1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn tiếng việt

10 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT Họ và tên giáo viên: …………. Dạy tại lớp: 1 Trường: Tiểu học …………… Thành phố: …………… I. Lý do hình thành biện pháp: Môn Tiếng Việt ở lớp 1 có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành bốn kĩ năng: nghe nói đọc viết cho học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng nói, đọc, phát âm chuẩn đặc biệt quan trọng. Nói đúng, đọc đúng sẽ giúp chúng ta diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với học sinh lớp 1 nói đúng, đọc đúng gúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả và tự tin trước bạn bè. Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1. Bên cạnh đó sách giáo khoa Tiếng Việt nói chung và sách Tiếng Việt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với bộ sách giáo khoa trước đây. Mỗi bài học, học sinh phải thực hiện được 5 nội dung gồm: Nhận biết, đọc, tô viết, đọc và nói. Thời lượng thực hiện trong 2 tiết. Điều này cho thấy khâu đọc rất được chú trọng trong mỗi bài học. Là một giáo viên được phân công dạy học lớp 1, tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học Tiếng Việt cho các em bởi đây là tiền đề cho các em học tập các môn khác. Nhưng nỗi vất vả cho mỗi thầy cô dạy lớp 1 là đối tượng học sinh vừa mới đến trường còn quá non yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài đều mới bắt đầu. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiếng địa phương, do thời gian các em tập nói, bố mẹ người thân nói nựng con cháu khiến các em bắt chước theo, hoặc thấy con nói bi bô không rõ tiếng nhưng rất đáng yêu, bố mẹ nhắc lại “nhại” lại, vô tình trở thành thói quen khi nói. Cũng có thể do trong thời gian này, có em thay răng, chưa tự tin trước mọi người nên hạn chế khi nói, đọc. Sau một thời gian tiếp xúc và giảng dạy tôi nhận thấy mức độ học sinh trong lớp phát âm chưa chuẩn, nhầm lẫn về âm đầu, dấu thanh và một số vần như sau: Âm, vần, dấu thanh HS phát âm, đọc sai Số học sinh Tỷ lệ Nhầm lẫn ln 434 11,7% Nhầm lẫn vph 134 2,9% Nhầm lẫn các vần có kết thúc ptc, nnh, nng 734 20,5% Thanh hỏithanh nặng, thanh ngãthanh sắc 234 5,8% Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian giảng dạy tôi đã nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp các em rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn học này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt. II. Nội dung của biện pháp Vào các tiết Tiếng Việt mỗi khi học sinh phát âm chưa chính xác thì đó cũng là những lần tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình chưa hoàn thành. Tôi cũng đã lựa chọn nhiều giải pháp cho những lỗi phát âm của học sinh để làm sao cuối cùng học sinh phải phát âm được và phát âm đúng. 1. Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu. Khi phát âm mẫu tôi cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng. Tôi luôn lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh, nhanh chóng nhận ra lỗi của từng em để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa. Tôi yêu cầu học sinh phải quan sát cô khi cô phát âm, đồng thời nêu rõ cách phát âm để học sinh biết và làm theo. Học sinh ở lớp của tôi hay phát âm sai các âm đầu nl, v, các vần kết thúc ptc, nnhng, nhầm lẫn thanh hỏithanh nặng, thanh ngãthanh sắc nên khi học đến các vần, tiếng, từ liên quan thì tôi nhắc lại hoặc sẽ làm mẫu lại nếu cần: + L: Khi phát âm lưỡi cong, đầu lưỡi hơi co chạm vào lợi trên và bật lưỡi ra. + N: Khi phát âm lưỡi thẳng hơn, đầu lưỡi sát hơn với vòm lợi trên. + V: Khi phát âm, hàm răng trên trên chạm vào môi dưới phát âm nhẹ nhàng, không bật hơi mạnh, còn âm ph luồng hơi đi ra mạnh hơn. + Vần kết thúc bằng âm t: Nâng cơ hàm dưới chạm vào hàm răng trên để khóa vần, kết thúc vần thì đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng như khi phát âm âm t. + Vần kết thúc bằng âm c: Miệng há tròn, phần gốc lưỡi cong lên, đầu lưỡi hơi rụt lại, kết thúc vần thì hàm dưới đẩy lên như khi phát âm âm c. + Vần kết thúc bằng âm p: Kết thúc vần thì hai môi mím lại. + Vần kết thúc bằng âm n: Kết thúc vần đầu lưỡi chạm vào răng. Khác với âm ng, kết thúc vần thì miệng hơi tròn, hơi và âm ra từ họng, lưỡi để tự nhiên. + Vần kết thúc bằng âm nh: Miệng há nhỏ, hơi bè sang hai bên, mặt lưỡi đặt thẳng, hơi và âm ra từ họng. Thanh hỏi, thanh ngã: Khi phát âm tôi dùng ngữ điệu, giọng nói để biểu thị và cho học sinh lắng nghe sự khác biệt giữa thanh hỏithanh nặng, thanh ngã thanh sắc để học sinh tự nhận thấy sự khác biệt giữa hai dấu thanh mà các em nhầm lẫn. Tôi cho học sinh luyện nhiều cách khác nhau, song chủ yếu vẫn là cô và bạn làm mẫu, học sinh làm theo đến khi thành thói quen. Sau mỗi bài học các âm, vần tôi cho các em luyện đọc ngay ở tiết luyện đọc, luyện nói trong giờ ra chơi, cả trong các môn học khác để khắc sâu kiến thức hơn. Ví dụ: Khi dạy bài 16 M m N n (Trang 44), sau khi cho học sinh nhận diện âm n, tôi hướng dẫn phát âmbằng lời rồi phát âm mẫu yêu cầu học sinh quan sát khẩu hình miệng của cô, học sinh phát âm nối tiếp cá nhân, nhóm, đồng thanh. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô và yêu cầu nói tên nhân vật, sự vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn nơ đỏ. Tôi hỏi học sinh: Khi đọc từ này em cần lưu ý âm nào trong tiếng nơ? Học sinh trả lời cần lưu ý âm n. Tôi cho học sinh so sánh cách phát âm của âm n và âm l. Các em nêu được là âm n phát âm thẳng lưỡi, còn âm l thì cong lưỡi. Ở lớp của tôi lúc đầu các em chưa phân biệt được hai âm nl, sau khi được hướng dẫn các em đã có ý thức phân biệt, thỉnh thoảng mới có em đọc sai do quên. Lúc đó tôi cho học sinh đọc lại thì các em đều làm được. Tương tự như vậy, khi học các âm, vần khác tôi đều làm theo trình như vậy. Tôi cố gắng để tất cả học sinh đều được luyện đọc các âm, vần đang học. Nếu phát hiện học sinh nào đọc sai tôi sẽ chỉnh sửa ngay lúc đó. 2. Chữa lỗi phát âm bằng luyện tập, thực hành Tôi luôn động viên nhắc nhở các em phải chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo hướng dẫn, luôn có ý thức tự luyện phát âm đúng cả ở lớp và ở nhà. Không những trong môn Tiếng Việt mà các em cần phải phát âm chuẩn trong các môn học khác như Toán: khi đọc số, đọc phép tính, đọc yêu cầu bài tập hay khi phát biểu. Nếu đọc, nói không đúng người nghe sẽ không hiểu được. Tôi khuyến khích các em hàng ngày dành thời gian hợp lí để đọc truyện tranh trong sáng lành mạnh. Các em cùng nhau đọc, chia sẻ những cuốn truyện tranh trên góc thư viện của lớp. Bạn bè nói chuyện với nhau, thấy bạn mình nói chưa đúng thì sửa cho bạn. Vào những tiết thực hành, tôi thường cho các em làm các bài tập chính tả và rèn đọc theo bảng sau: PHỤ ÂM ĐẦU n, l nấu nướng, nặng nề, nắn nót, nâng niu, nứt nẻ, no nê, ... lung linh, long lanh, lem luốc, lủng lẳng, lẫn lộn, lo lắng, ... v vội vàng, vui vẻ, vất vả, vẻ vang, véo von, vòng vèo, vội vã, PHỤ ÂM CUỐI c, t, p tấp nập, lóp ngóp, lộp độp, xúc xắc, lác đác, thác nước, thút thít, sụt sịt, ... n, ng, nh cành chanh, đàn ngan, thẳng hàng, trăng sáng, bánh tráng, ... DẤU THANH Thanh hỏi quả vải, quả ổi, nhổ cỏ, mở cửa, lửa đỏ, ... Thanh ngã gần gũi, con muỗi, cơn bão, lẫm chẫm, con ngỗng, vẽ tranh, ngẫm nghĩ, ... Các em còn nhỏ chưa nói được câu dài nên chỉ cho luyện tiếng, từ như vậy. Hàng ngày tôi vẫn tìm kiếm các từ ngữ gần gũi, dễ hiểu trong quá trình dạy và sưu tầm trên các tài liệu khác nhau để thay thế vào các từ ngữ trong bảng. Tôi còn gửi cho phụ huynh bảng này để phụ huynh tham khảo luyện thêm cho con ở nhà. 3. Kết hợp với phụ huynh, giáo viên bộ môn a) Phối hợp với phụ huynh Biết được đặc điểm của một số em hay phát âm sai, ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã mạnh dạn nêu ra những lỗi phát âm của học sinh thường mắc phải. Những lỗi đó đa số do ảnh hưởng của phương ngữ nếu sửa lỗi trên lớp học chưa đủ. Tôi đã nhờ các bậc phụ huynh kết hợp với cô giáo sửa lỗi phát âm ngay cả khi giao tiếp ở nhà bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, đọc truyện cho bố mẹ nghe... . Muốn làm được điều đó phụ huynh nói chuyện giao tiếp bằng tiếng phổ thông, hạn chế sử dụng tiếng địa phương khi nói chuyện với trẻ. Đối với những học sinh đọc yếu và hay đọc sai các âm vần, dấu thanh, tôi thường yêu cầu phụ huynh cho con luyện đọc ở nhà rồi quay video bài đọc gửi cô hàng ngày. Tôi khuyến khích cả lớp cùng làm. Với mỗi video phụ huynh gửi tôi đều cố gắng dành thời gian xem hết và nhận xét bằng những biểu tượng trái tim và lời nhận xét mang tính động viên. Mỗi ngày đến lớp, trong giờ truy bài tôi đều chọn mở các video học sinh gửi cho cả lớp cùng xem. Các em rất hào hứng, thậm chí có em còn có thể tự quay bài đọc của mình rồi tự gửi cho cô yêu cầu cô nhận xét và gửi nhiều biểu tượng trái tim. b) Trao đổi với giáo viên bộ môn Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Kĩ năng sống về các học sinh phát âm chưa chính xác. Yêu cầu giáo viên bộ môn để ý chỉnh sửa học sinh nếu em đó đọc, nói sai. 4. Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi Trò chơi là một hình thức học thú vị. Các em có thể trò chuyện cười đùa, vừa học vừa chơi. Những trò chơi rất dễ thực hiện. Học bài vần nào có tên bạn ở trong lớp, tôi đều cho học sinh chơi trò Đố bạn tên mình. Đến phần tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học, tôi hướng dẫn các em có thể tìm thêm các tiếng từ chứa vần đang học ở sách, báo, truyện thậm chí tên của các bạn trong lớp mình. Tôi cho học sinh quan sát các bạn một lượt rồi nói tên bạn lớp mình có vần đang học. Sau đó mời các học sinh đó lên bảng. Các em đặt câu hỏi các bạn dưới lớp: Đố các bạn mình tên là gì? Đố bạn đánh vần hoặc phân tích được tên của mình, ... Ví dụ: Học bài uân, uât : Học sinh tìm trong lớp tên bạn nào có vần uân. Học sinh dễ dàng nói được bạn Tuấn, bạn Xuân. Bạn Tuấn và Xuân bước lên bảng. Tuấn hỏi: Đố các bạn tên của mình là gì? (Bạn Tuấn) Bạn hãy đánh vần tên của mình. (HS đánh vần nối tiếp theo dãy: Tờ uân tuân sắc Tuấn) Xuân: Các bạn đã nói đúng tên của Tuấn. Vậy đố bạn tên của tớ là gì? (Bạn tên Xuân) Tên của tớ có những âm, vần nào ghép lại? (Âm x đứng trước, vần uân đứng sau). Trò chơi này tôi hay áp dụng nhất ở những bài vần kết thúc nngnh, ptc để rèn cho học sinh rất hiệu quả. Để cho học sinh nói đúng tên của bạn dễ hơn dạy các tiếng khác cũng có vần tương tự. Mà cách này giúp các em rèn kĩ năng nói trước tập thể, giúp tập thể lớp gần gũi, đoàn kết hơn. Đây cũng là giải pháp giúp các em khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú trong học tập. 5. Động viên, khuyến khích học sinh Theo thông tư 27 khen ngợi học sinh để động viên, khích lệ giúp đỡ các em học tập và rèn luyện. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tôi đã kết hợp với Ban phụ huynh của lớp cùng với học sinh tham gia nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp. Hàng ngày tôi thường có nhiều lời khen, tuyên dương trực tiếp trước lớp: Con sẽ là một phát thanh viên tương lai đấy Hãy tiếp tục phát huy nhé Ồ, con đã tiến bộ nhanh hơn cô nghĩ đấy Con đọc tốt lắm Con hay chia sẻ bí quyết cho các bạn nhé ... Sau những lần khen tôi lại tặng điểm, tặng sao gắn vào bảng thi đua. Bảng thi đua có danh sách học sinh cả lớp và cột nội dung để gắn ngôi sao hay mặt cười tương ứng với lời khen, dán trên bảng lớp để các em nhìn thấy mỗi ngày. Cuối tuần tôi dựa vào bảng thi đua và cho học sinh bình chọn để tặng khen các em. Hàng tháng tôi cũng tổ chức bình chọn bằng hình thức biểu quyết chọn ra những bạn có nhiều cố gắng và có nhiều tiến bộ để khen. Tôi làm những tấm thiệp khen gửi về gia đình, gửi lên nhóm zalo của lớp. Phụ huynh cũng phấn khởi, hào hứng động viên con cháu. Dù những phần thưởng đó không có giá trị vật chất nhưng nó lại mang giá trị tinh thần rất lớn để động viên học sinh có hứng thú phấn đấu trong học tập. III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học Sau nhiều tuần thực dạy và áp dụng những biện phát nêu trên trong mỗi tiết dạy Tiếng Việt, tôi đã thấy các em phát âm có tiến bộ rõ rệt. Ban đầu có tới hơn 10 em phát âm sai âm đầu hoặc vần, 2 em đọc sau dấu thanh, nhưng đến nay còn 1 em nhầm lẫn tiếng có vần kết thúc nnh và 1 em có nhiều tiến bộ khi đọc các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Như vậy là một tín hiệu mừng, chứng tỏ những biện pháp tôi áp dụng là có hiệu quả cao. Âm, vần, dấu thanh HS phát âm, đọc sai Trước Sau Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Nhầm lẫn ln 434 11,7% 0 0 Nhầm lẫn vph 134 2,9% 0 0 Nhầm lẫn các vần có kết thúc ptc, nnh, nng 734 20,5% 134 2,9% Thanh hỏi, thanh ngã 234 5,8% 134 2,9% Dựa vào kết quả thống kê trên, tôi thấy vui hơn khi đã làm được những việc vừa trình bày. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đó trong thời gian tới với mong muốn cuối năm học sẽ có nhiều học sinh đọc tốt, viết đẹp, tự tin khi nói, đọc. IV. Kết luận “Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp là một nội dung hết sức mới mẻ đối với bộ sách giáo khoa mới này. Nó có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh, góp phần hoàn thiện chuẩn Tiếng Việt cho các em lớp 1 một tiền đề hết sức quan trọng để các em học tập các môn học khác cũng như làm ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Tôi nghĩ những giải pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp để nâng cao chất lượng dạy học. Để thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, mỗi giáo viên cần: Đọc chuẩn, nói chuẩn để làm mẫu cho học sinh trong cách phát âm, cách đọc Tăng cường sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra giúp học sinh có ý thức tự giác trong việc rèn đọc đúng của mình, hào hứng để đọc tốt. Có lòng nhiệt tình, tâm huyết trong việc giảng dạy, thường xuyên theo dõi, phát hiện học sinh đọc chưa tốt, chưa đúng và tìm cách sửa chữa, uốn nắn. Thường xuyên trao đổi, liên lạc với phụ huynh học sinh đọc sai, đọc chưa tốt hoặc bị ảnh hưởng do cách đọc sai của cha mẹ, để phối hợp với phụ huynh động viên, khích lệ, giúp đỡ các em kịp thời trong quá trình học tập. Ngoài những kinh nghiệm rút ra cho bản thân, tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đối với nhà trường: Tiếp tục tổ chức các chuyên đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn khi học môn Tiếng Việt – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 1 trường Tiểu học Trảng Dài. Tuy nhiên với hình thức và nội dung dạy học mới mẻ, thời gian tiếp cận tài liệu và sách giáo khoa chưa nhiều, đối tượng học sinh lớp 1 chưa đồng đều dẫn đến quá trình nghiên cứu và thực thi các biện pháp vẫn còn nhiều hạn chế tôi mong Hội đồng giám khảo góp ý để nội dung được hoàn thiện hơn trong tương lai. Biện pháp này lần đầu được áp dụng để đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố năm học 20212022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NGƯỜI BÁO CÁO

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT Họ tên giáo viên: ………… Dạy lớp: Trường: Tiểu học …………… Thành phố: …………… I Lý hình thành biện pháp: Mơn Tiếng Việt lớp có nhiệm vụ vơ quan trọng hình thành bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết cho học sinh Trong bốn kĩ đó, kĩ nói, đọc, phát âm chuẩn đặc biệt quan trọng Nói đúng, đọc giúp diễn đạt tốt vấn đề muốn nói, giúp ta tự tin giao tiếp Đối với học sinh lớp nói đúng, đọc gúp em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết tả tự tin trước bạn bè Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 thể rõ tầm quan trọng môn học Là mơn học có số tiết nhiều mơn học lớp Bên cạnh sách giáo khoa Tiếng Việt nói chung sách Tiếng Việt sách Kết nối tri thức với sống nói riêng thay đổi hồn tồn hình thức nội dung dạy học so với sách giáo khoa trước Mỗi học, học sinh phải thực nội dung gồm: Nhận biết, đọc, tô - viết, đọc nói Thời lượng thực tiết Điều cho thấy khâu đọc trọng học Là giáo viên phân công dạy học lớp 1, trọng đến việc rèn luyện kĩ học Tiếng Việt cho em tiền đề cho em học tập môn khác Nhưng nỗi vất vả cho thầy cô dạy lớp đối tượng học sinh vừa đến trường non yếu mặt, từ ý thức học tập đến kĩ học bắt đầu Ngồi cịn nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng tiếng địa phương, thời gian em tập nói, bố mẹ người thân nói nựng cháu khiến em bắt chước theo, thấy nói bi bơ khơng rõ tiếng đáng yêu, bố mẹ nhắc lại “nhại” lại, vơ tình trở thành thói quen Tổng hợp bởi: Hoatieu.vn nói Cũng thời gian này, có em thay răng, chưa tự tin trước người nên hạn chế nói, đọc Sau thời gian tiếp xúc giảng dạy nhận thấy mức độ học sinh lớp phát âm chưa chuẩn, nhầm lẫn âm đầu, dấu số vần sau: Âm, vần, dấu HS phát âm, đọc sai Số học sinh Tỷ lệ Nhầm lẫn l/n 4/34 11,7% Nhầm lẫn v/ph 1/34 2,9% Nhầm lẫn vần có kết thúc p/t/c, n/nh, n/ng 7/34 20,5% Thanh hỏi/thanh nặng, ngã/thanh sắc 2/34 5,8% Nhận thức vấn đề trên, qua thời gian giảng dạy nắm yếu tố dạy học môn Tiếng Việt tìm số biện pháp nhằm giúp em rèn kĩ phát âm chuẩn từ ngữ dấu khó học mơn học Vì vậy, tơi chọn đề tài: "Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm học môn Tiếng Việt" II Nội dung biện pháp Vào tiết Tiếng Việt học sinh phát âm chưa xác lần tơi cảm thấy nhiệm vụ chưa hồn thành Tơi lựa chọn nhiều giải pháp cho lỗi phát âm học sinh để cuối học sinh phải phát âm phát âm Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu Khi phát âm mẫu cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng Tôi lắng nghe quan sát cách phát âm học sinh, nhanh chóng nhận lỗi em để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa Tôi yêu cầu học sinh phải quan sát cô cô phát âm, đồng thời nêu rõ cách phát âm để học sinh biết làm theo Học sinh lớp hay phát âm sai âm đầu n/l, v, vần kết thúc p/t/c, n/nh/ng, nhầm lẫn hỏi/thanh nặng, ngã/thanh sắc nên học đến vần, tiếng, từ liên quan tơi nhắc lại làm mẫu lại cần: + L: Khi phát âm lưỡi cong, đầu lưỡi co chạm vào lợi bật lưỡi + N: Khi phát âm lưỡi thẳng hơn, đầu lưỡi sát với vòm lợi Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn + V: Khi phát âm, hàm trên chạm vào môi phát âm nhẹ nhàng, không bật mạnh, âm ph luồng mạnh + Vần kết thúc âm t: Nâng hàm chạm vào hàm để khóa vần, kết thúc vần đầu lưỡi hai hàm phát âm âm t + Vần kết thúc âm c: Miệng há tròn, phần gốc lưỡi cong lên, đầu lưỡi rụt lại, kết thúc vần hàm đẩy lên phát âm âm c + Vần kết thúc âm p: Kết thúc vần hai mơi mím lại + Vần kết thúc âm n: Kết thúc vần đầu lưỡi chạm vào Khác với âm ng, kết thúc vần miệng tròn, âm từ họng, lưỡi để tự nhiên + Vần kết thúc âm nh: Miệng há nhỏ, bè sang hai bên, mặt lưỡi đặt thẳng, âm từ họng Thanh hỏi, ngã: Khi phát âm tơi dùng ngữ điệu, giọng nói để biểu thị cho học sinh lắng nghe khác biệt hỏi/thanh nặng, ngã/ sắc để học sinh tự nhận thấy khác biệt hai dấu mà em nhầm lẫn Tôi cho học sinh luyện nhiều cách khác nhau, song chủ yếu cô bạn làm mẫu, học sinh làm theo đến thành thói quen Sau học âm, vần cho em luyện đọc tiết luyện đọc, luyện nói chơi, môn học khác để khắc sâu kiến thức Ví dụ: Khi dạy 16 M m N n (Trang 44), sau cho học sinh nhận diện âm n, hướng dẫn phát âmbằng lời phát âm mẫu yêu cầu học sinh quan sát hình miệng cơ, học sinh phát âm nối tiếp cá nhân, nhóm, đồng Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên đưa tranh minh hoạ cho từ ngữ: cá mè, me, nơ đỏ, ca nơ u cầu nói tên nhân vật, vật tranh cho từ ngữ, chẳng hạn nơ đỏ Tôi hỏi học sinh: Khi đọc từ em cần lưu ý âm tiếng nơ? Học sinh trả lời cần lưu ý âm n Tôi cho học sinh so sánh cách phát âm âm n âm l Các em nêu âm n phát âm thẳng lưỡi, cịn âm l cong lưỡi Ở lớp lúc đầu em chưa phân biệt hai âm n/l, sau hướng dẫn em có ý thức phân biệt, có em đọc sai quên Lúc tơi cho học sinh đọc lại em làm Tương tự vậy, học âm, vần khác tơi làm theo trình Tơi cố gắng để tất học sinh luyện đọc âm, vần học Nếu phát học sinh đọc sai chỉnh sửa lúc Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn Chữa lỗi phát âm luyện tập, thực hành Tôi động viên nhắc nhở em phải ý, quan sát, lắng nghe giáo hướng dẫn, ln có ý thức tự luyện phát âm lớp nhà Không môn Tiếng Việt mà em cần phải phát âm chuẩn môn học khác Tốn: đọc số, đọc phép tính, đọc yêu cầu tập hay phát biểu Nếu đọc, nói khơng người nghe khơng hiểu Tơi khuyến khích em hàng ngày dành thời gian hợp lí để đọc truyện tranh sáng lành mạnh Các em đọc, chia sẻ truyện tranh góc thư viện lớp Bạn bè nói chuyện với nhau, thấy bạn nói chưa sửa cho bạn Vào tiết thực hành, thường cho em làm tập tả rèn đọc theo bảng sau: PHỤ ÂM ĐẦU n, l - nấu nướng, nặng nề, nắn nót, nâng niu, nứt nẻ, no nê, - lung linh, long lanh, lem luốc, lủng lẳng, lẫn lộn, lo lắng, v - vội vàng, vui vẻ, vất vả, vẻ vang, véo von, vòng vèo, vội vã, PHỤ ÂM CUỐI c, t, p - tấp nập, lóp ngóp, lộp độp, xúc xắc, lác đác, thác nước, thút thít, sụt sịt, n, ng, nh - cành chanh, đàn ngan, thẳng hàng, trăng sáng, bánh tráng, DẤU THANH Thanh hỏi - vải, ổi, nhổ cỏ, mở cửa, lửa đỏ, Thanh ngã - gần gũi, muỗi, bão, lẫm chẫm, ngỗng, vẽ tranh, ngẫm nghĩ, Các em nhỏ chưa nói câu dài nên cho luyện tiếng, từ Hàng ngày tơi tìm kiếm từ ngữ gần gũi, dễ hiểu trình dạy sưu tầm tài liệu khác để thay vào từ ngữ bảng Tơi cịn gửi cho phụ huynh bảng để phụ huynh tham khảo luyện thêm cho nhà Kết hợp với phụ huynh, giáo viên môn Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn a) Phối hợp với phụ huynh Biết đặc điểm số em hay phát âm sai, họp phụ huynh đầu năm mạnh dạn nêu lỗi phát âm học sinh thường mắc phải Những lỗi đa số ảnh hưởng phương ngữ sửa lỗi lớp học chưa đủ Tôi nhờ bậc phụ huynh kết hợp với cô giáo sửa lỗi phát âm giao tiếp nhà nhiều hình thức như: nói chuyện, đọc truyện cho bố mẹ nghe Muốn làm điều phụ huynh nói chuyện giao tiếp tiếng phổ thông, hạn chế sử dụng tiếng địa phương nói chuyện với trẻ Đối với học sinh đọc yếu hay đọc sai âm vần, dấu thanh, thường yêu cầu phụ huynh cho luyện đọc nhà quay video đọc gửi hàng ngày Tơi khuyến khích lớp làm Với video phụ huynh gửi cố gắng dành thời gian xem hết nhận xét biểu tượng trái tim lời nhận xét mang tính động viên Mỗi ngày đến lớp, truy chọn mở video học sinh gửi cho lớp xem Các em hào hứng, chí có em cịn tự quay đọc tự gửi cho yêu cầu cô nhận xét gửi nhiều biểu tượng trái tim b) Trao đổi với giáo viên môn Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Kĩ sống học sinh phát âm chưa xác Yêu cầu giáo viên môn để ý chỉnh sửa học sinh em đọc, nói sai Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn Luyện phát âm chuẩn trị chơi Trị chơi hình thức học thú vị Các em trị chuyện cười đùa, vừa học vừa chơi Những trò chơi dễ thực Học vần có tên bạn lớp, tơi cho học sinh chơi trị Đố bạn tên Đến phần tìm tiếng ngồi có vần vừa học, tơi hướng dẫn em tìm thêm tiếng từ chứa vần học sách, báo, truyện chí tên bạn lớp Tơi cho học sinh quan sát bạn lượt nói tên bạn lớp có vần học Sau mời học sinh lên bảng Các em đặt câu hỏi bạn lớp: Đố bạn tên gì? Đố bạn đánh vần phân tích tên mình, Ví dụ: Học uân, uât : Học sinh tìm lớp tên bạn có vần uân Học sinh dễ dàng nói bạn Tuấn, bạn Xuân Bạn Tuấn Xuân bước lên bảng Tuấn hỏi: - Đố bạn tên gì? (Bạn Tuấn) - Bạn đánh vần tên (HS đánh vần nối dãy: Tờ uân tuân sắc Tuấn) - Xuân: Các bạn nói tên Tuấn Vậy đố bạn tên tớ gì? (Bạn tên Xuân) - Tên tớ có âm, vần ghép lại? (Âm x đứng trước, vần n đứng sau) Trị chơi tơi hay áp dụng vần kết thúc n/ng/nh, p/t/c để rèn cho học sinh hiệu Để cho học sinh nói tên bạn dễ dạy tiếng khác có vần tương tự Mà cách giúp em rèn kĩ nói trước tập thể, giúp tập thể lớp gần gũi, đoàn kết Đây giải pháp giúp em khắc sâu kiến thức tạo hứng thú học tập Động viên, khuyến khích học sinh Theo thơng tư 27 khen ngợi học sinh để động viên, khích lệ giúp đỡ em học tập rèn luyện Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng kết hợp với Ban phụ huynh lớp với học sinh tham gia nhận xét, đánh giá học sinh hình thức phù hợp Hàng ngày tơi thường có nhiều lời khen, tuyên dương trực tiếp trước lớp: - Con phát viên tương lai đấy! Hãy tiếp tục phát huy nhé! - Ồ, tiến nhanh cô nghĩ đấy! - Con đọc tốt lắm! Con hay chia sẻ bí cho bạn nhé! Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn Sau lần khen lại tặng điểm, tặng gắn vào bảng thi đua Bảng thi đua có danh sách học sinh lớp cột nội dung để gắn hay mặt cười tương ứng với lời khen, dán bảng lớp để em nhìn thấy ngày Cuối tuần dựa vào bảng thi đua cho học sinh bình chọn để tặng khen em Hàng tháng tơi tổ chức bình chọn hình thức biểu chọn bạn có nhiều cố gắng có nhiều tiến để khen Tơi làm thiệp khen gửi gia đình, gửi lên nhóm zalo lớp Phụ huynh phấn khởi, hào hứng động viên cháu Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn Dù phần thưởng khơng có giá trị vật chất lại mang giá trị tinh thần lớn để động viên học sinh có hứng thú phấn đấu học tập Qua thực thấy học sinh thi đua học tập tốt III Hiệu thực việc áp dụng biện pháp thực tế dạy học Sau nhiều tuần thực dạy áp dụng biện phát nêu tiết dạy Tiếng Việt, thấy em phát âm có tiến rõ rệt Ban đầu có tới 10 em phát âm sai âm đầu vần, em đọc sau dấu thanh, đến em nhầm lẫn tiếng có vần kết thúc n/nh em có nhiều tiến đọc tiếng có hỏi, ngã Như tín hiệu mừng, chứng tỏ biện pháp tơi áp dụng có hiệu cao Trước Sau Âm, vần, dấu HS phát âm, đọc sai Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Nhầm lẫn l/n 4/34 11,7% 0 Nhầm lẫn v/ph 1/34 2,9% 0 Nhầm lẫn vần có kết thúc p/t/c, n/nh, n/ng 7/34 20,5% 1/34 2,9% Thanh hỏi, ngã 2/34 5,8% 1/34 2,9% Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn Dựa vào kết thống kê trên, thấy vui làm việc vừa trình bày Tơi tiếp tục áp dụng biện pháp thời gian tới với mong muốn cuối năm học có nhiều học sinh đọc tốt, viết đẹp, tự tin nói, đọc IV Kết luận “Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm học môn Tiếng Việt lớp" nội dung mẻ sách giáo khoa Nó có tác dụng tốt việc rèn luyện kĩ phát âm chuẩn cho học sinh, góp phần hồn thiện chuẩn Tiếng Việt cho em lớp - tiền đề quan trọng để em học tập môn học khác làm ngôn ngữ giao tiếp ngày Tôi nghĩ giải pháp nêu áp dụng rộng rãi lớp để nâng cao chất lượng dạy học Để thực biện pháp có hiệu quả, giáo viên cần: - Đọc chuẩn, nói chuẩn để làm mẫu cho học sinh cách phát âm, cách đọc - Tăng cường sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học - Đổi cách đánh giá, kiểm tra giúp học sinh có ý thức tự giác việc rèn đọc mình, hào hứng để đọc tốt - Có lịng nhiệt tình, tâm huyết việc giảng dạy, thường xuyên theo dõi, phát học sinh đọc chưa tốt, chưa tìm cách sửa chữa, uốn nắn - Thường xuyên trao đổi, liên lạc với phụ huynh học sinh đọc sai, đọc chưa tốt bị ảnh hưởng cách đọc sai cha mẹ, để phối hợp với phụ huynh động viên, khích lệ, giúp đỡ em kịp thời q trình học tập Ngồi kinh nghiệm rút cho thân, xin mạnh dạn đề xuất số ý kiến sau: * Đối với Phòng giáo dục đào tạo: Tổ chức nhiều buổi tập huấn đổi phương pháp dạy học theo định hướng phát triển lực học sinh * Đối với nhà trường: Tiếp tục tổ chức chuyên đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học sinh Trên số biện pháp giúp học sinh lớp rèn kĩ phát âm chuẩn học môn Tiếng Việt – Bộ sách Kết nối tri thức với sống áp dụng hiệu cho học sinh lớp trường Tiểu học Trảng Dài Tuy nhiên với hình thức nội dung dạy học mẻ, thời gian tiếp cận tài liệu sách giáo khoa chưa nhiều, đối tượng học sinh lớp chưa đồng dẫn đến trình nghiên cứu Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn thực thi biện pháp nhiều hạn chế tơi mong Hội đồng giám khảo góp ý để nội dung hoàn thiện tương lai Biện pháp lần đầu áp dụng để đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố năm học 2021-2022 chưa dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Tổng hợp bởi: Hoatieu.vnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn NGƯỜI BÁO CÁO ... tố dạy học môn Tiếng Việt tìm số biện pháp nhằm giúp em rèn kĩ phát âm chuẩn từ ngữ dấu khó học mơn học Vì vậy, tơi chọn đề tài: "Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm học môn Tiếng Việt" ... dung biện pháp Vào tiết Tiếng Việt học sinh phát âm chưa xác lần tơi cảm thấy nhiệm vụ chưa hồn thành Tơi lựa chọn nhiều giải pháp cho lỗi phát âm học sinh để cuối học sinh phải phát âm phát âm Rèn. .. nơ đỏ Tôi hỏi học sinh: Khi đọc từ em cần lưu ý âm tiếng nơ? Học sinh trả lời cần lưu ý âm n Tôi cho học sinh so sánh cách phát âm âm n âm l Các em nêu âm n phát âm thẳng lưỡi, cịn âm l cong lưỡi

Ngày đăng: 04/03/2022, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w