Thực hiện chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 33 - 37)

d) Khoa họ c công nghệ

19.2 Thực hiện chính sách xã hội.

Việc thực hiện chính sách xã hội tuy có một số tiến bộ, nhưng chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và cịn nhiều thiếu sót.

Đời sống của một bộ phận nhân dân so với 5 năm trước ổn định hơn và có được cải thiện, nhưng nhìn chung cịn khó khăn.

Từ cuối năm 1988 trở đi, vấn đề lương thực xét cân đối chung trên phạm vi cả nước đã được giải quyết tốt hơn. Thị trường thực phẩm dồi dào. Nhu cầu mặc được đáp ứng khá. Nhà ở của một bộ phận dân cư cả ở thành thị và nông thôn được cải thiện. Tiện nghi sinh hoạt trong nhiều gia đình tăng thêm. Việc đi lại của nhân dân dễ dàng hơn. Đời sống tinh thần của nhân dân có một số

mặt được cải thiện như được tự do làm ăn theo pháp luật, làm chủ nguồn thu nhập hợp pháp, tham gia vào các quyết định lớn của Đảng và Nhà nước, nguồn thông tin và nhận thông tin được mở rộng hơn trước...

Một bộ phận nhân dân có thu nhập cao chính đáng nhờ biết kinh doanh, hoặc có lao động xuất khẩu.

Nhờ thực hiện các chính sách mới, tỷ lệ thu nhập của xã viên trong giá trị sản phẩm thu hoạch sau Khoán 10 đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trên dưới 10% hộ nơng dân cịn thường xun gặp khó khăn, túng thiếu; ở những vùng hay bị thiên tai, một số vùng núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, ở những nơi có nhiều gia đình thuộc diện chính sách, các gia đình neo đơn thì tỷ lệ trên cịn cao hơn. Nhà ở của nơng dân một số vùng còn đơn sơ. Sinh hoạt văn hố ở nơng thơn nhiều nơi cịn nghèo nàn.

Ở thành thị, người lao động ở những đơn vị sản xuất thua lỗ thì rất khó khăn, những người làm dịch vụ, bn bán nhìn chung có thu nhập khá.

Một bộ phận khơng nhỏ nhân dân ta cịn sống dưới nhu cầu tối thiểu. Số trẻ em suy dinh dưỡng cịn lớn. Khó khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút nhiều là những người mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội.

Hơn bốn năm qua, để đáp ứng các nhu cầu đời sống nhân dân, chúng ta đã động viên và phát huy khả năng của tồn xã hội, khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động. Đó là phương hướng đúng tạo động lực cho sự phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội. Khuyết điểm là cịn thiếu chính sách, biện pháp có hiệu lực để ngăn chặn thu nhập phi pháp và điều tiết mức thu nhập. Tuy mức sống còn thấp nhưng trong tiêu dùng của một bộ phận nhân dân và cán bộ cịn nhiều xa hoa, lãng phí, có một số mặt vượt q trình độ và khả năng của nền kinh tế chung.

Nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội của nước ta có nguyên nhân ở tốc độ phát triển dân số quá cao. Nhịp độ tăng dân số năm 1990 khoảng 2,2%. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa tiến hành tốt, đầu tư phương tiện cho cơng tác này q ít và cịn thiếu những chính sách nhất qn, đồng bộ và có hiệu lực. Nhiều vùng nơng thơn chưa có chuyển biến trong việc hạn chế sinh đẻ. Tốc độ tăng dân số quá nhanh tạo nên áp lực lớn về đời sống và việc làm, cản trở việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân.

Vấn đề việc làm đặc biệt gay gắt. Trong hơn bốn năm qua, việc thực hiện chính sách kinh tế hàng hố nhiều thành phần đã tạo điều kiện quan trọng để giải quyết thêm việc làm. Đã phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm do Nhà nước, các đoàn thể và cá nhân đứng ra tổ chức. Hình thức thanh niên xung phong đi xây dựng các khu kinh tế mới hoặc đảm nhiệm các cơng trình xây dựng tiếp tục phát triển. Các hình thức quân đội kết hợp làm kinh tế được mở rộng. Nhờ những biện pháp ấy, trong 5 năm 1986-1990 có thêm 4,2 triệu lao động đã tìm được việc làm. Tuy vậy, những cố gắng và tiến bộ trên mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu giải quyết việc làm cho tồn xã hội, số người khơng có việc làm từ nhiều nguồn tăng lên nhanh. Các chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cịn bị động, chắp vá.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ trong việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp cũng như cơ cấu hệ thống giáo dục. Những kết quả ban đầu được thể hiện ở việc từng bước đa dạng hố loại hình giáo dục, đào tạo, dân chủ hố quản lý nhà trường, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội. Nội dung giáo dục phổ thông đã được đổi mới một phần, chất lượng lớp 1, lớp 2 và ở trường chun, lớp chọn có tiến bộ. Q trình đào tạo đại học và chuyên nghiệp được tổ chức lại và có một số cải tiến. Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân, sự nghiệp giáo dục, đào tạo được duy trì, có một số mặt ổn định hoặc phát triển. Số học sinh, sinh viên nước ta hiện nay là 15 triệu người, chiếm gần 1/4 dân số.

Tuy nhiên, nền giáo dục nước ta chưa thốt khỏi tình trạng yếu kém do trình độ kinh tế, do thiếu sự quan tâm đúng mức ở tầm chỉ đạo chiến lược, đồng thời do công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo còn nhiều khuyết điểm và nhược điểm.

Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Số học sinh phổ thông chán học và bỏ học ngày càng nhiều. Số người mù chữ tăng lên. Chính sách đối với giáo viên tuy có cải tiến, nhưng chưa hấp dẫn thanh niên học giỏi vào ngành sư phạm, đời sống của đa số các thầy cô giáo cịn q thấp, có nơi giáo viên bỏ nghề đến mức số mới được đào tạo ở các trường sư phạm khơng bù lại kịp. Trình độ chun mơn của giáo viên chậm được nâng cao. Việc đầu tư cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số cịn q ít ỏi. Chậm sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trường phổ thông.

Công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân vẫn được duy trì trong điều kiện có nhiều khó khăn. Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có một số tiến bộ. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được ngành y tế thực hiện tốt trên phạm vi cả nước, đạt kết quả đáng khích lệ, giảm nhiều số trẻ em chết dưới một tuổi. Chủ trương bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp bách, nhất là chống các bệnh nhiễm trùng, chống suy dinh dưỡng và vệ sinh mơi trường, đồng thời phịng chống những bệnh tật của một nước đang phát triển công nghiệp, bước đầu đã thu được một số kết quả. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và mở rộng ở nhiều nơi.

Tuy nhiên, nhìn chung cơng tác phòng và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Đa số các bệnh viện từ trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp nhiều. Bệnh sốt rét phát triển ở một số huyện, xã miền núi. Kinh phí của Nhà nước khơng đủ cho nhu cầu của y tế, nhưng chưa có những hình thức và biện pháp thích hợp để giải quyết. Việc thu viện phí chưa hợp lý, gây nhiều lộn xộn. Vệ sinh môi trường như cung cấp nước sạch, giải quyết chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sống là những vấn đề tồn tại lớn.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại. Trong các ngành văn học, nghệ thuật đã có một số tác phẩm tốt. Đội ngũ văn nghệ sĩ thuộc các thế hệ có những đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, dân chủ bước đầu được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo.

Tuy nhiên, mức hưởng thụ văn hố, văn nghệ của đơng đảo nhân dân lao động còn thấp, nhất là ở nhiều vùng nơng thơn, miền núi. Hoạt động văn hố, văn nghệ thường tập trung ở các đơ thị và có khuynh hướng chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc: coi nhẹ văn nghệ dân tộc và cách mạng, nhìn xã hội tồn màu đen, "để cho quần chúng tự chọn món ăn, v.v..

Cơng tác quản lý văn hố tuy có đổi mới, nhưng cịn nhiều khuyết điểm, chưa quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, nhập phim, làm phim, để cho các văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan, gây hại lớn. Chưa có những biện pháp tích cực để phổ biến rộng rãi trong nhân dân các tác phẩm có giá trị. Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, tuồng, chèo... đang gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)