Đánh giá tổng quát và kinh nghiệm tiến hành đổi mớ

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 42 - 46)

d) Khoa họ c công nghệ

19.6 Đánh giá tổng quát và kinh nghiệm tiến hành đổi mớ

Tổng quát lại, sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đường lối đổi mới từng bước được cụ thể hoá, bổ sung, phát triển và đang đi vào cuộc sống.

● Tình hình chính trị của đất nước ổn định

● Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực: bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; nhiều năng lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn; tốc độ lạm phát được kiềm chế bớt.

● Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện. So với trước đây thì hiện nay mức độ khủng hoảng đã giảm được một phần.

● Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, bước đầu chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

● Quốc phịng được giữ vững, tình hình an ninh về cơ bản được bảo đảm. Từng bước phá thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Những thành tựu nói trên chứng tỏ đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Qua thực tiễn, chúng ta có thêm những nhận thức mới và kinh nghiệm quan trọng về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm nước ta. Đó là cơ sở rất quan trọng để chúng ta tiếp tục tiến lên.

Mặt khác, cần nhận thức đầy đủ những yếu kém và khó khăn lớn: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơng cuộc đổi mới cịn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Đáng chú ý là những vấn đề lớn sau đây:

● Lạm phát còn ở mức cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài, lao động thiếu việc làm tăng lên. Chế độ lương quá bất hợp lý. Đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nơng dân bị giảm sút.

● Sự nghiệp văn hố, xã hội nhiều mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực và bất công xã hội phổ biến; lối sống thực dụng, hủ tục mê tín, dị đoan phát triển; tình trạng vi phạm dân chủ cịn nhiều.

● Pháp luật, kỷ cương chưa nghiêm. An ninh, trật tự và an tồn xã hội cịn phức tạp. Vẫn có những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị khơng thể xem thường.

● Bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cồng kềnh, phong cách làm việc cịn quan liêu, kém hiệu lực. Khơng ít cán bộ, đảng viên khơng đủ năng lực và phẩm chất đảm đương nhiệm vụ, thậm chí tha hố biến chất, khơng được quần chúng tín nhiệm. Việc nâng cao ý chí cách mạng trong Đảng, thanh lọc đảng viên; lựa chọn, bố trí, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán; cải cách căn bản hệ thống tổ chức là những vấn đề lớn đòi hỏi phải giải quyết.

Nhân tố quyết định đem lại những thành tựu đổi mới là sự lãnh đạo kiên định, vững vàng của Đảng, tinh thần cách mạng và sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân. Hơn bốn năm qua, trong bối cảnh quốc tế và trong nước cực kỳ phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đổi mới theo những phương hướng về cơ bản là đúng đắn; nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã chấp nhận thử thách, chịu đựng và vượt qua nhiều khó khăn trong q trình đổi mới, từng bước làm chuyển biến tình hình.

Nguyên nhân của những mặt khó khăn và yếu kém có phần là hậu quả của nhiều năm trước đây để lại và là khó khăn của q trình đi lên, vừa do những tác động bất lợi của tình hình thế giới, song cần nhấn mạnh những khuyết điểm chủ quan trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Những khuyết điểm có tính chất bao trùm là Đảng chậm xác định rõ yêu cầu và nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo trong giai đoạn mới, chưa tập trung nghiên cứu đề ra phương

hướng, chủ trương rõ ràng và chỉ đạo thực hiện tích cực việc tổ chức lại bộ máy, cịn thiếu những biện pháp có hiệu lực để nâng cao chất lượng đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng; cơng tác cán bộ cịn nhiều khuyết điểm. Nhà nước ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý, có những việc làm chưa đúng với quy luật khách quan. Cịn nhiều lúng túng, thiếu sót và sơ hở trong điều hành, quản lý vĩ mơ nền kinh tế thị trường (nhất là trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tiền lương) cũng như trong quản lý văn hố, xã hội. Vừa có tình trạng thiếu nhất qn trong một số chủ trương đổi mới, vừa có sự bng lỏng vai trị quản lý đối với xã hội.

Từ thực tiễn những thành công và va vấp trong mấy năm qua, có thể nêu lên mấy kinh nghiệm bước đầu về tiến hành công cuộc đổi mới:

Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên

định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta. Chúng ta phê phán những khuyết điểm, sai lầm trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng khơng quan niệm những lệch lạc đó là khuyết tật của bản thân chế độ, coi khuyết điểm là tất cả, phủ định thành tựu, từ đó dao động về mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có kết quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Chính vì vậy, phải giữ vững tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đề ra đường lối đổi mới phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta, đáp ứng đúng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ta. Coi trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm của thế giới, nhưng không lúc nào được giáo điều, sao chép máy móc cách làm của nước ngồi. Các chủ trương đổi mới đều phải nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, đều phải lấy kết quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để kiểm nghiệm.

Điều kiện cốt yếu để công cuộc đổi mới giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa và đi đến thành công là trong quá trình đổi mới Đảng phải kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trị lãnh đạo xã hội. Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.

Hai là, đổi mới tồn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm

phù hợp. Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực, nội dung đổi mới cũng bao gồm nhiều mặt: từ đổi mới quan niệm

đến đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức, cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. Nếu chỉ đổi mới một lĩnh vực hoặc một khâu nào đó thì cơng cuộc đổi mới khơng thể đạt kết quả mong muốn. Đồng thời trong mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết làm cơ sở đổi mới các khâu khác và lĩnh vực khác.

Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội. Vì chính trị đụng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng khơng vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đồn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ.

Ba là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đơi với tăng cường vai trị quản

lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Đổi mới về kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hồn tồn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Song thực tế cho thấy, bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển nhiều loại tệ nạn xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực ấy, giữ cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý về kinh tế - xã hội bằng luật pháp, kế hoạch, chính sách, thơng tin, tun truyền giáo dục và các công cụ khác.

Bốn là, chúng ta khẳng định tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, nhưng để phát huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả thì q trình đó phải được lãnh đạo tốt, có bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị, xã hội nói chung. Có như vậy mới thực sự bảo đảm được quyền làm chủ của nhân dân, động viên toàn dân hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chạy theo những đòi hỏi dân chủ cực đoan, thực hiện dân chủ mà không gắn liền với kỷ

luật, kỷ cương hoặc khơng tính tốn đầy đủ đến tình hình chính trị, xã hội, thì mọi ý định tốt đẹp về phát huy dân chủ không thể thực hiện thành công, ngược lại sẽ đưa đến những hậu quả làm tổn hại lợi ích của nhân dân.

Năm là, trong quá trình đổi mới, phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải

quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và khơng ngừng hồn chỉnh lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mỗi chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế, xã hội, dù là đúng đắn nhất, thì trong q trình thực hiện, bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu cũng thường có những hệ quả tiêu cực nhất định, những vấn đề mới nảy sinh, cần phải dự kiến trước và theo dõi để chủ động ngăn ngừa, giải quyết tránh suy nghĩ đơn giản, một chiều, đến khi thấy có vấn đề mới nảy sinh, có mặt tiêu cực mới xuất hiện thì hoang mang, hốt hoảng. Khơng vì gặp khó khăn mà dao động và quay lại những cách làm sai lầm cũ.

Cơng cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan đến nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì cơng cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được sai lầm và những bước đi quanh co, phức tạp.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VI, nhờ sự phấn đấu của toàn Đảng và toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, đồng thời còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Đổi mới là cuộc cách mạng đang trong quá trình vận động, chưa thể kết thúc trong một thời gian ngắn. Nhiệm kỳ Đại hội VII sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới, ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh, khắc phục khó khăn trở ngại, tiến lên giành những thắng lợi mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng ( tháng 12 1986 ) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)