1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn lịch sử chính quyền nhà nước “so sánh bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992

27 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 156 KB

Nội dung

Báo cáo chính trị của Banchấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cáchmạng của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta và nhân dân ta phải đặc biệt quantâm và nhanh chóng xây dự

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: LỊCH SỬ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đề tài:

SO SÁNH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1980 VÀ

HIẾN PHÁP 1992.

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là một quá trình liên tục, gắn liền với từng giai đoạncủa cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, luônquan tâm và chú trọng việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước

từ trung ương đến địa phương Nếu như trong thời kì của Hiến pháp 1946,Nhà nước chủ yếu là bộ máy cai trị, dùng bạo lực cách mạng để trấn áp thùtrong, giặc ngoài, duy trì trật tự, an ninh trong nước Từ Hiến pháp 1959 đếnnay, Nhà nước dân chủ nhân dân đã làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu

và trở thành người điều hành nên sản xuất xã hội Báo cáo chính trị của Banchấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cáchmạng của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta và nhân dân ta phải đặc biệt quantâm và nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền nhà nước…”.Xuất phát từ tầm quan trọng của công cuộc hoàn thiện bộ máy Nhà nước, em

đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp

1980 và Hiến pháp 1992.”

2 Tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu, tập hợp, thống kê tài liệu nhận thấy có rất nhiều tàiliệu liên quan đến đề tài trong những năm gần đây Tuy nhiên các tài liệu chỉmới dừng lại ở việc phân tích cấu trúc bộ máy nhà nước Việt Nam theo từngHiến pháp, chứ chưa chỉ ra điểm giống và khác nhau của bộ máy Nhà nước ởcác bản Hiến pháp, điều này có thể cho ta thấy sự tiến bộ của thiết chế ViệtNam qua từng thời kỳ

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Từ việc khái quát về bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máynhà nước, tiểu luận đã so sánh bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến Pháp

Trang 3

1980 và 1992, từ đó rút ra những điểm kế thừa và thay đổi của 2 bản Hiếnpháp và chỉ ra được nguyên nhân của sự thay đổi đó.

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện các mục tiêu trên, tiểu luận đưa ra một số nhiệm vụ cụthể sau:

- Khái quát về bộ máy nhà nước và vị trí, tính chất của bộ máy nhà nước;

- So sánh bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến phpas 1980 và 1992;

- Rút ra điểm kế thừa và thay đổi của hai bản Hiến pháp

- Chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi đó

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin;

tư tưởng Hồ Chí Minh; các học thuyết của các nhà tư tưởng trên thế giới;đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về về bộ máy nhànước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài sử dụng phương pháp của chủ nghia nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp với phươngpháp: logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu, tổng kếtthực tiễn …

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Nhóm các cương lĩnh, điều lệ của một số Đảng

Cộng sản; các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, đề tài thạc sĩliên quan đến nhà nước; các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học vàtham luận tại các hội thảo khoa học về vấn đề nhà nước trong lịch sử ViệtNam

Trang 4

- Đối tượng nghiên cứu: Bộ máy nhà nước Việt nam trong Hiến pháp

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luậngồm 4 chương, 11 tiết

Trang 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT

CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước (BMNN) là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trungương đến địa phương, cơ sở; tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chungnhất định tạo thành một cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhànước.Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo nhữngnguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao nhữngquyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật đểthực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước

Bộ máy nhà nước được hình thành và phát triển phù hợp với quy luậtphát triển chung của xã hội, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càngphong phú đa dạng và phức tạp hơn Sự phân định chức năng, thẩm quyềngiữa các cơ quan nhà nước ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và các nguyên tắc tổchức và hoạt động của chúng ngày càng tiến bộ hơn

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ chếcân đối và thống nhất của các hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đếnđịa phương, được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc chung, bảo đảm cho nhànước ta thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của mình và thực sự là cơ chế củadân, do dân và vì dân

Vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước có ý nghĩa rất quantrọng, nó thể hiện sức mạnh của nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa bảo đảm chonhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả nhất.Những bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước

1.2 Cấu thành bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về cơ bản qua thực tế cho thấy bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩabao gồm: nguyên thủ quốc gia: chủ tịch nước (hội đồng nhà nước, đoàn chủ

Trang 6

tịch xô viết tối cao…), do quốc hội bầu là cơ quan đứng đầu nhà nước, thaymặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại

Cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại biểu nhân dân, cơ quandân cử) bao gồm quốc hội và hội đồng nhân dân

Các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan quản lí bao gồm chínhphủ, hội đồng nhân dân các cấp)

Các cơ quan xét xử bao gồm tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dânđịa phương và tòa án quân sự các cấp

Các cơ quan kiếm sát bao gồm viện kiểm sát nhân dân tối cao, việnkiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự các cấp

Các cơ quan quốc phòng an ninh

1.3 Vai trò của bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước là cơ quan đại diện bảo vệ lợi ích cho giai cấp côngnhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động Nó vừa là bộmáy hành chính cưỡng chế vừa là bộ máy quản lí kinh tế, văn hóa xã hội, làcông cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Các cơ quantrong bộ máy nhà nước có vai trò quản lí mọi mặt của đời sống xã hội và làmcho xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện

Trang 7

Chương 2

SO SÁNH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 1992

2.1 Về phân cấp hành chính và số lượng các cơ quan

a Về tổ chức, phân cấp hành chính

Theo điều 113 Hiến pháp 1980 và Điều 118 Hiến pháp 1992 đơn vịhành chính của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân địnhnhư sau:

 Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc TW và đơn vị hành chínhtương đương

 Tỉnh chia thành huyện, thành phố trực thộc tỉnh và thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh chia thành quận huyện xã

 Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xãchia thành phường và xã

UBND

Hiến pháp 1980 thực hiện tổ cức bộ máy nhà nước theo hướng chia nhỏcác bộ, ngành cho phù hợp với chủ trương hoạt động chuyên sâu của các cơquan quản lý Ở cấp địa phương, hiến pháp 1980 lại tổ chức theo hướng sápnhập các đơn vị hành chính lại để củng cố với quy mô lớn hơn( nhập tỉnh)(Bắc Thái, Nam Hà, Hà Bắc…).Bên cạnh đó ở ở Hiến pháp 1980 còn bãi bỏcác khu tự trị; đổi tên gọi ủy ban hành chính bằng ủy ban nhân dân

Hiến pháp 1992 lại có sự chia nhỏ đơn vị hành chính sự chia tách đãdiễn ra như (Vĩnh Phú thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc; Bắc Thái thành BắcGiang và Thái Nguyên )

b Về số lượng các cơ quan

So với Hiến pháp 1980 tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1992

có sự thay đổi theo hướng luật định Như cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao

Trang 8

gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyếtđịnh thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tronghiến pháp 1980 bằng.Còn cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập,giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992 có sự thay đổi theohướng gọn nhẹ hơn và đề cao trách nhiệm cá nhân hơn trên tinh thần tôntrọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơquan Số lương bộ, sở, phòng, ban giảm đi đáng kể cũng như nhiều chức vụđược thay đổi hoặc bãi bỏ: Như trong chính phủ tù 1982-1987 Trong hộiđồng bộ trưởng có tới 1 chủ tịch và 17 phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và cótới 80 thành viên của chính phủ khác, ở mỗi bộ ngành lại có nhiều bộ trưởngthay phiên nhau giữ chức Còn với nhiệm kỳ chính phủ 2007 - 2011 chỉ có 1thủ tướng chính phủ và 5 phó thủ tướng, cùng 20 bộ trưởng và thủ trưởng các

cơ quan ngang bộ khác

2.2.1 Hệ thống cơ quan đai diện

Theo Hiến pháp 1980 gồm có: Quốc hội, Hội đồng nhà nước và hộiđồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã và cấp tương đương)

Hệ thống cơ quan đại diện theo Hiến pháp 1992 gồm có: Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã và cấptương đương)

Hệ thống cơ quan này theo Hiến pháp 80 và 92 đều được hình thànhbằng con đường bầu cử - do nhân dân trực tiếp bầu ra theo bốn nguyên tắc:phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín

a Về Quốc hội

Hiến pháp năm 1980 đã có những quy định đầy đủ về vị trí, tính chất,nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội nói riêng và cơ quan dân cử nói chung.Nếu theo hiến pháp 1959, Ủy ban thường vụ là cơ quan thường trực của Quốchội thì theo Hiến pháp 1980, cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng

Trang 9

Nhà nước Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến phápnăm 1980 về cơ bản không thay đổi so với Hiến pháp 1959, tiếp tục khẳngđịnh vị trí tối cao của cơ quan quyền lực cao nhất Theo Hiến pháp 1980,Quốc hội nước ta thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũngnhư quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhànước Trong Hiến pháp năm 1980, một chế định mới được thiết lập đó là Hộiđồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cơ quan này vừa thựchiện chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội, vừa thực hiện chức năng củachủ tịch nước.

Hiến pháp năm 1992 tiếp tục xác định tính chất của Quốc hội là cơquan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83) Mọi quyền lực nhànước đều tập trung vào Quốc hội

Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tập trung trong 14điểm tại Điều 84 Hiến pháp 1992, theo đó Quốc hội là cơ quan duy nhất cóquyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản vềđối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đấtnước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của công dân; Quốchội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.Quốc hội còn có thểm một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như quyết địnhchương trình xây dựng luật và pháp lệnh…Tuy nhiên, hiến pháp 1992 đã bỏquy định: “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạnkhác khi xét thấy cần thiết” ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây (baogồm Hiến pháp 1980) để tránh hiểu lầm Quốc hội hoạt động ngoài khuôn khổHiến pháp

Cơ cấu tổ chức Quốc hội có những thay đổi, trước hết là việc thành lậplại Ủy ban thường vụ Quốc hội Theo Hiến pháp năm 1980 thì chế địnhthường trực của Quốc hội được kết hợp với chế định nguyên thủ quốc giatrong một cơ quan là Hội đồng nhà nước Hội đồng nhà nước vừa là cơ quan

Trang 10

hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là chủ tịch tập thể của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thực tiễn cho thấy cách tổ chức này có nhiềuđiểm không phù hợp mà hạn chế lớn nhất là đã không phân định rõ nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan thường trực của Quốc hội và nguyên thủ quốc gia.Việc lập lại Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là nhằm mục đích

đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước cũng như của tậpthể thay mặt cho Quốc hội giữa hai kỳ họp

Theo Điều 90 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ủy ban thường vụ Quốchội là cơ quan thường trực của Quốc hội” Ủy ban thường vụ Quốc hội doQuốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Sốthành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là do Quốc hội quyết định và cácthành viên này không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ Chủ tịchQuốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủyban thường vụ Quốc hội Một số thành viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy bancủa Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy địnhtại điều 91 Hiến pháp năm 1992 Đó là những nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưngcủa cơ quan thường vụ, thường trực Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốchội còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội giao cho tronglĩnh vực lập pháp, hành chính nhà nước, giám sát và vì thế có những mối quan

hệ phân công và phối hợp với các cơ quan nhà nước cao cấp khác (Chủ tịchnước, Chính phủ…)

Ngoài ra, theo quy định của Hiến pháp 1992, UBTVQH các Khóa IX,

X, XI và XII đã có sự thay đổi về số lượng và điều kiện làm việc Số thànhviên của UBTVQH đã được nâng lên hoặc có dao động Số thành viên củaUBTVQH Khóa XII tăng lên 18 người Nếu như ở những khóa trước đây, các

Ủy viên UBTVQH (hoặc Hội đồng Nhà nước) hầu hết hoạt động kiêm nhiệm,thì Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch QH và các Ủy viên UBTVQH, theo Hiến

Trang 11

pháp 1992 đều hoạt động chuyên trách Đây là điều kiện thuận lợi đểUBTVQH thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối với các cơ quan khác của Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 cơ bản vẫngiữ nguyên quy định về việc thành lập Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốchội và về cơ quan, không có gì thay đổi lớn so với Hiến pháp năm 1980

Nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được tăngcường, vai trò được đề cao Trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc và các

ủy ban của Quốc hội có điểm mới là việc quy định số đại biểu Quốc hộichuyên trách là thành viên của các cơ quan này Đây là những quy định mớinhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Các Hội đồng và Ủy ban thường trực của Quốc hội cũng có thay đổi.Hội đồng và Ủy ban là những cơ quan của Quốc hội có nhiệm vụ giúp Quốchội trong việc thẩm tra các dự án luật, các kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh

và các dự án khác; thẩm tra các báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường

vụ Quốc hội giao…

Thêm vào đó, Hiến pháp năm 1992 quy định rõ ràng hơn về nhiệm vụ,quyền hạn, đề cao vai trò của đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao năng lực hoạtđộng của đại biểu Quốc hội nói riêng của của Quốc hội nói chung Điều nàygiúp cho QH thực sự đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm tính đạidiện tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, của các cơ quan nhà nước, cơ quanĐảng, đoàn thể, đại biểu của các lực lượng vũ trang nhân dân, các ngành, lĩnhvực, các địa phương Cơ cấu, thành phần ĐBQH theo Hiến pháp 1992 tươngđối đạt yêu cầu theo dự kiến ĐBQH là phụ nữ đạt tỷ lệ cao hơn Số đại biểu làngười dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi và người ngoài Đảng cũng đạt tỷ lệtương đối so với dự kiến Hầu hết ĐBQH trẻ tuổi có trình độ đại học, trên đạihọc Cơ cấu ĐBQH đã có những thay đổi khá toàn diện so với trước đây

b Về hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra

Trang 12

Về tổ chức HĐND theo Hiến pháp 1992 cũng có một số thay đổi TheoLuật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, thường trực HĐND đượcthành lập ở cả ba cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã (gồm chủ tịch, phó chủ tịchHĐND) Thành viên của thường trực HĐND phải là đại biểu của HĐND vàkhông đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp Nhiệm kì của thườngtrực HĐND theo nhiệm kì của Quốc hội.

Các ban chuyên môn của HĐND được thành lập nhằm đảm bảo hoạtđộng tập thể Theo quy định, các ban chuyên môn của HĐND chỉ được thànhlập ở 2 cấp: cấp tỉnh và cấp huyện Còn HĐND cấp xã (phường) không cóban chuyên môn HĐND cấp tỉnh được thành lập 3 ban bao gồm: ban kinh tế,ngân sách; ban văn hóa xã hội; ban pháp chế (có thể thành lập thêm ban dântộc) HĐND cấp huyện được thành lập 2 ban: ban kinh tế và ban pháp chế.Các ban được thành lập tại kì họp thứ nhất của HĐND và thành viên của cácban phải là thành viên của HĐND; không đồng thời là thành viên của UBNDcùng cấp

Hiến pháp 1992 ra đời, vớinhận thức mới về chủ nghĩa

xã hội và những kinhnghiệm tích lũy được trongthực tiễn tổ chức quyền lựcnhà nước, bộ máy nhà nước

đã có những cải cách phùhợp, đặc biệt là hệ thống cơquan quản lý nhà nước Hộiđồng bộ trưởng được đổi

Trang 13

phủ

cơ quan hành chính nhànước, Hiến pháp năm

1980, Luật tổ chức Hộiđồng bộ trưởng ngày4/7/1981 đã khẳng định:

Hội đồng bộ trưởng là

cơ quan chấp hành vàhành chính của Quốc hội– quy định này chi phốiđến việc xác định vị trí,chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trật tự hìnhthành và chế độ chịutrách nhiệm của Hộiđồng bộ trưởng trong bộmáy nhà nước

tên thành Chính phủ, quyđịnh tại Chương VIII Hiếnpháp năm 1992 và cụ thểhóa trong Luật tổ chứcChính phủ 30/9/1992 Sau

10 năm thực hiện, Hiếnpháp năm 1992 được sửađổi năm 2001, trong đónhững quy định tại các điều

112, 114, 116 về Chính phủ

đã được sửa đổi, bổ sung.Đây là cơ sở cho Quốc hộikhóa X, kì họp thứ 10thông qua Luật tổ chứcchính phủ ngày 25/12/2001

1981: “Hội đồng bộ

trưởng là chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là

cơ quan chấp hành và là

cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”

(Điều 104) Hội đồng bộtrưởng chỉ được xác

Hiến pháp năm 1992 đổitên Hội đồng bộ trưởngthành Chính phủ và xácđịnh lại vị trí của Chính

phủ: “Chính phủ là cơ

quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam”

(Điều 109)

Khẳng định Chính phủ là

cơ quan chấp hành củaQuốc hội nhưng là cơ quan

Ngày đăng: 07/02/2022, 01:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w