1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ chức thực hiện những năm 19461950.Trong thời kỳ hiện nay, Anh (Chị) ý thức gì về giá trị lịch sử và thực tiễn của cuộc kháng chiến

16 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 391,47 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trì

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ chức thực hiện những năm 1946-1950.Trong thời kỳ hiện nay, Anh (Chị) ý thức

gì về giá trị lịch sử và thực tiễn của cuộc kháng chiến

trên.

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Hồng Thúy Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Hiền

Mã sinh viên: 23A4020130 Nhóm tín chỉ: 30

Mã đề: 9

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2

NỘI DUNG 3

I Phần lý luận 3

1.1 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng 1946 - 1947 được thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết 3

1.2 Quá trình tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến những năm 1947 – 1950 7

II Phần liên hệ thực tiễn 9

2.1 Ý nghĩa lịch sử và giá trị thực tiễn của cuộc kháng chiến 9

2.2 Liên hệ bản thân 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, không ngoài mục đích nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của một Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh Mặt khác giúp chúng ta rút

ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu cho công tác thực tiễn Một trong những bài học có giá trị lớn nhất là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Với đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh giặc, phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ rất nhiều mồ hội, xương máu và nước mắt Và một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là nhờ đường lối lãnh

đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta Nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ chức thực hiện những năm 1946-1950”, ta sẽ thấy rõ hơn về vai trò của việc đề

ra một đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng, từ đó làm rõ hơn về giá trị lịch sử và thực tiễn của cuộc kháng chiến này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đề tài làm rõ quá trình tổ chức thực hiện và các

đường lối lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (giai đoạn những năm 1946-1950) Qua đó, rút ra giá trị lịch sử

và thực tiễn từ cuộc kháng chiến

Trang 4

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nêu trên, cần tập trung làm rõ

đường lối kháng chiến mà Đảng đã sử dụng, trình bày, lý giải quá trình tổ chức thực hiện kháng chiến, đánh giá thành quả của việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng Từ đó, rút ra được bài học cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và

đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước trong cuộc kháng chiến

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam giai đoạn những năm 1946-1950

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách

mạng giải phóng dân tộc

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa vào phương pháp lịch sử kết hợp với

phân tích, tổng hợp để trình bày, lý giải các sự kiện lịch sử, đường lối kháng chiến trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, một cách có luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Làm rõ vai trò và tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong việc lãnh đạo nhân dân toàn quốc trong cuộc kháng chiến

Ý nghĩa thực tiễn: rút ra được bài học cho bản thân về Đảng Cộng sản Việt

Nam và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng

Trang 5

NỘI DUNG

I Phần lý luận

1.1 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng 1946 - 1947 được thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết

*Bối cảnh lịch sử

Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết Theo đó, thực dân Pháp nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa Ngược lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh Để nhanh chóng gạt quân Tưởng về nước, đồng thời

có thêm điều kiện chuẩn bị tiềm lực, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp (Xanhtơni) bản Hiệp định sơ bộ, chấp thuận cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Tiếp đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nhân dân ta ra sức xây dựng lực lượng Ngày 22/5/1946, Chính phủ ra sắc lệnh quy định Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng Vì vậy, Đảng và nhân dân Việt Nam chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là cầm súng đứng lên chống lại thực dân Pháp

Ngày 12/12/1946, Trung ương ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến

Trang 6

Ngày 18/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) quyết định phát động toàn dân, toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện mệnh lệnh của Chính phủ, bắt đầu từ 20 giờ ngày 19/12/1946, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quân và dân Hà Nội và ở các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Đại đoàn quân ta từ các cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô Ảnh: Tư liệu TTXVN

*Đường lối kháng chiến của Đảng 1946 - 1947

Từ việc phân tích những thuận lợi và khó khăn, cùng với gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã phát động đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thông qua các văn kiện, chỉ thị Nội dung cơ bản của đường lối là: dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn

Trang 7

dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính Đường lối đó được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng,lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, trong đó

tập trung ở các văn bản: Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946), Chỉ thị

Toàn dân kháng chiến (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8 /1947),

Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược,

giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới

Kháng chiến toàn dân, tức là tất cả mọi người dân trên đất nước đều

tham gia, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt Kháng chiến toàn dân thì Đảng ta phải giáo dục tổ chức, động viên toàn dân tham gia kháng chiến, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân Đường lối kháng chiến toàn dân sử dụng bài học cha ông ta từ ngày xưa để lại Trong lúc đất nước ta còn nghèo, lực lượng chính quy nhỏ bé, vũ khí thô sơ, ta cần phát huy sức mạnh toàn dân, dựa vào dân kháng chiến mới đánh được lâu dài, phát huy được lối đánh du kích Điều kiện chủ yếu để quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến là huy động cho được sức mạnh toàn dân

Kháng chiến toàn diện tức là tiến hành kháng chiến trên tất cả mọi

lĩnh vực: ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Chúng ta tiến hành kháng chiến toàn diện mới phát huy được lực lượng toàn dân Kháng chiến toàn diện là nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân, có mối quan hệ gắn

bó, chặt chẽ

Về chính trị: đường lối cách mạng nhấn mạnh vấn đề xây dựng khối

toàn dân đoàn kết Trong suốt cuộc kháng chiến, ta đã ra sức củng cố khối liên minh công, nông và trí thức, không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc Chính phủ cách mạng đặc biệt chăm lo củng cố và xây dựng nhà nước, thường xuyên kiện toàn bộ máy kháng chiến từ trung ương đến địa phương, kiên quyết trấn áp bọn phản Cách mạng và đẩy mạnh đấu tranh

Trang 8

chính trị ở cả thành thị và nông thôn

Về quân sự, chính phủ đã chăm lo vũ trang toàn dân, xây dựng lực

lượng vũ trang nhân dân, xác định đánh lâu dài làm phương châm chiến lược, quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, kết hợp đánh địch cả bằng chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, cả bằng quân sự, chính trị và binh vận Phải xây dựng cho được 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Tiến công địch ở cả 3 vùng chiến lược: nông thôn, đô thị và miền núi

Về kinh tế, ta vừa phải phá kinh tế địch, vừa xây dựng kinh tế của ta,

giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đât, xây dựng nền kinh tế của ta trong thời chiến Đảng lãnh đạo nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, xây dựng nền kinh tế tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến Kết hợp chặt chẽ nhiệm

vụ kháng chiến với kiến quốc

Về văn hóa, ta vừa chống lại văn hóa nô dịch của địch, vừa xây dựng

nền văn hóa mới với 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng

Về ngoại giao, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, mở rộng quan hệ

quốc tế, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Kháng chiến lâu dài, đây là một chủ trương sáng suốt của Đảng ta

dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước

ta, phát huy truyền thống cha ông, lấy yếu đánh mạnh, chính nghĩa chiến thắng hung tàn Trong 3 văn kiện nói trên của cách mạng Việt Nam cũng chỉ ra phương châm của cuộc kháng chiến là: kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính

Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, lúc này chúng ta chưa có sự

liên hệ với một nước nào trên thế giới về vật chất - tinh thần nên chưa nhận được sự giúp đỡ của một nước nào Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động trên tất cả các mặt, dựa vào nội lực của đất nước để chiến đấu Đồng thời ta cũng tích cực kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế

Trang 9

Khi ta phát động đường lối kháng chiến, chúng ta có những thuận lợi

và khó khăn cơ bản tác động Trước hết là thuận lợi, nhân dân ta phấn khởi tin tưởng vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh Chúng ta cũng đã có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm và đã có kinh nghiệm chống Pháp ở Nam Bộ Trong khi đó, Pháp bị thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ 2, tiến hành cuộc chiến tranh xa nước Pháp gần 10.000km Phong trào phản đối chiến tranh đòi hòa bình dân chủ nước Pháp đang dâng lên Đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình dân chủ, chủ nghĩa xã hội đang ở thế phát tiến công có sự gắn bó với 2 nước bạn Lào, Campuchia

cùng chung một kẻ thù xâm lược Cùng với những thuận lợi là những khó khăn, chính quyền cách mạng non trẻ, Việt Nam vốn là nước kinh tế lạc hậu

bị chiến tranh tàn phá Kẻ thù của ta lại là một tên đế quốc sành sỏi với vũ khí hiện đại, sĩ quan chỉ huy thành thạo, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược, thông thạo chiến trường Việt Nam Đặc biệt chúng lại có đế quốc

Mĩ giúp sức đằng sau

Phát huy những thuận lợi, Đảng, Chính phủ ta đã phát động đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp một cách sáng suốt nhất, phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam lúc bấy giờ Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độc lập, tự chủ và sáng tạo Đường lối đó

là sự kết tinh những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng bạo lực, về chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta Đường lối kháng chiến trải qua thực tiễn chiến đấu được phát triển và hoàn chỉnh, là nguyên nhân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh chính là sức mạnh, động lực, là mục đích của nhân dân ta trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định cho thắng lợi của cách mạng

1.2 Quá trình tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến những năm 1947 –

1950

Trang 10

Ngày 6/4/1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương, nhấn mạnh việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, củng cố chính quyền nhân dân ở vùng địch tạm chiếm, phát động chiến tranh du kích, đẩy mạnh công tác ngoại giao và tăng cường công tác xây dựng Đảng

Về kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh

phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học của các trường phổ thông các cấp

Về quân sự, Thu Đông 1947, Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân,

gồm cả ba lực lượng chủ lực lục quân, hải quân và không quân, hình thành

ba mũi tiến công chính tiến lên vùng Việt Bắc Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục, oanh liệt, đến ngày 21/12/1947, quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, bắn chìm nhiều tàu xuồng và nhiều phương tiện chiến tranh khác Đầu năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng 1 Trung tướng và

9 Thiếu tướng Sự kiện đó là bước phát triển mới của cuộc kháng chiến Từ năm 1948, tình hình quốc tế có những chuyển biến có lợi cho các lực lượng cách mạng và tác động tích cực đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta Phát huy thắng lợi, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện để làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp

Về ngoại giao, Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở

rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa Với Lào

và Campuchia, Đảng chủ trương “mở rộng mặt trận Lào-Miên”, thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu Việt-Miên-Lào để giúp bạn và cùng bạn chiến đấu Tháng 11/1949, Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự

Ngày đăng: 07/02/2022, 09:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w