Đảng trong công cuộc đổi mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 40 - 42)

d) Khoa họ c công nghệ

19.5 Đảng trong công cuộc đổi mới.

Từ Đại hội VI đến nay là thời gian có nhiều thử thách lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng ta. Trong tình hình đất nước và quốc tế có những diễn biến nhanh và phức tạp, Đảng đã kiên trì đường lối đổi mới, đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện có kết quả một số chủ trương, chính sách lớn về đối nội và đối ngoại, mở ra hướng phát triển mới của đất nước; tích cực sửa chữa những khuyết điểm mà Đại hội VI đã chỉ ra. Trong q trình đó, Đảng có bước trưởng thành mới, có thêm những kiến thức và kinh nghiệm mới, nhất là về lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo nhà nước.

Nét nổi bật là trong Đảng đã có sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Với tinh thần độc lập sáng tạo, Đảng đã cụ thể hoá và phát triển Nghị quyết Đại hội VI, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đảng kịp thời khẳng định những vấn đề có tính ngun tắc của cơng cuộc đổi mới, bảo đảm ổn định về chính trị để thực hiện đổi mới có kết quả. Những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực chứng tỏ đường lối và bước đi của Đảng ta là đúng đắn, năng lực cụ thể hoá nghị quyết và tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành có tiến bộ.

Cơng tác tư tưởng đã được coi trọng, góp phần đổi mới tư duy, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho đảng viên và nhân dân, tạo ra sự nhất trí đối với đường lối, quan điểm của Đảng. Đã chú ý mở rộng thông tin, thông tin nhiều chiều, tuyên truyền những nhân tố mới, phổ biến những kinh nghiệm tốt, đồng thời tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống những quan điểm và nhận thức sai trái, bảo vệ quan điểm đúng đắn của Đảng.

Về công tác tổ chức và cán bộ, đã sắp xếp lại một số tổ chức, điều chỉnh, thay đổi nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, các ngành, các cấp. Thu gọn bớt một số ban, bộ, uỷ ban, tổng cục, bỏ nhiều vụ, cục, phịng trung gian. Bộ máy chính quyền ở nhiều cơ sở, bộ máy quản lý ở nhiều xí nghiệp, hợp tác xã gọn nhẹ hơn trước. Các chi bộ đảng ở nông thôn được sắp xếp lại hợp lý hơn, chủ yếu theo địa bàn dân cư (thơn, xóm, ấp, bản). Trong số cán bộ mới, nhiều đồng chí đã phát huy tác dụng tốt. Cơng tác cán bộ có mặt đã được cải tiến theo hướng dân chủ và tập thể hơn. Việc kết hợp nhiều độ tuổi ở mỗi cơ quan lãnh đạo là một kinh nghiệm tốt bảo đảm tính liên tục và tính kế thừa trong đội ngũ cán bộ.

Việc thực hiện các nghị quyết về xây dựng đảng, tiến hành cuộc vận động chỉnh đốn làm trong sạch Đảng nhất là đợt sinh hoạt chính trị, tiến hành đại hội đảng bộ các cấp gần đây, đã thúc đẩy phát triển dân chủ trong Đảng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng, nâng thêm trình độ nhận thức và năng lực công tác của đội ngũ đảng viên. Cho đến nay, tuy có một bộ phận đảng viên thoái hoá, hư hỏng, một số kém tác dụng, nhưng số đơng đảng viên mà nịng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ trung ương đến cơ sở vẫn giữ vững phẩm chất chính trị, nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, phấn đấu thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Phương thức lãnh đạo đã có những cải tiến trên cơ sở nhận thức rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và chức năng của các đoàn thể, tơn trọng vai trị và quyền hạn của cơ quan nhà nước và các đồn thể; bớt được những hiện tượng ơm đồm, bao biện.

Tuy vậy, công tác xây dựng đảng chuyển biến chậm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở các cấp chưa chuyển kịp theo yêu cầu đổi mới. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ, một số quan điểm và chủ trương lớn của Đảng chưa được cụ thể hoá một cách đồng bộ. Hệ thống tổ chức của Đảng trước yêu cầu đổi mới còn những mặt chưa hợp lý, bộ máy vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Một số tổ chức cơ sở đảng quá yếu, có nơi gần như tê liệt. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, đảng viên nói chung cịn thấp. Sự suy thối về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Tình trạng mất đồn kết nội bộ xảy ra trong nhiều tổ chức đảng. Trong Đảng vừa có những biểu hiện bảo thủ, khơng chịu đổi mới, vừa có khuynh hướng đổi mới nóng vội, rập khn cách làm của nước khác; cũng có cả tư tưởng dao động, cơ hội về chính trị. Phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, tình trạng nhiều cấp uỷ đảng (nhất là ở nơng thơn) bao biện, làm thay cơng việc của chính quyền vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản; đồng thời cũng

cịn những biểu hiện bng lỏng sự lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực và ở một số loại hình cơ sở (như xí nghiệp, cơ quan, trường học...).

Nhiều cấp uỷ không đi sâu chỉ đạo công tác xây dựng đảng. Một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng đảng không được thực hiện đến nơi đến chốn. Cơng tác tư tưởng có lúc bị bng lỏng, thiếu chủ động và không sắc bén. Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên chưa được tiến hành một cách kiên quyết và có hiệu quả. Việc kiện tồn tổ chức, tinh giản biên chế đạt kết quả thấp là do thiếu những phương án tổng thể, khoa học, chỉ đạo không tập trung. Thực hiện kém việc quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chưa có cơ chế hợp lý để phát hiện và lựa chọn nhân tài. Tư tưởng cá nhân, cục bộ, phong kiến đã gây trở ngại cho việc nhận xét, bố trí, đề bạt cán bộ. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế mới và nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)