Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
174 KB
Nội dung
Chương I
TỔNG QUANVỀCHẤTLƯỢNG
1. Quan niệm về sản phẩm trong nền kinh tế hiện đại
1.1 Khái niệm sản phẩm
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị
trường. Mỗi sản phẩm được sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất
định của người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và
những tiến bộ kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người về các loại sản phẩm
ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và yêu cầu cao
hơn vềchất lượng. Ngày nay sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra
không chỉ đáp ứng những yêu cầu về giá trị sử dụng vật chất mà cả về những
yếu tố tinh thần, văn hóa của người tiêu dùng.
Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định
nghĩa là ''kết quả của hoạt động hay các quá trình''. Như vậy, sản phẩm
được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra
vật phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ. Tất cả các doanh nghiệp trong mọi
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều tạo ra hoặc cung cấp ''sản phẩm'' của
mình cho xã hội. Hơn nữa, bất kỳ một yếu tố vật chất hoặc một hành động
nào do doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp đều được gọi là sản phẩm. Quan điểm này đã phát triển
khái niệm sản phẩm đến phạm vi rộng lớn hơn bao trùm mọi kết quả từ hoạt
động của các doanh nghiệp không kể được tiêu dùng nội bộ hay bên ngoài
doanh nghiệp.
1
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô
hình tương ứng với 2 bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản
phẩm.
Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện
dưới một hình thức cụ thể, rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những
sản phẩm được lắp ráp, nguyên vật liệu đã chế biến. Các thuộc tính phần
cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ thuật,
kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ
thuộc rất chặt chẽ vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử
dụng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho
khách hàng và các yếu tố như thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm đáp
ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng. Những yếu tố
phần mềm của sản phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều
hơn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính những yếu tố
phần mềm lại tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh khó sao chép hơn là những yếu
tố phần cứng của sản phẩm. Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh có thể
được biểu diễn khái quát theo sơ đồ sau:
l
2
Phần cứng: Hữu hình:
* Vật thể bộ phận
* Sản phẩm được lắp ráp
* Nguyên vật liệu
Phần mềm : Vô hình:
* Các dịch vụ
* Các khái niệm
* Thông tin
SẢN PHẨM
Hình 1.1. Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh
1.2. Phân loại sản phẩm
Trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất hàng ngày, con
người sử dụng rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Nhu cầu của con người rất phức tạp và phát triển theo hướng ngày
càng đa dạng và phong phú hơn. Để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng đó của
con người, các doanh nghiệp sản xuất ra hàng trăm nghìn loại sản phẩm với
công dụng và chức năng tên gọi khác nhau. Để tạo điều kiện dễ dàng thuận
lợi trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất - kinh doanh trên thị trường,
người ta phân loại sản phẩm thành những nhóm khác nhau. Đối với doanh
nghiệp, mỗi cách phân loại nhằm những mục đích riêng, tạo cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, cho công tác quản lý, bảo
quản, vận chuyển và các hoạt động dịch vụ kèm theo thích hợp. Ở phạm vi
nền kinh tế quốc dân, việc phân loại sản phẩm giúp cơ quanquản lý Nhà
nước dễ quản lý và có cơ sở để định hướng chính sách phát triển cơ cấu sản
phẩm hợp lý trong từng thời kỳ. Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại sản
phẩm, theo đặc điểm công nghệ sản xuất, theo nguyên liệu sử dụng, theo
thành phần hóa học Dưới góc độ của quản lý chất lượng, người ta chỉ xem
xét cách phân loại căn cứ vào công dụng chức năng của sản phẩm.
Các phân loại phổ biến nhất là căn cứ vào công dụng của sản phẩm.
Trong số những sản phẩm có cùng công dụng, người ta lại có thể chia thành
các nhóm sản phẩm dựa theo mục đích, lĩnh vực, đối tượng, điều kiện và
thời gian sử dụng
Theo mục đích sử dụng, sản phẩm được chia ra làm ba loại: sản phẩm
dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm, để tiêu dùng, để đáp ứng nhu
3
cầu của sản xuất sản phẩm, để tiêu dùng và sản xuất để bán. Mỗi doanh
nghiệp phải có những giải pháp trọng tâm khác nhau để đảm bảo cho sản
phẩm sản xuất ra phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng.
Trong nhóm sản phẩm tiêu dùng, căn cứ vào thời gian sử dụng lại chia thành
các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên và sản phẩm lâu bền. Cứ như vậy, sự
phân loại sản phẩm thành những nhóm nhỏ với đòi hỏi cụ thể riêng biệt về
giá trị sử dụng, yêu cầu bảo quản, quản lý
Những sản phẩm có cùng chức năng, công dụng đáp ứng một mục
đích tiêu dùng nhất định lại do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và cung
cấp. Để phục vụ công tác quản lý, phân biệt các loại sản phẩm có nguồn gốc
sản xuất từ những đơn vị khác nhau, thông thường các cơ quanquản lý Nhà
nước vềchấtlượng yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nhãn hiệu sản
phẩm riêng biệt. Nhãn hiệu được đăng ký và thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa
về quy cách và chấtlượng và được bảo hộ nhãn hiệu khi đã đăng ký với cơ
quan quản lý Nhà nước vềchấtlượng dùng để phân biệt hàng hoá cùng loại
của các cơ sở sản xuất khác nhau. Trên nhãn hiệu có ghi những thông tin cần
thiết vềchất lượng, số đăng ký, tiêu chuẩn chất lượng, các qui định về điều
kiện và phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo hành nhằm bảo vệ
người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp dùng nhãn hiệu
hàng hoá là để cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm và khẳng
định chấtlượng sản phẩm của mình trước người tiêu dùng trên thị trường.
2. Chấtlượng sản phẩm
2.1. Quan niệm chấtlượng sản phẩm
Khái niệm chấtlượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử
dụng khá phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như
trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tàiliệu nào chúng ta đều thấy xuất
4
hiện thuật ngữ chất lượng. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chấtlượng sản
phẩm lại là vấn đề không đơn giản. Chấtlượng sản phẩm là một phạm trù rất
rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế - xã hội.
Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau vềchất
lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải
quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên góc độ
khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các
doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm vềchấtlượng xuất phát từ
người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường.
Khái niệm chấtlượng cần phải hiểu đúng. Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả
công tác quản lý chấtlượng khi có quan niệm đúng đắn và chính xác vềchất
lượng.
- Quan niệm siêu việt cho rằng “chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn hảo
tuyệt đối của sản phẩm làm cho con người cảm nhận được”. Khi nói đến sản
phẩm có chất lượng, ví dụ nói về ô tô, người ta nghĩ ngay đến những xe nổi
tiếng như Roll Roice, Mescedes Quan niệm này mang tính triết hoc, trừu
tượng, chấtlượng không thể xác định một cách chính xác nên nó chỉ có ý
nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu. Dường như khó có thể có sản phẩm đạt
đến sự hoàn hảo theo cảm nhận của con người.
- Quan niệm chấtlượng theo sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm
được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Chấtlượng là
cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các đặc tính đó”. Số lượng các
đặc tính sản phẩm càng nhiều thì chấtlượng của nó càng cao.
Quan niệm này đã đồng nghĩa chấtlượng sản phẩm với số lượng các
thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc
tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Cách quan
5
niệm này làm tách biệt chấtlượng khỏi nhu cầu của khách hàng, không đáp
ứng được nhu cầu của thị trường.
- Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: “Chất lượng sản phẩm là
sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã
được đặt ra, đã được thiết kế trước”.
Quan niệm có tính cụ thể, dễ đo lường đánh giá mức độ chấtlượng
của sản phẩm và dễ xác định rõ ràng những chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được
cũng như các biện pháp nâng cao chấtlượng qua việc giảm sai hỏng trong
sản xuất. Tuy nhiên quan niệm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật sản
xuất đơn thuần chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến việc đạt
được những chỉ tiêu chấtlượng đặt ra, mà quên mất việc đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng. Chấtlượng được xem xét tách rời với nhu cầu của thị
trường do đó có thể làm sản phẩm bị tụt hậu không đáp ứng được sự biến
động rất nhanh của nhu cầu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra rất nhiều khái niệm khác
nhau vềchấtlượng sản phẩm. Những khái niệm chấtlượng này xuất phát và
gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh
tranh, giá cả Có thể gọi chúng dưới một nhóm chung là quan niệm ''chất
lượng hướng theo thị trường''. Đại diện cho những quan niệm này là những
khái niệm chấtlượng của các chuyên gia quản lý chấtlượng hàng đầu thế
giới như W. Edwards Deming và Joseph Juran ở Nhật Bản. Philip Crosby ở
Mỹ Họ có một điểm chung là đều thừa nhận không có con đường tắt nào
dẫn tới chất lượng, không có mẹo vặt nào có thể đạt được kết quả và việc cải
tiến đòi hỏi phải có quyết tâm và sự hỗ trợ hoàn toàn của ban lãnh đạo cao
nhất, mở rộng đào tạo và thu hút tất cả các thành viên của tổ chức tham gia.
Chất lượng đòi hỏi một sự chuyên tâm không tính toán, sự kiên trì không
6
mệt mỏi và nhiều thời gian. Trong nhóm những quan niệm này lại có các
cách tiếp cận khác nhau.
- Tiến sĩ W.Edwards Deming định nghĩa: “Chất lượng là một trình độ
dự kiến được trước về độ đồng đều và độ tin cậy, với chi phí thấp và phù
hợp thị trường”.
Deming thừa nhận rằng chấtlượng của một sản phẩm - dịch vụ có
nhiều thang bậc, một sản phẩm có thể ở mức thấp thao thang bậc này nhưng
lại ở mức cao ở thang bậc khác. Điều này rõ ràng phù hợp với quan điểm
cho rằng chấtlượng là những gì khách hàng cần đến hoặc yêu cầu do khẩu
vị riêng. Yêu cầu luôn luôn thay đổi nên một phần quan trọng của công sức
bỏ ra cho chấtlượng cần dành để nghiên cứu thị trường. Ông chủ trương
kiểm soát chấtlượng bằng thống kê để xác định năng lực của quá trình ở
mọi khâu trong việc đáp ứng các yêu cầu đã được đặt ra, trên cơ sở đó có
những hoạt động cải tiến cần thiết, không ngừng nâng cao chấtlượng sản
phẩm với chi phí thấp nhất.
Cách tiếp cận giá trị - lợi ích (Cost - Benefit) này của ông thể hiện
chất lượng phải thoả mãn nhu cầu khách hàng không thể với bất kỳ giá nào
mà phải được ràng buộc trong những giới hạn chi phí nhất định. Đó cũng là
hiệu quả của quản lý chấtlượng tốt, tăng cường tính cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ trên thị trường.
- Philip B.Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu
cầu”
Theo Philip B.Crosby thì sự phù hợp này có thể định lượng được bằng
những tổn phí do việc không phù hợp gây ra. Quan điểm của ông là chỉ tồn
tại một tiêu chuẩn về trình độ đạt kết quả, đó là “không sai hỏng” và
“phòng ngừa” là hệ thống duy nhất có thể sử dụng để đạt sự “hoàn hảo”.
7
Quan niệm này thay thế cho cách nhìn quy ước cho rằng chấtlượng được
thực hiện thông qua kiểm tra, thử nghiệm và kiểm soát. Philip B.Crosby
cũng đã phân tích, đánh giá chấtlượng dưới dạng chi phí, kiểm soát chi phí
cho chấtlượng chính là biện pháp duy nhất để nâng cao hiệu quả. Ở đây một
lần nữa cách tiếp cận theo mối quan hệ giá trị - lợi ích được đề cập để thể
hiện rằng chấtlượng là đại lượng đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ tiêu
dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Tiến sĩ Joseph M. Juran đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là sự phù
hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích”.
Cách định nghiã này khác với định nghĩa do các nhà quản lý sản xuất
hoặc thiết kế khi cho rằng “chất lượng là sự phù hợp với qui cách đề ra”.
Joseph M. Juran cho rằng sản phẩm có thể đáp ứng qui cách song có thể lại
không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ông nhấn mạnh đến yêu cầu sử dụng
của người tiêu dùng và sản phẩm sản xuất ra không khuyết tật. Khách hàng
là người xác định chấtlượng chứ không phải chủ quan của các nhà quản lý
hay sản xuất. Chấtlượng sản phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu
hướng vận động, biến đổi trên thị trường.
- A. Feigenbaun định nghĩa: “Chất lượng là những đặc điểm tổng
hợp và phức hợp của sản phẩm và dịch vụ về các mặt marketing, kỹ thuật,
chế tạo và bảo dưỡng mà thông qua đó khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm
đáp ứng được điều mong đợi của khách hàng”. Ở đây quan điểm của ông đã
phản ánh tương đối đầy đủ khái niệm chấtlượng và cũng phần nào đề cập
đến các phân hệ của quản lý chấtlượng đối với sản phẩm và dịch vụ.
- Khuynh hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho rằng: “Chất lượng là
những đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm
phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường”
8
Quan niệm này đòi hỏi tổ chức hay doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cải
tiến và sáng tạo để tạo ra được những đặc trưng khác biệt so với đối thủ cạnh
tranh và thực hiện chiến lược phân biệt hoá cũng như tạo giá trị gia tăng đối
với sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên những điểm khác
biệt này phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và đòi hỏi cung cấp
các nguồn lực cần thiết cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực đó để tạo ra
lợi thế cạnh tranh. Quan niệm này rất phù hợp với các tổ chức và doanh
nghiệp muốn đứng vững trên thị trường.
- Định nghĩa chấtlượng của tổ chức ISO: Để giúp cho hoạt động
quản lý chấtlượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ
chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá (ISO- Internatinal Organization
Standardisation) trong bộ tiêu chuẩn ISO 8402:1994 đã đưa ra định nghĩa
chất lượng: ''Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể hoặc
tiềm ẩn”. Định nghĩa này đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận và Việt
Nam đã ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia của mình TCVN 8402:1999.
Khi tìm hiểu chấtlượng theo định nghĩa này cần lưu ý một số điểm sau.
Thuật ngữ “thực thể” hay “đối tượng” bao gồm cả thuật ngữ sản
phẩm theo nghĩa rộng, một hoạt động, một quá trình, một tổ chức hay cá
nhân.
Thoả mãn nhu cầu là điều kiện quan trọng nhất trong việc đánh giá
chất lượng của bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào và chấtlượng là phương
diện quan trọng nhất của sức cạnh tranh.
Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một
cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất
9
lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại
khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.
2.2 Quan niệm chấtlượngchấtlượng toàn diện
Chất lượng gắn với các đặc tính vốn có của nó có thể xem là “chất
lượng theo nghĩa hẹp” mà ISO9001:2000 tuân thủ. Tuy nhiên bên cạnh các
đặc tính vốn có, các đặc tính được gán thêm cho sản phẩm là những yếu tố
mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi nhận thấy sản phẩm họ định mua
đáp ứng các yêu cầu. Chấtlượng gắn bởi các đặc tính gán thêm cho sản
phẩm có thể được gọi là “chất lượng theo nghĩa rộng” hay “chất lượng toàn
diện - Total Quality”.
Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp.
Sản phẩm muốn đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thì phải có các đặc tính
về công dụng phù hợp. Để tạo ra được tính chất đó cần có những giải pháp
kỹ thuật thích hợp. Nhưng chấtlượng còn là vấn đề kinh tế. Sự thoả mãn của
khách hàng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng mà còn bằng chi
phí bỏ ra để có được sản phẩm đó và sử dụng nó. Bên cạnh đó, chấtlượng
trong thực tế còn được thể hiện ở khía cạnh thời điểm được đáp ứng yêu cầu.
Giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong
thoả mãn nhu cầu hiện nay. Trong những năm gần đây, sự thoả mãn của
khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các dịch vụ đi kèm và đặc
biệt là tính an toàn đối với người sử dụng. Từ những năm 1990 trở lại đây,
người ta còn hết sức chú trọng “độ tin cậy” của sản phẩm.
Từ đó có thể hình thành khái niệm chấtlượngtổng hợp: Chấtlượng
chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau:
- Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
- Giá cả phù hợp
10
[...]... cn c ỏnh giỏ trờn c hai mt ch quan v khỏch quan Tớnh ch quan ca cht lng th hin thụng qua cht lng trong s phự hp hay cũn gi l cht lng thit k ú l mc phự hp ca sn phm thit k i vi nhu cu ca khỏch hng v cht lng sn phm Nõng 15 cao loi cht lng ny cú nh hng trc tip n tng kh nng tiờu th ca sn phm Tớnh khỏch quan th hin thụng qua cỏc thuc tớnh vn cú trong tng sn phm Nh tớnh khỏch quan ny cht lng cú th o lng ỏnh... cỏc dch v khỏc cú liờn quan trc tip n sn phm Cht lng sn phm c hỡnh thnh trong tt c mi hot ng, mi quỏ trỡnh to ra sn phm Cht lng sn phm phi c xem xột trong mi quan h cht ch, thng nht gia cỏc quỏ trỡnh trc, trong v sau sn xut: nghiờn cu thit k, chun b sn xut, sn xut v s dng sn phm Phi ỏnh giỏ ỳng v trớ, vai trũ ca tng yu t v mi quan h gia cỏc yu t kinh t, xó hi v cụng ngh liờn quan n mi hot ng trong... liờn quan n vic m bo rng cỏc sn phm c sn xut ra hoc cỏc dch v c cung ng phự hp vi cỏc tiờu chun quy cỏch ó c xỏc nh trc hoc l cỏc chi phớ liờn quan n cỏc sn phm/dch v khụng phự hp vi cỏc tiờu chn ó c xỏc nh trc Khỏi nim chi phớ cht lng mi : Chi phớ cht lng l tt c cỏc chi phớ cú liờn quan n vic m bo rng cỏc sn phm c sn xut ra hoc cỏc dch v c cung ng phự hp vi nhu cu ca ngi tiờu dựng v cỏc chi phớ liờn quan. .. l h thng cú s phi hp hip tỏc cht ch ng b gia bờn cung ng v doanh nghip sn xut Trong mụi trng kinh doanh hin nay, to ra mi quan h tin tng n nh vi mt s nh cung ng l bin phỏp quan trng m bo cht lng sn phm ca doanh nghip 3.2.4 Trỡnh t chc qun lý ca doanh nghip Qun lý cht lng da trờn quan im lý thuyt h thng Mt doanh nghip l mt h thng trong ú cú s phi hp ng b thng nht gia cỏc b phn chc nng Mc cht lng t c... phm: õy l yu t rt quan trng i vi nhng sn phm khi s dng cú tiờu hao nguyờn liu, nng lng Tit kim nguyờn liu, nng lng trong s dng tr thnh mt trong nhng yu t quan trng phn ỏnh cht lng v kh nng cnh tranh ca cỏc sn phm trờn th trng Ngoi nhng thuc tớnh hu hỡnh cú th ỏnh giỏ c th mc cht lng sn phm, cũn cú nhng thuc tớnh vụ hỡnh khỏc khụng biu hin mt cỏch c th di dng vt cht nhng li cú ý ngha rt quan trng i vi... nhng thun tin hn v c ỏp ng nhanh hn, y hn Suy cho cựng ú l nhng li ớch m mc tiờu ca vic sn xut v cung cp sn phm a li cho con ngi Bi vy, cht lng ó v luụn l yu t quan trng s mt i vi cỏc doanh nghip v ngi tiờu dựng Nõng cao cht lng l gii phỏp quan trng tng kh nng tiờu th sn phm, tng doanh thu v li nhun, trờn c s ú m bo kt hp thng nht cỏc loi li ớch trong doanh nghip v xó hi, to ng lc phỏt trin cho mi... nhng nhõn t bờn trong ca doanh nghip Cỏc nhõn t ny cú mi quan h cht ch rng buc vi nhau, to ra tỏc ng tng hp n cht lng sn phm do cỏc doanh nghip sn xut ra 3.1 Nhng nhõn t thuc mụi trng bờn ngoi 3.1.1 Tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t th gii Nhng thay i gn õy trờn ton th gii ó to ra nhng thỏch thc mi trong kinh doanh khin cỏc doanh nghip nhn thc c vai trũ quan trng ca cht lng trong nhng nm cui th k XX v u th k... hng quan trng nõng cao cht lng hot ng ca doanh nghip 3.2.3 Nguyờn vt liu v h thng cung ng nguyờn vt liu ca doanh nghip Mt trong nhng yu t u vo tham gia cu thnh sn phm v hỡnh thnh cỏc thuc tớnh cht lng l nguyờn vt liu Vỡ vy, c im v cht lng nguyờn vt liu nh hng trc tip n cht lng sn phm Mi loi nguyờn liu khỏc nhau s hỡnh thnh nhng c tớnh cht lng khỏc nhau Tớnh ng nht v tiờu chun húa ca nguyờn liu l c s quan. .. phm cú tớnh tng i cn c xem xột trong mi quan h cht ch vi thi gian v khụng gian Cht lng sn phm khụng trng thỏi c nh, m thay i theo tng thi k ph thuc vo s bin ng ca cỏc yu t sn xut ca khoa hc - cụng ngh v tin b k thut v yờu cu ca tng th trng Trờn nhng th trng khỏc nhau cú nhng yờu cu cht lng khỏc nhau i vi cựng mt loi sn phm Cht lng sn phm cn phi xem xột trong mi quan h cht ch vi iu kin v mụi trng kinh... tranh khi phi bo m s cõn bng gia hai yu t 26 cht lng v chi phớ t cht lng ú Tt cỏc cỏc chi phớ cú liờn quan n vic bo m cht lng cho cỏc sn phm hoc dch v ú u c coi l chi phớ cht lng (COQ - Cost of Quality) Cỏc nh qun lý vn cũn tip tc lun bn v khỏi nim chi phớ cht lng H cng cho rng cỏc chi phớ liờn quan n cht lng phong phỳ hn nhiu cỏc loi chi phớ ghi trong s sỏch k toỏn v ln hn chi phớ sn phm bỏo cỏo . hàng.
2.2 Quan niệm chất lượng chất lượng toàn diện
Chất lượng gắn với các đặc tính vốn có của nó có thể xem là chất
lượng theo nghĩa hẹp” mà ISO90 01:2 000. hiệu quả
công tác quản lý chất lượng khi có quan niệm đúng đắn và chính xác về chất
lượng.
- Quan niệm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn