Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
526,32 KB
Nội dung
Nghiêncứu,thiếtkếvàtriểnkhaihệquảntrị
thư việntíchhợpmãnguồnmởKOHAtại
phòng tưliệuviệnĐịalý
Lê Bá Lâm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Huy Chương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống lý luận về ILS nói chung vàKoha nói riêng. Nghiên cứu cấu
trúc, tính năng, khả năng tùy biến của Koha. Thiết kế, cấu hình và xây dựng một số
biểu mẫu. Triểnkhai sử dụng thử nghiệm Koha cho ViệnĐịa lý, từ đó xem xét,
đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi cho các thưviệntại Việt Nam.
Keywords. Thông tin thư viện; Hệquảntrịthư viện; Mãnguồnmở KOHA; Viện
Địa lý
Content
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đây là
sự kiện đánh dấu việc đất nước ta tham gia sâu rộng và toàn diện vào hệ thống thương mại
toàn cầu.
Việc đi vào sân chơi lớn WTO đã mở ra cho ngành CNTT và truyền thông Việt Nam
nhiều triển vọng cũng như những thách thức lớn lao khi bước vào con đường hội nhập. Một
trong những khó khăn được nêu ra là việc thực thi luật sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần
mềm tin học, tức là sức ép về bản quyền phần mềm, thương mại điện tử.
Nhằm hạn chế vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tin học và mục tiêu cao hơn là
thúc đẩy công nghiệp CNTT, hình thành đội ngũ nhân lực trình độ cao, làm chủ công nghệ,
an toàn, an ninh mạng và dữ liệu, không ngừng sáng tạo, giảm sự phụ thuộc vào một số nhà
cung cấp phần mềm độc quyền và đặc biệt là tiết kiệm chi phí cho ngân sách quốc gia. Ngày
30/12/2008, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã ký ban hành chỉ thị số 07/2008/CT-
BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà
nước. Theo đó, các đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở
TT&TT trên cả nước triểnkhai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các PMNM
đã được Bộ TT&TT khuyến cáo sử dụng. Cụ thể, đó là các phần mềm văn phòng
OpenOffice.org, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla
FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey.
Với đội ngũ cán bộ nghiêncứu, cán bộ giảng dạy và đặc biệt là số lượng học sinh –
sinh viên đông đảo, trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết, tư duy sáng tạo, họ là những người tiếp thu
nhanh và làm chủ khoa học công nghệ cao, những chủ nhân tương lai của đất nước và với
nhiều nội dung không nằm ngoài những mục tiêu của chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT của Bộ
TT&TT, Ngày 01 tháng 3 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
08/2010/TT-BGDĐT Quy định về sử dụng phần mềm tự do mãnguồnmở trong các cơ sở
giáo dục.
Tại điều 3 của thông tư ghi rõ 7 mục đích sử dụng phần mềm tự do mãnguồnmở
trong ngành giáo dục đó là: 1- Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi
mới tư duy, tạo môi trường nghiêncứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu; 2- Là môi
trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc
theo nhóm, theo cộng đồng; 3- Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền
phần mềm; 4- Tiết kiệm chi phí bản quyền; 5- Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương
đương với các phần mềm thương mại mãnguồn đóng; 6- Đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ
thống thông tin và dữ liệu; 7- Định hướng sử dụng chuẩn mở.
Tại phụ lục của thông tư: ―Danh sách các phần mềm tự do mãnguồnmở được khuyến
khích sử dụng trong ngành giáo dục‖, ở mục 5 là phần mềm quảnlýthưviện số Greenstone
và Dspace và mục 6 là phần mềm thưviện Emilda, Phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
Từ các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành TT-TV trên đây, mỗi năm có hàng ngàn
sinh viên tốt nghiệp nhưng khi đi làm, tiếp xúc với ILS cho thấy họ vẫn còn rất bỡ ngỡ và gặp
nhiều khó khăn để sử dụng. Vấn đề này cơ bản xuất phát từ yếu tố khách quan, đó là giảng
viên không có điều kiện cài đặt một ILS thương mại vào máy tính của mình để giảng dạy,
hoặc nếu có thể truy cập OPAC hay đăng nhập vào các phân hệ của một ILS đang trực tuyến
nào đó thì lại vấp phải những vấn đề khác như đường truyền Internet (Hiện nay có thể giải
quyết được bằng USB 3G, Wifi), vấn đề bảo mật, an toàn dữ liệu,… Nhưng một điểm quan
trọng nhất là các đơn vị đã mua ILS thương mại đó không thể dễ dàng cho phép giảng viênvà
sinh viên dùng nó làm công cụ để giảng dạy và học tập ở môi trường trực tuyến.
Trong quá trình sinh viên đi thực tập thì không phải cơ quanthưviện nào cũng có ILS
để cho sinh viên học tập, thực hành; những cơ quan đã trang bị ILS thì chưa chắc cho phép
sinh viên đăng nhập vào các phân hệ của ILS để xem xét, nghiên cứu và trải nghiệm thực
tiễn, dẫn tới khi ra trường thì cơ hội xin việc làm của họ cũng giảm đi một cách rõ rệt. (Ví dụ:
Tháng 4 và 5/2010, Đại học FPT tuyển cán bộ thưviện với yêu cầu đầu tiên nêu rất rõ ràng là
ứng viên phải sử dụng được ngay ILS).
Do đó ngoài một số nội dung được học như thiếtkế cơ sở dữ liệu, nhập tin tài liệu, tạo
file đảo, viết format hiện hình, kết xuất thông tin thư mục, tra cứu tìm tin,…. ở các phiên bản
phần mềm ISIS, Foxbase, FoxPro hoặc Access (một ứng dụng trong MS Office) thì sinh viên
ngành TT-TV vẫn thiếu kỹ năng sử dụng các ứng dụng khác của một ILS hiện đại thường có
như Bổ sung trao đổi, Ấn phẩm định kỳ, Bạn đọc, Lưu thông, Thống kê báo cáo, Kiểm kê
kho,…
―Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay các thưviện ở Việt Nam là một lực lượng rất
hùng hậu. Hệ thống thưviện công cộng cả nước có 1 Thưviện Quốc gia Việt Nam, 64 thư
viện tỉnh, thành phố, 582 thưviện quận, huyện, thị xã; 6046 thưviện xã, phường, tủ sách khu
dân cư, thôn, làng với tổng số 8.000 cán bộ và hơn 22 triệu bản sách. Hệ thống thưviện
chuyên ngành, đa ngành gồm: 57 thưviện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, hơn 230
thư viện trường đại học và cao đẳng (công lập và dân lập), 17.000 thư viện, tủ sách trường
học, 218 trung tâm thông tin – thưviện của các Bộ, ban, ngành, các cơ quan Nhà nước và
2.700 thưviện của các đơn vị vũ trang. Ngoài ra còn có hàng ngàn thưviện của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự
nghiệp và các thưviệntư nhân. Gần 10.000 tủ sách pháp luật xã, phường; hơn 8.000 tủ sách
điểm bưu điện – văn hóa xã v.v…‖
Với số lượng thưviện đã thống kê sơ bộ trên đây vàthử làm một phép tính đơn giản
là mỗi thưviện trang bị một ILS thương mại trong nước với giá xấp xỉ 500 triệu VNĐ hoặc
ILS thương mại nước ngoài với giá xấp xỉ 2 tỉ VNĐ thì con số thu được chắn hẳn làm cho
những người làm công tác TT-TV Việt Nam phải trăn trở suy nghĩ.
Trong bối cảnh khoa học thưviện đang hướng tới rất nhiều vấn đề mới như FRBR,
RDA và ngay cả những vấn đề không mới nhưng chưa được quan tâm nhiều như biên mục
bản ghi kiểm soát tính thống nhất (Authority Data), mô tả dữ liệu vốn tưliệu (Holding Data),
những thông tin cộng đồng (Community Information),… thì việc nghiêncứu, ứng dụng một
ILS mãnguồnmở đầy đủ tính năng, hiện đại, với các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến, phục vụ tốt
các nhu cầu nghiêncứu, giảng dạy, học tập và đặc biệt đưa vào triểnkhai ứng dụng thực tiễn
tại các thư viện, trung tâm thông tin, phòngtư liệu,… ở Việt Nam là một việc làm hết sức
quan trọng, ý nghĩa và cấp thiết.
Tổng hợp các vấn đề trình bày trên đây, kết hợp với công việc chính ở đơn vị công tác
quản trị ILS là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu,thiếtkếvàtriểnkhaiHệquảntrịthưviện
tích hợpmãnguồnmởKohatạiPhòngTưliệuViệnĐịa lý” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ
của mình.
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Koha đã được nghiên cứu phát triển lần đầu tiên từ năm 2000 tại New Zealand và
hiện nay được cài đặt, sử dụng khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là những thưviệnmà đất
nước họ có ngành CNTT, sản xuất phần mềm phát triển mạnh mẽ như Canađa, Pháp, Mỹ, Ấn
độ…
Giao diện OPAC và các phân hệ nghiệp vụ của Koha phiên bản 3.2.0 có thể lựa chọn
hiển thị cho 45 ngôn ngữ khác nhau. Tại Đông Nam Á là các thứ tiếng Inđônêxia, Thái Lan,
Malaixia và Lào (do Anousak Souphavanh dịch).
Tại Việt Nam, việc nghiêncứu,triểnkhai ứng dụng các phần mềm thưviệnmãnguồn
mở hiện nay mới chỉ tập trung vào phần mềm tạo các bộ sưu tập vàquảntrịtưliệu số như
Greenstone và Dspace. Đây là hai phần mềm được các trường đại học và cao đẳng phía Nam
nghiên cứu ứng dụng nhiều. TạiThưviện Trung tâm ĐHQG Tp. HCM, Thưviện Đại học
Khoa học Tự nhiên Tp. HCM, Trung tâm TT-TV Đại học Đà Lạt thường xuyên tổ chức các
cuộc hội thảo, các lớp hướng dẫn cài đặt, sử dụng Greenstone và Dspace. Ở khu vực phía
Bắc, từ tháng 10 năm 2009 Thưviện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng công
bố chính thức ứng dụng Dspace vào lưu trữ, quảnlývàkhai thác nội bộ các kho tài nguyên
số của nhà trường.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu các tính năng và khả năng sửa đổi, mở rộng của Hệquảntrịthư
viện tíchhợpmãnguồnmở Koha. Sử dụng thử nghiệm tạithưviệnViệnĐịa Lý, từ đó xem
xét, đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi cho các thưviện Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống lý luận về ILS nói chung vàKoha nói riêng;
- Nghiên cứu cấu trúc, tính năng, khả năng tùy biến của Koha;
- Thiết kế, cấu hình và xây dựng một số biểu mẫu;
- Triểnkhaithử nghiệm Koha cho ViệnĐịa lý;
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: HệquảntrịthưviệntíchhợpmãnguồnmởKoha
Phạm vi nghiên cứu:
- Koha phiên bản 3.2.0 phát hành tháng 10 năm 2010 trên nền tảng hệ điều hành
Ubuntu 10.10, hệquảntrị cơ sở dữ liệu MySql, Web server Apache và Ngôn ngữ lập trình
Perl;
- PhòngTưliệuViệnĐịa lý.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở mối
liên hệ, sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong thư viện, các quy trình nghiệp vụ thư viện,
đường đi của tàiliệu dẫn tới sự tương tác lẫn nhau và đa chiều trong các phân hệ của phần
mềm.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là:
+ Phương pháp thu thập, phân tíchvà tổng hợptài liệu;
+ Phương pháp so sánh đối chiếu, tạo tình huống;
+ Phương pháp thử nghiệm.
Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Góp phần làm rõ hơn những đóng góp và lợi ích của PMNM nói chung và PMNM
ILS nói riêng trong việc tin học hóa công tác TT-TV.
Về mặt thực tiễn
- Giảng viên dùng Koha để minh hoạ cho các bài giảng, các môn học liên quan, là nền
tảng để đi sâu, tìm tòi, khám phá, triểnkhai các công nghệ mới trong thư viện;
- Sinh viên có thể tham khảo để tự cài đặt cho mình một bản Koha, tự Việt hóa các
giao diện của Koha phục vụ học tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế;
- Cán bộ thưviện tham khảo để cài đặt phần mềm, cấu hình các tham số hệ thống,
quản trị các phân hệ trong Koha giúp cho đơn vị có một ILS hiện đại, đầy đủ chức năng, đáp
ứng các chuẩn quốc tế mà không phải tốn kém kinh phí mua ILS thương mại.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tàiliệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương với nội dung như sau:
CHƢƠNG 1: Tổng quan về Koha
CHƢƠNG 2: Tùy biến trong Koha
CHƢƠNG 3: Thử nghiệm KohatạiViệnĐịalý
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KOHA
1.1. Khái quát về ILS
1.1.1. Định nghĩa ILS
ILS là hệquảntrịthưviệntíchhợp dành cho các cơ quan TT-TV, giúp tự động hóa
quy trình đường đi của tàiliệu cũng như hỗ trợ triểnkhai một số sản phẩm, dịch vụ khác
trong thư viện.
ILS tập trung ―giải quyết bài toán‖ của các nhóm công việc như Bổ sung, Biên mục,
Lập chỉ mục, OPAC, Quảnlý bạn đọc, Lưu thông, Ấn phẩm định kỳ, Thống kê báo cáo,…
Mỗi nhóm công việc này thường được gọi là một phân hệ của ILS.
Để xây dựng ILS, các nhà lập trình sử dụng một ngôn ngữ lập trình, hệquảntrị
CSDL, hệ điều hành và webserver. Các công cụ và phần mềm trên có thể sử dụng loại mã
nguồn đóng (thương mại) hoặc mãnguồnmở (miễn phí).
Một ILS được coi là chuẩn quốc tế khi CSDL tuân theo chuẩn MARC21 hoặc
UNIMARC; Biên mục theo quy tắc ISBD, AACR2, RDA; Xuất nhập bản ghi theo định dạng
ISO2709; Có giao thức trao đổi dữ liệu qua z39.50; Chuẩn SIP/NCIP cho RFID và các ký tự
theo Unicode hỗ trợ đa ngữ.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá ILS
Theo tác giả Tạ Bá Hưng và cộng sự: Việc đánh giá và lựa chọn một ILS cần phải dựa
trên hệ thống các tiêu chí khách quanmà cụ thể, bao gồm 3 nhóm tiêu chí chủ yếu: về CNTT
và truyền thông, về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV và đối với các phân hệ (module) chức năng.
Lưu ý việc sử dụng các tiêu chí trên trong điều kiện ở Việt Nam.
1.1.2.1 Nhóm tiêu chí về CNTT và truyền thông
Nguyên tắc thiếtkế mở: ILS phải được thiết kế, xây dựng và vận hành theo các chuẩn
công nghệ mở để đảm bảo khả năng nâng cấp, thay đổi, bổ sung, kết nối thêm các module
mới mà không kéo theo sự đổ vỡ hệ thống cũng như phải đảm bảo được sự kế thừa các thành
quả đã đạt được.
- Xây dựng theo mô hình khách/chủ (client/server).
- Làm việc trên mạng TCP/IP: ILS phải hỗ trợ các giao thức TCP/IP để đảm bảo khả
năng kết nối mạng toàn cầu vàtriểnkhai các dịch vụ liên quan tới chia sẻ vàkhai thác các
nguồn tin điện tử trên thế giới.
- Ngôn ngữ giao diện: Ngôn ngữ sử dụng trên giao diện các phân hệ của chương trình
là tiếng Anh và Việt.
- Hỗ trợ mã vạch: Cho phép in mã vạch trực tiếp theo số liệu trong CSDL theo các
khuôn dạng mã vạch khác nhau. Sử dụng mã vạch trong các nghiệp vụ liên quan (bổ sung,
lưu thông).
- Khả năng tùy biến cao trong việc tạo khuôn dạng báo cáo dữ liệu: Cán bộ thưviện
có thể tự định dạng cho các loại báo cáo dữ liệu khác nhau: các sản phẩm thư mục, thư từ,
hợp đồng, nhãn, phích phiếu, thẻ đọc mà không cần sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần
mềm.
- Liên kết với các phần mềm khác như E-mail trong một mạng.
1.1.2.2 Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV
Các chuẩn nghiệp vụ TT-TV tiên tiến và các chuẩn hiện hành phải được tính đến để
đảm bảo sự tương thích trong giao dịch và vận hành các quá trình TT-TV và trao đổi các sản
phẩm, dịch vụ TT-TV trong môi trường nối mạng toàn cầu. Các tiêu chí được trình bày dưới
đây là rất căn bản đối với bất cứ ILS nào trong điều kiện Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc
tế hiện nay.
- Hỗ trợ MARC21, MARC21 VN: sử dụng khổ mẫu biên mục theo chuẩn MARC 21,
MARC21VN.
- Áp dụng quy tắc sinh số Cutter theo chuẩn của Thưviện Quốc gia với tên ấn
phẩm/tên tác giả tiếng Việt: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
- Thích hợp với các thưviện có nhiều kho, điểm cho mượn.
- Phần mềm phải gồm các module chức năng Bổ sung, Biên mục, Số hoá tài liệu,
Quản lý kho, Ấn phẩm định kỳ, Quảnlý lưu thông, OPAC, Mượn liên thư viện, Xuất bản,
Tạp chí điện tử, Cung cấp tàiliệu điện tử, Tìm kiếm toàn văn, Quảntrịhệ thống.
1.1.2.3 Nhóm tiêu chí đối với các phân hệ chức năng
ILS có thể gồm nhiều phân hệ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đầu tưvà nhu cầu
thực tế của từng đơn vị và trong từng giai đoạn. Tuy nhiên một ILS tạm gọi là hoàn chỉnh thì
phải gồm có những phân hệ cơ bản và trong từng phân hệ đó có những tính năng sau:
- Phân hệ Bổ sung
+ Đơn đặt mua
+ Thay đổi đơn đặt mua
+ Khai báo các khoản chi
+ Quảnlý nhà cung cấp
+ Quảnlý quỹ
+ Quảnlý nhiều nguồn bổ sung khác nhau,…
- Phân hệ Biên mục
+ Có trợ giúp quá trình biên mục theo MARC 21 và MARC 21VN: Người dùng có
thể nhận được các mức trợ giúp khác nhau khi biên mục các trường MARC 21 và MARC
21VN như: Biên mục theo từng trường con, hiển thị thuộc tính của các trường/trường con,
hiển thị các giá trị có thể có của indicator.
+ Hợp lệ dữ liệu theo MARC 21 và MARC 21VN: Tự động kiểm tra tính hợp quy của
nội dung một bản ghi theo các quy tắc của MARC 21, MARC 21VN.
+ Nhập trực tuyến theo lô qua Z39.50: Cho phép người dùng mở một lệnh tìm kiếm
theo Z39.50 đến một thưviện khác và nhập thẳng kết quả vào CSDL cục bộ.
+ Xuất dữ liệu trực tuyến: Người dùng cũng có thể xuất dữ liệu (khuôn dạng ISO
2709 hoặc tagged) trong quá trình biên mục.
+ Nhập dữ liệutừ các tệp text có tag: các dữ liệu kết xuất text từ cơ sở dữ liệu trên
CD-ROM/DVD-ROM như DIALOG, Silver Platter.
- Phân hệ lƣu thông nội bộ và liên thƣ viện
+ Ghi mượn, ghi trả
+ Đăng ký mượn trực tuyến và giữ chỗ
+ Tính toán quá hạn, ra thông báo đòi sách, gửi email
+ Tính toán phạt tài chính hoặc cấm mượn
+ Gia hạn
+ Khóa thẻ
+ Thống kê tần suất lưu thông,…
- Phân hệ Bạn đọc
+ Quảnlý bạn đọc
+ Xử lý bạn đọc theo lô
+ Thống kê theo độ tuổi, đơn vị
+ In thẻ bạn đọc vàmã vạch
+ Thiết lập chính sách cho từng đối tượng bạn đọc,…
- Phân hệ Ấn phẩm tiếp tục
+ Quảnlý danh mục nhà cung cấp
+ Nhận ấn phẩm theo định kỳ
+ Khiếu nại.
- Phân hệ tra cứu (OPAC)
+ Giao diện Web và thân thiện với người dùng
+ Có nhiều cấp độ tìm kiếm khác nhau
+ Tìm theo nhiều tiêu chí và theo nhiều dạng tàiliệu
+ Tương tác với bạn đọc….
Lựa chọn một ILS hiện đại, thích hợp cho thưviện điện tử cụ thể còn phải xuất phát
từ thực trạng hoạt động, khả năng tài chính và đặc biệt là năng lực tiếp thu, làm chủ và phát
triển của cơ quan TT-TV. Trong các yếu tố chủ quan, quan trọng bậc nhất là nguồn nhân lực
và khả năng quảnlý phát triển của đội ngũ lãnh đạo.
1.1.3. ILS mãnguồn đóng
ILS thương mại tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng vàphong phú, chủ yếu vẫn là ILS
do các công ty tin học trong nước phát triển, số ít là các ILS nhập ngoại. Được phát triểntừ
cuối những năm 90 của thế kỷ trước và đang chiếm phần lớn thị phần là các ILS Libol (Công
ty Tinh Vân), Ilib (Công ty CMC), Verbrary (Công ty Lạc Việt), Elib (Công ty VNNetsoft),
Virtua (VTLS inc.),…
1.1.4. ILS mãnguồnmở
1.1.4.1 Phần mềm mãnguồnmở là gì?
―Phần mềm mãnguồn mở‖ còn được gọi tắt là phần mềm nguồnmở là phần mềm
được tác giả cung cấp mãnguồn kèm theo và người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền
mua mã nguồn.
―Phần mềm tự do mãnguồn mở‖ là phần mềm mãnguồnmở có bản quyền tác giả, có
giấy phép sử dụng đi kèm với phần mềm, trong đó cho phép người sử dụng được quyền tự do
sử dụng, tự do sao chép, tự do phân phối vàtự do nghiêncứu, sửa đổi mãnguồnvà phân phối
lại các phần mềm dẫn xuất đã qua sửa đổi mã nguồn.
- Tập hợp các sản phẩm GNU của FSF do Richard Stallman chủ trì, phát triển đặc biệt
là trình biên dịch GNU C/C++.
- Một loạt ngôn ngữ lập trình như Perl, Python,
- Các máy chủ Web như Apache, TomCat,
- Các hệquảntrị cơ sở dữ liệuquanhệ như MySQL, PostgreSQL,
1.1.4.2 ILS mãnguồnmở
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các PMNM nói chung thì hệ thống PMNM dành
cho thưviện đặc biệt là các ILS cũng rất phong phú và đa dạng. Những ILS nguồnmở đầu
tiên được các thưviện Việt Nam biết đến có lẽ là WEBLIS do UNESCO cung cấp (WEBLIS
được phát triển lên từ CDS/ISIS) và PMB tiếng Việt (PhpMyBibli) của dự án ―Phát huy di
sản thưtịch ở Đông Nam Á‖.
1.2. ILS mãnguồnmởKoha
1.2.1. Tổng quanKoha
Koha là ILS mãnguồnmở được giới thiệu là đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu
tại New Zealand bởi Katipo Communications Ltd và được triểnkhai vào tháng Giêng năm
2000 cho thưviện Horowhenua Trust. Koha hiện nay được phát triển bởi cộng đồng những
người làm công nghệ thông tin vàthưviện trên toàn thế giới, vì vậy các tính năng của Koha
liên tục hoàn thiện và phát triểnmở rộng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Koha có đầy
đủ tính năng của một ILS hiện đại, phù hợp với mọi loại hình thưviện như thưviện trường
học, thưviện công cộng, thưviện các việnnghiêncứu,và được quảntrị bởi hệquảntrị cơ
sở dữ liệu MySQL nên về mặt lưu trữ và xử lý dữ liệu không thua kém bất kỳ một hệquảntrị
cơ sở dữ liệu nào khác như MSSQL, Oracle hay Postgres.
1.2.2. Kiến trúc hệ thống của Koha
- Koha dựa trên kiến trúc chủ khách (server-client), máy chủ chạy trên nền tảng của
nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows, Unix, Mac, máy trạm chỉ đòi hỏi một
trình duyệt web thông thường như IE, Firefox, Google Chrome,
- Koha có thể chạy trên bất kỳ giao thức mạng thông tin nào.
- Koha sử dụng băng thông thấp để truyền tải thông tin.
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của Koha
Để Koha có thể vận hành cần Bộ Kohanguồnvà các phần hỗ trợ:
o Koha nguồn: http://www.koha.org/
o Apache web server: http://www.apache.org/
o Hệquảntrị CSDL MySQL: http://www.mysql.com/
o Ngôn ngữ lập trình Perl modules 5.8: http://www.cpan.org/
o Hệ điều hành Linux, Windows, Unix, Mac
1.2.4. Yêu cầu kỹ năng vận hành hệ thống của Koha
o Vì giao diện OPAC của Koha được thiếtkế thân thiện nên người sử dụng và
nhân viênthưviện chỉ cần có những kỹ năng sử dụng máy tính thông thường
là có thể sử dụng hệ thống hiệu quả.
o Đối với các phân hệ nghiệp vụ, Koha yêu cầu một sự hiểu biết nhất định về
công tác thư viện.
o Quảntrịhệ thống cần hiểu một chút về các hệ điều hành, hệquảntrị CSDL để
có thể bảo trìvà sao lưu dữ liệu.
o Có một chút kiến thức về ngôn ngữ siêu văn bản.
1.2.5. Các tính năng chính của Koha
o Đầy đủ tính năng của một Hệquảntrịthưviệntíchhợp (ILS) gồm OPAC, Bổ
sung, Biên mục, ÂPĐK, Bạn đọc, Lưu Thông, Thống kê báo cáo, Quản trị;
o Giao diện Web nên có thể tíchhợp với website, cổng thông tin;
o Khổ mẫu nghiệp vụ thưviện chuẩn MARC21, UNIMARC;
o Đa ngôn ngữ;
o Không giới hạn người sử dụng;
o Có giao thức tải bản ghi tự động Z39.50;
o Tùy biến giao diện OPAC;
o Hệquảntrị cơ sở dữ liệu MYSQL;
o Xuất nhập bản ghi theo định dạng chuẩn ISO2709;
o Tìm kiếm đơn giản, rõ ràng cho tất cả các giao diện người dùng…
1.2.6. So sánh tính năng và giá cả của Koha với một số ILS
Tác giả đã đưa ra bảng các tính năng và giá cả của các ILS vàKoha
1.2.7. Lịch sử phát triểnKoha
1.2.8. Một số thưviện trong và ngoài nước sử dụng Koha
CHƢƠNG 2
TÙY BIẾN TRONG KOHA
2.1. Thiếtkế Worksheet nhập tin
Như đã trình bày ở trên, Koha tuân thủ đầy đủ các chuẩn quốc tế về biên mục do sử
dụng khổ mẫu MARC21 và UNIMARC cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu. MARC21 đã
được Thưviện Quốc hội Hoa Kỳ vàThưviện Quốc gia Canađa phối hợp biên soạn, phổ biến
từ năm 1996 vàtừ đó đến nay MARC21 đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin thư viện.
Ở Việt Nam những năm gần đây, từ ISISMARC cho đến các hệquảntrịthưviệntích
hợp thương mại đang chiếm thị phần lớn như Libol, Ilib, Verbrary, Virtua,… đều sử dụng
khổ mẫu MARC21 cho tất cả các khách hàng. Chính vì vậy khi áp dụng Kohatại Việt Nam
và lựa chọn sử dụng khổ mẫu mặc định MARC21 để tương thích trao đổi dữ liệu với các hệ
quản trịthưviện hiện có là lựa chọn phù hợp.
2.1.1. Lựa chọn các trường MARC21
Thực tế biên mục rất đa dạng vàphong phú, đồng thời yêu cầu của các cơ quan thông
tin vàthưviện cũng khác nhau do mỗi cơ quan ngoài những loại hình tàiliệu chung như sách,
chuyên khảo, tuyển tập; ấn phẩm định kỳ còn có các loại hình tàiliệu đặc thù khác như khóa
luận, luận văn, luận án; đề tài cơ sở, đề tài cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước, các báo cáo hội
nghị hội thảo, kỷ yếu; tệp máy tính, đĩa CD/DVD; tranh, ảnh, bích chương; bản đồ; vi phim;
phim điện ảnh, băng ghi hình; văn bản hành chính; băng ghi âm; mô hình, tượng; thông tin
cộng đồng,… nên các trường MARC21 được lựa chọn cho các worksheet nhập tin cũng khác
nhau.
Tổng hợp các loại hình tàiliệuvà qua thực tế tại các cơ quan thông tin – thưviện Việt
Nam, thông thường sử dụng các worksheet nhập tin sau:
- Mẫu worksheet nhập tàiliệu (sách)
- Mẫu worksheet nhập tàiliệu nhiều kỳ
- Mẫu worksheet nhập âm nhạc, nhạc
- Mẫu worksheet nhập bản đồ, tập bản đồ, quả địa cầu
- Mẫu worksheet nhập ấn phẩm điện ảnh, băng từ
- Mẫu worksheet nhập file máy tính
- Mẫu worksheet nhập đề tài
- Mẫu worksheet nhập luận văn, luận án
- Mẫu worksheet nhập văn bản tổng hợp
Như vậy, với mỗi một loại hình tàiliệu khác nhau, có thể tạo ra một mẫu nhập tin
tương ứng căn cứ vào thông tin đặc thù của loại hình tàiliệu đó mà người tạo lập lựa chọn
các trường trong MARC21 cho phù hợp.
Qua thực tế triểnkhai thì số các trường trong MARC21 được sử dụng thường xuyên
chỉ chiếm phần nhỏ, nhiều trường dữ liệu rất ít khi được sử dụng. Do đó chỉ xây dựng những
trường thường xuyên sử dụng và cụ thể với từng loại hình tàiliệu là phù hợp với yêu cầu của
người nhập tin của đơn vị cụ thể. Trong tất cả các worksheet nhập tin thì mẫu dành cho sách
là cơ bản nhất, gần như tất cả các thưviện đều dung và tác giả đã lựa chọn các trường để thiết
kế mẫu nhập tin này.
2.1.2. Tạo trường và trường con
Sau khi cài đặt Koha, chương trình sẽ xuất hiện một Worksheet nhập tin mặc định.
Trong Worksheet nhập tin mặc định chứa các trường và trường con của MARC21 đầy đủ từ
vùng 0XX đến 9XX. Việc đầu tiên xây dựng worksheet mới là tạo lập rồi sao chép toàn bộ
các thông tin của worksheet mặc định sang worksheet mới. Thông tin các nhãn trường lớn
được sử dụng gồm có: Mã nhãn trường là số có 3 chữ số, độ dài trường được thiếtkế sao cho
phù hợp với thông tin nhập vào; Tên nhãn trường; Các thuộc tính lặp hoặc bắt buộc. Các
trường con được thể hiện bằng số từ 0 đến 9 hoặc một chữ cái. Một điểm nổi bật trong thiết
kế các trường của Koha là cho phép ẩn/hiện khi nhập tin hoặc sử dụng mềm dẻo gán các giá
trị từ bảng có sẵn gọi là giá trị ủy quyền và cơ sở dữ liệu kiểm soát tính nhất quán. Tính năng
này đảm bảo dữ liệu thống nhất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nhập tin.
Thiết kế cũng cho phép gán các giá trị xuất hiện thường xuyên trong buổi làm việc.
2.1.3. Kết quả thiếtkế Worksheet
Tác giả đã đưa ra hình ảnh về các trường và trường con trong mẫu nhập tin để nhập
thông tin từ màn hình máy tính.
2.2. Viết Format hiện hình
Biểu ghi được tạo lập trong quá trình biên mục có thể được trình bày theo một khổ
mẫu. Cần phải có sự thống nhất hình thức trình bày biểu ghi để người sử dụng mục lục có thể
biết cách đọc và xác định dễ dàng vị trí của các yếu tố dữ liệu.
Trong biên mục truyền thống, thứtự trình bày các yếu tố thư mục đã dần được chuẩn
hóa, đặc biệt là từ những năm 70, sau khi mô tả thư mục theo ISBD ra đời.
Với biên mục máy, các biểu ghi có thể hiển thị trên màn hình theo nhiều kiểu khác
nhau, tuy nhiên người ta cố gắng lựa chọn hình thức dễ đọc, dễ hiểu, tương tự như hình thức
trình bày của phiếu mục lục.
Các quy tắc xây dựng trên nền tảng của mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế phân biệt 8
vùng mô tả:
1. Vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm
2. Vùng lần xuất bản
3. Vùng đặc thù loại tàiliệu (chủ yếu bản đồ)
4. Vùng xuất bản, sản xuất, phát hành
5. Vùng mô tả vật lý
6. Vùng tùng thư
7. Vùng phụ chú
8. Vùng số chuẩn quốc tế và điều kiện có được tưliệu
2.2.1. Ngôn ngữ tạo Format
Tương tự như tạo format hiện hình trong CDS/ISIS trước đây, tuy nhiên đối với hệ
quản trịthưviệntíchhợpmãnguồnmởKoha các ký hiệu được sử dụng đơn giản hơn (ví dụ
không có những cặp câu lệnh như IF THEN) và phần tùy biến này chỉ dành riêng cho trình
bày thông tin theo ISBD. Ngoài những ký tự quy định, quy tắc thể hiện tiền tố, hậu tố thì
trong ngôn ngữ tạo format của Koha cho phép dùng thêm ngôn ngữ siêu văn bản HTML.
# - dấu thăng: mang tính chất giải thích hoặc để người tùy biến dễ nhận biết
|| - dấu sổ dọc: thể hiện bắt đầu và kết thúc một vùng thông tin
{} - dấu ngoặc nhọn: thể hiện thông tin trường hoặc trường con sẽ được ghi ra
\n - dấu sổ chéo kèm n: hiển thị giá trị trường lặp, sau mỗi giá trị sẽ xuống dòng
2,3,4,6,8 hoặc a,b,c,d,… các nhãn trường con
<br> - xuống dòng
<label> abcd </label> - Viết ra cụm ký tự abcd
2.2.2. Thể hiện Format
Căn cứ theo các nhãn trường và trường con được lựa chọn trong mẫu nhập tin, quy tắc
viết format hiện hình của Kohavà sơ đồ mô tả trên đây tác giả đã thể hiện Format hiện hình
theo ISBD.
2.2.3. Kết quả đầu ra Format
Kết quả thông tin tìm tin chi tiết đối với từng bản ghi được Koha trình bày ra 3 hình
thức khác nhau. Hai kiểu trình bày ―Hiển thị đơn giản‖ và ―Hiển thị MARC‖ đòi hỏi phải can
thiệp sâu hơn vào các file đã được lập trình viết bằng ngôn ngữ Perl, có nghĩa rằng người
quản trị không những phải có hiểu biết, được đào tạo về công nghệ thông tin mà còn phải
thông thạo về ngôn ngữ lập trình Perl.
Đối với phần ―Hiển thị ISBD‖ chương trình đã thiếtkế theo hướng mở, tùy theo từng
đơn vị cụ thể và khả năng của nhân viênthưviện viết format đầu ra theo yêu cầu của đơn vị
đó. Với vốn kiến thức được đào tạo về CDS/ISIS và HTML căn bản trong nhà trường, cán bộ
thư viện hoàn toàn có khả năng để xây dựng cho mình một format theo yêu cầu.
Với cách viết format thông tin đầu ra theo ISBD trên đây, kết quả hiển thị ra màn hình
của một bản ghi trong cơ sở dữ liệuvà diễn giải kết quả là:
PHẠM HOÀNG HẢI
(Tác giả - được kết xuất thông tin từ trường tác giả 100a)
Giáo trình cơ sở cảnh quan học vànghiên cứu đa dạng cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam
(Nhan đề tàiliệu – được kết xuất từ trường nhan đề 245a)
/ (dấu gạch chéo được lấy ra trước trường thông tin trách nhiệm 245c)
Phạm Hoàng Hải
(Dữ liệu kết xuất từ trường thông tin trách nhiệm 245c)
H. : ViệnĐịa lý, 2009.
(Dữ liệu kết xuất từ trường 260)
122 tr. : Ảnh ; 14.3 x 20.3 cm + Bản đồ
(Dữ liệu kết xuất từ trường 300)
Chủ đề Thuật ngữ chủ điểm:
Địa lýtự nhiên—Việt Nam
Nhiệt đới gió mùa
Cảnh quan học
(Dữ liệu được kết xuất ở vùng 6XX)
DDC: 915
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 082a)
CALLNUMBER: 915 PH-H 2009
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 952o)
DKCB: TB10001
(Dữ liệu kết xuất từ nhãn trường 952p)
2.3. Thiếtkế in nhãn gáy tàiliệu
Một công việc chuyên môn nghiệp vụ được tất cả các thưviệnquan tâm và là khâu
cuối cùng trong xử lý nghiệp vụ trước khi đưa tàiliệu lên giá đó là thiếtkếvà in két nhãn gáy
tài liệu.
Để tổ chức kho đóng, thông thường các thưviện sẽ xây dựng nhãn gáy thể hiện nội
dung chính trên nhãn là thông tin đăng ký cá biệt. Đối với kho mở, các thưviện sẽ lựa chọn
thông tin xếp giá là CallNumber. Tất cả các hệquảntrịthưviệntíchhợp đều ít nhiều hỗ trợ
phần việc này, tuy nhiên để tiện ích trong kết xuất thông tin và in ra kết quả dễ dàng, không
phải qua nhiều công đoạn thì không phải ILS nào cũng có được.
Sau khi tham khảo một số mẫu và kích thước nhãn gáy tàiliệutại một số đơn vị lớn
như Thưviện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN, giải pháp
―Tất cả trong một‖ (All in One) đã được lựa chọn thiết kế. Sử dụng giải pháp này cho phép
các thưviện dễ dàng tổ chức tàiliệu theo hình thức kho đóng hay kho mở căn cứ vào điều
[...]... rãi và có hiệu quả các phần mềm mãnguồnmở trong lĩnh vực quảntrịtưliệu số như Greenstone, Dspace thì chắc chắn rằng trong tư ng lai gần Hệ quảntrị thư việntíchhợpmãnguồnmởKoha sẽ nhanh chóng được chào đón, đưa vào giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo ngành TT-TV vàtriểnkhai thực tiễn tại các phòngtư liệu, thưviệnvà cơ quan thông tin Mặc dù còn nhiều khó khăn để có thể triển khai. .. bước đầu sự thành công việc triển khaiHệquảntrị thư việntíchhợpmãnguồnmởKoha cho PhòngtưliệuViệnĐịa lý, mở ra một sự lựa chọn mới cho các thưviện Việt Nam Các đề xuất nghiệp vụ cũng hoàn toàn phù hợp với phần mềm và cho các kết quả đúng chuẩn quốc tế, thuận tiện cho việc quản lý, đáp ứng được các yêu cầu đề ra KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phát triển phần mềm mãnguồnmở đã trở thành một trong... sinh trong và ngoài Viện do đó nhu cầu quảnlý kho tưliệu bằng phần mềm là thực tế và cấp bách Các phần mềm quảnlýthưviệnthư ng mại thư ng có giá cao, vượt quá khả năng tài chính của Viện, nên việc ứng dụng một phần mềm quảnlýthưviệnmãnguồnmở có đầy đủ tính năng vào quảnlý kho tưliệu là sự lựa chọn phù hợp 3.2 Đề xuất xây dựng phòng tƣ liệu với Koha 3.2.1 Yêu cầu chung Phòngtưliệu được... nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện 5 Quảnlý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện 6 Đào tạo Sau đại học (Bậc tiến sỹ) 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo ViệnĐịalý gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng Hỗ trợ cho Ban lãnh đạo Viện về mặt khoa học có Hội đồng khoa học và về mặt hành chính có phòngQuảnlý tổng hợpViệnĐịalý có 17 phòngnghiên cứu và 2 trạm nghiên. .. viênthưviện + Ghi chú khác 3.3 Đánh giá kết quả 3.3.1 Phần mềm sau cài đặt 3.3.1.1 Phân hệ OPAC Có thể nói rằng OPAC là kết quả đầu ra quan trọng nhất của một hệquảntrịthưviệntíchhợp nói chung vàKoha nói riêng TriểnkhaiKohatạiPhòngtưliệuViệnĐịa lý, đề tàithu được một giao diện OPAC đẹp, phục vụ tìm kiếm thông tin dễ dàng Đây không những là nơi truy cập, nhận thông tin từthư viện. .. tin trong ViệnĐịalý Với quy mô 17 phòngnghiêncứu, 2 trạm nghiên cứu trực thuộc, 119/131 cán bộ nghiên cứu khoa học kết hợp với nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh ngành địa lý, có thể nói rằng nhu cầu thông tin đối với cán bộ vànghiên cứu sinh của ViệnĐịalý là rất lớn Kho tưliệu in của Viện không lớn nhưng có giá trị khoa học cao và phục vụ nhiều lượt bạn đọc là cán bộ, học viênvànghiên cứu... chiều, kết hợp các toán tử AND, OR, NOT và có thể kết nối đến các thưviện trong và ngoài nước 3.3.1.2 Các Phân hệ nghiệp vụ Các phân hệ nghiệp vụ với đầy đủ tính năng từ khâu đầu vào Bổ sung trao đổi, Biên mục tàiliệu đến Quảnlý lưu thông, Quảnlý bạn đọc đến các khâu đầu ra Thống kê báo cáo và các công cụ bổ trợ giống như hệ quảntrị thư việntíchhợpthư ng mại của một cơ quan thông tin – thư viện. .. 3.2.3.3 Thiết bị tự động Hệ thống Koha có tíchhợp công nghệ mã vạch để hỗ trợ việc quảnlý mượn trả tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn Để ứng dụng công nghệ này Thưviện cần phải thực hiện được 2 việc: In mã vạch và Đọc mã vạch Với việc in mã vạch, hệ thống phần mềm thưviệnKoha có hỗ trợ in mã vạch bằng máy in laser Tuy nhiên mã vạch in bằng máy chuyên dụng thì tốt hơn vì giấy và mực tốt hơn Đầu đọc mã vạch... gian và công sức của cán bộ thưviện Việc viết thêm báo cáo thống kê với các câu lệnh MySQL và dịch Koha sang tiếng Việt đòi hỏi cán bộ thưviện phải được đào tạo nâng cao về tin học, có những kiến thức căn bản về hệ quảntrị CSDL MySQL và trình độ tiếng Anh đủ để dịch tàiliệu nhưng quan trọng nhất để dịch một hệ quảntrị thư việntíchhợp sang Việt ngữ là kinh nghiệm quảntrị phần mềm thưviệnvà hiểu... toàn quy trình quảnlýtàiliệuthủ công trước đây của Phòngtư liệu, góp phần nâng cao vị thế của ViệnĐịalý so với các phân viện trong Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đối với lãnh đạo ViệnĐịalý + Đánh giá đầy đủ số lượng và chất lượng nguồntài nguyên thông tin của Viện, qua đó có kế hoạch bổ sung tàiliệu phù hợp, nâng cao chất lượng thông tin + Thống kê, xem xét tình hình nghiên cứu khoa