1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG ...

4 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 22,76 KB

Nội dung

* Kết quả: Trên đây là một số dẫn chứng trong việc:Tìm hiểu nắm vững kiến thức bài, xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng, tư tưởng, mức độ cần đạt, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy[r]

Trang 1

PHÒNG GD-ĐT MỎ CÀY BẮC

TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên giải pháp: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG MÔN LỊCH

SỬ”

- Để thực hiện được chiến lược hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “Chiến lược con người”, rõ ràng chúng ta không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của giới trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Từ khi tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong môn lịch sử” thì đã đạt được kết quả rất khả quan là: kiến

thức lịch sử đất nước các em nắm rất vững, nhớ rất lâu và nhớ chính xác về các sự kiện của đất nước, quê hương, dân tộc mình Các em không còn thái độ thờ ơ, chán nản khi học lịch sử

Số lượng học sinh có thành tích cao trong môn học ngày càng tăng cao, số lượng học sinh tự nghiên cứu tài liệu càng nhiều Trong giờ học Lịch sử các em đã biết tự đưa ra các vấn đề để cùng nhau thảo luận, tìm hiểu kiến thức mở rộng, các em dần hình thành thái độ tự học, mượn tài liệu thư viện nhiều hơn, mua sách Lịch sử tham khảo cũng nhiều hơn năm trước

* Các bước tiến hành thực hiện giải pháp.

- Bước 1: Giáo viên phải tìm hiểu nắm vững kiến thức bài,

không những môn lịch sử mà còn những môn khác như Văn, Địa, nhạc…

- Bước 2: Giáo viên cần xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng, tư tưởng của

bài theo chuẩn kiến thức – kĩ năng của Sở giáo dục qui định:

- Bước 3: Xác định được mức độ cần đạt trong từng mục, bài

- Bước 4: Giáo viên xác định phương pháp thực hiện các mục của bài Từ

đó vận dụng kiến thức liên môn: Văn, Địa, Nhạc vào từng bài, mục cho phù hợp

- Bước 5: Giáo viên kết hợp kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua câu hỏi

tư duy hoặc kiến thức cũ

Trang 2

Ví dụ: Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt

Nam ra đời.

Mục I: Hội nghị thành lập.

+ Bước 1: Tìm hiểu về: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản

Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Bên cạnh đó tìm hiểu kiến thức môn Văn ( bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu), nhạc (Đảng cho ta mủa xuân)

+ Bước 2: Giáo viên xác định: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: thời gian địa bàn, nội dung và ý nghĩa Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Từ đó giáo dục học sinh lòng biết ơn vô hạn đối với Bác

Hồ kính yêu, củng cố lòng tin vào Đảng ở thế hệ trẻ Bên cạnh đó giúp các em rèn luyện kĩ năng sữ dụng tranh ảnh và biết nhận xét đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử

+ Bước 3: Các em biết được thời gian địa điểm, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng

+ Bước 4: Sử dụng phương pháp: Vấn đáp, nêu giải quyết vấn

đề, đồ dùng trực quan Từ phương pháp trên lồng ghép, vận dụng kiến thức môn văn, địa, nhạc để làm sáng tỏ thêm nội dung của mục I

+ Bước 5: Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ, đánh giá học sinh thông qua câu hỏi tư duy từ đó kích thích học sinh tự tìm hiểu kiến thức một cách chủ động

Qua các phương pháp trên học sinh sẽ phát huy được tính tích cực chủ động tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất

và sẽ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức đã học Như vậy, công tác soạn giảng của giáo viên quyết định to lớn đến chất lượng học tập của học sinh, nếu thầy không có phương pháp tổ chức học tập tốt thì trò cũng không học tốt Cũng như thầy phải hướng dẫn học sinh tự chủ động tìm hiểu thông tin mà mình sắp học

từ đó tạo được sự hứng thú học tập, giúp các em khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn Ngoài ra giáo viên củng phải rèn cho mình một giọng nói truyền cảm thu hút được sự chú ý của

học sinh

* Kết quả: Trên đây là một số dẫn chứng trong việc:Tìm hiểu

nắm vững kiến thức bài, xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng, tư tưởng, mức độ cần đạt, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra cũng như vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo tìm hiểu kiến thức mới của học sinh một cách tốt nhất Các em sẽ

Trang 3

biết tự tìm hiểu kiến thức mới cũng như nhớ kiến thức cũ một cách dễ dàng, từ đó chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt, học sinh tự nguyện tham gia vào đội tuyển của trường ngày càng nhiều với số lượng giải cao

Khảo sát chất lượng năm học 2018- 2019 và

2019-2020

Chất lượng bộ môn như sau:

Loạ

i Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

Số lượng/ Tổng

số

Tỉ lệ Số lượng/ Tổng

số

Tỉ lệ

Giỏ

Tỉ lệ xếp loại môn Lịch sử cuối năm thì năm sau luôn cao hơn năm trước, tỉ lệ khá, giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ yếu kém ngày càng giảm xuống Mặt khác, học sinh nhận thức được vai trò của bộ môn, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ không còn coi Lịch sử là môn phụ và đầu tư nhiều thời gian hơn cho bộ môn Các em không những tìm hiểu Lịch sử giới hạn trong sách giáo khoa mà còn khai thác kiến thức lịch sử thông qua báo chí, ti vi

và các phương tiện thông tin truyền thông khác Học sinh có năng khiếu cũng như học sinh bắt đầu yêu thích môn lịch sử tăng lên rõ rệt

Học sinh đăng kí thi học sinh giỏi huyện:

Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020

3 học sinh thi đạt 1 giải 5 học sinh thi đạt 3 giải

* Bài học tôi rút ra được: Để chất lượng môn sử nâng cao

trước hết Giáo viên phải khơi gợi cho các em biết yêu thích thật

sự bộ môn từ đó các em sẽ chủ động tìm kiến kiến thức mới

Trang 4

Muốn đạt được yêu cầu đó thì phụ thuộc vào giáo viên rất nhiều Giáo viên phải biết hướng dẩn các em tự tìm hiểu kiến thức, sự dụng linh hoạt các phương pháp, đổi mới trong kiểm tra đánh giá, đồng thời phải tự nâng cao kiến thức của mình không chỉ ở môn mình phụ trách mà còn nhiều môn khác Bởi

“thầy giỏi thỉ trò mới giỏi”

* Từ bài học trên Tôi tiếp tục vận dụng phương pháp trên vào

việc giảng dạy của mình trong thời gian tới Cũng như trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở

Như vậy: Có thể khẳng định để phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo trong môn Lịch sử trước hết đòi hỏi giáo viên phải xác định đúng, rõ trọng tâm bài, phải biết cách khơi gợi để học sinh tìm hiểu, khắc sâu kiến thức bài, biết vận dụng kiến thức liên môn một cách hợp lý, thay đổi cách kiểm tra bài, Bên cạnh đó giáo viên phải luôn tự học tập, trao dồi chuyên môn để là những người thầy giỏi, có bản lĩnh nghề nghiệp thật sự nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Ngày đăng: 09/03/2022, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w