Nhântốtựbạchtrongcấutrúctiểuthuyết
Thao thứccủaAleksandrKron
Nguyễn Thị Hạnh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60 22 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Gia Lâm
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Cơ sở củanhântốtự bạch, tìm hiểu: nhântốtựbạchtrongtiểu
thuyết và cơ sở củanhântốtựbạchtrongThaothứccủa A. Kron. Chương 2: Đặc
điểm và hình thức thể hiện nhântốtựbạchtrongThao thức, đó là: Người kể chuyện ở
ngôi thứ nhất và điểm nhìn trần thuật bên trong; sự lặp lại trong thời gian và sự mở
rộng không gian; giọng điệu chủ quan, suy tư. Chương 3: Nhântốtựbạch với việc thể
hiện quan điểm triết – mỹ của A.Kron, nghiên cứu cụ thể về vị trí người trí thứctrong
thời đại mới; tựbạch về tình yêu, tình bạn; triết lý về cuộc sống và hạnh phúc.
Keywords: Nghiên cứu văn học; Văn học Nga; Tiểuthuyết
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Nga–xô viết những năm 60-80 của thế kỷ XX phát triển nở rộ với dòng văn
xuôi viết về chiến tranh, văn xuôi viết về đời sống làng quê và văn xuôi viết về “đời thường
của con người đương thời” [19, tr. 109]. Nằm trong mảng đề tài thứ ba, cuốn tiểuthuyếtThao
thức củaAleksandrKron có vị trí vững chắc, bên cạnh tác phẩm của các nhà văn Yu.Trifonov,
A.Bitov, A.Rybakov,… góp phần làm phong phú thêm những khám phá nghệ thuật mới trong
việc nhậnthức con người nói chung và hình thức trần thuật nói riêng. Nhântốtựbạch như là
một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật củatiểuthuyếtThao thức, đồng thời cũng là đặc
điểm chung trong xu hướng phong cách trâm lý - triết lý của văn xuôi Nga-xô viết giai đoạn
này, bao gồm cả văn xuôi “chiến tranh” và văn xuôi “làng quê”. Ở Việt Nam, Thaothức chưa
trở thành đối tượng nghiên cứu của công trình khoa học nào. Chính vì vậy, luận văn chọn đối
tượng nghiên cứu là tiểuthuyếtThaothức nhằm tiếp cận và có cái nhìn cụ thể về dòng văn
xuôi này ở Nga-xô viết những năm 60-80 của thế kỷ XX.
Bối cảnh cốt truyện củaThaothức là một viện nghiên cứu sinh học nhưng cũng là một
xã hội thu nhỏ với đủ kiểu người. Viện nghiên cứu sinh học này có những nhà khoa học chân
2
chính như giáo sư Uspensky, Beta …, có những người mang chủ nghĩa cá nhân như Yudin, có
kẻ thực dụng, vụ lợi như Vdovin và cũng có những con người đáng thương, bị đè nén như
Alyosha, Iliusa… Công việc làm khoa học đã đem đến cho mỗi người một số phận. Trong tập
thể nghiên cứu khoa học đó, Yudin là nhân vật trung tâm. Qua những va chạm với đời sống,
anh đã khám phá những chiều sâu trong tâm hồn con người và dần hoàn thiện nhân cách.
Cuốn tiểuthuyết là những trăn trở, suy tưcủa Yudin về sự nghiệp khoa học của mình
cùng những khám phá về chân lý khoa học và chân lý đời sống. Dọc theo cốt truyện là hành
trình kiểm điểm lại bản thân củanhân vật. Anh tự thú về những lỗi lầm của mình, đồng thời
luôn trăn trở với khát vọng hoàn thiện bản thân. Nhântốtựbạch len lỏi vào từng yếu tốtrong
kết cấu tác phẩm, nó cũng chính là cơ sở để người kể chuyện nhìn nhận, phán xét các vấn đề
xung quanh, đó là vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học, mối quan hệ giữa khoa học và
cuộc sống… Đồng thời trên cơ sở đưa ra hàng loạt các câu chuyện về những con người cụ thể
làm khoa học, AleksandrKron muốn độc giả cùng xem xét vấn đề định vị người trí thứctrong
xã hội và vai trò của cá nhântrong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc. Việc
tìm hiểu nhântốtựbạchtrong cuốn tiểuthuyết sẽ giúp chúng ta thâm nhập sâu vào dòng suy
ngẫm triền miên củanhân vật và những quan điểm triết mỹ của một nhóm những người trí
thức Nga-xô viết lúc bấy giờ.
Nếu như ở thế kỷ XIX, những người trí thức Nga trong các tác phẩm của M.Lermontov
(với Một anh hùng trong thời đại chúng ta), Lev Tolstoy (với Chiến tranh và hòa bình, Anna
Karenina, Phục sinh) luôn trăn trở đi tìm chân lý thì sang thế kỷ XX, người trí thức Nga-xô
viết lại suy ngẫm về vấn đề định vị bản thân trong thời đại mới, thời đại cách mạng khoa học
kỹ thuật. Chính vì vậy, trong những năm 60-80 của thế kỷ XX, Yuri Bondarev (với Trò chơi),
Aleksandr Kron (với Thao thức) đã nối mạch mảng đề tài lớn về người trí thứctrong văn học
Nga. Việc tìm hiểu cuốn tiểuthuyếtThaothức sẽ giúp chúng ta có một hình dung cụ thể hơn
về hình tượng người trí thứctrong xã hội mới.
2. Lịch sử vấn đề
Thao thức lần đầu in trên tạp chí Thế giới các số 4-6 năm 1977 của Nga và ngay từ cuối
năm đó, khi chưa được in thành sách, cuốn tiểuthuyết đã gây nên dư luận sôi nổi, cả khen lẫn
chê. Thaothức được in thành sách tại Nhà xuất bản Văn học Quốc gia Moskva năm 1980.
Cuốn tiểuthuyết được dịch giả Hoàng Hữu Phê chuyển ngữ và xuất bản ở Việt Nam năm
1983.
3
Từ khi Thaothức xuất hiện ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu hoàn
chỉnh về tác phẩm, đáng kể nhất vẫn là bài viết giới thiệu của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn
với nhan đề Những lý do chính đáng để thaothức in ở các trang đầu của tập một bộ tiểu
thuyết. Vương Trí Nhàn đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác củaAleksandr
Kron. Ông đưa ra lời tổng kết mang tính chất định giá cho tác phẩm: “Thao thức là một tác
phẩm giúp ta hiểu bề sâu con người xô viết, cuốn tiểuthuyết mang nặng chất suy nghĩ này thật
kỳ lạ, thú vị và đây là một hình thứctiểuthuyết hiện đại, hơn nữa, một hình thức có triển vọng
nhất.” [10, tr. 9].
Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở vai trò của một lời ngỏ nhằm giới thiệu cuốn sách đến
với độc giả Việt Nam. Hơn nữa, bài viết chỉ giới thiệu cuốn tiểuthuyết như: tóm tắt nội dung,
tóm tắt quá trình tiếp cận độc giả của cuốn tiểu thuyết… Bởi vậy, có thể nói với bản luận văn
của chúng tôi, tiểuthuyếtThaothứccủaAleksandrKron lần đầu tiên trở thành đối tượng
nghiên cứu một cách chi tiết và hệ thống ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nhântốtựbạch - một yếu tố chi phối đến
toàn bộ các yếu tốcấutrúctrong tác phẩm như người kể chuyện, giọng điệu, không – thời
gian. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cơ sở, đặc điểm, chức năng và hình thức biểu hiện nhântốtự
bạch trong tác phẩm, để từ đó hình dung được diện mạo tinh thần của người trí thức Nga trong
giai đoạn lịch sử những năm 60-80, thế kỷ XX trên các bình diện: đời sống khoa học, đời sống
tình cảm… Đề tài cũng sẽ làm rõ một vài phương diện nổi bật trong bút pháp thể hiện của tác
giả Aleksandr Kron.
Luận văn được triển khai trên cơ sở khảo sát bản tiếng Việt cuốn tiểuthuyếtThaothức
do Hoàng Hữu Phê dịch từ nguyên bản tiếng Nga, do nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội nhà
văn Việt Nam ấn hành ăm 1983.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu trần thuật học để làm sáng tỏ cơ sở,
đặc điểm và hình thức thể hiện củanhântốtựbạchtrongtiểuthuyếtThao thức. Cùng với đó,
luận văn cũng sử dụng các thao tác như: so sánh, thống kê, phân tích.
5. Cấutrúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở củanhântốtựbạch
1.1. Nhântốtựbạchtrongtiểuthuyết
1.2. Cơ sở củanhântốtựbạchtrongThaothức
Chương 2: Đặc điểm và hình thức thể hiện nhântốtựbạchtrongThaothức
4
2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và điểm nhìn trần thuật bên trong
2.2. Sự lặp lại trong thời gian và sự mở rộng không gian
2.3. Giọng điệu chủ quan, suy tư
Chương 3: Nhântốtựbạch với việc thể hiện quan điểm triết – mỹ của A.Kron
3.1. Vị trí người trí thứctrong thời đại mới
3.2. Tựbạch về tình yêu, tình bạn
3.3. Triết lý về cuộc sống và hạnh phúc
References
1. Bakhtin, Mikhain Mikhailôvich (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần
Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội
2. Bakhtin, Mikhain Mikhailôvich (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội
3. Lê Nguyên Cẩn (2006), Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường -
Phêđor Mikhailôvich Đôxtôiepxki, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
4. Đôxtôiepxki, Phêđor (1982), Tội ác và trừng phạt, Tập 1 (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb
Văn học, Hà Nội
5. Đôxtôiepxki, Phêđor (1983), Tội ác và trừng phạt, Tập 2 (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb
Văn học, Hà Nội
6. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểuthuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
8. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội
9. Jahn, Manfred (2005), Trần thuật học – Nhập môn lý thuyết trần thuật (Nguyễn Thị
Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính), Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Đại học
KHXH&NV, ĐHQGHN, Hà Nội
10. Kron, Aleksandr (1983), Thao thức, tập 1 và tập 2 (Hoàng Hữu Phê dịch), Nxb
Tác phẩm mới, TP. Hồ Chí Minh
11. Mêlêtinxky, E.M (2004), Thi pháp của huyền thoại (Song Mộc và Trần Nho Thìn
dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
12. Trần Đình Sử (2000), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
13. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Phần 1, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội
5
14. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Phần 2, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội
15. Phùng Văn Tửu (2000), Tiểuthuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi và đổi mới, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
16. Nhiều tác giả (1986), Tính cách Nga, Nxb Cầu Vồng, Moskva, Nga
17. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Nhiều tác giả (2010), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
19. Bocharov, A.G. và Belaya, G.A. (1987), Văn học xô viết hiện đại (2 tập), tập 2, (Tư
liệu do giảng viên hướng dẫn cung cấp)
20. Ibatullina, G. Lời tựbạch và phong cách hiện sinh (phiên bản tiếng Anh:
Confessional and existential “style”), nguồn trích:
http://ru.philosophy.kiev.ua/library/misc/ibatul/02.html)