự nhất trí, quyết tâm thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Con đường tác động của mít tinh chủ yếu là tình cảm nên có tác động sâu sắc đến sinh viên. Nhiều cuộc mít tinh đã tạo nên khí thế mạnh mẽ trong lao động, học tập. Trong chương trình của một cuộc mít tinh thường có đọc diễn văn, đại diện các thành phần mít tinh phát biểu bày tỏ quyết tâm và bế mạc. Vì các hình thức mít tinh thường gắn với các lễ kỷ niệm của ngày thành lập, ngày truyền thống, các sự kiện chính trị lớn của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị nên dễ dẫn đến trùng lặp, đơn điệu và nhàm chán.

  • Thi tìm hiểu là hình thức phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục cho sinh viên. Hình thức thi tìm hiểu giúp sinh viên lĩnh hội các nội dung giáo dục một cách tự nguyện, nhẹ nhàng, thoải mái và tương đối có hệ thống. Hình thức thi tìm hiểu được thực hiện bằng cách nêu các chủ đề, câu hỏi kèm theo các giải thưởng, qua đó sinh viên tự nguyện tham gia các câu trả lời để được khẳng định mình và giành các giải thưởng. Hiện nay, hình thức thi tìm hiểu được tổ chức rất đa dạng trong trường học như: thư điện tử, trả lời các câu hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp trả lời câu hỏi với biểu diễn văn nghệ, trò chơi (sân khấu hóa)…

  • Trên đây là các hình thức giáo dục được sử dụng phổ biến trong nhà trường, trong đó hình thức lớp học giữ vai trò quyết định trong hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược. Tùy theo đặc thù của môi trường, việc sử dụng linh hoạt các hình thức hội thảo chuyên đề, mít tinh và thi tìm hiểu với lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược.

  • 1.2.3. Phương pháp và phương tiện giáo dục

  • 1.2.3.1. Phương pháp giáo dục

  • Phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực đạo đức cần thiết phù hợp với đạo đức xã hội hiện đại. Phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

  • Phương pháp đối thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giảng viên và sinh viên về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Phương pháp đối thoại đặt ra các tình huống “có vấn đề”, cuốn hút sinh viên tham gia giải quyết trong quá trình nhận thức, kích thích cả trí nhớ lẫn tư duy, gây hứng thú, chủ động tìm hiểu các vấn đề được đặt ra. Vì thế những nội dung cần đạt được sinh viên hiếu sâu, nhớ lâu.

  • Thông qua đối thoại, sinh viên được trình bày ý kiến của mình, được giải tỏa tâm lý về những vấn đề tư tưởng còn đang băn khoăn, khúc mắc. Đối thoại thành công, nghĩa là tư tưởng được thông suốt. Phương pháp đối thoại còn giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng tư duy logic và khả năng giao tiếp, truyền đạt lưu loát. Những kỹ năng này là cần thiết đối với người thầy thuốc tương lai. Bởi lẽ khả năng giao tiếp truyền đạt sẽ gây được sự chú ý và khả năng thi hành của bệnh nhân với yêu cầu của người bác sĩ.

  • Với đặc điểm là phương pháp cùng trao đổi ý kiến, tranh luận giữa chủ thể và đối tượng để làm sáng tỏ các nội dung giáo dục đạo đức, các phương pháp giáo dục như nêu vấn đề, đàm thoại, vấn đáp… là những phương pháp đối thoại có hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục y đức cho sinh viên ngành y dược nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

  • Phương pháp thuyết trình là cách thức sử dụng lời nói để trình bày, giải giải những vấn đề tư tưởng, đạo đức có tính chất hệ thống lý luận nhằm trang bị tri thức, niềm tin cho sinh viên.

  • Các Mác cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Do đó, để truyền bá tư tưởng, đạo đức, chủ thể giáo dục phải sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nói để giảng giải, vận động thuyết phục đối tượng.

  • Ưu điểm nổi bật của phương pháp thuyết trình là có thể trình bày vấn đề một cách có hệ thống, làm rõ được khái niệm, quan điểm, tư tưởng. Lời nói của giảng viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn, có khả năng tác động đến lý trí và tình cảm của sinh viên, góp phần hình thành quan điểm, tư tưởng cho họ. Phương pháp thuyết trình có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng mà không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện vật chất. Trong phương pháp thuyết trình, chủ thể và đối tượng giáo dục trực tiếp nhìn thấy nhau, chủ động điều chỉnh hành vi (chủ thể nhắc nhở đối tượng có hành vi không đúng, đối tượng tỏ thái độ đồng tình hay phản đối sự trình bày của chủ thể…). Qua đó, chủ thể có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp cũng như tác phong biểu cảm của mình sao cho phù hợp hơn với đối tượng sinh viên để nâng cao hiệu quả.

  • Phương pháp nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích sinh viên học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho sinh viên, đặc biệt giúp sinh viên nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.

  • Ưu điểm nổi bật của phương pháp nêu gương là tốn ít thời gian, công sức mà có thể nhanh chóng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng theo hướng chủ thể mong muốn, đem lại hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt đối với một dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho – Phật – Lão như Việt Nam thì phương pháp nêu gương có tác dụng hiệu quả đặc biệt. Theo như Hồ Chí Minh có khẳng định “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

  • Trong quá trình giáo dục y đức cho sinh viên, khi sử dụng phương pháp nêu gương, chủ thể giáo dục có thể sử dụng chính những tấm gương y đức của những thầy giáo – thầy thuốc. Trong lịch sử ngành y, dược của dân tộc ghi nhận những tấm gương sáng của những thầy giáo – thầy thuốc vừa có đức vừa có tài, hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân như Alexande Yersin (1863 - 1943), Hồ Đắc Di (1900 - 1984), Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970), Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách (1946 - 2004)…

  • Tóm lại, phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên rất đa dạng, trong phạm vi đề tài, học viên giới hạn ở một số phương pháp giáo dục thường được sử dụng trong các trường đại học như phương pháp đối thoại, phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu gương. Trong quá trình giáo dục y đức cho sinh viên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

  • 1.2.3.2. Phương tiện giáo dục

  • Phương tiện giáo dục là những “công cụ” được sử dụng để thực hiện quá trình giáo dục, bao gồm các hoạt động khác nhau của sinh viên trong học tập, lao động, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội... và các vật thể, các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần (đồ dùng trực quan, sách báo chính trị, nghệ thuật, khoa học, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, các phương tiện thông tin đại chúng…). Sử dụng các phương tiện giáo dục gắn liền với việc sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ mục đích của hoạt động dạy học.

  • Sách là phương tiện giáo dục chủ yếu và quan trọng trong nhà trường được chế tác bằng in ấn nhằm truyền tải tri thức cho con người. Thông qua sách, những tri thức, kinh nghiệm của con người được lưu giữ, nhân bản rộng rãi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • Căn cứ vào nội dung, mục đích sử dụng có thể phân loại sách thành sách phổ thông là loại sách mang ý nghĩa phổ biến nhất với tư cách là phương tiện truyền thông đại chúng. Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ công tác giáo dục – đào tạo. Sách chuyên khảo là loại sách dùng để công bố các công trình khoa học, chủ yếu dùng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Sách công cụ dùng để tra cứu như các loại sách từ điển, sách thông tin dữ liệu thống kê, sách bản đồ địa lý.

  • Sách là phương tiện giáo dục có nhiều ưu thế. Với dung lượng trang in lớn, sách có thể đăng tải khối lượng tri thức đồ sộ, cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về một đề tài. Sách tác động vào thị giác, vào tình cảm, lý trí người đọc, có chiều sâu. Người tiếp nhận thông tin từ sách có thể chủ động, thoải mái. Sách có tính tư liệu cao và có khả năng lưu giữ, truyền tải thông tin qua nhiều thế hệ.

  • Báo là một trong những phương tiện giáo dục và truyền thông đại chúng chuyển tại thông tin qua các ấn phẩm định kỳ hoặc các phương tiện nghe nhìn đến công chúng rộng rãi trong xã hội.

  • Báo chí đem lại cho con người khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin nhanh nhạy và vô cùng thuận lợi. Với tư cách là phương tiện quan trọng trong công tác giáo dục – tư tưởng, báo chí có rất nhiều ưu thế như: thông tin nhanh, kịp thời, chính xác với các sự kiện mang tính thời sự trong nước và quốc tế. Đối tượng tiếp nhận thông tin qua báo chí mang tính phổ biến trong xã hội, không phân biệt trình độ, điều kiện không gian và thời gian. Báo chí có tác dụng tạo lập và định hướng dư luận xã hội nhanh và hiệu quả. Báo chí được coi là phương tiện trực tiếp và hiệu quả trong công tác giáo dục tư tưởng hiện nay.

  • Mặc dù có nhiều ưu thế nêu trên, tuy nhiên, báo chí còn tồn tại những hạn chế như: sự phát triển của các loại hình báo chí phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiệu quả tác động của báo đến công chúng phụ thuộc điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi địa phương, cá nhân và gia đình trong xã hội.

  • Khẩu hiệu, biểu ngữ và tranh cổ động là các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng tổng hợp ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, không gian, thời gian để truyền tải thông tin đến công chúng trong xã hội.

  • Ưu thế lớn của khẩu hiệu, biểu ngữ và tranh cổ động là kích thích trực tiếp đến động cơ, thái độ, hành vi của công chúng. Sử dụng các phương tiện này còn tập trung được không gian, thời gian, địa điểm… Hình thức phong phú, hấp dẫn nên thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng, tạo bầu không khí sôi động, phấn khởi trong đời sống tinh thần xã hội.

  • Hạn chế của các phương tiện này là nội dung các thông tin thường được truyền tải qua khẩu hiệu, biểu ngữ, tranh cổ động chính trị thường mang khái quát và trừu tượng nên dễ gây khó hiểu hoặc hiểu không đúng cho công chúng. Do vậy, hiệu quả thông tin của các phương tiện này cao hay thấp còn phụ thuộc và phương pháp, hình thức, không gian, thời gian, địa điểm… Mặt khác, ý thức, tâm trạng của công chúng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tác động tư tưởng của khẩu hiệu, biểu ngữ và tranh cổ động chính trị.

  • 1.2.4. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức

  • 1.2.4.1. Sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường trong hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục y đức cho sinh viên nói riêng

  • Trong cơ cấu tổ chức của trường Đại học, Đảng ủy có chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạo việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đảng ủy lãnh đạo thực hiện công tác chuyên môn và các công tác khác của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao. Đảng ủy nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giảng viên Đảng ủy nhà trường do Đại hội Đảng bộ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội.

  • Với chức năng trên, Đảng ủy có những nhiệm vụ sau: Lãnh đạo công tác tư tưởng và giáo dục ý thức chính trị tư tưởng trong toàn trường; lãnh đạo xây dựng và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác của nhà trường; lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ; lãnh đạo công tác đoàn thể và quần chúng trong trường; lãnh đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát.

  • Với những chức năng, nhiệm vụ nêu trên cho thấy mọi hoạt động đào tạo - giáo dục nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên đươc triển khai, thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Như vậy, hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên diễn ra như thế nào và hiệu quả đến đâu phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, hoạt động tổ chức thực hiện của Ban giám hiệu nhà trường

  • 1.2.4.2. Đội ngũ giảng viên, phòng chức năng và các tổ chức Đoàn, Hội

  • Về đội ngũ giảng viên: trong Luật giáo dục đại học có quy định về giảng viên như sau: Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

  • Giảng viên là chủ thể của hoạt động giáo dục. Khi giảng viên tham gia công việc giáo dục đạo đức trong nhà trường đại học, cao đẳng thì họ có những lợi thế. Bởi lẽ người giảng viên với những hiểu biết sâu sắc về khoa học mà mình giảng dạy, những tri thức mà người thầy giáo có là mục đích hướng tới của sinh viên trong học tập và trau dồi nghề nghiệp sau này. Với vốn kiến thức chuyên sâu, kết hợp với phương pháp sư phạm tốt, có tấm lòng nhà giáo, tận tâm với học trò thì người giảng viên sẽ là “thần tượng” của sinh viên, là nơi tin cậy để sinh viên gửi gắm những hy vọng về nghề nghiệp tương lai của mình và hình mẫu để sinh viên hướng tới về nhân cách.

  • Giảng viên là người sở hữu nguồn tri thức chuyên ngành và những hiểu biết các lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp, những trải nghiệm trong cuộc sống… nếu biết khai thác tốt sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để thông qua “dạy chữ để dạy người” một cách thuyết phục. Nếu so với mức độ tiếp xúc ở trong nhà trường giữa giảng viên và những người làm công việc khác thì giảng viên là người tiếp xúc thường xuyên với sinh viên nhất. Sự gần gũi trong tiếp xúc, tăng cường sự hiểu biết giữa thầy và trò sẽ là những cơ hội để thầy giáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức một cách thường xuyên và hiệu quả với sinh viên.

  • Về các phòng chức năng: tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên, là các phòng chức năng, trực tiếp nhất là phòng công tác sinh viên. Trong các trường đại học, phòng công tác sinh viên luôn coi trọng việc rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Phòng công tác sinh viên ra đời hướng tới mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo ra những thế hệ “vừa hồng, vừa chuyên”, bên cạnh việc nâng cao đạo đức con người, còn đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hội nhập và phát triển. Để thực hiện được điều đó, phòng công tác sinh viên có nhiệm vụ định hướng cho sinh viên tiếp cận mới môi trường giáo dục rèn luyện đạo đức, tư cách, tác phong con người thông qua việc được cung cấp, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà trường, thông qua một tổ chức được xây dựng bài bản, hoạt động có quy cách và là điểm đón đầu giải quyết những khó khăn trong sinh viên. Từ sự phân tích trên cho thấy, phòng công tác sinh viên có vai trò quan trong trong quá trình giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong trường Đại học, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên. Ðoàn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của sinh viên, làm nhiệm vụ giáo dục sinh viên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ðoàn là lực lượng giáo dục trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá trình tự giáo dục. Không những thế, Ðoàn còn là cầu nối giữa chi bộ Ðảng với quần chúng trẻ tuổi. Thông qua các chương trình hành động thiết thực của mình, Ðoàn vận động thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân.

  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đoàn phải thực sự trong sạch, vững mạnh, là trường học XHCN của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng và phải đảm bảo vai trò nòng cốt trong xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên và phối hợp hoạt động với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong trường học.

  • 1.2.4.3. Hệ thống cơ sở vật chất trường học

  • Hệ thống cơ sở vật chất trường học gồm hạ tầng kỹ thuật trường học và các phương tiện dạy học.

  • Về hạ tầng kỹ thuật trường học cần phải đảm bảo có khu trường; hệ thống phòng chuyên dùng như phòng học, phòng đồ dùng dạy học, phòng hội thảo, phòng bộ môn, thư viện…; hệ thống phòng quan trị như phòng lãnh đạo, phòng sinh hoạt chuyên môn, hội trường, phòng đoàn thể, phòng truyền thống; hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng khác gồm sân chơi, bãi tập, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ ngơi, kí túc xá cho sinh viên – học viên… Các khối công trình nêu trên cần được bài trí hợp lý, đảm bảo cho các hoạt động dạy học được tiến hành thuận lợi, không ảnh hưởng lẫn nhau. Mặt khác, việc bố trí các công trình cũng phải tính đến việc khai thác, sử dụng tối ưu giữa các hoạt động dạy và học.

  • Trụ sở trường cần đặt ở nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước hay địa phương, tiện lợi cho việc đi lại của giảng viên và sinh viên. Về cảnh quan môi trường cũng cần được tạo dựng một cách hiện đại, hấp dẫn thông qua việc lắp đặt, thiết kế các công trình, hệ thống cây xanh, vườn hoa, đèn chiếu sáng, hàng rào bảo vệ… tạo nên sự hấp dẫn đối với người dạy và người học.

  • Về phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

  • Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học. Cụ thể như sau: Phương tiện dạy học giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy...). Phương tiện dạy học giúp giảng viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, điều khiển được hoạt động nhận thức của sinh viên, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. Tóm lại, phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò.

  • 1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược hiện nay

  • 1.3.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nghề y, dược đối với cộng đồng

  • Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó, thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn…

  • Trong thời chiến tranh, y tế lại càng hết sức cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc những chiến sĩ bị thương trên xa trường. Có thể nói thiếu y tế thì tính mạng của những người chiến sĩ có thể không giữ được, cũng như chúng ta sẽ chấp nhận thất bại khi không còn những dũng sĩ để chiến đấu vì đất nước… Và hiện nay, thì y tế cũng không kém phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Y tế giúp hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, giúp cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn.          

  • Một quốc gia mạnh, có vị thế trên thương trường quốc tế thì quốc gia ấy phải có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Mà để cho sự phát triển ấy vươn đến tầm cao thì không thể nào thiếu được nguồn nhân lực có chất lượng, với đầy đủ thể lực và trí tuệ. Thế nên đầu tư vào y tế chính là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, nhằm giúp cho đất nước phát triển mạnh mẽ. Điều này cho thấy, chăm sóc sức khỏe nói chung và khám chữa bệnh nói riêng có một vai trò và vị trí đặc biệt trong xã hội. Đây là lĩnh vực liên quan đến việc bảo vệ tính mạng con người trước bệnh tật. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nghèo đói. Bệnh tật là một sự rủi ro xảy ra bất cứ với ai, bất kỳ nơi nào và khi nào. Nghề chăm sóc sức khỏe nói chung và khám chữa bệnh mang tính nhạy cảm cao nhất trong các ngành văn hóa, xã hội, là một yếu tố liên quan mật thiết và không thể thiếu trong an sinh xã hội và an ninh chính trị.

  • Sự cần thiết của việc giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược còn xuất phát từ vị trí, vai trò của nghề thầy thuốc: Hành vi thầy thuốc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nghề thầy thuốc có tác động đến mọi người trong xã hội, từ người dân bình thường đến các nguyên thủ quốc gia, ai cũng ra đời nhờ bàn tay khéo léo của bà đỡ và đại đa số chết vì bệnh tật. Đây là cũng là nghề có nhiều quyền lực, dễ lạm dụng, dễ có thời cơ lạm dụng thậm chí lợi dụng để lừa bịp đối tác. Thầy thuốc có thể biết nhiều bí mật về cuộc sống, bệnh tật kể cả chuyện thầm kín của người bệnh hay dễ gây ra hay làm lây bệnh cho người khác. Kỹ năng hành nghề của thầy thuốc không dễ kiểm soát và không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả và dễ ngụy biện, chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm soát được y đức.

  • 1.3.2. Xuất phát từ những yêu cầu về công tác giáo dục y đức cho sinh viên các trường đại học y, dược trong điều kiện hiện nay

  • Giáo dục y đức góp phần hình thành nền tảng nhân cách sinh viên ngành y, dược. Nhân cách là tổng thể những phẩm chất và năng lực xã hội của con người được hình thành và phát triển trong các hoạt động và các quan hệ của mỗi cá nhân với người khác, với xã hội. Cấu trúc tổng thể của nhân cách bao gồm hai thành tố cơ bản là đức và tài. Đức là cơ sở, nền tảng của nhân cách. Sự phát triển của đạo đức là cơ sở và điều kiện để con người phát huy tài năng và làm cho tài năng trở nên có ích cho xã hội. Ngược lại, tài năng làm cho đạo đức trở thành đạo đức thực tế, không phải là đạo đức suông. Như vậy, giáo dục y đức chính là nhằm góp phần hình thành nền tảng nhân cách sinh viên y dược - người thầy thuốc tương lai; không có nền tảng y đức, người thầy thuốc không thể thực hiện được sứ mệnh trị bệnh cứu người, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

  • Giáo dục y đức còn là yêu cầu khách quan trong công tác giáo dục sinh viên trường đại học y, dược. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang xây dựng một nền y tế trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên càng cấp thiết. Nếu như, trong thời kỳ bao cấp, chăm sóc sức khỏe chỉ nổi lên hai thành phần chính, đó là thầy thuốc và bệnh nhân. Mục đích duy nhất của chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh trong thời kỳ bao cấp là đảm bảo tính mạng cho người bệnh và sức khỏe cho mọi người. Trong thời kỳ đó vấn đề y đức và giáo dục y đức cho sinh viên có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay, trong kinh tế thị trường, có nhiều thành phần tham gia vào chăm sóc sức khỏe, đó là: thầy thuốc, bệnh nhân, doanh nhân sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, nhà quản lý, tầng lớp môi giới… Ngoài lợi ích cứu chữa tính mạng của bệnh nhân và đảm bảo sức khỏe nhân dân, còn phải nghĩ đến lợi ích của các thành phần tham gia vào chăm sóc sức khỏe, đặc biệt của thầy thuốc và các doanh nhân. Nếu như thời bao cấp người thầy thuốc chỉ có những động lực chính là động lực tinh thần là cứu chữa người bệnh, phục vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân và động lực khoa học thì hiện nay còn nổi lên động lực lợi ích (lợi ích chính đáng trong mưu sinh và làm giàu). Thực trạng đó làm cho những biểu hiện của y đức trở nên phức tạp. Điều này không chỉ yêu cầu nâng cao y đức của y bác sĩ, công tác giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược cần được quan tâm, chú trọng.

  • 1.3.3. Xuất phát từ tình hình giảng dạy đạo đức nghề nghiệp ở các trường đại học y, dược hiện nay

  • Mỗi sinh viên ngành y, dược không chỉ là một nhà trí thức tương lai, mà còn là một bác sĩ, dược sĩ tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song, y đức sáng không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi bác sĩ, dược sĩ tương lai. Cũng không phải chỉ đến khi trở thành một bác sĩ, dược sĩ thực thụ thì sinh viên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là kết quả của một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi người sinh viên ngành y còn ngồi trên ghế giảng đường.

  • Việc đưa môn y đức vào giảng dạy cho sinh viên ngành y, dược bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Có thể kể đến là, trong những năm gần đây, hầu hết sinh viên trong các trường thuộc ngành y đều tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực về y đức. Số sinh viên đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều hơn, sinh viên ngày càng tự giác thực hiện các nội qui, qui chế của nhà trường. Tình trạng bỏ học và vi phạm nội qui, qui chế trong học tập ngày càng giảm. Sinh viên ngành y đã có những hiểu biết và tham gia tích cực vào các phong trào chính trị - xã hội… Có thể nói, những thành tích đã đạt được qua việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp trong các trường thuộc ngành y đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp một nguồn nhân lực “đủ đức, đủ tài” cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

  • Bên cạnh những thành tựu kể trên, việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp ở các trường thuộc ngành y vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trên cùng sự tác động của những yếu tố như mặt trái của cơ chế thị trường, chính sách tiền lương đối với cán bộ y tế… đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện và thực hành y đức của sinh viên các trường thuộc ngành y.

  • 1.3.4. Xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của nghề y, dược

  • Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng y, bác sĩ “Thầy thuốc như mẹ hiền” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y, dược thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.

  • Đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp. Phải được đào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành. Lao động ngành y, dược là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Nghề y, bác sĩ là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Người thầy thuốc lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều kiện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại. Nghề y, dược luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc - những người đang tìm cách cứu sống họ. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng mọi nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh. Vì vậy đối với ngành y tế đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn và quan tâm sâu sắc hơn.

  • TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC

  • Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 2.1. Vài nét về các trường Đại học Y, Dược trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội

  • Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, thông qua những nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong khoa học – công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.

  • Năm 1902, Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội được thành lập dưới chính quyền bảo hộ Pháp mang tên Đại học Y Dược Đông Dương – những trường đại học đầu tiên của bán đảo Đông Dương theo mô hình phương Tây. Năm 1945, hòa chung với khí thế hào hùng của Cách mạng tháng Tám, ba tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội khai giáng năm học đầu tiên của một quốc gia độc lập, nhân dịp đó trường đã được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Ngày 19/12/1946, từ pháo đài Láng, tiếng súng phát lệnh mở màn cho cuộc toàn quốc kháng chiến, thầy trò trường Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội tham gia phục vụ các mặt trận của Hà Nội. Năm 1947, tại núi rừng Việt Bắc, với một đội ngũ cán bộ ít ỏi nhưng giàu lòng yêu nước, thầy trò Trường Đại học Y Dược đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội kháng chiến, giảng dạy bằng tiếng Việt.

  • Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với phương châm tự lực cánh sinh, học giảng đường, đi chiến dịch, quay về bổ túc, rồi tiếp tục đi chiến dịch, Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội kháng chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp Nhà trường giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam như Vũ Triệu An, Phạm Khuê, Vi Huyền Trác, Nguyễn Bửu Triều... Năm 1954, Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội kháng chiến trở về Hà Nội, cùng với các bác sĩ nội thành tiếp tục xây dựng Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội trong giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong khoảng thời gian này, nền y tế và y học Việt Nam có một khoảng cách khá xa với thế giới. Thầy trò Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội đã phấn đấu rút ngắn khoảng cách này. Những phát triển của các chuyên ngành tim mạch, sốt rét, cắt gan... gắn liền với các tên tuổi Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Đặng Văn Chung... nên y học thế giới bắt đầu biết đến nền y học non trẻ của Việt Nam.

  • Ngày 29/09/1961, do yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Y tế ra Quyết định số 828//BYT/QĐ, tách Trường Đại học Y dược khoa Hà Nội thành hai trường: Trường  Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Việc tách hai trường chính thức được thực hiện vào đầu năm 1964. Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Dược khoa Hà Nội là Dược sĩ Vũ Công Thuyết, Phó Hiệu trưởng là Giáo sư Trương Công Quyền.

  • Năm 1965, khi không lực Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, cùng với cả nước chi viện cho miền Nam, thầy trò Đại học Y Hà Nội lại lên đường, có mắt trên mọi miền đất nước, từ Bắc chí Nam, từ hải đảo cho tới miền núi cao, từ các chiến trường miền Nam cho đến chiến trường Lào. Nhiều người đã năm lại chiến trường như Giáo sư Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ... Để đảm bảo đào tạo, một lần nữa Nhà trường lại sơ tán lên núi rừng Thái Nguyên, sinh viên từ năm thứ nhất và năm thứ hai học khoa học cơ bản và y học cơ sở tại đây, sau đó về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng thực tập lâm sàng.

  • Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Y Hà Nội một mặt củng cố để ổn định phát triển, một mặt tiếp tục chi viện nguồn lực con người cho các trường đại học phía Nam như Đại học Y Huế, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Y khoa Cần Thơ, Y khoa Thái Nguyên. Những hiệu trưởng hoặc khoa trưởng của các trường này đều nguyên là cán bộ, sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội như Giáo sư Nguyễn Đình Hối, Giáo sư Võ Phụng, Thạc sĩ Phạm Hùng Lực...

  • Từ đầu những năm 1990, hoà chung với công cuộc đổi mới đất nước, Trường Đại học Y Hà Nội đã vận động theo hai hướng: phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp rác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Australia, Indonesia, Nhật Bản... tại trường Đại học Y Hà Nội nhiều hội nghị khoa học quốc tế đã được tổ chức như Hội nghị Tim mạch, Hội nghị Thận - Tiết niệu, Hội nghị Chấn thương chỉnh hình .... Qua các hội nghị này, uy tín của Nhà trường ngày càng được nâng lên. Nhiều hợp tác nghiên cứu quốc tế đã được mở ra. Bên cạnh việc đào tạo và gửi các bác sĩ trẻ của Việt Nam sang nước ngoài học tập, hàng năm Nhà trường còn nhận thêm trên dưới 50 sinh viên nước ngoài từ Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Australia, Anh... đến thực tập tại các bệnh viện Hà Nội.

  • Gần 100 năm phát triển, Trường Đại học Y khoa Hà Nội luôn gắn bó với Tổ quốc. Không ít quốc gia trên thế giới đã biết đến trường Đại học Y Hà Nội trong quá khứ, trong hiện tại và tương lai. Hiện nay, Nhà trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính qui, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học.

  • Với những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường Đại học Y Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý cho các cá nhân và tập thể: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (1972), Huân chương lao động hạng Nhất (1982), Huân chương Độc lập hạng Nhất (1996) và hạng Nhì (1992), Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2000), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2004), Huân chương Sao vàng (2007), Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua (2009), Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo: Đơn vị đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc năm học 2009 - 2010. Ngoài ra, Trường còn đạt nhiều huân huy chương cao quý khác.

  • Về danh hiệu cá nhân, Trường có 2 nhà giáo nhận Huân chương Hồ Chí Minh, 7 nhà giáo nhận Huân chương Độc lập và nhiều cán bộ nhận các huân chương cao quí khác. Bên cạnh đó Trường vinh danh 7 nhà giáo Anh hùng lao động, 2 nhà giáo Anh hùng Lực lượng vũ trang, 21 nhà giáo nhân dân, 58 nhà giáo ưu tú, 5 thầy thuốc nhân dân, 11 thầy thuốc ưu tú, 11 nhà giáo nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và 8 nhà giáo nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, 3 nhà giáo nữ nhận Giải thưởng Covalepxkaia. Nhà trường đang phấn đấu xây dựng trở thành trường Đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi lúc, mọi nơi.

  •   Với bề dày lịch sử và những thành tích đáng tự hào nêu trên, cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên - học viên luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường. Giảng viên Nhà trường nhận thức sâu sắc và tự nguyện gương mẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quý: Thầy giáo – Thầy thuốc được cả xã hội kính trọng. Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo cán bộ y tế có tài có đức, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Được học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Y Hà Nội là động lực thúc đẩy sinh viên - học viên liên tục phấn đấu để góp phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước và nhân dân công nhận và đánh giá cao.

  • Về Đại học Dược Hà Nội, Ngày 11/9/1985, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội đổi tên thành Trường Đại học Dược Hà Nội theo Quyết định số 1004/BYT - QĐ, của Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ đó đến nay Trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường Đại học Dược Hà Nội.

  • Tính đến năm 2013, Trường đại học Dược Hà Nội đã đào tạo được hơn 11.000 dược sỹ, hơn 2000 dược sỹ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2, trên 600 thạc sỹ dược học và hơn 100 tiến sỹ dược học. Trong số đó có nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo của ngành y tế, của các trường đại học Y - Dược và các Viện, Bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước.

  • Về nghiên cứu khoa học, Nhà trường cũng luôn khẳng định đó là thế mạnh của mình. Đã có gần 2000 đề tài nghiên cứu khoa học (26 đề tài cấp nhà nước) được nghiệm thu. Nhiều đề tài khoa học được chuyển giao vào sản xuất cho ra những sản phẩm dược không chỉ nâng cao sức khỏe người dân mà còn mang lại lợi ích kinh tế như: viên nang dầu cá, dầu gấc, artemisinin và artesunat đủ để sản xuất thuốc chống sốt rét trong nước và xuất khẩu phục vụ chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu...

  • Về hợp tác quốc tế, Trường đã có nhiều hợp tác đa phương và song phương với hơn 30 tổ chức và các trường đại học trên thế giới… Trường đã và đang giữ vai trò đầu mối trong việc phát triển nhiều dự án liên trường, liên đơn vị với tổng kinh phí trị giá nhiều triệu đôla. Trong những năm gần đây, trường đã từng bước chuyển đổi hợp tác quốc tế theo hướng chủ động, bền vững, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt hàng năm nhà trường đã cử nhiều cán bộ và sinh viên đi trao đổi khoa học, học tập nâng cao trình độ tại các nước bạn, đồng thời cũng tiếp nhận nhiều sinh viên quốc tế đến thực tập tại trường. Từ tháng 10/2012 được sự hỗ trợ và tạo điền kiện của Chính phủ Pháp, nguồn lực của Quỹ Piere Fabre, sự hợp tác giúp đỡ của các trường ĐH Pháp Nhà trường đã liên kết với Trường Đại học sức khỏe Lào, Đại học Khoa học sức khỏe Campuchia khai giảng khóa I đào tạo thạc sĩ Dược cấp bằng Châu Âu. Với mục tiêu đào tạo một đội ngũ cán bộ dược thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế, đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực y tế.

  • Với những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng, phát triển và phục vụ đất nước, Trường Đại học Dược Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhì (2012), Anh hùng lao động (2011), Huân chương Độc lập hạng ba (2006), Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (1996), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1975 cho Trường, năm 2008 cho Công đoàn Trường), Huân chương Kháng chiến hạng Ba (1973), Huân chương Tự do hạng Nhất của CHDCND Lào (1983)… Nhà trường tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa để xứng đáng là một trường đại học trọng điểm quốc gia, một trung tâm khoa học và đào tạo nguồn nhân lực dược có chất lượng cao của ngành y tế.

  • 2.1.2. Vài nét về Trường Đại học Y tế công cộng

  • Trường Đại học Y tế công cộng được thành lập năm 1976 với tên gọi Trường Cán bộ Quản lý Y tế có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo cán bộ quản lý ngành y tế ở các cấp độ khác nhau trong khu vực y tế nhà nước ở Việt Nam.

  • Năm 1990, Khoa Y tế công cộng đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 3 đơn vị: Trường Cán bộ quản lý Y tế, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Nhân lực y tế (tiền thân của Viện Chiến lược và chính sách y tế sau này). Trụ sở Khoa đặt tại Trường cán bộ quản lý y tế. Cũng trong năm 1990, trường đã gia nhập Hiệp hội các trường đại học Y tế công cộng Châu Á Thái Bình Dương (APACPH) với đủ tiêu chuẩn của một trường đại học y tế công cộng.

  • Trước nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cấp bách của việc phải xây dựng một cơ sở đào tạo y tế công cộng thực sự có hiệu quả, năm 1995, Bộ Y tế đã quyết định tập trung tăng cường phát triển năng lực của nhà trường, đặc biệt là phát triển nhân lực. Bộ đã bổ sung nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo của Nhà trường. Từ đó, những cán bộ trẻ đã được tuyển chọn, gửi đi đào tạo cơ bản theo những chương trình tài trợ của Quỹ Rockefeller (RF), Ban Y tế New York (China Medical Board of New York CMB). Cũng trong thời gian này, Trường Cán bộ quản lý y tế, một khung chương trình đào tạo cao học y tế công cộng đã được soạn thảo, với sự giúp đỡ của CMB, Hiệp hội các Trường đại học Y tế Công cộng châu Á Thái Bình Dương (APACPH) đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của 5 Giáo sư hiệu trưởng 5 trường đại học y tế công cộng của Mỹ, Úc, Singapore, và Thái Lan.

  • Năm 1996, Trường với sự hỗ trợ của Quỹ Rockefeller (RF) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã xây dựng chương trình và đào tạo cao học y tế công cộng. Bắt đầu từ năm 1997, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ủng hộ cho phép Trường thí điểm đào tạo cao học y tế công cộng đầu tiên của Nhà trường và cũng là đầu tiên của Việt Nam, với khoá I là 24 học viên, một quy mô được coi là khá lớn so với một chương trình ở lúc bắt đầu. Với sự nỗ lực phấn đấu và phát triển không ngừng, nhà trường đã tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ Y tế công cộng và Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện. Năm 2005 đã bắt đầu tạo tiến sĩ Y tế công cộng và năm 2008 khóa Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện đầu tiên đã được tuyển sinh. Với sự giúp đỡ của Ban Y tế New York (CMB), Quỹ Rockefeller (RF), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) Atlanta và trường Đại học Tulane, Nhà trường đã phát triển nhiều mặt từ nâng cấp kiến thức, đào tạo cán bộ có chất lượng có học vị tại những nơi có nền y tế công cộng phát triển cao.

  • Năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng. Từ đó đến nay, Trường Đại học Y tế công cộng đã đạt được những bước tiến nhất định trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ tư vấn. Hiện nay, Trường đã có hơn 1.700 sinh viên theo học các khóa Cử nhân y tế công cộng, Thạc sỹ y tế công cộng, Thạc sỹ quản lý bệnh viện và Tiến sỹ Y tế công cộng. Bên cạnh đó, theo sự phân công và chỉ đạo của Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng là một trong hai trung tâm quốc gia về giáo dục thường xuyên cho cán bộ quản lý y tế trên toàn quốc. Nhà trường cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các nghiên cứu lớn và trong quá trình vận động chính sách về phòng chống thương tích, kiểm soát thuốc lá… Đặc biêt, Trường đã duy trì và phát triển quan hệ hợp tác tốt với nhiều đối tác quốc tế như Đại học John Hopkins (Mỹ), viện KIT (Hà Lan), Đại học Leeds (Vương quốc Anh)… để phấn đấu trở thành cơ sở hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu và tư vấn y tế công cộng tại Việt Nam và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

  • Về nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y tế công cộng đã tích cực liên kết, triển khai nghiên cứu cùng với mạng lưới y tế trong nước. Nhà trường phối hợp với Hội Y tế công cộng Việt Nam, hệ thống các cơ sở đào tạo trong ngành y tế, mạng lưới cựu sinh viên Y tế công cộng, các bộ ngành liên quan theo hướng tiếp cận liên ngành để triển khai các hoạt động nghiên cứu.  Hòa nhập với các hoạt động nghiên cứu quốc tế, nhà trường cũng chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các Trường Đại học lớn như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, Liên minh phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, Nhịp cầu sức khỏe (Canada), Trường Đại học Johns Hopkins, Tulane, Boston…

  • Trường Đại học Y tế công cộng luôn theo đuổi và kiên định với các mục tiêu hướng đến đảm bảo chất lượng, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội; tăng cường minh bạch; và khuyến khích đổi mới, sáng tạo.  Mục tiêu cuối cùng Nhà trường muốn mang đến cho xã hội là đào tạo được nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, tâm huyết, đủ năng lực và bản lĩnh, đóng góp hiệu quả cho sự bền vững của mạng lưới Y tế công cộng và hệ thống y tế tại Việt Nam.

  •  Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Y tế công cộng đa dạng với các đề tài nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển đào tạo của trường và ngành y tế, các dự án hợp tác với đối tác bên ngoài, kể cả các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia. Nhiều nghiên cứu của nhà trường đã có những đóng góp đáng kể vào việc cung cấp thông tin cho công tác hoạch định chính sách y tế như các chính sách phòng chống tai nạn thương tích cấp quốc gia, chuẩn bị ứng phó và khắc phục hậu quả thảm họa, phòng ngừa HIV/AIDS, chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản…

  • 2.1.3. Đặc điểm chung của các trường Đại học Y, Dược trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng có chung đặc điểm là trong mọi giai đoạn là sự gắn bó cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ người dân Việt Nam và cống hiến cho y học Việt Nam.

  • Trước tiên, Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng là những cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở cho đến y học dự phòng trong dân y cũng như trong quân y. Tiếp đến, trong những giai đoạn khó khăn khốc liệt của chiến tranh, nơi nào có dân, có bộ đội, có mặt trận là nơi đó có mặt những người con của nhà trường. Máu của thầy trò trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng góp phần tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Nhiều giáo sư, cán bộ của nhà trường đã có đóng góp quan trọng xây dựng nền y học nước nhà, làm rạng rỡ nền y học Việt Nam trên thế giới.

  • Ngày nay, trên chặng đường đổi mới, tiếp nối những truyền thống trong lịch sử, Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng tiếp tục phát huy vai trò trường trong các mũi nhọn y học hiện đại của y tế quốc gia. Trong các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trong đào tạo nguồn lực cho ngành y tế Việt Nam từ bậc học hàn lâm cho đến nâng cao kỹ năng cho các bác sĩ vùng sâu, vùng xa đều có sự đóng góp của cán bộ nhà trường.

  • 2.2. Thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược ở thành phố Hà Nội

  • 2.2.1. Về chủ thể và đối tượng giáo dục

  • 2.2.1.1. Về chủ thể giáo dục

  • Đảng ủy và Ban Giám hiệu coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các bộ môn khoa học Giáo dục chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) và giáo dục đạo đức nghề nghiệp y, dược khá được coi trọng và phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính khoa học cao, tạo nên sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết trong học tập. Thông qua việc học tập các bộ môn khoa học này, sinh viên trường đại học y, dược ý thức ngày càng đầy đủ hơn về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức nghề nghiệp.

  • Chủ thể trực tiếp nhất, tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục y đức của sinh viên đó chính là những thầy giáo – thầy thuốc. Trong lịch sử y học nước nhà tên tuổi của các bác sĩ Alexande Yersin, Hồ Đắc Di, Đặng Thùy Trâm, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách… là những thầy giáo – thầy thuốc tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh. Họ là những biểu tượng sáng ngời của y đức. Trên thực tế, còn nhiều nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, các thầy cô giáo đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Có nhiều thầy cô giáo có tâm huyết, gắn bó với nghề, ngoài việc truyền thụ kiến thức chuyên ngành các thầy cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức, lý tưởng đạo đức cho sinh viên.

  • 2.2.1.2. Về đối tượng giáo dục

  • Để nghiên cứu thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên trường y dược trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên thực hiện cuộc khảo sát ý kiến về thực trạng nhận thức và mức độ biểu hiện các hành vi y đức của sinh viên ngành y, dược với sự tham gia của 300 sinh viên của các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng. Tổng số 300 sinh viên được khảo sát, trong đó, có 48.5% sinh viên nam và 51.5% sinh viên nữ. Các sinh viên được hỏi ý kiến về biểu hiện y đức của sinh viên trong tình hình hiện nay và tự đánh giá mức độ hành vi đạo đức nghề nghiệp của bản thân; tự đánh giá hạnh kiểm của bản thân; ý kiến của sinh viên về kết quả giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Về biểu hiện y đức của sinh viên hiện nay: 32.5 % ý kiến đánh giá ở mức “nhìn chung rất tốt”, 31.5 % ở mức “bình thường không đáng lo ngại”, chỉ có 15.5 % ở mức độ “đáng lo ngại” và 9% ý kiến đánh giá ở mức “báo động về sự xuống cấp về y đức (biểu đồ sau).

  • [Nguồn: số liệu điều tra tại trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng; tháng 5/2017]

  • Tuy nhiên, khi sinh viên đánh giá hạnh kiểm của chính bản thân thì kết quả khả quan hơn, 66,5% số sinh viên được hỏi đạt loại hạnh kiểm tốt, 30,5% đạt loại khá và 3% đạt loại trung bình, không sinh viên nào tự đánh giá loại yếu kém.

  • Tương tự, đối với kết quả học tập của sinh viên về nội dung giáo dục y đức (bảng 1).

  • Bảng 1: Kết quả học tập của sinh viên về nội dung giáo dục y đức

  • Kết quả giáo dục

  • Nội dung giáo dục

  • Dưới TB

  • TB

  • Khá

  • Giỏi

  • Giáo dục truyền thống y đức của dân tộc

  • 2 %

  • 28.5 %

  • 57.5 %

  • 12 %

  • Giáo dục y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

  • 0.5 %

  • 14 %

  • 62 %

  • 23.5 %

  • Giáo dục bổn phận, trách nhiệm thầy thuốc

  • 0 %

  • 7.2 %

  • 60.2 %

  • 32.6 %

  • [Nguồn: số liệu điều tra tại trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng; tháng 5/2017]

  • Từ kết quả học tập của sinh viên về nội dung giáo dục y đức cho thấy nội dung “giáo dục truyền thống y đức của dân tộc” có kết quả thấp hơn còn nội dung “giáo dục bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc” với 92.8 % kết quả học tập của sinh viên đạt khá – giỏi. Khi tiến hành phỏng vấn giảng viên và sinh viên về kết quả học tập nêu trên, học viên rút ra được một số nguyên nhân: với nội dung “giáo dục truyền thống y đức của dân tộc” sinh viên tiếp cận ở những những buổi học đầu trong học phần giáo dục y đức, khi đó sinh viên chưa chuẩn bị được kỹ năng, phương pháp học và lý tưởng nghề nghiệp của các em còn mơ hồ. Mặt khác, khi giảng dạy nội dung này, giảng viên thường sử dụng các phương pháp dạy học lý thuyết như thuyết trình, nêu vấn đề… khiến cho hoạt động giáo dục chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Với nội dung “giáo dục bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc”, khi đó sinh viên đã bước đầu hình thành những năng lực về nhận biết, kỹ năng, thái độ về y đức. Trải qua quá trình học tập ở trường, các em đã dần dần hình thành lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức bồi dưỡng y học, nâng cao y đức. Mặt khác, quá trình dạy học nội dung này có sự kết hợp của các hình thức giáo dục khác, đặc biệt là hoạt động thực tế lâm sàng tại bệnh viện giúp các em có nhiều thuận lợi khi học tập nội dung này.

  • 2.2.2 Về nội dung và hình thức giáo dục

  • 2.2.2.1. Về nội dung giáo dục

  • Hiện nay, đa số các trường Đại học Y, Dược trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa vào chương trình đào tạo cử nhân y, dược những học phần giáo dục y đức như: y đức, tâm lý học y học và y xã hội học. Đặc biệt, với học phần y đức đã được các trường đưa vào giảng dạy, trở thành một học phần bắt buộc. Mặc dù giáo trình, chương trình, nội dung về giảng dạy đạo đức y học giữa các trường còn chưa thực sự thống nhất, song bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Bộ Y tế cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cố gắng thống nhất nội dung, giáo trình môn học này trong các trường y, dược cả nước.

  • Hiện nay tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội vẫn đã có những bài giảng về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên như: Đạo đức người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa; Quan hệ giữa đạo đức chung và đạo đức nghề nghiệp; Quan hệ của thầy thuốc với xã hội; Quan hệ của người thầy thuốc với người bệnh; Quan hệ giữa người thầy thuốc và cán bộ trong ngành. Trong đó, trường Đại học Y Hà Nội là trường đầu tiên dạy - học đạo đức y học cho sinh viên y khoa theo mô hình “Nguyên lý học” từ những tài liệu của nước ngoài.

  • Ở trường Đại học Y tế công cộng, sinh viên được học Tâm lý học y học và y đức 1 ở năm thứ nhất và Tâm lý học y học và y đức 2 ở năm thứ hai, mỗi học phần, sinh viên học trong thời gian là 30 tiết. Sau đó, sinh viên sẽ cơ bản phải nhận biết được những khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và những nghĩa vụ, yêu cầu đạo đức của người cán bộ y tế.

  • 2.2.2.2. Về hình thức giáo dục

  • Qua khảo sát về hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ở những trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng thấy rằng những hình thức giáo dục đặc thù sau:

  • Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua thực tập, thực tế lâm sàng: Đối với sinh viên trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau khi học xong một năm lý thuyết tại nhà trường, đến năm thứ hai sinh viên bắt đầu đi trực ngoài bệnh viện, sinh viên phải vừa tối đi trực ngày đi học, cuối tuần phải thi hết học phần. Thời gian đi thực tế lâm sàng đều được tính như một môn học bình thường, và trong quá trình đó các em được thầy cô giáo cùng với bác sĩ ngoài bệnh viện trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực tập trên bệnh nhân thật chứ không phải học mô hình như học lý thuyết trong nhà trường. Qua đó, các em được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, sẽ chứng kiến sự đau đớn của bệnh nhân, sự lo lắng của người nhà rất nhiều áp lực tâm lý. Nhưng cao hơn hết đó là sự đồng cảm, là trách nhiệm với người bệnh, sự tận tụy trong công việc, khơi dậy tình cảm giữa con người với con người. Đây cũng chính là lúc các em có được cảm xúc thật nhất, và đồng thời hiểu rõ hơn

  • về y đức của người bác sĩ, dược sĩ. Đó chính là lương tâm, trách nhiệm của bác sỹ đối với người bệnh, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Ngoài ra, sinh viên còn được giáo dục y đức thông qua những nhân viên y tế, những bác sĩ đã có cống hiến trong việc cứu chữa bệnh nhân, hay những thực tập sinh tận tâm trong quá trình thực tập. Qua những tấm gương như vậy, các em sẽ được định hướng về mặt nhận thức trong việc hành nghề khi ra trường, cái mà chúng ta gọi là y đức.

  • Giáo dục y đức thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia vào các hoạt động tập thể, bên Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên luôn có những hoạt động phù hợp cho lứa tuối sinh viên như: Thi điều dưỡng viên thanh lịch, thi giọng hát hay sinh viên, các hoạt động hè tình nguyện…. Bên cạnh đó các em còn được tập luyện thể dục thể thao, có sân chơi bóng chuyền, cầu lông không chỉ phục vụ cho môn học giáo dục thể chất mà còn để các em rèn luyện theo đúng tinh thần của Bác đào tạo con người: “vừa hồng vừa chuyên”. Khi có sân chơi lành mạnh cho sinh viên, sẽ giảm tỷ lệ tham gia các tệ nạn xã hội.

  • Giáo dục y đức thông qua những buổi mít tinh, lễ kỷ niệm các ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: sinh viên Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng ngoài những ngày lễ quan trọng của ngành, các em có điều kiện tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao của Thành phố. Thông qua những chương trình đó giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, phát triển thêm nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, khi tổ chức, nhà trường nên đảm bảo về mặt thời gian, thời điểm cần hợp lý để không ảnh hưởng đến thời gian học tập và sinh hoạt của sinh viên. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động trên nhà trường luôn phải tính toán kỹ lưỡng, tránh hình thức, lãng phí thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch học tập của sinh viên.

  • 2.2.3. Về phương pháp và phương tiện giáo dục

  • 2.2.3.1. Về phương pháp giáo dục

  • Trong thời gian qua, quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giảng viên trong cả nước trong đó giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục, nân cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp giảng dạy của phần lớn giảng viên còn chậm đổi mới, chưa cuốn hút sinh viên tiếp thu bài học một cách tự nhiên, việc giáo dục y đức thông qua những tấm gương thầy thuốc tốt chưa được nhiều. Vì vậy, nếu giáo dục cho sinh viên kiến thức về y xã hội học để chăm sóc về tâm lý người bệnh cộng với kiến thức xã hội thì việc chăm sóc người bệnh được tốt hơn và hiệu quả.

  • Giáo dục y đức không nên dừng lại ở các bài giảng lý thuyết về đạo đức, về các tấm gương sáng về y đức để sinh viên noi theo, học tập. Việc thực hành, rèn luyện giáo dục y đức, cho sinh viên còn cần được thực hiện bằng việc các giáo viên trong thực hành lâm sàng, hoặc cũng có thể tổ chức các buổi tọa đàm, seminar để sinh viên có điều kiện trao đổi, thảo luận về những xung đột đạo đức mà họ gặp phải trong khi tiếp xúc thực tế. Những cách học chủ động và thiết thực này sẽ giúp sinh viên tránh được cảm giác nhàm chán khi phải nghe những buổi thuyết trình lý thuyết đạo đức đơn thuần mà chính nhờ việc áp dụng các lý thuyết này vào giải quyết các vấn đề đạo đức gặp phải trong thực tế sẽ giúp sinh viên nhận thức tốt hơn về y đức, giúp hình thành nên những ý thức đạo đức và thể hiện các thực hành nghề nghiệp sau này.

  • 2.2.3.2. Về phương tiện dạy học

  • Hiện nay, các trường đã in những cuốn giáo trình nội bộ, hoặc viết chung phần y đức với tâm lý để cho sinh viên học. Nhu cầu có tài liệu chính thức để dạy và học của giảng viên và sinh viên hoàn toàn chính đáng. Tại các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, các giảng viên đã thể hiện nhiều tâm huyết qua việc tìm kiếm và soạn thảo từ nguồn tài liệu trong và ngoài nước để cố gắng có tài liệu cho sinh viên học tập. Tuy nhiên, các tài liệu về y đức cũng chưa có nhiều nên cũng là một khó khăn cho giảng viên và sinh viên khi dạy môn học này. Do vậy, rất cần phát triển tài liệu dành riêng cho môn đạo đức y học và xuất bản chính thức để có sách giáo khoa cho sinh viên tự học và tự nghiên cứu thêm.

  • Bảng 2: Bảng điều tra về đánh giá nội dung giảng dạy y đức

  • [Nguồn: số liệu điều tra tại trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng; tháng 5/2017]

  • Như vậy, căn cứ vào số liệu tỷ lệ % của 300 phiếu điều tra sinh viên của các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng cho thấy Giáo trình giảng dạy về y đức do nhà trường tự biên soạn, tỷ lệ sinh viên không hài lòng với giáo trình này chiếm 35.6 %. Đây cũng là thực trạng chung đối với hầu hết các trường đào tạo về ngành y, dược. Các trường chưa có sự thống nhất về giáo trình, chưa có sách giáo khoa riêng cho môn giáo dục y đức.

  • Về nội dung giảng dạy kiến thức y đức chủ yếu là lồng nghép với các kiến thức của môn chuyên ngành, qua số liệu 43.6 % sinh viên không hài lòng khi học lồng nghép với các môn học khác. Sở dĩ có thực trạng này bởi nội dung giảng dạy phần y đức cho sinh viên còn hạn chế, chưa đủ để làm rõ cho sinh viên hiểu hết được vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện y đức cho sinh viên Với thời lượng 30 tiết trên lớp như vậy, chúng ta thấy nội dung giáo trình vẫn nặng về kiến thức chuyên ngành rèn luyện “y thuật” là chính, chưa chú trọng rèn luyện “y đức”. Do đó, nếu có sách giáo khoa riêng cũng như tách ra thành một môn học độc lập trong quá trình giảng dạy y đức cho sinh viên ngành y là một đòi hỏi tất yếu phù hợp với thực trạng giảng dạy y đức hiện nay.

  • Ngoài giờ học trên lớp là chính, sinh viên còn ít được tham gia các hoạt động ngoại khóa về giáo dục y đức như tọa đàm, hội thảo về cách thức cũng như nội dung học và rèn luyện y đức, chiếm tỷ lệ 48.6 %. Khi được phỏng vấn, sinh viên chia sẻ là các em muốn được những người có kinh nghiệm trong thưc tế nghề y nói về vai trò, y đức người thầy thuốc chắc hẳn sẽ là một nội dung mới thu hút sinh viên, tạo không khi mới trong học tập, kiến thức thực tế nhiều hơn và gần gũi với sinh viên hơn.

  • 2.2.4. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế

  • 2.2.4.1. Nguyên nhân của những thành tựu

  • Đảng ủy và Ban Giám hiệu coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khá được coi trọng và phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính khoa học cao, tạo nên sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết trong học tập. Thông qua việc học tập các bộ môn khoa học này, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội ý thức ngày càng đầy đủ hơn về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức nghề nghiệp.

  • Một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của vấn đề giáo dục giá trị đạo đức, tư tưởng lối sống cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trong thời gian qua, đó là vai trò của người thầy tác động đến nhân cách của sinh viên. Có rất nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, các thầy cô giáo đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Có nhiều thầy cô giáo có tâm huyết, gắn bó với nghề, ngoài việc truyền thụ kiến thức chuyên ngành các thầy cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức, lý tưởng đạo đức cho sinh viên.

  • Về phía sinh viên: sinh viên trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội đều là những người thông minh, ham học hỏi, có ý chí cao. Đa số các em đều có tinh thần yêu nước, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, xác định được mục tiêu, lý tưởng, ý chí phấn đấu, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, tự giác tu dưỡng học tập, rèn luyện tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng trong đó có những sinh viên đã hi sinh bản thân mình vì việc nghĩa.

  • Điều kiện cơ sở vật chất: Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y tế công cộng đều là những ngôi trường được xây dựng khang trang. Giảng đường của các trường đều được trạng bị những máy móc, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy học. Ngoài học lý thuyết trên giảng đường, nhà trường còn trang bị những phòng hướng dẫn thực hành kèm theo những mô hình phục vụ cho quá trình thực hành tay nghề. Đối với sinh Đại học Y Hà Nội, sinh viên được đi thực tế lâm sàng ngay trong bệnh viện của trường với những trang thiết bị y tế tối tân, hiện đại. Trường Đại học Y tế công cộng ngoài hệ thống các đơn vị y tế là cơ sở thực địa cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tế của ngành cũng đã thành lập Phòng khám Đa khoa không chỉ có ý nghĩa cho sinh viên có môi trường thực hành có còn góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.

  • 2.2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

  • Về chủ thể giáo dục: một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý chuyên trách còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ. Chưa toàn tâm, toàn ý với công việc của mình, chưa kể có một số cán bộ giảng dạy còn có sự suy thoái về đạo đức lối sống, ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của sinh viên.

  • Bên cạnh đó, có không ít những hiện tượng xấu nảy sinh từ một số các nhân, đáng buồn hơn những cá nhân đó có người đứng ở vị trí vừa là thầy thuốc, vừa là thầy giáo, khi đứng ở vị trí thầy giáo buổi sáng còn ra rả dạy bao điều tốt đẹp về đạo đức, lý tưởng đạo đức, về nhân cách của người thầy thuốc, buổi chiều đứng ở vị trí bác sỹ lại vì cơm áo gạo tiền, vì sự cám dỗ tầm thường của vật chất mà có biểu hiện vòi vĩnh bệnh nhân nghèo. Đáng buồn hơn là sự lạnh lùng của những người mặc áo blu trắng đối với đồng loại đang cận kề cái chết. Đó là những hiện tượng mà sinh viên đã phải chứng kiến khi họ thực tập, trực ở các bệnh viện và có thể đó là những hoen ố của những tiền bối làm hoen ố, thậm chí thui chột những nhân cách đang trong quá trình hoàn thiện.

  • Về đối tượng giáo dục: kết quả đánh giá tình hình sinh viên giai đoạn hiện nay, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho thấy còn có một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động của tập thể, ý chí phấn đấu chưa cao . Một số sinh viên vẫn còn lười học, có một số vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tượng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra ở một số trường. Vẫn còn có những sinh viên chỉ hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao. Trong sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi ăn diện, xa hoa quá mức sống cho phép. Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu, có xu hướng thực dụng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam. Tệ nạn xã hội nhất là ma túy, cờ bạc trong sinh viên tuy có giảm nhưng chưa triệt để. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên. Sinh viên các trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó.

  • Về nội dung giáo dục: chương trình nhìn chung còn nghèo nàn nhiều khi xa rời thực tế, thiếu cập nhật. Giáo viên dạy bộ môn đạo đức học phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, vì vậy, chất lượng và hiệu quả thấp. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ ra: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên còn hạn chế.

  • Phương pháp giáo dục: các phương pháp dạy học truyền thống cho sinh viên còn mang tính thuyết giáo, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi sinh viên là trung tâm, giáo viên là chủ đạo của quá trình giáo dục, do vậy chưa kích thích tính tích cực hoạt động của sinh viên trong học tập. Chưa có các hình thức hoạt động thực tiễn phong phú, để tạo ra môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh giúp sinh viên phát huy vai trò của mình trong quan hệ với con người, với xã hội. Phương pháp giáo dục truyền thống của nhà trường còn chưa kích thích được sự say mê, hứng thú của người học nên khó giúp các em “biến quá trình giáo dục” thành quá trình “tự giáo dục”. Do vậy, trong ý thức của nhiều sinh viên có tâm lý tiêu cực, ỷ lại, thụ động đối với việc tiếp thu kiến thức và tinh thần tự rèn luyện. Chưa nhận thức được rằng học trước hết là cho chính bản thân mình, học để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  • 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược ở thành phố Hà Nội

  • Xuất phát từ thực trạng giáo dục y đức và nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục y đức hiện nay ở các trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có nhiều vấn đề đặt ra, cụ thể như sau:

  • 2.3.1. Vấn đề giữa thực tiễn đòi hỏi y đức người thầy thuốc với những bất cập trong giáo dục y đức cho sinh viên trong nhà trường

  • Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bậc của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hóa…Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ mang lại những hiệu quả khôn lường.

  • Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến đạo đức của một bộ phận không nhỏ y bác sĩ, nhất là những sinh viên thế hệ bác sĩ tương lai của đất nước, những người trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Sinh viên sau những buổi học trên giảng đường sẽ đến bệnh viện, bệnh xá thực tập. Đôi khi, sinh viên chứng kiến một số hiện tượng y đức thầy thuốc đang xuống cấp, hành vi nhận phong bì của bệnh nhân, gợi ý lấy tiền khi khám chữa bệnh, thiếu trách nhiệm trong công việc… từ đó làm suy thoái giá trị đạo đức nghề y. Vấn đề này thuộc một phần trách nhiệm của giáo dục y đức cho sinh viên, ngay khi họ đang trên ghế nhà trường là nội dung quan trọng sẽ ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp sau nay của y bác sĩ. Giáo dục y đức cho sinh viên là điều rất cấp thiết thúc đẩy sự hoàn thiện y đức nói riêng và sự phát triển của ngành y tế nói chung.

  • 2.3.2. Vấn đề giữa nội dung - hình thức và phương pháp giáo dục

  • Nghề y là một nghề đặc biệt. Muốn phát triển lâu dài, bền vững thì giáo dục y đức cho sinh viên ngành y cần được quan tâm số một. Trước thực trạng xuống cấp của y đức hiện nay, công tác giáo dục y đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở nên bức thiết và được toàn thể xã hội quan tâm. Để công tác giáo dục y đức ngày càng được nâng cao và phát huy hiệu quả, trước hết cần phải đổi mới nội dung và hình thức giáo dục y đức.

  • Hiện nay, công tác giáo dục y đức ở các trường đại học y, dược còn tồn tại những hạn chế: Việc giáo dục y đức chưa thực sự được coi trọng, chưa gắn với thực tiễn; hình thức giáo dục còn nghèo nàn và khô cứng. Sự thay đổi chương trình học với những nội dung phù hợp sẽ giúp sinh viên được học những kĩ năng gắn liền với thực tiễn, bởi lẽ nội hàm của từ y đức thể hiện ở nhiều góc độ như thái độ ứng xử, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm… vì vậy, nội dung giáo dục y đức cần phong phú. Giữa nội dung giáo dục và hình thức giáo dục cần có sự thống nhất, thau đổi cho phù hợp với thực tiễn về y đức hiện nay.

  • Một trong những nội dung mà chúng ta cần thay đổi trong giáo dục y đức hiện nay là phải phân tích một cách phù hợp mối quan hệ giữa việc hy sinh, cống hiến của thầy thuốc dành cho người bệnh với việc lo toan “mưu sinh” kiếm sống của thầy thuốc, thay cho việc kêu gọi thầy thuốc chỉ biết hy sinh như kiểu giáo dục trước đây trong thời kỳ bao cấp. Phần lớn những biểu hiện sai lầm của thầy thuốc về y đức xuất hiện trong thời gian qua đều là do thầy thuốc không quán triệt và nhận thức đầy đủ về mối quan hệ biện chứng mang tính nhân quả này. Việc thay đổi nội dung y đức phải gắn với thay đổi hình thức giáo dục y đức. Hình thức và nội dung là hai phạm trù không tách rời, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, trong giáo dục y đức cho sinh viên, việc đổi mới hình thức giáo dục có tác động to lớn, giúp đạt hiệu quả cao. Chúng ta cũng cần làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua việc nói chuyện về văn hóa ứng xử, câu chuyện thực tế khi tham gia cứu chữa bệnh, nêu gương y bác sỹ có đóng góp cho ngành…

  • Bên cạnh việc thay đổi nội dung và hình thức giáo dục, việc thay đổi phương pháp giáo dục cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên luôn nhạy cảm với cái mới, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên cập nhật và thay đổi phương pháp giảng dậy mới, tạo hứng thú học tập cho các em. Cán bộ, giảng viên cần giúp sinh viên xóa tan suy nghĩ coi môn học này là môn phụ, không quan trọng và quyết định đến điểm số môn học và tấm bằng sau này.

  • 2.2.3. Vấn đề giữa mục tiêu - giải pháp thực hiện giáo dục

  • Ngày nay, những sinh viên trong thời đại mới, đặc biệt là những sinh viên ngành y không ngừng tu dưỡng về mặt đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có y đức tốt, đồng thời luôn trau rồi kiến thức chuyên môn để trở thành bác sĩ tài giỏi, đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh trong xã hội hiện nay. Vì vậy, giáo dục đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành y như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới “không một chút nào được quên”.

  • Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm, mà phải được tôi rèn trong thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phải hành động, thông qua hành động và hiệu quả của hành động. Đây chính là mục tiêu của giáo dục y đức cho sinh viên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp để thực hiện. Hiện nay, ở các trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đề ra mục tiêu giáo dục phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên giải pháp thực hiện còn nhiều hạn chế như: nội dung và hình thức giáo dục, đội ngũ cán bộ, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất…. Muốn giải quyết được vấn đề trên là cả quá trình. Trước hết, là sự thay đổi nhận thức của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ giảng viên - người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy. Từ nhận thức tới hành động cần mang tính đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số trường chưa làm được điều này, vì vậy mục tiêu môn học không đạt được.

  • Tiểu kết chương 2

  • Môn học Đạo đức y học đã được giảng dạy cho sinh viên cho các trường đại học y, dược từ nhiều năm nay. Song song với việc giảng dạy, việc biên soạn các tài liệu đã được thực hiện để đáp ứng với nhu cầu đào tạo. Chương trình đào tạo môn đạo đức y học được dành cho sinh viên về cơ bản và phù hợp với sinh viên. Việc giáo dục y đức cho sinh viên bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Có thể kể đến là, trong những năm gần đây, hầu hết sinh viên các trường đại học y, dược trên địa bàn thành phố Hà Nội đều tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực về y đức. Tuy nhiên, còn một số ít sinh viên chưa ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, còn có những biểu hiện ham chơi, lười biếng, vi phạm những chuẩn mực đạo đức nói chung, đạo đức ngành y nói riêng. Những hạn chế đó trong sinh viên trường Y Hà Nội một phần do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một phần do gia đình, nhà trường, xã hội, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải có những phương hướng và giải pháp khả thi để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Chương 3

  • PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP tăng cường GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

  • 3.1. Phương hướng tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược ở thành phố Hà Nội hiện nay

  • 3.1.1. Giáo dục y đức cho sinh viên phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cả hệ thống các trường đào tạo về ngành Y, Dược

  • Sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội của nhà trường trong việc chủ động phát huy các phong trào chính trị - xã hội - thực tiễn, thông qua đó giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng y đức cho sinh viên.

  • Thứ nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện để phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng y đức cho sinh viên.

  • Nhà trường cần phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, nhân viên. Đối với sinh viên, nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện và thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các tấm gương y đức của các thầy thuốc, bác sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, Trường còn có các buổi tọa đàm về truyền thống cách mạng, giáo dục giới tính, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, triển khai chương trình giáo dục đạo đức lối sống, học tập Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm bồi dưỡng đạo đức cách mạng, ý thức tự lực tự cường, trách nhiệm công dân, nâng cao ý thức pháp luật đã giúp cho sinh viên nâng cao đạo đức, y đức nghề nghiệp.

  • Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục y đức. Thông qua các buổi sinh hoạt công dân, sinh viên được nghe phổ biến về nội dung, quy chế, mục tiêu, chương trình đào tạo, đặc biệt còn được trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên.

  • Thứ hai, Đoàn Thanh niên nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền vai trò đạo đức truyền thống, y đức truyền thống cho sinh viên bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau.

  • Đoàn Thanh niên nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút sinh viên tham gia như: hiến máu nhân đạo, tổ chức các hoạt động tình nguyện khám chữa bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người nghèo, gia đình có công với cách mạng... Tổ chức học tập và làm theo tấm gương của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm, tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tiêu biểu đi thăm quan Nhà truyền thống Ngành Y và các di tích lịch sử như: ATK Định Hóa; thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, thăm nơi ở và làm việc của Người để giúp cho mỗi đoàn viên thanh niên có ý thức học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Các hoạt động đó đã khơi dậy trong sinh viên ý chí tự lực, tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước, cần cù học tập, say mê sáng tạo vươn lên phấn đấu trở thành người cán bộ y tế vừa “hồng” vừa “chuyên”.

  • Tất cả các phong trào nói trên, cùng với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa đã góp phần tạo ra không khí thi đua học tập sôi nổi, nghiêm túc, góp phần định hướng ý thức đạo đức và nghề nghiệp trong sinh viên.

  • Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng định, vai trò lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức truyền thống cho sinh viên nói chung và cho sinh viên các trường y, dược nói riêng. Nó có tác dụng định hướng và củng cố niềm tin đối với sinh viên trong bối cảnh xã hội hiện nay. Điều quan trọng là ở trong nhà trường đã kết hợp được vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên.

  • Trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên, tổ chức Đảng đã đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch, chỉ đạo công tác.

  • 3.1.2. Giáo dục y đức cho sinh viên dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về y đức

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề trau dồi, rèn luyện y đức của người thầy thuốc. Có thể thấy, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng, thì y đức của người thầy thuốc được Người quan tâm và luận bàn. Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp thăm các cơ sở y tế để bày tỏ quan điểm của Đảng và Chính phủ về phẩm chất của người thầy thuốc. Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y, dược danh hiệu cao quý “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánh giá cao của Người đối với những đóng góp của ngành y, vừa là một yêu cầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức.

  • Từ quan niệm về đạo đức của người cách mạng, Hồ Chí Minh đã phát triển nội dung y đức “muốn hồng phải chuyên sâu”, nghĩa là người thầy thuốc phải thương yêu bệnh nhân và phải có trình độ cao về nghiệp vụ. Tư tưởng y đức của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục và sức cảm hóa rất mạnh. Hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên theo lời dạy của Hồ Chí Minh được Bộ Y tế, các trường đại học y, dược tiến hành trong nhiều nǎm nay đã đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

  • Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng về y đức, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về luật pháp và chính sách liên quan đến ngành y, đến xây dựng nhân lực y tế, đến y đức. Chẳng hạn, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân (1993), Nghị quyết 37/CP về Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996 - 2020… Cụ thể hóa các Luật, Nghị quyết, Nghị định của Nhà nước, Bộ Y tế đã có những văn bản kịp thời nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành, qua đó thực hiện giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Tiêu biểu nhất là Chỉ thị 04/BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về y đức và Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT Về việc ban hành Quy chế bệnh viện có xác định y đức là “Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.” [26, tr.8].

  • Trên cơ sở khái niệm y đức nêu trên, Bộ Y tế còn nêu những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức cụ thể để thực hành y đức, bao gồm 12 điều sau:

  • 1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã từ nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

  • 2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

  • 3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi khám bệnh, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

  • 4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

  • 5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử lý kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

  • 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

  • 7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến của người bệnh.

  • 8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

  • 9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

  • 10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

  • 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến dưới.

  • 12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch” [69].

  • Trong quá trình xây dựng chương trình, nội dung giáo dục y đức cho sinh viên cần dựa trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về y đức. Đây cũng chính là cơ sở để Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chương trình giáo dục y đức cho sinh viên các trường Cao đẳng – Đại học trong phạm vi cả nước.

  • 3.1.3. Giáo dục y đức cho sinh viên phải được lồng ghép với nội dung giáo dục các môn học khác, đặc biệt là y học

  • Giáo dục y đức cho sinh viên phải gắn liền với giáo dục các môn học khác, đặc biệt là y học. Bởi lẽ, nghề y về đại thể là một nghề mang tính thực hành rất cao và đòi hỏi mọi động tác, mọi cách xử trí phải khoa học và chuẩn xác. Không thể đánh giá một thầy thuốc có y đức tốt trong khi các động tác kể cả cách ứng xử của họ lại cẩu thả và luộm thuộm. Trên thực tế, những tấm gương y đức của các bác sĩ trong lịch sử đều là những người rất giỏi về y thuật.

  • Ngày nay, y học tiến bộ rất nhanh chóng, những công nghệ cao ngày càng được áp dụng vào khãm chữa bệnh làm cho công việc này đạt hiệu quả cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, công nghệ cáng cao bao nhiêu thì lại càng đòi hỏi sự vận hành chuẩn xác bấy nhiêu, kể cả việc chỉ định lẫn thao tác. Khi nhìn vào thực tế của y tế Việt Nam thì có thể nhận định rằng tính chuyên nghiệp của y tế Việt Nam chưa cao về nhiều mặt và trong nhiều hoạt động chuyên môn và không cuyên môn: chưa cao cả về tổ chức, thao tác kỹ thuật và cả về cách xử trí, ứng xử. Người dân thường nhìn thấy những biểu hiện của tính không chuyên nghiệp đó, do vậy mà thiếu niềm tin vào thầy thuốc, thậm chí coi thường một số thầy thuốc. Tính chuyên nghiệp nên được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả kiến thức, tác phong thao tác thực hành, tính tổ chức và kỷ luật, cách ứng xử với các vấn đề xảy ra trong khi hành nghề… chứ không nên hiểu đơn giản chỉ là máy móc hiện đại.

  • 3.2. Giải pháp tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược ở thành phố Hà Nội hiện nay

  • 3.2.1. Giải pháp đối với các chủ thể quản lý và giáo dục

  • 3.2.1.1. Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tổ chức Đoàn, hội

  • Để nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược, trên cơ sở các quan điểm chị đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường cần lên kế hoạch – tổ chức thực hiện – giám sát kiểm tra – xử lý kết quả giáo dục đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục y đức cho sinh viên. Đảng ủy và Ban Giám hiệu cần phải tạo dựng một môi trường giáo dục toàn diện, cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục y đức thông qua nội dung các bài giảng, các cuộc vận động, phong trào thi đua, triển khai học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng sống, hướng sinh viên đến việc tự trau dồi rèn luyện về ý thức, trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường nên lồng ghép việc giáo dục y đức trong các môn học khác, đặc biệt là thực hành y học sinh viên tiếp thu một cách dễ dàng.

  • Để hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên có hiệu quả, Ban giám hiệu

  • đầu tư, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung, đặc biệt giảng viên giảng dạy môn y đức và giáo dục y đức. Về chương trình môn học, trên cơ sở chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ y tế, phải xây dựng chương trình, nội dung môn học một cách có hệ thống, thống nhất giữa các trường. Hiện nay, trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế công cộng đưa đưa môn Y đức và giáo dục y đức trong chương trình đào tạo, nhưng lại không có sự thống nhất về nội dung, mỗi trường có thể theo một giáo trình riêng. Ngoài chương trình chung, thống nhất giữa các trường, tùy theo đặc thù của từng trường và của mỗi ngành học cần tăng cường hơn nữa giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Trong hoạt động giáo dục, Ban Giám hiệu cần tăng cường công tác giáo dục y đức cho sinh viên bằng các hình thức: tổ chức các hội thảo, tọa đàm tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức, các tấm gương y đức của các thầy giáo – thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử ngành y, tổ chức có hiệu quả trên phạm vi toàn trường các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử thông qua bài viết, thuyết trình, tổ chức chiếu phim lịch sử…. Tích hợp hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trong chương trình tuần sinh hoạt công dân với những nội dung cơ bản như: giao tiếp, đạo đức hàng ngày…. đây là tiền đề cho sinh viên bắt đầu khi vào học y đức. Đồng thời, tổ chức đánh giá chấm điểm hoặc tính điểm bài thu hoạch xem như đó là một môn học để một mặt nắm bắt được ý thức và nhận thức của sinh viên về các vấn đề đạo đức, mặt khác tránh sự thờ ơ, đối phó của phần lớn sinh viên hiện nay đối với việc công tác giáo dục tư tưởng chính trị được tổ chức ở các trường cao đẳng - đại học.

  • Đảng ủy và Ban Giám hiệu có kế hoạch chiến lược thực hiện tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm thực hiện tốt qui chế, quản lý nội dung sinh hoạt đoàn thể và hoạt động sinh hoạt xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên… trong giáo dục nói chung, giáo dục y đức cho sinh viên. Tổ chức phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong nhà trường (cả cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên), với các chủ đề do ngành đề ra, nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng đề xuất. Thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá (sơ kết, tổng kết) các hoạt động đã triển khai, tìm ra những mặt được và những hạn chế để kịp thời điều chỉnh. Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích, xử lý nghiêm túc với những tập thể, cá nhân có biểu hiện lệch lạc về nhận thức và đạo đức.

  • 3.2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia quản lý và giảng dạy

  • Trong giáo dục, đội ngũ giảng viên là một trong các nhân tố chính đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một đòi hỏi tất yếu khách quan.

  • Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Đảng ủy và Ban Giám hiệu cần tổ chức các hội thảo khoa học, các lớp tập huấn để giảng viên có cơ hội gặp gỡ trao đổi về kiến thức, phương pháp dạy học…Tạo điều kiện để giảng viên được học tập, nâng cao trình độ có như vậy người giảng viên có cơ hội được tiếp cận cái mới, ứng dụng cái mới vào quá trình giảng dạy cũng như khám chữa bệnh cho mọi người.

  • Một nội dung không thể thiếu đối với giảng viên đó là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì hoạt động này, giúp giảng viên có kiến thức rộng, tập trung tìm tòi nghiên cứu tìm ra vấn đề khoa học hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu khoa học giúp giảng viên có nhiều kiến thức chuyên sâu, tìm ra giải pháp khắc phục những vấn đề trong thực tế. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học đang là nội dung còn nhiều yếu kém đối với giảng viên. Vì vậy, nhà trường phải tạo điều kiện về thời gian, về cơ sở vật chất, giúp giảng viên có thời gian và điều kiện nghiên cứu khoa học. Có như vậy, công việc giảng dạy mới đi vào chiều sâu và chất lượng.

  • Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy giáo viên cần áp dụng khoa học công nghệ vào bài giảng, vì vậy đòi hỏi giảng viên phải nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ. Có như vậy, giảng viên mới có thể ứng dụng vào bài giảng và giúp sinh viên có nhiều thông tin, hình ảnh trong bài giảng nhờ áp dụng công nghệ.

  • Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cũng cần phải nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý của nhà trường. Vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên, trước hết nhà trường có nhận thức đầy đủ và đồng bộ không chỉ với giáo viên mà với tất cả mọi người, trong đó không thể thiếu đội ngũ quản lý chuyên trách. Những người gián tiếp tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo cho sinh viên.

  • 3.2.2. Giải pháp đối với nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục

  • 3.2.2.1. Về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên

  • Đổi mới nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị - tư tưởng theo hướng gắn liền với đặc thù của ngành y, dược. Giáo dục đạo đức truyền thống của ngành y tế: học tập, làm theo lời dạy của các bậc danh y như lời thề Hyppocrat, y huấn của Hải Thượng Lãn Ông, tư tưởng Hồ Chí Minh, đức hy sinh vì khoa học, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của các bác sĩ: Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng ….. Tiếp tục học tập và thực hiện quy định 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành. Đây chính là việc đầu tiên trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên và cán bộ y tế.

  • Các giá trị cần được lựa chọn để định hướng cho sinh viên phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo đội ngũ y bác sĩ đủ đức và tài phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Muốn thực hiện được điều đó, giáo dục y đức, lý tưởng nghề nghiệp giữ vai trò quyết định, nó là nền tảng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử trước những biến động to lớn do cơ chế thị trường đặt ra. Cần đưa ra những tiêu chí để xây dựng lý tưởng đạo đức nghề y một cách thiết thực: Bởi hành nghề y chỉ có tài thôi chưa đủ. Trong đó xác định rõ nội dung cần rèn luyện, đó là những kỹ năng thực hành nghề cũng như những kỹ năng trong giao tiếp. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc không chỉ biết làm cho bệnh nhân giảm đau về bệnh tật mà việc làm cho bệnh nhân giảm đau về tinh thần cũng quan trọng không kém. Để làm được điều đó, đòi hỏi thầy thuốc phải biết thương yêu người bệnh như người thân của mình thì trong giao tiếp mới có thể nhẹ nhàng giải thích, chia sẻ với người bệnh…Trong nghề y tính nhân đạo cũng là một tiêu chí cần hướng đến, người thầy thuốc phải có tình người mới đối xử công bằng với những người bệnh, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo…Những tiêu chí ấy rất quan trọng để đánh giá người thầy thuốc ấy có đức hay không.

  • Một nội dung quan trọng khi giáo dục y đức cho sinh viên hiện nay là tạo dựng tinh thần đức hy sinh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm cao trong công tác khám chữa bệnh, mình vì mọi người. Chống chủ nghĩa cá nhân, tạo dựng ý thức cộng đồng. Vì ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, nó được hình thành trong lich sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Biểu hiện cụ thể, sinh động bằng nhiều hình thức giáo dục cho sinh viên như “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, phụng dưỡng người có công với cách mạng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế ở trường học, bệnh viện cũng như nơi sinh sống.

  • Sự tác động của khoa học công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến mau lẹ. Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hi sinh, dám đương đầu khẳng định mình. Vì thế, một bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn giỏi, thể chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ, chủ động trong công việc là những phẩm chất của bác sĩ nói riêng và sinh viên nói chung, phải coi đó là những điều kiện để sau khi ra trường, người thầy thuốc có thể tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cống hiến cho tổ quốc. Trên đây là những vấn đề cơ bản trong nội dung giáo dục y đức cho sinh viên.

  • Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lý. Đây là công việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể đào tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. Sẽ là sai nếu cho rằng y đức chỉ cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ và nhà trường không có nghĩa vụ giáo dục y đức cho sinh viên. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra yêu cầu đói với người cách mạng phải vừa có “đức”, “tài”, “vừa hồng vừa chuyên”. Để chuyển tải những nội dung giáo dục y đức cho sinh viên có thể sử dụng những hình thức:

  • Giáo dục y đức, không chỉ thông qua các môn học lý luận: thực tế cho thấy, việc hình thành nhân cách, đạo đức của con người phụ thuộc rất nhiều đến nghề nghiệp con người lựa chọn. Đặc biệt, đối với nghề y đòi hỏi người thầy thuốc không chỉ tinh thông về y nghiệp mà còn phải là người có y đức nữa. Y đức là những biểu hiện cao đẹp về ý thức, trách nhiệm, bổn phận về công việc là điều kiện để tạo nên ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ trước người thân, gia đình, quê hương và cao hơn là dân tộc, tổ quốc. Do vậy, các khoa trong nhà trường, đặc biệt là khoa đào tạo chuyên môn cũng có trách nhiệm tham gia theo cách riêng của mình, để xây dựng nền đạo đức mới cho sinh viên. Thực tiễn cho thấy, khoa nào quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên thì vấn đề này sẽ tốt hơn. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng, vì họ có thể tiếp cận, xát sao trong việc học tập, rèn luyện của sinh viên, giúp họ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống …

  • Giáo dục y đức được lồng ghép với nội dung giáo dục các môn học khác, đặc biệt là y học và thực tập thực tế lâm sàng tại các cơ sở y tế. Biểu dương, khen thưởng những nhân viên y tế tận tâm, có nhiều sáng kiến, cải tiến để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kịp thời phê phán và xử lý nghiêm minh những nhân viên y tế có biểu hiện tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Từ đó có những biện pháp khen thưởng đối với những thực tập sinh tận tâm trong quá trình thực tập, trực ở các cơ sở y tế. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Giáo dục y đức cần có những nội dung, hình thức phong phú thu hút sinh viên vào những hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí lành mạnh.

  • Giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các tổ chức Đoàn, Hội: sinh viên là đối tượng năng động, thích sinh hoạt tập thể. Trong quỹ thời gian rỗi trong ngày, trong tuần của họ nếu không có những hình thức tổ chức hoạt động tập thể phù hợp để thu hút họ thì họ sẽ tham gia vào các hoạt động khác, thậm chí còn dính líu vào các hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh, có thể dẫn đến phạm pháp. Các hoạt động tập thể như mít tinh, hội thảo, hội nghị, các cuộc thi tìm hiểu về y học và y đức do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho sinh viên. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể đó giúp sinh viên hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về truyền thống dân tộc về khoa học tự nhiên, xã hội. Các hoạt động này làm hình thành và phát triển tính cộng đồng, ý thức tập thể, định hướng cho mỗi sinh viên trong trong mối quan hệ cá nhân - tập thể - xã hội. Từ đó, mỗi sinh viên điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội, làm bớt đi tính cá nhân vị kỷ trong mỗi người. Vì vậy, nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải quản lý sao cho mỗi sinh viên đều ý thức được sự quý giá của thời gian rỗi và biết dùng những thời gian đó vào những hoạt động hữu ích cho bản thân. Muốn vậy, nhà trường và các đoàn thể cần tổ chức được các hoạt động thu hút sinh viên. Các hoạt động này vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tính chất giáo dục, rèn luyện lập trường tư tưởng chính trị và nhân cách đạo đức cho mỗi sinh viên. Có thể khẳng định các hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí văn hóa lành mạnh là cơ sở góp phần hoàn thiện nhân cách đạo đức cho sinh viên. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua kỷ niệm các ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và phát huy tính năng động sáng tạo của sinh viên. việc tổ chức các hình thức hoạt động phải hợp lý cả về thời điểm và độ dài thời gian, tránh tổ chức quá nhiều các hình thức hoạt động ảnh hưởng đến thời gian học tập và sinh hoạt của sinh viên.

  • 3.2.2.3. Về phương pháp và phương tiện giáo dục

  • Về phương pháp dạy học

  • Từ thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên các trường đại học y, dược ở Hà Nội hiện nay cho thấy vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong vấn đề cần tập trung giải quyết, nhằm nâng cao hiệu quả bài giảng cho sinh viên. Trong quá trình dạy học, giảng viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp tích cực như: phương pháp nêu gương, thuyết trình ngắn theo từng nội dung; minh họa bài giảng bằng tình huống; thảo luận nhóm theo chủ đề…

  • Phương pháp nêu gương tác động vào ý thức con người bằng chính những tấm gương người tốt việc tốt. Những tấm gương này là hiện thân của các giá trị các chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Nhờ thế chúng có sức mạnh to lớn trong việc biến các kiến thức mà con người thu nhận được qua truyền đạt thành sức mạnh đạo đức bên trong. Trong điều kiện hiện nay, khi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung, trong ngành Y tế nói riêng còn nhiều vấn đề nhức nhối, khi nhiều hiện tượng bên ngoài có ảnh hường không nhỏ tới ý thức và hành vi đạo đức của sinh viên trường trường đại học y, dược thì hiệu quả của phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên bằng nêu gương thực sự có ý nghĩa. Xây dựng được nhiều tấm gương đạo đức, y đức tốt - những tấm gương cao cả biết giữ gìn và quí trọng đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời phát động được phong trào noi gương y đức... chính là tạo ra hiệu quả cho hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường đại học y, dược ở Hà Nội hiện nay.

  • Những tấm gương mà sinh viên có thể học tập và noi theo là những nhân vật gần gũi xung quanh, là những tấm gương của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, của những “người đương thời” hay là những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử... Đặc biệt, đối với sinh viên ngành y, dược thì tấm gương sáng ngời của Hải Thượng Lãn Ông mãi mãi là biểu tượng để cho họ noi theo. Cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông xứng dáng là người đã đựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền Y học nước nhà, là tấm gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho các thế hệ cán bộ y tế noi theo.

  • Tấm gương y đức sáng ngời của Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch - người đã anh dũng hy sinh tại chiến trường miền Đông Nam Bộ (ngày 07/11/1968) trong khi chỉ đạo việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và chiến sỹ. Cố giáo sư Đặng Văn Ngữ (nguyên viện trưởng viện sốt rét Việt Nam, anh hùng lao động) đã anh dũng hy sinh khi công trình nghiên cứu Vắc xin phòng chống sốt rét cho bộ đội ở chiến trường hãy còn dang dở... Tấm gương người liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm tiếp tục viết nên những trang sử vẻ vang của cán bộ y tế trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua những tấm gương của cán bộ ngành y tế sẽ có sức thuyết phục hết sức to lớn.

  • Đối với sinh viên ngành y, ngoài những phương pháp phân tích, thuyết trình, giáo viên nên tập trung vào các phương pháp như phân tích tình huống, cho làm bài tập theo nhóm, gợi mở vấn đề để sinh viên làm việc. Vì đặc thù nghề nghiệp, nên đối với sinh viên ngành y nên đưa ra cho các em nhiều tình huống để rèn luyện khả năng ứng xử với bệnh nhân và phải đưa ra quyết định kịp thời vì liên quan tới tính mạng con người và đạo đức nghề nghiệp trong giây phút phải đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Nếu làm được như vậy, sinh viên sẽ được rèn luyện nhiều hơn khi đi thực tập, thực tế các em không bị lúng túng khi ứng xử với bệnh nhân, cũng như giao tiếp với người bệnh.

  • Đổi mới phương pháp dạy học là thể hiện sự sáng tạo của mỗi giáo viên, do đó đổi mới phương pháp dạy học là một hoạt động mang tính liên tục và sẽ không bao giờ có điểm cuối. Trong quá trình sáng tạo đó giáo viên cần phải có sự quan tâm và hỗ trợ đắc lực của các cấp quản lý giáo dục và đặc biệt là sự hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp từ phía nhà trường, nơi trực tiếp tham gia quản lý và đào tạo sinh viên. Nếu như chúng ta nhận thức và thực hiện giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi các em bước chân vào giảng đường thì chúng ta sẽ không phải lo lắng cho các em mai kia ra hành nghề không có đạo đức.

  • Về phương tiện dạy học: một trong những phương tiện dạy học quan trọng trong trường Đại học đó là nguồn tài liệu, sách giáo trình. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa cần bổ sung thêm sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo hơn nữa về đạo đức y học để sinh viên có thể tự nghiên cứu bên cạnh những giờ giảng trên lớp của giảng viên.

  • 3.2.4. Giải pháp đối với đối tượng giáo dục

  • Cùng với quá trình giáo dục là quá trình tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục của là một quá trình tự thân vận động, đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ. Do vậy, tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức không phải là một công việc dễ dàng và đơn giản.

  • Đạo đức không phải là cái gì sẵn có, mà nó được củng cố phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện hàng ngày, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trên thực tế có nhiều sinh viên được giáo dục đạo đức và đã hiểu rất rõ các phạm trù, nguyên tắc đạo đức nhưng khi ra trường công tác thì lại hành động tỏ ra không có đạo đức, hoặc vi phạm đạo đức.

  • Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là một trong những nội dung hiện đại hóa phương pháp giáo. Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và lý tưởng của sinh viên. Mỗi một đoàn viên thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi sinh viên tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình, hại người; cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ, vượt qua khó khăn gian khổ xứng đáng với sự kính trọng của nhân dân đối vơí người thầy thuốc. Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên là một trong những nội dung hiện đại hóa phương pháp giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo. Với ý nghĩa đó hơn bao giờ hết, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho sinh viên có cơ hội để thể hiện mình, để tự vươn lên trong cuộc sống. Tính tự giác,tính chủ động, vai trò tự gióa dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của sinh viên ngày nay.

  • KẾT LUẬN

  • Tuy vậy, chúng ta không thể không trăn trở, không đau lòng trước một số ít thầy thuốc có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau, sự khốn khó của người bệnh, những người làm cho đồng tiền xen vào giữa mối quan hệ thầy thuốc và người bệnh. Hiện tượng “phong bì lót tay”, coi trọng quá mức đồng tiền là một tồn tại nhức nhối, làm biến dạng hình ảnh tốt đẹp của người thầy thuốc chân chính. Đâu đó vẫn còn những thầy thuốc vòi vĩnh, những nhiễu người bệnh, lạm dụng việc kê đơn thuốc, xét nghiệm trong chẩn đoán gây khó khăn, lãng phí tiền bạc của người bệnh. Bên cạnh đó, một số ít thầy thuốc còn lợi dụng nghề nghiệp, sự tin yêu của bệnh nhân với thầy thuốc mà biểu hiện tình cảm, quan hệ không lành mạnh với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…Vấn đề này không chỉ xảy ra ở một số thầy thuốc mà đáng báo động hơn là còn xảy ra ngay cả với một số rất ít sinh viên trong khi đi thực tập, thực tế. Đây là những nguy cơ không thể xem thường, mặc dầu chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã phần nào làm vẩn đục sự thanh cao của nghề y, gây sự bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân của các hiện tượng nêu trên một phần là do những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; do cơ chế, chính sách, tiền lương đối với cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, bất cập, các cơ sở y tế vẫn trong tình trạng làm việc quá tải; sự tự rèn luyện về tay nghề, y đức của một số cán bộ y tế chưa tốt; chưa xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho từng chuyên ngành; và đặc biệt chưa coi trọng giáo dục y đức, thái độ giao tiếp ứng xử cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để học tập và làm theo lời Bác dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền” một cách thiết thực và hiệu quả, cần coi trọng giáo dục y đức và thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên.

  • Các trường đại học y, dược đã đổi mới và coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên, coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Dù y lý, y thuật có thay đổi theo thời gian, nhưng vai trò y đức không bao giờ thay đổi, đặc biệt là khi chúng ta thực hiện việc khám chữa bệnh trong cơ chế thị trường, ngành y tế cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho người làm công tác y tế thiết thực, phù hợp với từng đối tượng thầy thuốc. Nếu coi trọng giáo dục, rèn luyện y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho cán bộ y tế và đặc biệt là sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn sẽ góp phần làm hài lòng người bệnh, đảm bảo tốt hơn công tác an sinh xã hội và hình ảnh “Thầy thuốc như mẹ hiền” sẽ không bao giờ bị phai nhạt trong lòng người dân và xã hội.

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của người dân, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo và các thành viên trong xã hội. Về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh – sinh viên, Đảng ta xác định: Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành. Nhiệm vụ của các trường Đại học Y, Dược là đào tạo ra những sinh viên vừa có đức và có tài. Đạo đức trong ngành y, dược chính là y đức. Y đức là đạo đức của người hành nghề y, dược được thể hiện qua các chuẩn mực đạo đức, được xã hội thừa nhận nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ y tế, người thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức giúp xác định được trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người bác sĩ và thầy thuốc. Hiện nay, ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới đối với lĩnh vực y, dược. Những yêu cầu này biểu hiện trên bình diện quy mô, số lượng các dịch vụ y tế, chất lượng chẩn trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Để có thể đáp ứng những yêu cầu đó, đòi hỏi phải phát triển cả số lượng và chất lượng nhân lực ngành y, dược. Giáo dục y đức là một yêu cầu, một bộ phận của sự phát triển đó. Tuy nhiên, trên thực tế, sức ép từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khi khả năng đáp ứng của ngành y, dược còn hạn chế. Điều đó dẫn đến những bất cập trong quản lí quá trình xã hội hóa y tế, là những hạn chế trong giáo dục y đức ở các trường Đại học Y, Dược và các cơ sở y tế, các bệnh viện... Tất cả những tác nhân đó đã và đang dẫn đến sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một bộ phận không nhỏ của người bác sĩ và người thầy thuốc. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển ngành y tế. Trong thời gian qua, những nghiên cứu về giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược đã được thực hiện ở một số công trình khoa học và trên các phương tiện truyền thông, báo chí hàng ngày. Từ các góc độ khác nhau, những công trình đó đã luận chứng cho sự cần thiết phải giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược; đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục y đức trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, do những mục đích cụ thể và trong những giới hạn nghiên cứu nhất định, những công trình liên quan đến giáo dục y đức vẫn chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn. Để nâng cao hơn nữa về chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược hiện nay đòi hỏi không chỉ những nghiên cứu cụ thể mà còn đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống từ góc độ Quản lý hoạt động Tư tưởng Văn hóa. Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giáo dục y đức cho sinh viên các trường Đại học Y, Dược ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC 1.1 Đạo đức nghề nghiệp giáo dục đạo đức nghề y dược (y đức) cho sinh viên trường Đại học Y, Dược 1.2 Các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược 14 1.3 Sự cần thiết việc giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược .40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 45 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 46 2.1 Vài nét trường Đại học Y, Dược địa bàn thành phố Hà Nội 46 2.2 Thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội .55 2.3 Những vấn đề đặt việc giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội .67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 70 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 72 3.1 Phương hướng tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội .72 3.2 Giải pháp tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội 78 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Đạo đức phẩm chất quan trọng người dân, tảng để xây dựng giới tâm hồn người Vì vậy, quốc gia nào, việc giáo dục đạo đức cho hệ trẻ mối quan tâm hàng đầu nhà lãnh đạo thành viên xã hội Về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh – sinh viên, Đảng ta xác định: Mục tiêu chủ yếu thực giáo dục tồn diện đạo đức, trí dục, mỹ dục tất bậc học Hết sức coi trọng giáo dục trị, tư tưởng nhân cách, khả tư sáng tạo lực thực hành Nhiệm vụ trường Đại học Y, Dược đào tạo sinh viên vừa có đức có tài Đạo đức ngành y, dược y đức Y đức đạo đức người hành nghề y, dược thể qua chuẩn mực đạo đức, xã hội thừa nhận nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử cán y tế, người thầy thuốc bệnh nhân cộng đồng Y đức giúp xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự niềm hạnh phúc người bác sĩ thầy thuốc Hiện nay, Việt Nam, phát triển kinh tế - xã hội đặt yêu cầu lĩnh vực y, dược Những yêu cầu biểu bình diện quy mơ, số lượng dịch vụ y tế, chất lượng chẩn trị chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Để đáp ứng u cầu đó, địi hỏi phải phát triển số lượng chất lượng nhân lực ngành y, dược Giáo dục y đức yêu cầu, phận phát triển Tuy nhiên, thực tế, sức ép từ nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân khả đáp ứng ngành y, dược cịn hạn chế Điều dẫn đến bất cập quản lí q trình xã hội hóa y tế, hạn chế giáo dục y đức trường Đại học Y, Dược sở y tế, bệnh viện Tất tác nhân dẫn đến xuống cấp mặt đạo đức phận không nhỏ người bác sĩ người thầy thuốc Điều làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân phát triển ngành y tế Trong thời gian qua, nghiên cứu giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thực số cơng trình khoa học phương tiện truyền thơng, báo chí hàng ngày Từ góc độ khác nhau, cơng trình luận chứng cho cần thiết phải giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược; đề xuất số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục y đức điều kiện Tuy nhiên, mục đích cụ thể giới hạn nghiên cứu định, cơng trình liên quan đến giáo dục y đức chưa đạt hiệu mong muốn Để nâng cao chất lượng hiệu công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược địi hỏi khơng nghiên cứu cụ thể mà đòi hỏi nghiên cứu chun sâu có tính hệ thống từ góc độ Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa Xuất phát từ vấn đề trên, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội nay” làm luận văn Thạc sĩ Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề y đức – đạo đức nghề nghiệp người làm nghề y, dược nói riêng vấn đề đạo đức nghề nghiệp nói chung vấn đề nhà khoa học tiếp cận nhiều góc độ khác Bàn vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên có cơng trình tiêu biểu sau: Luận văn Thạc sĩ Triết học “Quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng” Trần Thị Oanh (2014) trường Đại học Đà Nẵng làm sáng tỏ sở lý luận công tác giáo dục y đức cho sinh viên, đồng thời xác định rõ vấn đề quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng giai đoạn Tác giả Lâm Văn Đồng với luận án Tiến sĩ Triết học “Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Việt Nam giai đoạn nay” góp phần luận chứng cần thiết làm rõ nội dung giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc nước ta thông qua quan hệ cụ thể người thầy thuốc Luận án phân tích tồn diện thực trạng giáo dục đạo đức người thầy thuốc nước ta nay, xác định vấn đề cần giải quyết; đồng thời, đề xuất quan điểm số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Tác giả Nguyễn Thị Hằng với luận văn Thạc sĩ “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nay” trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn góp phần làm sáng tỏ y đức trình giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội thời kỳ đổi Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng tác giả Đỗ Mạnh Hùng với đề tài “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức điều dưỡng viên bệnh viện Nhi trung ương kết số biện pháp can thiệp” bảo vệ năm 2014 Đại học Y dược Thái Bình Trong luận án, tác giả mô tả thực trạng nhận thức, thực hành y đức điều dưỡng viên bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012 xác định số yếu tố liên quan Đồng thời tác giả đưa đánh giá kết áp dụng số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, thực hành y đức điều dưỡng viên từ năm 2012 đến năm 2013 Tác giả Nguyễn Hiền Lương với Luận án Tiến sĩ Triết học “Khía cạnh triết học – xã hội vấn đề xã hội vấn đề sức khỏe chăm sóc sức khỏe Việt Nam nay” Viện Triết học, Hà Nội cơng trình khoa học “Đạo đức nghề y dược – Một số vấn đề lý luận thực tiễn ” phát hành năm 2016 có bàn đến nội dung vấn đề y đức lịch sử tư tưởng nhân loại giai đoạn Trong cơng trình khoa học trên, tác giả Nguyễn Hiền Lương vấn đề y đức phẩm chất người thầy thuốc, có ảnh hưởng đến q trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Đặc biệt tác giả Nguyễn Hiền Lương có nêu khái quát thực trạng vấn đề y đức nước ta số giải pháp nâng cao y đức nước ta Những cơng trình khoa học cung cấp cho tác giả tài liệu quý báu, sở lý luận trực tiếp cho giải pháp nhằm tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y, Dược địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn Hoàng Thị Kim Oanh với báo khoa học “Y đức vấn đề nâng cao hiệu giáo dục y đức cho sinh viên ngành y” Tạp chí Triết học, số (204), tháng – 2008 Bài viết phân tích vai trị y đức thơng qua trình bày phân tích tư tưởng y đức danh y Tuệ Tĩnh Hải Thượng Lãn Ông; Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bộ Y tế Đồng thời, viết trình bày mặt hạn chế cịn tồn cơng tác giảng dạy y đức trường ngành y Qua đó, viết đưa số đề xuất nhằm nâng cao hiệu công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường ngành y Lâm Văn Đồng với viết “Giáo dục cho cán y tế Việt Nam nay” vấn đề giáo dục đạo đức nội dung quan trọng Đảng, Nhà nước xã hội quan tâm Hiện tượng suy thoái đạo đức diễn trầm trọng nhiều lĩnh vực, có ngành y tế Bài viết đánh giá thực trạng y đức; đưa giải pháp nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho cán ngành y tế Việt Nam Tóm lại, cơng trình thấy vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên nhận quan tâm lớn nhiều tác giả ngành khoa học khác Từ góc độ tiếp cận triết học, y tế công cộng, đạo đức học, trị học… tác giả góp phần làm sáng tỏ sở lý luận công tác giáo dục y đức cho sinh viên, đồng thời xác định rõ vấn đề quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên Đây sở lý luận mà học viên kế thừa có chọn lọc kết nghiên cứu đạt công trình liên quan đến đề tài Mặt khác, nay, chưa có cơng trình nghiên cứu cơng tác giáo dục y đức góc độ quản lý Tư tưởng - Văn hóa Vì học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội nay” làm luận văn Thạc sĩ Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên sở làm rõ vấn đề lý luận giáo dục y đức cho sinh viên Trường đại học Y, Dược; luận văn phân tích đánh giá thực trạng đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải số vấn đề sau: Thứ nhất, luận văn làm rõ sở lý luận giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng làm rõ vấn đề đặt giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Thứ ba, luận văn đề xuất phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược Hà Nội giai đoạn nay Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội giai đoạn Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên nội dung quan trọng hoạt động nghiên cứu lý luận hoạt động thực tiễn Giáo dục y đức đối tượng nghiên cứu nhiều khoa học triết học, trị học, đạo đức học… Trong phạm vi đề tài này, tác giả tiếp cận vấn đề giáo dục y đức góc độ Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Giới hạn phạm vi khảo sát luận văn 300 sinh viên 03 trường đại học: Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội Đại học Y tế công cộng năm học 2016 - 2017 Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận luận văn dựa lý luận chủ nghĩa vật biện chứng chủ nghĩa vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm, sách Đảng Nhà nước vấn đề y đức giáo dục y đức Luận văn cịn tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết nghiên cứu đạt cơng trình liên quan đến đề tài 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp luận chủ nghĩa vật biện chứng chủ nghĩa vật lịch sử Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết Phương pháp lịch sử - logic Phương pháp diễn dịch quy nạp Phương pháp so sánh - đối chiếu Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: phương pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Đóng góp luận văn Luận văn góp phần luận chứng yếu tố cấu thành giáo dục y đức cần thiết việc giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược Luận văn góp phần cung cấp cách nhìn tồn diện thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Trên sở đó, luận văn nêu vấn đề đặt giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược Luận văn góp phần hồn thiện nâng cao hiệu cơng tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Ý nghĩa lý luận thực tiễn đề tài Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ số vấn đề lý luận y đức; giáo dục y đức giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Về mặt thực tiễn, kết nghiên cứu luận văn cho phép xác định đánh giá tổng quát tình hình quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội nay; xác định vấn đề cần phải đổi mới; phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Luận văn cơng trình khoa học, sử dụng làm tài liệu tham khảo trình giảng dạy y đức cơng tác trị - quản lý sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn triển khai thành ba chương Cụ thể sau: Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược Chương 2: Thực trạng vấn đề đặt giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội 83 vào cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cống hiến cho tổ quốc Trên vấn đề nội dung giáo dục y đức cho sinh viên 3.2.2.2 Về hình thức giáo dục y đức cho sinh viên Việc xác định hình thức lựa chọn ưu tiên hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, dược yêu cầu khách quan chủ thể quản lý Đây công việc thường xuyên liên tục có tính hệ thống đào tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu công xây dựng bảo vệ tổ quốc Sẽ sai cho y đức cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhà trường nghĩa vụ giáo dục y đức cho sinh viên Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa yêu cầu đói với người cách mạng phải vừa có “đức”, “tài”, “vừa hồng vừa chuyên” Để chuyển tải nội dung giáo dục y đức cho sinh viên sử dụng hình thức: Giáo dục y đức, không thông qua môn học lý luận: thực tế cho thấy, việc hình thành nhân cách, đạo đức người phụ thuộc nhiều đến nghề nghiệp người lựa chọn Đặc biệt, nghề y địi hỏi người thầy thuốc khơng tinh thơng y nghiệp mà cịn phải người có y đức Y đức biểu cao đẹp ý thức, trách nhiệm, bổn phận công việc điều kiện để tạo nên ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ trước người thân, gia đình, quê hương cao dân tộc, tổ quốc Do vậy, khoa nhà trường, đặc biệt khoa đào tạo chuyên mơn có trách nhiệm tham gia theo cách riêng mình, để xây dựng đạo đức cho sinh viên Thực tiễn cho thấy, khoa quan tâm nhiều đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên vấn đề tốt Vai trò giáo viên chủ nhiệm quan trọng, họ tiếp cận, xát việc học tập, rèn luyện sinh viên, giúp họ giải vướng mắc sống … Giáo dục y đức lồng ghép với nội dung giáo dục môn học khác, đặc biệt y học thực tập thực tế lâm sàng sở y tế Biểu 84 dương, khen thưởng nhân viên y tế tận tâm, có nhiều sáng kiến, cải tiến để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Kịp thời phê phán xử lý nghiêm minh nhân viên y tế có biểu tiêu cực khám, chữa bệnh Từ có biện pháp khen thưởng thực tập sinh tận tâm trình thực tập, trực sở y tế Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao Giáo dục y đức cần có nội dung, hình thức phong phú thu hút sinh viên vào hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí lành mạnh Giáo dục y đức cho sinh viên thông qua tổ chức Đoàn, Hội: sinh viên đối tượng động, thích sinh hoạt tập thể Trong quỹ thời gian rỗi ngày, tuần họ khơng có hình thức tổ chức hoạt động tập thể phù hợp để thu hút họ họ tham gia vào hoạt động khác, chí cịn dính líu vào hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh, dẫn đến phạm pháp Các hoạt động tập thể mít tinh, hội thảo, hội nghị, thi tìm hiểu y học y đức nhà trường, Đoàn niên, Hội sinh viên tổ chức Đây nhân tố quan trọng góp phần hình thành phát triển nhân cách đạo đức cho sinh viên Thông qua buổi sinh hoạt tập thể giúp sinh viên hiểu biết xã hội, pháp luật, truyền thống dân tộc khoa học tự nhiên, xã hội Các hoạt động làm hình thành phát triển tính cộng đồng, ý thức tập thể, định hướng cho sinh viên trong mối quan hệ cá nhân - tập thể - xã hội Từ đó, sinh viên điều chỉnh hành vi thân cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm bớt tính cá nhân vị kỷ người Vì vậy, nhà trường, Đồn niên, Hội sinh viên cần phải quản lý cho sinh viên ý thức quý giá thời gian rỗi biết dùng thời gian vào hoạt động hữu 85 ích cho thân Muốn vậy, nhà trường đoàn thể cần tổ chức hoạt động thu hút sinh viên Các hoạt động vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tính chất giáo dục, rèn luyện lập trường tư tưởng trị nhân cách đạo đức cho sinh viên Có thể khẳng định hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí văn hóa lành mạnh sở góp phần hồn thiện nhân cách đạo đức cho sinh viên Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua kỷ niệm ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc phát huy tính động sáng tạo sinh viên việc tổ chức hình thức hoạt động phải hợp lý thời điểm độ dài thời gian, tránh tổ chức nhiều hình thức hoạt động ảnh hưởng đến thời gian học tập sinh hoạt sinh viên 3.2.2.3 Về phương pháp phương tiện giáo dục Về phương pháp dạy học Từ thực trạng giáo dục y đức cho sinh viên trường đại học y, dược Hà Nội cho thấy vấn đề đổi phương pháp giảng dạy vấn đề cần tập trung giải quyết, nhằm nâng cao hiệu giảng cho sinh viên Trong trình dạy học, giảng viên sử dụng linh hoạt phương pháp tích cực như: phương pháp nêu gương, thuyết trình ngắn theo nội dung; minh họa giảng tình huống; thảo luận nhóm theo chủ đề… Phương pháp nêu gương tác động vào ý thức người gương người tốt việc tốt Những gương thân giá trị chuẩn mực đạo đức cao đẹp Nhờ chúng có sức mạnh to lớn việc biến kiến thức mà người thu nhận qua truyền đạt thành sức mạnh đạo đức bên Trong điều kiện nay, biểu tiêu cực đời sống xã hội nói chung, ngành Y tế nói riêng cịn nhiều vấn đề nhức nhối, nhiều tượng bên ngồi có ảnh hường khơng 86 nhỏ tới ý thức hành vi đạo đức sinh viên trường trường đại học y, dược hiệu phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên nêu gương thực có ý nghĩa Xây dựng nhiều gương đạo đức, y đức tốt gương cao biết giữ gìn q trọng đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời phát động phong trào noi gương y đức tạo hiệu cho hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học y, dược Hà Nội Những gương mà sinh viên học tập noi theo nhân vật gần gũi xung quanh, gương ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, “người đương thời” gương tiêu biểu lịch sử Đặc biệt, sinh viên ngành y, dược gương sáng ngời Hải Thượng Lãn Ông mãi biểu tượng họ noi theo Cuộc đời Hải Thượng Lãn Ơng - Lê Hữu Trác hình ảnh cao đẹp người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh lịng thương u người bệnh vơ bờ bến Ơng xứng dáng người đựng “ngọn cờ đỏ thắm” Y học nước nhà, gương sáng chói y đức, y đạo, y thuật cho hệ cán y tế noi theo Tấm gương y đức sáng ngời Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch người anh dũng hy sinh chiến trường miền Đông Nam Bộ (ngày 07/11/1968) đạo việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào chiến sỹ Cố giáo sư Đặng Văn Ngữ (nguyên viện trưởng viện sốt rét Việt Nam, anh hùng lao động) anh dũng hy sinh cơng trình nghiên cứu Vắc xin phòng chống sốt rét cho đội chiến trường dang dở Tấm gương người liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm tiếp tục viết nên trang sử vẻ vang cán y tế nghiệp giải phóng dân tộc Giáo dục đạo đức cho sinh 87 viên thông qua gương cán ngành y tế có sức thuyết phục to lớn Đối với sinh viên ngành y, ngồi phương pháp phân tích, thuyết trình, giáo viên nên tập trung vào phương pháp phân tích tình huống, cho làm tập theo nhóm, gợi mở vấn đề để sinh viên làm việc Vì đặc thù nghề nghiệp, nên sinh viên ngành y nên đưa cho em nhiều tình để rèn luyện khả ứng xử với bệnh nhân phải đưa định kịp thời liên quan tới tính mạng người đạo đức nghề nghiệp giây phút phải đấu tranh sống chết Nếu làm vậy, sinh viên rèn luyện nhiều thực tập, thực tế em không bị lúng túng ứng xử với bệnh nhân, giao tiếp với người bệnh Đổi phương pháp dạy học thể sáng tạo giáo viên, đổi phương pháp dạy học hoạt động mang tính liên tục khơng có điểm cuối Trong q trình sáng tạo giáo viên cần phải có quan tâm hỗ trợ đắc lực cấp quản lý giáo dục đặc biệt hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp từ phía nhà trường, nơi trực tiếp tham gia quản lý đào tạo sinh viên Nếu nhận thức thực giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp từ em bước chân vào giảng đường khơng phải lo lắng cho em mai hành nghề đạo đức Về phương tiện dạy học: phương tiện dạy học quan trọng trường Đại học nguồn tài liệu, sách giáo trình Xuất phát từ thực trạng nêu trên, Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa cần bổ sung thêm sách giáo khoa tài liệu tham khảo đạo đức y học để sinh viên tự nghiên cứu bên cạnh giảng lớp giảng viên 3.2.4 Giải pháp đối tượng giáo dục 88 Cùng với trình giáo dục trình tự giáo dục Quá trình tự giáo dục q trình tự thân vận động, địi hỏi phải có nghị lực, ý chí tâm cao để chiến thắng thân Nếu khơng tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên dễ bị gục ngã trước cám dỗ đồng tiền tâm lý hưởng thụ Do vậy, tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức công việc dễ dàng đơn giản Đạo đức khơng phải sẵn có, mà củng cố phát triển chủ yếu đấu tranh rèn luyện hàng ngày, tu dưỡng rèn luyện đạo đức giống “ngọc mài sáng, vàng luyện trong” Trên thực tế có nhiều sinh viên giáo dục đạo đức hiểu rõ phạm trù, nguyên tắc đạo đức trường cơng tác lại hành động tỏ khơng có đạo đức, vi phạm đạo đức Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống sinh viên nội dung đại hóa phương pháp giáo Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống lý tưởng sinh viên Mỗi đoàn viên niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc nhân dân, sống có lý tưởng, có hồi bão, khát khao vươn tới mới, tiến Bản thân sinh viên tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua cám dỗ tiêu cực xã hội, biểu chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình, hại người; cần phải tự tin vào mình, giữ vững niềm tin sống, vào giá trị chân, thiện, mỹ, vượt qua khó khăn gian khổ xứng đáng với kính trọng nhân dân đối vơí người thầy thuốc Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trị tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện sinh viên nội dung đại hóa phương pháp giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chủ đạo Với ý nghĩa hết, phải tạo điều kiện thuận lợi giúp cho sinh viên có hội để thể mình, 89 để tự vươn lên sống Tính tự giác,tính chủ động, vai trị tự gióa dục, tự rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống sinh viên đường tất yếu phát triển, hoàn thiện nhân cách sinh viên ngày 90 KẾT LUẬN Trong lịch sử, bậc danh y Hypơcrat, Hải Thượng Lãn Ơng, Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh Thiền Sư… thường xuyên quan tâm tới đạo đức người thầy thuốc, coi y đức quan trọng khơng y thuật Hơn nửa kỷ qua, tự hào ngành Y tế khắc phục khó khăn, khơng ngừng phấn đấu, thu thành tựu to lớn, làm biến đổi cách sâu sắc từ nhận thức tư tưởng tổ chức máy, phương thức hoạt động; từ chuyên môn, khoa học kỹ thuật nâng cao y đức tạo niềm tin cho nhân dân Các hệ thầy thuốc hôm nối tiếp truyền thống tự hào hệ trước, khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun môn; phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức niềm vinh dự tự hào mà xã hội tơn vinh “Thầy thuốc mẹ hiền” Đó thắng lợi thầy thuốc Việt Nam mặt trận phòng chống dịch, khám chữa bệnh giúp cho người dân vùng miền hưởng thụ dịch vụ y tế chất lượng cao; công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế có tiến quan trọng, nhân tố định đến thành công phát triển ngành y tế Tuy vậy, khơng thể khơng trăn trở, khơng đau lịng trước số thầy thuốc có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau, khốn khó người bệnh, người làm cho đồng tiền xen vào mối quan hệ thầy thuốc người bệnh Hiện tượng “phong bì lót tay”, coi trọng q mức đồng tiền tồn nhức nhối, làm biến dạng hình ảnh tốt đẹp người thầy thuốc chân Đâu cịn thầy thuốc vịi vĩnh, nhiễu người bệnh, lạm dụng việc kê đơn thuốc, xét nghiệm chẩn đốn gây khó khăn, lãng phí tiền bạc người bệnh Bên cạnh đó, số thầy thuốc cịn lợi dụng nghề nghiệp, tin yêu bệnh nhân với thầy thuốc mà biểu tình cảm, quan hệ khơng lành mạnh với bệnh nhân người nhà 91 bệnh nhân…Vấn đề không xảy số thầy thuốc mà đáng báo động xảy với số sinh viên thực tập, thực tế Đây nguy xem thường, “con sâu làm rầu nồi canh”, phần làm vẩn đục cao nghề y, gây xúc xã hội Nguyên nhân tượng nêu phần tác động tiêu cực mặt trái chế thị trường; chế, sách, tiền lương cán y tế cịn nhiều khó khăn, bất cập, sở y tế tình trạng làm việc tải; tự rèn luyện tay nghề, y đức số cán y tế chưa tốt; chưa xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho chuyên ngành; đặc biệt chưa coi trọng giáo dục y đức, thái độ giao tiếp ứng xử cho sinh viên ngồi ghế nhà trường Để học tập làm theo lời Bác dạy “Thầy thuốc mẹ hiền” cách thiết thực hiệu quả, cần coi trọng giáo dục y đức thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên Các trường đại học y, dược đổi coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên, coi nhân tố hàng đầu định thành công hay thất bại việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế Dù y lý, y thuật có thay đổi theo thời gian, vai trị y đức khơng thay đổi, đặc biệt thực việc khám chữa bệnh chế thị trường, ngành y tế cần xây dựng chuẩn mực đạo đức cho người làm công tác y tế thiết thực, phù hợp với đối tượng thầy thuốc Nếu coi trọng giáo dục, rèn luyện y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho cán y tế đặc biệt sinh viên từ ngồi ghế nhà trường, chắn góp phần làm hài lịng người bệnh, đảm bảo tốt cơng tác an sinh xã hội hình ảnh “Thầy thuốc mẹ hiền” không bị phai nhạt lòng người dân xã hội 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế (1996), Mười hai điều y đức, Nxb Y học, Hà Nội Bộ Y tế (1997), Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội Bộ Y tế (1999), Quy định y đức tiêu chuẩn phấn đấu, Nxb Y học, Hà Nội Bộ Y tế (2001), Giáo dục đào tạo nhân lực y tế - Dự án WHO/HRH-001, Nxb Y học, Hà Nội Bộ Y tế (2002), Ngành Y tế Việt Nam vững bước vào kỷ XXI, Nxb Y học, Hà Nội Bộ Y tế (2005), 55 năm phát triển nghiệp y tế cách mạng, Nxb Y học, Hà Nội C.Mác (1983), Sức sống mùa xuân Nxb Thanh niên, Hà Nội Nguyễn Trinh Cơ dịch (1983), Những vấn đề triết học y học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Nguyễn Đình Chiểu (2003), Ngư tiều vấn đáp y thuật, NXB Thuận Hóa, Lê Quý Ngưu phiên âm, thích 10 Bùi Đại (1997), Y đức xã hội đổi mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11 Đoàn Văn Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 93 14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi (1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 19 Lâm Văn Đồng (2014), Luận án Tiến sĩ Triết học Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Việt Nam giai đoạn nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 20 Nguyễn Thị Hằng (2013), Luận văn Thạc sĩ Triêt học Giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 21 Nguyễn Văn Hiền (1987), Đạo đức học y đức học Xã hội chủ nghĩa, Nxb Y học, Hà Nội 22 Học viện trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23 Nguyễn Văn Hoan (1997), Đạo đức cách mạng người thầy thuốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác bảo vệ sức khỏe, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 24 Đỗ Mạnh Hùng (2014), Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức điều dưỡng viên bệnh viện Nhi trung ương kết số biện pháp can thiệp Đại học Y dược Thái Bình 94 25 Phạm Mạnh Hùng, Lê Văn Truyền, Nguyễn Văn Thưởng (1999), Y tế Việt Nam trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội 26 Phạm Mạnh Hùng (2001), Y đức số giải pháp nâng cao y đức, Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam, số 8, tr.6-7, Hà Nội 27 Ngô Gia Hy (1999), Nguồn gốc y đức, đóng góp y học văn hóa Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội 28 Luật Giáo dục đại học, 2012, NXB Chính trị quốc gia 29 Nguyễn Hiền Lương (1997), Luận án Tiến sĩ Triết học Khía cạnh triết học – xã hội vấn đề xã hội vấn đề sức khỏe chăm sóc sức khỏe Việt Nam nay, Viện Triết học, Hà Nội 30 Nguyễn Hiền Lương (2016), Đạo đức nghề y dược – Một số vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Y học, Hà Nội, 31 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 32 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 34 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 36 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 37 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 38 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 95 39 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 40 Hồ Chí Minh (2005), Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 41 Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi thang giá trị đạo đức kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức cho cán quản lý nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42 Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp, Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại học Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 43 Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), Tư tưởng nhân văn triết lý y đức, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội 44 Hoàng Thị Kim Oanh (2008), Y đức vấn đề nâng cao hiệu giáo dục y đức cho sinh viên ngành y , Tạp chí Triết học số (204), Hà Nội 45 Trần Thị Oanh (2014) Luận văn Thạc sĩ Triết học Quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng 46 Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác (1991), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Nxb Y học, Hà Nội 47 Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội 48 Đỗ Nguyên Phương, Nguyễn Khánh Bật, Nguyễn Cao Thâm (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 49 Đ.I.Pixarop (1969), Những vấn đề đạo đức y học, Nxb Y học, Hà Nội 50 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 96 51 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Luật chữa khám chữa bệnh 52 M.E Telesezekaia V.I.I Bgillo (1986), Đạo đức y học, Nxb Y học, Hà Nội 53 Trần Văn Thụy (1991), Nghiên cứu đạo đức học Mác – Lê nin, Trường Đại học Y Hà Nội 54 Trần Văn Thụy (2001), Đại danh y Lãn Ông sở nghề làm thuốc chữa bệnh, NXB Y học, Hà Nội 55 Trần Văn Thụy (2003), Triết học vận dụng triết học vào y học, Nxb Y học, Hà Nội 56 Trần Văn Thụy (2013), Triết học – lý luận vận dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 57 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 1, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 58 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 2, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 59 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 3, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 60 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 4, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 61 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 5, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 97 62 Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập 6, Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, thành phố Hồ Chí Minh 63 Mạc Văn Trang (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Đề tài nghiên cứu khoa học mã số B49/38/22, Nxb Giáo dục, Hà Nội 64 Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Đạo đức Y học, Nxb Y học, Hà Nội 65 Thái Duy Tuyên chủ biên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị niên Việt Nam điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Hà Nội 66 Nguyễn Văn Tường, Lê Nam Trà, Đỗ Đức Vân (2006), Đạo đức nghiên cứu y sinh học, Nxb Y học, Hà Nội 67 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách giáo dục giá trị, Nxb Giáo dục, Hà Nội Website: 68 https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB %81_Hippocrates 69 https://www.dieutri.vn/quyche/14-3-2013/S3596/Muoi-haidieu-y-duc.htm 70 http://hmu.edu.vn/news/default.aspx 71 http://www.hup.edu.vn/Pages/default.aspx#section=generalw 72 http://www.huph.edu.vn/ 73 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_B %C3%A1ch ... VỀ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y, DƯỢC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Vài nét trường Đại học Y, Dược địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.1 Vài nét Trường Đại học Y Hà Nội Đại học Dược Hà Nội. .. nghiên cứu giáo dục y đức cho sinh viên Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Giới hạn phạm vi khảo sát luận văn 300 sinh viên 03 trường đại học: Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội Đại học Y tế công... trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y, Dược thành phố Hà Nội 9 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Y

Ngày đăng: 15/03/2022, 01:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w