1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học dựa trên bối cảnh thực đối với chủ đề thống kê cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh cao bằng

130 41 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học dựa trên bối cảnh thực đối với chủ đề thống kê cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng
Tác giả Chu Hoàng Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Thị Phương Thảo
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU HOÀNG LINH

DẠY HỌC DỰA TRÊN BỐI CẢNH THỰC ĐỐIVỚI CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ CHO HỌC SINH

LỚP 10 THPT TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU HOÀNG LINH

DẠY HỌC DỰA TRÊN BỐI CẢNH THỰC ĐỐIVỚI CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ CHO HỌC SINH

LỚP 10 THPT TỈNH CAO BẰNGNgành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH THỊ PHƯƠNG THẢO

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Dạy học dựa trên bối cảnh thực đối với chủ

đề thống kê cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực vàchưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận vănChu Hoàng Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tìnhcủa các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, luận văn đã được hoànthành.

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BanGiám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáotrong Nhà trường đã luôn giúp đỡ và trang bị cho em những kiến thức cần thiếtđể em hoàn thành khóa học và luận văn thạc sỹ của mình.

Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơncô giáo PGS TS Trịnh Thị Phương Thảo người đã tận tình chỉ bảo và hướngdẫn khoa học để em hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ quảnlý, giáo viên, học sinh trường trung học phổ thông Hoà An, tỉnh Cao Bằng đãtận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin bổ ích để tôi hoàn thànhthực nghiệm sư phạm.

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, nhất lànhững người thân trong gia đình đã khích lệ động viên tinh thần, tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song không thểtránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn từ các nhà khoahọc, quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2021

Tác giả luận vănChu Hoàng Linh

Trang 5

M C L C

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LU N VÀ THỰC TIỄN 5

1.1 Các quan điểm, lí thuyết dạy học vận dụng vào thiết kế tình huống dạy học 5

1.2 Quan niệm bối cảnh thực và dạy học Toán dựa trên bối cảnh thực 10

1.2.1 Quan niệm bối cảnh thực trong dạy học Toán 10

1.2.2 Việc tạo bối cảnh thực và dạy học Toán dựa trên bối cảnh thực 11

1.3 Thực trạng dạy học chương “Thống kê” trong môn toán lớp 10 ởtỉnhCao Bằng theo hướng dựa trên bối cảnh thực 16

1.3.1 Thực trạng chung của việc dạy học Toán dựa trên bối cảnhthực 16

1.3.2 Thực trạng dạy học chương “Thống kê” trong môn Toán lớp 10THPTở tỉnh Cao Bằng 19

1.4 Kết luận chương 1 27

Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Trang 6

“THỐNG KÊ” DỰA TRÊN BỐI CẢNH THỰC CHO HỌC SINH LỚP 10THPT TỈNH CAO BẰNG 28

Trang 7

2.1 Định hướng thiết kế một số tình huống dạy học dựa trên bối cảnh thực

trong dạy học chương “Thống kê” 28

2.2 Quy trình thiết kế tình huống dạy học gắn với bối cảnh thực 28

2.3 Một số tình huống dạy học nội dung “Thống kê” dựa trên bối cảnh thựccho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng 30

2.4.2 Bắt đầu từ thế giới thực - dạy học sinh cách xác định và rút ra kiến thứ toán học từ những tình huống lộn xộn, thực tế mà các em có thể phảiđối mặt 57

2.5 Thiết kế một số giáo án có sử dụng các bối cảnh thực 61

3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 88

3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 89

3.4 Hình thức thực nghiệm 90

Trang 8

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 90

3.5.1 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 90

3.5.2 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 91

3.6 Kết luận chương 3 98

KẾT LU N 99

DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PH L C

Trang 9

Bảng 3.5 Bảng phân bố tần số kết quả kiểm tra 40 phút của học sinhhai lớp 10A2 lớp thực nghiệm) và lớp 10A1 lớp đối chứng) 95Bảng 3.6 Bảng phân bố tần suất kết quả kiểm tra 40 phút của học sinh

hai lớp 10A2 lớp thực nghiệm) và lớp 10A1 lớp đối chứng) 96Bảng 3.7 Bảng tổng hợp các tham số 96

Trang 10

DANH M C CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Sự cần thiết dạy học dựa trên bối cảnh thực 20Biểu đồ 1.2 Thống kê mức độ sử dụng bối cảnh thực trong quá trình dạy học 20

Biểu đồ 1.3 Hiệu quả khi sử dụng các tình huống thực tế trong dạy học 21Biểu đồ 1.4 Khó khăn gặp phải khi thiết kế tình huống thực tế 21Biểu đồ 1.5 Khó khăn khi tổ chức các tình huống dạy học gắn với thực

Biểu đồ 1.6 Khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong chủ đềThống kê để giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tế 23Biểu đồ 1.7 Tác dụng khi GV sử dụng các tình huống gắn với thực tế

trong dạy học môn Toán 24Biểu đồ 1.8 Những khó khăn HS gặp phải khi tiếp thu kiến thức thông

qua các tình huống gắn với thực tế trong dạy học 24Biểu đồ 1.9 Hiệu quả HS có thể đạt được khi giải quyết các tình huống

thực tế 25Biểu đồ 1.10 HS tự đánh giá độ hiểu biết đối với kiến thức chủ đề Thống kê 26

Biểu đồ 3.1 Phân bố tần suất điểm của học sinh 97Biểu đồ 3.2 Đường gấp khúc tần suất điểm của học sinh 97

Trang 11

Hình 2.8 Chơi trò chơi tung còn 44

Hình 2.9 Nghệ nhân đang rèn dao 47

Hình 2.10 Các sản phẩm của làng rèn 47

Hình 2.11 Điểm du lịch cộng đồng Bản Pác Rằng 47

Hình 2.12 Bản đồ du lịch ba tuyến đường trải nghiệm công viên địa chấtCao Bằng 51

Trang 12

Việc giáo dục toán học gắn liền với thực tiễn là vấn đề cấp thiết khôngchỉ xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, mà còn xuất pháttừ nội bộ môn toán Bởi vì giữa toán học và thực tiễn luôn có mối liên hệmật thiết Ngay từ những kiến thức toán học đầu tiên về số học, hình học…đều xuất phát từ thực tiễn như: các số xuất phát từ nhu cầu của phép đếm vàtính toán; hay hình học phát sinh từ Ai Cập do nhu cầu đo đạc dất đai hàngnăm sau mỗi vụ lũ lụt ở sông Nil; hay ngành hàng hải lại đòi hỏi các kiếnthức về thiên văn mà bộ môn này cần những kiến thức lượng giác do đólượng giác được phát triển…

Chương “Thống kê” trong chương trình toán 10 là một nội dung gắn liềnvới thực tiễn, nó nghiên cứu các phương pháp thu thập, phân tích và xử lí các

Trang 13

số liệu nhằm phát hiện các quy luật thống kê trong tự nhiên và xã hội Ta vẫnthường nghe nói đến thống kê dân số, thống kê sản lượng đạt được hàng nămcủa một ngành sản xuất, của một ngành xí nghiệp… Ta cũng thường thấy cácbiểu đồ trên báo chí, trong các cuộc triển lãm, trên tivi… Mặc dù trong chươngnày các bài toán trong sách giáo khoa đa số đều xuất phát từ tình huống thực tếnhưng còn đậm chất toán, chưa hấp dẫn được học sinh.

Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Dạy học dựa trên bối cảnhthực đối với chủ đề thống kê cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng” để

nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dạy học gắn với bối cảnh thực và thựctiễn dạy học nội dung “Thống kê” cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng,luận văn thiết kế, hệ thống các tình huống dạy học chủ đề “thống kê” theohướng khai thác bối cảnh thực, phù hợp với bản sắc văn hóa, phong tục tậpquán của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 10 THPT

nội dung “Thống kê” gắn với bối cảnh thực.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc khai thác bối cảnh thực

trong dạy học Toán lớp 10 THPT ở tỉnh Cao Bằng.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học toán ở lớp 10 THPTtỉnh Cao Bằng thì có thể thiết kế các tình huống dạy học chủ đề “Thống kê”theo hướng sử dụng bối cảnh thực, phù hợp với bản sắc văn hóa, phong tục tậpquán của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng, từ đó sẽ góp phần tích cực hóa hoạtđộng học tập của học sinh lớp 10 ở tỉnh Cao Bằng, từ đó góp phần nâng caochất lượng dạy và học môn toán ở trường THPT.

Trang 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Nghiên cứu lý luận về thiết kế tình huống dạy học, lý luận dạy toándựa trên bối cảnh thực.

(2) Nghiên cứu hệ thống kiến thức chương “Thống kê” trong môn toánlớp 10 THPT, xác định tiềm năng khai thác các kiến thức của chương “Thốngkê” vào việc triển khai dạy toán theo hướng khai thác bối cảnh thực.

(3) Khảo sát thực trạng việc dạy học chương “Thống kê” trong môntoán lớp 10 THPT ở tỉnh Cao Bằng theo hướng gắn với bối cảnh thực.

(4) Lựa chọn, thiết kế một số tình huống dạy học nội dung chương“Thống kê” gắn với bối cảnh thực và đề xuất phương án khai thác các tìnhhuống đó trong dạy học Toán.

(5) Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của cácphương án do luận văn đề xuất.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn.

6.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tiễn

- Tìm hiểu thực tiễn dạy và học chương “Thống kê” trong môn toán lớp10 THPT ở tỉnh Cao Bằng theo hướng gắn với bối cảnh thực thông qua hìnhthức sử dụng phiếu điều tra, quan sát hoặc trao đổi với giáo viên có nhiều kinhnghiệm trong công tác.

6.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Theo dõi, phân tích và đánh giá khả năng sử dụng kiến thức toán họcgiải quyết các tình huống gắn với bối cảnh thực của một số HS tham gia thựcnghiệm sư phạm để nghiên cứu khả năng giải quyết các tình huống thực tế củaHS.

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quảcủa đề tài.

Trang 15

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo” nộidung chính của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương 2: Thiết kế một số tình huống dạy học nội dung “Thống kê” dựatrên bối cảnh thực cho học sinh lớp 10 THPT tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LU N VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các quan điểm, lí thuyết dạy học vận dụng vào thiết kế tình huống dạyhọc

Theo Từ điển tiếng Việt [23] “thiết kế” là lập tài liệu kĩ thuật toàn bộ…

để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản phẩm.

Trong quan điểm dạy học, theo Nguyễn Bá Kim “thiết kế” là lập kế hoạchchuẩn bị quá trình dạy học về mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, phươngtiện và hình thức tổ chức [9].

Về “tình huống” cũng có nhiều quan niệm khác nhau, được xem xét từ

nhiều góc độ khác nhau:

“Tình huống” theo Từ điển tiếng việt là những sự việc xảy ra tại một địađiểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đốiphó, tìm cách giải quyết.

Theo quan điểm triết học “tình huống” được nghiên cứu như một tổ hợpcác mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết conngười với môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động cóđối tượng nhằm đạt được một mục tiêu nhất định [4].

Về mặt tâm lí học, tình huống được xem xét trên cơ sở quan hệ giữa chủthể và khách thể, trong không gian và thời gian “Tình huống là hệ thống các sựkiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực củangười đó” [6]

Theo Nguyễn Hữu Lam “tình huống là mô tả một trường hợp có thật,thường bao gồm một quyết định, thách thức, cơ hội, hay vấn đề mà một haynhiều người trong tổ chức phải đối phó Tình huống yêu cầu người đọc phảitừng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể” [10].

Theo Boehrer 1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyệnvà nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, vàthường là hành động chưa hoàn chỉnh Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết,chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” [24]

Trang 17

Theo Nguyễn Bá Kim thì “tình huống” được hiểu là một hệ thống phứctạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể có thể là người còn khách thểlại là một hệ thống nào đó” [9]

Về “tình huống dạy học” theo Phan Trọng Ngọ “là tình huống trong đó có

sự ủy thác của người giáo viên Sự ủy thác này chính là quá trình người giáoviên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống vàcấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khingười học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [14].

Một tình huống thông thường chưa phải là tình huống dạy học Nó chỉ trởthành tình huống dạy học khi người giáo viên đưa những nội dung cần truyềnthụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợpvới logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học[22], ta có thể coi mỗi tình huống dạy học như là một đơn vị cấu trúc của bàilên lớp, chứa đựng mối quan hệ: Mục đích - Nội dung - Phương pháp, và GV làngười tạo ra môi trường chứa vấn đề học tập để khơi dậy nhu cầu nhận thức củahọc sinh, nhưng vẫn bám sát vốn kiến thức, kĩ năng đã có của HS, tạo điều kiệncho HS tham gia giải quyết vấn đề [11] Hơn nữa, những tình huống tronggiảng dạy phải là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sựkiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng trithức Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bìnhluận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bướcchiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợpthực tế [8] Mỗi tình huống dạy học đều có tính tương đối, cần được điều chỉnhtrong quá trình dạy học bởi nó còn phụ thuộc vào chủ thể đối tượng nhận thức(HS), người tạo ra và sử dụng tình huống dạy học (GV) và những điều kiện môitrường giáo dục khác.

Từ góc độ nghiên cứu tình huống dạy học hiệu quả trong dạy học Toán,trên cơ sở những quan niệm về tình huống dạy học kể trên, trong luận ăn này

Trang 18

chúng tôi tiếp cận tình huống dạy học như một hệ thống gồm chủ thể (GV vàHS) và khách thể (mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học, hoạt động của

thầy và trò…) Theo đó, Tình huống dạy học là một tình huống được thiết kế

theo dụng ý sư phạm của người giáo viên nhằm chuyển các nhiệm vụ học tậptới người học, khi người học giải quyết được các nhiệm vụ đó sẽ đạt được mụctiêu dạy học nhất định đề ra.

Theo Nguyễn Tiến Trung [18] một tình huống dạy học bao gồm ba phần:phần mở đầu (GV nêu vắn tắt bối cảnh, các sự kiện trong tình huống, HS bướcđầu thâm nhập vấn đề); phần nội dung (HS tiếp tục giải quyết vấn đề một cáchđộc lập hay qua tương tác với HS hoặc GV); phần kết thúc: HS xác nhận kiếnthức, kỹ năng, phương pháp tương ứng dưới sự tổ chức của GV Theo quanđiểm đó tác giả [18] cũng đưa ra các đặc trưng của một tình huống dạy học theohướng giúp HS kiến tạo tri thức gồm:

- HS được tiếp cận, phát hiện hay thâm nhập vào một vấn đề nhận thức.- Xác định được yêu cầu bài học, có được động cơ và bước đầu thấy cókhả năng giải quyết vấn đề.

- HS được hoạt động cá nhân và hợp tác để huy động tri thức, giải quyếtvấn đề GV hỗ trợ HS xác định hướng giải quyết vấn đề, huy động tri thức đểgiải quyết vấn đề.

- Tri thức được học sinh phát hiện, đề xuất, kiến tạo thông qua các hoạtđộng học chứ không phải do GV thông báo.

- GV kiểm soát, đánh giá được mức độ kiến tạo tri thức của HS.

Về việc phân loại các tình huống dạy học có các cách khác nhau để phânloại các tình huống dạy học khác nhau, chẳng hạn phân loại theo tình huốnghình thành kiến thức mới, tình huống dạy học ôn tập, … hay phân loại theohướng phân môn, chẳng hạn tình huống dạy học hình học, tình huống dạy họcđại số và giải tích, … hoặc có thể phân loại thành các dạng thường gặp tìnhhuống dạy học hình thành khái niệm; tình huống dạy học định lý; tình huốngdạy học giải bài tập toán học; tình huống dạy học tri thức phương pháp [18].

Trang 19

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung thiết kế tình huống dạy học sử

dụng trong các mục tiêu dạy học là: hình thành tri thức mới, củng cố kiếnthức và vận dụng tri thức toán học giải thích các hiện tượng thực tiễn trong hoạtđộng dạy học khái niệm, quy tắc.

Để xây dựng và thực hiện tình huống dạy học, GV cần phải quan tâm đếncác cấp độ và yêu cầu của tình huống dạy học Trong [14] Phan Trọng Ngọ đưara hai cấp độ của tình huống dạy học: Cấp độ củng cố (ứng với các chức năngđồng hoá) và cấp độ phát triển điều ứng tri thức) như sau:

- Tình huống củng cố: là những tình huống dạy học được GV chọn lọchoặc xây dựng với dụng ý củng cố và mở rộng tri thức mà học sinh đã đượchọc Tình huống củng cố được sử dụng nhiều trong luyện tập, củng cố.

- Tình huống phát triển: là những tình huống dạy học được GV chọn lọchoặc xây dựng với dụng ý hình thành và phát triển tri thức mới cho học sinh.Tình huống phát triển được sử dụng nhiều trong dạy tri thức, kĩ năng vàphương pháp mới.

Yêu cầu của một tình huống dạy học [14]:

- Tình huống dạy học phải là mô hình đặc trưng cho một họ tình huốngcùng loại mà việc giải quyết mô hình đặc trưng đó cho phép người học có đượctri thức khái quát, hàm chứa tri thức của các tình huống trong cùng họ Mô hìnhnày đặc trưng tiêu biểu cho càng nhiều tình huống trong cùng họ càng tốt.

- Các sự kiện trong mỗi tình huống được cấu trúc sao cho người học cócâu trả lời ngay từ đầu, nhưng câu trả lời đó mau chóng trở thành không đầy đủhoặc không hiệu quả (thậm chí sai), khiến người học phải điều chỉnh hệ thốngkiến thức của mình để giải đáp vấn đề đặt ra.

- Các vấn đề phải do chính bản thân tình huống gợi ra chứ không phải dogiáo viên gợi ý từ bên ngoài.

- Trong các tình huống phải chứa đựng các khó khăn hoặc trở ngại, mà đểgiải quyết thành công tình huống, người học phải vượt qua khó khăn, trở ngại

Trang 20

đó Một tình huống hàm chứa khó khăn là tình huống trong đó nếu vấn đề đượcgiải quyết mà không đòi hỏi phải cấu trúc lại tri thức đã có Một tình huống cótrở ngại là tình huống mà khi giải quyết vấn đề người học buộc phải cấu trúc lạinhững quan điểm, tri thức, phương pháp đã có.

Để soạn thảo một tình huống dạy học theo Thomas, J 2003) cần tiếnhành theo 4 bước: Xác định chủ đề - Xác định mục tiêu giảng dạy - Xây dựngnội dung tình huống - Đưa ra nhiệm vụ cho người học Trong đó nội dung tìnhhuống liên quan đến bối cảnh, thông tin/ dữ kiện Theo tác giả Waterman, M.và Stanley, E 2005) cũng đưa ra quy trình thiết kế một tình huống gồm 3bước: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan - Chuẩn bịtình huống - Kiểm tra chỉnh sửa dẫn theo [18]) Trong đó, mục tiêu bài học làcơ sở để tham chiếu vào đó GV thiết kế tình huống phù hợp và đánh giá mứcđộ phản ánh của mục tiêu bài học trong mỗi tình huống Theo Bùi Văn Nghị,Nguyễn Tiến Trung [13] đã đưa ra quy trình 5 bước để thiết kế tình huống dạyhọc như sau: Nghiên cứu nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, định hướng vềmặt nội dung) dạy học nội dung đó - Chuẩn bị giáo án - Thực hiện kịch bảntình huống dạy học - Đánh giá và sửa kịch bản tình huống - Thực hiện và đánhgiá kịch bản tình huống đã chỉnh sửa Còn theo Phạm Nguyễn Hồng Ngự [15]thiết kế tình huống thực tiễn trong dạy học toán theo quy trình 6 bước: Nghiêncứu mục tiêu nội dung bài học - Quan sát thực tiễn - Lựa chọn mô hình phù hợpvới mục tiêu dạy học, xây dựng tình huống - Thảo luận điều chỉnh tình huống -Thử nghiệm tình huống - Xác nhận tình huống Các quy trình thiết kế tìnhhuống kể trên có khác nhau nhưng chúng đều tập trung ở mục tiêu, nội dung,xây dựng và điều chỉnh Trong quá trình thiết kế một tình huống dạy học cầnđảm bảo về mặt nội dung mang tính giáo dục, chứa đựng mâu thuẫn, tạo sựthích thú cho người học, nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp vớingười học; về mặt hình thức cần có cách thể hiện sinh động, sử dụng thuật ngữngắn gọn, súc tính và ẩn danh, được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu, có

Trang 21

trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiềuthông tin [8].

1.2 Quan niệm bối cảnh thực và dạy học Toán dựa trên bối cảnh thực

1.2.1 Quan niệm bối cảnh thực trong dạy học Toán

Nguồn gốc của “bối cảnh” xuất phát từ ngôn ngữ Latinh, thể hiện sự gắnkết coherence), kết nối connection) và mối quan hệ relationship) [7]

Hiện tại, trên thế giới và ở Việt Nam có một số quan niệm về bối cảnh vàbối cảnh thực, có thể kể đến như:

Bối cảnh là một thực thể văn hóa trong xã hội, thể hiện bản chất của thờigian, không gian và mối quan hệ với hoạt động của con người (Gilbert, J.K.2006) [25].

Theo Lu Pien Cheng, bối cảnh bao gồm các tình huống liên quan đến cáchoạt động hàng ngày, cụ thể trong toán học, ngữ cảnh được coi là một hoạtđộng thực tế có thể được kết nối với toán học để giải quyết các vấn đề tronghoạt động đó [26].

Theo Trịnh Thị Phương Thảo [27], bối cảnh có thể được hiểu theo hai nghĩa:

+) Theo nghĩa hẹp: Đó là tình huống vấn đề) chứa nội dung hoặc yêucầu cho hoạt động phù hợp với thực tế của học sinh trong đó học sinh làm việcđộc lập hoặc phối hợp với nhau để tạo kiến thức, kỹ năng hình thành và pháttriển năng lực, v.v.

+) Trong bối cảnh rộng: được hiểu là bối cảnh của lớp học, trường học,địa phương, quốc gia, khoa học và công nghệ, vv… Đây là những bối cảnh vớinhững ảnh hưởng và có thể được khai thác trong quá trình giảng dạy.

Theo từ điển Tiếng Việt, "thực" có thể được hiểu là "hiện tại” hoặc xảyra như thực tế [27] Theo cách giải thích của RME (Realistic MathematicsEducation), “thực tế” là trạng thái của những tồn tại, những điều đang diễn ratrong tự nhiên và xã hội, tức là có thật đang diễn ra trong cuộc sống, còn “thựctiễn” thiên về hướng “hình dung/tưởng tượng” Tuy nhiên, thực tiễn liênquan

Trang 22

đến việc học sinh tiếp cận và giải quyết vấn đề hơn là thực tế, bởi vì các vấn đềthực tế thường là những vấn đề phức tạp, nhiều khi không thể chỉ giải quyếtbằng các kiến thức toán học, nếu đưa các vấn đề đó vào dạy học thì phải phùhợp với khả năng, tâm lí, kiến thức đã học của học sinh, cũng như phải phù hợpvới mục tiêu của bài học Do vậy, các vấn đề thực tế phải được gọt giũa đơngiản hoá nhưng vẫn phản ánh đúng một phần nào đó của tình huống thực tế banđầu, để các em có thể chấp nhận được, có cơ hội được tham gia trải nghiệm vàgiải quyết vấn đề Dù đôi chỗ hiểu khác nhau về ngữ nghĩa tiếng Việt của“thực”, “thực tế” và “thực tiễn” nhưng về cơ bản vẫn có thể thống nhất một sốkhái niệm [20]:

+ Tình huống thực, tình huống thực tiễn, tình huống thực tế: là tìnhhuống mà con người được đặt vào một bối cảnh có thật trong cuộc sống, bốicảnh đó yêu cầu con người phải giải quyết, đối mặt, hành động, giải quyết mộthay một số nhiệm vụ nào đó trong thực tế/thực tiễn.

+ Bối cảnh thực, bối cảnh thực tế, bối cảnh thực tiễn: là hoàn cảnh, tìnhhình, điều kiện gắn với sự kiện, sự việc có trong thực tế Có thể hiểu trong cácbối cảnh thực có chứa các tình huống thực.

Tóm lại: bối cảnh thực trong dạy học phải được kết hợp với việc giảngdạy một kiến thức hoặc kỹ năng nhất định Giải thích này để phân biệt với việctạo ra các bối cảnh theo "kinh nghiệm", trong đó không tập trung vào việc dạymột nội dung cụ thể.

Trong Toán học, bối cảnh thực có thể được chia thành ba loại: bối cảnhtrong toán học; bối cảnh tích hợp liên môn khoa học xã hội, lịch sử, địa lý,vv); bối cảnh sống [27].

Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm bối cảnh thực là tình huống

thực tế tồn tại bên ngoài lớp học được sử dụng để dạy một nội dung cụ thể.

Trong đó chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến bối cảnh tích hợp liên môn và bốicảnh sống.

1.2.2 Việc tạo bối cảnh thực và dạy học Toán dựa trên bối cảnhthực

Trang 23

Dạy học trong bối cảnh và bằng bối cảnh: nghĩa là hoạt động học của họcsinh cần phải được đặt trong bối cảnh Bối cảnh học tập này phải là bối cảnhgắn

Trang 24

bó, phù hợp với đời sống học sinh, mà trong đó họ có điều kiện, khả năng cùngnhau và độc lập kiến tạo tri thức toán học [20] Thông qua các bối cảnh giáodục HS sẽ được tham gia vào các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, chính vì vậydạy học dựa trên bối cảnh giúp HS hiểu được vì sao cần phải học, chứ khôngchỉ là việc biết được cái gì và học như thế nào, do đó các em được học tập mộtcách tích cực, chủ động và có chiều sâu [7], từ đó giúp cho HS không chỉhướng tới phát triển năng lực chuyên ngành Toán mà còn phát triển năng lựcchung Nhờ ý nghĩa đó làm cho dạy học dựa vào bối cảnh đang được chú trọngthực hiện ở nhiều nước nhất là các nước phát triển.

Dạy học dựa trên bối cảnh sẽ giúp giải quyết được các vấn đề [7]:

- Kiến thức quá tải: thể hiện ở việc các chương trình dạy học là sự tập hợpcủa nhiều kiến thức tách rời khỏi nguồn gốc khoa học ban đầu của nó, trở nêntrừu tượng với người học, đây là hậu quả của việc tích luỹ và tích tụ nhiều kiếnthức trong giáo dục.

- Kiến thức riêng rẽ, tách rời: Những chương trình tập trung vào nội dungkiến thức thường không giúp HS biết được mối quan hệ bên trong và bên ngoàicủa các khái niệm, kiến thức Điều này hạn chế sự tham gia tích cực của HStrong giờ học và làm cho các em quên bài nhanh chóng sau khi học xong.

- Kiến thức thiếu sự liên hệ, vận dụng: HS thường gặp khó khăn trongviệc giải quyết những vấn đề đòi hỏi sử dụng kiến thức đã học một cách linhhoạt

,uyển chuyển, trong việc vận dụng các kiến thức đã học trong thựctế.

- Kiến thức thiếu sự gần gũi, liên quan: Nhiều em HS không thích học,hay học không tập trung đơn giản vì thấy bài học không gần gũi với cuộc sốnghàng ngày của mình, thấy học một cái gì đó hàn lâm, xa vời.

- Kiến thức có trọng tâm không hợp lí: Các bài học hiện nay thường coitrọng những phần kiến thức “cứng” buộc học sinh phải ghi nhớ), những câu trảlời - lời giải thích đúng, các bước thực hiện theo đúng quy định Điều này

Trang 25

không hợp lí cho hoạt động học vì bản chất hoạt động học là nhằm mục đíchphát triển tư duy hơn là rèn luyện trí nhớ máy móc cho HS.

Trang 26

Dạy học dựa trên bối cảnh thực nâng cao vai trò của người GV, không chỉlà người có thể tạo ra được các bối cảnh học tập thú vị, phù hợp với HS củamình mà còn là người hướng dẫn, giám sát hoạt động học, biết cách đặt ra cáccâu hỏi một cách khéo léo để giúp HS có thể kết nối tới vấn đề học được lồngtrong bối cảnh, qua đó đi đến tri thức, quy trình cần đạt được [7].

Để tạo ra bối cảnh thực cho việc dạy học toán, giáo viên có thể sử dụngcác phương pháp sau [27]:

+ Tạo bối cảnh từ nghiên cứu lịch sử, hình thành tri thức.

+ Tạo bối cảnh từ việc nghiên cứu khả năng áp dụng kiến thức vào cácvấn đề trong cuộc sống của học sinh, xã hội…

+ Khai thác các bối cảnh nhất định trong cuộc sống sự kiện, nhiệm vụ,hoạt động trong xã hội hoặc đời sống học sinh, gia đình, nhà trường…)rồi truyền thụ kiến thức cho học sinh kiến thức trong chương trình).

Nói một cách đơn giản bối cảnh thực được hiểu là vấn đề thực tế, đòi hỏicác hành động trong thực tế, nó “có thật” trong thực tế, chứ không phải là mộtvấn đề tưởng tượng.

Ví dụ: Điểm tổng kết trung bình của các môn học trong học kì I của bạnLan là: Toán 5,3; Vật lí 5,6; Hoá học 6,5; Sinh học 6,5; Ngữ văn 7,1; Lịchsử

6,5; Địa lí 7,6; Tiếng anh 6,9; Giáo dục công dân 6,5; Công nghệ 6,3; Giáo dụcquốc phòng 6,4; Tin 7,0 Xét xem bạn Lan có đạt được danh hiệu học sinh tiêntiến hay không? Ta biết để xét danh hiệu học sinh tiên tiến trong đó cần có mộtđiều kiện là điểm trung bình chung các môn học đạt trên 6,5, do vậy HS phải ápdụng kiến thức tính giá trị trung bình để giải quyết vấn đề Đây chính là vấn đềthực tế, bối cảnh ở đây liên quan đến một bạn học sinh cụ thể trong lớp là bạnLan) Và nói chung học sinh đều hình dung rằng sắp hết học kì I, nhu cầu cộngđiểm là có thật, đối với đa số các bạn chứ không chỉ đối với bạn Lan trong vídụ) Chỉ có điểm số các bạn là khác nhau, chứ bối cảnh là có thật, thật sự xảyra, mỗi năm hai lần hoặc nhiều hơn.

Trang 27

Một bài học tiếp cận giáo dục dựa vào bối cảnh thường có cấu trúc hoạtđộng chặt chẽ: lấy hoạt động của HS làm trung tâm, có sự lồng ghép việc cungcấp kiến thức với quy trình học và quy luật tư duy Một bài học như thế nuôidưỡng, cổ vũ những mối tương tác trong học tập, đề cao, ủng hộ cho việc giảiquyết vấn đề một cách sáng tạo, khuyến khích đa chiều ý kiến HS được thamgia vào không khí học tập dân chủ, tích cực, được phát triển và nâng cao cácnăng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, thực hành, vận dụng Bàihọc tiếp cận giáo dục dựa vào bối cảnh thường được bắt đầu với một tình huốnghay vấn đề cụ thể - có ý nghĩa như một cái nền để phát triển và diễn ra các hoạtđộng của HS Nó thúc đẩy nhu cầu học tập ở HS và dẫn các em đến với các hoạtđộng tìm kiếm, khám phá, chia sẻ thông tin với GV và bạn học, chủ động trongviệc phát hiện và nghiên cứu các ý tưởng, thông tin, lý thuyết để giảiquyết nhiệm vụ bài học đặt ra HS thực hiện các hoạt động học theo nhóm nhỏ ởđó các em có thể giữ những vai trò khác nhau Quá trình đó cũng thúc đẩy HStiến hành việc đánh giá các hoạt động học, đặc biệt là cách học, tiến trình học,thái độ cùng với những kiến thức HS thu được Như vậy HS đánh giá và đượcđánh giá một cách toàn diện, mọi mặt liên quan đến hoạt động học [7].

Quy trình của một giờ học theo cách tiếp cận giáo dục dựa vào bối cảnhđược mô tả theo sơ đồ sau [7]:

Trang 28

Tuy nhiên, tùy theo tri thức toán học cần dạy mà sẽ có sự điều chỉnh quytrình trên để phù hợp Trong cách tiếp cận dạy học dựa trên bối cảnh, vai trò củaGV được nâng lên một tầm mới GV không chỉ là người có thể tạo ra được cácbối cảnh học tập thú vị, phù hợp với HS của mình mà còn là người hướng dẫn,giám sát hoạt động học, biết cách đặt ra các câu hỏi một cách khéo léo để giúpHS có thể kết nối tới vấn đề học được lồng trong bối cảnh, qua đó đi đến trithức, quy trình cần đạt được Các câu hỏi của GV mang tính kiến tạo: vừa làkhơi gợi lại kiến thức đã học, vừa là gợi mở để HS phát triển và đi đến vấn đề.Việc đặt câu hỏi mà GV có thể áp dụng khi dạy học theo cách tiếp cận dựa vàobối cảnh dựa trên một số nguyên tắc sau đây [7]:

+ Hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ học tập+ Đặt câu hỏi để dẫn dắt hoạt động học

+ Đưa ra những thử thách cho HS

+ Tham gia như một thành phần trong các hoạt động học của HS: cùng HStìm cách giải quyết những vấn đề nảy sinh và chia sẻ với HS những hiểu biếtliên quan hoặc không liên quan đến vấn đề học.

+ Đánh giá hoạt động học của HS

Để sử dụng bối cảnh thực trong dạy học toán, giáo viên có thể sử dụng mộttrong hai cách sau để tổ chức hoạt động trong lớp học [27]:

+ Cách 1: Sử dụng tình huống giải quyết vấn đề, điều tra, thực tế trong dạyhọc toán để tạo mối liên hệ giữa toán học và thế giới thực.

+ Cách 2: Bắt đầu từ thế giới thực - dạy học sinh cách xác định và rút rakiến thứ toán học từ những tình huống lộn xộn, thực tế mà các em có thểphải đối mặt.

Sau khi thiết kế bối cảnh thực hợp lý, giáo viên sử dụng các bối cảnh thựcđó và sắp xếp học sinh vào bối cảnh thực đã thiết kế với nhiệm vụ, yêu cầuhoạt động, … như nhập một vai diễn viên, người bán hàng, đi chợ…) và sau đótiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động.Giáo

Trang 29

viên đóng vai trò là người hướng dẫn điều khiển hoạt động học tập của học sinh và hỗ trợ học sinh trong quá trình nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

1.3 Thực trạng dạy học chương “Thống kê” trong môn toán lớp 10 ở tỉnhCao Bằng theo hướng dựa trên bối cảnh thực

1.3.1 Thực trạng chung của việc dạy học Toán dựa trên bối cảnh thực

Dạy học dựa trên bối cảnh thực đang trở thành xu thế, một yêu cầu đốivới giáo dục của nhiều nước trên thế giới hiện nay Tại Việt Nam một trongnhững quan điểm xây dựng chương trình môn Toán là đảm bảo tính thiết thực,hiện đại, tính tích hợp, tính mở Theo đó, chương trình môn Toán chú trọngtính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dụckhác trong tất cả các khâu của quá trình dạy học [1] Tuy nhiên, thực tiễn dạyhọc cho thấy, việc khai thác thực tiễn, vận dụng toán học vào bối cảnh thực tiễntrong dạy học toán ở các trường THPT ở nước ta còn chưa được chú trọng, cácnội dung kiểm tra đánh giá học sinh trong các kì thi cũng rất ít yêu cầu vậndụng toán học vào thực tiễn [21].

Trong chương trình SGK hiện nay các bài toán thực tiễn còn rất ít Trongmột kết quả tìm hiểu của Hà Xuân Thành [16] có thống kê so sánh số lượng bàitoán thuần tuý và bài toán có tình huống thực tiễn qua bảng sau:

LớpTổng hợp BT “TH thuần tuý” BT có chứa TH thực tiễn

Trang 30

92,3%95, 2%

LớpTổng hợp BT “TH thuần tuý” BT có chứa TH thực tiễn

Ví dụ 1: (ví dụ 1 trong SGK Đại số 10 ban cơ bản), trang 110, bài §1)

Khi điều tra “Năng suất lúa hè thu năm 1998” của 31 tỉnh, người ta thu thậpđược các số liệu ghi trong bảng dưới đây

Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh

Ví dụ 2: (ví dụ 2, bài §1, trong SGK Đại số 10 ban cơ bản), trang

110) Để chuẩn bị may đồng phục cho học sinh, người ta đo chiều cao của 36học sinh trong một lớp học và thu được các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Chiều cao của 36 học sinh đơn vị: cm)

158 152 156 158 168 160 170 166 161 160 172 173150 167 165 163 158 162 169 159 163 164 161 160164 159 163 155 163 165 154 161 164 151 164 152

Trang 31

Xác định hợp lí số lượng quần áo cần may cho mỗi “kích cỡ” theo sizesố của nhà may).

Ví dụ 3: (bài tập 14, bài §3, trong SGK Đại số 10 (ban nâng cao), trang

179) Số lượng khách đến thăm quan một điểm du lịch trong mỗi tháng đượcthống kê trong bảng sau đây

Số khách 430 560 450 550 760 430 525 110 635 450 800 950a) Tìm số trung bình, số trung vị.

b) Tìm phương sai và độ lệch chuẩn.

Ba ví dụ trên đều có chứa tình huống thực tiễn nhưng các số liệumang tính giả định như Năng suất lúa hè thu của 31 tỉnh (không rõ tỉnh nào),chiều cao của các HS nào, một điểm du lịch không rõ ràng…Hơn nữa bài toántập trung vào tính toán số liệu luôn mà không rèn luyện cho học sinh khả năngthu thập, phân loại, biểu diễn số liệu ở giai đoạn đầu Nếu trong ví dụ 1 họcsinh được tự tìm tòi số liệu và tham gia tính toán năng suất lúa hoặc cây trồngkhác chính tại địa phương Cao Bằng, hay trong ví dụ 2 học sinh được trực tiếpđo chiều cao các bạn và xác định số lượng quần áo theo kích cỡ của chính lớpmình đang học, hay trong ví dụ 3 học sinh được tính toán các số liệu ngaytại một điểm du lịch tại địa phương mình, thì các em sẽ cảm thấy rất hứng thúcó thể sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề thực tế xung quanh hơn nữacòn rèn luyện cho các em kĩ năng tự thu thập, xử lí số liệu ban đầu, hướng đếnmục tiêu của chương là: hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn,phân tích và xử lí số liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệuthống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phântán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm [1].

Trang 32

1.3.2 Thực trạng dạy học chương “Thống kê” trong môn Toán lớp 10 THPTở tỉnh Cao Bằng

1.3.2.1 Mục đích điều tra

- Về phía giáo viên, chúng tôi khảo sát tìm hiểu mức độ cần thiết,tình hình sử dụng bối cảnh thực, tìm hiểu những khó khăn trong việc thiếtkế, sử dụng bối cảnh thực trong chương trình môn Toán nói chung, và trongchương Thống kê nói riêng tại một số trường THPT tại địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Về phía học sinh, chúng tôi tìm hiểu mức độ nhận thức của học sinh vềsự cần thiết, tác dụng của lồng ghép các tình huống gắn với thực tế trong dạyhọc, những khó khăn gặp phải khi tiếp thu các kiến thức thông qua các tìnhhuống đó, và kết quả có thể đạt được sau khi học xong Tìm hiểu về kiến thứcchủ đề Thống kê mà các em đã học ở bậc trung học cơ sở.

1.3.2.2 Phương pháp và đối tượng điều tra

- Phương pháp: sử dụng phiếu điều tra.- Đối tượng điều tra:

+ Đối tượng 1: GV Toán ở các trường THPT Hoà An, Dân tộc nộitrú tỉnh, Chuyên, Thành phố, Lục Khu, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Cách Linh trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng.

+ Đối tượng 2: Học sinh lớp 10 ở các trường THPT chủ yếu làtrường THPT Hoà An, Thành Phố, Lục Khu… trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

1.3.2.3 Cách tiến hành

Để tiến hành điều tra, chúng tôi gặp gỡ, trao đổi hoặc gửi mail phiếu khảosát với các GV Toán, và HS xem phần phụ lục)

1.3.2.4 Kết quả điều tra

Chúng tôi đã thiết kế phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát 35 GV và 68HS của một số trường THPT trong tỉnh Cao Bằng.

Kết quả điều tra đối với giáo viên

- Về sự cần thiết dạy học dựa trên bối cảnh thực (câu hỏi 1): khi chúng tôi

đặt câu hỏi “Theo thầy cô việc dạy học dựa trên bối cảnh thực có cần thiết hay

Trang 33

là cần thiết trong đó có 9/35 người ( ) thầy cô đánh giá là rất cần thiết.

Biểu đồ 1.1 Sự cần thiết dạy học dựa trên bối cảnh thực

- Về tình hình sử dụng bối cảnh thực trong quá trình dạy học (câu hỏi 2,

3) Chúng tôi điều tra về tình hình sử dụng bối cảnh thực trong cả việc dạy học

một kiến thức mới và trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức toán vàođời sống cho học sinh thì nhận được kết quả như nhau, có 33/35 GV ( )cho rằng chỉ thỉnh thoảng khai thác bối cảnh thực trong việc dạy học và chỉ córất ít

các thầy cô (2/35 GV ( )) chia sẻ đã thường xuyên sử dụng bối cảnh thực.

Trang 34

Biểu đồ 1.2 Thống kê mức độ sử dụng bối cảnh thực trong quá trình dạy học

Trang 35

- Về hiệu quả việc sử dụng bối cảnh thực trong quá trình dạy học (câu hỏi

4): đa số các thầy cô đồng ý rằng việc sử dụng các tình huống thực tế giúp học

sinh hứng thú, tích cực học tập (35/35 GV ( )), hiểu nhanh và nhớ bàilâu hơn (35/35 GV ( )), dễ dàng vận dụng kiến thức đã học để giải quyếtcác vấn đề trong cuộc sống (31/35 GV ( )), và còn làm cho không khí lớphọc sôi nổi(30/35 GV ( )), giúp học sinh phát triển tư duy nhanhnhạy(28/35 GV ( )), có thể thấy rằng tỉ lệ phần trăm thầy cô lựa chọn cácphương án là khá đồng đều.

Biểu đồ 1.3 Hiệu quả khi sử dụng các tình huống thực tế trong dạy học

- Về những khó khăn gặp phải khi thiết kế các tình huống thực tế trong

dạy học môn Toán (câu hỏi 5) 100% (35/35) GV đồng ý với ý kiến mất nhiều

thời gian để xây dựng các tình huống thực tế, 97% (34/35) GV cho rằng sáchgiáo khoa và các tài liệu tham khảo về xây dựng tình huống thực tế còn hạnchế, 94% (33/35) lựa chọn khó chọn lọc tình huống phù hợp với nội dung bài.Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân khó khăn còn do cơ sở vật chất thiếuthốn, trình độ HS còn yếu và sự hạn chế trong nhận thức của GV về cơ sở líluận, phương pháp dạy học gắn với bối cảnh thực, họ không biết bắt đầu từ đâu,không biết chọn đối tượng thực tiễn nào để biểu diễn tri thức toán học đó.

Biểu đồ 1.4 Khó khăn gặp phải khi thiết kế tình huống thực tế

Trang 36

- Về những khó khăn khi tổ chức các tình huống gắn với thực tế trong

dạy học (câi hỏi 6) Đa số thầy cô lựa chọn nhiều đáp án trong câu hỏi này.

Khó khăn nhất là vấn đề thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (35/35(100% ) GV lựa chọn) Tiếp theo là việc HS không nắm chắc kiến thức cũ(32/35 (91%) GV lựa chọn), và đưa ra tình huống và xử lí tình huống tốn nhiềuthời gian (31/35 (89%) GV lựa chọn) Số ít GV lựa chọn khó khăn phân phốichương trình còn nhiều bất cập (16/35 (46%) ý kiến) Ngoài ra các thầy cô còncho rằng việc tổ chức các tình huống dạy học gắn với thực tế còn đòi hỏi nhiềukiến thức ở các môn học khác nhau, bản thân giáo viên dạy một bộ môn cũngkhông nắm được hết kiến thức.

Biểu đồ 1.5 Khó khăn khi tổ chức các tình huống dạy học gắn với thực tế

- Về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giải toán

chủ đề Thống kê (câu hỏi 7,8): 100% ý kiến GV đều cho rằng việc rèn luyện kĩ

năng giải toán chủ đề thống kê là quan trọng và cần thiết trong đó 20% đánhgiá là rất cần thiết) Tuy vậy khi được hỏi: Thầy cô có thường xuyên thiết kếcác hoạt động giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán chủ đề Thống kê trong

quá trình dạy học (câu hỏi 9), thì chúng tôi nhận được 100% câu trả lời là thỉnh

thoảng Các Thầy cô cũng đánh giá rằng khi gặp phải các vấn đề trong thực tế

cần giải quyết bằng các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề thống kê (câu hỏi 10)

Trang 37

đa số HS nhận ra vấn đề nhưng không có cách giải quyết (thậm chí không nhậnra các vấn đề), chỉ một số ít có thể giải quyết vấn đề.

Biểu đồ 1.6 Khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Thốngkê để giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tế

Kết quả điều tra đối với học sinh

- Về sự cần thiết của việc lồng ghép các tình huống gắn với thực tế trong

dạy học (câu hỏi 1): 100% học sinh đều cho ý kiến việc lồng ghép các tình

huống thực tế trong dạy học là cần thiết trong đó 41% 28/68) ý kiến các emđồng ý là rất cần thiết) Nhưng khi được hỏi là giáo viên có thường xuyên đặt

ra những tình huống có nội dung gắn với thực tế hay không (câu hỏi 2) thì 93%

các em đều trả lời thỉnh thoảng, 7% chọn đáp án chưa bao giờ.

- Về tác dụng khi sử dụng các tình huống gắn với thực tế trong dạy học

(câu hỏi 3): 100% HS đều cho rằng khi sử dụng các tình huống gắn với thực tế

trong dạy học môn Toán là có tác dụng cụ thể: hiểu thêm nhiều kiến thức thựctiễn của bài học (67/68, 99%), phong phú thêm nội dung bài học (60/68, 88%),giúp học sinh nhớ bài lâu hơn 52/68, 76%), không khí học tập vui vẻ, sinhđộng (57/68, 84%), học sinh biết tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức (42/68, 62%),giúp học sinh năng động, tích cực, sáng tạo (53/68, 78%).

Trang 38

Biểu đồ 1.7 Tác dụng khi GV sử dụng các tình huống gắn với thực tế trongdạy học môn Toán

- Về những khó khăn HS gặp phải khi tiếp thu kiến thức thông qua các

tình huống gắn với thực tế trong dạy học (câu hỏi 4) bao gồm các lựa chọn:

nhiều tình huống chưa xoáy sâu vào trọng tâm bài giảng (51/68, 75%), nhữngtình huống giáo viên đưa ra thường khó đối với kiến thức học sinh (62/68,91%), học sinh không có kĩ năng xử lí và giải quyết tình huống (45/68, 66%),tốn nhiều thời gian cho tiết học khi thảo luận (36/68, 53%), lớp học ồn ào khithảo luận 32/68 (47%), trình độ năng lực học sinh không đồng đều (46/68,68%), khó khăn khác (2/68, 3%).

Biểu đồ 1.8 Những khó khăn HS gặp phải khi tiếp thu kiến thức thông quacác tình huống gắn với thực tế trong dạy học

Trang 39

- Về hiệu quả HS có thể đạt được gì khi giải quyết các tình huống thực tế

(câu hỏi 5): Trên 50% HS cho rằng có thể học được kĩ năng giải quyết vấn đề,

kĩ năng lắng nghe, kĩ năng nghiên cứu tài liệu, kĩ năng thuyết trình và kĩ năngtrình bày khi được thực hiện giải quyết các tình huống thực tế.

Biểu đồ 1.9 Hiệu quả HS có thể đạt được khi giải quyết các tình huống thựctế

- Về trình độ hiểu biết của học sinh lớp 10 đối với kiến thức chủ đề

Thống kê (câu hỏi 6): Chúng tôi để học sinh tự đánh giá về kiến thức của mình

với tiêu chí: giỏi (nhớ khái niệm, công thức tính và có thể vận dụng); khá (nhớkhái niệm, công thức tính và tính được vài trường hợp đơn giản); trung bình(nhớ khái niệm hoặc công thức tính); yếu (nhớ khái niệm hoặc công thức tínhnhưng ko diễn đạt được, hoặc không diễn đạt chính xác); kém (không nhớ gì vềkiến thức), đa số các em tự nhận mình biết các khái niệm ở chủ đề này ở mứctrung bình, hoặc yếu Trong đó có khái niệm số trung vị và mốt rất ít em đánhgiá mình ở mức khá (1%), thậm chí tỉ lệ các em nhận ở mức kém kiến thức mốtkhá cao (28%).

Trang 40

Biểu đồ 1.10 HS tự đánh giá độ hiểu biết đối với kiến thức chủ đề Thống kê

1.3.2.5 Nhận xét

- Dựa trên kết quả khảo sát GV, chúng tôi nhận thấy Thầy cô đều thấyđược tầm quan trọng, sự cần thiết của việc dạy học dựa trên bối cảnh thực trongmôn Toán nói chung, trong chương Thống kê nói riêng, và cũng thấy được sựhiệu quả khi áp dụng chúng Tuy nhiên các GV lại chỉ thỉnh thoảng thực hiện,nguyên nhân một phần do các khó khăn gặp phải trong khâu thiết kế (SGK vàcác tài liệu tham khảo về xây dựng tình huống thực tế còn hạn chế, hay mấtnhiều thời gian để xây dựng các tình huống thực tế, khó chọn lọc tình huốngphù hợp với nội dung bài…), khó khăn trong khâu tổ chức (thiếu thốn cơ sở vậtchất, phương tiện dạy học…), tuy nhiên nguyên nhân chính là do hầu hết GVđều dạy học theo đúng tinh thần SGK, mà trong SGK hiện hành thì số lượngbài toán chứa nội dung thực tiễn, hay mô phỏng thực tiễn còn ít.

- Dựa trên kết quả khảo sát của HS: chúng tôi cũng thấy rằng các emcũng hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học dựa trên bốicảnh thực, các em rất mong muốn biết được những tri thức toán được học ởtrường phổ thông sẽ ứng dụng như thế nào trong thực tiễn Những bài học đượcGV gắn với các tình huống thực tế làm cho không khí học tập vui vẻ, các emnhớ bài lâu hơn, cho các em thêm sự hiểu biết kiến thức thực tiễn của bài học,các em còn có thể đạt được các kĩ năng: giải quyết vấn đề, giao tiếp, lắngnghe…

Ngày đăng: 17/02/2022, 08:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w