Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 38 - 40)

d) Khoa họ c công nghệ

19.4 Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân

nhân dân

Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới là bước đầu thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cơ chế và chính sách mới đã mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật.

Các hoạt động văn hố, thơng tin, báo chí, xuất bản có bước phát triển mới về nội dung và phương pháp thông tin, về nghiên cứu và sáng tạo, về thảo luận dân chủ các ý kiến khác nhau, tự phê bình và phê bình, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực.

Trong sinh hoạt đảng, hoạt động của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, cũng như trong xã hội, đã có khơng khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn, phê phán khuyết điểm, sai lầm, khắc phục dần hiện tượng dân chủ hình thức. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đã được nhân dân tham gia ý kiến trước khi quyết định.

Tuy nhiên, những tiến bộ đó cịn hạn chế. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ. Trong xã hội cịn khơng ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng. Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật. Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hoá đầy đủ.

Thực tế mấy năm qua cho thấy, để đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị, xây dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề mấu chốt là phân định rõ chức năng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; kiên quyết chống quan liêu, chống những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời phê phán và khắc phục những khuynh hướng lệch lạc.

Theo hướng đó, đã có những chủ trương, biện pháp sửa đổi tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạt động lập pháp được đẩy mạnh. Bốn năm qua (tính đến hết năm 1990), Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã ban hành 24 luật và 33 pháp lệnh. Các kỳ họp Quốc

hội đã thể hiện rõ hơn tinh thần dân chủ, quyền hạn và trách nhiệm của các đại biểu nhân dân. Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường và có hiệu quả hơn trước.

Hội đồng Bộ trưởng và uỷ ban nhân dân các cấp đã bước đầu đổi mới phương thức hoạt động, có tiến bộ trong điều hành và quản lý nhà nước bằng pháp luật, giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng. Hội đồng Bộ trưởng và các bộ đã coi trọng chỉ đạo các hoạt động ở tầm vĩ mô; đã sắp xếp một bước tổ chức bộ máy các bộ, tổng cục và các cơ quan chuyên mơn cấp tỉnh, huyện.

Các cơ quan tồ án, kiểm sát đã được kiện toàn một bước. Nhiều tổ chức bổ trợ cho cơng tác xét xử đã hình thành.

Tuy nhiên, sự điều hành và quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô nói chung cịn lúng túng và có nhiều khuyết điểm, nhược điểm; một số quyết định còn sơ hở. Còn thiếu nhiều luật cần thiết. Khơng ít luật và pháp lệnh đã ban hành không được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Nhiều vụ phạm pháp không được xét xử hoặc xét xử chậm, xử chưa nghiêm. Tổ chức các cơ quan xét xử còn yếu.

Chưa vận dụng tốt khoa học quản lý vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sự phân công, phân nhiệm và các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp có những nhược điểm chưa rõ. Sự phân cấp quản lý giữa trung ương với các địa phương và cơ sở vừa chưa đầy đủ, vừa chưa phù hợp với sự thay đổi của cơ chế quản lý. Đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước ít được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ; thiếu kinh nghiệm về tổ chức và quản lý nhà nước, nhất là khi chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới về kinh tế, xã hội; hiệu suất lao động và cơng tác cịn thấp.

Khuyết điểm lớn là đến nay chưa thực hiện được cuộc cải cách cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước như Đại hội VI đã đề ra. Tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh, nặng nề, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới phương thức hoạt động của Nhà nước. Việc sắp xếp lại tổ chức và giảm biên chế có những trường hợp cịn hình thức, kém hiệu quả.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, nhất là từ sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dânđã cố gắng đổi mới tổ chức và hoạt động. Đại hội của nhiều đoàn thể đã được tiến hành theo tinh thần: đổi mới - dân chủ - đoàn kết. Các đoàn

thể, các tổ chức xã hội đã coi trọng việc đoàn kết, tổ chức đoàn viên, hội viên cùng chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thực. Bộ máy của các đoàn thể ở các cấp được sắp xếp lại một bước. Thêm nhiều tổ chức xã hội, tổ chức theo nghề nghiệp được thành lập, thu hút đơng đảo hội viên, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là ở cơ sở.

Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, nhiều đoàn thể chưa xác định được thật rõ chức năng, nhiệm vụ, còn lúng túng về phương thức hoạt động và xây dựng tổ chức. Lề lối làm việc còn nặng hành chính, hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cịn thấp. Nhiều tổ chức cơ sở của các đoàn thể hoạt động thất thường.

Nhiều đoàn viên, hội viên khơng thiết tha gắn bó với tổ chức của mình. Một số cán bộ đồn thể không yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)