1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nhóm môn Kinh tế quốc tế: Chủ đề: Phân biệt các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã hội nhập với các quốc gia ASEAN đến cấp độ nào? Tại sao? Việt Nam có nên đẩy mạnh hội nhập kinh tế lên mức độ cao hơn không?

24 17 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 875 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia vào các tổchức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theonhững quy định c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

Chủ đề: Phân biệt các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay Việt Nam đã

hội nhập với các quốc gia ASEAN đến cấp độ nào? Tại sao? Việt Nam có nên đẩy

mạnh hội nhập kinh tế lên mức độ cao hơn không?

6 Bùi Thị Thu Thủy: 11184850

7 Bùi Đoàn Thanh Sơn: 11184299

Hà Nội, Tháng 4 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

I Khái niệm chung: 6

1 Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? 6

2 Khái quát hội nhập kinh tế quốc tế 6

3 Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam – Những lợi ích và hạn chế 7

a Lợi ích: 7

b Hạn chế 9

II Phân biệt các cấp độ hội nhập kinh tế quốc 12

1 Khu vực mậu dịch tự do 12

2 Thị trường chung 12

3 Liên minh thuế quan 13

4 Liên minh kinh tế 13

5 Liên minh tiền tệ 14

III VIỆT NAM HỘI NHẬP VỚI CÁC QUỐC GIA ASEAN 15

1 Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 15

2 Việt Nam hội nhập với các quốc gia ASEAN: 15

3 Việt Nam có nên đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế lên mức độ cao hơn không? 18

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 ASEM: Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu

4 CHN: Công nghiệp hóa

5 GATT: Hiệp định chung về thuế quan thương mại

6 HĐH: Hiện đại hóa

7 XHCN: Xã hội chủ nghĩa

8 WTO: Tổ chức thương mại thế giới

9 AEC: khối kinh tế khu vực ASEAN

10 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

11 AC: ASEAN

12 AICO: một hiệp định được kí kết giữa các quốc gia ASEAN về hợp tác công nghiệp13.AIA: Khu vực Đầu tư ASEAN

14 AFTA: Khu vực thương mại tự do ASEAN

15 AFAS: Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ

16 FTA: khu vực mậu dịch tự do

17 FDI: vốn đầu tư nước ngoài

18 IAI: Sáng kiến liên kết ASEAN

19 ACIA: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN

20 RCEP: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP

21 GDP: Thu nhập bình quân đầu người

22 MNP: Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN

23 APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình

24 TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

25 NHTW: Ngân hàng trung ương

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

* Danh mục hình ảnh

Hình 1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hình 2 Việt Nam hội nhập quốc tế

Hình 3 Logo WTO

Hình 4 Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 9

Hình 5 Thành viên APEC

Hình 6 Thành viên ASEAN

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều yếu tố góp phần quyết định sự phát triểncủa một đất nước Một quốc gia muốn phát triển cần phải cải thiện không những về mặtkinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, con người và nhiều yếu tố khác Một trong nhữngyếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững đó không thể không kể đến mối quan hệngoại giao với các nước khác trên thế giới Lịch sử toàn thế giới cho thấy nước nào đóngcửa thì sẽ không thể phát triển được, không tiếp thu được các nguồn lực bên ngoài như vốn,công nghệ, tri thức…thì sẽ chìm trong tình trạng lạc hậu Dưới tác động của nhu cầu pháttriển, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nảy sinh, lan tỏa, lôi cuốn các quốc gia vào dòngchảy toàn cầu, nhờ vậy dòng hàng hóa, vốn đầu tư, dịch vụ, thông tin, lao động, phương tiệnvận tải lan tỏa ra toàn thế giới Xuất phát từ nhu cầu phát triển và nhận thức được những xuthế, quy luật khách quan đó nên nước ta đã có chủ trương hội nhập quốc tế Không chỉ vềvăn hóa, chính trị, Việt Nam cũng từng bước tiến tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặcbiệt là với các quốc gia ASEAN Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tếkhông chỉ giúp cho Việt Nam có cơ hội và điều kiện thuận lợi khai thác tối ưu lợi thế củamình, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quảhơn mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong các diễn đàn quốc tế nói riêng vànền kinh tế thế giới nói chung Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, liên kết kinh tếquốc tế có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với Việt Nam và các nước thành viên kháccũng như các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung Vậy Việt Nam có nên đẩy mạnh hội nhậpkinh tế quốc tế lên mức độ cao hơn hay không ? Đó vẫn là một câu hỏi lớn trong công cuộcphát triển toàn diện đất nước theo xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa

Trang 6

NỘI DUNG BÀI

I Khái niệm chung:

1 Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia vào các tổchức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theonhững quy định chung của cả khối

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc cácnền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàngngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn nămkhi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưuthông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của

họ cho toàn bộ các nơi

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chếgiữa các nền kinh tế lại với nhau Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên

1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách Nói rõ hơn, hộinhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế vàthị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mởcửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xâydựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu

Theo các quan điểm trên, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết giữa cácquốc gia về mặt kinh tế, là hình thức phát triển cao nhằm đạt lợi ích chung nào đó

2 Khái quát hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay nền kinh tế các quốc gia trên thế giới có mối liên hệ phụ thuộc ngày càngchặt chẽ và sự liên kết hội nhập giữa các quốc gia đang ngày càng cần thiết hơn Quá trình

đó diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, quốc

tế hóa nền kinh tế và sự phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu

Trong thời đại mới thì hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan.Trong thời đại này không thể có quốc gia nào có thể tồn tại được nếu không có bất cứ sựliên kết nào với thế giới bên ngoài và cũng không có quốc gia nào có nền kinh tế phát triển

mà không có sự liên kết hợp tác với các quốc gia khác Hội nhập là quy luật tất yếu khi lựclượng sản xuất ngày càng phát triển

Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là sự mở cửa nền kinh tế, đón nhận nhữngluồng gió mới từ bên ngoài vào, kích thích các yếu tố, điều kiện trong nước để phát triểnkinh tế

Những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các quốc giathành viên của nó là:Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế xoá bỏ từng bước, từng phần của ràocản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện mởrộng thị trường ngoài nước, khơi thông các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh

tế Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội vươn lên của các quốc gia đang và kém phát triển.Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia này phát huy tối ưu các lợi thế sosánh của mình đồng thời cũng tiếp nhận công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đạitrên thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác để phát triển nhưng đồng thờicũng là quá trình đấu tranh rất phức tạp của các quốc gia (nhất là các quốc gia chưa phát

Trang 7

triển) để bảo vệ lợi ích của mình, chống lại sự áp đặt phi lý của các cường quốc mạnh Hộinhập kinh tế quốc tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới đểnâng cao tính cạnh tranh trên thị trường Các quốc gia dù là cường quốc kinh tế hay kémphát triển nhưng trong xu hướng chung thì đều hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Sự hộinhập đó đem lại cả những thời cơ và thách thức cho những quốc gia này Quốc gia nào biếtnắm lấy thời cơ, tận dụng thời cơ đồng thời biết đương đầu, đối phó với những thách thứcthì quốc gia ấy ắt sẽ mạnh

Có thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơnthuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng cho tất cả các lĩnhvực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường chohàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mạiquốc tế Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủtục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoáthương mại; Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao nănglực của các nước trong quá trình hội nhậpcó thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trongbối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đãđược mở rộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằmmục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vôhình đối với trao đổi thương mại quốc tế

3 Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam – Những lợi ích và hạn chế.

a Lợi ích:

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với tất cảcác nước và các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và ký kết các hiệp định, thỏathuận hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương.Việc bình thường hóa quan hệ này đã giúp Việt Nam rất nhiều trong quá trình thúc đẩy hoạtđộng thương mại quốc tế phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị

biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt Nam đã tham gia rất nhiều các tổ chức kinh tếthế giới và khu vực chủ chốt như WTO, ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoạigiao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hànghoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thươngmại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chốngđánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các

tổ chức quốc tế

Trên cơ sở các cam kết hội nhập,hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, hộinhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế theo hướng ngày gần

với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập

kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống phápluật cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm làm cho môi trường kinh doanh thông thoángminh bạch, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúcđẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển; đó là điều kiện bắt buộc và cũng là yêu cầu cấpthiết trong quá trình đổi mới đường lối và chính sách đối ngoại, tham gia ngày càng sâu vàrộng vào sân chơi quốc tế Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII tại Báocáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) vàphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) đã khẳng định: “Hệthống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn quá trình phát triển và hội nhập

Trang 8

quốc tế Đã ban hành và triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 Theo đó, thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác định cụ thể hơn, từng bước thựcthi có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong xã hội”.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm,của các doanh

nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước

bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/nămthì thời kỳ từ 1991-2011 tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 - 8% Cơ cấu kinh tế tiếp tụcchuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây dựng vàdịch vụ Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất đượcnâng lên Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và ra khỏi danh sáchcác nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán

cân thương mại Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho

Việt Nam mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành mộtđộng lực chính cho tăng trưởng kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thươngmại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thịtrường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu.Việt Nam đã trở thành một bộphận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu năm 2018 đạt gần

480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển dầnsang xuất siêu Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnhthổ

Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đápứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất nước trong giai đoạn đầu CNH,HĐH hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam pháttriển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hànghóa tham gia xuất nhập khẩu.Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầuvới tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu năm 2018 đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lầnGDP Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển dần sang xuất siêu Việt Namhiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nângcao trình độ , kỹ năng của lực lượng lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội và

phát triển bền vững.Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năngsuất lao động Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN

và cải thiện đời sống của 600 triệu người dân trong khu vực Nghiên cứu của ILO và ADBvới tựa đề “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnhvượng chung” được công bố tại Hà Nội vào Thứ Năm ngày 4/9, tại buổi Đối thoại chínhsách quốc gia cùng chủ đề trên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng tổ chức

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các nước,các trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; làm chosức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên là điều kiện quan trọng để tăngcường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nướctrong khu vực và trên thế giới

Trang 9

b Hạn chế

Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệthống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kếtchặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh Mặt khác tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - anninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế chậmđược lồng ghép, nhìn nhận đầy đủ trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,chưa gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội, và thiếunguồn lực để thực hiện.Tính gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mangtính liên ngành chậm được xử lý hoặc xử lý cục bộ, ngắn hạn Ở cấp độ vi mô, chủ trương,chính sách hội nhập chưa được cụ thể hóa dẫn đến tình trạng thụ động,các doanh nghiệpchưa nhận thức hết tính cấp thiết và lợi ích của hội nhập đối với hoạt động kinh doanh củamình Cơ chế giám sát, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình về hộinhập kinh tế quốc tế chưa thực sự được chú trọng, gây khó khăn trong việc tổng hợp đầy đủ,kịp thời cũng như đánh giá kết quả của việc triển khai một cách xác đáng và toàn diện

Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệthống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kếtchặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh Mặt khác tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - anninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng vàtheo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Việc đẩy mạnh quátrình đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong nước,nhất là về thể chế kinh tế, cải cách hành chính Tuy đã có nhiều chính sách, pháp luật để hộinhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và tham gia các FTA, song vẫn thiếucác chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn về phát huy nộilực, phát triển doanh nghiệp trong nước, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, pháttriển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập,thúc đẩyquá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh

tế xã hội của đất nước Việc điều chỉnh chính sách thực hiện các cam kết hội nhập kinh tếquốc tế trong nhiều trường hợp còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ Việc hoàn thiện khungpháp lý chưa chủ động đi trước một bước để người dân và doanh nghiệp tận dụng các cơ hộimới cũng như có các giải pháp hỗ trợ cụ thể toàn diện, tận dụng các điều khoản WTO vàcam kết hội nhập kinh tế quốc tế khác để tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và tácđộng tiêu cực

Việc phối hợp hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trong các lĩnh vực khác chưa chặt chẽ để phát huy tổng lực và hạn chế rủi ro Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi íchchiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng Việc ứng phó với nhữngbiến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng

và chưa đồng bộ Khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế hội nhập kinh tế quốc tếchưa cao Các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnhvực hội nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìnchung còn yếu Công tác tham mưu, tư vấn chính sách vẫn còn hạn chế trong việc phân tích,định hướng và dự báo những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế phát sinh

Trang 10

Nền kinh tế vẫn mang tính gia công,chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam có uy tíntrên thị trường thế giới Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc, chất lượngtăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn còn phụ thuộcnhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạnvừa qua phát triển chưa bền vững Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủyếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; hàng hóa thô

và sơ chế, bao gồm cả dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Xuấtkhẩu của các mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tỷ

lệ này gần như không thay đổi Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp Hàng hóa xuấtkhẩu ngoài khoáng sản, nhiên liệu thô thì hàng hóa nông nghiệp 90% là sản phẩm thô và sơchế Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là gia công, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩunguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm, điều đó phản ánh một nềnkinh tế trình độ thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên và lao động rẻ Thị trường xuất khẩuhàng hóa Việt Nam được mở rộng, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lớn,những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực vẫn còn phụ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm nên tiềm ẩn rủi ro lớn khicác thị trường này có biến động (Cao su và rau quả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc,thủy sản phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, gạo phụ thuộc thị trường ĐôngNam Á, dệt may chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ, da giày phụ thuộc chủ yếu vào thịtrường EU Xuất khẩu cà phê nhân phụ thuộc vào vài tập đoàn đa quốc gia có văn phòng đạidiện hoặc chi nhánh tại Việt Nam) Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mới chỉ chú trọng đến

bề rộng, chưa chú trọng đến nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm, nhữngngành mang lại giá trị gia tăng lớn Vẫn còn hạn chế trong việc đa dạng hóa các sản phẩmxuất khẩu và chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị toàn cầu, chưa thực sự quan tâm đến bảo vệquyền lợi người tiêu dùng và quyền sở hữu trí tuệ;còn nhiều lúng túng và bị động trong ứngphó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá)

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực còn thấp

và chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp và sản phẩm nước ngoài ngay trên thịtrường nội địa Tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng của khu vực FDI ở Việt Nam cònyếu Một số lĩnh vực sản xuất được bảo hộ quá lâu, hạn chế cạnh tranh và cả sự tham giatrong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ pháttriển chưa mạnh, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, vì vậy, khả năng tiếp nhận hiệu ứnglan tỏa tích cực từ FDI còn rất hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên về khách quan là do nền kinh tế đang ở

trong giai đoạn phát triển thấp xét cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vì vị thế,mức độ tham gia vào nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào thực lực của nền kinh tế của mộtquốc gia.Tuy nhiên,những nguyên nhân chủ quan có vai trò quyết định đối với những hạnchế, bất cập nêu trên nếu xét về phương diện thực thi và hiệu quả của tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế.Trong số các nguyên nhân chủ quan, trước hết phải nói đến việc đổi mới tưduy và nền tảng tri thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta chưatheo kịp thực tiễn.Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập, xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn có các cách hiểu khác nhau đã trở thànhrào cản của nhiều chủ trương, quyết sách và chỉ đạo thực tiễn Một nguyên nhân chủ quankhác là quy trình chính sách chưa được xây dựng và tổ chức thực hiện một cách khoa học dẫđến tính khả thi thấp, trách nhiệm không rõ.Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo và côngtác cán bộ chậm đổi mới, thực lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách

Trang 11

chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lợi ích cục bộ, tư duy nhiệmkỳ,tham nhũng là những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế, bất cập nêu trên.

Trang 12

II PHÂN BIỆT CÁC CẤP ĐỘ HỘI NHẬP KINH TẾ

1 Khu vực mậu dịch tự do

 Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với mộtphần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau

 Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ

 Mỗi thành viên vẫn có chính sách thương mại riêng với các quốc gia không phải làthành viên

- Quy tắc xuất xứ là một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do nhằmđảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhấtđịnh tại các nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do nhằm tránh tìnhtrạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại mộtnước tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định khôngphải chịu thuế

Ví dụ : Một hiệp định thương mại tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là

Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thươngmại đa phương trong khuôn khổ GATT, các hiệp định thương mại tự do song phương(giữa hai nước) và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa thập niên 1990 Và trong

số những quốc gia hăng hái nhất trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do songphương phải kể đến Mexico, Singapore Những khu vực thương mại tự do nổi tiếng mớithành lập từ thập niên 1990 điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thànhlập năm 1994), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (hiệp định được ký kết vào năm1992) Ngoài ra, còn có những hiệp định thương mại tự do giữa một nước với cả mộtkhối, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (ký kết vào năm2002)

2 Thị trường chung

 Là liên kết quốc tế ở mức độ cao hơn liên minh thuế quan

 Ngoài việc áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong trao đổithương mại, các thành viên còn thoả thuận và cho phép tư bản và lực lượng lao độngđược tự do di chuyển giữa các nước thành viên thông qua từng bước hình thành thịtrường thống nhất

Ngày đăng: 17/02/2022, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w