Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

22 560 1
Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  !"#$%&'($% )*%+',-,"./012345+,%'".60780.7769%:;," %'<=+3>")*?%454# @1&A%BCCD:,$%EF: ' &%%GHIJ&J9D$%K& #L%&%% 1!'M*%NO!%H 12:11' 16/01/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - Mô hình Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước với Đảng ra sao là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VietNamNet ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. >>> Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Đảng Nhà nước >>>"Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng Nhà nước" >>>Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước >>>Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 15/10/2006 nhưng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự. VietNamNet giới thiệu lại cuộc trao đổi này. - Một trong những nội dung chính của Hội nghị TƯ4 là bàn về việc tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội và Chính phủ. Theo ông thì chúng ta nên đổi mới hệ thống của mình như thế nào? - Nên như thế nào thì chắc là Hội nghị Trung ương sẽ bàn sẽ quyết. Chúng ta phải chờ thôi. Song điều dễ hiểu là người ta bao giờ cũng phải nhắm vào những vấn đề đang được đặt ra để xử lý. Vậy những vấn đề đó là gì? Xin thử kể ra đây một vài vấn đề dễ nhìn thấy nhất. Đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới; là sự tương tác giữa Quốc hội Chính phủ trong quá trình lập pháp để tạo ra động năng cho hệ thống (và để khắc phục tình trạng luật chờ nghị định); là chế độ trách nhiệm trong hệ thống; là sự minh định giữa quy trình chính sách quy trình kỹ thuật, giữa hành pháp chính trị hành chính công vụ… Các vấn đề đang được đặt ra có vẻ không chỉ nhiều, mà còn khó. Thiếu một hệ chuẩn mới, chưa chắc chúng ta đã dễ tìm được các câu trả lời. Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là: Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. • Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng. • Mô hình tổng thống, như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống. • Mô hình hỗn hợp, (Có người gọi là cộng hòa lưỡng tính), như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống một chút đại nghị, nơi cả tổng thống thủ tướng đều có quyền hành pháp. Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống. Bằng không, hệ thống sẽ rất khó vận hành hàng loạt các vấn đề sẽ phát sinh. Để tiếp tục đổi mới hệ thống, vấn đề chính thể có lẽ là điều chúng ta cần phải quan tâm. - Trong ba mô hình trên, theo ông, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo mô hình nào? có thể đổi mới ra sao trong khuôn khổ của mô hình đó? - Thực ra, chưa bao giờ chúng ta có một sự khẳng định chắc chắn là đã thiết kế chính thể của mình theo mô hình nào. Chính vì vậy có thể nhận thấy một số pha trộn giữa các mô hình. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị. Thế nhưng, việc Chính phủ Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗiquan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì lại rất giống với mô hình tổng thống. Câu hỏi đặt ra là một sự pha trộn như vậy có vận hành hay không? với những vấn đề đang được đặt ra hiện nay (như đã nói ở phần trên), trả lời khẳng định chắc chắn là rất khó khăn. Theo thiển ý của cá nhân tôi, về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Theo mô hình này, đảng nào có đa số ở quốc hội thì đảng đó thành lập chính phủ. Nhờ vậy, quyền lập pháp quyền hành pháp về cơ bản gắn kết với nhau. Thậm chí, trụ sở của nội các nằm ngay trong nhà quốc hội. Người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống. Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. "Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy nó không thể không để lại những hệ luỵ cho việc vận hành hệ thống. Như vậy, trước khi trả lời câu hỏi có thể đổi mới ra sao, cũng cần trả lời câu hỏi mô hình chính thể nào đang được lựa chọn. - Nhưng có lẽ "sự lệch pha" này là do trong mô hình Nhà nước ta có vai trò lãnh đạo Đảng? - Có lẽ, không nhất thiết phải như vậy. Trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội?! Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào mà thôi. Chúng ta sẽ thấy theo nguyên tắc của mô hình đại nghị, toàn bộ ban lãnh đạo đảng (ví dụ như Công đảng ở Anh chẳng hạn) tạo thành nội các nằm trong quốc hội. Tất cả các đảng viên trong QH tạo thành đảng đoàn QH. Việc tranh luận hoạch định đường lối, chính sách của đảng xảy ra ngay trong đảng đoàn QH. Theo cách làm này, Đảng Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra chuyện chồng chéo chức năng xung đột chính kiến. Mỗi khi các đảng viên ở trong quốc hội không được tham gia vào quy trình hoạch định chính sách từ đầu, mà chỉ phải phê chuẩn các chính sách đã được quyết định, thì việc xung đột chính kiến là rất khó tránh khỏi. Đó là chưa nói tới rủi ro của việc hình thành nên hai nhà nước trong một đất nước. Áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong QH (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành TƯ sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn QH. Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn QH. - Vậy mô hình hiện tại của ta đang đối mặt với những vấn đề gì? Nhiều người sẽ phản biện rằng sự phân lập giữa Quốc hội Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau chống được lạm quyền? - Nếu chúng ta coi sự phân lập giữa hành pháp lập pháp là giá trị quan trọng nhất, thì cái mà chúng ta cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp được toàn dân bầu ra. Rất tiếc, những gì mà chúng ta đang có lại không phải như vậy. Trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp hành pháp đang là một vấn đề. Điều dễ nhận thấy là chương trình nghị sự phản ánh ưu tiên của QH thì chưa chắc đã phản ánh được ưu tiên của Chính phủ. Nhiều luật được Quốc hội ban hành nhưng bị "treo" vô tận, vì bị Chính phủ nợ đến hàng trăm nghị định. Nguyên nhân của tình hình này là gì nếu chẳng phải là sự khác nhau về các ưu tiên? Thực tế này cho thấy nếu Chính phủ Quốc hội gắn kết với nhau chắc chắn chúng ta sẽ phản ứng nhanh nhạy hiệu quả hơn trước các vấn đề của đất nước. Ở các nước theo mô hình đại nghị trên thế giới, chính phủ bao giờ cũng có một bộ trưởng phụ trách quan hệ với QH. mỗi bộ đều có một vụ phụ trách quan hệ với QH. Ở ta thì tất cả mối quan hệ giữa Chính phủ Quốc hội chỉ do một vụ của Văn phòng Chính phủ đảm nhiệm. - Phải chăng ở nước ta, ngược với điều mong đợi, quyền lực đang bị phân tách hơn cả những nước công khai theo đuổi học thuyết phân quyền? - Sợ rằng không khéo đó là tình hình thực tế. Chúng ta sẽ thấy, trong tất cả các nước theo mô hình đại nghị, đảng với nhà nước, Quốc hội với Chính phủ bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau làm nên một sự thống nhất rất cao trong quá trình ban hành quyết định. Đảng không quyết rồi giao cho quốc hội thể chế hoá, mà đảng quyết ngay trong quốc hội. Trong lúc đó ở ta, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều được thiết kế rất tách rời nhau. Hậu quả là: sự tương tác giữa các cơ quan này không chỉ làm mất rất nhiều thời gian, mà còn không ít khi gây ra hiện tượng "tam sao thất bản". - Theo ông thì nếu thiết kế lại cho đúng những nguyên tắc cơ bản của mô hình đại nghị,chúng ta sẽ được những gì? Phải chăng là sự “quy về một mối” mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề đất nước? - Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Xin được kể ra đây một vài ưu điểm như sau: 1. Quy trình ban hành quyết định là một quy trình thống nhất minh bạch hiệu quả từ sáng kiến về chính sách đến tranh luận về chính sách phê chuẩn chính sách. 2. Tiết kiệm một lượng rất lớn thời gian của đất nước. Cách làm hiện nay có tới 2, 3 nơi phải quyết định, rồi còn gửi qua gửi lại thì rất mất thời gian chờ đợi nhau. Riêng chuyện ban hành quyết định chậm thì mình đã thua các nước khác rất nhiều. 3. Chất lượng của các quyết định sẽ được nâng lên, vì các bước trong quy trình ban hành quyết định rất mạch lạc bổ sung giá trị cho nhau. Nội các đề ra chính sách, thảo luận trong Đảng đoàn nên sẽ có sự gắn kết, ra toàn QH thì có sự phản biện tranh luận. 4. Xác lập được chế độ trách nhiệm rất rõ ràng. Tình trạng người quyết thực không chịu trách nhiệm, nên người quyết để thể chế hoá cũng không chịu trách nhiệm sẽ không thể xảy ra. 5. Tránh được rủi ro của những xung đột không đánggiữa QH Đảng. Các đảng viên trong QH tham gia từ đầu vào việc hoạch định chính sách, tranh luận chính sách, theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì đa số sẽ quyết anh là thiểu số trong đảng thì anh phải theo. 6. Sự gắn kết giữa QH CP sẽ giúp cho nhà nước ta có thể phản ứng nhanh chuẩn xác với các vấn đề của đất nước. 7. Tạo cơ hội để tách hành chính ra khỏi hành pháp, nhờ đó cải cách hành chính sẽ có được bước chuyển biến về chất chế độ trách nhiệm sẽ được xác lập rõ ràng hơn. - Nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ như thế nào? - Đảng sẽ lãnh đạo một cách trực tiếp nhất vì Đảng đã hoá thân vào nhà nước. So với mô hình đứng bên ngoài nhà nước, rủi ro chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều. - Với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ? - Đúng thế, khi Chính phủ có đa số trong Quốc hội thì khả năng giám sát của Quốc hội là không cao. Tuy nhiên, sự giám sát có thể xảy ra trong Đảng đoàn khi các đảng viên chỉ làm đại biểu cảnh báo cho các đảng viên nắm quyền hành pháp về những vấn đề cần phải quan tâm. Đồng thời, những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây. Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Tỷ lệ bao nhiêu thì phải có tranh luận để tìm ra phương án tối ưu. - Trước mắt, chuẩn bị tới lần bầu Quốc hội sắp tới (5/2007), ta sẽ cần những điều chỉnh gì khi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương đã bầu xong? - Thực tế, điều này không những không ảnh hưởng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp. Thực ra, trong nhiệm kỳ vừa rồi tuyệt đại đa số các đồng chí lãnh đạo của đảng cũng nằm trong QH. Chỉ có điều quy trình các đồng chí này tham gia hoạch định chính sách ban hành quyết định lại bị tách ra khỏi cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý để làm điều đó là QH. - Xin cảm ơn ông. • Khánh Linh (thực hiện) Nguyên Phó Trưởng Ban tổ chức TƯ Đảng, ông Nguyễn Đình Hương: C&A'(5& O!%HC 08:53' 15/01/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - Từng là một cộng sự về công tác tổ chức của Đảng ở nhiều thời Tổng bí thư, ông Nguyễn Đình Hương rất tâm huyết có kinh nghiệm khi bàn về cơ cấu tổ chức, về mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước, TƯ địa phương, quyền hạn trách nhiệm của người đứng đầu bộ máy. Đặc biệt, ông mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để làm rõ vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, của Đảng. >>>Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước >>>Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế "…Không chỉ là xếp mâm này sang mâm kia" - Thưa ông, hôm nay Hội nghị TƯ 4 sẽ khai mạc. Một trong những nội dung của Hội nghị lần này là bàn thay đổi cơ cấu tổ chức. Với kinh nghiệm hàng chục năm làm công tác tổ chức, theo ông, Hội nghị nên bàn vào vấn đề gì? Hội nghị TƯ 4 bàn về thay đổi tổ chức nhưng phải dựa trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chứ không phải chỉ là xếp mâm này sang mâm kia. Cái cơ bản là đổi mới hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo của Đảng, phân rõ Đảng làm gì, Nhà nước, Quốc hội làm gì, mối quan hệ giữa hành pháp, lập pháp tư pháp sao cho có một cơ chế rõ ràng. Tất cả những điều này phải được xem xét trong điều kiện Đảng cầm quyền thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Một đất nước đương trong quá trình hội nhập. Nhà nước đang trong quá trình xây dựng pháp quyền để có thể thấy sự phân định rõ ràng giữa hành pháp, lập pháp tư pháp. Vì thế, Đảng không thể vượt qua pháp luật, Đảng lãnh đạo nhưng không thể đứng trên Nhà nước, làm thay Nhà nước. Vấn đề mà pháp luật đã ban hành rồi thì Đảng không thể quyết định khác, không một cá nhân nào đặt quyền lực của mình lên Quốc hội. Xây dựng được cơ chế này rất khó, phải bàn rất kỹ. "Nhà nước có mạnh thì mới thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra" - Có nhiều ý kiến nói rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Đảng phải làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Nhà nước. Theo họ, vẫn có tình trạng Đảng làm thay cả một số công việc thuộc chức năng của Nhà nước. Ý kiến của ông? Ông Nguyễn Đình Hương trong một cuộc họp. Ảnh tư liệu. Có ai đó nói rằng nếu ở lĩnh vực nào mà Nhà nước khoẻ rồi thì Đảng nên bớt vai trò của mình đi, tôi thấy không được. Quan trọng nhất là phải xem lại ba chức năng chủ yếu nhất, quan trọng nhất của Đảng: Một là: định ra đường lối có các nghị quyết, có nghị quyết xong, nhà nước phải cụ thể hoá bằng pháp luật, nghị định, chính sách; Hai là công tác cán bộ; Ba là kiểm tra việc thực hiện nghị quyết xem có thực hiện đúng hay không, có lệch hay không, chệch hướng hay không. Những vụ án bình thường để cho toà án xử theo pháp luật. Những vụ án phức tạp xử hay không xử quan trọng lắm. Đảng phải có ý kiến chỉ đạo. Ví dụ như vụ PMU18, ông Bùi Tiến Dũng phạm tội, thế trách nhiệm của ông Đào Đình Bình thì sao. Vụ Lã Thị Kim Oanh, ông Ngọ "bị" quy trách nhiệm sao vụ này ông Bình lại không bị? Vụ "siêu lừa" Nguyễn Đức Chi ở Khánh Hoà, ai chịu trách nhiệm không rõ? Làm tổ chức lọt ông Năm Huy quan hệ với xã hội đen vào, ông Trần Mai Hạnh có sai phạm vào Trung ương, ai chịu trách nhiệm? Tôi nói bão lụt thì do trời nhưng những việc do mình làm, gây ra, thất thoát hư hỏng không ai chịu trách nhiệm, kể cả cán bộ giữ trọng trách cao nhất. Đảng phải kiểm tra để làm rõ những việc đó. Tôi nhớ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói về mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước: Đảng độc quyền lãnh đạo, Nhà nước quản lý, do đó, Đảng phải đưa nhiều cán bộ xuất sắc sang bên Nhà nước để quản lý Nhà nước. QuảnNhà nước tốt tức là thành tích của Đảng tốt. Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết. Sau khi Nghị quyết ra, người thực hiện là Nhà nước, cụ thể hoá. Nhà nước có mạnh thì mới đạt được mục tiêu mà Đảng đề ta. Lý luận đó tôi cho là đúng, tôi cho là như vậy. Nhà nước không khoẻ thì Đảng không thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình. Tinh gọn các Ban Đảng như thế nào? - Nhưng thực tế vẫn có tình trạng tồn tại song trùng: ví dụ Nhà nước có Bộ, ngành nào thì Đảng cũng có các Ban tương tự. Vì vậy, có nên giảm bớt các ban này thế nào? Có vấn đề thế này, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bốn vị đứng đầu đất nước tất nhiên là những người lãnh đạo cao nhất của Đảng rồi. Đó là sự lãnh đạo rồi. Bên Chính phủ đều là những người trong Bộ Chính trị. Vì thế cho nên, không cần phải có các Ban của mình thì Đảng cũng đã thể hiện sự lãnh đạo một cách tuyệt đối, trực tiếp toàn diện rồi. Tất nhiên, có các cơ quan quan trọng của Đảng không thể thay đổi được: Đó là Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên huấn, Văn phòng TƯ, Trường Đảng. Tôi thấy từ khi lập Đảng đã có 3,4 cơ quan ấy. Ban tổ chức để chuyên về tổ chức cán bộ của Đảng; Ban kiểm tra Đảng là để giữ kỷ luật Đảng nghiêm, Ban Tuyên huấn để đảm bảo giáo dục; kiểm tra công tác tư tưởng trong Đảng - đoàn kết trong Đảng là phải bắt đầu từ việc tư tưởng, quan điểm; văn phòng để tiếp công văn, giúp việc cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành TƯ. Còn các cơ quan khác như Ban kinh tế, Ban dân vận, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Ban nội chính, Ban an ninh là sau này mới có - phụ thuộc quan điểm của lãnh đạo mỗi thời kỳ. Nếu mạnh dạn, tôi cho rằng nên bàn cụ thể sự tồn tại các ban trên, đồng thời bỏ hành chính hoá các đoàn thể. Muốn mạnh phải thế. Hồi kháng chiến khác, động viên nhau ghê lắm, ba sẵn sàng, ba đảm đang. Bây giờ không nên giữ hệ thống tổ chức các đoàn thể như thời còn chiến tranh. Quy định rõ quyền hạn trách nhiệm chính trị của mỗi vị trí - Trở lại với vấn đề ông đã đề cập ở trên. Ông có thấy rằng thực tế rất khó để quy trách nhiệm cá nhân cho một ai đó? Việc quy trách nhiệm như thế nào lại phải xem xét. Vì thực tế, người ta có nhiều cách để trốn trách nhiệm lắm. Thông thường thì ai cũng kể thành tích còn khi xảy ra sự việc thì chẳng ai nhận tránh nhiệm về mình mà đổ cho tập thể, cho người khác. Ví dụ rõ nhất là sai lầm về giá lương tiền hồi trước Đổi mới mà tôi còn nhớ. Khi phạm sai lầm về cải cách ruộng đất, Bác Hồ đã cùng với TƯ chỉ đạo kiểm điểm quy trách nhiệm cá nhân. Ba đồng chí phải ra khỏi Bộ Chính trị, đồng chí Trường Chinh phải rút khỏi vị trí Tổng Bí thư. Khi Bác nghe chuyện một ông Khu uỷ làm nhà sàn (trước kia ta có Khu tự trị), Bác gọi đến, mời ông này vào Phủ Chủ tịch ăn cơm đàng hoàng rồi hỏi một câu thôi: " Tôi nghe chú làm nhà to lắm phải không. Chú thích ở nhà to như thế à". Ông ta chột dạ sau đó về biến ngay nhà thành trụ sở, còn mình ở nhà khác. Ông Nguyễn Văn Linh cũng nghiêm khắc. Ông ấy từng đuổi ngay một ông Uỷ viên Trung ương ra khỏi Hội nghị trung ương đang họp vì có nhiều vi phạm. Bây giờ, việc quy trách nhiệm như thế nào chưa hẳn đã rõ ràng. Chẳng hạn như vụ bão lũ vừa qua, phải cách chức một cán bộ phụ trách khí tượng vì dự báo bão không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng như thế lại cũng dễ dẫn tới hiện tượng người mới lên sợ chịu trách nhiệm nên dự báo bão ở phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, dự báo kiểu đó, người dân chịu những thiệt hại lớn. Cho nên như tôi đã nói, phải quy rõ trách nhiệm của từng vị trí, từng việc ra thì mới định lượng được cán bộ. - Nhưng bản thân việc quy định quyền hạn trách nhiệm của từng vị trí như thế nào cũng chưa được rõ ràng. Chẳng hạn như khi xảy ra sai phạm, hoặc cá nhân không hoàn thành công việc, Thủ tướng không thể xử lý kỷ luật cán bộ nếu không được Bộ Chính trị Quốc hội đồng ý. Khi xảy ra vụ PMU18, Thủ tướng nói không có quyền đình chỉ Bộ trưởng Đào Đình Bình mà phải đưa ra Bộ chính trị, Bộ chính trị lại bảo phải đưa ra Quốc hội. Lẽ ra, n ếu quy trách nhiệm thì chỉ riêng việc đổ tàu thì đã có thể cách chức được rồi. Hồi ông Trần Đăng Khoa làm Bộ trưởng Thuỷ lợi để xảy ra vụ vỡ đê Mai Lâm, Bác Hồ cũng cách chức luôn. Bây giờ thì vướng mắc nhiều do các quy định rất rắc rối. Ngay Bộ trưởng Bình cũng có cái khó của người ta. Khi phân công cho Thứ trưởng phụ trách PMU18 mà Thứ trưởng làm không tốt thì Bộ trưởng chỉ có quyền phân công anh ta làm việc khác mà không có quyền cách chức. Lẽ ra, Thứ trưởng dưới quyền Bộ trưởng; Bộ trưởng có quyền cách chức chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vị trí dưới quyền mình. Rồi mối quan hệ giữa địa phương? Cơ quan tiếp dân ở TƯ mỗi lần thấy dân đến khiếu kiện thì cử 1 cán bộ ra tiếp, nhận thư, đóng một cái dấu: "đã nhận được thư” rồi chuyển về địa phương, trong khi ở tỉnh đã không giải quyết được. Luẩn quẩn. Lẽ ra, nên quy định rõ: Dân của tỉnh nào, chủ tịch tỉnh ấy phải chịu trách nhiệm. Địa phương nào để dân kiện nhiều thì trước hết lãnh đạo tỉnh đó phải kiểm điểm trước TƯ. Các Bộ thì chỉ quảnnhà nước. Quyết định là như thế nhưng Bộ vẫn giữ nhiều quyền, nhất là quyền bổ nhiệm cán bộ các đơn vị bên dưới. Hay tỉnh cũng thế, quyền ghê gớm lắm, nhưng nhiều việc thuộc quyền "anh" không làm vì sợ quyết định sai thì bị kỷ luật nên cái gì cũng xin ý kiến tập thể, xin ý kiến trên. Chúng ta vẫn thường nói: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ nhưng nhân dân làm chủ là thế nào, làm chủ lúc nào, làm chủ theo cơ chế thế nào? Chúng ta đôi khi hay hô khẩu hiệu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhưng mà dân đến đâu mà kiểm tra? Kiểm tra lúc nào? Dân bàn lúc nào? Cái gì dân được bàn? Phải làm rõ ra! - Xin cảm ơn ông! • Đăng Việt (thực hiện) CDPC %(#&HJ%''M 13:06' 14/01/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - "Bộ trưởng có muốn bổ nhiệm một vụ phó cũng phải đưa ra Ban Cán sự Đảng trong khi nhận thức rất khác nhau. Đối với những người năng lực hạn chế, Bộ trưởng cũng không thay được", lời tâm sự rất thật của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho thấy những ràng buộc của cơ chế đối với tổng tư lệnh ngành ngay cả với người đứng đầu Chính phủ. Bộ trưởng Tuyển: Đảng phải làm sao phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Nhà nước và sự năng dộng của người dân. Để giải quyết được những cái khó này, theo Bộ trưởng Tuyển, cần phải giải quyết vấn đề tổng thể hơn: xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng quyền hạn, trách nhiệm quản lý của Nhà nước. "Đảng cần có một cơ chế tốt để lựa chọn được những cá nhân tốt, tận dụng được thời cơ tốt phát huy được vai trò chủ động của nhà nước trong việc định ra thực thi những chính sách kinh tế xã hội", đúc kết của một người từng là Bí thư Tỉnh uỷ ngồi trên ghế Bộ trưởng hơn chục năm. VietNamNet trích đăng cuộc trò chuyện giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển xoay quanh chủ đề trên. Bổ nhiệm một anh Vụ phó cũng phải đưa ra ban cán sự Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Với vai trò tổng tư lệnh ngành, ông có thấy là mình đã phát huy, tận dụng được hết đầy đủ những quyền hạn mình có hay chưa, hay là đôi khi vẫn còn phụ thuộc vào những quyền lực khác đôi lúc ông không quyết định được? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Trong cuộc đời mình, tôi đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ, nhưng tóm lại có ba giai đoạn tôi gánh vác những nhiệm vụ lớn. Thứ nhất, thời kỳ tôi làm Tổng Giám đốc của Petrolimex, Công ty Dầu khí VN, một Tổng công ty lớn nhất thời điểm đó, có quy mô toàn quốc, với hơn một vạn người. (Trầm ngâm) Tôi cảm thấy, thời kỳ làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, tôi được chủ động hơn nhiều cống hiến được nhiều, tất nhiên là vùng vẫy trong phạm vi của cơ chế chính sách, luật pháp. Hay, thời kỳ làm Tổng Giám đốc cũng thế. Nhưng đến khi làm Bộ trưởng thì khó hơn nhiều. Bởi làm Bộ trưởng thì còn vướng đến rất nhiều bộ khác. Khi đưa ra một chính sách không phải chỉ là chuyện của mình, đặc biệt những chính sách phát triển. Với các cơ quan cấp Bộ thì luôn luôn có hai việc, cơ chế quản chính sách phát triển. Cơ chế quản lý của anh thế nào? Phải chuyển biến theo hướng ngày càng thông thoáng hơn, theo các chính sách phát triển. Mà đã phát triển thì phải cần nguồn lực. Bộ Thương mại thì không có gì. Thậm chí, ngay cả trong khâu bổ nhiệm cán bộ cũng thế, không phải Bộ trưởng quyết định cho tất cả. Bổ nhiệm một anh Vụ phó cũng đưa ra ban cán sự. Mà, trong ban cán sự nhiều khi các nhận thức rất khác nhau. Tôi không nói mình đúng nhưng rõ ràng có nhiều thời điểm, nhận thức của chúng ta còn khác nhau. Như vậy, cần phải có một cơ chế tốt hơn trong khi vẫn giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng. Có như vậy mới phát triển. Trong bối cảnh đó, tôi đã cố gắng xác định một số vấn đề. Tôi đã nói công khai với anh em trong Bộ cả với DN. Đó là, chúng ta phải thay đổi khái niệm quyền lực. Quyền lực gì? Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của người khác buộc người khác phải cần đến mình. Người ta cần gì? Chủ yếu cần tiền, cần dự án. Tiền, thì "ông" Thủ tướng, ông bộ Tài chính mới có. Dự án thì bên bộ KHĐT, bên ông Giao thông, thậm chí Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cũng có. Ngay cả Tổng cục Du lịch cũng rất nhiều, Ủy ban Thể dục Thể thao cũng có. Còn Bộ Thương mại không có đồng nào. Nhưng tôi nói với anh em, rằng phải quan niệm lại, phải xem thông tin cũng là quyền, kiến thức cũng là quyền. Vai trò quyền lực của tiền sẽ ngày càng giảm đi so với hai vấn đề này. Vậy Bộ Thương mại cần xây dựng là một bộ có kiến thức có thông tin. Tất nhiên, nói muốn như vậy thôi nhưng không phải là đã làm ngay được. chúng tôi đang vận động theo xu hướng ấy. Cần từng bước tạo ra văn hóa tranh cử Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông, với cương vị một Bộ trưởng, như ông nói là cũng không dễ mà có được cơ chế bổ nhiệm cán bộ dưới quyền của mình. Nếu giả sử cho ông được quyền phát huy hết năng lực của mình hoàn thành nghĩa vụ với đất nước khi giao cho ông trọng trách Bộ trưởng thì ông cần những quyền gì? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Ở đây là chuyện của một dây chuyền chứ không phải làm tốt một khâu là hoàn toàn giải quyết được hết vấn đề. Giả sử, giao cho "anh" Bộ trưởng có quyền, cũng là chuyện rất tốt nhưng vấn đề là chọn Bộ trưởng thế nào? Nếu chọn bộ trưởng đúng thì yên tâm lắm, tất cả vì công việc, chí công vô tư. Trường hợp chúng ta chọn chưa đúng người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, do đánh giá không đúng, thứ hai, do động cơ không đúng. "Chúng ta cần tăng cường khả năng tranh cử trong nội bộ Đảng thì các lựa chọn mới tốt. Còn nếu để ai đấy lựa chọn thì nhiều thứ còn tồn tại lắm. Đảng không ngăn cấm điều này, nhưng trong cơ chế hoạt động lại chưa tạo ra văn hóa ứng cử". Muốn đánh giá đúng, anh phải là người hiểu biết, có trình độ. "Anh" không thể nhận xét trình độ người khác nếu trình độ anh kém. Tôi không nghĩ rằng anh có trình độ kém lại đánh giá được nhân viên tốt. Anh phải giỏi hơn người khác mới đánh giá được người khác. Nếu không, chỉ là nói theo. Thứ hai, anh phải rất khách quan. Có thể, anh cũng đánh giá người này người nọ giỏi nhưng vì vướng víu một điều gì đó nên anh lại không công khai thừa nhận điều này. Cơ chế này cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Chúng ta cần tăng cường khả năng tranh cử trong nội bộ Đảng thì các lựa chọn mới tốt. Còn nếu để ai đấy lựa chọn thì nhiều thứ còn tồn tại lắm. Công khai tranh cử trong nội bộ Đảng. Tất nhiên, cũng không ai cấm, trong điều lệ cũng khuyến khích. Nhưng thật ra, nếu có đó mà đứng ra ứng cử chúng ta vẫn xem là hiện tượng lạ. Đảng không ngăn cấm điều này, nhưng trong cơ chế hoạt động lại chưa tạo ra văn hóa ứng cử. Cần từng bước tạo ra văn hóa này. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Về thông tin, làm thế nào để người dân có đủ thông tin biết được về người tự đứng ra ứng cử đó để dân chọn lựa? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Thế thì "anh" phải tự giới thiệu, dân chúng người ta đo lường được cả. Tôi nghĩ, nếu anh làm dở thì sẽ rất ngại. Tôi làm gì chưa được mà được tung hô, được tụng ca thì sẽ rất ngại. Thời điểm đàm phán WTO thành công, rất nhiều người ngợi ca, đánh giá tôi thế này thế kia, nhiều tung hô. Nhưng tôi đã phải đính chính lại rằng đây là công lao của tập thể. Sau khi kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ, trên mạng, có rất nhiều bạn đọc đã tung hô tôi nên tôi đã viết ngay một bức thư để giải thích rằng đây là công lao của rất nhiều người trước mắt vẫn còn những đàm phán đa phương Tôi là người tự biết đánh giá mình, nếu tôi khá mà có ai đó bảo tôi dốt là tôi cãi đến cùng, tôi không chịu. Nhưng nếu như có ai đó tung hô bảo tôi giỏi ở mức này mức nọ chưa chính xác thì tôi cũng sẽ đính chính ngay chứ không nhận. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng rõ ràng, công tác tiếp xúc với công chúng để công chúng có được những thông tin minh bạch, đầy đủ trước khi từng người tự ra ứng cử là rất cần thiết phải không, thưa ông? Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Tôi nghĩ thông tin là rất quan trọng, không chỉ là thông tin chết cứng trên lý lịch, mà phải là thông tin sống động. Ông đã làm những gì người ta đã nói về những việc ông làm như thế nào. Tất nhiên, những thông tin đó cần phải được sàng lọc, chí ít là nên cung cấp thông tin cho người dân tham khảo có thời gian dài để tìm hiểm. Bởi vì, chúng ta quen dùng khái niệm Đảng cử dân bầu. Với toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng vào sinh ra từ của các đảng viên thì niềm tin của dân chúng với Đảng là hoàn toàn tự nhiên. Nhân dân suy tôn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng từ cái toàn thể đó, những chuyện khác chúng ta lại áp đặt vào làm giảm bớt tính chủ động, sáng tạo của người dân. Đảng nên có sự lãnh đạo để người dân trở nên năng động hơn. Chúng ta nói nhiều về thành tựu, vị thế của hai mươi năm đổi mới, với những biến đổi, vị thế này khác. Nhưng phải khẳng định, chính sự đổi mới tạo ra một thế hệ trẻ năng động hơn, có trình độ, dám chấp nhận mạo hiểm một đội ngũ doanh nhân trẻ. Nhân dân suy tôn sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng từ cái toàn thể đó, những chuyện khác chúng ta lại áp đặt vào làm giảm bớt tính chủ động, sáng tạo của người dân. Đảng nên có sự lãnh đạo để người dân trở nên năng động hơn. [...]... huy ở khâu nào là vấn đề quan trọng Cần tăng trách nhiệm cá nhân lên Tôi thì nghĩ là nên giải quyết vấn đề tổng thể đã, trên cơ sở đó mới giải quyết cụ thể Đảng phải phát huy vai trò chủ động của Nhà nước Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện đang có nhiều luồng ý kiến bàn về vấn đề làm thế nào để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sao cho không bị chồng chéo với vai trò của nhà nước nhưng vẫn khẳng định... khoát phải tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Không có nghĩa Đảng phải làm tất cả can thiệp vào mọi thứ Thực tế, lâu nay Đảng cũng không can thiệp vào tất cả Nhiều việc, Nhà nước đã làm Điều quan trọng là Đảng phải nắm được vấn đề then chốt nhất, đặc biệt là chiến lược phát triển Thời đại bây giờ tác động, biến đổi rất nhanh dưới tác động của khoa học công nghệ kỹ thuật Tôi đã từng... Đình Tuyển: Đề tài này không trực tiếp liên quan đến thảo luận ngày hôm nay, nhưng vẫn liên quan đến việc chúng ta gia nhập WTO Vấn đề làm thế nào để vượt qua thử thách Hệ thống chính trị hoạt động thế nào để tận dụng tốt cơ hội vượt qua được thách thức Có một số vấn đề đặt ra như sau: vai trò lãnh đạo của Đảng trách nhiệm, quyền hạn quản lý của nhà nước, vai trò của người dân tổ chức chính... thời kỳ chống Mỹ thời kỳ hiện nay, thế giới đương đại chúng ta đang sống Không gian gần như co lại, thời gian gần như ngắn lại sự vật vận động rất nhanh Theo tôi, Đảng cần có một cơ chế tốt để lựa chọn được những cá nhân tốt, tận dụng được cơ hội thời cơ tốt phát huy được vai trò chủ động của nhà nước trong việc định ra thực thi những chính sách kinh tế xã hội Nếu nhà nước không phát huy... lên - Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: - Vậy theo Bộ trưởng, có nên để Bộ trưởng quyết định xử lý đối với Thứ trưởng không, hay chí ít cũng là Thủ tướng quyết định Thứ trưởng? - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Để giải quyết vấn đề cụ thể ấy chúng ta phải làm được vấn đề lớn hơn Tôi chưa trả lời nên hay không nên Tôi cũng như anh các bạn ở đây đều khẳng định phải tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, ... điều đó không ai dám bác bỏ, nhưng phát huy ở đâu khâu nào? Chúng ta phải giải quuyết tốt khâu này đã Ví dụ, nói chung chung là nếu Đảng lãnh đạo thì quan trọng nhất phải nắm được cán bộ, vì sau khi có đường lối thì cán bộ quyết định tất cả Hoặc nắm nhưng ở cấp nào, theo kiểu nào, công nghệ nào cũng là vấn đề Do vậy, phải tăng cường lãnh đạo của Đảng, nhưng trong điều kiện kinh tế ngày càng phong... sinh xã hội Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm số đói nghèo trong các năm qua Ảnh: LAD Theo đó, phải tính toán phân loại đối tượng hỗ trợ, chu kỳ hỗ trợ, xác định tổng nguồn cho vay theo khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước Trước mắt, triển khai thực hiện khoản trợ cấp cho các đối tượng khó khăn do giá cả lạm phát tăng cao Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, cân đối, bố trí... Nội dung đề án cần tập trung làm rõ sự cần thiết, mục đích yêu cầu của việc thí điểm, nhấn mạnh bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đề xuất được áp dụng những quy định thí điểm khác với Hiến pháp, các luật về tổ chức hoạt động của HĐND UBND Đề án phải bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X,... nội dung thí điểm tổ chức chính quyền đô thị thực hiện chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp trên, UBND Chủ tịch UBND trong trường hợp không tổ chức HĐND cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền nông thôn chính quyền đô thị Dựa trên tiêu chí về địa bàn đô thị, nông thôn, yếu tố địa lý tính hiệu quả để xác định phạm vi thí điểm... Trong bối cảnh này, Đảng phải xác định nhiệm vụ mấu chốt là phát huy hơn nữa vai trò chủ động của nhà nước Hội nghị TƯ 4 tới đây cũng sẽ có chương trình để bàn về việc này • VietNamNet Hỗ trợ cho cán bộ, công chức lương thấp 12:45' 29/08/2008 (GMT+7) - Trong tháng 9, Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng ban hành Quyết định về trợ cấp cho cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có mức lương thấp, . chéo giữa Đảng và Nhà nước >>>"Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước& quot; >>> ;Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước >>>Cái. vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, của Đảng. >>> ;Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước >>>Cái "khó" của

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

Hình ảnh liên quan

(VietNamNet) - Mô hình Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước với Đảng ra sao là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VietNamNet và ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

iet.

NamNet) - Mô hình Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước với Đảng ra sao là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên VietNamNet và ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Xem tại trang 1 của tài liệu.
Làm thế nào để chủ trương này phát huy hiệu quả, tránh được bệnh hình thức, thưa ông? - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

m.

thế nào để chủ trương này phát huy hiệu quả, tránh được bệnh hình thức, thưa ông? Xem tại trang 17 của tài liệu.
Tản quyền - mô hình tổ chức cho Hà Nội mới - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

a.

̉n quyền - mô hình tổ chức cho Hà Nội mới Xem tại trang 18 của tài liệu.
Tản quyền - mô hình tổ chức cho Hà Nội mới - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

a.

̉n quyền - mô hình tổ chức cho Hà Nội mới Xem tại trang 18 của tài liệu.
Chọn mô hình chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

h.

ọn mô hình chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả Xem tại trang 19 của tài liệu.
Phản ánh &#34;ở nhiều nơi, dân chủ chỉ là hình thức, còn quyền quyết định bổ nhiệm vẫn thuộc về một nhóm người, thậm chí chỉ ở người đứng đầu&#34;, ông Cuông nhấn mạnh: &#34; Nạn chạy chức, chạy quyền là hoạt động ngầm, tinh vi, nên chỉ biết hiện tượng ch - Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

h.

ản ánh &#34;ở nhiều nơi, dân chủ chỉ là hình thức, còn quyền quyết định bổ nhiệm vẫn thuộc về một nhóm người, thậm chí chỉ ở người đứng đầu&#34;, ông Cuông nhấn mạnh: &#34; Nạn chạy chức, chạy quyền là hoạt động ngầm, tinh vi, nên chỉ biết hiện tượng ch Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan