1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình

18 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 B NỘI DUNG 3 1 Quy định của pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh 3 1.1 Quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh 3 1.2 Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh 6 1.3 Cơ quan đăng ký kinh doanh 8 1.4 Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh và hộ kinh doanh trong đăng ký kinh doanh .8 1.5 Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện 10 1.6 Quy định pháp luật về chấm dứt kinh doanh đối với hộ kinh doanh 11 2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình 11 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình 11 2.2 Một số nhận xét, đánh giá trong thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình 13 3 Một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh 14 C KẾT LUẬN .17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Kinh tế tư bản tư nhân đang dần đi vào thực tiễn và góp phần không nhỏ trong sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà sau Trong đó, hộ kinh doanh với sự quan tâm, thúc đẩy của đường lối đổi mới và các chỉnh sách đổi mới của Đảng và Nhà nước mà không ngừng phát triển nhanh chóng lan rộng trên phạm vi cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của các hộ kinh doanh Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản nên chưa phát huy được hết các tiềm năng của mình, mà nguyên nhân chủ yếu là do phát luật quy định về lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hạn chế Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời mặc dù đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng những quy định pháp luật đặt ra chưa thống nhất và chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh nên khi áp dụng vào thực tế còn nhiều bất cập, khó khăn Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình” 2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy định của pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh qua thực tiễn áp dụng các quy định đó tại tỉnh Quảng Bình Thông qua đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh của các hộ kinh doanh 3 Phương pháp nghiên cứu Trong quá tình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, logic, chứng minh, Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu 2 B NỘI DUNG 1 Quy định của pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh 1.1 Quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “ 1 Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh 2 Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương 3 Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.” - Điều kiện về chủ thể: Tại khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp đã quy định như sau: "1 Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh" 3 Như vậy, khi các chủ thể đáp ứng được tất cả các điều kiện theo khoản 1 Điều này thì hoàn toàn có thể thành lập một nhóm kinh doanh theo thể thức hộ kinh doanh - Điều kiện về địa điểm kinh doanh: Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh “chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm” Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, khinh doanh lưu động thì tại Điều 72 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định cần phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch Và các hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh - Điều kiện về số lượng lao động Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp phân biệt được hộ kinh doanh với các hình thức tổ chức công ty khác theo quy định của pháp luật kinh doanh Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động Nếu sử dụng 10 lao động trở lên thì buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Giới hạn lao động như vậy đã thể hiện được rõ được quy mô và tổ chức của hộ kinh doanh nhưng đồng thời cũng dẫn đến nhiều bất cập và không không có hiệu quả áp dụng cao trong thực tiễn Bởi vì, với tính chất và quy mô ngày càng mở rộng của hộ kinh doanh thì quy định về giới hạn lao động không quá 10 người trên thực tế là quá ít Bên cạnh đó, chưa có công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan đăng ký kinh doanh việc này dẫn đến nhiều khó khăn khăn bất cập trong việc chỉ ra trách nhiệm kiểm tra, xử lý nếu có trường hợp vi phạm phát sinh 4 - Điều kiện ngành nghề kinh doanh: Điều 33 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Vậy đầu tiên đó không thuộc danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh đã được quy định rõ tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014 Đối với hộ kinh doanh thì theo khoản 2 Điều 74 Nghị định số 78/2015/NĐCP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định: “2 Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.” Luật Đầu tư 2014 cũng đã sửa đổi và giảm danh sách các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 386 xuống còn 267 ngành, nghề và lược bỏ đi nhiều điều kiện kinh doanh Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá tình đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh - Điều kiện về tên hộ kinh doanh: Theo Điều 73 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định về đặt tên hộ kinh doanh thì tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể nào làm cơ sở pháp lý để xử lý vấn đề tên vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng như về vấn đề xác định trùng tên đối với hộ kinh doanh dẫn đến những khó khăn rất lớn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước khi áp dụng vào thực tiễn 5 Ví dụ như trường hợp tên riêng hộ kinh doanh viết khác nhau nhưng đọc lại hoàn toàn giống nhau; hay trường hợp tên riêng hộ kinh doanh chỉ khác nhau ở chữ số hoặc lý hiệu kèm theo; Bên cạnh đó, việc quy định tên riêng hộ kinh doanh không trùng với tên riêng hộ kinh doanh trong phạm vi huyện vẫn có thể dẫn đến sự nhầm lẫn của khách hàng trong trường hợp hai huyện trong cùng một tỉnh có hai hộ kinh doanh cùng một loại hoành hóa hoặc dịch vụ hay trường hợp tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên của doanh nghiệp trên cùng địa bàn 1.2 Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh Khi các chủ thể muốn đăng lý thành lập hộ kinh doanh thì có nghĩa vụ cần phải đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật Về nơi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh Theo điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc đại diện của hộ gia đình sẽ gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mà chủ thể đặt địa điểm kinh doanh Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh: “1 Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Số vốn kinh doanh; d) Số lao động; đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ 6 kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.” Với quy định như trên thì người thành lập hộ kinh doanh phải tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ Điều này nhằm giảm bớt gánh nặng trong việc kiểm chứng các thông tin của cơ quan Nhà nước cấp huyện, tránh được việc lợi dụng sự xác nhận của cơ quan nhà nước để chối bỏ trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh Về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ đã đủ điều kiện và hợp lệ (nộp đủ lệ phí; tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật; ngành, nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh) thì sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người nộp hồ sơ bằng văn bản nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ và chưa đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc Nếu sau 03 ngày làm việc mà người nộp hồ sơ không nhận được bất cứ phản hồi nào từ cơ quan đăng ký kinh doanh thì có quyền khiếu nại, tố cáo Với các quy định này cho thấy Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ và giảm đi thời gian cấp Giấy chứng 7 nhận đăng ký kinh doanh xuống còn 03 ngày so với thời gian là 05 ngày trước đó theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP Bên cạnh đó còn chứng tỏ được sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh hợp pháp của cá nhân, nhóm người, hộ gia đình Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng ngại làm thủ tục đăng ký kinh doanh Do không am hiểu pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh nên các chủ thể cho rằng đây là thủ tục rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nên không tiến hành hoạt động này Bên cạnh đó, việc phát sinh một số nghĩa vụ đi kèm đối với Nhà nước như nộp thuế, cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý các chủ thể 1.3 Cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan quản lý Nhà nước về đăng ký kinh doanh được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định là cơ quan đăng ký kinh doanh Chính phủ đã có quy định về tổ chức cơ cấu của các cơ quan đăng ký kinh doanh Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh: “b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).” Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thực hiện hai nhiệm vụ chính là xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm tra hộ kinh doanh sau đăng ký kinh doanh Đây là quan điểm mới về quản lý Nhà nước với các chủ thể kinh doanh mà trong đó có hộ kinh doanh so với việc tiền kiểm tra đăng ký kinh doanh trước đó 1.4 Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh và hộ kinh doanh trong đăng ký kinh doanh Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về cơ quan đăng ký kinh doanh: "1 Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 8 a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp; d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp; e) Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này; g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan 2 Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh." Cùng với đó Điều 15 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng đã có quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: “1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh 2 Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn 3 Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh 9 doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh 4 Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết; 5 Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh 6 Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định này 7 Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.” Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định chặt chẽ các khâu từ trước khi cấp Giấy công nhận đăng ký doanh cho hộ kinh doanh và tiếp tục được thực hiện trong quá trình hộ kinh doanh khi đã đi vào sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, việc chủ động tổ chức phối hợp và tạo điều kiện hộ trợ lẫn nhau khi cần thiết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đã tạo cơ sở lập trật tự trong hoạt động đăng ký hộ kinh doanh ở nước ta Tuy nhiên, trong thực tế thì công tác quản lý về hộ kinh doanh của các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả Công tác thực hiện các thủ tục hành chính còn quan liêu chưa đáp ứng được với nhu cầu của người dân 1.5 Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện Trước khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh thì hộ kinh doanh phải biết các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật cấm và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật để chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng đúng và đủ các điều kiện theo quy định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây: Giấy 10 phép; Giấy chứng nhận đủ điều kiện; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Văn bản xác nhận; Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các điều trên; Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định trên Trường hợp hộ kinh doanh đã đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh thì có quyền được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh Trường hợp hộ kinh doanh chưa đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ thể đăng ký kinh doanh và nêu rõ lý do từ chối 1.6 Quy định pháp luật về chấm dứt kinh doanh đối với hộ kinh doanh Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện Ngoài ra, Điều 78 Nghị định 78/2015 NĐ-CP đã quy định về một số trường hợp có thể dẫn tới việc chấm dứt kinh doanh thông qua việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với những trình tự, thủ tục rõ ràng 2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là một trong những tỉnh thuộc miền Trung, có vị trí địa lý quan trọng của cả nước, mạng lưới giao thông phát triển đã đưa Quảng Bình trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông Từ đó, góp phần đưa Quảng Bình cùng với các tỉnh miền Trung trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch lớn của cả nước trong những năm trở lại đây Cùng với điều kiện tự nhiên vừa có tài nguyên rừng và biển nên nền kinh tế chủ yếu là lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và thương mại dịch vụ và ngài ra tỉnh cũng có thế mạnh về phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, 11 chế tạo, lâm sản, nông sản và xuất hiện nhiều làng nghề thủ công, Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua đã được đảm bảo khá ổn định nên đã góp phần vào sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình Trong qua trình xây dựng và phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của nước ta cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng trước những diễn biến hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới Điều này tác động đến hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và các loại hình kinh doanh trong đó có hoạt động của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Các thủ tục, thời gian và chi phí đăng ký kinh doanh đã được cải thiện và rút ngắn tạo sự thuận lợi hơn cho người dân và các hộ kinh doanh trong việc gia nhập thị trường và đầu tư phát triển Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây: Bảng số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo huyện, thị xã, thành phố Đơn vị tính: cơ sở 2017 Tổng số 70.334 Thành phố Đồng Hới 12.756 Thị xã Ba Đồn 11.871 Huyện Minh Hóa 2.384 Huyện Tuyên Hóa 4.690 Huyện Quảng Trạch 9.140 Huyện Bố Trạch 13.385 Huyện Quảng Ninh 6.167 Huyện Lệ Thủy 9.941 (Nguồn: Cục Thống kê – Tình hình kinh tế 2018 71.965 13.842 11.739 2.473 4.807 8.968 14.235 6.232 9.687 - xã hội tỉnh 2019 2020 73.104 70.847 13.972 13.430 11.828 11.566 2.585 2.496 4.748 4.819 8.965 9.246 15.316 13.568 6.020 5.836 9.607 9.886 Quảng Bình năm 2017, 2018, 2019, 2020) Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình của hoạt động đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm trở lại đây Hoạt 12 động đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm tuy vẫn có sự ngưng lại tăng chậm ở năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và thiên tai lũ lụt nên tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung Nhưng hoạt động đăng ký thành lập hộ kinh doanh và các đói tượng khác nhìn chung cũng đã đạt được một số kết quả như sau: Đã có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoàn thiện hơn trong hệ thống pháp luật về đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành giúp giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh Cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành chủ trương và các chính sách về đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và được áp dụng một cách hiệu quả Thông qua đó tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong hoạt động đăng ký kinh doanh Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng tạo điều kiện định hướng phát triển trong công tác quản lý về đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Theo quy định của pháp luật, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ quản lý và báo cáo tình hình lên cơ quan cấp trên Việc này nhằm kết nối thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước đến với toàn thể nhân dân qua hệ thống cổng thông tin điện tử Hệ thống đội ngũ cán bộ chuyên môn được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh 2.2 Một số nhận xét, đánh giá trong thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Bình Thứ nhất, khi một cá nhân, hộ gia đình hay nhóm người muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thì có nghĩa vụ phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong thực tế thì vẫn tồn tại nhiều trường hợp cá nhân, nhóm người hay hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh mà chưa đăng ký kinh 13 doanh; hoặc trường hợp chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh hay đang trong thời gian chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà đã tiến hành hoạt động kinh doanh Chỉ đến khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện họ thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh thì mới thực hiện Thứ hai, chưa có quy định nào để hạn chế trường hợp hộ kinh doanh đăng ký nhiều ngành, nghề kinh doanh nhưng lại chỉ kinh doanh một trong số những ngành, nghề đã đăng ký gây khó khăn trong hoạt động quản lý đối với hộ kinh doanh Vẫn xảy ra tình trạng hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh Thứ ba, trường hợp khi hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh có nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh nhưng không muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp, họ đăng ký kinh doanh dưới tên người khác và vẫn sử dụng tên hộ kinh doanh của mình kèm theo ký hiệu về số thứ tự hoặc chữ cái khác; hay tình trạng hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không có biện pháp nào ngăn chặn hoặc xử lý hoặc rất khó để phát hiện ra nếu không thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra Thứ tư, người thành lập hộ kinh doanh phải tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh Nhưng trong thực tế vẫn tồn tại tình trạng kê khai không chính xác và thiếu trung thực Đòi hỏi các cơ quan đăng ký kinh doanh phải thực hiện công tác kiểm tra trước khi ra quyết định cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh Thứ năm, do số cơ sở các hộ kinh doanh trên địa bàn quá lớn nên rất khó để kiểm tra hết tất cả các hộ kinh doanh vừa thành lập Chưa có sự quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh Cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ cán bộ phụ trách và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý hoạt động về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế 14 3 Một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh Thông qua những bất cập, vướng mắc đã được đề cập đến ở trên trong thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng cũng nhữ trên phạm vi cả nước nói chung Tôi xin đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam: Một là, cần điều chỉnh và bổ sung quy định hạn chế quyền thành lập hộ kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm người nhằm đảm bảo sự toàn diện, thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật Mỗi cá nhân, mỗi đại diện hộ gia đình, mỗi người trong hộ gia đình hoặc trong một nhóm người chỉ được quyền đăng ký thành lập một hộ kinh doanh, không đồng thời là chủ sở hữu hộ kinh doanh khác trừ trường hợp các thành viên còn lại trong hộ gia đình hoặc các thành viên còn lại trong nhóm người có thỏa thuận khác Khi xem xét để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh phải đảm bảo xác nhận đầy đủ tất cả các thông tin về cá nhân, về người đại diện hộ gia đình, về các thành viên trong hộ gia đình hoặc trong nhóm người cùng đăng ký thành lập hộ kinh doanh Để các quy định trên thực sự mang tính khả thi cao trong thực tế nên xây dựng hệ thống dữ liệu chung về hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và thực hiện việc kết nối dữ liệu đồng bộ giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và giữa các tỉnh, thành phố với nhau Hai là, cần có văn bản hướng dẫn xác định cụ thể những điều kiện phải thực hiện trước đăng ký kinh doanh và những điều kiện phải đáp ứng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm giúp cho người đăng ký kinh doanh hiểu rõ hơn các quy định để thực hiện đúng, cũng như tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra các điều kiện trước và sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh 15 Ba là, ban hành văn bản giải thích rõ về khái niệm trùng tên của hộ kinh doanh và bổ sung quy định về tên hộ kinh doanh tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng cũng như để mọi người có cách hiểu thống nhất Bên cạnh đó, cũng cần có quy định tên hộ kinh doanh không được trùng với tên của doanh nghiệp Bốn là, pháp luật cần có quy định rõ nội dung nào cần kiểm tra trước đăng ký kinh doanh, và đảm bảo việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh Những nội dung còn lại sẽ là những nội dung cần kiểm tra sau đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp cũng như việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước Năm là, cần có quy định cụ thể về thời gian tiến hành kiểm tra hoạt động của các hộ kinh doanh trong thực tế đối với cơ quan quản lý Nhà nước Từ đó tạo cơ sở để xây dựng chế tài xử lý đối với cán bộ, cơ quan Nhà nước không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình Nâng cao hơn nữa năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và cơ quan quản lý trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm Sáu là, ra sức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến rộng rãi toàn thể nhân dân để họ có cái nhìn đúng đắn hơn cũng như hiểu hơn về các quy định của pháp luật Từ đó thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm của mình khi tham gia đầu tư kinh doanh 16 C KẾT LUẬN Trên đây là những nội dung cơ bản của đề tài “Pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình” Pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định đó tương đối đầy đủ và hợp lý Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng các quy định này tùy vào từng trường hợp cấp thiết, nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến các vướng mắc, khó khăn nhất định Gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước cũng như hoạt động đăng ký kinh doanh của các hộ gia đình Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích pháp luật về đăng ký thành hộ kinh doanh cũng như việc thực tiễn áp dụng các quy định này tại địa bản tỉnh Quảng Bình Đề tài đã chỉ ra được một số bất cập, vướng mắc từ đó xin đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng và góp phần hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Doanh nghiệp 2014 2 Luật Đầu tư 2014 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp 4 https://cucthongke.quangbinh.gov.vn/3cms/doanh-nghiep-va-co-so-kinh-te-cathe-2020.htm 18 ... đề tài ? ?Pháp luật đăng ký thành lập hộ kinh doanh, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình? ?? Pháp luật đăng ký thành lập hộ kinh doanh lĩnh vực quan trọng hệ thống pháp luật kinh doanh nước ta Luật Doanh... dứt kinh doanh thông qua việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với trình tự, thủ tục rõ ràng Thực tiễn áp dụng pháp luật đăng ký thành lập hộ kinh doanh tỉnh Quảng Bình Quảng Bình tỉnh. .. lý vi phạm pháp luật đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh 2.2 Một số nhận xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật đăng ký thành lập hộ kinh doanh tỉnh Quảng Bình Thứ nhất, cá nhân, hộ gia đình

Ngày đăng: 10/03/2022, 10:03

Xem thêm:

Mục lục

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    3. Phương pháp nghiên cứu

    1. Quy định của pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh

    1.1 Quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh

    1.2 Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh

    1.3 Cơ quan đăng ký kinh doanh

    1.4 Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh và hộ kinh doanh trong đăng ký kinh doanh

    1.5 Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    1.6 Quy định pháp luật về chấm dứt kinh doanh đối với hộ kinh doanh

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w