1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiểu luận văn hóa Hàn Quốc và tác động của nó đến văn hóa Việt Nam

18 708 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 750,16 KB

Nội dung

Bài tiểu luận cuối kỳ môn văn hóa phương Đông phương Tây: tìm hiểu về các đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc; sự giao lưu văn hóa Hàn Quốc trong văn hòa Việt Nam; nhận định và đánh giá tác động của văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

0O0

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG – PHƯƠNG TÂY

Đề tài:

VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA

LÀN SÓNG HALLYU ĐẾN VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Trịnh Hoàng Nam

Mã số sinh viên: 3120350123 Phòng thi: 003

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 Một số giá trị văn hóa nổi bật của Hàn Quốc 1

1.1 Ngôn ngữ và chữ viết 1

1.2 Ẩm thực 1

1.3 Trang phục truyền thống 2

1.4 Phong tục 2

1.4.1 Phong tục trong dòng họ 2

1.4.2 Phong tục hàng năm 3

1.4.3 Phong tục về lối sống 3

1.5 Các lễ hội nổi tiếng 4

1.5.1 Lễ hội hoa anh đào Jeju 4

1.5.2 Lễ hội Cát Haeundae 4

1.5.3 Lễ hội Lửa Jeju 4

1.6 Những điều kiêng kỵ của người Hàn Quốc 5

1.6.1 Tránh số 4 5

1.6.2 Không để miệng chai chạm ly 5

1.6.3 Viết tên bằng mực đỏ 5

1.6.4 Kỵ cắm đũa trên bát cơm 5

1.6.5 Không nói về phẫu thuật thẩm mỹ 5

1.6.6 Nhảy qua người trẻ nhỏ 5

1.7 Võ thuật 5

1.8 Văn hóa giao tiếp 6

1.8.1 Tư thế chào hỏi 6

1.8.2 Cách chào hỏi 7

1.8.3 Cách cúi chào 7

Trang 3

1.8.4 Quy tắc bắt tay 7

Tiểu kết 1 7

2 Những biểu hiện của văn hóa Hàn Quốc trong văn hóa Việt Nam 8

2.1 Phim ảnh, chương trình truyền hình 8

2.2 Âm nhạc 8

2.3 Ngành công nghiệp văn hóa như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, game trực tuyến 8

2.4 Văn hóa nghệ thuật hiện đại – truyện tranh và phim hoạt hình 9

2.5 Ẩm thực Hàn Quốc 9

2.6 Ngôn ngữ Hàn Quốc 10

Tiểu kết 2 10

3 Nhận định về làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam 10

3.1 Nhận định chung 10

3.2 Đánh giá về ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam 11

3.2.1 Ảnh hưởng tích cực 11

3.2.1.1 Về phim ảnh 11

3.2.1.2 Về âm nhạc giải trí 11

3.2.1.3 Về ngành công nghiệp văn hóa như thời trang, mỹ phẩm 12

3.2.1.4 Về ẩm thực 12

3.2.1.5 Về ngôn ngữ 12

3.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực 12

3.2.2.1 Về phim ảnh 12

3.2.2.2 Về việc hâm mộ thần tượng 12

3.2.2.3 Về văn hóa truyện tranh Hàn Quốc (manhwa) 13

3.2.2.4 Về ẩm thực 13

Trang 4

3.2.2.5 Về ngôn ngữ 13

Tiểu kết 3 13

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 5

1 Một số giá trị văn hóa nổi bật của Hàn Quốc

1.1 Ngôn ngữ và chữ viết

Ở Hàn Quốc ngôn ngữ chính là tiếng Hàn Quốc Người Hàn rất coi trọng gia đình nên họ coi cả Đại Hàn Dân Quốc là một gia đình và họ nói chung một ngôn ngữ Giọng Seoul được xem là một phát âm chuẩn tiếng Hàn Phương ngữ này gọi là Gyeonggi Giọng ở Busan và Daegu được coi là mạnh mẽ hơn so với tiếng Hàn chuẩn,

và tiếng địa phương trên đảo Jeju được xem là một ngôn ngữ đặc biệt vì hầu hết người dân đều không nói chuẩn tiếng Hàn

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul- chữ viết chính của người Hàn Quốc sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 ký tự: 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép Những

ký tự được kết hợp theo âm tiết thành các chữ Đối với người không biết chữ Hàn cũng phức tạp y như chữ Hán vậy

Bảng chữ cái tiếng Hàn phổ thông( Hangul ) được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi Đại vương Sejong- một trong những vị vua vĩ địa của triều địa Joseon Hiện nay chữ viết Hàn Quốc có bảng chữ cái gồn 14 phụ âm và 10 nguyên âm

1.2 Ẩm thực

Có thể thấy nét chung của ẩm thực Hàn Quốc là sự chú trọng đến các yếu tố tinh thần, đơn giản, không quá cầu kì và tốt cho sức khoẻ Các món ăn được chia làm hai loại chính: “eumyanggohaeng” và “yasikdongwon” Eumyanggohaeng là sự kết hợp hài hoài giữa 5 loại nguyên liệu cùng với 5 màu sắc hoặc 5 loại gia vị khác nhau Còn Yasikdongwon có nghĩa là “Thực phẩm cũng như thuốc quý”, vậy nên các nguyên liệu được sử dụng trong món ăn đều phải tốt cho sức khoẻ, đơn giản và có sẵn trong tự nhiên Với người Hàn thì những món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt là các món cơm, canh hay salad là những món được yêu thích Thành phần món ăn phần lớn làm từ gạo, rau, thịt và đậu phụ Các bữa ăn truyền thống thường có nhiều món ăn phụ như là: Banchan

ăn kèm với cơm, canh và kim chi

Một điểm đặc biệt là các món ăn của người Hàn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm, người chuẩn bị thức ăn sẽ lên tất cả các món ăn và bày biện ra bàn ăn cũng một lúc đó là bữa cơm truyền thống của người Hàn

Trong bảng quy ước có 3, 5, 7 và 9 món ăn Những con số này có ý nghĩa nhất định trên bàn ăn, thêm vào đó là các món ăn cơ bản: cơm, kim chi, soup và nước sốt Tuy

Trang 6

nhiên đối với các gia đình hoàng gia, họ phân biệt 12 loại món ăn Hàng đầu là cơm và canh, canh sẽ đặt bên phải của phần cơm, sau đó là các món phụ được đặt theo các dòng tiếp theo Phía bên phải là nơi đặt những món nóng và thịt Bên trái đặt món lạnh và rau, phần trung tâm đặt các loại nước sốt Dụng cụ ăn bao gồm: một thìa và đũa đặt bên phải

1.3 Trang phục truyền thống

Cách đây khoảng 100 năm, Hanbok là trang phục mặc thường ngày của người Hàn Quốc Ngày nay, họ chỉ mặc loại trang phục truyền thống này vào các dịp lễ hay những ngày kỉ niệm đặc biệt Hầu hết mỗi người Hàn đều có riêng cho mình một bộ Hanbok

để mặc vào những dịp đặc biệt Trẻ em mặc Hanbok vào sinh nhật tròn 1 tuổi và người lớn mặc Hanbok trong lễ cưới hay sinh nhật tròn 60 tuổi

Hanbok là bộ trang phục truyền thống của hai quốc gia Hàn Quốc và Triều Tiên Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi Hanbok có kiểu dáng khác nhau giữa nam và nữ

+ Hanbok nữ gồm 2 phần chính là Jeogori và Chima Jeogori là áo khoác ngắn, chima là váy thắt eo cao Đi kèm với jeogori là nơ otgoreum Bên cạnh đó không thể thiếu tất trắng Beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền

+ Hanbok nam gồm Jeogori, quần Baji và áo choàng Durumagi Áo choàng Durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn, Jeogori ngang hông, quần Baji thì rộng và bó ở gối

Đi kèm với hanbok nam là mũ gat, dây buộc ngang lưng Dalleyong và giày

Ý nghĩa: Hanbok Hàn Quốc thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ đến tổ tiên cội

nguồn Hanbok toát lên vẻ đẹp kín đáo, e lệ của phái đẹp xứ Hàn và nét đứng đắn của phái nam Hanbok được thiết kế nhiều lớp và kín đáo như vậy cũng là để phản ánh tư tưởng của người Hàn chịu ảnh hưởng sau sắc của Nho giáo mà tuân theo lễ nghĩa nghiêm ngặt Màu sắc và hoa văn của Hanbok đặc biệt phong phú, mỗi màu sắc và hoa văn ẩn chứa một ý nghĩa nhất định, mong muôdn hoà nhập với thiên nhiên, có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc và chung sống hoà bình với nhau giữa các quốc gia

1.4 Phong tục

1.4.1 Phong tục trong dòng họ

Theo phong tục của người Hàn Quốc thì các thành viên trong họ tộc có mối quan hệ rất gắn bó với nhau Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm

Trang 7

trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn

Lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc

Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà vào ngày giỗ của họ trong khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những

lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok, ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái

1.4.2 Phong tục hàng năm

Cũng giống ở Việt Nam, các phong tục tập quán của người Hàn Quộc cũng tính theo lịch âm

Một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc Năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng không khí rộn ràng, hân hoan đã tràn ngập khắp cả nước ngay từ những ngày cuối năm cũ Những ngày cuối năm, các gia đình đều

tụ tập bên nhau và cùng dọn dẹp nhà cửa đón năm mới

Buổi tối cuối cùng trước đêm giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần Lúc giao thừa, họ thường đốt những thanh tre ở trong nhà với quan niệm để xua đuổi tà

ma Những ngày Tết, trước cửa mỗi nhà người Hàn Quốc đều treo một cái xẻng bằng rơm (Bok jo ri) với một ý nghĩa là hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm Mâm cỗ được làm để cúng đêm giao thừa thường có tới hơn 20 món, trong

đó không thể thiếu món Ttok-kuk (canh bánh gạo) – được nấu từ nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha

mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó Tiếp đến, sau bữa cơm ngày mùng 1, họ

sẽ đi chúc tết người thân, hàng xóm, đi thăm mộ tổ tiên hoặc tới những ngôi đền, chùa

để cầu nguyện

1.4.3 Phong tục về lối sống

Phong tục về lối sống của người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người

Trang 8

con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình Ở Hàn Quốc vẫn còn phong tục trọng nam Điều đó được thể hiện trong các quyền quyết định trong gia đình Song, hiện nay, vấn đề trọng nam kinh nữ đã được phai nhòa dần nhờ chính phủ Hàn đã ra những quy định về pháp luật

Người Hàn sống rất lạc quan, vui vẻ và yêu đời Khác với những bộ phim bi lụy của hàn, bạn sẽ tìm thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn Họ sống, làm việc và hưởng thụ Ba điều đó luôn song hành với nhau Đặc biệt, người Hàn luôn hướng tới cái đẹp Nhắc đến Hàn, ta luôn nghĩ đến phẫu thật thẩm mĩ Vì vậy, khi gặp nhiều người có nhiều nét tương đồng thì bàn khỏi phải băn khoăn nhé Khi đi dạo ở những cung đường mua sắm, bạn cũng thấy rất nhiều cửa hàng mĩ phẩm nữa

1.5 Các lễ hội nổi tiếng

1.5.1 Lễ hội hoa anh đào Jeju

Đến với đảo Jeju vào tháng 4 bạn không chỉ được ngắm nhìn những cành anh đào cổ xưa mà còn được chiêm ngưỡng các loài hoa khác như phong lan và các loại hoa hoang

dã bản xứ khác Thời tiết ấm áp đầu năm khiến cho những bông hoa khắp nơi đua nở Đây là điều kiện lý tưởng để đảo Jeju tổ chức lễ hội hoa anh đào Khu vực trung tâm thành phố Seogwipo và khu liên hợp thể thao là nơi những cây hoa anh đào đại thụ của Jeju nở rộ Cánh của hoa anh đào trên những cây đại thụ này cũng được đánh giá là to

và đẹp nhất

1.5.2 Lễ hội Cát Haeundae

Lễ hội này diễn ra từ ngày 6 đến 9/6 tại bãi biển Haeundae xinh đẹp của thành phố Busan Một trong những điểm nổi bật của lễ hội chính là bồn tắm cát nóng, rất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp Đến đây bạn sẽ được tắm trong cát nóng- một hoạt động giúp nâng cao sức khỏe & làm đẹp da Ngoài ra các hoạt động khác cũng diễn ra khá sôi nổi

và thu hút sự tham gia đông đảo của du khách như bóng chuyền bãi biển, chạy marathon, tham quan khu trưng bày cát

Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng gần đó như chợ Jagalchi, Gwangalli, và Taejongdae,

du khách cũng có thể ghé thăm một trong nhiều nhà hàng dọc bờ biển để nếm thử món sushi nổi tiếng của Busan Buổi tối, du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng pháo hoa rực

rỡ ngay trên bãi biển…

1.5.3 Lễ hội Lửa Jeju

Trang 9

Được tổ chức vào mùa đông ở Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 9/3), lễ hội đốt lửa đồng Jeju là nghi lễ nhằm cầu nguyện sức khỏe và mùa màng tốt tươi cho năm sau Lễ hội hé

lộ một loạt những sự kiện kế thừa truyền thống khi du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian và truyền thống Bạn cũng có thể tận hưởng thiên nhiên kỳ thú trên đảo Jeju vào dịp này

1.6 Những điều kiêng kỵ của người Hàn Quốc

1.6.1 Tránh số 4

Người Hàn Quốc cho rằng số 4 sẽ đem lại những điều không may mắn Trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four) Số 4 tại Hàn Quốc là 1 điềm xấu giống như số 13 tại Phương Tây

1.6.2 Không để miệng chai chạm ly

Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động đó chỉ được

sử dụng để cúng rượu cho người chết

1.6.3 Viết tên bằng mực đỏ

Người Hàn Quốc không bao giờ viết tên bằng mực đỏ Họ quan niệm đây là điều không hay và đem lại điềm xấu Người Hàn Quốc cho rằng người đã chết mới viết tên bằng mực đỏ, vì vậy đây là điều tối kỵ khi bạn viết bằng mực đỏ khi đến xứ sở kim chi

1.6.4 Kỵ cắm đũa trên bát cơm

Cũng giống ở một số nước, ho ̣ cũng ky ̣ cắm đũa trên bát cơm vì làm như vâ ̣y trông giống như là thắ p nhang Vì vậy bạn phải cẩn trọng khi đưa bát cơm cho ai, bởi nếu cắm đũa họ sẽ hiểu rằng bạn đang nguyền rủa họ

1.6.5 Không nói về phẫu thuật thẩm mỹ

Dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc, tuy nhiên, phụ nữ Hàn Quốc lại không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ Bởi trong nho giáo Hàn Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo

1.6.6 Nhảy qua người trẻ nhỏ

Người ta cho rằng nhảy qua người trẻ nhỏ sẽ làm em bé không thể phát triển cao lớn Trên thực tế việc này cũng có nguy cơ làm em bé bị đau Bạn nên chú ý đến điều này nếu không muốn làm phật ý những người làm cha mẹ ở Hàn Quốc

1.7 Võ thuật

Taekwondo, còn được viết là Tae Kwon Do hay Taekwon-Do) là Quốc võ, môn thể

Trang 10

thao quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhiều nhất của người dân nước này Đây cũng là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới

Do võ phục, phân cấp màu đai cũng như đòn thế của Taekwondo có nét tương đồng với Karatedo, và việc Nhật Bản truyền bá môn võ Karatedo vào Hàn Quốc trong thời thế chiến đệ nhị nên trong những năm thập niên 50-60, nhiều người trên thế giới lầm tưởng rằng Taekwondo là từ một hệ phái của Karatedo tách ra và phát triển thành một môn võ Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp)

và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn Trong khi có một số nét tương

tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không

Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay (sugi) khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân Với số lượng đòn tay phong phú như vậy, không hề thua sút môn Quyền Anh nếu môn sinh không sao nhãng luyện tập Dầu vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn

là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau truốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả

1.8 Văn hóa giao tiếp

1.8.1 Tư thế chào hỏi

Tư thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc cúi chào của người Hàn Quốc Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau

Bạn phải nhớ rằng luôn phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối Bình thường

Ngày đăng: 27/01/2022, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w