1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

121 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 7,18 MB
File đính kèm Tran Xuan Quang.rar (7 MB)

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua ngành giao thông vận tải luôn thể hiện vai trò là ngành kinh tế quan trọng, luôn đi trước, mở đường cho sự phát triển kinh tế của xã hội. Hàng loạt các tuyến đường được nâng cấp, đầu tư xây dựng mới theo các hình thức xã hội hóa. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thì công tác Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ cũng là một công tác vô cùng quan trọng nhằm mục đích khai thác con đường được hiệu quả, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Quá trình khai thác tuyến đường thì hạng mục ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các phương tiện tham gia giao thông chính là phần mặt đường. Nếu mặt đường tốt thì sẽ đảm bảo được an toàn giao thông, tăng khả năng khai thác tuyến đường thúc đẩy phát triển kinh tế của xã hội, ngược lại nếu tình trạng mặt đường xấu sẽ gây khó khăn rất nhiều cho quá trình tham gia giao thông của các phương tiện vận tải đồng thời gây mất an toàn giao thông. Tuy nhiên do quá trình phát triển của xã hội lưu lượng phương tiện vận tải tham giao giao thông tăng nhanh, cũng như điều kiện thời tiết diễn biến bất thường nắng nóng, thiên tai, lụt bão làm cho quá trình khai thác các tuyến đường thường xuyên bị hư hỏng, mặc dù công tác bảo trì vẫn được nhà nước chú trọng. Đặc biệt là tình trạng mặt đường của các tuyến đường tỉnh, đường huyện, Quốc lộ đang khai thác bị xuống cấp rất nhanh gây hư hỏng phá vỡ kết cấu hoặc các dự án thường xuất hiện tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Sở Giao thông vận tải Lào Cai là đơn vị quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh; kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ; đề xuất, thẩm định các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện trên địa phận tỉnh Lào Cai. Hiện tại trên cả tuyến Quốc lộ địa phận do tỉnh Lào Cai quản lý và các tuyến đường tỉnh, đường huyện đang gặp phải tình trạng mặt đường bị xuống cấp, hư hỏng mặc dù công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vừa và sửa chữa định kỳ vẫn được các cơ quan quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải Lào Cai) quan tâm đầu tư. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như hạn chế tình trạng xuống cấp của mặt đường thì việc lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp là cần thiết. Xuất phát từ những phân tích trên luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là đề tài rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống, mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Luận văn đi sâu vào những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn Lào Cai. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tình trạng mặt đường từ đó đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp để bảo trì đường bộ tăng tuổi thọ công trình. 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề ra được các giải pháp nâng cao xử lý mặt đường hợp lý trong điều kiện thực tế, đảm bảo mặt đường được bền vững và êm thuận. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phân tích đánh giá thực tế hiện trường để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ. Chương 2: Hiện trạng mạng lưới đường bộ và công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 3: Phân tích đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 4: Phân tích sử dụng vật liệu mới vào sửa chữa mặt đường công trình quốc lộ 279 qua đia phận huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.   CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ, SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái niệm về bảo trì, sửa chữa đường bộ: Bảo trì công trình đường bộ: Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế, thông suốt quá trình khai thác, sử dựng. Sửa chữa đường bộ: Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ và sử sửa chữa đột xuất, cụ thể: + Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gồm sửa chữa những hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường bộ. + Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bình thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do sự tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể bị hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa. 1.2.Nội dung bảo trì công trình đường bộ: Bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ. Kiểm tra công trình đường bộ là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện hư hỏng, dấu hiêu hư hỏng của công trình để có biện pháp xử lý kịp thời. Quan trắc công trình đường bộ là sự theo dõi, quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng. Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu phải theo dõi sự làm việc của công trình đường bộ nhằm tránh xảy ra sự cố dẫn đến thảm họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, cơ quan quản lý đường bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.3. Những vấn đề chung trong công tác sửa chữa mặt đường. 1.3.1. Khái quát về phân loại công việc sửa chữa đường và các tiêu chí phân loại. Công việc sửa chữa đường bộ ở nước ta theo được phân thành 3 loại: Bảo dưỡng thường xuyên; Sửa chữa định kỳ; Sửa chữa đột xuất. Trong 3 loại công tác sửa chữa này thì việc sửa chữa đột xuất tức là sửa chữa những hư hỏng đặc biệt do những nguyên nhân đột xuất gây ra. Do đó việc lập kế hoạch sữa chữa đường chủ yếu là lập kế hoạch công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ. Trong TCCS 07: 2013TCĐBVN không áp dụng đối với công tác sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. Ở các nước và trong các tài liệu về quản lý khai thác đường bộ người ta thường phân các công việc để lập kế hoạch sửa chữa thành các loại bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và cải tạo nâng cấp đường. Bảo dưỡng thường xuyên: là thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên và các hoạt động quản lý cần thiết nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ trên đường và các công trình trên đường (nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, cầu, cống, công trình phòng hộ, hệ thống ATGT, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, các công trình phụ trợ, bến phà ...). Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ thành các hư hỏng lớn. Các công việc này được tiến hành thường xuyên liên tục, hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn bộ tuyến đường để đảm bảo giao thông vận tải đường bộ được an toàn thông suốt và êm thuận. Tại một số nước như ở quy trình Malaysia cũng còn phân biệt công việc bảo dưỡng thường xuyên, lấy tiêu chí định kỳ hàng tuần, hàng tháng thực hiện một lần (như việc chăm sóc thảm cỏ ở dải phân cách, ở lề, ở taluy, bảo dưỡng chống tắc hệ thống thoát nước, chăm sóc cảnh quan, làm vệ sinh đường, bảo dưỡng cọc tiêu biển báo...) với công việc sửa chữa nhỏ, lấy tiêu chí là khối lượng sửa chữa còn ít ở mức độ nào đó hoặc lấy tiêu chí là tình trạng hư hỏng còn nhẹ ở mức độ nào đó (như vá ổ gà mặt đường khi diện tích ổ gà

Ngày đăng: 18/02/2022, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w