Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
414,32 KB
Nội dung
1
Nhân vậttrongtiểuthuyết “Tầng đầuđịa
ngục” của A.Solzhenitsyn
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60 22 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu những nhânvật tự do về tinh thần: nhânvật “vô thần và đức
hạnh”; nhânvật chìm đắm trong suy niệm; nhânvật phản tư về mình. Phân tích những
nhân vật kháng cự với hoàn cảnh hướng tới tự do: nhânvật tỉnh táo nhận thức về bản
chất hiện thực; nhânvậtđấu tranh cho lương tâm và quyền tự do; nhânvật chủ động lựa
chọn hạnh phúc theo cách riêng. Tìm hiểu nhânvật tha hóa và khuất phục quyền lực:
nhân vật cầm quyền hèn nhát; nhânvật chấp nhận tha hóa; nhânvật tù nhân bị khuất
phục.
Keywords. Văn học nước ngoài; Tiểu thuyết; Văn học Nga
Content.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Năm 1970, A. Solzhenitsyn đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải
Nobel Văn học vì những tác phẩm “mang sức mạnh đạo đức theo truyền thống của nền
văn học Nga vĩ đại”. Nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của A. Solzhenitsyn là góp phần
khẳng định những giá trị nghệ thuật độc đáo và lớn lao mà nhà văn suốt đời theo đuổi.
Mặt khác những kiến giải về tác phẩm của nhà văn giúp người đọc thâm nhập vào lịch
sử nước Nga hiện đại để đi đến nhận thức về những nguyên nhân từng đưa xã hội đến
khủng hoảng về chính trị, kinh tế và đạo đức.
1.2. Tầngđầuđịangục (nguyên bản tiếng Nga: В круге первом; bản dịch tiếng
Anh: The First Circle) là cuốn tiểuthuyết giữ vị trí quan trọngtrong sự nghiệp sáng tác
của A. Solzhenitsyn. Trong bối cảnh thời đại dân chủ và đổi mới cùng sự trở lại của
dòng văn học Nga “hồi lưu”, nhu cầu đánh giá lại toàn bộ sáng tác của A. Solzhenitsyn
vì thế cần có sự nghiên cứu hoàn chỉnh và thấu đáo với cuốn tiểuthuyết đặc biệt này.
1.3. Vấn đề nhânvật là một trong những phương diện đặc sắc nhất trongTầng
đầu địa ngục. Điểm khác biệt lớn là ở tiểuthuyết này không có nhânvật trung tâm mà
2
"mỗi một nhânvật sẽ trở thành nhânvật chính khi hành động liên quan đến chính nó.
Khi đó tác giả phải có trách nhiệm dẫu cho đến cả 35 nhân vật. Nhà văn không ưu tiên
một nhânvật nào” [62]. Khám phá thế giới nhânvật độc đáo vì thế sẽ giải mã các giá trị
nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cũng như giúp người đọc thẩm thấu sâu sắc tinh thần
nhân đạo, nhân văn trong triết lí sáng tạo của nhà văn lớn A. Solzhenitsyn.
Trên tiêu chí quan hệ với vấn đề tự do củanhân vật, chúng tôi tiến hành phân
loại và khảo cứu nhân vậttrongtiểuthuyết Tầng đầuđịangụccủa A. Solzhenitsyn
nhằm khẳng định phong cách nghệ thuật đặc sắc của một nhà văn thuộc hàng cổ điển
trong văn học thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu A. Solzhenitsyn và tiểuthuyếtTầngđầuđịangục
ở nước Nga (trên tư liệu do giảng viên hướng dẫn cung cấp).
Cũng như các sáng tác lớn khác của A. Solzhenitsyn, tiểuthuyếtTầngđầuđầu
đại ngục luôn khiến các nhà phê bình và nghiên cứu văn học quan tâm chú ý. Các bài
báo của A. Molkov, A. Lifshitz, L. Nemzer, A. Koehler, S. Vanyukov, P. Boldovoy, L.
Spivakovsky, N. Losev, M. Leiderman, G. Lipovetsky, G. Bell, Sh. Umerov… đề cập
đến những khía cạnh thể loại, kết cấu, biểu tượng, ngôn ngữ, hệ vấn đề và quá trình
sáng tác cuốn tiểu thuyết.
Ngoài công trình lớn Aleksandr Solzhenitsyn (2008) của L.Saraskina về tiểu sử
nhà văn đã cung cấp những tư liệu lịch sử nguyên mẫu, cốt truyện và quá trình sáng tác,
công bố tác phẩm Tầngđầuđịa ngục, những nghiên cứu đáng chú ý về vấn đề nhânvật
trong Tầngđầuđịangục cần kể tới như: chuyên khảo Tiểuthuyết “Tầng đầuđịa ngục”
của A.I.Solzhenitsyn: thử nghiệm tường giải (1997) của E. Belopolskaya, bài báo của M.
Golubkov: “Tầng đầuđịa ngục” - thử nghiệm phân tích chuyên sâu: thể loại, hệ vấn đề,
cốt truyện và kết cấu, hệ thống nhân vật, rút từ chuyên khảo Aleksandr Solzhenisyn
(1999), công trình của nhà Nga học người Phần Lan Pekka Forsstedt: Con người đối
diện cái ác: thế giới nhânvậtcủatiểuthuyết “Tầng đầuđịa ngục” của Aleksandr
Solzhenitsyn.
Các công trình trên đã ứng dụng nhiều cách tiếp cận mới mẻ đối với việc phân
loại và định tính hệ thống nhânvậtcủaTầngđầuđịa ngục. Tuy nhiên, việc phân loại và
kiến giải đặc trưng của từng loại hình nhânvật cần phải dựa vào một tiêu chí căn bản,
gắn liền với quan niệm nghệ thuật và thi pháp tiểuthuyếtcủa nhà văn.
3
2.2. Tình hình nghiên cứu A. Solzhenitsyn và tiểuthuyếtTầngđầuđịangục
ở Mỹ và phương Tây
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên năm 1968 tại Mỹ, Tầngđầuđịangục đã trở
thành tâm điểm của khá nhiều bài báo chưa kể bản thân tiểu sử nhà văn cũng trở thành
đề thu hút độc giả. Các bài viết, nghiên cứu nổi bật về tiểuthuyếtTầngđầuđịangục
của A. Solzhenitsyn có thể nhắc đến như: The world as a prison (Thế giới như một nhà
tù) của Harrison E. Salisbury, biên tập viên tạp chí Times, A. Solzhenitsyn the Stylist của
Micheal Scammel đăng trên Tạp chí Times ngày 29/8/2008, Conscience, Lies and
suffering in A. Solzhenitsyn‟s The first circle (Lương tâm, sự dối trá và nếm trải trong
Tầng đầuđịangụccủa A. Solzhenitsyn) của tác giả Hàn Quốc Un-chol Shin trên tạp chí
Văn học so sánh Canada (Canadian Comparitive Literature Magazine). Đặc biệt gần đây
nhất là Lời tựa đầu cho lần xuất bản gần đây củaTầngđầuđịangục phiên bản tiếng
Anh gồm đầy đủ 96 chương của nhà phê bình Edward E.Ericson.
Các bài nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa xây dựng nhânvật
với việc tạo dựng cốt truyện, kết cấu và giọng điệu của toàn bộ tác phẩm từ đó gợi mở
những con đường giải mã ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Việc phân tích dù vậy vẫn
trên tính chất giới thiệu và gợi mở.
2.3. Tình hình nghiên cứu A. Solzhenitsyn và tiểuthuyếtTầngđầuđịangục
ở Việt Nam.
Trước năm 1975, việc tiếp nhận và lí giải các tác phẩm trên lập trường chính trị
giai cấp là đặc trưng tiêu biểu đối với trường hợp của A. Solzhenitsyn và Tầngđầuđịa
ngục. Các bài viết tiêu biểu như: Khi chiếc mặt nạ rơi xuống (sự thật về con người và
sáng tác của A. Xôngiênitxưn) của Lê Sơn trên Tạp chí Văn học số 2/1974 và tiểu luận
phê bình Chân tướng của bọn đế quốc và tay sai (Chung quanh vụ A. Solzhenitsyn) của
Hà Xuân Trường in trong tập Dưới ánh sáng Đại hội IV của Đảng (1978). Tuy nhiên có
một công trình nghiên cứu nghiêm túc và khách quan về hiện tượng A. Solzhenitsyn đó
là cuốn Alexandre Soljenitsyne: Tác phẩm – Con người và Cuộc đời của Trần Tử, tủ
sách Nhân loại mới năm 1971.
Trong không khí đổi mới từ sau năm 1986 đến nay, A. Solzhenitsyn và Tầngđầu
địa ngục đã được đánh giá đúng mực. Tiêu biểu ở các công trình: Từ điển Văn học bộ
mới (2004), sách Các nhà văn Nga đạt giải Nobel (2007), Trung tâm Văn hóa Đông
Tây và một loạt bài viết sau sự kiện A. Solzhenitsyn qua đời: Hà Văn Lưỡng (2008), A.
4
Solzhenitsyn một nhà văn lớn của văn học Nga thế kỷ XX [17]; Nam Hoàng (2008),
Alexander Solzhenitsyn: Tâm hồn và lương tâm nước Nga [11]; Phan Hằng Anh (2008),
Nhà văn Nga A. Solzhenitsyn lạc thời mọi lúc [1]; Thụy Anh (2009) A. Solzhenitsyn,
người yêu nước Nga một cách cực đoan [2]. Đặc biệt quan trọng là công trình khoa học
của PGS. TS. Đào Tuấn Ảnh (2011), Tiếp nhận văn học Nga – Xô viết ở Việt Nam qua
trường hợp A.Solzhenitsyn tại Hội thảo Tiếp nhận văn học nghệ thuật ở Việt Nam thời
kỳ hội nhập (11/2011) đã dành vị trí xứng đáng cho các tác phẩm và những nghiên cứu
về A. Solzhenitsyn.
Như vậy, theo quan sát của chúng tôi ở Việt Nam dù đã có khá nhiều công trình,
bài viết về A. Solzhenitsyn thực sự có giá trị nhưng chưa có công trình nào chọn đi sâu
nghiên cứu một trường hợp cụ thể là Tầngđầuđịa ngục, đặc biệt là vấn đề nhân vật.
Trên định hướng đó, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài NhânvậttrongTầngđầu
địa ngụccủa A. Solzhenitsyn – một phương diện đặc sắc trong thi pháp tiểuthuyết và
phong cách nghệ thuật nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: thi pháp nhân vật, tường giải học (interpretation)
- Thao tác: thống kê, phân tích, đối chiếu và so sánh
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Hướng đến một phân tích hoàn chỉnh về phương diện xây dựng hình tượng
nhân vật dựa trên những lí giải về tư tưởng nhân đạo mới mẻ cùng cách tân nghệ thuật
của nhà văn.
5.2. Khẳng định những đổi mới trong cảm quan và bút pháp sáng tạo đã đưa A.
Solzhenitsyn trở thành “nhà văn cổ điển duy nhất của thế kỷ XX”.
5.3. Đóng góp cho việc nghiên cứu văn học Nga hiện đại đặc biệt là dòng văn
học Nga “hồi lưu” ở môi trường đại học cũng như bổ khuyết thêm những đánh giá
khách quan nhằm định hướng cách đọc tác phẩm cho độc giả.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được tổ chức thành 3 chương:
Chương 1: Nhânvật tự do về tinh thần
Chương 2: Nhânvật kháng cự với hoàn cảnh hướng tới tự do
Chương 3: Nhânvật tha hóa và khuất phục trước quyền lực
5
B. NỘI DUNG
Chương 1: NHÂNVẬT TỰ DO VỀ TINH THẦN
1.1. Nhânvật “vô thần và đức hạnh”
Tầngđầuđịangục mượn ý tưởng từ kiệt tác Thần khúc của thi hào người Ý
Dante Alighieri cho rằng đây là nơi giam giữ những tù nhân vô thần nhưng có đức hạnh.
Từ một tác phẩm cổ điển về chủ đề tôn giáo, A. Solzhenitsyn đã mở rộng đến biên độ
mới khi phản ánh số phận của những con người chân chính nhưng chịu tù đày vì không
chấp nhận sự thống trị độc đoán. Mỗi tù nhân là một trường hợp đặc biệt, một cảnh ngộ
riêng: nhà ngôn ngữ học Lev Rubin, nhà toán học Nerzhin, kỹ sư Butalov, Valentine,
Gerasimovich, Khorobrov…
Ngay đầu chương 1 (Và anh là ai ) nhà văn đã phơi bày hiện trạng con người bị
bắt bớ vô lý vì những nghi ngờ, phòng thủ, quy chiếu cực đoan của hệ thống cầm
quyền. Cuộc sống tuy thiếu thốn và mất tự do, dù phải làm việc 12 tiếng thêm cả ban
đêm để chế tạo điện thoại đặc biệt phục vụ cho Stalin, dù bị quản chế đến kiệt cùng đời
sống cá nhân, bị theo dõi mọi hành vi thậm chí cả những suy nghĩ ghi trên giấy song
chưa lúc nào quyền lực là một nỗi khiếp sợ lớn đối với họ. Dù sống trong hoàn cảnh
nào, nhânvật vẫn luôn giữ vững được tính cách của mình.
Không chỉ vậy, sự can trường và ý chí không khuất phục của những tù nhân đức
hạnh này là một cản trở lớn cho việc thực thi quyền lực. Việc chối từ tham gia chế tạo
dàn máy âm thính phục vụ nhằm truy bắt những người tình nghi làm gián điệp của
Nerzhin, việc tiết lộ bí mật an ninh để cứu một bác sĩ vô tội của Innokentyn, cách đáp
trả thẳng thừng của Bobynin với Tổng trưởng An ninh Abakumov… là bằng chứng sinh
động cho ý chí mãnh liệt của con người đạo đức chống chọi lại cái xấu, cái ác đang phá
hủy các giá trị đạo đức thường hằng của xã hội.
Khác với hình tượng "thường dân" ở Ngôi nhà của Matriona và Một ngày trong
đời của Ivan Denisovich, Tầngđầuđịangục khám phá con người nhỏ bé ở phương diện
khác. Với hình tượng con người tù nhân cùng cách đặt vấn đề mới mẻ, A. Solzhenitsyn
đã làm tươi mới lại những giá trị nhân văn từ truyền thống văn học Nga. Mặt khác, sáng
tác của nhà văn được khẳng định như "một tiếng nói khác" khi ngược dòng với những
tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn thiên về ngợi ca hiện thực cách mạng.
6
1.2. Nhânvật chìm đắm trong suy niệm
Tầngđầuđịangục được kết cấu theo mô hình của một tiểuthuyết "đa âm" hay
"phức điệu", "đa thanh" (polyphone) tức một dạng tiểuthuyết chiều ngang (horizontal
novel). Về cơ bản sự tồn tại đồng đều giữa các nhânvật trên bề mặt văn bản là cơ sở
cho mô hình đối thoại củatiểu thuyết. Từ những tranh luận, chiêm nghiệm về ý nghĩa
cuộc sống, cá tính nhânvật được bộc lộ rõ nét từ đó thể hiện một cách xuất sắc giá trị
nhân văn và tinh thần dân chủ củatiểuthuyếtTầngđầuđịa ngục.
Tác giả Tầngđầuđịangục đã phát hiện ra một thế giới tinh thần tiềm ẩn trong
bản thân mỗi cá nhân. Đó là nơi họ có thể tự do chìm đắm trong suy tư, chiêm nghiệm
để tách mình và đứng cao hơn hiện thực cuộc sống đang diễn tiến đầy phức tạp. Ảnh
hưởng lối viết truyền thống của M. Dostoevsky và L. Tolstoy, tác giả đặt nhânvật vào
những cuộc đối thoại dài về những vấn đề lớn lao. Những đoạn đối thoại giữa các nhân
vật chiếm dung lượng khá lớn trongTầngđầuđịa ngục. Đối thoại không chỉ giúp làm
nảy sinh chân lý mà qua đó tính cách người đối thoại cũng được bộc lộ.
Sự thống nhất cao độ giữa tác giả và nhânvật thể hiện ở việc chuyển dịch những
suy nghĩ đó vào cho nhân vật, đồng dạng góc nhìn củanhânvật gần với tác giả, lời nhân
vật song song và có lúc nhập trong lời trần thuật của tác giả. Những nhânvật như
Nerzhin, Rubin và Valentuya chiếm cảm tình của người đọc vì họ mang dáng dấp con
người tinh thần của chính nhà văn, một con người ngoan cường và sắc bén chứa đựng
trong văn phong vững vàng.
1.3. Nhânvật phản tư về mình
TrongTầngđầuđịa ngục, nhânvật mà A. Solzhenitsyn hướng đến không chỉ là
con người "mới" trong tính tích cực cách mạng mà là con người trong toàn bộ tâm lí
phức tạp, tất cả cái mới và cái cũ, cái tốt và cái xấu, tiến bộ và lầm lạc. Đặc biệt, giá trị
của con người được xác định như một sự tự ý thức về hiện thực và bản thân mình. Sự tự
ý thức đó biểu hiện trong những trạng thái phản tư củanhânvật về chính mình, về cuộc
sống và những khát vọng tự do chứa đựng trong ký ức và vô thức củanhân vật.
Phản tư về cuộc sống hiện tại của mình và đồng loại là một trong những chiều
hướng tất yếu củanhân vật. Trước hàng dài tù nhân mới được đưa về Marfino mỗi
ngày, Vatentuya luôn tự hỏi : "Chúng ta hiện đang sống trong thời đại gì ?". Việc đặt
tên cho các chương cũng không nằm ngoài dự định thâu tóm mọi suy ngẫm có tính phản
7
biện củanhân vật: Và anh là ai, Thời gian xin ngừng lại, Xin cho chúng tôi án tử hình,
Tuổi già, Hố thẳm kêu gọi, Cấm không được hôn, Đi đày ? Dễ lắm !
Xu hướng phản tư, đối thoại với chính mình còn thể hiện ở nhu cầu tìm về với
những kỉ niệm, ký ức xưa củanhân vật. Những trăn trở băn khoăn càng dấy lên mỗi khi
nhân vật nhìn thấy hay nhớ về những hình ảnh tươi đẹp về Moskva, không gian biểu
tượng cho sự sống tự do và hạnh phúc. Hướng đến không gian tự do, trải nghiệm tinh
thần với những phản tư về mình cũng là cách con người ở thế giới tầngđầu "đi tìm thời
gian đã mất".
Phản tư còn là hành động tự đối chất với lương tâm và trách nhiệm công dân của
mình ở những con người chân chính. Liên tục cật vấn chính mình, tự đối thoại và phản
tỉnh chính mình, nhânvậttrongTầngđầuđịangục tồn tại như một thế giới tinh thần
riêng, tự tại và cách biệt khỏi hiện thực tù đày giả dối. Như vậy, trong giới hạn của
mình, nhânvật đã không ngừng kiến tạo các giá trị đời sống theo lương tâm và khát
vọng tự do
Với nhânvật phản tư, các hình thức thể hiện sinh động chính là hệ thống diễn
ngôn độc thoại củanhân vật. Lời độc thoại cũng có khi không hiện trên bề mặt trang
viết như một diễn ngôn độc lập mà hòa trong lời trần thuật của tác giả dưới hình thức lời
nửa trực tiếp. Nhờ đó nhà văn đã thâm nhập được vào những mạch ngầm trong tâm hồn
nhân vật, lắng nghe và chuyển tiếp những suy nghĩ đó tới trái tim người đọc. Sự phản
tỉnh ở nhânvật vì thế mang một giá trị lớn không chỉ là nơi tiểuthuyết chạm tới đáy của
hiện thực tâm hồn mà còn là sự soi chiếu ngược về bức tranh thực tại, là cách nhà văn
và nhânvật ở Tầngđầuđịangục sẽ phán xét về cuộc đời.
Tiểu kết chương 1: Như vậy, việc định danh và khám phá những nhânvật tự do
về tinh thần được dựa trên cách thức nhânvật tự tìm đến những giá trị tinh thần của
chính mình và dùng chúng để vượt thoát khỏi sự kìm kẹp của hệ thống và quyền lực. Sự
chú trọng thích đáng đến ngôn ngữ cá tính và sự đặc tả ngoại hình cũng như sự thống
nhất và đan xen linh hoạt điểm nhìn đồng hướng của tác giả và nhânvật đã giúp hình
tượng nhânvật hiện lên hoàn chỉnh và ấn tượng.
8
Chương 2: NHÂNVẬT KHÁNG CỰ LẠI HOÀN CẢNH HƯỚNG ĐẾN TỰ
DO
2.1. Nhânvật tỉnh táo nhận thức về bản chất hiện thực
Khác Một ngày trong đời của Ivan Denisovich và Ngôi nhà của Matriona, nhân
vật củaTầngđầuđịangục là những trí thức có lương tâm, dám đương đầu với nghịch
cảnh và biểu hiện đầu tiên là tỉnh táo nhận thức về bản chất của hiện thực.
Điều này được thể hiện trongnhận thức của các nhânvật về không-thời gian chật
hẹp và ranh giới mỏng manh giữa nhà tù và thế giới bên ngoài. Nếu Phòng số 6 trong
truyện ngắn cùng tên của nhà văn hiện thực A.Chekhov là biểu tượng cho nước Nga
trước cách mạng như một nhà tù khổng lồ thì Phòng số 7 và Phòng Âm thính là biểu
hiện cho sự tù túng trong đời sống mất tự do khi con người bị tước đi quyền sống và
sáng tạo theo sở thích, ý muốn cá nhân. Bên cạnh đó, nhânvật cũng thụ cảm sâu sắc sự
bế tắc của không gian quyền lực. Nếu thế giới của tù nhân thiếu nguồn sinh khí của tự
do thì không gian của những kẻ cầm quyền như Stalin, Yakonov, Abakumov… chìm
trong một bầu không khí yếu ớt và hèn nhát.
Không chỉ vậy, nhânvật luôn thức nhận rằng, Marfino vẫn chưa phải là điểm
dừng cuối cùng trong hành trình vô tận của mình, sau Tầngđầuđịangục sẽ là vô số
những tầngđịangục còn khủng khiếp hơn đang đợi chờ họ. Bởi vậy, tâm thế củanhân
vật khi sống ở Marfino, chốn thiên đường tạm bợ của họ lúc nào cũng rơi vào hoài nghi,
đề phòng và thậm chí tới mức luôn sẵn sàng đón đợi bất hạnh.
Tóm lại, nhânvật thức nhận về bản chất hiện thực trongTầngđầuđịangục đã
đưa đến những hiểu biết mới về hiện thực trong mọi bề ngổn ngang, đen tối. Nhận thức
hiện thực khách quan mà cụ thể là về không gian sống của chính mình sẽ giúp nhânvật
có được hiểu biết đúng đắn về ranh giới giữa tự do và tù đày, giữa lương tâm và sự giả
dối, giới hạn của quyền lực và khả năng vô hạn của tinh thần con người. Tỉnh táo nhận
thức về bản chất hiện thực vì vậy là cách nhânvật tự đấu tranh để kháng cự lại với thái
độ vô cảm và thiếu cảnh giác của con người về mầm mống của cái bất công, cái ác, góp
phần thay đổi những suy nghĩ bình lặng và thỏa hiệp của số đông.
2.2. Nhânvậtđấu tranh cho lương tâm và quyền sống tự do
Ở Tầngđầuđịa ngục, cùng với việc tái hiện một thế giới mới A. Solzhenitsyn đã
phát hiện ra chiều kích sâu rộng khi khám phá tính cách con người thông qua việc đào
sâu và tái tạo những xung đột tâm lí gay gắt của các nhân vật.
9
Đó là việc lựa chọn các giá trị sống đúng đắn, như giữa việc chấp nhận làm việc
theo sự áp đặt để hy vọng giảm án tù nhưng trái lương tâm mình hoặc chịu án lưu đày
vĩnh viễn nhưng không phải làm tổn hại đến những con người vô tội khác. Không chỉ
vậy, ngay khi chấp nhận cuộc sống khổ cực của tù đày trong con người họ vẫn nổi dậy
những đợt sóng nghịch chiều giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với hiện thực bất khả
đầy vô vọng.
Ngay chương đầu tiên, thiên truyện mở ra với không khí ảm đạm nặng nề chứa
chất trong tâm hồn nhânvật Innokentyn. Con người này đang đứng trước sự lựa chọn
vô cùng gian nan rất có thể chuyển hướng toàn bộ cuộc đời vào tình thế cùng cực. Ở
chương đầu hành động kháng cự với quyền lực đen tối của anh mới chỉ là gián tiếp qua
việc tìm cách bảo vệ người khác khỏi sự bắt giam vô lí thì ở chương gần cuối hành động
đó trực tiếp phản kháng lại chế độ nhà tù, công cụ đê hèn của quyền lực, nơi chỉ có thể
giam cầm con người ta về thể xác. Trong sự khốn cùng nhất có thể của một tù nhân đã
bị tước đoạt tất cả, Innokenty tự vượt lên bằng cách chấp nhận sự thê thảm như một
phần tất yếu phải trải qua và nhất thiết là không để nó kéo sụp tâm hồn mình. Sau những
ngỡ ngàng, phản kháng lại việc bắt giam, Innokenty tự nhanh chóng thích nghi với cuộc
sống mới, một cách đấu tranh trực diện để nghịch cảnh không bao giờ đánh bại được ý
chí con người.
Một điểm tương đồng quan trọng có thể thấy trong cuộc đấu tranh nội tâm của
các nhânvật ở Tầngđầuđịa ngục, đó là những quyết định thường được đưa ra rất
nhanh và dứt khoát.
Nhânvật kháng cự với hoàn cảnh sống không có nghĩa là họ chối từ mọi nhu cầu
của đời sống, dứt bỏ hết ý niệm thực tại. Ở đó, cách họ tự mình vượt thoát khỏi bi kịch
không chỉ là trực diện thay đổi nhận thức dối trá về nó mà còn là tự kiến tạo nên một
cuộc sống theo giá trị tinh thần riêng của mình. Đặc biệt, nhânvật đã tiến một bước xa
hơn là cải tạo điều kiện sống để nó thích ứng với con người họ. Với những món bánh tự
chế, đọc sách và bàn luận cùng nhau, những nhânvậtcủa A. Solzhenitsyn đã vượt qua
tháng ngày tại tù một cách thanh thản và lạc quan nhất.
Kết thúc tác phẩm, Nerzhin, Khobromov, Ruska, Bobynin, Potapov và rất nhiều
bạn tù khác bị đưa đến những trại tập trung trên chiếc xe Maria Đen. Câu chuyện kết
thúc ở một nhịp chuyển của sự sống, tác giả muốn người đọc tin rằng: "những cánh
10
rừng ở Sibir chờ đón họ, miền Omyakon lạnh nhất trái đất và những mỏ đồng ở
Dzhezkazan chờ đón họ, ở đó họ sẽ đói, sẽ chết nhưng trái tim họ yên ổn".
2.3. Nhânvật chủ động lựa chọn hạnh phúc theo cách riêng
Khi thức nhận được tình cảnh tù đày vô vọng của mình, hạnh phúc mà nhânvật
lựa chọn chính là sự yên ổn của tâm hồn và lương tâm trong sáng chứ không phải một
tình yêu hèn nhát và gây tổn thương cho người khác. TrongtiểuthuyếtTầngđầuđịa
ngục, ứng xử lựa chọn với khát vọng tình yêu bản thể và tinh thần củanhânvật tù nhân
vì thế được xem là vật mẫu cho một cuộc thử nghiệm về nhân sinh.
Trong câu chuyện tình yêu với Simocka người đọc sẽ nhận ra sự cương nghị,
khảng khái ở con người Nerzhin là một đặc tính không hề biến đổi:"Nếu vợ tôi không
chung thủy với tôi? Cũng không sao. Không có gì thay đổi. Tôi sẽ chết vô ích ở Bắc cực.
Nhưng khi nào ta chết, ta được biết chắc rằng ta không phải là một thằng đểu, ta còn là
một con người, đó là một điều làm ta hài lòng. Ta chỉ cần có thế mà thôi…". Vượt lên
trên sự hẹp hòi của những giây phút yếu đuối nhânvật đã tìm ra hướng giải thoát cho
cuộc đời mình. Cách nhânvật lựa chọn để có thể vượt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt
là chấp nhận mọi đắng cay và khổ cực miễn sao được là con người chân chính, không
phạm phải tín điều của lương tâm. Óc xét đoán giúp họ nhận thức rõ về quyền của cá
nhân được “sống hạnh phúc theo ý họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những
người xung quanh”.
Thay vì chấp nhận thỏa thuận chế tạo máy điện thoại để được tự do trở về với
người thân, cả Nerzhin và Gerasimovich đều tỉnh táo nhận ra bản chất không thay đổi
của quyền lực. Họ từ chối thẳng thừng ý định của kẻ đứng đầu Viện bởi nếu họ đồng ý
nỗi bất hạnh sẽ còn mãi kéo dài. Sáng tạo với Sologdin là con đường khẳng định mình,
tìm hạnh phúc và niềm vui cho bản thân. " Tôi do dự nghĩ đến người nào đó dùng phát
minh của tôi. Tôi không sáng tạo ra vật này với mục đích cho y dùng. Tôi chỉ làm để thử
sức tôi, để chứng minh với tôi rằng tôi có thể làm được. Tôi làm cho tôi". Và Chelnov
hiểu hơn ai hết câu nói của con người trẻ tuổi này, làm cho mình là biểu dương cao nhất
của việc nghiên cứu, tìm hiểu. Không chỉ vậy, đó còn là biểu hiện của sự tự do tuyệt đối
của tinh thần con người, tự do có từ sự lựa chọn dũng cảm quan điểm sống hạnh phúc
theo cách riêng mình.
Tiểu kết chương 2: Nếu nhânvật tự do về tinh thần chủ động tìm cho mình một
lối thoát vào thế giới tinh thần để tránh đi hiện thực đen tối thì nhânvật kháng cự tỏ ra
[...]... (2011), ASolzhenitsyn Against Postmodernism”, http://www.colsoncenter.org 51 Ronald Berman (1980), ASolzhenitsyn at Havard, Ethics and Public Policy Center, Washington, USA 52 Ronald P Glasberg (1994), The Dynamics of Domination: Levi’s Survival in Auschwits, ASolzhenitsyn s GULAG Archipelago, and Atwood’s The Handmaid’s Tale, Canadian Review of Comparative Literature, Canada 53 Ruth Coates (1999),... lực Trong hệ thống kết cấu c atiểuthuyếtTầngđầu đ a ngục, nhânvật còn có vai trò "chất thử" để phản chiếu phẩm chất tâm hồn c a những tù nhân khao khát tự do 11 3.2 Nhânvật chấp nhận tha h aTầngđầu đ angục không chỉ là thế giới c a những tù nhân bị tước đoạt tự do mà còn là nơi những kẻ đứng đầu quyền lực với những bi kịch tất yếu trên hành trình tự tha h a Abakumov cùng Tam đầu chế gian dối... Christian Century, http://christiancentury.com 42 James, Anthony (1993), “The ikon and the latrine bucket: the world of Aleksandr ASolzhenitsyn , http://www.encyclopedia.com/ 43 Joseph Pearce (2011), A Solzhenitsyn: A soul in exile, Inatius Press 44 Leavis Q D (1985), A Solzhenitsyn, the Creative Artist and the Totaltarian State - Collected Essays, Cambrige Press, UK 45 Liukkonen Petri (1999), A Solzhenitsyn. .. http://www.colsoncenter.org 60 Un-chol Shin, Conscience, Lies and suffering in ASolzhenitsyn s The first Circle - Volume Winter, Canadian Review of Comparative Literature, Canada 61 William H Thornton (1999), A postmodern A Solzhenitsyn, Comparative Literature and Culture 1.3, Purdue University, USA 18 TIẾNG NGA 62 “Aleksandr Isaevich ASolzhenitsyn – Nhà văn Nga vĩ đại” (tiếng Nga), http://solzhenicyn.ru/ 63 M Golubkov... Tvardovsky A (1962), “Lời t ađầu tác phẩm Một ngày c a Ivan Denisovich” (Thạch Chương và Trần Lương Ngọc dịch từ tiếng Anh), http://trieuxuan.info TIẾNG ANH 36 Dunlop John B., Haugh Richard S and Nicholson M edited (1973), ASolzhenitsyn in Exile: Critical Essays and Documentary Materials, Hoover Institution, Stanford University 37 Edward E Ericson, Daniel J Mahoney (2006), The ASolzhenitsyn Reader: New and... người dũng cảm dám đương đầu với nghịch cảnh Tầngđầu đ angục c a nhà văn ASolzhenitsyn cảnh báo cho con người nguy cơ tha h a và khuất phục quyền lực có thể diễn ra bất cứ mọi nơi và nằm trong chính trái tim c a mỗi người Tiểu kết chương 3: Nhânvật tha h a và khuất phục quyền lực là kiểu nhânvật đối lập hoàn toàn về bản chất so với nhânvật tự do về tinh thần và nhânvật kháng cự với hoàn cảnh... Yakonov, Abakumov hay những tù nhân đớn hèn như Mamurin, Altynov, Verenyov Tầngđầu đ angục viết về một hiện thực đã qua nhưng có giá trị soi chiếu đương đại với mọi thời nơi giá trị c a con người cá nhân ch a được tôn trọng 3 Nghiên cứu nhân vậttrong Tầng đầu đ a ngục, đề tài c a chúng tôi triển khai trên một phương diện cụ thể c a một cuốn tiểuthuyết Song những kiến giải sẽ góp phần định hình... Stalin tác giả luôn dành cho nhânvật khá nhiều tên gọi khác nhau: Vị ch a tể, Lãnh tụ tối cao, Vị thiên tài c a những thiên tài, Đại thống chế, Vị chiến lược gia tài ba vô song c a muôn đời và muôn dân tộc, Lãnh tụ anh minh, Người hướng dẫn khoa học c a thế giới cộng sản, Vị bất tử, Vị chủ nhân c a n a trái đất… Bản thân những tên gọi đã mang tính định danh cho những ước muốn ngông cuồng c a nhân vật. .. h a Như vậy ngay với hình tượng nhânvật tự tha h a nhà văn đã thể hiện một cách nhìn a diện và khách quan về quá trình suy thoái c a con người Dù khi ngợi ca con người vươn lên hoàn cảnh để tìm tự do hay khi miêu tả về cái xấu, sự giả dối c a những kẻ nắm quyền ASolzhenitsyn đều chối từ góc nhìn đơn giản h a về hiện thực 3.3 Nhânvật tù nhân khuất phục quyền lực TrongTầngđầu đ a ngục, bên cạnh... Books and Writers, http://kirjasto.sci.fi/alesol.htm 46 Michael Scammell (2008), ASolzhenitsyn the Stylist, The New York Times 29/8/2008, USA 47 Raymond Williams “Work (1968), http://www.guardian.co.uk/books 17 on the human voice”, 48 Robert G Kaiser (2008), The Giant Of Russian Literature, Washington Post Staff Writer, USA 49 Robert Inchausti (1984), A Solzhenitsyn: Postmodern Moralist, The Christian