Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 3- 4 tuổi
II MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện tuy biểu hiện tự lập của trẻ chưa được như ở người trưởng thành nhưng việc trẻ muốn được mọi người thừa nhận khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình, tự mình tìm cách giải quyếtnhiệm vụ, hay ngay cả khi trẻ biết chủ động nhờ sự giúp đỡ của người khác trong lúc khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cũng chính là biểu hiện của tự lập, điều đó thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ.Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xẩy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻthường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻcũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú.
Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi ” 2 Mục đích nghiên cứu
Để có được thành công thì ai cũng phải trải qua việc rèn luyện, học tập, laođộng vất vả và gian khó, cũng như việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi là
Trang 2một việc làm tuy khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được, khó khôngcó nghĩa là chúng ta bỏ cuộc mà chúng ta cần tìm ra một số biện pháp hữu hiệugiáo dục tính tự lập cho trẻ ngay Bởi tính tự lập là nền tảng của nhiều phẩm chấttốt sau này như: Kích thích lòng ham học hỏi, ưa khám phá, chủ động, khả năngsáng tạo, kỉ luật, tinh thần không ngại khó khăn, tư duy logic của trẻ ….
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các cháu trong độ tuổi mẩu giáo 3- 4 tuổi C2 tuổitrường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2021 – 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáodục hình thành tính tự lập cho trẻ mầm non.
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được tính tự lập
- Tìm hiểu các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
* Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của trẻ
thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày.
* Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh
nghiệm giúp hình thành tính tự lập cho trẻ
- Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình, trao đổi
cách hình thành tính tự lập cho trẻ để cùng phối hợp thực hiện.
- Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục.
Trang 3* Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, làm gương… giúp trẻ
quan sát và bắt chước thực hành thường xuyên hình thành tính tự lập cho trẻ
* Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao việc, trải
nghiệm Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử và tích cực thực
hành thường xuyên các kỹ năng hình thành tính tự lập mà giáo viên cần dạy trẻ.
* Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt
được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu.
5 Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu là các hoạt động hình thành tính tự lập cho
trẻ và thực hiện các hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C2 tại trườngmầm non Quyết Thắng TT Bến Quan.
Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022
- Tháng 8: chọn và nghiên cứu lý luận của đề tài
- Tháng 8 - 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hình thành tính tự lập cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C2 tại trường mầm non QuyếtThắng TT Bến Quan.
- Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2020: Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thựctiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm “Hình thành tính tự lập cho trẻ”
- Tháng 5: Đánh giá, viết báo cáo.
III NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận
Trang 4Thế giới trẻ thơ đặc biệt là trẻ mầm non rất muôn màu muôn vẻ, thỏa thíchvui đùa cũng là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn đầu nhận biếtthế giới, sự hướng dẫn khéo léo có thể biến quá trình vui chơi của trẻ thành quátrình phát triển trí tuệ hết sức tự nhiên, giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.Tham gia hoạt động tập thể đòi hỏi trẻ phải tự nỗ lực rất nhiều, nếu như trẻkhông có kĩ năng thì việc thực hiện là rất khó Vui chơi chính là một hoạt độngtạo nên tính tự lập ở trẻ Trẻ được tự mình chơi, là chủ thể chơi không bị épbuộc Vì vậy, cha mẹ và giáo viên có thể dựa vào hoạt động vui chơi mà có kếhoạch giáo dục khả năng tự lập cho trẻ theo định hướng mục tiêu có chủ đích.
Vì vậy, sự tự lập của trẻ sẽ phát triển từ thấp đến cao thông qua những tìnhhuống nhất định trong thực tế.
Trẻ tự lập khi trẻ có khả năng bộc lộ những hành vi qua những hành động hằng ngày.
2 Thực trạng của việc dạy trẻ tính tự lập2.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của sở, của phòng giáo dục về thựchiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng môitrường thân thiện, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyênmôn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dụcmầm non…Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thườngxuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất luợng giảng dạy.
Trang 5- Một số trẻ củng có những biểu hiện khá tốt về tính tự lập; tự phục vụ bản thân tốt;
- Bản thân tôi đã nhận thức rõ về khái niệm và biểu hiện tính tự lập của trẻ, hiểu được vai trò của người giáo viên trong việc tạo môi trường củng như tổ chức các hoạt động phát triển tính tự lập cho trẻ;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng bán trú, vệ sinh cá nhântương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tính tự lập.
2.2 Khó khăn
- Một số trẻ không học qua các lớp nhà trẻ, 1 số trẻ bố mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà Đa số trẻ tính tự lập chưa cao, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ.
- Thời gian đầu trẻ đến lớp một số trẻ rất ít nói và rụt rè, tính tự lập của trẻ còn hạn chế như: không biết tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, thậm chí một số trẻ không biết cắm vòi vào ống sữa để uống… tính tự lập của trẻ còn rất yếu
- Một số trẻ là con một, con cưng nên thường chiều chuộng, nên khả năng tự lậpcủa trẻ đó không cao so với trẻ khác Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quantrọng của giáo dục tính tự lập cho con từ nhỏ mà có tư tưởng lớn lên trẻ sẽ tựbiết Phụ huynh đa số nuông chiều con cái, tình trạng làm thay, làm hộ rấtnhiều nên chưa phối hợp tốt với cô trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ
2.3 Kết quả khảo sát ban đầu
Trang 6Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ thông qua các bài tập để từđó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng đối với từng trẻ trong lớp mẫu giáo
5-6 tuổi A1 trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2019 –2020
3 Các biện pháp giúp hình thành tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi3.1 Xây dựng môi trường gần gủi, thân thiện với trẻ
Đối với mọi phụ huynh và giáo viên cần phải sớm biết được khả năng tự lậpcủa trẻ, tôn trọng tất cả những biểu hiện tự lập của trẻ, song song với những biệnpháp tác động đúng đắn thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lậpcủa bản thân trẻ.
Tiếp thu sự hướng dẫn từ người lớn ở trẻ nhỏ là rất khác nhau, có trẻ chỉ cầnnhìn qua cách hướng dẫn một lần là có thể làm được nhưng có trẻ đến hai, ba lần
Trang 7vẫn chưa làm được, rồi đợi chờ người lớn làm giúp, đó không phải trẻ khônglàm được mà do trẻ có tính ỷ lại không cố gắng nỗ lực.
Vì vậy, cần phải xác định trẻ ở mức độ tiếp thu nào để có mục tiêu tác độngkịp thời Đối với trẻ 5 tuổi lớp tôi, chương trình học đang áp dụng Bộ chuẩnphát triển trẻ năm tuổi, trong đó có một số chuẩn và chỉ số liên quan đến việcgiáo dục cho trẻ được sự tự lập như:
Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được áo, quần
Chỉ số 15 Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩnChỉ số 16: Tự rửa mặt chải răng hàng ngày…
Chỉ số 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
Tôi cũng áp dụng những chỉ số này cho tất cả trẻ và nâng cao hơn nữa vớinhững trẻ có kĩ năng tốt hơn.
Qua từng chủ đề và kế hoạch trong năm, giáo viên lựa chọn và áp dụng đểgiáo dục cũng như rèn luyện cho trẻ tính tự lập.
Bản thân tôi đã xây dựng cho trẻ môi trường lớp học với nhiều tình huốnghấp dẫn tạo ra sự hứng thú và ham muốn được tự mình làm, để trẻ có cơ hộithực hành các kĩ năng tự lập cho bản thân.
Môi trường vui chơi ngoài trời cũng được tôi lựa chọn để giúp trẻ có được sựtự lập cao.
Ví dụ: Khi trẻ đang chơi mà không may bị ngã nhẹ, cô giáo không nên chạylại đỡ trẻ ngay, cô nên khuyến khích trẻ, trẻ có thể tự đứng dậy không cần đợi cô
Trang 8hay cha mẹ tới đỡ, hoặc có thể bạn khác thấy bạn mình ngã có thể chạy lại đỡbạn lên, đỡ bạn lại chỗ cô.
Bên cạnh đó, gia đình cũng phải xây dựng cho trẻ những ý thức tự lập ngaytừ sớm như: Trẻ tự chuẩn bị đồ để đi học, trẻ tự đi lấy sữa… Đối với những trẻyếu, tôi sẽ cho trẻ thực hành nhiều hơn và hỏi trẻ nhiều hơn Cả giáo viên và giađình nên xác định được kế hoạch tác động đến trẻ bằng việc giáo dục cho trẻnhững kĩ năng tự lập đó là kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng giữ gìn vệ sinh,kĩ năng hỗ trợ người khác.
Hãy kiên nhẫn với trẻ, đừng bao giờ có ý nghĩ thấy trẻ làm chậm rồi mìnhlàm giúp cho nhanh, đó là ý nghĩ và hành động sai lầm.
3.2 Thực hiện làm gương cho trẻ
* Cô làm gương: Hàng ngày trẻ đến lớp, phần lớn thời gian trong ngày trẻ
được sinh hoạt và học tập cùng cô Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọngtrong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ, cô là tấm gương cho trẻnoi theo.
Ví dụ: Khi đến lớp cô giáo xếp xe máy của mình thẳng hàng lối, cất gọngàng dép, túi xách, mũ, khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàngtheo Trong giờ học, khi học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơiquy định.
Trong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập cô luôn là tấm gương trong việc giữgìn sạch sẽ môi trường lớp học, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quyđịnh, thấy rác thì nhặt bỏ sọt rác xong rồi rửa tay.
Trang 9Thường xuyên cùng trẻ làm những công việc như lau dọn đồ chơi, nhổ cỏnhặt rác sân trường Tặng trẻ một số câu khen ngợi “ Con đã lớn thật rồi”.
Khi được giúp cô trẻ thấy mình đã lớn đã làm được việc có ích, thích đượclàm việc, từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ vệ sinh chung, khithấy những điều cần phải làm thì trẻ sẽ làm và không cần phải đợi người khácnhắc nhở.
* Gia đình làm gương cho trẻ: Gia đình cũng cần phải làm gương cho trẻ,
trong mọi hoạt động của gia đình cần phải cẩn thận, ngăn nắp gọn gàng, luôn ýthức được việc trẻ đang noi gương người lớn Ví dụ: Khi thay quần áo xong bốmẹ nên cất gọn gàng để trẻ noi theo, không bừa bộn tránh tình trạng trẻ bắtchước theo
* Theo gương bạn bè: Ví dụ: “ Bạn Bích Lam hôm nay đã làm được một
việc rất tốt đó là khi thấy bạn Linh Đan bị ngã bạn ấy đã chạy lại đở bạndậy,phủi bẩn nơi áo quần rồi động viên bạn, cô rất vui vì bạn Bích Lam đã làmđược những việc đáng khen như vậy, cô mong rằng các con sẽ giống như bạnấy, khi đó không chỉ có cô mà bố mẹ và tất cả mọi người đều khen ngợi các conđấy”.
Giáo viên thấy việc tốt của trẻ nên tuyên dương trước lớp để cả lớp làmgương và học tập theo.
3.3 Phân công công việc cho trẻ
Trang 10Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như vệ sinhcá nhân, ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người lớn làm những công việc vừa sức đó là những biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ.
Nếu trẻ đã biết lao động phục vụ thì trẻ sẽ không dựa dẫm vào ai khác, trẻ sẽlàm một cách tự tin Điều này thể hiện qua việc trẻ thấy rằng mình có thể tự làmđược những công việc vừa sức với mình mà trẻ trở nên tự tin hơn nhiều trongcác công việc, trẻ sẽ có ý thức vượt qua mọi khó khăn một cách nhanh nhất vàđạt kết quả tốt nhất mà không cần ai giúp đỡ.
Vì vậy, cần hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen tự phục vụ là điều ýnghĩa to lớn đối với cuộc sống cũng như tính tự lập của trẻ.
Ví dụ: Cô giáo có thể tạo công việc để phân công cho các bé, cho bé phụ giúp
cô trong giờ ăn: Lấy ghế, khăn ăn, giúp cô xếp bàn, chia bát thìa… giúp cô trảichiếu, lấy chăn gối, sạp chuẩn bị giờ ngủ Cô thường xuyên phân công và theodõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của người trực nhật Người thực hiện nhiệm vụtrực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phân công Tổ trựcnhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, học xong cả lớp sẽ cùngnhau dọn dẹp và vệ sinh lớp Rèn cho trẻ thói quen ý thức được tinh thần tráchnhiệm để trẻ không khỏi bỡ ngỡ, làm hành trang khi trẻ vào tiểu học.
Tự lập luôn đi kèm với tư duy của trẻ Luôn luôn tạo ra cho trẻ những kiếnthức, kĩ năng mới để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm những kĩ năng, kĩ xảo đểphát triển và rèn luyện tính tự lập cũng như tư duy hàng ngày cho trẻ.
Trang 11Hãy để trẻ hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, từ đó trẻcũng ý thức được trách nhiệm của mình.
Ví dụ: Khi mẹ đi làm về xách theo đồ ăn, mỗi người một việc bố dắt xe cấtcho mẹ, chị cất giỏ xách giúp mẹ, bé sẽ xách đồ ăn vào bếp giúp mẹ, mẹ sẽ đithay đồ vào nấu ăn Khi mẹ nấu ăn có thể nhờ bé lấy đồ giúp mẹ bằng các cáchgợi hỏi để thử trẻ chứ không yêu cầu trẻ làm ngay cho mẹ Cần nhờ bé làmnhiều lần để tập thói quen cho trẻ, nhưng chú ý khi trẻ mệt thì không nên ép trẻvì tự lập dựa trên sự yêu thích lao động, nếu ép trẻ quá sẽ có thể gây áp lực chotrẻ.
Do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải làm sao cho trẻ cósự yêu thích lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập làm nhữngcông việc vừa sức giúp đở bố mẹ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3.4 Rèn luyện mọi lúc mọi nơi và duy trì tính tự lập của trẻ hàng ngàyGiờ đón - trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ,
khăn gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào tủ cá nhân của trẻ để khi cần tìm sẽ dểdàng và nhanh và tsrước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình Sau một,hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻcất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
Trong giờ hoạt động học: Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ,trẻ tự lên lấy
đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thugom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọn gàng ngăn nắp đúng nơi qui định Được tự lấy
Trang 12đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốnkhám phá xem mình được học gì từ đồ dùng đó.
Ví dụ: Tiết làm quen với toán các trẻ trong tổ lên lấy đồ dùng của mình vềchổ để hoạt động và sau giờ học trẻ sắp đồ dùng của mình vào rổ và cất lại vềnơi để đồ dùng của tổ mình Hoặc các giờ học vở trẻ tự lên lấy túi hồ sơ lấy đồdùng trong túi và sau khi giờ học kết thúc trẻ sắp xếp vở, bút vào túi và cất vềnơi quy định.
Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt độngnhư : Nhặt lá rụng ,nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng …Tôi chia
trẻ thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một côngviệc khác nhau Khi thấy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng mới tôitham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trò chuyện để hiểu vì sao cần chăm sóccây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiệnvới môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên ,yêulao động Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và đượckhen, trẻ thấy tự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia cáchoạt động của lớp.
Giờ hoạt động góc: Tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, trẻ học cách
sử dụng đồ chơi,và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề , để trẻ tự chơi, tựkhám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi trẻ thực sự cần Khi hết giờ chơi trẻ tựcất đồ chơi vào chỗ quy định.