Chu trình G80 – Thoát chu trình Lệnh G80 chỉ thị thực hiện chạy dao nhanh tới tọa độ x, y và không thực hiện bất kì chuyển động nào theo phương Z 2.. Nguyên công doa thường được sử dụng
Trang 1CÁC CHU TRÌNH GIA CÔNG LỖ
1 Chu trình G80 – Thoát chu trình
Lệnh G80 chỉ thị thực hiện chạy dao nhanh tới tọa độ x, y và không thực hiện bất kì chuyển động nào theo phương Z
2 Chu trình G81 – Khoan
G81 X Y Z R F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình khoan G81 được sử dụng để khoan lỗ thông thường gồm 4 bước
- Chạy dao đến tọa độ (x, y) của tâm lỗ
- Tiến dao nhanh theo phương Z đến tọa độ điểm tham chiếu R
- Thực hiện chuyển động khoan lỗ từ độ cao R đến Z (đáy lỗ)
- Thoát dao về độ cao R (nếu dùng G99) hoặc độ cao xuất phát (nếu dùng G98)
3 Chu trình G82 – Doa
G82 X Y Z R P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình
Về cấu trúc, chu trình G82 tương tự như chu trình G81 chỉ khác là thêm vào bước xoáy tại đáy lỗ trong khoảng thời gian p Nguyên công doa thường được sử dụng sau nguyên công khoan để mở rộng và tăng độ chính xác gia công lỗ
4 Chu trình G83 – Khoan lỗ sâu
G83 X Y Z R Q F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- Q : chiều sâu ăn dao
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình G83 được thiết kế để khoan lỗ sâu với nhiều bước ăn dao và thoát phoi xen kẽ để thoát phoi Cấu trúc chương trình gồm những bước sau
- Chạy dao nhanh đến tọa độ (x, y) của tâm lỗ
- Tiến dao nhanh theo phương z xuống cao độ R
- Ăn dao xuống chiều sâu q
- Thoát dao về cao độ R để thoát phoi
- Chạy dao nhanh xuống chiều sâu cắt trước đó
Trang 2- Ăn dao xuống chiều sâu q
- Lặp lại bước 4 và 6 cho đến khi đạt chiều sâu đáy lỗ
- Thoát dao về cao độ R
Chiều sâu ăn dao q được tính theo tọa độ tương đối và có giá trị dương Từ bước gia công thứ 2 trở đi, tiến dao nhanh được thực hiện cho tới chiều sâu cắt đã thực hiện được ở bước trước đó
5 Chu trình G84 – Taro
G84 X Y Z R P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Qui trình taro được thực hiện bởi chuyển động quay quanh trục chính theo chiều quay kim đồng hồ và chuyển động ăn dao phù hợp với tốc độ quay trục chính để đạt được bước ren chính xác và tránh gãy dao Thoát phoi được thực hiện bởi đảo chiều quay trục chính
6 Chu trình G85 – Doa tinh
G85 X Y Z R F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình G85 được thiết kế để doa lỗ theo 2 chiều – Z và + Z Qui trình này cho phép đạt được độ chính xác gia công cao, do đó còn được gọi là chu trình doa tinh
7 Chu trình G86 – Doa thô
G86 X Y Z R F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình G86 gồm các bước tương tự như chu trình khoan 81 , ngoại trừ thủ tục ngừng quay trục chính khi gia công tới chiều sâu đáy lỗ Chu trình này dùng để doa thô
8 Chu trình 87 – Khoét lỗ bậc
G87 X Y Z R Q P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
Trang 3- Q : chiều sâu ăn dao
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình
Chu trình G87 được thiết kế để khoét lỗ bậc kín đã được khoan phá từ trước Để dao có thể di chuyển qua bậc thứ nhất cần ngừng và xoay trục chính tới vị trí xác định (Oriented Spindle Stop – OSS) sau đó chuyển dịch trục chính sang ngang 1 khoảng q trước khi tiến dao xuống đáy lỗ Chu trình bao gồm các bước sau :
- Chạy dao nhanh đến tân lỗ (x, y)
- Ngừng và xoay trục chính đến vị trí xác định
- Dịch trục chính sang ngang 1 khoảng q
- Tiến dao nhanh xuống cao độ R
- Dịch trục chính trở về tâm lỗ
- Quay trục chính
- Ăn dao ngược lên cao độ Z
- Ngừng quay và xoay trục chính đến vị trí xác định
- Dịch chuyển trục chính sang ngang 1 khoảng q
- Thoát dao về cao độ xuất phát
- Dịch trục chính trở về tâm lỗ
- Quay trục chính
9 Chu trình G88 – Doa
G88 X Y Z R P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu kì Chu trình G88 bao gồm các bước tương tự như G86 ngoại trừ thêm bước xoáy tại đáy lỗ trong khoảng thời gian p
10 Chu trình G89 – Doa
G89 X Y Z R P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình G89 bao gồm các bước tương tự như chu trình G85 ngoại trừ có thêm bước xoáy tại tâm lỗ trong khoảng thời gian p
11 Chu trình G73 – Khoan tốc độ cao
G73 X Y Z R Q F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
Trang 4- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- Q : chiều sâu ăn dao
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình G73 được thiết kế để khoan lỗ sâu, tương tự như chu trình G83 gồm các bước ăn dao và thoát dao xen kẽ để thoát phoi Khác với chu trình G83 (thoát về cao độ R), chu trình G73 chỉ thoát dao lên 1 khoảng d Hành trình thoát dao ngắn có tác dụng bẻ gãy phoi, làm cho phoi thoát dễ dàng, tăng tuổi thọ dụng cụ cắt, chất lượng cũng như năng suất gia công
12 Chu trình G76 – Doa chính xác
G76 X Y Z R Q P F K
- X, Y : tọa độ tâm lỗ
- Z : chiều sâu đáy lỗ
- R : cao độ tham chiếu
- Q : chiều sâu ăn dao
- P : thời gian xoáy tại đáy lỗ
- F : tốc độ chạy dao
- K : số lần lặp lại chu trình Chu trình này được thiết kế để doa lỗ yêu cầu độ chính xác cao Sau khi gia công tới chiều sâu đáy lỗ và xoáy tại đáy lỗ trong khoảng thời gian p, trục chính ngừng quay Chu trình thực hiện các bước kế tiếp tuần tự như sau : xoay đầu dao tới vị trí xác định , dịch chuyển trục chính sang ngang 1 khoảng q, thoát dao lên cao độ R (hoặc cao
độ xuất phát), dịch chuyển trục chính trở lại đường tâm, khởi động lại trục chính Chu trình này đảm bảo bề mặt gia công không bị cọ sát, do đó đạt độ chính xác cao nhất