1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 )

46 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở ĐôngNam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và cácnư

Trang 1

● Có tất cả 4 vòng chơi với độ khó mỗi vòng tăng dần, mỗi vòng gồm 5 câu hỏi

● Các đội nhanh tay giành quyền trả lời câu hỏi bằng cách giơ tay, đội nhanh tay nhất sẽ

giành được quyền trả lời câu hỏi

● Kể từ vòng 2, đội được ít xu nhất sẽ bị loại

3 Cách tính điểm

Số điểm của mỗi đội sẽ được tính bằng số xu mà đội giành được

● Trả lời đúng 1 câu, đội sẽ nhận được 1 xu Trả lời sai sẽ không nhận được xu

● Mỗi vòng đều sẽ có một câu hỏi đặc biệt, nếu trả lời đúng sẽ được nhân 2 lần số xu mà đội

đang sở hữu

Sau khi nhận được xu, các đội sẽ có các lựa chọn:

B Tham gia quay thưởng với 3 xu/ 1 lần quay.

C Tích lũy xu đến hết vòng cuối, đội sở hữu nhiều xu nhất sẽ nhận được phần quà đặc biệt

hấp dẫn

Trang 2

B Nội dung kịch bản trò chơi

● Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng, trong số

đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương;

153 đại biểu nữ; 115 đại biểu các dân tộc thiểu số; 50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang vàAnh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất;

●Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế

5 Các văn kiện được đưa ra trong đại hội

Có 5 văn kiện được thông qua:

● Báo cáo Về công tác xây dựng Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa IV trình tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

● Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI của Đảng

● Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 - 1990

Trang 3

7 Mục tiêu

Các mục tiêu chính:

●Tăng cường kỷ luật tại các cấp ủy Đảng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng

●Đánh giá kết quả hoạt động của Đảng với trọng tâm là về kinh tế và quản lý kể từ sau Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ V

●Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư

● Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn cácthành phần kinh tế

●Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

●Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật

●Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

8 Quan điểm

Đại hội nhận định: "Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhândân ta Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơbản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hộilần thứ V của Đảng đề ra, nhân dân ta anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại,

đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành nhữngthắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế" Bên cạnh khẳngđịnh thành tích đã đạt được, Đại hội cũng nhận rõ: "Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khókhăn gay gắt: Sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiềurối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn;hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi, và có nơi nghiêm trọng Nhìn chung, chúng ta chưa thựchiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xãhội, ổn định đời sống nhân dân"

9 Phương hướng

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hộichủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động Chăm lo đápứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân Trên lĩnh vựcđối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

Trang 4

thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở ĐôngNam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và cácnước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chungcủa nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ,Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xãhội” Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tựquản lý nhà nước của mình

10 Nhiệm vụ

Thực hiện đổi mới đất nước (khởi xướng đưa đất nước tiến hành công cuộc đổi mới)

Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội khẳng định: "Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụchiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội"

Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội xác định: "Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng

quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xãhội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủnghĩa trong chặng đường tiếp theo"

Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định và phát triển sản xuất, ổn định phân phối,lưu thông, ổn định và cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, tăng cườnghiệu lực tổ chức quản lý, thiết lập trật tự, kỷ cương và thực hiện công bằng xã hội

Những mục tiêu cụ thể là:

●Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ

●Tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất

●Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới

●Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu, Đại hội vẫn khẳng định phải

"đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng

kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ

Tổ quốc".

Trang 5

Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá VI chỉ đạo thực hiện thành công nhữngnhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chính trị, mà quan trọng là:

● Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng

và hàng xuất khẩu

● Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với những hình thức

và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượngsản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

● Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

● Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông

● Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội

● Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước

● Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại

● Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhànước xã hội chủ nghĩa

● Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo toàn dânthực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược

● Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước

11 Công nghiệp hoá

(Trích Nhiệm vụ 1) Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp,

đáp ứng cho được nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường, về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăngnhanh hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác Tiếp tục xây dựng một số cơ sởcông nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, trước hết là năng lượng và giao thông vận tải, phù hợp vớiđiều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đườngđầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo Mởrộng các loại hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lưu thông, đời sống và du lịch

12 Cơ chế quản lý kinh tế (kinh tế thị trường định hướng XHCN)

Chấp hành Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, trên lĩnh vực kinh tế, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng triển khai cùng một lúc bốn mặt hoạt động có liên hệ khăng khít với nhau: xâydựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn; tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa; đổimới cơ chế quản lý kinh tế; đổi mới tổ chức cán bộ

(Trích Nhiệm vụ 3) Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị

kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng vàhiệu quả kinh tế Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành

Trang 6

đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúngnguyên tắc tập trung dân chủ Cơ chế mới lấy kế hoạch hoá làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan

hệ hàng hoá - tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với biện pháp hànhchính, giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiết lập trật tự, kỷcương trong mọi hoạt động kinh tế

Việc đổi mới kế hoạch hoá phải nhằm bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI về sắp xếp lạinền kinh tế, bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư Kế hoạch phải được xâydựng từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên với sự hướng dẫn và điều hoà của trung ương, bảo đảm cânđối tích cực và hiện thực Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá theo ngành và kế hoạch hóa trên địa bànlãnh thổ Hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải được bảo đảm hiệu lực bằngchế độ trọng tài kinh tế nhà nước

Sử dụng đầy đủ và đúng đắn các đòn bẩy kinh tế trong kế hoạch hoá và quản lý kinh tế, trên

cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích của người lao động Mức thunhập của tập thể và của người lao động tuỳ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế Cácchính sách và chế độ quản lý vật tư, lao động, tiêu thụ sản phẩm, giá cả, tài chính, tín dụng, tiềnlương, v.v phải hướng các hoạt động kinh tế vào việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh tếquốc dân, tạo điều kiện và đòi hỏi mọi đơn vị kinh tế thực hiện tốt hạch toán kinh doanh, mọi tổchức và cá nhân ra sức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

Tiến hành phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ; chống tập trung quan liêuđồng thời chống tự do vô tổ chức, cục bộ, bản vị Bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tựchủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở, quyền làm chủ của các tập thể lao động Các cơ quanquản lý nhà nước từ trung ương đến xã, phường phải làm đúng chức năng quản lý hành chính -kinh tế, không can thiệp vào công việc sản xuất - kinh doanh của các đơn vị cơ sở Bảo đảm hiệulực quản lý tập trung thống nhất của trung ương trong những vấn đề có tầm quan trọng đối với cảnước; đồng thời bảo đảm quyền chủ động của các cấp địa phương trong việc quản lý kinh tế, xãhội trên địa bàn lãnh thổ

13 Xây dựng hệ thống chính trị

Đại hội khẳng định: “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cáchmạng và khoa học”

Đại hội VI (1986) của Đảng khẳng định “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản

lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Trang 7

Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân Quần chúng làngười làm nên lịch sử.

Nhân dân ta rất cách mạng, có những phẩm chất rất quý báu, trải qua trên nửa thế kỷ chiếnđấu liên tục, chịu đựng biết bao hy sinh, gian khổ, luôn luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì độc lập, tự do của Tổ quốc và vì chủ nghĩa xã hội.Trong hoàn cảnh Đảng có sai lầm, khuyết điểm, nhân dân vẫn thiết tha mong đợi Đảng khắc phụcsai lầm, đưa đất nước tiến lên Đảng ta không thể phụ lòng mong đợi đó của nhân dân

Bài học lớn rút ra từ những năm qua là trong điều kiện đảng cầm quyền, phải đặc biệt chăm locủng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân; tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa vàkhắc phục chủ nghĩa quan liêu Mỗi đảng viên cộng sản phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa làngười đày tớ thật trung thành của nhân dân Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát

từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình,hưởng ứng của quần chúng Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích củanhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Để khắc phục được khuyết điểm, chuyển biến được tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổinhận thức, đổi mới tư duy Phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luậtkhách quan, trong đó các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội ngày càng chi phối mạnh mẽphương hướng phát triển chung của xã hội

Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hóa củanhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng hìnhthành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố Mọi chủ trương,chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phảiđược sửa đổi hoặc bãi bỏ

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.

Nước ta có thể từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn pháttriển tư bản chủ nghĩa là vì cuộc cách mạng ở nước ta diễn ra trong thời đại quá độ lên chủ nghĩa

xã hội trên phạm vi toàn thế giới Nhân dân ta có sự giúp đỡ to lớn và hợp tác toàn diện của Liên

Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, có sự liên minh và hợp tác toàn diện của hai nước

Trang 8

láng giềng anh em Lào và Campuchia Sự giúp đỡ và hợp tác ấy là điều kiện vô cùng quan trọng

để nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủnghĩa Nhân dân ta còn có sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước bầu bạn khác, của các lực lượngcách mạng và tiến bộ trên toàn thế giới

Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay và xu thế mở rộng phân công,hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điềukiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta Trong toàn bộ sựnghiệp cách mạng của mình, chúng ta phải đặc biệt coi trọng kết hợp các yếu tố dân tộc và quốc

tế, các yếu tố truyền thống và thời đại, sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại,hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội, và luôn luôn làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình đối với các nước anh em và bầu bạn

Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Để bảo đảm cho Đảng ta làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang đó, vấn đề cấp bách là tăng cườngsức chiến đấu và nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng Phải giữ vữngnguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng cũng như trong lãnh đạo kinh tế, xã hội Khôngngừng trau dồi và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên, thực hiện thường xuyên

tự phê bình và phê bình trong Đảng và trước quần chúng Trong Đảng, phải tăng cường sự đoànkết nhất trí, sự thống nhất ý chí và hành động, nêu cao tính tổ chức và tính kỷ luật, lời nói đi đôivới việc làm

Đại hội lần thứ VI phải là Đại hội đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong việctăng cường sức mạnh của Đảng, nâng cao uy tín của Đảng trong quần chúng, bảo đảm cho Đảngvươn lên ngang tầm những nhiệm vụ mới Đảng ta phải trở thành một đảng lãnh đạo vững mạnhtrong cách mạng xã hội chủ nghĩa

14 Văn hoá

Công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng Mỗi hoạt động vănhoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nângcao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân Quan tâm đáp ứng nhucầu, thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi

Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá quần chúng thành nền nếp, nhất là trong thanh niên, khắcphục bệnh phô trương, hình thức Xây dựng và sử dụng các hệ thống thư viện, câu lạc bộ, nhà vănhoá, viện bảo tàng, nhà truyền thống từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và các địa phương.Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh, và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh

Trang 9

Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin; đưa đến tận các đơn

vị cơ sở những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ thông vàhiện đại về khoa học, kỹ thuật Đưa văn hoá, văn nghệ đến vùng rừng núi và nông thôn hẻo lánh.Coi trọng nghệ thuật kiến trúc vừa dân tộc, vừa hiện đại, giản dị trong việc xây dựng các côngtrình văn hoá cũng như dân dụng, các khu dân cư

Cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đánglao động nghệ thuật, động viên sáng tạo, khuyến khích tài năng Kết hợp giữa cơ quan nhà nướcvới các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật và các đoàn thể quần chúng khác, theo hướng phát huytính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể văn nghệ sĩ, liên hệ với quần chúng lao động Nhànước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho văn hoá và nghệthuật, giữ gìn và tôn tạo những di tích lịch sử, văn hoá Hoàn thành việc sưu tầm vốn văn hoá vànghệ thuật các dân tộc, khuyến khích tìm tòi và thể nghiệm, bảo đảm cho các đơn vị nghệ thuậthoạt động ổn định và ngày một nâng cao chất lượng, ngăn chặn khuynh hướng thương mại và cáchiện tượng tiêu cực khác

Chống những tàn tích văn hóa phong kiến, thực dân, tư sản Làm thất bại âm mưu và hoạtđộng của các thế lực thù địch biến văn hoá, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan vàlối sống sa đọa Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục

15 Xã hội

Đại hội đại biểu lần thứ VI thể hiện bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về chính sách

xã hội, đã đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của chính sách xã hội trong phát triển đất nước

Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống conngười: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp,quan hệ dân tộc… thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thốngnhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” Từ nhận thức: “Trình độ phát triển kinh tế làđiều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích củacác hoạt động kinh tế”, Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Cần có chính sách xã hội cơ bản, lâudài và xác định những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầutiên Đó là một bước tiến mới trong nhận thức về chính sách xã hội của Đảng”

Từ chính sách xã hội chung đó, Đại hội đề cập tới chính sách đối với các giai cấp, tầng lớpdân cư trong cộng đồng xã hội, đã nhấn mạnh: “ quan điểm đúng đắn và thống nhất, kèm theonhững chính sách, biện pháp hiệu quả xây dựng toàn diện giai cấp công nhân, giai cấp nông dântập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, làm cho nền tảng chính trị - xã hội của xã hội mớingày càng vững chắc, ưu thế của lực lượng xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh giữa hai conđường ngày càng được phát huy mạnh mẽ Tiến hành điều tra cơ bản, nắm chắc cơ cấu giai cấp và

Trang 10

xã hội của cả nước và từng địa phương sau hơn mười năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội,phát hiện những vấn đề cần được giải quyết về mặt chính sách giai cấp”.

Đồng thời Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định vị trí quan trọng của gia đìnhtrong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọngtrong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới Nội hàm của khái niệm

“con người mới” bao gồm hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống phù hợp với truyềnthống và thời đại- tức là gia đình là môi trường quan trọng để hình thành nhân cách

Phương hướng nhiệm vụ của chính sách xã hội kế hoạch 5 năm 1986-1990;

Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động

● Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1990 xuống 1,7%, đầu tư mở rộng mạng lướibảo đảm kỹ thuật phục vụ cho việc sinh đẻ có kế hoạch, sửa đổi các chính sách, chế độ của Nhànước, coi trọng các biện pháp giáo dục, văn hoá nhằm làm thay đổi tâm lý, tập quán của nhân dân,trước nhất là nam nữ thanh niên, đối với việc kế hoạch hoá gia đình Chỉ đạo thực hiện đúng LuậtHôn nhân và gia đình sau khi được Quốc hội thông qua

● Đảm bảo việc làm cho người lao động, trước hết là ở thành thị và cho thanh niên Nhà nước

cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cáchkhuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế khác,

kể cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân Ban hành và thực hiện Luật Lao động

Phương hướng giải quyết việc làm

● Mở mang ngành nghề tại chỗ để thu hút số lao động thừa và mới tăng, đi đôi với phân bốlao động đến các địa bàn khác, vừa nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp, vừa phát triển thủ côngnghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ và các ngành sản xuất khác, làm hàng xuất khẩu và gia công

● Mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài kết hợp với việc đào tạo tay nghề cho thanh niên

và nâng cao trình độ cho chuyên gia; bố trí cơ cấu ngành nghề thích hợp; chọn lựa người đúng tiêuchuẩn; quản lý chặt chẽ về tổ chức và tư tưởng Cùng với nước sở tại, chăm sóc đời sống vật chất,văn hoá của những người đi lao động ở nước đó; tổ chức chu đáo việc gửi tiền, hàng hoá về chogia đình Sắp xếp việc làm cho những người đã làm việc, học nghề ở nước ngoài về

● Đẩy mạnh công tác định canh, định cư ở miền núi gắn liền với việc quy hoạch, xây dựngkinh tế trên địa bàn huyện Bổ sung chính sách đối với việc xây dựng các vùng kinh tế mới vàcông tác định canh, định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho ngườimới đến ổn định sản xuất và đời sống

● Trong khu vực nhà nước, giảm mạnh số lao động gián tiếp và quản lý hành chính, chuyểnsang sản xuất và dịch vụ

Trang 11

Thực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hóa; bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự,

kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Bảo đảm cho người lao động có thu nhập thoả đáng phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao động.Tôn trọng lợi ích chính đáng của những hoạt động kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội Ngănchặn và xử lý nghiêm khắc các nguồn thu nhập bất chính Kết hợp sức mạnh của các cơ quan chứcnăng và sự đấu tranh của quần chúng, nghiêm trị những kẻ phạm pháp bất kỳ ở cương vị nào Việcphê bình công khai trên báo là quyền chính đáng của mọi công dân, cần được thực hiện có nề nếp.Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi.Xây dựng nền nếp sống và làm việc theo pháp luật, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọihoạt động của Nhà nước và sinh hoạt xã hội; nêu cao tính tự giác, ý thức tự trọng của mỗi ngườikết hợp với các biện pháp giáo dục và hành chính của các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước

Sự quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đứctrong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong các dịch vụ phục vụ đông đảo nhândân

Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân

Về sự nghiệp giáo dục

Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa củathế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phâncông lao động của xã hội Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếpgóp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội Tổng kết kinh nghiệm thực hiện cảicách giáo dục, điều chỉnh, nâng cao chất lượng của cuộc cải cách này Phát triển có kế hoạch hệthống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học và trên đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quảđào tạo Bố trí hợp lý cơ cấu hệ thống giáo dục, thể hiện tính thống nhất của quá trình giáo dục,bao gồm nhiều hình thức: đào tạo và bồi dưỡng, chính quy và không chính quy, tập trung và tạichức Mục tiêu đào tạo của từng loại hình trường học phải được cụ thể hoá thành các kế hoạch đàotạo và các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo Cải tiến chế độ thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng vàhọc vị theo hướng bảo đảm chất lượng và sự công minh

Xây dựng ngành giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em, phát triển các lớpmẫu giáo Xóa bỏ nạn mù chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn thành cơ bản phổ cập cấp I chotrẻ em, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện, từng bước mở rộng giáo dục phổ thông trung họcbằng nhiều hình thức Các trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động, kỹthuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở miền núi;thực hiện chủ trương dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc cùng với tiếng phổ thông

Trang 12

Mở rộng và củng cố các trường, các lớp dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề,phát triển các trung tâm dạy nghề rộng rãi cho thanh niên và nhân dân lao động Sắp xếp lại mạnglưới các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản

lý, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành Đi đôi với việc nâng cao chấtlượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng Kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sảnxuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Chuẩn bị cho thanh niênbước vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu, hiểu và làm tốt nghĩa vụ công dân

Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho cán bộ giáo dục và giáo viên, nâng cao

vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những người dạy học Có chính sách họcbổng hợp lý đối với học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Kế hoạch phát triển giáo dục phải gắn bó với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địaphương và trong cả nước Đầu tư đúng mức cho sự nghiệp giáo dục nhằm trước hết bảo đảm đủsách giáo khoa và cơ sở cần thiết cho dạy và học Ngoài ngân sách của nhà nước, cần quy định rõ

sự đóng góp của các ngành và các địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội và các gia đình cho sựnghiệp giáo dục Tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục Chuẩn bị ban hành LuậtGiáo dục

Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội

Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theophương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệpbảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công vớicách mạng và những người gặp khó khăn Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hộiphù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội

Thực hiện đúng chế độ về hưu Tổ chức tốt hơn việc phục vụ về xã hội, y tế, văn hoá, thôngtin cho người về hưu Thu hút các cán bộ hoạt động cách mạng lâu năm, các cựu chiến binh,thương binh tham gia hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội bằng nhiều hình thức phù hợp với sứckhoẻ và kinh nghiệm của mỗi người, nhất là tham gia công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ

Có kế hoạch và biện pháp thiết thực thu hút những người còn khả năng lao động tham gia cáchoạt động sản xuất, dịch vụ, tổ chức dạy nghề và dành những nghề thích hợp cho thương binh Ưutiên sắp xếp việc làm, tuyển lao động, tuyển sinh và chăm lo việc học của thương binh, con liệt sĩ,quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo thương binh, bệnh binh nặng, thân nhân liệt sĩ vànhững người có công với cách mạng già yếu, không nơi nương tựa Chăm sóc trẻ mồ côi, ngườitàn tật, người già cô đơn

Trang 13

Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới,nền kinh tế mới, con người mới Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phươnghướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hoá mới, bảo đảmhạnh phúc gia đình Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trongtừng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất,văn hoá của gia đình.

Nhà ở là một trong những vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội của Nhà nước ta Xây dựngmột chính sách toàn diện về vấn đề nhà ở, huy động nhiều hơn vốn đầu tư của Nhà nước, của cácđơn vị tập thể và nhân dân để phát triển vật liệu xây dựng, xây thêm nhà ở Thực hiện việc phânphối công bằng nhà ở tại các thành phố và thị xã

Thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc

Cần có quan điểm đúng đắn và thống nhất, kèm theo những chính sách, biện pháp có hiệu quảxây dựng toàn diện giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủnghĩa, làm cho nền tảng chính trị - xã hội của xã hội mới ngày càng vững chắc, ưu thế của lựclượng xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường ngày càng được phát huy mạnh

mẽ Tiến hành điều tra cơ bản, nắm chắc cơ cấu giai cấp và xã hội của cả nước và từng địa phươngsau hơn mười năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát hiện những vấn đề cần được giảiquyết về mặt chính sách giai cấp

Các cấp lãnh đạo phải quan tâm đầy đủ và có sự nhạy cảm đối với dư luận và nguyện vọngcủa quần chúng để điều chỉnh, bổ sung các chính sách, nhất là trong các vấn đề quan hệ tới lợi íchthiết thân của mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội

Sự nghiệp đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đòi hỏi tăngcường công tác nghiên cứu về dân tộc học và công tác điều tra xã hội học, hiểu biết đầy đủ nhữngkhác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc Trên cơ sở đó, bổ sung, cụ thể hoá và thực hiện tốthơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổchức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng dântộc

Khai thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số

cư trú Đẩy mạnh công tác định canh, định cư, ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào trướchết ở các vùng cao, biên giới, các vùng căn cứ cũ của cách mạng và kháng chiến

Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cầnthể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trêntinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và

Trang 14

phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơikhác đến và dân tại chỗ.

Kế hoạch đưa đồng bào miền xuôi lên miền núi để thực hiện sự phân bố lại lao động xã hộitrên phạm vi cả nước, cần bao gồm cả kế hoạch hình thành cơ cấu giai cấp xã hội mới của vùngcác dân tộc Thực hành những hình thức, biện pháp thích hợp thu hút đồng bào các dân tộc tại chỗtham gia quá trình phát triển kinh tế với tư cách là người làm chủ thật sự bình đẳng

Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với những gì liênquan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người Chống những thái độ, hànhđộng biểu thị tư tưởng "dân tộc lớn" và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi

Về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân

Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học

cổ truyền và phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", trước mắt tập trung sức nâng caochất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe của nhândân

Có biện pháp tích cực và chính sách thích hợp nhanh chóng củng cố mạng lưới y tế, nhất là y

tế huyện, quận và cơ sở Phát động rộng rãi phong trào quần chúng và huy động lực lượng cácngành tham gia bảo vệ và làm sạch môi trường, phòng và chống dịch, phòng và chống các bệnh xãhội, nghề nghiệp Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh Tăng cườnggiáo dục cán bộ, nhân viên y tế về thái độ, tinh thần phục vụ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoahọc, cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, không ngừng nâng cao trình độ của nền yhọc và y tế nước ta Cố gắng đầu tư thêm cho công tác y tế và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất,văn hoá của đội ngũ cán bộ y tế

Phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị, dụng cụ y tế Mở rộng nuôi trồng, chế biến và sửdụng có hiệu quả thuốc ta Có chính sách đầu tư để hình thành các vùng dược liệu tập trung, tạonguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm và cho xuất khẩu, mở rộng sản xuất hoá dược, xâydựng công nghiệp kháng sinh Nâng cao năng lực xuất khẩu để nhập khẩu những thứ chưa sảnxuất được Xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm

Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và sử dụng đúng các nguồn viện trợ trong lĩnh vực bảo vệ sứckhoẻ nhân dân

Cùng với công tác y tế, công tác thể dục, thể thao góp phần khôi phục và tăng cường sức khỏecủa nhân dân

Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục, thể thao quần chúng, từng bước đưa việcrèn luyện thân thể thành thói quen hằng ngày của nhân dân đông đảo, trước hết là của thế hệ trẻ.Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học Củng cố và mở rộng hệ thống trường,

Trang 15

lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng vận động viên trẻ Lựa chọn và tập trung sức nângcao thành tích một số môn thể thao Coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách thể thao xã hộichủ nghĩa Cố gắng bảo đảm các điều kiện về cán bộ, về khoa học, kỹ thuật, cơ sở vật chất, và nhất

là về tổ chức, quản lý cho công tác thể dục, thể thao

15 Đối ngoại

Trong những năm tới, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra kết hợpsức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, gópphần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa

ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nướctrong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Bước đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏikhủng hoảng”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng có những điểm đổi mới về tư duy đối ngoại:

Trước hết là rút ra những bài học kinh nghiệm về sự cần thiết phải đổi mới phương cách tậphợp lực lượng là “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới”;nhận thức được xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh

tế, xã hội khác nhau cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội Từ đó, Đảng ta chủ trương “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợptác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.Trung ương khóa VI đã làm rõ nét hơn tư duy đối ngoại theo định hướng đa phương của ViệtNam khi lần đầu tiên đưa cụm từ “đa dạng hóa quan hệ” trên cơ sở “thêm bạn bớt thù” vào Nghịquyết số 13 của Bộ Chính trị ngày 20-5-1988 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hìnhmới” Điều này cho thấy, Nghị quyết 13 là văn kiện đầu tiên của Đảng mang ý nghĩa nền tảng chochủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa”; đồng thời thể hiện một bước chuyển mạnh mẽ trong tưduy và mục tiêu đối ngoại của Việt Nam Quan điểm “thêm bạn, bớt thù” là phù hợp với phươngthức tập hợp lực lượng mới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh Từ quan điểm này, phương châm đốingoại “thêm bạn, bớt thù” được hình thành nhằm tiếp tục mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại vớicác nước, các tổ chức quốc tế ngoài phe XHCN trên cơ sở đề cao lợi ích quốc gia dân tộc của ViệtNam Từ chủ trương và phương châm đối ngoại này, từ năm 1986 đến năm 1990, Việt Nam bắtđầu triển khai các hoạt động ngoại giao đa phương tại một số diễn đàn đa phương trên thế giới,trong đó có Liên hợp quốc với việc tham gia sâu hơn vào các cơ quan của tổ chức này; tham gia

Trang 16

phong trào Không liên kết nhằm từng bước cải thiện mối quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và viện trợcủa các nước.

Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta phải phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổquốc, giữ gìn an ninh chính trị, làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, tiếp tụclàm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia và Lào Chúng ta cần tranh thủ những điều kiệnthuận lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi việc phâncông và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với cácnước khác

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo đường lối đổi mới của Đảng, nhiệm vụ hàngđầu của ngoại giao lúc này là phải phá cho được "tảng băng" bao vây, cấm vận Muốn vậy, cần tìmmột giải pháp cho “vấn đề Cam-pu-chia” mà các bên có thể chấp nhận được Sau 30 năm chiếntranh, lợi ích tối cao của ta là tạo lập một môi trường hòa bình và ổn định, trước hết là với cácnước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn gắn các vết thương chiến tranh Do đó, việcbình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là với Trung Quốc, là một yêu cầuchiến lược cấp thiết Trên tinh thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: ViệtNam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bìnhthường hóa quan hệ giữa hai nước

Cụ thể, trong báo cáo chính trị, phương hướng và nhiệm vụ đối ngoại được nêu rõ:

Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, không ngừng nâng cao chất lượng vàhiệu quả hợp tác về mọi mặt vì lợi ích của hai nước, đồng thời tăng cường sự phối hợp với Liên

Xô và với các nước xã hội chủ nghĩa khác trong cuộc đấu tranh vì hoà bình và cách mạng trên thếgiới, trước hết là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng: phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nướcĐông Dương, đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡlẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc

Tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và sự hợp tác với các nước thành viên Hội đồng tươngtrợ kinh tế: Ba Lan, Bungari, Cuba, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hungary, Mông Cổ, Rumani, TiệpKhắc Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa khác: Anbani, Triều Tiên…

Ủng hộ một cách nhất quán và triệt để phong trào đấu tranh giải phóng và độc lập dân tộc, lên

án chính sách của các giới đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ

Đoàn kết với các phong trào giải phóng dân tộc, các lực lượng độc lập dân tộc và tiến bộ xãhội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mỗi nước và quyền bình đẳng giữa các nước, vìmột trật tự kinh tế thế giới mới, chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, chống chủ nghĩa

Trang 17

phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa apacthai, chủ nghĩa xiôn, ủng hộ mạnh mẽ và nêu cao tình đoànkết, sự hợp tác với các nước độc lập đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.

Là một thành viên của Phong trào không liên kết, Chúng ta hoàn toàn tán thành những mụctiêu cao cả là hoà bình, giải trừ quân bị, độc lập dân tộc do Hội nghị cấp cao lần thứ tám củaPhong trào không liên kết đề ra và kiên quyết góp phần xứng đáng vào bước phát triển mới củaphong trào

Ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh anh dũng của giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước tưbản chủ nghĩa phát triển, chống sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, chống chạy đua

vũ trang hạt nhân, vì hòa bình, dân chủ, việc làm và cải thiện mức sống Chúng ta ủng hộ chínhsách đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ của các đảng cộng sản và công nhân anhem

Đảng và Nhà nước ta ủng hộ chính sách của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa xây dựngmột nền hòa bình và an ninh vững chắc trên cơ sở tôn trọng thực trạng lãnh thổ - chính trị đã hìnhthành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị, chủ trương

và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau,loại trừ chiến tranh xâm lược và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố, nhất là chủ nghĩa khủng

bố nhà nước mà đế quốc Mỹ coi là quốc sách của họ; Ung hộ những cố gắng không mệt mỏi củaLiên Xô nhằm loại trừ vũ khí hạt nhân, thiết lập một hệ thống an ninh quốc tế toàn diện cả về quân

sự, chính trị, kinh tế và xã hội; đòi hỏi phía Mỹ phải có thái độ nghiêm chỉnh trong quan hệ vớiLiên Xô, cùng Liên Xô thảo luận để tìm ra những biện pháp cụ thể và thực tế nhằm ngăn chặnchạy đua vũ trang, trước mắt là chấm dứt các cuộc thử vũ khí hạt nhân; Vạch trần thái độ ngoan cốcủa Mỹ không chịu từ bỏ cuộc chạy đua vũ trang cả trên trái đất và trong khoảng không vũ trụ,gây thêm tình hình căng thẳng trong các quan hệ quốc tế

Trong tình hình châu Á đang diễn biến phức tạp, do Mỹ xúc tiến việc hình thành liên minhquân sự kiểu NATO ở phương Đông gây nên, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đánh giá cao vàhoàn toàn ủng hộ kế hoạch hòa bình toàn diện về châu Á - Thái Bình Dương do đồng chí Tổng Bíthư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô M X Goócbachốp đưa ra tại Vlađivôxtốc

Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao tinh thần đoàn kết và sự hợp tác nhiều mặt giữa Liên Xô

và Cộng hoà Ấn Độ mà cuộc đi thăm Ấn Độ của đồng chí Tổng Bí thư M X Goócbachốp trongtháng 11 vừa qua đánh dấu một bước phát triển mới tốt đẹp Đó là một nhân tố rất quan trọng của

sự nghiệp hoà bình ở châu Á và trên thế giới Chúng ta hoan nghênh Tuyên bố Niu Đêli, một vănkiện quan trọng thể hiện ý chí và nguyện vọng của cả loài người đấu tranh cho một thế giới không

có vũ khí hạt nhân và không dùng bạo lực trong quan hệ quốc tế

Ủng hộ chính sách của Liên Xô cải thiện quan hệ với Trung Quốc

Trang 18

Ủng hộ sáng kiến của Mông Cổ về việc tiến tới một hiệp ước không dùng vũ lực và đe dọadùng vũ lực giữa các nước trong khu vực Ủng hộ những nỗ lực nhằm biến Ấn Độ Dương thànhkhu vực hoà bình, những sáng kiến nhằm thiết lập các khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á Ủng

hộ phong trào độc lập dân tộc và đòi phi hạt nhân của các nước nam Thái Bình D ương và trên bánđảo Triều Tiên

Ủng hộ những sáng kiến của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên nhằm làm giảm tình hìnhcăng thẳng và tiến tới thống nhất hai miền đất nước bằng con đường hoà bình và dân chủ

Ủng hộ những biện pháp kiên quyết của Ápganixtan chống cuộc chiến tranh không tuyên bốcủa các thế lực đế quốc và tay sai Nhân dân ta đánh giá cao lập trường đầy thiện chí của Liên Xôtrong quyết định rút một bộ phận, đi tới rút toàn bộ các đơn vị quân đội Liên Xô khỏi Ápganixtankhi đạt được một giải pháp chính trị bảo đảm chấm dứt vĩnh viễn sự can thiệp vũ trang từ bênngoài vào nước này

Đảng ta mong muốn cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước Iran và Irắc sớm chấm dứt

Không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Ấn Độ,nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới, người bạn lớn đã luôn luôn dành chonhân dân ta những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình

Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, vốn có quan hệ hữu nghị lâu đời, đã từng đoànkết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do và xâydựng đất nước Nhân dân hai nước có lợi ích chung là hòa bình, độc lập và phát triển kinh tế.Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trước sau như một, quý trọng và nhất định làm hết sức mình đểkhôi phục tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, và đã đưa ra nhiều đề nghị nhằm sớm bìnhthường hóa quan hệ giữa nước ta và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lập trường của chúng ta làlấy lợi ích cơ bản và lâu dài của hai nước làm trọng Chúng ta cho rằng đã đến lúc hai bên cầnngồi lại cùng nhau thương lượng để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài trong quan

hệ giữa hai nước Một lần nữa, chúng ta chính thức tuyên bố rằng: Việt Nam sẵn sàng đàm phánvới Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệgiữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.Đảng ta hoan nghênh chủ tr ương hợp tình, hợp lý của Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dânLào nhằm bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên cơ sở tôn trọng độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

và cùng tồn tại hoà bình Chúng ta hoàn toàn đồng tình với Chính phủ Lào sẵn sàng làm hết sứcmình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau với Vương quốcThái Lan, trước hết là nối lại đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước

Đảng hoàn toàn ủng hộ lập trường của Cộng hòa nhân dân Campuchia sẵn sàng đàm phán vớicác cá nhân và nhóm đối lập để thực hiện hòa hợp dân tộc trên cơ sở loại trừ bọn tội phạm diệt

Trang 19

chủng Pôn Pốt Chính phủ ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia,đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn vềCampuchia.

Chính phủ và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu nhằm phát triển mối quan hệ hữunghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước Đông Nam Á khác Chúng ta mong muốn và sẵn sàngcùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan

hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.Chủ tr ương tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị với Thụy Điển, Phần Lan, Pháp,Ôxtrâylia, Nhật Bản và với các nước phương Tây khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi Chínhphủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cảithiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á

Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần những tư tưởng và tình cảm cách mạngtrong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình, độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủnghĩa quốc tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn nhiệm

vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân thế giới

Như vậy, trong 5 năm (1986 - 1990), Đảng ta đã có sự thay đổi vượt bậc trong nhận thức vềthế giới và các mối quan hệ của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế Quan điểm “đa dạng hóa,

đa phương hóa” các mối quan hệ quốc tế đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương “đa dạng hóaquan hệ quốc tế” trên quy mô khu vực và thế giới, tạo nên bước chuyển mới trong các hoạt độngngoại giao của Nhà nước ta Có thể xem đây là bước đi quan trọng định hình chính sách ngoạigiao đa phương, tạo tiền đề cho việc triển khai công tác đối ngoại đa phương sau này của ViệtNam

17 An ninh quốc phòng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và Nghị quyết Bộ Chính trị về nhiệm vụ quốc phòng, côngtác quân sự và quốc phòng đã có những đổi mới quan trọng Xuất phát từ quan điểm chiến tranhnhân dân đã thực hiện một cuộc điều chỉnh chiến lược lớn, bố trí lại lực lượng trên phạm vi cảnước, tạo ra thế phòng thủ hợp lý, tăng cường khả năng phòng thủ ở các khu vực trọng điểm; từngbước xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố Đã chấn chỉnh một bước cơ bản tổ chứcbiên chế lực lượng vũ trang, giảm được hơn 60 vạn quân thường trực; đồng thời chú ý xây dựnglực lượng dự bị động viên và nâng cao chất lượng dân quân tự vệ

Đã chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp của quân đội, trước hết là về mặt chính trị, bảođảm quân đội vững vàng trước tình hình phức tạp ở trong nước và trên thế giới, kiên định mục

Trang 20

tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được giao Khắc phục nhiều khó khăn

để bảo đảm đời sống và chính sách đối với bộ đội

Đã thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, rút hếtquân tình nguyện ở Campuchia về nước

Các xí nghiệp quốc phòng và các tổ chức làm kinh tế của quân đội bước đầu chuyển sangthực hiện cơ chế quản lý mới, phấn đấu thực hiện được kế hoạch hằng năm, góp phần bảo đảm choquốc phòng và tham gia xây dựng đất nước

Những kết quả trên lĩnh vực quân sự và quốc phòng đã tác động tích cực đến việc thực hiện

cả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi mới cho côngcuộc xây dựng kinh tế

Thiếu sót nổi lên là chất lượng tổng hợp các lực lượng vũ trang còn có mặt chưa đáp ứngđược yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ Sức chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu, chất lượnghuấn luyện của một số đơn vị chưa cao Đời sống cán bộ và chiến sĩ còn nhiều khó khăn Hiệu quảcông tác đảng, đoàn, công tác chính trị còn hạn chế Việc xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh,thành phố, công tác quản lý và huấn luyện lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ còn nhiềuvấn đề phải giải quyết Nhiều xí nghiệp quốc phòng lúng túng trong quá trình chuyển sang thựchiện cơ chế quản lý mới

Nghị quyết Bộ Chính trị về quốc phòng chưa được quán triệt sâu sắc trong cán bộ các cấp,các ngành Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng có mặt,

có lúc còn thiếu biện pháp tích cực và đồng bộ Chậm nghiên cứu Chiến lược quốc phòng gắn vớiChiến lược kinh tế - xã hội Đảng uỷ và người chỉ huy một số đơn vị quản lý bộ đội thiếu chặt chẽ

Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã có những đổi mới quantrọng về đường lối, chủ trương, phương pháp công tác và xây dựng lực lượng, góp phần giữ vững

ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới; phục vụ yêu cầu pháttriển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; xây dựng, phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ đối ngoại; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhữngthành quả cách mạng trong tình hình mới

Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được khôi phục và phát triển ở nhiều địa bàn, từng bướchình thành một số tuyến, khu vực có phong trào liên hoàn, với nội dung, hình thức phong phú,phòng ngừa và tấn công bọn tội phạm Đấu tranh kiên quyết chống âm mưu "diễn biến hoà bình",ngăn chặn các hoạt động gián điệp, biệt kích, bảo vệ nội bộ, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới,trừng trị bọn tội phạm hình sự, giữ gìn trật tự công cộng

Trang 21

Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự còn rất phức tạp Các thế lực thù địch ở trong nước vàngoài nước câu kết với nhau, ra sức khai thác cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội và những sơ

hở, yếu kém của chúng ta để phá ta bằng các thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt An ninh nội bộ, anninh kinh tế, tư tưởng, văn hoá, an ninh biên giới còn không ít khuyết điểm Trật tự an toàn xã hội,nhất là ở các thành phố, thị xã còn nhiều vấn đề phải giải quyết; tình hình thất thoát lớn tài sản xãhội chủ nghĩa, tham nhũng, buôn lậu, đạo đức suy đồi đang là những vấn đề nóng bỏng

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân Song nguyên nhân trực tiếp là trong cán bộ và nhândân ta còn có mặt hữu khuynh, mất cảnh giác Chúng ta chưa gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội với bảo vệ an ninh, trật tự; chưa quan tâm đúng mức giải quyết những nguyên nhân và điềukiện làm nảy sinh, phát triển tội phạm; còn buông lỏng pháp chế, kỷ cương; đấu tranh chưa mạnh

mẽ, xử lý chưa nghiêm minh những kẻ phạm tội

Công an nhân dân, lực lượng xung kích, nòng cốt đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, đã đượccủng cố một bước về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đã có những đổi mới về quan điểm phục vụnhân dân, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Tinh thần chiến đấu, tác phong công tác, ýthức tổ chức kỷ luật được nâng lên, lực lượng cơ sở, lực lượng bán chuyên trách được củng cố,tăng cường hơn Nhưng nhìn chung, lực lượng công an chưa được xây dựng thực sự vững mạnh,chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới Biểu hiện tiêu cực, quan liêu, cửa quyền còn nhiều.Việc đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật và chăm lo đời sống cho lực lượng công an chưa được quantâm đúng mức

18 Các hội nghị sau Đại hội

Tháng 4/1987, Hội nghị lần thứ hai BCHTW Đảng họp quyết định phương hướng giải quyết

vấn đề lưu thông phân phối (vấn đề nóng bỏng và cấp bách nhất) là phải nắm vững mục tiêu giảm

tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát, giảm khó khăn về đời sốngcủa nhân dân trên cơ sở xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển các hoạt động kinh tếsang hạch toán kinh doanh XHCN, nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, phát huykhả năng tích cực của các thành phần kinh tế khác, mở rộng giao lưu hàng hoá, giải phóng sức sảnxuất

Tháng 8/1987, Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng đã quyết nghị: "Chuyển hoạt động của

các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước vềkinh tế" Hội nghị nhấn mạnh mục đích của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là phải tạo ra động lựcmạnh mẽ giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tếhàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao,

Trang 22

trước mắt nhằm phục vụ ba chương trình kinh tế lớn, từng bước thực hiện "bốn giảm", thiết lậptrật tự kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để tiến lên.

Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng đã phân tích những nguyên nhân làm

cho tình hình kinh tế - xã hội chậm được khắc phục, và quyết định phương hướng lớn chỉ đạo côngcuộc đổi mới đi vào chiều sâu và nêu lên sáu nguyên tắc cơ bản phải được quán triệt trong quátrình đổi mới

Tháng 8/1989, tại TP Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng đã kịp thời quyết

nghị Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện naylà:

1 Khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và những thành tựu vĩ đại của hệthống xã hội chủ nghĩa thế giới

2 Khẳng định tính khách quan và phương hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình cải tổ, cảicách và đổi mới

3 Nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chốngchủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế

4 Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân lòng kiên trì với mục tiêu lý tưởng xã hội chủnghĩa trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc và chính sách đổi mới của Đảng

5 Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự đoàn kết thốngnhất trong Đảng, sự thống nhất ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranh chống những biểu hiệntiêu cực

Tháng 3/1990, Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng đã tập trung bàn chuyên đề về Đổi mới

công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm giải quyếtmột vấn đề có tính chất cơ bản và cấp bách, vừa phục vụ trực tiếp sự nghiệp đổi mới ở nước ta,vừa góp phần bảo vệ chủ nghĩa xã hội Hội nghị cũng đã thảo luận và Nghị quyết về Tình hình cácnước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta Hộinghị cũng đã quyết định cách chức một ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viênBan Chấp hành Trung ương Đảng vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật củaĐảng, gây ra nhiều hậu quả xấu

Tháng 8/1990, Hội nghị lần thứ chín BCHTW Đảng thảo luận về bản Dự thảo Cương lĩnh

xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ và bản Dự thảo Chiến lược ổn định và phát triển

Trang 23

kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2000 và phương hướng chủ yếu kế hoạch năm năm (1991 1995) Hội nghị quyết định công bố Dự thảo các văn kiện đó để lấy ý kiến toàn Đảng và toàn dântrước khi trình Đại hội lần thứ VII của Đảng Hội nghị bàn Một số vấn đề kinh tế - xã hội cấpbách, với tư tưởng chỉ đạo là kiên định thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; nêucao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế; xây dựng ý chílàm cho dân giàu, nước mạnh, chủ động có những phương án khác nhau để thích ứng với tình hìnhmới; nêu cao ý thức tiết kiệm xây dựng đất nước; thống nhất ý chí và hành động, nêu cao ý thức tổchức kỷ luật, giữ vững kỷ cương, tôn trọng luật pháp trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

-● Tháng 11/1990, Hội nghị lần thứ mười BCHTW Đảng đã họp, thảo luận và thông qua nghị

quyết về Phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1991, và nghị quyết về

Dự thảo báo cáo xây dựng đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng và Dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) đểtrình Đại hội lần thứ VII của Đảng Hội nghị nêu rõ: "Việc thực hiện kế hoạch năm 1991 diễn ratrong bối cảnh quốc tế rất phức tạp, mọi hoạt động kinh tế của ta với nước ngoài phải thanh toánbằng ngoại tệ mạnh và theo giá cả thị trường quốc tế

Tháng 1/1991, Hội nghị lần thứ mười một BCHTW Đảng họp để góp ý kiến về Dự thảo Báo

cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Hội nghị thảo luận và nhất trívới nhiều nhận định và chủ trương lớn được nêu trong Dự thảo và góp nhiều ý kiến quan trọng đểnâng cao chất lượng bản Dự thảo Hội nghị quyết định giao cho Bộ Chính trị và Tiểu ban dự thảohoàn chỉnh bản Dự thảo Báo cáo chính trị để đưa ra lấy ý kiến trong toàn Đảng, toàn dân

Tháng 5/1991, Hội nghị lần thứ mười hai BCHTW Đảng họp bàn những công việc chuẩn bị

cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ thứ VII của Đảng Hội nghị lần thứ mười hai của Ban Chấphành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họptháng 6/1991

Ngày 16/6/1991, Hội nghị lần thứ mười ba BCHTW Đảng họp để hoàn tất công việc chuẩn

bị nhân sự và các vấn đề đưa ra trình Đại hội VII

19 Kết quả thực hiện

Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI là đã phân tích đúng đắn

Ngày đăng: 04/03/2022, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w