Trong mô hình chiết khấu luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và ảnh
Trang 1Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận
Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là vấn đề trung tâm trong việc quyết định quy mô của chi phí giảm giá trị của tài sản Trong mô hình chiết khấu luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài chính (BCTC)
Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về hành vi cơ hội trong việc kiểm soát chi phí và lợi nhuận thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản Bằng việc so sánh tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trình bày trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm
2007, nghiên cứu phát hiện ra rằng có sự biến động lớn về tỷ lệ chiết khấu áp dụng giữa các năm theo hướng tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cao hơn mức hợp lý
1 Giới thiệu
Lợi thế thương mại (LTTM) là một trong các chủ đề gây tranh luận nhất trên thế giới Trước đó, LTTM được mô tả như là sự không nhìn thấy được, không tin cậy,
có thể rắc rối và hay thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo Sau nhiều năm tranh luận gay gắt, LTTM vẫn được coi như là chỉ tiêu lạc lõng trên BCTC
Với bản chất vô hình của LTTM và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy có nhiều
sự thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó trên BCTC Qua thời gian
và hệ thống pháp lý, sự lộn xộn trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó được
Trang 2mô tả trong các chuẩn mực kế toán Cụ thể, LTTM được ghi giảm vào quỹ dự phòng hoặc vào lợi nhuận chưa phân phối; vốn hóa LTTM và chỉ ghi giảm khi có
đủ bằng chứng; vốn hóa LTTM và khấu hao định kỳ theo phương pháp bình quân;
và vốn hóa LTTM và tiến hành kiểm tra giảm giá trị của LTTM hàng năm
Trong ngữ cảnh của Hồng Kông, sự tranh luận về kế toán LTTM và tài sản cố định vô hình đã diễn ra nhiều năm với nhiều phương pháp ghi nhận, đo lường và báo cáo Phương pháp khấu hao bắt buộc hàng năm đã bị thay thế bằng phương pháp mới, sự giảm giá trị của LTTM mà phương pháp mới này dựa trên rất nhiều các giả định mang tính chủ quan
Theo Chuẩn mực Kế toán Hồng Kông số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”,
có hai phương pháp để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản là phương pháp giá trị hợp lý và giá trị sử dụng Trong việc áp dụng phương pháp giá trị sử dụng,
mô hình chiết khấu luồng tiền được coi là mô hình có độ tin cậy cao để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó so sánh với giá trị ghi sổ của tài sản để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản Trong mô hình này, tỷ lệ chiết khấu được coi
là rất quan trọng trong việc chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại
2 Quy định chung
LTTM phát sinh từ hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt LTTM lần đầu tiên xuất hiện tại Hồng Kông trong quy định “Trình bày BCTC” vào tháng 3/1984 Từ
1984 đến 2004, phương pháp “vốn hóa và khấu hao” đối với LTTM dựa trên giả định rằng thời gian sử dụng hữu ích không quá 20 năm
Để phù hợp với Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Hồng Kông đã xây dựng khung pháp lý về kế toán có hiệu lực từ 1/1/2005 Theo quy định của HKAS 36,
Trang 3phương pháp khấu hao bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan Theo HKAS 36, các đơn vị thực hiện vốn hóa LTTM, và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản nếu giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ
Để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản, đơn vị cần xác định tài sản hoặc nhóm tài sản tạo ra luồng tiền, ước tính luồng tiền trong tương lai, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, và ghi giảm giá trị ghi sổ xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản
Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra chủ yếu không phải từ từng tài sản mà chủ yếu được tạo ra từ nhóm các tài sản trong đơn vị Khi giá trị sử dụng không được xác định cho từng tài sản, nó sẽ được xác định cho nhóm tài sản mà tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào của các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác Nhóm tài sản đó được gọi là đơn vị tạo tiền (CGU)
Do LTTM không tạo ra luồng tiền vào độc lập từ các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác, cho nên LTTM sẽ được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền Sau khi xác định được giá trị ghi sổ của CGUs, giá trị LTTM phân bổ cho từng CGU, đơn vị
sẽ tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU
Khi đã xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU, đơn vị tiến hành so sánh với giá trị ghi sổ Nếu giá trị có thể thu hồi lớn hơn giá trị ghi sổ thì không xuất hiện chi phí giảm giá trị Ngược lại, nếu giá trị thu hồi của các CGU thấp hơn giá trị ghi
sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm bằng với giá trị có thể thu hồi để bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận trên BCTC không cao hơn giá trị có thể thu hồi Khoản chênh lệch đó được ghi nhận là chi phí giảm giá trị của tài sản, được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh Chi phí giảm giá trị này sẽ được phân bổ cho LTTM
mà đã phân bổ cho từng CGU, sau đó phân bổ đến các tài sản khác theo tỷ lệ %
Trang 4trong nhóm CGU đó
Theo mô hình chiết khấu luồng tiền, giá trị hiện tại của tài sản (giá trị có thể thu hồi) được xác định bằng cách chiết khấu luồng tiền tương lai thông qua tỷ lệ chiết khấu Nếu tỷ lệ chiết khấu được áp dụng thấp hơn thực tế (mức hợp lý) thì giá trị
có thể thu hồi sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế và khi so sánh với giá trị ghi sổ thì có khả năng chi phí giảm giá trị của tài sản bị ghi thấp hơn thực tế hoặc sẽ không tồn tại chi phí giảm giá trị của tài sản Ngược lại, nếu tỷ lệ chiết khấu bị ghi nhận quá cao sẽ dẫn đến giá trị có thể thu hồi bị ghi nhận quá thấp và chi phí giảm giá trị của tài sản sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế Như vậy, tỷ lệ chiết khấu được áp dụng hoặc cao hơn hoặc thấp hơn mức hợp lý (mức thực tế) sẽ ảnh hưởng đến giá trị có thể thu hồi của các CGUs, giá trị LTTM, chi phí giảm giá trị của tài sản và lợi nhuận trong kỳ kế toán
3 Các công trình đã nghiên cứu
Carlin và nhóm nghiên cứu (2008) kiểm tra giảm giá trị của LTTM theo Chuẩn mực lập BCTC quốc tế - sự ảo tưởng về chất lượng trình bày và tính tuân thủ của các công ty niêm yết của Úc trong năm 2006, phát hiện ra rằng chất lượng trình bày thấp và tính tuân thủ không cao, trong đó tỷ lệ chiết khấu trình bày rất lộn xộn
và theo ý tưởng chủ quan
Hội đồng Báo cáo tài chính của Anh (2008) tiến hành soát xét việc trình bày giảm giá trị của LTTM của các công ty trong năm 2008 Kết quả cũng minh chứng rằng tính tuân thủ không cao và chất lượng trình bày kém liên quan đến giảm giá trị của LTTM cũng như tỷ lệ chiết khấu
Carlin và Finch (2008) nghiên cứu về tỷ lệ chiết khấu lộn xộn-bằng chứng về phương pháp giảm giá trị của LTTM chưa hoàn thiện Nghiên cứu này tiến hành
Trang 5ước tính tỷ lệ chiết khấu và so sánh với tỷ lệ chiết khấu đã áp dụng của các công ty niêm yết của úc năm 2006 và phát hiện ra rằng tỷ lệ chiết khấu trình bày thấp, làm cho giá trị có thể thu hồi của tài sản bị ghi cao hơn thực tế, chi phí giảm giá trị của tài sản bị ghi thấp hơn thực tế; kết quả là lợi nhuận bị ghi cao hơn thực tế theo chủ nghĩa cơ hội từ phía các nhà quản lý doanh nghiệp
Carlin và nhóm nghiên cứu (2008) kiểm tra sự tác động của chuẩn mực kế toán tại Malaysia: đánh giá tính tuân thủ trong việc trình bày đối với các công ty lần đầu
áp dụng chuẩn mực giảm giá trị của tài sản Nghiên cứu này được thực hiện đối với các công ty niêm yết của Malaysia trong năm 2006 thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của LTTM và phát hiện ra chất lượng trình bày và tính tuân thủ thấp Trong đó, tỷ lệ chiết khấu bị trình bày thấp hơn thực tế theo ý muốn chủ quan từ phía các nhà quản lý doanh nghiệp
Còn rất nhiều nghiên cứu về chất lượng trình bày và tính tuân thủ thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của LTTM tại Singapore, New Zealand và tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong mô hình chiết khấu luồng tiền Các nghiên cứu trên đều khẳng định rằng tỷ lệ chiết khấu bị trình bày thấp hơn thực tế Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về chất lượng trình bày và tính tuân thủ về giảm giá trị của LTTM cũng như tỷ lệ chiết khấu có liên quan chỉ trong 1 năm tài chính, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về sự biến động về áp dụng tỷ lệ chiết khấu qua các năm, cũng như chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này đối với Hồng Kông từ khi áp dụng Chuẩn mực lập BCTC (HKFRS) Chính vì vậy, nghiên cứu này có mục đích đánh giá sự biến động về tỷ lệ chiết khấu được áp dụng qua các năm 2005 đến 2007
Vì lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện để trả lời câu hỏi : Tỷ lệ chiết khấu biến động như thế nào qua các năm từ 2005 đến 2007 tại các Công ty niêm yết chứng khoán Hồng Kông?
Trang 64 Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu
HKAS 36 “Giảm giá trị của tài sản” có hiệu lực từ 1/1/2005, chính vì vậy năm
2005 được coi là năm đầu tiên áp dụng chuẩn mực Trong nghiên cứu này, số liệu được thu thập cho thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2007 Tiêu chuẩn chọn mẫu được thực hiện bao gồm:
• Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông (HKEx);
• Các công ty có số dư Lợi thế thương mại, và tuân thủ theo HKFRS;
• Các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu giống nhau cho các đơn vị tạo tiền;
Dựa trên tiêu chuẩn chọn mẫu nêu trên, có 85 công ty được chọn trong năm 2005,
142 công ty trong năm 2006 và 161 công ty trong năm 2007
Mô hình đánh giá tài sản vốn (CAPM) được áp dụng để ước tính tỷ lệ chiết khấu
Mô hình này được xem là tối ưu trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu vì nó phản ánh được việc đánh giá thị trường hiện tại và rủi ro liên quan đến từng đơn vị tạo tiền Tỷ lệ chiết khấu sau thuế được xác định theo công thức theo mô hình CAPM:
Ra = Rf + βu * (Rm - Rf)
Trong đó:
• Ra : Tỷ lệ hoàn vốn sau thuế đối với tài sản
• Rf : Tỷ lệ lãi suất tự do dài hạn
• βu : Beta phản ánh cơ cấu vốn không bao gồm công nợ phải trả
Trang 7• Rm - Rf : Chênh lệch giữa tỷ lệ hoàn vốn thị trường và tỷ lệ lãi suất tự do dài hạn
Tỷ lệ lãi suất tự do dài hạn là 4,18% trong năm 2005, 3,73% trong năm 2006 và 3,44% trong năm 2007 theo số liệu của Tổ chức Tiền tệ Hồng Kông βu được thu thập từ chương trình DATASTREAM Rm - Rf có tỷ lệ 6% theo các công trình nghiên cứu của Gameiro (2008), Song (2007), Fernandez (2008a), Fernandez (2008b)
Tiến hành xác định tỷ lệ chiết khấu trước thuế bằng cách lấy tỷ lệ hoàn vốn sau thuế chia cho 1 trừ (-) thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (17.5%) Sau khi xác định tỷ lệ chiết khấu ước tính, tiến hành so sánh với tỷ lệ chiết khấu do doanh nghiệp sử dụng Sự thay đổi được phân theo điểm cơ bản (bp) của từng công ty
Một hệ thống điểm cơ bản (bp) được xây dựng để thuận lợi hơn trong việc so sánh giữa tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do đơn vị áp dụng Điểm cơ bản được tính toán dựa trên tỷ lệ chiết khấu ước tính độc lập và được phân thành 5 nhóm Cụ thể, nhóm trong khoảng -150 đến +150 bps (vùng hợp lý); +150 đến +250 bps, cao hơn +250 bps, -250 đến -150 bps và nhóm thấp hơn -250 bps Ví
dụ, giả sử tỷ lệ chiết khấu ước tính là 10%/năm, điểm cơ bản -150 bps sẽ là 8.5%, điểm cơ bản -250 bps là 7,5%, điểm cơ bản +150 bps là 11.5%, và điểm cơ bản +250 bps là 12.5% Theo Carlin (2008), nếu tỷ lệ chiết khấu áp dụng nằm trong khoảng từ -150 đến +150 bps được coi là tỷ lệ chiết khấu chấp nhận được Ngược lại, tỷ lệ chiết khấu nằm ngoài khoảng (-150 bps; +150 bps) được coi là bị trình bày hoặc cao hơn hoặc thấp hơn thực tế (mức hợp lý)
5 Kết quả và thảo luận
Trang 8Nghiên cứu này đánh giá sự biến động về tỷ lệ chiết khấu áp dụng và tỷ lệ chiết khấu ước tính cho mục đích kiểm tra giảm giá trị của LTTM trong giai đoạn 2005 đến 2007 Dữ liệu được thu thập và kết quả của nghiên cứu này sẽ khẳng định thêm kết quả của các nghiên cứu trước đây về chất lượng trình bày và tính tuân thủ bằng việc kiểm tra giảm giá trị của LTTM, cũng như tỷ lệ chiết khấu tại các nước như Anh, Úc, Hồng Kông, New Zealand, Malaysia, Singapore
Bảng 1 trình bày số lượng công ty và tỷ lệ % áp dụng tỷ lệ chiết khấu trong các khoảng điểm cơ bản (bps) để điều tra sự biến động giữa tỷ lệ chiết khấu ước tính
và tỷ lệ chiết khấu áp dụng Bảng 1 chỉ ra rằng có sự biến động lớn về số lượng công ty trình bày trong các khoảng điểm cơ bản dựa trên tỷ lệ chiết khấu ước tính
Cụ thể, số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng hợp lý (từ -150 bps đến +150 bps) và trong khoảng thấp hơn -250 bps có xu hướng giảm, trong khi đó số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng lớn hơn +250 bps có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể Số lượng công ty trình bày trong khoảng từ -250 bps đến -150 bps và +150bps đến +250 bps
có sự dao động và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thể
Trang 9Như vậy, số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng 35% trong năm 2005, 23% trong năm 2006 và 20% trong năm
2007 Số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu hoặc cao hơn hoặc thấp hơn khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng cao Điều này phản ánh rằng tỷ lệ chiết khấu bị trình bày sai lệch so với mức hợp lý (thực tế) chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng lớn đến giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó ảnh hưởng đến giá trị LTTM, chi phí giảm giá trị của tài sản và lợi nhuận trong kỳ
Bảng 2 trình bày số liệu so sánh về giá trị trung bình của tỷ lệ chiết khấu do các công ty áp dụng và tỷ lệ chiết khấu ước tính giữa các năm Xét về giá trị trung bình, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm 2005 được áp dụng ở mức hợp lý (8,93% so với khoảng hợp lý từ 8,19% đến 11,08%) Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong năm 2006 và 2007 bị ghi nhận cao hơn mức hợp lý (mức thực tế cho phép) với các mức độ khác nhau Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm 2006 nằm trong khoảng +150bps đến +250bps (9,91% so với khoảng 9,89% đến 10,82%) và trong năm 2007 nằm trong khoảng cao hơn +250bps (10,76% so với 10.57%)
Rõ ràng rằng có xu hướng biến động ngược nhau về tỷ lệ chiết khấu áp dụng và tỷ
lệ chiết khấu ước tính Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu áp dụng có xu hướng tăng lên, trong khi đó tỷ lệ chiết khấu ước tính có xu hướng giảm xuống Số liệu trong Bảng 2
Trang 10phản ánh rằng tỷ lệ chiết khấu áp dụng có xu hướng bị ghi cao hơn so với mức hợp
lý (mức thực tế cho phép) Cụ thể, ở mức bình quân, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm
2005 trong khoảng hợp lý, năm 2006 trong khoảng +150bps đến +250bps và năm
2007 cao hơn +250bps
Bảng 3 trình bày giá trị LTTM của các công ty trong các khoảng theo hệ thống điểm cơ bản Số liệu trong Bảng 3 phản ánh số dư LTTM của các công ty áp dụng
tỷ lệ chiết khấu trong khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể trong
cả 3 năm và có xu hướng giảm dần Số dư LTTM của các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với số dư của các công ty áp dụng áp dụng tỷ lệ chiết khấu thấp hơn khoảng hợp lý và biến động theo xu hướng ngược nhau
Nhất quán với số liệu trong Bảng 1 và Bảng 2, tỷ trọng số dư LTTM trong tổng thể của các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu trong khoảng hợp lý có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ trọng số dư LTTM của các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn mức hợp lý có xu hướng tăng lên Rõ ràng rằng, tỷ lệ chiết khấu áp dụng
có xu hướng bị ghi cao hơn mức hợp lý sẽ làm cho giá trị có thể thu hồi bị ghi nhận thấp hơn thực tế, giá trị LTTM bị ghi thấp hơn thực tế, chi phí giảm giá trị