HàNộimởrộng cơ hộivàtháchthứctronghội
nhập quốc tế
Lê Thị Thu Hà
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn: TSKH. Lương Văn Kế
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Phân tích các đặc trưng (thuận lợi và khó khăn) về lịch sử, tự
nhiên, xã hộivà con người HàNội trước khi mở rộng. Trình bày bối cảnh
ra đời quyết định mởrộngHàNội xét trên bình diện bối cảnh khu vực, bối
cảnh quốctếvà bối cảnh trongnội sinh của Việt Nam. Phân tích, HàNội
trong bức trong tổng thể của cả nước, so sánh các điều kiện, thực trạng phát
triển kinh tếvà hoạt động xúc tiến đầu tư của HàNộithúc đẩy hợp tác quốc
tế, so sánh với thời điểm trước mở rộng. Đặc biệt phân tích thực trạng du
lịch và hoạt động xúc tiến phát triển du lịch như một ngành mũi nhọn của
thủ đô. Tổng kết, đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơhộivàtháchthức của Hà
Nội trong hoạt động hợp tác vàhộinhập kinh quốc tế. Phân tích cơhộivà
thách thức của HàNộimởrộngtrong bối cảnh hộinhậpquốctế sâu sắc như
hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình
hội nhập của Hà Nội. Đưa ra tổng kết và kết luận chung.
Keywords: Hà Nội; Hộinhậpquốc tế; Quan hệ quốctế
Content
Toàn cầu hóa, hộinhậpquốctế hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân loại, cho
nên, sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hóa, từ
chối hợp tác, hộinhập hoặc đóng cửa với thế giới.
Để khỏi bị gạt ra ngoài lề sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử các nước, căn cứ
vào mục tiêu phát triển và khả năng thựctế của mình, Việt Nam đã dứt khoát chọn cho
mình một con đường hộinhậpquốctếvà khu vực, trong đó đóng vai trò tiên phong là các
thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ 21 các đô thị lớn quyết định trật tự kinh tế của thế giới, số lượng đô thị lớn
tăng lên rất nhanh và tập trung nhiều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với các thành
phố khổng lồ như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul, Tôkyô, Osaka, Jakarta,
Manila, Bangkok. Tiềm lực kinh tế chủ yếu tập trung ở các đô thị. Sự phát triển của các
đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và dịch vụ) đã thúc đẩy quá trình tăng
trưởng kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), 80% thành tựu tăng trưởng
kinh tế của các nước đang phát triển sẽ diễn ra tại các thành phố và các vùng đô thị lớn
Là Thủ đô của Việt Nam, từ lâu nay HàNội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước.
Hà Nộinổi tiếng với nền văn hóa cổ truyền giàu giá trị nhân văn, các danh lam thắng
cảnh đặc sắc, là nơi thu thút nhân tài, cũng đồng thời là điểm đến của các nguồn vốn đầu
tư nước ngoài.
Tuy nhiên, với diện tích khiêm tốn, dân số đông nên hoạt động hợp tác quốctế trên các
lĩnh vực từ văn hóa, đào tạo, giáo dục và đặc biệt là kinh tế của HàNội trước khi mởrộng
còn gặp nhiều khó khăn. Các công tác liên kết với các địa phương nhằm triển khai các
hoạt động hộinhập còn nhiều bất cập.
Chính bởi lý do đó, ngày 01/08/2008 Đảng, Chính phủ quyết định điều chỉnh địa giới
hành chính của HàNội với kỳ vọng HàNội là đầu tàu chính trị, văn hóa, một trung tâm
kinh tế hàng đầu, đóng góp tích cực hơn nữa cho hộinhậpquốctế của Việt Nam. HàNội
sẽ gánh vác nhiều trọng trách trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ tích cực các địa phương, thành
phố khác trong cả nước cùng phát triển vàhội nhập.
Đây là một quyết định mang tính lịch sử có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, văn hoá,
xã hội của cả nước đặc biệt là với cư dân HàNội cũ và của các địa phương được sáp
nhập. Chính vì vậy có khá nhiều ý kiến hoài nghi về tính đúng đắn, khả thi của quyết
định này.
Nghiên cứu về HàNộimởrộng trên phương diện phục vụ hợp tác vàhộinhậpquốc tế,
tác giả lựa chọn đề tài “Hà Nộimởrộng – cơ hộivàtháchthứctronghộinhập quốc tế”
dựa trên cơ sở nghiên cứu các nguồn dữ liệu tổng hợp từ hiện trạng, bối cảnh, lý do và kế
hoạch xây dựng HàNộimở rộng. Từ đó, đưa ra những đánh giá về thực trạng, triển vọng
và tháchthức của HàNộitronghộinhậpquốc tế, đề xuất giải pháp thúc đẩy hộinhập để
Hà Nội xứng tầm với quy mô của một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Luận văn hy vọng góp phần chia sẻ và trả lời cho những ý kiến hoài nghi của quyết định
mở rộngHàNội 01/08/2008.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: HàNội cũ vàHàNộimởrộng trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội,
kinh tế, tập trung nghiên cứu các thành tựu và định hướng hội nhập, hợp tác quốc tế.
Phạm vi: Quan hệ quốctếvà hợp tác quốctế của Hà Nội, khả năng hộinhậpquốctế sau
khi mở rộng.
3 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, thống kê những sự kiện liên quan đến
những đặc điểm về tự nhiên, xã hội - đặc biệt chú trọng đến công tác hộinhậpquốctế của
Hà Nội trước và sau khi mởrộng tập trung trong khoảng thời gian từ năm 2001-2010.
Đặc biệt, sau giai đoạn mởrộngHà Nội, từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8 năm 2010, tác
giả tập trung thống kê các dự án xây dựng HàNội mới qua các kênh truyền thông đại
chúng, các tin tức sự kiện hàng ngày của tiến trình phê duyệt, thực hiện, cùng những ý
kiến thảo luận của xã hội, để có thể đưa ra những nhận định về tình hình thựctế của quá
trình phát triển vàhộinhậpHà Nội.
Tuy nhiên, nội dung đề tài đề cập đến một đối tượng quan trọng là – HàNộimở rộng,
trong khi phần lớn dự án xây dựng HàNội mới vẫn đang chờ Chính phủ vàQuốchội
thông qua. Vì vậy nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài là hết sức khan hiếm, ngoại trừ
những báo cáo, niên giám và các quyết định chính sách của Đảng và Nhà nước về Thủ đô
Hà Nộivà các văn bản của các địa phương liên quan được công bố trên báo chí.
Luận văn đã sử dụng một số tài liệu viết về Lịch sử Thăng Long - HàNội với những phân
tích đánh giá sâu sắc về giá trị truyền thống của vùng đất đế đô. Bên cạnh đó là các thông
tin kinh tế của thủ đô HàNội giai đoạn 2001 đến 2010, so sánh với các địa phương trên
cả nước qua niên giám thống kê… Đặc biệt, bài viết sử dụng các thông tin cập nhật trên
các trang báo điện tử về các dự án xây dựng HàNội mới cùng các bài bình luận sâu sắc.
Viết về hộinhậpquốctế của HàNộimởrộng dưới góc độ phân tích các yếu tố quốc tế,
luận văn đã sử dụng các tài liệu phân tích xu hướng kinh tế thế giới như cuốn Vận hành
toàn cầu hóa (Making Globalization Work) làm cơ sở dữ liệu đánh giá bối cảnh quốctế
trước quyết định mởrộngHà Nội…
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của HàNội trước và sau khi mởrộng kết hợp phân
tích các yếu tố liên quan đến lịch sử, văn hoá lâu đời của HàNộivàHà Tây trước đây,
đánh giá các yếu tố địa chính trị của các khu vực mới sáp nhập cùng phân tích tình hình
quốc tếtrong xu thế hộinhập hiện nay, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn khách quan
cho những cơhộivàtháchthức của HàNội trước và đặc biệt là sau khi mởrộngtrong
công cuộc hộinhậpquốc tế.
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ là một cái nhìn mới, tổng quát về những đặc điểm của HàNội sau khi mở
rộng tronghộinhậpquốctế của thủ đô và đất nước.
Trong phạm vi phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của HàNộimở rộng,
luận văn đưa ra những đánh giá, phân tích, dự đoán khả năng hộinhậpquốctế tương lai
của HàNội mới.
Luận văn đưa ra những nhận định về tháchthứcvà khó khăn khi xây dựng HàNộimở
rộng theo định hướng tăng cường khả năng hộinhập của HàNộinói riêng và Việt nam
nói chung.
Đề tài đề cập đến một vấn đề mới mẻ và mang tính thời sự cao, vì vậy khó tránh khỏi
những góc nhìn chủ quan đặc biệt khi mọi dự án, quy hoạch và phát triển HàNộimở
rộng vẫn đang được bàn bạc, đánh giá và chưa đi vào thực hiện.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng một số phương pháp sau:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực địa
Thu thập tài liệu lịch sử của Thăng Long - HàNộivàHà Tây, các văn kiện, nghị quyết
liên quan đến quyết định mởrộngHà Nội, các báo cáo kinh tế, chính trị cùng các tài liệu
niên giám thống kê của HàNội các năm từ 2001 đến 2010.
Cập nhật thường xuyên và liên tục các thông tin liên quan đến công tác xây dựng HàNội
mới phục vụ cho công cuộc hộinhậpquốctế của Thủ đô như các dự án quy hoạch đô thị,
dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu liên ngành (địa lý nhân văn)
Những thông tin đa dạng trên các lĩnh vực chính sách, kinh tế xã hộivà văn hoá của khu
vực HàNội cũ vàHàNội mới, các tỉnh thành trong cả nước được chọn lọc, hệ thống, so
sánh làm nổi bật những đặc điểm hiện trạng và tương lai trên lĩnh vực hộinhậpquốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình các thủ đô phát triển trên thế giới dựa trên các yếu tố địa
lý, văn hóa, kinh tế, văn hóa, xã hội… luận văn đề xuất định hướng cho mô hình Thủ đô
Hà Nội mới.
6 Kết cấu luận văn
Chương 1. Bối cảnh và quyết định mởrộngHàNội 01/08/2008.
Phân tích các đặc trưng (thuận lợi và khó khăn) về lịch sử, tự nhiên, xã hộivà con người
Hà Nội trước khi mở rộng.
Bối cảnh ra đời quyết định mởrộngHàNội khi xét trên bình diện bối cảnh khu vực, bối
cảnh quốctếvà bối cảnh trongnội sinh của Việt Nam.
Tuyên bố chính thứcmởrộngHàNội tháng 8 năm 2008 với lý do xây dựng một thủ đô
Hà Nội mới rộng lớn hơn, hiện đại hơn, phù hợp với phát triển vàhộinhậptrong tương
lai của đất nước và các ý kiến đa chiều xung quanh quyết định này.
Tính khả thi của các đề án xây dựng HàNội nhìn từ góc độ hộinhậpquốc tế.
Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội phục vụ hộinhậpquốc
tế.
Phân tích, HàNộitrong bức trong tổng thể của cả nước, so sánh các điều kiện, thực trạng
phát triển kinh tếvà hoạt động xúc tiến đầu tư của HàNộithúc đẩy hợp tác quốc tế, so
sánh với thời điểm trước mở rộng. Đặc biệt phân tích thực trạng du lịch và hoạt động xúc
tiến phát triển du lịch như một ngành mũi nhọn của thủ đô.
Tổng kết, đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơhộivàtháchthức của HàNộitrong hoạt động
hợp tác vàhộinhập kinh quốc tế.
Chương 3: Cơhộivàtháchthức của Hà Nội, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hội
nhập quốc tế.
Phân tích cơhộivàtháchthức của HàNộimởrộngtrong bối cảnh hộinhậpquốctế sâu
sắc như hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình hội
nhập của Hà Nội. Đưa ra tổng kết và kết luận chung.
Tổng kết các đặc điểm của Hànội cũ và Hà Nộimởrộng trên các yếu tố phục vụ công tác
hội nhậpquốctếtrong xu hướng Toàn cầu hóa hiện nay trên phạm vi thế giới. Những
thuận lợi, khó khăn, kiến giải để HàNộimởrộng thành công hơn nữa trong hoạt động
hội nhậptrong tương lai trên tiêu chí khắc phục mặt hạn chế, phát huy tối ưu những tiện
ích mà hộinhậpquốctếcó thể mang lại cho thủ đô HàNộinói riêng và Việt Nam nói
chung.
Hội nhậpquốctế thành công là một tiến trình lâu dài song song giữa việc xây dựng định
hướng và triển khai thực hiện… đây thực sự là một thử thách lớn với HàNộimởrộng bởi
các khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, kỹ năng quản lý, nguồn nhân lực…
Với quy mô là 1 trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên Thế giới, HàNội đang chịu
sức ép trong mục tiêu hộinhập kinh tếquốctếtrong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy
nhiên, với quỹ thời gian chưa dài (2 năm) khi ưu tiên hàng đầu là quy hoạch hạ tầng đô
thị, quy hoạch quản lý hành chính… thì việc hộinhậpquốctế sau 2 năm mởrộng chưa
có nhiều đột biến.
Trong tương lai, nếu chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị được thực hiện
đồng bộ thì việc hộinhậpquốctế sâu rộng sẽ có nhiều cơhộithực hiện thành công.
Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng giải quyết những tồn đọng sau thời
kỳ sáp nhập , ổn định bộ máy quản lý hành chính, thống nhất và triển khai các đề án trọng
điểm xây dựng Hà Nội.
References
1. Đặng Duy Phúc (2010), Bộ sách kỷ niệm ngàn năm Thăng Long – HàNội qua các thời kỳ
lịch sử, Nxb Thời đại
2. Đoàn Huyền Trang (2009), Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, Nxb Lao Động
3. Hoàng Đạo Thúy (2008), Người và cảnh Hà Nội, Nxb HàNội
4. GS.TS Lê Thông (2009), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Sư Phạm
5. GS Lê Xuân Tùng (2006), Bách khoa thư HàNội (Kinh tế, Nxb văn hóa thông tin viện
nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa năm
6. (2003), Một số văn bản pháp luật về chủ động hộinhập kinh tếquốctếvà khu vực, Nxb
Chính trị Quốc gia
7. Niên giám thống kê HàNội năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, Nxb
Thống kê
8. Nhiều tác giả (2010), Một số tư liệu quý về Hà Nội, Nxb Trẻ Trần
9. Nguyễn Thị Ngọc Vân (2010), HàNội qua số liệu thống kê 1994-2008, Nxb HàNội
10. George Soros (2009), Nhìn về Toàn cầu hóa, Nxb Trẻ
11. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, GS.TS Trương Quan g Hải (2008), Hội thảo quốctế Việt
Nam Học lần thứ 3 - Việt Nam hộinhậpvà phát triển – Nxb ĐHQG HN
12. Nguyễn Vinh Phúc (2009), HàNội thành phố nghìn năm, Nxb Trẻ
13. Nguyễn Vinh Phúc (2009), HàNội những nẻo đường du lịch, Nxb Trẻ
14. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb Văn hóa thông tin
15. Quảng Văn (2010), Non nước Hà Nội, Nxb HàNội
16. Quốc Vượng, Vũ Tuân Sán (2009), HàNội nghìn xưa, Nxb HàNội
17. Th.S Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Toàn cầu hóa - cơhộivàtháchthức đối với sự phát
triển của truyền thông Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
18. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị Quốc
gia
19. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Trẻ
20. Joseph E. Stiglitz (2008), Vận hành toàn cầu hóa (Making Globalization Work), Nxb Trẻ