1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 3 (Ngành Kế toán)

279 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 279
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Môn học là một trong các môn học chuyên ngành chính của nghề kế toán doanh nghiệp Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được các khái niệm, đặc điểm và các phương thức mua bá

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 3

NGÀNH : Kế Toán TRÌNH ĐỘ: Cao Đẳng

Tháng 08 năm 2020

Trang 2

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT

NGÀNH/NGHỀ: Kế Toán TRÌNH ĐỘ: Cao Đẳng

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ tên: Võ Đông Xuân

Học vị: Đại Học

Đơn vị: Khoa Kế Toán Tài Chính

Email: vodongxuan@hotec.edu.vn

BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

Tháng 08 năm 2020

Trang 3

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 4

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 3 được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo trình gồm 7 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật về kế toán doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng Luật kế toán Việt Nam và thông tư 200

/2014/TT-BTC Thông tư “ Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp “ ngày 22/12/2014

do Bộ tài chính ban hành

Chương 1: Kế toán mua hàng

Chương 2: Kế toán bán hàng

Chương 3: Kế toán chi phí hoạt động và kết quả kinh doanh

Chương 4: Kế toán kinh doanh dịch vụ

Chương 5: Kế toán thuế, phí và lệ phí

Chương 6: Kế toán đầu tư tài chính

Chương 7: Báo cáo kế toán

Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố

Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo thiết thực cho giảng viên , sinh viên - học sinh

Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt Nam

Tuy nhiên giáo trình chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức Nhà trường và tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên trong quá trình sử dụng để xây dựng ngày một hoàn thiện hơn

TP Hồ Chí Minh, ngày 31 Tháng 08 Năm 2020

CHỦ BIÊN

1 Võ Đông Xuân

2 Trương Thị Như Ý

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU 2

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN MUA HÀNG G 8

1.1 Kế toán mua hàng trong nước: 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.1.1 Đặc điểm tính giá hàng hóa trong kinh doanh thương mại: 9

1.1.1.2 Hình thức mua hàng: 10

1.1.2 Chứng từ hạch toán 10

1.1.3 Tài khoản sử dụng 11

1.1.4 Nguyên tắc hạch toán 11

1.1.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 12

1.2 Kế toán nhập khẩu hàng hóa: 23

1.2.1 Khái niệm 23

1.2.1.1 Thời điểm xác định hàng nhập khẩu, giá mua (CIF): 24

1.2.1.2 Hàng hóa được coi là hàng nhập khẩu: 26

1.2.2 Chứng từ hạch toán 26

1.2.3 Tài khoản sử dụng 27

1.2.4 Nguyên tắc hạch toán 27

1.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 27

1.2.5.1 Nhập khẩu theo phương thức trực tiếp: 27

1.2.5.2 Nhập khẩu theo phương thức uỷ thác: 29

1.3 Bài tập kế toán mua hàng: 34

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN BÁN HÀNG G 44

2.1 Kế toán bán hàng trong nước: 44

2.1.1 Khái niệm 44

2.1.1.1 Đặc điểm chung kinh doanh thương mại: 44

2.1.1.2 Nội dung các chỉ tiêu bán hàng: 46

2.1.2 Chứng từ hạch toán 47

2.1.3 Tài khoản sử dụng 47

2.1.4 Nguyên tắc hạch toán 49

2.1.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 49

2.1.5.1 Hạch toán hàng bán (Phương pháp - kê khai thường xuyên): 49

2.1.5.2 Hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hóa 63

2.1.5.3 Hạch toán hàng mua - bán phương pháp kiểm kê định kỳ: 64

2.2 Kế toán xuất khẩu hàng hóa: 70

2.2.1 Khái niệm 70

2.2.1.1 Thời điểm xác định hàng xuất khẩu: 70

2.2.1.2 Hàng hóa được coi là hàng xuất khẩu: 71

2.2.2 Chứng từ hạch toán 71

2.2.3 Tài khoản sử dụng 72

2.2.4 Nguyên tắc hạch toán 72

2.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 72

2.2.5.1 Xuất khẩu phương thức trực tiếp: 72

2.2.5.2 Xuất khẩu phương thức uỷ thác: 75

2.3 Bài tập kế toán bán hàng: 88

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH H 96

Trang 6

3.1.1 Chi phí hoạt động và xác định kết quả kinh doanh 96

3.1.2 Nguyên tắc hạnh toán 96

3.1.3 Nhiệm vụ kế toán 97

3.2 Kế toán chi phí bán hàng 97

3.2.1 Khái niệm 97

3.2.2 Chứng từ hạch toán 98

3.2.3 Tài khoản sử dụng 98

3.2.4 Nguyên tắc hạch toán 98

3.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 99

3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 100

3.3.1 Khái niệm 100

3.3.2 Chứng từ hạch toán 100

3.3.3 Tài khoản sử dụng 101

3.3.4 Nguyên tắc hạch toán 101

3.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 101

3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 104

3.4.1 Khái niệm 104

3.4.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh 104

3.4.3 Tài khoản sử dụng 105

3.4.4 Nguyên tắc hạch toán 105

3.4.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 105

3.4.5.1 Hạch toán chi phí thu mua hàng hóa: 105

3.4.5.2 Hạch toán chi phí bảo hành hàng hóa: 106

3.4.5.3 Phân bổ chi phí bán hàng vào cuối kỳ kinh doanh: 110

3.4.5.4 Xác định kết quả kinh doanh hàng hóa: 111

3.5 Bài tập kế toán xác định kết quả kinh doanh: 111

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN KINH DOANH DỊCH VỤ Ụ 125

4.1 Tổng quan về kinh doanh dịch vụ : 125

4.1.1 Kinh doanh dịch vụ 125

4.1.2 Phân loại các hoạt động kinh doanh dịch vụ 125

4.2 Kế toán kinh doanh nhà hàng khách sạn 125

4.2.1 Khái niệm 125

4.2.2 Chứng từ hạch toán 126

4.2.3 Tài khoản sử dụng 127

4.2.4 Nguyên tắc hạch toán 127

4.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 127

4.2.5.1: Kế toán kinh doanh nhà hàng 127

4.2.5.1 Kế toán kinh doanh khách sạn: 131

4.3 Kế toán kinh doanh du lịch: 134

4.3.1 Khái niệm 134

4.3.2 Chứng từ hạch toán 135

4.3.3 Chi phí chế biến trong kinh doanh trong du lich 136

4.3.4 Chi phí quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch 136

4.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 136

4.4 Kế toán dịch vụ tư vấn: 140

4.4.1 Khái niệm 140

4.4.2 Chứng từ hạch toán 140

4.4.3 Tài khoản sử dụng 140

4.4.4 Nguyên tắc hạch toán 141

4.4.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 141

4.5 Bài tập kế toán kinh doanh dịch vụ: 143

Trang 7

5.1.1 Tài khoản 146

5.1.2 Công thức 146

5.1.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 147

5.1.3.1 Phương pháp kế toán thuế GTGT khấu trừ 147

5.1.3.2 Phương pháp kế toán thuế GTGT trực tiếp 151

5.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt: 152

5.2.1 Tài khoản 152

5.2.2 Công thức 152

5.2.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 153

5.3 Thuế xuất nhập khẩu: 156

5.3.1 Tài khoản 156

5.3.2 Công thức 156

5.3.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 156

5.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 159

5.4.1 Tài khoản 159

5.4.2 Công thức 159

5.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 160

5.5 Thuế thu nhập cá nhân: 160

5.5.1 Tài khoản 160

5.5.2 Công thức 161

5.5.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 161

5.6 Thuế khác: 161

5.6.1 Thuế tài nguyên (TK 3336) 161

5.6.2 Thuế nhà đất, tiền thuê đất (TK 3337) 162

5.6.3 Thuế bảo vệ môi trường (TK 33381) 162

5.7 Phí và lệ phí 164

5.8 Bài tập kế toán thuế, phí và lệ phí : 164

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH H 169

6.1 Kế toán đầu tư chứng khoán: 169

6.1.1 Khái niệm 169

6.1.2 Chứng từ hạch toán 170

6.1.3 Tài khoản sử dụng 170

6.1.4 Nguyên tắc hạch toán 171

6.1.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 171

6.2 Kế toán Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: 174

6.2.1 Khái niệm 174

6.2.2 Chứng từ hạch toán 174

6.2.3 Tài khoản sử dụng 175

6.2.4 Nguyên tắc hạch toán 175

6.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 175

6.3 Kế toán đầu tư vào công ty con : 177

6.3.1 Khái niệm 177

6.3.2 Chứng từ hạch toán 177

6.3.3 Tài khoản sử dụng 177

6.3.4 Nguyên tắc hạch toán 177

6.3.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 178

Trang 8

6.4.1 Khái niệm 181

6.4.2 Chứng từ hạch toán 182

6.4.3 Tài khoản sử dụng 182

6.4.4 Nguyên tắc hạch toán 182

6.4.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 182

6.5 Kế toán Đầu tư khác: 187

6.5.1 Khái niệm: 187

6.5.2 Chứng từ hạch toán 187

6.5.3 Tài khoản sử dụng 187

6.5.4 Nguyên tắc hạch toán 188

6.5.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 188

6.6 Kế toán bất động sản đầu tư : 190

6.6.1 Khái niệm 190

6.6.2 Chứng từ hạch toán 191

6.6.3 Tài khoản sử dụng 191

6.6.4 Nguyên tắc hạch toán 191

6.6.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 191

6.7 Bài tập kế toán đầu tư tài chính: 198

CHƯƠNG 7: BÁO CÁO KẾ TOÁN N 205

7.1 Các quy định chung 205

7.1.1 Nguyên tắc hạch toán chung 205

7.1.2 Hạch toán kết quả kiểm kê tài sản 205

7.1.3 Hạch toán các khoản dự phòng 207

7.1.3.1 Tài khoản sử dụng: 207

7.1.3.2 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu: 208

7.1.4 Các quy định chung về báo cáo tài chính 211

7.2 Nội dung và phương pháp lập báo cáo kế toán 213

7.2.1 Bảng cân đối kế toán 213

7.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 230

7.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 235

7.2.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính 237

7.3 Bài tập báo cáo kế toán 258

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 265

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 276

Trang 9

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Kế toán Doanh Nghiệp 3

Mã môn học: MH 3104128

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Môn học Kế toán doanh nghiệp 3 được học sau các môn học kế toán toán doanh

nghiệp 1 và 2; cơ sở để học mô đun thực tập tốt nghiệp

- Tính chất: Môn học kế toán doanh nghiệp 3 là môn chuyên ngành bắt buộc Môn học là một trong các môn học chuyên ngành chính của nghề kế toán doanh nghiệp

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức:

Trình bày được các khái niệm, đặc điểm và các phương thức mua bán hàng hoá trong nước Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị doanh nghiệp thương mại dịch vụ Trình bày các loại thuế, phí và lệ phí Đầu tư tài chính

và giới thiệu về báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trang 10

-Trình bày được nguyên tắc hạch toán kế toán mua hàng hóa trong doanh nghiệp

-Trình bày được kế toán mua hàng hóa trong doanh nghiệp

-Trình bày được các phương thức thanh toán quốc tế

-Trình bày được kế toán kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh nhập khẩu ủy thác -Trình bày được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác trong doanh nghiệp

-Tạo điều kiện rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp, biết cách giải các bài tập thông qua các ví dụ tại lớp

1.1 Kế toán mua hàng trong nước:

1.1.1 Khái niệm

Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán Trong đó, mua hàng giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa, là quan hệ trao đổi giữa gười mua với người bán về trị gía hàng hóa thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là qua trình vốn doanh nghiệp chuyển hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa

Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hóa nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác)

Trang 11

+Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng,chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước

b) Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng mua

Trong các doanh nghiệp thương mại nĩi chung, hàng hố được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:

- Phải thơng qua một phương thức mua - bán – thanh tốn tiền hàng nhất định

- Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàng hố khác

- Hàng mua vào nhằm mục đích để bán hoặc qua gia cơng, chế biến để bán

Ngồi ra, các trường hợp ngoại lệ sau cũng được coi là hàng mua:

- Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưa phân biệt

rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua

Thời điểm ghi chép hàng mua: là thời điểm Doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về

hàng hố và mất quyền sở hữu về tiền tệ (đã thanh tốn tiền cho nhà cung cấp hoặc chấp nhận thanh tốn)

Cụ thể:

+ Nếu mua hàng theo phương thức mua trực tiếp, thời điểm xác định hàng mua là khi

đã hồn thành thủ tục chứng từ giao nhận hàng, doanh nghiệp đã thanh tốn tiền hay chấp nhận thanh tốn cho người bán

+ Nếu mua hàng theo phương thức chuyển hàng, thời điểm xác định hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng (do bên bán chuyển đến), đã thanh tốn tiền hoặc chấp nhận thanh Tốn với người bán

1.1.1.1 Đặc điểm tính giá hàng hĩa trong kinh doanh thương mại:

✓ Giá mua thực tế hàng hĩa: Là giá thực tế, tuỳ thuộc nguồn mua vào và

phương pháp tính thuế GTGT, được xác định theo cơng thức

✓ Giá xuất kho hàng hĩa: Giá thực tế xuất kho theo các phương pháp

Nhập trước - Xuất trước

Giá thực tế hàng hoá mua trong nước

Giá mua trên hóa đơn

Chi phí

sơ chế

Chi phí thu mua

Khoản giảm giá hàng mua

Giá thực tế hàng hoá thuê ngoài gia công

Giá mua hàng hóa xuất gia công

Chi phí liên quan đến việc gia công

Trang 12

Đơn giá bình quân Đích danh (Trực tiếp)

✓ Chi phí thu mua phân bổ cho cả hàng tiêu thụ và hàng chưa tiêu thụ

1.1.1.2 Hình thức mua hàng:

✓ Mua hàng theo phương thức trực tiếp:

Căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký, doanh nghiệp cử nhân viên mang giấy uỷ nhiệm đến đơn vị bán để nhận hàng, hay mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về đến doanh nghiệp

✓ Mua hàng theo phương thức chuyển hàng:

Căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký hoặc đơn đặt hàng bên bán chuyển hàng đến bên mua và giao hàng tại kho do bên mua qui định

1.1.2 Chứng từ hạch toán

✓ Mua hàng hóa có hóa đơn chứng từ + Chứng từ, hóa đơn do bên bán lập + Biên bản kiểm nhận hàng hóa + Phiếu nhập kho

✓ Mua hàng trôi nổi không có hóa đơn hoặc hợp đồng

+ Phiếu kê mua hàng (Thay hóa đơn) phải được duyệt (2 - 3 liên) + Phiếu nhập kho

✓ Nhập từ liên doanh, nội bộ công ty, gia công…

+ Nhập từ hoạt động liên doanh phải có biên bản nhận hàng hóa + Nếu điều chuyển nội bộ: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Nhập do gia công: Chứng từ hóa đơn do bên gia công lập + Phát hiện thừa do kiểm kê: Phải có biên bản kiểm kê hàng hóa + Đánh giá lại vật tư: Phải có biên bản đánh giá lại (Không lập phiếu nhập kho)

✓ Nhập do giữ hộ, đại lý ký gửi + Phải lập biên bản nhận giữ hộ, không lập phiếu nhập kho

✓ Xuất hàng hóa giao đại lý, ký gửi để bán hoặc gia công chế biến + Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (3 liên)

✓ Mọi trường hợp xuất hàng hóa phải lập phiếu xuất kho (3 liên)

Trang 13

- Trị giá hàng hóa mua vào đã nhập kho

theo hóa đơn mua hàng;

- Thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc

biệt của hàng nhập khẩu hoặc thuế

GTGT hàng nhập khẩu, thuế GTGT đầu

vào - nếu không được khấu trừ, tính cho

số hàng hóa mua ngoài đã nhập kho;

- Trị giá của hàng hóa giao gia công,

chế biến xong nhập kho, gồm: Giá mua

vào và chi phí gia công chế biến;

- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;

- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;

- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;

- Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát;

Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa thực tế

tồn kho cuối kỳ

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156.2 - Chi phí thu mua hàng hóa

(Incidental expenses)

TK 156.2

- Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát

sinh liên quan tới khối lượng hàng hóa

mua vào, đã nhập kho trong kỳ

- Chi phí thu mua hàng hóa tính cho khối

lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ

Số dư bên Nợ: Chi phí thu mua hàng hóa

còn lại cuối kỳ

1.1.4 Nguyên tắc hạch toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá

Trang 14

bất động sản Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích

để bán (bán buôn và bán lẻ) Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”

Trong giao dịch xuất nhập - khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ) Mua, bán hàng hóa liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

b) Những trường hợp sau đây không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”:

- Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác;

- Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (ghi vào các tài khoản 152

“Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, )

c) Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”

- Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa

- Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp nhập trước - xuất trước;

+ Phương pháp thực tế đích danh;

+ Phương pháp bình quân gia quyền;

- Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng hóa tồn kho cuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán

1.1.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

a) Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

❖ Hạch toán tăng hàng hóa

✓ Mua hàng hóa nhập kho căn cứ hóa đơn và các chứng từ liên quan

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá

Nợ TK 153.2 Bao bì tính riêng

Nợ TK 153.4 Thiết bị, phụ tùng thay thế (giá trị hợp lý)

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

Trang 15

Chi phí thu mua phát sinh

Nợ TK 156.2 Chi phí thu mua hàng hoá

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

Các khoản giảm giá hàng hoá, hàng hóa trả lại bên bán

Nợ TK 111, 112, 331 Số giảm giá, hàng trả lại

Có TK 133.1 Giảm GTGT tương ứng số giảm

Có TK 156.1 Giá trị hàng giảm giá hoặc hàng trả lại

Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng

Nợ TK 111, 331, 138.8 Số chiết khấu hàng mua được hưởng

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ : Công ty A mua một lô hàng giá mua chưa thuế GTGT là 80.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% Bao bì đi kèm giá chưa thuế GTGT 2.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 5% Hàng nhập kho đủ, đơn vị chưa thanh toán Chi phí vận chuyển số hàng trên đã thanh toán bằng tiền mặt 5.250.000đ trong đó thuế GTGT 5% :

Mua hàng hóa nhập kho căn cứ hóa đơn và các chứng từ liên quan: 1.000 đ

✓ Khi mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 156.1 - Hàng hóa (theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)

Trang 16

Định kỳ, kết chuyển vào chi phí tài chính số tiền mua hàng trả chậm, trả góp rả

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước

✓ Trường hợp hoàn thiện sơ chế hoặc đưa đi gia công hàng hoá Khi xuất đưa đi gia công

Nợ TK 154 Giá trị thực tế thuê ngoài gia công

Có TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 156.1 Giá mua hàng hoá – Trị giá xuất kho gia công

Có TK 331, 111, 112 Các chi phí hoàn thiện, gia công

Khi nhập lại số hàng hóa đưa đi gia công

Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ

Có TK 111, 112, 331, 311 Tổng giá thanh toán

Khi hàng về nhập kho hay gửi bán thẳng

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá – Số nhập kho

Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán

Nợ TK 632 Bán trực tiếp cho khách hàng

Có TK 151 Hàng mua đang đi đường

✓ Hàng hóa về nhưng chưa có hóa đơn của bên bán Khi nhập kho

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá – Số nhập kho

Có TK 331 Phải trả cho người bán – Theo giá tạm tính

Khi nhận được hóa đơn sẽ điều chỉnh lại Nếu giá hóa đơn > giá tạm tính

Nợ TK 156.1 Phần chênh lệch (Giá hóa đơn > Giá tạm tính)

Trang 17

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 Phần chênh lệch thiếu kể cả thuế GTGT

Nếu giá hóa đơn < giá tạm tính

Nợ TK 156.1 Phần chênh lệch - Bằng bút toán đỏ

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 Phải trả cho người bán

✓ Hàng hóa về nhập kho thiếu so hóa đơn

Nhập kho theo số thực nhận số thiếu căn cứ biên bản kiểm nhận và

thông báo cho bên bán biết

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá –Theo số thực nhận

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT - Theo số thực nhận

Có TK 331 Theo số thực nhận

Số thiếu do hao hụt tự nhiên

Nợ TK 156.2 Số hàng thiếu trong định mức

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT tương ứng số thiếu

Có TK 111, 112, 331 Giá trị hàng thiếu trong định mức

Số thiếu không rỏ nguyên nhân

Nợ TK 138.1 Số hàng thiếu chưa rỏ nguyên nhân

Nợ TK 1331 Thuế GTGT tương ứng số thiếu

Có TK 111, 112, 331 Giá trị hàng thiếu

✓ Khi xác định nguyên nhân xử lý như sau:

Người bán giao tiếp

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá

Có TK 138.1 Xử lý số thiếu

Người bán không còn hàng ghi giảm số phải trả

Nợ TK 331 Trừ vào số phải trả người bán

Có TK 138.1 Xử lý số thiếu

Có TK 133.1 Giảm thuế GTGT tương ứng số thiếu

Cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 138.8, 334 Cá nhân bồi thường, hoặc trừ lương

Trang 18

Có TK 133.1 Giảm thuế GTGT tương ứng số thiếu

nghiệp quyết định nhập theo thực tế , đã báo cho bên bán biết (ĐVT: 1.000 đồng)

Nhập kho theo hoá đơn

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá – Theo số thực nhận

Nợ TK 133.1 Theo Hóa đơn

Có TK 331 Theo hóa đơn

Có TK 338.1 Số thừa chưa thuế GTGT

▪ Khi xử lý Nếu trả lại người bán

Nợ TK 338.1 Xử lý số thừa – Chưa thuế GTGT

Trang 19

Có TK 156.1 Xuất kho trả lại

Mua tiếp và thanh toán số thừa cho bên bán

Nợ TK 338.1 Xử lý số thừa

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT số thừa

Có TK 331 Số thanh toán số thừa

Nếu không xác định được nguyên nhân

Nợ TK 338.1 Xử lý số thừa

Có TK 711 Thu nhập khác

Ví dụ: Mua 500 thùng bia Sài gòn giá thanh toán chưa thuế 200.000đ/thùng, thuế GTGT 20.000đ/thùng khi kiểm nhận phát hiện thừa 10 thùng chưa rõ nguyên nhân, doanh

nghiệp quyết định nhập toàn bộ , đã báo cho bên bán biết (ĐVT: 1.000 đồng)

Ghi nhận số thừa theo giá mua không thuế

Nhập toàn bộ

Nợ TK 156.1 102.000 (510 thùng x 200)- Thực nhập

Nợ TK 133.1 10.000 (500 thùng x 20)- Theo hoá đơn

Có TK 331 110.000 (500 thùng x 220)- Theo hoá đơn

Có TK 338.1 2.000 (10 thùng x 200) - Giá chưa thuế

▪ Khi xử lý Trả lại bên bán

Trang 20

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 Số thanh toán người cung cấp

Tính giá bao bì kèm theo khi mua hàng hóa (Nếu có)

Nợ TK 138.8 (Người Mua) Giá trị bao bì kèm theo

Có TK 111, 112, 331 Giá trị bao bì kèm theo chuyển

thẳng người mua

Ví dụ : Ngày 12/9 mua của Công ty “T” một lô hàng, giá mua 90 triệu, thuế GTGT 10%, sau khi nhận hàng xong tại kho Công ty ‘T” Công ty chuyển bán toàn bộ lô hàng cho Công ty “N” theo phương thức vận chuyển thẳng Giá bán của lô hàng bằng 110% giá mua chưa có thuế Tiền hàng chưa thanh toán, bên mua chưa nhận được hàng

Nợ TK 157 90.000

Nợ TK 133.1 9.000

Có TK 331(T) 99.000 Ghi chú

Số tiền ký quỹ cho người cung cấp

Nợ TK 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 111, 112 Số tiền đã ký quỹ

✓ Phản ánh thanh toán tiền mua hàng

Nếu không hưởng chiết khấu (Bao tiêu)

Nếu đã thanh toán tiền hàng, số chiết khấu được hưởng

Nợ TK 111, 112 Nhận tiền chiết khấu

Nợ TK 138.8 Phải thu khác

Có TK 515 Số chiết khấu được hưởng

❖ Tính GTGT đối với hàng mua trôi nổi không hóa đơn, có bảng kê mua hàng, hóa

đơn bán lẻ hoặc hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc doanh nghiệp tính thuế GTGT phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp tính theo tỷ lệ qui định (1%)

Trang 21

Số GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng giá thanh toán X 1 %

Ví dụ: Mua hàng hóa trả bằng tiền mặt, tính thuế GTGT trực tiếp, Giá thanh toán là 20.000.000 đ, Số hàng hóa được khấu trừ thuế là 1%

a) Nợ TK 156.1 Chênh lệnh tăng hàng hóa

Có TK 412 Chệch lệch đánh giá hàng hóa b) Nợ TK 412 Chệch lệch đánh giá hàng hóa

Có TK 156.1 Chênh lệnh giảm hàng hóa Nhận biếu tặng, viện trợ hàng hóa

Nợ TK 156.1 Giá trị hàng hóa nhập kho

Có TK 411 Được cấp

Có TK 711 Biếu tặng hoặc viện trợ

b) Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa không chịu thuế GTGT:

Về nguyên tắc hạch toán cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT phương

pháp khấu trừ, chỉ khác là giá thực tế hàng hóa mua ngoài còn bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào

Ví dụ :

Tại Công ty thương mại A hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Trong tháng 04/2018 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (Đơn vị tính: 1.000 đ)

1 Mua lô hàng của Công ty T theo hoá đơn GTGT giá mua chưa thuế 600.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán Số hàng mua công ty đã xử lý như sau :

Trang 22

- Bán giao tay ba cho Công ty R ½ lô hàng giá bán chưa thuế 345.000, thuế GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán bằng séc 200.000, đã nộp vào NH (và đã nhận được giấy báo có)

- Gửi bán thẳng 1/6 lô hàng, giá bán chưa thuế 120.000, thuế GTGT 10% Chi phí vận chuyển đơn vị chịu chi bằng tiền mặt 2.100 (trong đó thuế GTGT là 5%)

- Nhập kho số hàng còn lại

2 Nhận được giấy báo nhận hàng và chấp nhận thanh toán của Công ty V về số hàng gửi bán kỳ trước, giá bán chưa thuế 220.000, Thuế GTGT 10% là 22.000 Biết giá mua hàng bán là 200.000

3 Xuất kho gửi bán lô hàng theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, trị giá xuất kho là 250.000 Chi phí vận chuyển Công ty chi bằng tiền tạm ứng 3.150 (gồm cả thuế GTGT 5%)

4 Nhận được giấy báo có của ngân hàng về việc khách hàng thanh toán tiền lô hàng gửi bán kỳ trước Tổng giá thanh toán theo hoá đơn GTGT 264.000 (gồm cả thuế GTGT là 10%) Biết trị giá vốn hàng bán là 200.000

5 Nhận được chứng từ của ngân hàng

- Thanh toán tiền hàng cho Công ty T (nghiệp vụ 1) sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%

- Khách hàng thanh toán số hàng gửi bán (nghiệp vụ 3) Tổng giá thanh toán theo hoá đơn GTGT là 302.500 (trong đó thuế GTGT là 27.500)

6 Nhận được giấy báo có của ngân hàng về việc khách hàng thanh toán tiền lô hàng gửi bán kỳ trước Tổng giá thanh toán theo hoá đơn GTGT 396.000 (gồm cả thuế GTGT là 10%) Biết trị giá vốn hàng bán là 300.000

7 Mua lô hàng của Công ty I theo hoá đơn GTGT giá mua chưa thuế 400.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán Số hàng mua công ty đã xử lý như sau :

- Bán giao tay ba cho Công ty E ½ lô hàng giá bán chưa thuế 240.000, thuế GTGT 10%, khách hàng đã trả tiền mặt là 100.000, số còn lại ký nhận nợ

- Gửi cho cơ sở đại lý N số hàng còn lại, giá bán chưa thuế 245.000, thuế GTGT 10% Hoa hồng đại lý 4%

8 Nhận được chứng từ của ngân hàng

- Bên nhận đại lý (Cơ sở N) thanh toán tiền số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 7 (đã trừ hoa hồng)

- Công ty trả tiền mua hàng ở nghiệp vụ 7 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1%

Trang 23

9 Xuất bán trực tiếp một lô hàng cho Công ty M, trị giá xuất kho 300.000 Giá bán chưa thuế 360.000, thuế GTGT 10% Khách hàng đã chấp nhận thanh toán

10 Xuất kho gửi hàng cho đại lý L, trị giá xuất là 90.000, giá bán chưa thuế 108.000, thuế GTGT 10%, hoa hồng đại lý là 5%

11 Tổng hợp hoá đơn bán lẻ hàng hoá :

- Bán lẻ hàng hoá trị giá thanh toán 63.800, trong đó thuế GTGT 5.800, thu bằng tiền mặt nhập quỹ 63.500, tiền thiếu phải bồi thường Biết trị giá vốn của hàng bán là 50.000

- Bán trả góp cho khách hàng A một số hàng hoá trị giá mua là 80.000, giá bán trả góp

Có 5511 345.000 Có 157 200.000

Có 33311 34.500 8b/ Nợ 131(N) 269.500 1c/ Nợ 111 200.000 Có 5111 245.000

Có 131(R) 200.000 Có 33311 24.500 1d/ Nợ 641 2.000 8c/ Nợ 112 258.720

Nợ 1331 100 Nợ 641 10.780

Có 111 2.100 Có 131(N) 269.500 2a/ Nợ 632 200.000 8d/ Nợ 331(I) 440.000

Có 157 200.000 Có 515 4.400 2b/ Nợ 131(V) 242.000 Có 112 435.600

Có 5111 220.000 9a/ Nợ 632 300.000

Có 33311 22.000 Có 1561-Kho 300.000 3a/ Nợ 157 250.000 9b/ Nợ 131(M) 396.000

Có 1561-Kho 250.000 Có 5111 360.000 3b/ Nợ 641 3.000 Có 33311 36.000

Nợ 1331 150 10/ Nợ 157 90.000

Trang 24

Có 141 3.150 11a/ Nợ 1561-Kho 90.000 4a/ Nợ 632 200.000 Nợ 632 50.000

Có 157 200.000 Có 1561-Quầy 50.000 4b/ Nợ 112 264.000 11b/ Nợ 111 63.500

Có 5111 240.000 Nợ 1388 300

Có 33311 24.000 Có 5111 58.000 5a/ Nợ 632 250.000 Có 33311 5.800

Có 157 250.000 11c/ Nợ 632 80.000 5b/ Nợ 112 302.500 Có 1561-Quầy 80.000

Có 5111 275.000 11d/ Nợ 111 40.000

Có 33311 27.500 Nợ 131(A) 80.960 5c/ Nợ 331(T) 660.000 Có 5111 99.600

Có 515 6.600 Có 33311 9.960

Có 112 653.400 Có 3387 11.400 6a/ Nợ 632 300.000 12a/ Nợ 632 90.000

Có 157 300.000 Có 157 90.000 6b/ Nợ 112 396.000 12b/ Nợ 131(L) 118.800

Có 5111 360.000 Có 5111 108.000

Có 33311 36.000 Có 33311 10.800 7a/ Nợ 632 200.000 12c/ Nợ 112 112.860

Nợ 157 200.000 Có 641 5.940

Nợ 1331 40.000 Có 131(L) 118.800

Có 331(I)) 440.000

Phân bổ chi phí thu mua:

❖ Chi phí thu mua bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc dở, thuê kho, thuê bãi, hoa hồng thu mua + Chi phí thu mua liên quan toàn bộ hàng hóa trong kỳ, nên cần phân bổ cho

số tiêu thụ và số hàng hóa còn lại (chưa tiêu thụ) theo các tiêu thức phù hợp

✓ Công thức phân bổ chi phí thu mua cho số hàng tiêu thụ trong kỳ Tiêu thức phân bổ cho số hàng tiêu thụ Chi phí thu mua đầu kỳ và Tổng tiêu thức phân bổ hàng tiêu thụ chi phí thu mua PS trong kỳ trong kỳ và hàng còn lại cuối kỳ

✓ Số hàng còn lại trong kỳ bao gồm hàng tồn trong kho, tại quầy, hàng đang gửi bán, hàng mua còn trên đường đi

Khi phát sinh chi phí thu mua

Nợ TK 156.2 Chi phí thu mua hàng hoá

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

X

Trang 25

Có TK 111, 112, 131 Số thanh toán

Khi phân bổ chi phí thu mua

Nợ TK 632 Số phân bổ

Có TK 156.2 Chi phí thu mua hàng hoá

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp TMDV có tài liệu sau

Đầu kỳ: Số dư TK 156.2 24.000

TK 156.1 620.000

TK 157 200.000 Trong kỳ: P.S TK 156.2 156.000

000.150.1

=+

Nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua hàng hóa của Doanh nghiệp với các thương

nhân nước ngoài, thông qua các hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm cả

+ Hoạt động Tạm nhập - Tái xuất

+ Hoạt động Tạm xuất - Tái nhập

+ Chuyển khẩu hàng hóa (Chuyển sang nước thứ 3)

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá, việc mua hàng nhập khẩu cũng có thể được tiến hành theo hai phương thức:nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác

+ Nhập khẩu trực tiếp: là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia

hoạt động nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng

Trang 26

+ Nhập khẩu uỷ thác: là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia

hoạt động nhập khẩu (có đăng ký kinh doanh xuất-nhập khẩu, có giấy phép xuất - nhập khẩu) không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất - nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình

1.2.1.1 Thời điểm xác định hàng nhập khẩu, giá mua (CIF):

✓ Là thời điểm chuyển giao quyền sở hửu khi người nhập khẩu nắm quyền sở hửu hàng hóa và mất quyền sở hửu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán cho

người xuất khẩu Thời điểm này tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng

✓ Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm:

Thuế nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặt biệt Thuế GTGT hàng nhập khẩu - phương pháp trực tiếp

+ Nếu trị giá hàng hóa theo giá CIF < Trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế

được xác định theo trị giá trong biểu thuế

+ Nếu trị giá hàng hóa theo giá CIF > Trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế

là giá CIF

✓ Chi phí trực tiếp trong khâu nhập khẩu bao gồm lệ phí thanh toán, chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C, phí thuê kho bến bãi, vận chuyển, tiếp nhận, hoa hồng phải trả cho bên uỷ thác nhập khẩu

✓ Giá tính thuế Xuất nhập khẩu:

- Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu đi theo hợp đồng thương mại (FOB)

- Giá tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu kể cả cước phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm hàng hóa (CIF)

- Trường hợp XNK ủy thác thì bên nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế

Giá mua hàng nhập khẩu CIF

Giá gốc

hàng hoá

nhập khẩu

Khoản thuế không được hoàn lại hàng nhập khẩu

Chi phí trực tiếp hàng hoá nhập khẩu

Khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu được hưỡng

Trang 27

Ví dụ: Tháng 12/2018 nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB là 100.000 USD, phí bảo hiểm hàng hóa 6% theo trị giá FOB, chi phí vận tải nước ngoài là 10.000 USD Tỷ giá thực tế 20.060VND/USD Thuế nhập khẩu 50% Thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu là 10% Hàng về đã nhập kho

Giải:

Trị giá mua hàng nhập khẩu (1000 đ)

- Giá FOB 100.000 USD x 20.060 = 2.006.000

Số lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan

Giá tính thuế (CIF)

Thuế suất qui định

Trị giá hàng hoá nhập khẩu theo giá CIF

Thuế nhập khẩu phải nộp

Thuế suất TTĐB

Thuế TTĐB hàng hoá nhập khẩu

Trị giá hàng hoá nhập khẩu theo giá CIF

Thuế nhập khẩu phải nộp

+ +

Giá CIF Hàng hoá Giá mua

NK

Chi phí bảo hiểm Hàng hoá

Cước phí vận chuyển quốc tế

=

Giá vốn Hàng hoá XK

Giá thực tế Hàng hoá

XK

Chi phí thu mua và chi phí quản lý phân bổ cho số hàng bán ra

+

=

Giá vốn Hàng hoá

XK

xếp tới cảng, biên giới nước xuất khẩu

+

=

Trang 28

- Giá mua hàng hóa nhập khẩu:

+ Nếu Công ty tính thuế phương pháp khấu trừ

3.410.200 + 1.705.100 = 5.115.300 + Nếu Công ty tính thuế phương pháp trực tiếp

3.410.200 + 1.705.100 + 511.530 = 5.626.830

1.2.1.2 Hàng hóa được coi là hàng nhập khẩu:

✓ Theo qui định các hàng hóa sau được xem là hàng nhập khẩu

- Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế, thoả mãn nhu cầu tín dụng theo hợp đồng mua bán ngoại thương

- Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ quốc tế sau đó ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ

- Hàng hóa tại các khu chế xuất (Phần chia thu nhập cho bên liên doanh, đối tác, không mang về nước), Bán tại Việt Nam, thu ngoại tệ

✓ Những hàng hóa sau không được coi là hàng hóa nhập khẩu:

- Hàng tạm nhập để tái xuất

- Hàng tạm xuất nay nhập về

- Hàng viện trợ nhân đạo

- Hàng quá cảnh (Chuyển sang nước thứ 3)

1.2.2 Chứng từ hạch toán

Khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần có bộ chứng từ thanh toán

- Hóa đơn thương mại (Invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Vận đơn đường biển, vận đơn hàng không (B/L - Bill of Lading hoặc B/A - Bill of Air)

- Hóa đơn bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy)

- Các chứng từ khác như chứng từ thanh toán, giấy chứng nhận kiểm dịch, bản quyết toán với hảng tàu, biên lai thu thuế …)

- Tờ khai hải quan

- Phiếu chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate Original)

- Phiếu chứng nhận phẩm chất (Certificate quality)

- Giấy phép nhập khẩu hàng hoá

Trang 29

1.2.3 Tài khoản sử dụng

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138 - Phải thu khác

(Others receivables)

TK 1388

- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải

thu hồi, các khoản nợ phải thu khác; nợ phải thu khác - Số tiền đã thu được về các khoản

Số dư bên Nợ:

Các khoản nợ phải thu chưa thu được

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338 – Phải trả , phải nộp khác

 Tài khoản 138.8 Phải thu khác

- Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên giao uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế,

 Tài khoản 338.8 Phải trả, phải nộp khác

- Các khoản thu hộ bên thứ ba phải trả lại, các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận từ bên giao uỷ thác để nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu và để thanh toán hộ cho bên giao ủy thác;

1.2.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1.2.5.1 Nhập khẩu theo phương thức trực tiếp:

Mở L/C tại ngân hàng

Nợ TK 244 Số tiền ký quỹ Mở L/C

Có TK 111, 111.2 Tiền mặt , Tiền gửi Ngân hàng

✓ Khi nhận bộ hồ sơ hàng nhập khẩu

❖ Hàng về trong tháng, đã hoàn thành thủ tục hải quan và nhận hàng về nhập kho

Trang 30

Phản ánh giá mua thực tế hàng nhập khẩu (CIF)

Nợ TK 156.1, 157, 632 Giá trị hàng hóa – Tỷ giá thực tế

Nợ TK 635, Có TK 515 Chênh lệch tỷ giá

Có TK 331 Số phải thanh toán – Tỷ giá ghi sổ

Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT

Nợ TK 333.3, 3331.2 Thuế xuất nhập khẩu, Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Có TK 111, 112 Số tiền đã nộp thuế

Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp tính vào trị giá mua

Nợ TK 156.1, 151, 157, 632

Có TK 333.3 Thuế xuất nhập khẩu

Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu được khấu trừ

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ

Có TK 3331.2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Chi phí khác (Kiểm hóa, vận chuyển nội địa )

Nợ TK 156.2 Chi phí thu mua hàng hoá

Có TK 111, 112, 331… Số thanh toán

❖ Hàng về trong tháng tại cảng, chưa hoàn thành thủ tục hải quan

Nợ TK 151 Giá trị hàng hóa – Tỷ giá thực tế

Nợ TK 635, Có 515 Chênh lệch tỷ giá

Có TK 331 Số phải thanh toán – Tỷ giá ghi sổ

Tháng sau khi nhận về

Nợ TK 156.1 Giá mua hàng hoá – Nhập kho

Nợ TK 157 Hàng gửi bán thẳng chờ thanh toán

Nợ TK 632 Gửi bán trực tiếp

Có TK 151 Hàng mua đang đi đường

❖ Hàng đã nhập khẩu xuất trả ngưới bán, hoặc chuyển khẩu tái xuất sang nước thức ba

Phản ánh hàng hóa nhập khẩu nay xuất trả lại

Nợ TK 331 Giá mua chưa GTGT -Tỷ giá ghi sổ

Nợ TK 635, Có TK 515 Chênh lệch tỷ giá

Trang 31

Có TK 151, 156 Giá mua - Tỷ giá thực tế

Phản ánh Thuế nhập khẩu hoàn lại

Nợ TK 333.3 Trừ vào số thuế phải nộp

Nợ TK 111, 112 Tiền mặt

Có TK 151, 156, 211 Số thuế đã nộp được hoàn lại

Phản ánh Thuế GTGT hoàn lại

Nợ TK 3331.2 Trừ vào số thuế phải nộp

Nợ TK 111, 112 Tiền mặt ,Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 133.1 Số thuế đã nộp được hoàn lại

Ví dụ: Tháng 12/N Công ty P nhập khẩu lô hàng giá thanh toán đã trả bằng chuyển khoản 150.000 USD/CIF Thuế nhập khẩu 10 %, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% Toàn bộ tiền thuế đã nộp bằng tiền mặt (VND) Hàng đã kiểm nhận và nhập kho trong tháng

Tỷ giá thực tế 19.800 VND/USD

Tỷ giá ghi sổ (BQ) 20.000 VND/USD

✓ Trường hợp công ty tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ

Phản ánh giá mua thức tế hàng nhập khẩu (CIF)

1.2.5.2 Nhập khẩu theo phương thức uỷ thác:

✓ Điều kiện ràng buộc: Để thực hiện việc nhập khẩu uỷ thác, phải thực hiện qua 2 hợp đồng:

Trang 32

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (Theo luật kinh doanh trong nước)

- Hợp đồng mua bán ngoại thương (Điều chỉnh trong luật kinh doanh trong nước, kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu)

✓ Trách nhiệm bên giao uỷ thác (Chủ hàng)

- Căn cứ hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu

- Quản lý tiền giao bên nhận uỷ thác và nộp các khoản thuế có liên quan

- Tổ chức nhận hàng khi nhận được thông báo hàng đã về đến cảng

- Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo tỷ lệ qui định trong hợp đồng

uỷ thác, cùng các chi phí khác nếu có

✓ Trách nhiệm bên nhận uỷ thác (Đơn vị XNK)

- Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

- Nhận tiền giao của bên uỷ thác nhập khẩu, để thanh toán người xuất khẩu và nộp thuế trong nước

- Nhập khẩu hàng hóa, trực tiếp thanh toán và khiếu nại, tranh chấp nếu có xẩy ra

- Phải trả các chi phí khác nếu hợp đồng uỷ thác qui định người nhận uỷ thác phải chịu

- Chịu trách nhiệm, kê khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập với cơ quan hải quan

- Được hưởng hoa hồng theo % qui định trong hợp đồng uỷ thác NK

1- Hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu

Khi nhận tiền bên giao uỷ thác nhập khẩu

Khi hàng hóa nhập khẩu hoàn thành thủ tục hải quan

Nợ TK 151 Hàng còn trên đường cuối tháng

Nợ TK 156.1 Hàng đã nhập kho

Nợ TK 157, 138.8 Giao cho chủ hàng (Ủy thác)

Nợ TK 635, Có TK 515 Chênh lệch tỷ giá

Trang 33

Có TK 331 (nước ngoài) 111.2, 112.2 Tỷ giá ghi sổ

Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp cho bên giao uỷ thác

Nợ TK 156.1 Tính vào giá mua

Có TK 333.3, 333.2 Thuế xuất nhập khẩu, Thuế TTĐB

Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331.2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Hoặc Nợ TK 156.1 Nếu tính thuế PP trực tiếp

Nợ TK 138.8 Trừ vào số phải trả đơn vị giao uỷ thác

Có TK 3331.1 Thuế GTGT đầu ra - Hàng uỷ thác chuyển giao

Hoa hồng uỷ thác được hưởng

2- Hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu:

Khi chuyển tiền hàng cho bên uỷ thác nhập khẩu

Nợ TK 338.8 (Công ty nhận uỷ thác)

Trang 34

Có TK 338.8 Giá thanh toán - Tỷ giá ghi sổ

Hoa hồng phải trả cho bên nhập uỷ thác

Nợ TK 156.2 Chi phí thu mua hàng hoá

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 338.8 Số hoa hồng phải trả

Các khoản do bên nhận uỷ thác chi hộ (Tiền vận chuyển, kiểm hóa) phải trả

Nợ TK 156.2 Số thực chi

Nợ TK 133.1 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 338.8 Phải trả số được chi hộ

Khi thanh toán tiền hàng còn lại (Bù trừ)

Ví dụ: Trong tháng 3/N Công ty P ủy thác cho công ty Q nhập khẩu lô hàng theo giá hạch toán là 150.000 USD Tỷ giá ghi sổ 20.000 VND /USD.Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau: ĐVT: 1000 đ

1 Ngày 3/N Công ty P chuyển giao Công ty Q số tiền 150.000 USD (Tỷ giá thực tế 19.800 VND /USD)

2 Ngày 15/N Công ty Q hoàn thành việc nhập khẩu lô hàng trên, tiền hàng đã thanh toán cho nước ngoài Hóa đơn thương mại 150.000 USD bằng L/C Thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10% Công ty Q đã nộp bằng chuyển khoản (VND), Cũng trong ngày Công ty Q bàn giao cho P số hàng trên (P đã nhận và nhập kho) Theo tổng giá thanh toán gồm

Giá mua hàng hóa 150.000 USD

Trang 35

4 Ngày 25/N Thanh toán hoa hồng ủy thác cho Q bằng TGNH theo giá thanh toán cả thuế GTGT 10% ) theo tỷ lệ 2,31% trên giá CIF của lô hàng nhập khẩu (150.000

x 2,31%) tỷ giá thực tế 19.900 VND /USD

✓ Hạch toán tại Công ty Q (Bên nhận ủy thác) áp dụng tỷ giá ghi sổ

Khi nhận tiền của công ty P

Trang 36

✓ Hạch toán tại bên giao uỷ thác NK (Chủ hàng P)

Khi giao tiền cho Q

1.3 Bài tập kế toán mua hàng:

Bài 1 : Tại Công ty Thương mại A trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau :

1 Ngày 3/9 mua 1 lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 28 triệu đồng, thuế GTGT 10%, hàng về kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số theo giá mua chưa có thuế 250.000đ

chưa rõ nguyên nhân Công ty cho nhập kho theo thực nhận, tiền hàng chưa thanh toán

2 Ngày 7/9 mua một lô hàng có giá trị trên hoá đơn bên bán 15 triệu, thuế GTGT 10% ,chi phí vận chuyển do bên mua chịu 200.000đ, bên bán trả hộ Hàng về nhập kho đủ, tiền hàng

và tiền vận chuyển chưa thanh toán

3 Ngày 14/9 Công ty giải quyết số hàng thiếu ngày 03/09 bắt áp tải bồi thường giá 300.000đ

4 Ngày 19/9 Công ty nhận được hoá đơn bên bán về lô hàng đã cho nhập kho theo giá tạm tính 27,5 triệu , giá chính thức ghi trên hoá đơn bên bán 28 triệu , thuế GTGT 10%

5 Ngày 21/9 mua lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 30 triệu, thuế GTGT 10% hàng về kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa một số theo giá mua 500.000 đ chưa rõ nguyên nhân Công ty cho nhập luôn số hàng thừa, tiền hàng chưa thanh toán

6 Ngày 25/9 nhận được chứng từ đòi tiền của bên bán về lô hàng đã mua theo HĐKT trị giá

17 triệu , thuế GTGT 10% Công ty đã chấp nhận thanh toán Ngân hàng đã cho vay và gởi giấy báo nợ, hàng này cuối tháng chưa về

Trang 37

7 Ngày 28/9 Công ty đề nghị bên bán, bán luôn số hàng thừa nhập kho ngày 21/9 bên bán đồng ý

Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài 2: Tại Công ty TM Y trong tháng 10 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau

1 Ngày 1/10 mua một lô hàng có giá trên hóa đơn bên bán 40 triệu đồng, bao bì tính giá riêng 250.000 đồng hàng về kiểm nhận nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán, thuế GTGT 10%

2 Ngày 5/10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 35 triệu, thuế GTGT 10% Hàng

về kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số theo giá mua 500.000 đ, ghi vào chi phí khác 0,4% trên tổng trị giá hàng mua chưa có thuế, số thiếu vượt định mức bắt áp tải bồi thường giá mua

3 Ngày 8/10 công ty nhận được lô hàng bên bán gửi đến bù vào số hàng thiếu phát sinh tháng trước do bên bán gây ra theo giá mua 1.000.000đ Trong ngày còn thu được tiền mặt

do áp tải bồi thường số hàng thiếu ngày 5/10

4 Ngày 12/10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 18 triệu đồng, thuế GTGT 10%, hàng về kiểm nhận nhập kho thấy sai quy cách một số theo giá mua 2 triệu đồng Công ty nhập kho số hàng đúng quy cách, còn hàng sai quy cách Công ty bảo quản riêng, tiền hàng chưa thanh toán

5 Ngày 15/10 mua một lô hàng có giá trên hoá đơn bên bán 15 triệu, thuế GTGT 10% Bên bán có trách nhiệm giao hàng tại kho Công ty, khi hàng đến Công ty thực nhận 14.300.000đ

và thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt

6 Ngày 20/10 bên bán đồng ý giảm giá số hàng sai quy cách 12/10 còn 1.500.000đ, Công

Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài 3: Tại Công ty Thương mại X trong tháng 10 có tình hình sau :

1 Ngày 02/10 mua một lô hàng của người sản xuất trị giá mua thực tế 55 triệu đồng, tiền hàng chưa thanh toán Hàng về nhập kho đủ

2 Ngày 05/10 Công ty nhận được lô hàng nhập khẩu trị giá trên hoá đơn bên xuất khẩu 56 triệu, thuế nhập khẩu phải nộp 4% giá nhập Hàng về kiểm nhận nhập kho thiếu một số trị giá mua 2,5 triệu chưa rõ lý do Tiền hàng đã thanh toán bằng TGNH ngoại tệ thuế GTGT 10% Tỷ giá thực tế 20.000 VND/USD

Trang 38

3 Ngày 08/10 nhận được chứng từ đòi tiền của bên bán về lô hàng mua theo HĐKT trị giá hàng hoá trên hoá đơn bên bán 25.800.000 đ, bao bì tính giá riêng trị giá 450.000 đ Đồng thời nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng đã thanh toán đủ cho người bán theo chứng từ đòi nợ Hàng chưa về, thuế GTGT 10%

4 Ngày 10/10 nhận được giấy báo của NH đã thanh toán cho bên bán số tiền mua hàng tháng trước theo hoá đơn bên bán 148 triệu , bao bì tính giá riêng 800.000đ, thuế GTGT 10%

6 Ngày 18/10 mua một lô hàng theo giá thực tế là 45 triệu, thuế GTGT 10% hàng nhận tại kho bên bán Tiền mua hàng chưa thanh toán cho người bán Hàng về kiểm nhập kho thấy thiếu một số trị giá mua chưa có thuế 2.000.000đ Hao hụt trong định mức cho phép 500.000đ, số thiếu vượt định mức bắt áp tải bồi thường theo giá bán 1.700.000đ

7 Ngày 24/10 mua một lô hàng nông sản trị giá mua thực tế 15,4 triệu, chi phí vận chuyển 150.000đ chi phí chọn lọc, phân loại đóng gói 240.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt Bao

bì tính giá riêng 180.000 đ bên mua chịu, tiền hàng và tiền bao bì chưa thanh toán

Yêu cầu : 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài 4: Có tài liệu tại công ty Hòa bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

1 Ngày 1/6, theo hóa đơn số 378 mua 2.200 kg hàng A, đơn giá chưa thuế 125.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10% Nếu thanh toán sớm trong vòng 15 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 2% Hàng nhập kho đủ (phiếu nhập kho số 45) Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bằng tiền tạm ứng 650.000 đ (giấy thanh toán tạm ứng số 12)

2 Ngày 3/6, nhận được số hàng mua tháng trước, trị giá hàng trên hóa đơn 142.000.000đ Trị giá hàng nhập kho 142.000.000 đ (phiếu nhập kho số 46)

3 Ngày 7/6, theo bảng kê thu mua hàng hoá số 22, mua 10.000 kg hàng B, đơn giá chưa thuế 68.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 5% DN đã thanh toán bằng ngân phiếu, hàng

về nhập kho phát hiện thiếu 18 kg, yêu cầu cán bộ nghiệp vụ bồi thường (phiếu nhập kho số 47) (Biên bản kiểm nhận hàng hóa số 5) Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng về nhập kho 1.375.000 đ trong đó đã bao gồm thuế GTGT 10% (Hóa đơn vận chuyển số 134)

4 Ngày 12/6, xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng 1/6 (phiếu chi số 62)

5 Ngày 16/6, theo hóa đơn số 732 mua 200 kg hàng C, đơn giá 4.400.000 đ đã bao gồm thuế GTGT 10% Nếu thanh toán sớm trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 1% Hàng nhập kho đủ (phiếu nhập kho số 48)

6 Ngày 18/6, nhận được 150 chiếc hàng Y chưa có hóa đơn, DN làm thủ tục nhập kho (phiếu nhập kho số 49)

7 Ngày 20/6, theo hóa đơn số 185 mua 3.500 chiếc hàng X, đơn giá một chiếc 75.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 10%, bao bì đi cùng tính tiền riêng 770đ/1Bbì (đã bao gồm thuế

Trang 39

GTGT 10%) Đơn vị đã thanh toán bằng tiền mặt Hàng về nhập kho phát hiện thiếu 16 chiếc chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý (phiếu nhập kho số 50, biên bản kiểm nhận hàng hóa

10 Kế toán ghi sổ số hàng mua ngày 18/6 theo giá tạm tính 815 đ/chiếc

Yêu cầu: 1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 5: Tại Công ty TM X trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế phát sau :

1 Ngày 04/9 bán một lô hàng có giá mua thực tế xuất kho 45 triệu đồng giá bán 47,5 triệu, bên mua đã đến nhận hàng tại kho Công ty và trả ngay 50% bằng tiền mặt số còn lại bên mua chưa thanh toán, thuế GTGT 10%

2 Ngày 08/9 Công ty xuất kho hàng hoá gửi đi cho đơn vị “N” theo hình thức chuyển hàng, hàng này có giá mua thực tế xuất kho 24 triệu, giá bán 25,5 triệu, bên mua chưa nhận được hàng, thuế GTGT 10%

3 Ngày 12/9 mua của Công ty “T” một lô hàng, giá mua 90 triệu, thuế GTGT 10%, sau khi nhận hàng xong tại kho Công ty ‘T” Công ty chuyển bán toàn bộ lô hàng cho Công ty “N” theo phương thức vận chuyển thẳng Giá bán của lô hàng bằng 110% giá mua chưa có thuế Tiền hàng chưa thanh toán, bên mua chưa nhận được hàng

4 Ngày 15/9 nhận được giấy báo của Công ty ‘N” đã nhận đủ lô hàng gửi đi ngày 8/9, tiền hàng chưa thanh toán Trong ngày còn xuất bán cho HTX “P” 1.000kg phân đạm, giá mua 3.800đ/kg, giá bán 4.200đ/kg HTX đã thanh toán bằmg tiền mặt đủ Sau đó gửi lại kho Công ty 500kg , thuế GTGT 5%

5 Ngày 16/9 nhận được giấy báo của ngân hàng đã thu được tiền của công ty “N” về lô hàng bán vận chuyển thẳng ngày 12/9, ngân hàng trừ luôn vào nợ vay

6 Ngày 17/9 bán một lô hàng có trị giá xuất kho 27,5 triệu, bao bì tính giá riêng 500.000đ Giá bán của lô hàng 28.3 triệu, thuế GTGT 10% Bên mua đã nhận hàng tại kho Công ty và thanh toán ngay bằng Sec chuyển khoản

7 Ngày 20/9 xuất hàng hóa gửi cho Công ty “N” theo hình thức chuyển hàng, hàng hóa có giá trị xuất kho 29 triệu, giá bán của lô hàng 30,2 triệu đồng, bao bì tính giá riêng 450.000đ, thuế GTGT 10% chi phí vận chuyển hàng hóa gửi đi thanh toán hộ bên mua bằng tiền mặt 300.000đ bên mua chưa nhận hàng, tiền chưa thanh toán

Trang 40

8 Ngày 24/9 xuất hàng hóa làm quà biếu có giá xuất kho 200.000đ, thuế GTGT 10% , giá bán 220.000đ trong ngày nhận được giấy báo có của ngân hàng thu được tiền của Công ty

“N” về lô hàng gửi đi ngày 20/9 ngân hàng trừ luôn vào nợ vay số tiền bán hàng, tiền vận chuyển và bao bì ghi vào TK TGNH của Công ty

9 Ngày 25/9 xuất kho hàng hóa ra dùng làm văn phòng phẩm, giá thực tế xuất kho 150.000đ, giá bán 170.000đ, thuế GTGT 10%

Yêu cầu : Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài 6: Tại một công ty A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình trong tháng 8/N như sau (đơn vị 1.000 đ):

1 Ngày 2/8, mua một lô hàng giá mua chưa thuế GTGT là 80.000, thuế suất thuế GTGT 10% Bao bì đi kèm giá chưa thuế GTGT 100, thuế suất thuế GTGT 10% Hàng nhập kho đủ, đơn vị chưa thanh toán Chi phí vận chuyển số hàng trên đã thanh toán bằng tiền mặt 525 trong đó thuế GTGT 5%

2 Ngày 5/8, mua hàng hóa công ty M giá mua chưa thuế GTGT 300.000, thuế suất thuế GTGT 5%, chưa thanh toán Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu một số hàng trị giá chưa thuế 5.000, chưa rõ nguyên nhân Chi phí vận chuyển hàng 400 trong đó chưa bao gồm thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền tạm ứng

3 Ngày 9/8, xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền hàng cho công ty M ở nghiệp vụ (2), chiết khấu thanh toán được hưởng 1%

4 Ngày 10/8, mua hàng hóa tổng giá thanh toán 220.000 trong đó thuế GTGT 20.000,

đã thanh toán bằng tiền tạm ứng Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 2.200 (bao gồm thuế GTGT 10%) Khi hàng về nhập kho, thủ kho kiểm nhận nhập kho phát hiện hàng không đúng hợp đồng, Chất lượng không đảm bảo 11.000 (bao gồm thuế GTGT 10%)

DN chỉ nhập kho số hàng đúng hợp đồng Số hàng sai hợp đồng người bán nhờ đơn vị giữ

hộ trong kho, đơn vị đã nhận lại tiền hàng sai hợp đồng bằng tiền mặt

5 Ngày 12/8, công ty xuất kho trả lại hàng sai hợp đồng nhận giữ hộ ở nghiệp vụ (4)

6 DN đã tìm được nguyên nhân thiếu hàng ở nghiệp vụ số (2) là do cán bộ thu mua làm mất trên đường vận chuyển, xử lý bắt bồi thường và trừ vào lương tháng này

7 Ngày 20/8 vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán tiền hàng ở nghiệp vụ (1)

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 7: Tại một công ty A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK và tính thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu sau (đơn vị 1.000 đ):

1 Ngày 5/3, mua hàng hóa giá mua đã bao gồm thuế GTGT 10% là 220.000, đã thanh toán qua ngân hàng 20.000, số còn lại chưa thanh toán Hàng nhập kho đủ Chi phí vận chuyển bốc dỡ 1.500, đã thanh toán bằng tiền mặt

Ngày đăng: 26/01/2022, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w