1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn lịch sử lý luận báo chí sự ra đời của báo mạng điện tử và những tác động của nó đến các loại hình báo chí khác

27 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, báo phát thanh và truyền hình. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì” phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích. Nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình và báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng máy tính nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả đặt các phương tiện truyền thông khác vào một cuộc đua quyết liệt. Việc tìm hiểu sự tác động của báo mạng đối với các loại hình báo chí khác sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm và xu hướng phát triển của các loại hình báo chí khác( phát thanh, truyền hình, báo in…) trong thời kỳ hiện nay. Tác giả lựa chọn đề tài “Sự ra đời của Báo mạng điện tử và những tác động của nó đến các loại hình báo chí khác”. ác giả lựa chọn đề tài “Mối quan hệ tác động qua lại giữa các loại hình báo chi 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Tiểu luận tập trung nghiên cứu về sự ra đời của báo mạng điện tử ở Việt Nam, sự tác động của nó đối với các loại hình báo chí: báo phát thanh, báo truyền hình, báo in…Xu hướng phát triển của các loại hình báo chí này để cạnh tranh với báo mạng điện tử. Qua đó chỉ rõ sự tác động qua lại của các loại hình báo chí với nhau trong bối cảnh hiện tại. 3. Đối tượng nghiên cứu. Báo mạng, báo phát thanh, báo truyền hình, báo in 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu: các tài liệu, bài viết có liên quan. Phân tích và tổng hợp: Phân tích các bài viết, tài liệu sau đó lựa chọn và tổng hợp lại. 5. Kết cấu tiểu luận

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ

truyền hình, báo in…) trong thời kỳ hiện nay Tác giả lựa chọn đề tài “Sự ra đời

của Báo mạng điện tử và những tác động của nó đến các loại hình báo chí khác”

ác giả lựa chọn đề tài “Mối quan hệ tác động qua lại giữa các loại hình báochi

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về sự ra đời của báo mạng điện tử ở ViệtNam, sự tác động của nó đối với các loại hình báo chí: báo phát thanh, báotruyền hình, báo in…Xu hướng phát triển của các loại hình báo chí này để cạnhtranh với báo mạng điện tử Qua đó chỉ rõ sự tác động qua lại của các loại hìnhbáo chí với nhau trong bối cảnh hiện tại.

Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu.

Báo mạng, báo phát thanh, báo truyền hình, báo in

4. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu tài liệu: các tài liệu, bài viết có liên quan

Phân tích và tổng hợp: Phân tích các bài viết, tài liệu sau đó lựa chọn vàtổng hợp lại

5. Kết cấu tiểu luận

Mở đầu

Nội dung gồm có 4 chương:

Chương I: Báo mạng điện tử

Chương II: Sự tác động của Báo mạng điện tử đối với Báo in

Chương III: Sự tác động của Báo mạng điện tử đối với Báo phát thanh Chương IV: Sự tác động của Báo mạng điện tử đối với Báo truyền hình Kết luận

NỘI DUNG Chương I: Báo mạng điện tử

Trang 3

1. Khái niệm.

Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối vớiloại hình báo chí này: Báo điện tử( Electronic Journal), Báo trực tuyến( OnlineNewspaper), Báo mạng( Cyber Newspaper), Báo chí Internet ( InternetNewspaper) và báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền

với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in Tên gọi này nókhẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc củacông nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sốhóa, các máy tính nối mạng và các server và các phần mềm ứng dụng Nó chophép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí này:tính đa phương tiện, tính tương tác cao, phi định kỳ, khả năng truyền tải thôngtin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dướu dạng dữ liệu siêu văn bản,khả năng siêu liên kết- các trang báo được tổ chức thành từng lớp, cơ chế “nở”

ra với số trang không hạn chế…tên gọi này chỉ rõ người làm báo và người đọcbáo đều phải có trình độ nhất định Đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dungriêng biệt như: báo mạng , điện tử Chính vì vậy tên gọi này thỏa mãn được cácyếu tố Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục đượcsự” thiếu” về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet

2. Lịch sử ra đời của báo mạng điện tử

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày 31-12-1997 tạpchí Quê Hương( tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc

Bộ Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ

Trang 4

báo mạng điện tử đầu tiên ở nước ta Sự kiện có ý nghĩa mở đường này đã ghimột dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà Từ đây hệ thống cácphương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viênmới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại vừa đặc biệt hữu dụng Có thể chiaquá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất từ năm 1997- 2001.

Mặc dù đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng điện tử ở ViệtNam nhưng thời kỳ này xuất hiện chủ yếu là những trang thông tin điện tử củacác cơ quan báo chí Nội dung chủ yếu lấy thông tin từ báo in đưa lên, giao diệncũng như bố cục hết sức đơn giản, ít gây ấn tượng Báo mạng điện tử giai đoạnnày gặp nhiều khó khăn

Thứ nhất, về hạ tầng công nghệ , đường truyền kém( 2Mb) Hầu hết cáctrang web đều là trang web tĩnh, tốc đọ cập nhật thường chỉ 1 lần/ ngày Việcnày không chỉ gây khó khăn cho các tờ báo mà còn làm cho người sử dụng phảitrả nhiều tiền hơn cho mỗi lần truy cập

Thứ hai, về nhân sự Những người đang làm việc tại các tờ báo mạng điện

tử đều rất bỡ ngỡ với loại hình báo chí này, ngoài ra sự rè rặt trong tâm lý côngchúng cũng như cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho báo ảnh phát triển còn rấthạn chế, Bản thân các cơ quan báo chí chỉ xem báo mạng là “ con nuôi”, do vậybáo mạng thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn các thành tựu đạt được là rấtkhiêm tốn

Giai đoạn thứ hai từ năm 2001- 2005.

Giai đoạn này là sự xuất hiện đến chóng mặt của hàng loạt các trang thôngtin điện tử của các cơ quan báo chí lớn Đặc biệt sự ra đời của các tờ báo mạng

Trang 5

phát triển Tuy nhiên sự phát triên nóng của báo mạng điện tử giai đoạn này đãnảy sinh hàng loạt vấn đề: đội ngũ những người làm báo vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu thực tế, còn thiếu chuyên nghiệp, thông tin của các tờ báo mạngvẫn còn phụ thuộc nhiều vào báo in…

Giai đoạn thứ ba từ năm 2005 đến nay.

Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành cả về chất và lượng của báo mạngđiện tử nước ta Các trang thông tin điện tử dần dần thoát khỏi cái bong của tờbáo mẹ, các tờ báo độc lập bước đầu đã khẳng định được vị thế của mình tronglòng độc giả Nội dung, giao diện, tin bài của các tờ báo đã được cải thiện hơnrất nhiều chiếm được cảm tình của bạn đọc

Tuy nhiên các tờ báo mạng điện tử hiện nay vẫn không tránh khỏi một sốkhó khăn: vấn đề tài chính, trình độ trang thiết bị kỹ thuật vẫn chưa theo kịpchâu lục và thế giới, tốc độ truy cập chậm, an ninh mạng chưa cao, thông tintrùng lặp, chất lương thông tin kém tin cậy…

Tóm lại gần 15 năm hình thành và phát triển báo mạng điện tử Việt Nam

đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tinđại chúng Hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày vào các trang báo mạngđiện tử đã chứng tỏ đây là một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệuquả, thực hiện tốt chức năng thông tin, giáo dục, giải trí của mình

3. Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử.

Khả năng đa phương tiện

Đa phương tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phươngtiện( ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản phẩm báochí Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp

Trang 6

nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: Văn bản (text), hình ảnhtĩnh(still image), hình ảnh động( animation), đồ họa (graphic), âmthanh( audio), video, và các chương trình tương tác(interactive program).

Tính tức thời và phi định kỳ

Báo mạng điện tử vượt qua được các rào cản mà các loại hình báo chí khácgặp phải,nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thờilượng phát sóng hay thời gian tuyến tính , quy trình sản xuất thông tin lại đơngiản, dễ dàng nên có thể cập nhật, bổ sung bất cứ lúc nào với số lượng baonhiêu Thông tin trên báo mạng có thể sống động nóng hổi, cập nhật đến từnggiờ, từng phút, thậm chí là từng giây

Chỉ có ở báo mạng điện tử mới có khái niệm “tờ báo mở” theo hai khíacạnh sau:

Một là: bài báo sau khi phát hành vẫn sẽ tiếp tục được cập nhật thông tinnếu có thông tin mới

Hai là: bài báo mạng điện tử thường xuất hiện các đường dẫn “mở” ra nộidung khác giúp người đọc có thể tham chiếu đến từng bài báo có cùng chủ đề.Theo đường dẫn đó người đọc có thể đi từ bài báo này đến bài báo khác, trangbáo này sang trang báo khác, tờ báo này sang tờ báo khác…cứ như thế đi vàohành lang vô tận trên internet

Tính tương tác

“Tính tương tác là sự tác động qua lại có ảnh hưởng lẫn nhau giữa cácđối tượng người hoặc vật”, tính tương tác của báo mạng điện tử đượchiểu ở 3 góc độ:

Trang 7

a Tính tương tác có định hướng: là sự định vị trên các nút văn bản như

“xem tiếp”, “trở về đầu trang”, điều này giúp cho công chúng chủ đọng

và dễ dàng di chuyển trong một trang báo hay giữa các trang báo vớinhau

b Tương tác chức năng: là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép ngườiđọc khả năng tham chiếu đến các nội dung khác

c Tương tác tùy biến: là tính thông minh của các công cụ cá nhân( hộpthu điện tử) cho phép báo mạng điện tử tự thích ứng để tiếp đón côngchúng, nhận sự phản hồi về tin bài, về tác giả bài báo, về hình thức tờbáo…và nhanh chóng trả lời họ

Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin

Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thờilượng chương trình như các thể loại báo khác Thông tin dược lưu trữ dưới dạngđĩa từ với dung lượng lớn nên có thể chứa hằng trăm cuốn từ điển bách khoatoàn thư.Thông tin trên báo mạng phong phú, đa dạng cả về nội dung Thông tinchính xác, khách quan và được kiểm chứng Thông tin lưu trữ lâu dài và có hệthống

Chương II: Báo in và báo mạng điện tử

1 Đặc điểm của loại hình báo in.

Trang 8

Khái niệm :”Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông

tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội” Báo in bao

gồm các loại: nhật báo( báo hằng ngày), báo thưa kỳ, tuần báo, đặc san, chuyênsan …

Báo in truyền tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm chữ in, hình

vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,v.v…Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm báoxuất hiện đồng thời trước mắt người đọc Việc tiếp nhận thông tin của côngchúng đối với báo in chỉ qua thị giác- giác quan quan trọng nhất của con ngườitrong mối quan hệ với thế giới xung quanh Do phương thức thông tin đặc thùtrên , báo in có những đặc điểm ưu việt sau:

- Một là: người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin

từ báo in Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, cách thức đọc Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phứctạp Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội dung thông tin có logic rắc rối , vớinhững mối quan hệ đan chéo, chồng chất lẫn nhau,với nhiều biểu hiện, bìnhdiện, nhiều tầng lớp khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu được, miễn là nộidung đó bổ ích, đáp ứng yêu cầu chờ đợi của người đọc

- Hai là: sự tiếp nhận thông tin từ báo in là quá trình chủ động , đòi hỏi

người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não.Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và độ xác định cao Vìthế nó làm tăng khả năng trí nhớ, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắcnhững mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện

- Ba là: việc lưu giữ báo in rất đơn giản và thuận lợi, phù hợp với thói

quen của người đọc Do đó báo in trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với ngườiđọc Nguồn tư liệu đó có thể được lưu giữ lâu dài nguyên bản hoặc lưu giữ

Trang 9

riêng nhưng in tức, bài vở được quan tâm, có thể trở thành dẫn liệu, minh chứngtrong các công trình nghiên cứu xã hội, lịch sử…

Bên cạnh đó, báo in cũng có những hạn chế

- Một là: báo in chỉ xuất hiện vào một thời điểm cụ thể và nhất định

với nội dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản.Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự xảy ra trong chu kỳ, sau đó chỉ có thểđược đề cập đến trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau Vìthế, trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin haynói cách khác, độ nhanh, tính cập nhật thời sự của báo bị hạn chế hơn so vớiphát thanh, truyền hình và đặc biệt là báo mạng điện tử

- Hai là: sự đơn điệu và giới hạn khả năng giải mã tín hiệu thông tin dễ

làm cho việc đọc báo in bị giảm sự hứng thú nếu nội dung không được chú ýcần thiết Mặt khác, nó hạn chế phạm vi tác động của báo in vì chỉ có người biếtchữ mới có khả năng đọc báo Riêng về mặt này phát thanh và truyền hình có

ưu thế hơn hẳn so với báo in khi mà hầu như toàn bộ các thành viên của xã hộibất kể trình độ văn hóa như thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do chúngmang lại

- Ba là: việc phát hành báo in được thực hiện theo phương thức trao

tay, vì thế việc báo in đến tay người đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào trình độphát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo Đối vớicác nước chậm phát triển , báo in chủ yếu chỉ được phát hành ở các thành phố,thị trấn đông dân cư, thuận lợi về giao thông đi lại Ở các địa phương xa trungtâm, báo in thường đến muộn, tin tức trở nên lạc hậu Vì thế ở khu vực này, ảnhhưởng của thông tin từ báo in rất hạn chế

2 Sự tác động của báo mạng điện tử đến loại hình báo in

Trang 10

Vì những hạn chế của báo in trong tương quan với những lợi thế của phátthanh- truyền hình và báo mạng mà trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một vàinhà nghiên cứu truyền thông đã tiên đoán rằng báo in sẽ bị phát thanh, truyềnhình và báo mạng thay thế hoàn toàn vào cuối thế kỷ XX Tuy nhiên thực tế đãchứng minh và cho thấy : vai trò của báo in là không thể thay thế Một khi conngười còn cần có những thông tin thời sự có chiều sâu, có tính xác định cao thìbáo in còn tồn tại và phát triển Dựa vào vai trò, thế mạnh đó, báo in có thể tìm

ra con đường rộng rãi cho mình bằng sự phân chia chức năng, tìm tòi, phát huynhững thế mạnh của mình mà phát thanh, truyền hình và báo mạng không thểthay thế

Một trong những tác động lớn nhất của báo mạng đối với báo in đó là: việccác tờ báo in cho xuất bản phiên bản điện tử Hiên nay các tờ báo in lớn như:báo Nhân dân , báo Dân trí, các tạp chí như tạp chí Đảng Cộng Sản, tạp chí kinh

tế, tạp chí truyền hình, các tờ báo lớn nhỏ khác đều có các phiên bản điện tử

Trang 11

( Báo nhandan.com phiên bản điện tử của báo Nhân dân)

Bên cạnh việc cho sản phẩm báo in của mình lên mạng thì báo in còn cónhững thay đổi khác để khẳng định vị trí của mình trong làng truyền thông, đó

là sự thay đổi về hình thức và nội dung Báo in đang phát huy những lợi thế củamình, đó là việc đi sâu phân tích, tổng hợp lại các sự kiện để bạn đọc thấy rõhơn, có cái nhìn toàn cảnh hơn về sự kiện đó Điều này khác với báo mạng haytruyền hình đó là chỉ đưa tin nhanh mà không phân tích sự kiện một cách sâusắc

Báo in tiếp tục phát huy những ưu điểm của loại hình báo chí truyền thống,

sự thân thiện gần gũi với bạn đọc Ở báo in bạn đọc không cần có nhiều kỹ kiến

Trang 12

thức hay trình độ để sử dụng báo mạng ( trình độ tin học, thiết bị kết nốiinternet, ngoại ngữ…) hay các phương tiện cồng kềnh, đắt tiền để xem truyềnhình Báo in vừa tiện lợi, bạn đọc có thể cầm nắm hay cất giữ dùng làm tài liệukhi cần, điều này tác động trực tiếp đến tâm lý bạn đọc đặc biệt là người lớntuổi

Chương III: Sự tác động của Báo mạng điện tử đối với

Trang 13

1 Đặc điểm của báo phát thanh.

Phát thanh( radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dungthông tin được truyền tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm lờinói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói như tiếngmưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng ồn đường phố…

Thuật ngữ phát thanh( radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó

là phát thanh qua làn sóng điện và loại hình thứ nhất là cơ bản, yếu tố quantrọng nhất làm nên chất lượng và sức mạnh to lớn của phát thanh Nhờ nguyêntắc hoạt động này mà phát thanh có thể chuyên chở thông tin đến bât cứ đâu.Phát thanh đã trở thành quen thuộc trong nếp sống của mỗi chúng ta Cho

dù truyền hình, báo in, báo mạng.v v vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi ảnhhưởng, nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu phong phú của xãhội, song phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin đại chúng không thể thaythế Phát thanh mang trong mình những ưu điểm sau:

- Một là: hơn hẳn các loại hình truyền thông bằng ấn phẩm, hình họa,

phát thanh chuyển tải thông tin cùng với sự biểu cảm, cho phép thể hiện trạngthái tâm lý và thái độ tình cảm Tiếng nói, âm nhạc và những âm thanh sốngđộng làm cho phát thanh gần gũi hơn với cuộc sống thực, thu hút sự chú ý củacông chúng

- Hai là: phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công

chúng những thông tin nhanh nhất, những chương trình âm nhạc giải trí vớichất lượng cao Phương tiện, thiết bị và phát thu tín hiệu, phát thanh cũng gọnnhẹ hơn Phát thanh có lợi thế hơn hẳn trong việc tiếp cận nguồn tin đối vớinhững địa điểm hiểm trở, cách xa các trung tâm đô thị Thông tin truyền dẫnqua phát thanh, về tổng thể đều nhanh hơn hẳn truyền hình và báo in

Ngày đăng: 21/08/2016, 00:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo chí truyền hình, Tập 1+2, G.V. Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.La. Iurôpxki, NXB Văn hóa Thông tin, 2004 Khác
3. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Khác
4. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Những vấn đề lý luận chính trị và truyền thông – Nhận thức và vận dụng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Giáo trình báo chí truyền hình, Tài liệu giảng dạy, Khoa Báo chí, Đại học KHXH&NV Hà Nội.Một số trang báo điện tử & Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w