Ba chương trình kinh tế(lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu)

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 25 - 28)

Thành tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế(lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu).

Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khốn trong nơng nghiệp, xố bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương thực- thực phẩm trên phạm vi cả nước. Nhưng bình quân lương thực đầu người của nước ta cịn thấp, việc điều hồ lương thực có lúc chưa tốt, quản lý dự trữ lương thực quốc gia có khuyết điểm lớn, giá cả lương thực - thực phẩm có những lúc tăng đột biến vì nhiều ngun nhân, tình trạng thiếu đói từng thời gian vẫn cịn xảy ra ở nhiều nơi. Chúng ta không thể chủ quan, coi nhẹ nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất và điều hoà lương thực - thực phẩm.

Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thơng tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng cũng tăng hơn trước và có tiến bộ rõ rệt về mẫu mã, chất lượng. Một số sản phẩm tư liệu sản xuất tăng khá. Các cơ sở sản xuất gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hố nhiều thành phần và đổi mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thơng hàng hố. Tuy nhiên, sản xuất cơng nghiệp nói chung, trong đó có sản xuất hàng tiêu dùng, phát huy tiềm năng còn thấp. Nhiều cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp quốc doanh địa phương, đang gặp khó khăn, chủ yếu do trình độ trang bị kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, thiếu thị trường tiêu thụ và thiếu vốn, lại bị hàng ngoại chèn ép.

Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về quy mơ, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu đôla năm 1986, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đôla năm 1990. Đã giảm được khá lớn mức độ nhập siêu so với trước đây. Phần bù lỗ cho xuất khẩu giảm đáng kể. Từ năm 1989 có thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác.

Tuy nhiên, xuất khẩu còn phải vươn lên mạnh mới đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu và trả nợ, thị trường mở ra còn chậm và bấp bênh, chưa có nhiều mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường vững chắc, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thơ cịn lớn. Quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều sơ hở: hàng nhập lậu tràn lan; ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, nhất là ngoại tệ mạnh, chưa được quản lý thống nhất và sử dụng có hiệu quả; tranh mua hàng xuất khẩu đẩy giá lên cao và tranh bán dẫn đến bị nước ngồi dìm giá.

Những kết quả thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế gắn liền với những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Nhà nước đình và hỗn nhiều cơng trình đã ký với nước ngồi và của một số ngành, địa phương để tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm trực tiếp phục vụ ba chương trình kinh tế hoặc có ý nghĩa trọng yếu. Trong 5 năm 1986-1990 đã dành cho ba chương trình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân

sách trung ương, 75-80% vốn đầu tư của địa phương. Ngoài ra, phần đầu tư của nhân dân rất lớn, đồng thời cũng đã thu hút được một số vốn đầu tư của nước ngoài. Mặc dù vốn đầu tư của ngân sách trung ương giảm, nhưng xét tổng thể các thành phần kinh tế thì tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế khơng giảm.

Nhiều cơng trình cơng nghiệp nặng quan trọng được khởi công từ những năm trước đã được đưa vào sử dụng. Đã hình thành một số ngành sản xuất mới có triển vọng tốt như dầu khí, cơng nghiệp lắp ráp hàng điện tử, nuôi và chế biến tôm... Đã xuất hiện một số vùng sản xuất hàng hố tập trung về lương thực, trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá và phục vụ đời sống nhân dân.

Nhưng việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư cịn có tình trạng phân tán, khơng tập trung vào các cơng trình thiết yếu, cịn nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Mặt khác, do nguồn vốn ngân sách quá eo hẹp nên đã hạn chế việc dành thêm vốn cho ba chương trình kinh tế, cơ sở hạ tầng và đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cho đầu tư vào một số ngành và vùng trọng điểm mang lại hiệu quả nhanh. Nhiều cơ sở công nghiệp và thương nghiệp quốc doanh chậm được sắp xếp lại; một số hoạt động thương nghiệp, dịch vụ phát triển không hợp lý và lộn xộn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản chậm phát triển; cơ cấu kinh tế miền núi chưa có chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)