1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CONG TRINH TH y l i TIEU CHU n THI CONG

36 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Lời nói đầu

  • 1 Phạm vi áp dụng

    • 1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi được thiết kế và xây dựng theo công nghệ đập Trụ đỡ. Đối với những công trình đập Trụ đỡ có kết hợp cầu giao thông thì ngoài tiêu chuẩn này cần vận dụng thích hợp theo 22TCN 266 -2000 - Cầu và Cống - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

    • 1.2 Các yêu cầu của tiêu chuẩn này áp dụng đối với Chủ đầu tư, Nhà thầu, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thi công và nghiệm thu công trình Thủy lợi được thiết kế thi công theo công nghệ Đập trụ đỡ. Những hạng mục thi công và nghiệm thu không quy định trong tiêu chuẩn này cần áp dụng thích hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

    • 1.3 Những quy định của tiêu chuẩn này dựa trên một số tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước. Khi có khác biệt giữa tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn, quy định liên quan khác về việc thi công và nghiệm thu đập Trụ đỡ thì phải tuân theo tiêu chuẩn này với sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

  • 2 Tiêu chuẩn viện dẫn

  • 3 Các thuật ngữ và định nghĩa

    • 3.1 Các chữ viết tắt dùng trong tiêu chuẩn

    • 3.2 Đập Trụ đỡ là công trình ngăn sông được xây dựng ngay trên lòng sông. Đập bao gồm các trụ độc lập bằng BTCT có móng cọc cắm sâu vào đất nền, giữa các trụ là các dầm đỡ van được liên kết. Dưới dầm đỡ van là cừ chống thấm liên kết với nhau, đỉnh cừ liên kết với đáy bệ trụ và dầm đỡ van.

    • 3.3 Đập Trụ đỡ bệ cao là đập Trụ đỡ có trụ pin là hình chữ T, hai cánh không tiếp xúc với nền công trình, phần thân chữ T sâu xuống dưới ngưỡng cống.

    • 3.4 Cừ chống thấm là kết cấu bản bằng BTCT, BTCT dự ứng lực, cọc ván thép hoặc cọc ống thép có me liên kết với nhau bằng me kín nước theo kiểu ép chặt (cao su) hoặc ngàm móc vào nhau (cừ thép).

    • 3.5 Dầm đỡ van là bộ phận nằm giữa các trụ pin để đỡ và kín nước với cửa van.

    • 3.6 Bê tông bịt đáy là kết cấu phụ tạm bằng bê tông đổ vào đáy khung vây để chống thấm dưới đáy khung vây, làm sạch đáy hố móng, chống áp lực nước, áp lực đất bên ngoài tác dụng lên khung vây và cứng hóa nền để thi công kết cấu trụ pin bên trên. Bê tông bịt đáy được thi công bằng biện pháp đổ bê tông dưới nước.

    • 3.7 Chiều cao khối đổ là chiều dày lớp bê tông được quy định để có thể đầm một lần bằng thiết bị đầm hiện có.

    • 3.8 Chiều cao đợt đổ là kích thước theo chiều cao kết cấu được quy định để đổ bê tông liên tục.

  • 4 Công tác chuẩn bị thi công

    • Để chuẩn bị thi công đập Trụ đỡ, cần tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong TCVN 4055-1985 - Tổ chức thi công. Ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

    • 4.1 Nhận bàn giao vị trí cao tọa độ mốc, xác định tim tuyến công trình (thông thường tim công trình thiết kế trùng với tim cầu giao thông hoặc tuyến cừ chống thấm).

    • 4.2 Xác định phạm vi giải phóng mặt bằng:

    • 4.3 Phát quang, tạo mặt bằng công trường, xây dựng công trình phụ tạm:

    • 4.4 Phạm vi bảo vệ thi công và tập kết thiết bị dưới nước

  • 5 Công tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình

    • 5.1 Công tác trắc địa, không chế mặt bằng, cao độ và định vị công trình đối với Đập trụ đỡ tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành TCVN 8223:2009; TCVN 8224:2009; TCVN 8225:2009, ngoài ra còn tuân theo các yêu cầu sau đây:

    • 5.2 Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xét thích hợp sao cho từ các điểm đo có thể xác định được tim trụ và kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công.

    • 5.3 Đối với đập Trụ đỡ có tổng khẩu độ thông nước trên 150m, cống có tháp kéo van tính từ đỉnh trụ pin lên đỉnh tháp cao hơn 15m, cần phải lập bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc trong hồ sơ thiết kế.

    • 5.4 Toàn bộ bản vẽ thiết kế MLĐ do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển giao bằng văn bản cho bên nhà thầu tiếp nhận công tác đo đạc và định vị kết cấu công trình. Biên bản nghiệm thu MLĐ phải có sơ hoạ mặt bằng vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng công trình, dạng và độ sâu chôn cọc, toạ độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc trong hệ thống toạ độ và cao độ nhà nước. Đối với các cầu trên cống có chiều dài trên 300m, các cầu treo dây xiên, cầu nối tiếp đường cong, cũng như cầu có trụ cao hơn 15m, trong biên bản nghiệm thu MLĐ có bản vẽ mặt bằng khu vực công trình, trong đó có vị trí và cao trình cọc tiêu cọc mốc, kèm theo những chỉ dẫn cần thiết để thực hiện công tác đo đạc.

    • 5.5 Việc phân định tim đường nhánh tạm thời, việc lập thêm (nếu cần) mạng đường sườn cũng như mọi công việc kiểm tra đo đạc khi tiến hành xây lắp, đều phải do nhà thầu thực hiện.

    • 5.6 Khi tiến hành tổ chức xây dựng, cần kiểm tra công tác đo đạc theo từng thời điểm sau:

      • - Sau khi làm xong phần móng mố trụ (trước khi bắt đầu xây thân mố trụ).

      • - Sau khi xây mố trụ (sau khi làm xong phần móng mố trụ)

      • - Thực hiện các bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc trong quá trình xây thân mố trụ

      • 5.6.1 Những yêu cầu kỹ thuật, khối lượng và phương pháp công tác đo đạc được chỉ dẫn trong i.

      • 5.6.2 Với công trình có chiều dài hơn 100m, có tháp van cao hơn 15m, các cọc tiêu cọc mốc của đường sườn cơ bản đều bằng BTCT, trên mặt cọc có gắn điểm tim để đảm bảo mạng lưới đo chuẩn xác. Khi khẩu độ bé hơn 100m cho phép sử dụng cọc gỗ có đầu đinh thép để làm đường sườn cơ bản.

      • 5.6.3 Mốc cao đạc được bố trí cách đường tim tuyến không quá 80m, nhưng phải nằm ngoài phạm vi có bố trí kết cấu tạm.

      • 5.6.4 Để quan sát chuyển vị và biến dạng của các mố trụ (đối với công trình có ghi trong bản vẽ thiết kế MLĐ), cần phải đánh dấu cố định điểm đo hoặc gắn cục sứ có đầu hình chỏm cầu (tráng men) lên đỉnh mố trụ ở vị trí thuận tiện đặt thước đo ngắm.

      • 5.6.5 Trường hợp chiều dài đập dưới 100m thì trong mạng lưới tam giác cho phép đo bằng 1 cơ tuyến, còn nếu chiều dài lớn hơn thì ít nhất phải đo bằng 2 cơ tuyến.

      • 5.6.6 Cơ tuyến phải được cắm trên chỗ đất phẳng có độ dốc nhỏ hơn 1%. Trong trường hợp đặc biệt cho phép cắm một mạng lưới cơ tuyến độc lập.

      • 5.6.7 Chiều dài của cơ tuyến phải đo với độ chính xác quy định ở ii và chính xác gấp 2 lần so với khi đo khoảng cách giữa các mốc định vị tim tuyến.

      • 5.6.8 Việc định các tim trụ trên một đường thẳng cần tiến hành bằng phương pháp giao điểm với góc vuông ít nhất là từ 2 điểm của hệ thống đa giác đạc và đặt các tim trụ trên đường tim tuyến với độ lệch cho phép lớn nhất là 15mm. Việc định vị các bộ phận của trụ sau này cần tiến hành từ các tim của trụ bằng cách giản đơn, ưu tiên là bằng phương pháp tọa độ vuông góc.

      • 5.6.9 Trong quá trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim trụ.

      • 5.6.10 Với công trình dài trên 100m phải đặt:

  • 6 Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm

    • 6.1 Kiểm tra và nghiệm thu cừ tại nơi sản xuất

      • 6.1.1 Đối với cừ BTCT và cừ BTCT dự ứng lực:

      • 6.1.1 Đối với cừ thép, cừ nhựa phải đảm bảo các yêu cầu

    • 6.2 Thi công và nghiệm thu cừ chống thấm tại hiện trường

      • 6.2.1 Khi đóng hạ cừ chống thấm phải định vị tim tuyến cừ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc.

      • 6.2.2 Công tác hạ cừ chống thấm cho đập Trụ đỡ phải có hệ sàn đạo phụ trợ thi công. Cao độ sàn đạo thi công phải nằm trên mực nước cao nhất trong quá trình thi công tối thiểu 0,5m. Cao độ đỉnh cừ thép được khống chế bằng cách kiểm tra vạch cao độ trên cọc dẫn hạ cừ, đảm bảo không dịch chuyển các thanh cừ đã thi công hoàn thiện trong khi thi công các thanh cừ tiếp theo.

      • 6.2.3 Hướng thi công cừ chống thấm nên theo các hướng sau để tránh tối đa các điểm hợp long:

      • 6.2.4 Biện pháp hạ cừ chống thấm:

      • 6.2.5 Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công ngoài hiện trường cần phải đáp ứng trong thi công cừ chống thấm quy định theo iv.

  • 7 Thi công và nghiệm thu móng cọc

    • 7.1 Đối với móng cọc sử dụng cọc đóng:

      • 7.1.1 Đối với cọc được thi công dưới nước phải có sàn đạo thi công với các thiết bị hạ cọc không phải là tàu đóng cọc có hệ dẫn hướng và sàn đạo đi kèm. Cao độ của khung dẫn hướng trên hệ sàn đạo phải cao hơn mực nước cao nhất trong quá trình thi công tối thiểu 0,5m. Đối với hệ sàn đạo sử dụng hạ cọc xiên yêu cầu số tầng khung dẫn hướng tốt thiểu là 02 tầng.

      • 7.1.2 Khi thi công cọc bằng phương pháp đóng, rung phải đảm bảo đạt độ chối tính toán (không được nhỏ hơn 0,2cm/một nhát búa) tương ứng với quy trình và thiết bị lựa chọn trong hồ sơ thiết kế BVTC. Độ chối tính toán của cọc được quy định trong hồ sơ thiết kế BVTC tương ứng với loại búa, loại cọc dẫn, trọng lượng các vật đệm cọc, sức chịu tải của cọc trong hồ sơ thiết kế BVTC.

      • 7.1.3 Trường hợp nhà thầu thi công sử dụng thiết bị hạ cọc, cọc dẫn, vật đệm cọc khác với thông số trong hồ sơ thiết kế nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu theo “Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen” thì độ chối kết thúc đóng cọc phải được tính toán lại và có sự chấp thuận của đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và Chủ đầu tư.

      • 7.1.4 Khi không có yêu cầu cụ thể về loại búa, đơn vị thi công nên lựa chọn loại búa có quả búa trọng lượng lớn và chiều cao rơi nhỏ để tránh vỡ đầu cọc. Trong trường hợp phải khoan mồi, độ sâu khoan mồi cọc bằng 0,9 chiều sâu hạ cọc trong đất, đường kính lỗ khoan mồi bằng 0,9 đường kính cọc tròn hoặc 0,8 đường chéo cọc vuông cũng như cọc đa giác, và được điều chỉnh theo kết quả hạ thử cọc.

      • 7.1.5 Đối với cọc được hạ xuống bằng búa rung thì năng suất hạ rung ở giai đoạn cuối không nhỏ hơn 5 cm/phút, khi không đạt được có thể áp dụng phương pháp xói đất phía dưới mũi cọc hoặc dùng búa rung loại lớn hơn.

      • 7.1.6 Khi cọc ống BTCT hay cọc ống thép theo thiết kế có nhồi BT, sau khi hạ xong cọc, phải làm sạch đất trong lòng cọc, nghiệm thu chiều sâu đáy cọc, đặt lồng cốt thép (nếu có) sau đó đổ bê tông nhồi vào lòng cọc lên đến đỉnh cọc. Công việc đổ bê tông lòng ống phải liên tục để không làm mất độ linh động BT. Trong trường hợp ngược lại chỉ cho phép tiếp tục công việc khi có giải pháp đảm bảo chất lượng liên kết tốt ở mặt tiếp giáp giữa phần bê tông mới đổ và phần đó đổ trước đó.

      • 7.1.7 Việc đổ đầy hỗn hợp bê tông trong lòng cọc ống BTCT, cọc ống thép ở phạm vi có dấu hiệu thay đổi nhiệt độ do tác động của môi trường xung quanh (nước, không khí, đất) phải thực hiện theo yêu cầu đặc biệt được chỉ dẫn trong BVTC (lựa chọn thành phần hỗn hợp, cách đổ nhồi bê tông, làm sạch mặt trong lòng cọc,...). Cụ thể ở cao trình dưới phạm vi có dấu hiệu thay đổi nhiệt độ một đoạn bằng một lần đường kính cọc nhưng không nhỏ hơn 1m, để đảm bảo an toàn cho cọc có thể hạn chế sự xuất hiện vết nứt trong khối bê tông nhồi.

      • 7.1.8 Đối với cọc ống thép có đường kính lớn (D  60cm), khi hạ cọc cần sử dụng thiết bị hạ chuyên dụng cho cọc ống thép.

      • 7.1.9 Đối với các công trình có thiết kế cọc xiên với độ xiên 1:5 nếu không có hồ sơ và yêu cầu của BVTC thì bắt buộc khi đóng phải dùng búa có giá dẫn hướng, kết hợp khung dẫn hướng, tuyệt đối không được dùng búa treo làm ảnh hướng đến kết cấu cọc trong quá trình đóng hạ cọc.

      • 7.1.10 Chiều cao đập đầu của cọc BTCT các loại, chiều cao kết cấu liên kết của cọc ống các loại được quy định như sau:

      • 7.1.11 Đối với cọc BTCT các loại, công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất thực hiện theo yêu cầu tại Điều 5.1 - TCVN 9394:2012 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”.

      • 7.1.12 Đối với cọc thép các loại (ống thép, thép hình cán nóng), công tác kiểm tra, nghiệm thu tại nơi sản xuất theo Điều 5.2 - TCVN 9394:2012 ''Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra cần thỏa mãn yêu cầu sau:

    • 7.2 Đối với móng cọc khoan nhồi

      • 7.2.1 Theo đặc điểm kỹ thuật có thể chia ống vách thành hai loại:

      • 7.2.2 Loại ống vách sử dụng để thi công cọc khoan nhồi phải có chứng chỉ đảm bảo chất lượng.

      • 7.2.3 Công tác định vị, lắp đặt ống vách cần lưu ý những điểm sau:

      • 7.2.4 Cao độ đỉnh và chân ống vách cần thỏa mãn thêm những điểm sau:

      • 7.2.5 Công tác xác định cao độ dung dịch khoan cần chú ý thêm những điểm sau:

      • 7.2.6 Chiều cao đập đầu cọc tối thiểu 1D và không ≤ 1,2m với cọc khoan nhồi có đường kính D60cm.

  • 8 Thi công và nghiệm thu khung vây

    • 8.1 Công tác thi công hệ khung vây

      • 8.1.1 Tất cả các loại kết cấu thép hình, thép tấm, cọc ván thép, cọc ván ống thép, và các loại kết cấu thép chế tạo sẵn khác phải được kiểm tra xuất xứ, kích thước hình học, dung sai, khối lượng đơn vị, thành phần hóa học, chỉ tiêu cơ lý, các tiêu chí chấp nhận hình dạng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đối chiếu với yêu cầu của thiết kế.

      • 8.1.2 Căn cứ vào mực nước thi công (mực nước cao nhất trong suốt quá trình thi công), cao độ khung vây cừ thép được xác định như sau:

      • 8.1.3 Vị trí tuyến cừ của vòng vây phải được bố trí cụ thể hợp lý giữa các phân đoạn thi công. Vị trí mặt bằng tuyến cừ của vòng vây, hình dạng vòng vây của hệ khung vây được xác định như sau:

      • 8.1.4 Các cừ thép yêu cầu đóng thẳng đứng theo cả hai phương và tuyệt đối song song với nhau, nếu chỉ có một cừ bị nghiêng, tất cả các cừ khác sẽ bị nghiêng theo và tạo thành khe hở hình chữ V ở vị trí khép góc (vị trí hợp long). Chân cừ đóng cắm sâu vào trong nền, đầu cừ tựa vào khung chống bằng thép. Vành đai khung chống áp sát vào với các đầu cừ thép và liên kết cứng với nhau đảm bảo không bị biến hình, các thanh chống bên trong có vai trò tăng cường cho khung và bố trí sao cho không gây khó khăn cho thi công trong vòng vây như đào đất và vận chuyển vật liệu, kết cấu vào trong hố móng.

      • 8.1.5 Để liên kết khung chống với các đầu cừ thép nên dùng những đoạn cốt thép ∅14 -:- ∅16 uốn thành hình chữ U và hàn nối hai bên thành cừ với khung chống. Cách liên kết này vừa có tác dụng chống, vừa có tác dụng giằng và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng sau này của cừ thép.

      • 8.1.6 Để hạ hay nhổ cừ của vòng vây phải sử dụng búa rung búa chuyên dụng tương ứng cho loại cừ sử dụng. Trường hợp không có búa rung mà phải dựng búa Diezel để đóng thì không cho nổ búa mà chỉ dùng trọng lượng của búa để ép cừ xuống (biện pháp đóng câm).

      • 8.1.7 Trình tự thi công, các kết cấu phụ trợ (hệ sàn đạo) trong thi công hạ cừ, lắp đặt hệ khung chống theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế BVTC.

      • 8.1.8 Hầu hết kết cấu khung vây thi công cho đập Trụ đỡ đều phục vụ thi công các kết cấu dưới nước, nên yêu cầu phải xảm me cừ ván thép có tác dụng làm kín mạch nối ghép giữa các cừ. Vật liệu là dây thừng tẩm dầu thải, kết hợp với thợ lặn, chèn vào khe hở giữa các cạnh me. Trường hợp cột nước thi công không lớn có thể sử dụng đất sét luyện để xảm me cừ.

      • 8.1.9 Dựa vào khung dẫn hướng tiến hành ghép vòng vây. Đối với vòng vây hình chữ nhật, xuất phát từ hai góc của vòng vây, còn đối với vòng vây có hình tròn hoặc elíp thì có thể bắt đầu từ một vị trí bất kỳ của vòng vây. Đi lần lượt từ hai góc hay một vị trí cho đến hết một lượt để khép kín vòng vây, chiều sâu hạ giữa các cừ không chênh nhau quá 0,5m.

      • 8.1.10 Tại điểm hợp long, đo cụ thể khoảng hở còn lại để chế tạo cừ khép mối và tiến hành khép kín mối nối. Cụ thể tại điểm hợp long sẽ để lại khoảng hai thanh cừ cuối cùng, hai cừ này chỉ đóng đến 2/3 chiều sâu rồi dùng thép góc hàn đính cố định khoảng cách vị trí của hai cọc này sau đó nhổ lên và dùng thép tấm hoặc thép chữ U hàn vỏ khe hở giữa hai cừ, dựng cừ chế tạo này đóng vào mối hợp long sẽ khép kín vòng vây.

      • 8.1.11 Trong công tác tạo hệ khung vây để ngăn nước cho phép tham khảo các tài liệu liên quan khác về thi công hệ khung vây ngăn nước kèm theo các chỉ dẫn và sai số theo mặt bằng và chiều cao để thực hiện nghiệm thu công tác tạo hệ khung vây.

    • 8.2 Công tác đào đất trong khung vây

      • 8.2.1 Công tác đào đất trong khung vây thi công được thực hiện sau khi hợp long vòng vây, các cây cừ được đóng đến cao độ thiết kế và lắp dựng xong hệ khung chống tầng trên cùng (tầng trên mặt nước). Cao độ mặt đất thấp nhất được phép đào bằng máy đào phải cách đầu cọc xử lý nền thi công trước đó (cao độ đầu cọc có kể đến phần đập đầu cọc) ít nhất 0,5m. Phần còn lại phải sử dụng phương pháp xói hút để đưa đất trong khung vây ra ngoài (tránh trường hợp sử dụng máy đào gây vỡ hoặc dịch chuyển vị trí của đầu cọc chịu lực). Ngoài ra phải kết hợp với thợ lặn để kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo kích thước và cao trình đáy hố móng như yêu cầu trong hồ sơ BVTC.

      • 8.2.2 Chênh lệch mực nước trong và ngoài khung vây phải được đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế BVTC trong suốt quá trình thi công đào đất hố móng, đổ bê tông bịt đáy (nếu có).

    • 8.3 Công tác thi công bê tông bịt đáy

      • 8.3.1 Thi công bê tông bịt đáy được thực hiện bằng biện pháp thi công bê tông trong nước, với đập Trụ đỡ yêu cầu thi công bê tông trong nước bằng công nghệ rút ống thẳng đứng và theo quy định của hồ sơ thiết kế BVTC.

      • 8.3.2 Thi công bê tông dưới nước theo công nghệ rút ống thẳng đứng: Trình tự theo các bước như 1 và cần thực hiện yêu cầu sau:

      • 8.3.3 Các yêu cầu kỹ thuật, sai số cho phép trong công tác thi công bê tông bịt đáy trong khung vây được quy định theo v.

    • 8.4 Công tác bơm nước làm khô hố móng

      • 8.4.1 Công tác bơm nước làm khô hố móng theo trình tự yêu cầu của hồ sơ thiết kế BVTC.

      • 8.4.2 Để thuận tiên cho việc hạ khung vây, trước khi bơm nước làm khô hố móng nên kết hợp với thợ lặn và các thiết bị phụ trợ khác lắp đặp tạm các tầng khung chống phía dưới mặt nước cho khung vây. Sau đó, kết hợp với quá trình bơm cạn nước trong khung vây tiến hành hoàn thiện từng lớp khung chống từ trên xuống dưới.

      • 8.4.3 Trong quá trình thi công kết cấu công trình chính trong khung vây cần bố trí bơm duy trì thường xuyên để bơm nước do rò rỉ từ các me cừ, thấm, nước mưa, và nước do công tác thi công khác trong phạm vi khung vây.

    • 8.5 Công tác làm phẳng đáy móng và biện pháp an toàn cho hệ khung vây thi công:

      • 8.5.1 Sau khi bơm cạn nước trong hố móng, tiến hành vệ sinh bề mặt bê tông bịt đáy đã thi công, đập đầu cọc và sử dụng bê tông lót để làm phẳng đáy hố móng. Bê tông lót được đổ, làm phẳng, căn chỉnh cao độ đáy móng theo yêu cầu thiết kế và không vượt quá mức cho phép ở v.

      • 8.5.2 Không được chất tải trọng khác lên kết cấu khung vây mà trong thiết kế BVTC không quy định.

      • 8.5.3 Trong suốt quá trình thi công khung vây cần phải lắp đặt hệ thống biển báo tín hiệu và các kết cấu bảo vệ đặc biệt, tránh được sự va chạm của thuyền bè. Tàu thuyền, xà lan, thiết bị thi công không được neo giữ, bám, tựa lên kết cấu khung vây, mà phải có kết cấu neo giữ độc lập với kết cấu khung vây trong quá trình thi công.

  • 9 Thi công và nghiệm thu trụ pin

    • 9.1 Công tác ván khuôn

      • 9.1.1 Yêu cầu phải có tính toán biến dạng của ván khuôn trong quá trình thi công;

      • 9.1.2 Những đầu góc vuông và góc nhọn của kết cấu đổ bê tông phải gia công ván khuôn vuốt thành góc tròn bán kính 20mm, hoặc phải vát mép theo kích thước không nhỏ hơn 10x10mm (nếu trong bản vẽ thiết kế không có chỉ dẫn khác); Độ dốc mặt bên ván khuôn của khối nguyên thể là 1:20;

      • 9.1.3 Công tác nghiệm thu ván khuôn định hình, chế tạo sẵn trong xưởng, phải tuân theo các yêu cầu của nhà máy chế tạo.

      • 9.1.4 Mọi công tác chuẩn bị đổ bê tông vào ván khuôn đều phải được ghi nhận vào biên bản công tác.

      • 9.1.5 Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được phủ lớp chống dính trước khi đổ. Chất chống dính được phủ kín một lớp mỏng lên bề mặt ván khuôn đã được làm sạch cẩn thận.

      • 9.1.6 Không cho phép làm dây chất chống dính vào cốt thép và các chi tiết khác trong kết cấu.

      • 9.1.7 Không cho phép sử dụng chất chống dính trong đó có thành phần gây tác động xấu cho bê tông.

      • 9.1.8 Không cho phép sử dụng chất hỗn tạp dầu mỡ thải công nghiệp để làm chất chống dính.

      • 9.1.9 Các yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng trong gia công chế tạo và lắp đặt ván khuôn, khối lượng công tác kiểm tra nghiệm thu cũng như cách thức kiểm tra, được quy định theo vi. Kết cấu ván khuôn và các bảo đảm theo đúng kích thước của các bộ phận công trình đập Trụ đỡ (có tính đến độ vồng thi công) đó định trong bản vẽ thiết kế.

      • 9.1.10 Hỗn hợp bê tông khi đổ vào trong thân trụ kiểu lắp ghép theo từng tầng phải được rải đều theo chu vi của thân trụ và đầm nén kỹ trên toàn bộ diện tích theo từng tầng đổ, nhất là gần các vị trí nối thẳng đứng và ở các khe lõm của khối.

      • 9.1.11 Vết nối thi công giữa các tầng riêng rẽ phải nằm cách mặt trên của tầng khối lắp bao quanh về phía dưới là 20 -:- 30cm, nhưng không được lớn hơn một nửa chiều cao của khối lắp bao quanh.

      • 9.1.12 Quá trình đổ bê tông các khối lắp phải gim giữ chặt giữa các liên kết cứng với nhau; những mép nối ghép nào bị hở cần được trét kín lại.

      • 9.1.13 Tại phần thân trụ pin tiếp xúc thường xuyên với mực nước thay đổi cao, thấp trong ngày, hỗn hợp bê tông kết cấu thân trụ hoặc bê tông đổ trong lòng cột ống, trong phạm vi này, phải có thờm chất phụ gia chống ăn mòn do môi trường; độ sụt của hỗn hợp phải đạt trong khoảng 2 -:- 4cm theo phương pháp đo hình chóp cụt.

      • 9.1.14 Trước khi đổ hỗn hợp bê tông vào trong lòng cột ống theo phương pháp đổ dưới nước, bề mặt bê tông đó có trước phải làm sạch mùn đất và lớp xốp phủ bên trên.

    • 9.2 Công tác cốt thép

      • 9.2.1 Các loại cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải được chọn theo đúng chủng loại yêu cầu của hồ sơ thiết kế, phải được lưu giữ tại nơi khô ráo và thoáng gió; phải có biện pháp chống gỉ cho các loại cốt thép trong môi trường không khí ẩm. Không cho phép di chuyển các bó hoặc cuộn thép một cách tuỳ tiện, gây nên tình trạng uốn gẫy, hư hỏng hoặc làm bẩn cốt thép.

      • 9.2.2 Trước khi lắp đặt cốt thép chịu lực đã liên kết sẵn đưa vào ván khuôn, phải tiến hành nghiệm thu và lập biên bản. Trong quá trình lắp đặt cốt thép, không cho phép hàn đính (hoặc buộc) cốt thép chịu lực với các loại cốt thép phân bố, các cốt đai và khe cửa cũng như với ván khuôn hoặc chi tiết khác.

      • 9.2.3 Phải dùng trực tiếp khí nén thổi sạch nước và chất bẩn bám vào khe rãnh ván khuôn, trước khi đặt lồng cốt thép chịu lực vào bên trong ván khuôn đó.

      • 9.2.4 Việc kiểm tra chất lượng mối nối cốt thép không chịu lực phải được thực hiện phụ thuộc chủng loại thép đó và đã được chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế công trình. Phương pháp kiểm tra (phá huỷ hay không phá huỷ mẫu) đã được quy định trong thiết kế.

      • 9.2.5 Theo phương pháp không phá huỷ mẫu, phải kiểm tra 100% các mối nối hàn cho chủng loại thép đầu tiên, 50% cho chủng loại thứ hai và 15% cho chủng loại thứ ba. Theo phương pháp phá huỷ mẫu, việc kiểm tra theo thiết kế quy định với số mẫu thử phụ thuộc chủng loại mối nối cần kiểm tra.

      • 9.2.6 Nghiệm thu công tác cốt thép, giám sát chất lượng, khối lượng và phương pháp kiểm tra cốt thép, thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành

    • 9.3 Công tác đổ bê tông

      • 9.3.1 Hỗn hợp bê tông được sản xuất trong máy trộn quay cưỡng bức; cho phép sản xuất hỗn hợp bê tông đạt độ nhuyễn lớn hơn hoặc bằng 5cm bằng máy trộn kiểu trọng lực, (đo bằng độ sụt tự do). Vữa xi măng - cát được sản xuất trong máy trộn vữa.

      • 9.3.2 Chất phụ gia cho vữa được đưa vào máy trộn đồng thời với việc đưa nước vào. Chất phụ gia đậm đặc phải được hoà sẵn cho loãng ra. Các loại phụ gia phải được hoà trộn sẵn trước khi đổ vào máy trộn các cốt liệu, theo chỉ dẫn của hãng chế tạo.

      • 9.3.3 Thùng chứa, khi dùng để vận chuyển hỗn hợp bê tông, cần phải được làm sạch và thau rửa sau mỗi lần chứa hỗn hợp; việc làm sạch và thau rửa thùng chứa không được để chậm lâu quá 30 phút.

      • 9.3.4 Việc đổ bê tông phải thực hiện theo quy định của hồ sơ BVTC. Hỗn hợp bê tông phải được đổ vào ván khuôn thành từng lớp ngang, không được gián đoạn theo hướng di chuyển từ một phía cho tất cả các lớp. Khi diện tích mặt cắt ngang của kết cấu bê tông trải dài trên 4m hoặc trải rộng trên 3m, cho phép đổ và đầm nén hỗn hợp bê tông theo các lớp xiên, hình thành các đoạn đổ ngang dài 1,5 -:- 2m của các lớp chồng đè lên nhau. Góc xiên theo mặt phẳng nằm ngang của các lớp chồng đè lên nhau không được vượt quá 300, trước khi tiến hành đầm nén.

      • 9.3.5 Hỗn hợp bê tông có thể được cung cấp bằng máy bơm hoặc máy nén khí cho mọi hình loại kết cấu với công suất đổ bê tông không nhỏ hơn 6m3/giờ, mặc dù có điều kiện khó khăn nào và ở những nơi mọi phương tiện cơ giới không thể qua lại được.

      • 9.3.6 Trước khi tiến hành đầm nén, từng lớp hỗn hợp bê tông đó đổ phải được dàn đều trên bề mặt ngang của kết cấu. Chiều cao trồi lên cục bộ so với độ cao chung của mặt phẳng hỗn hợp bê tông, trước khi đầm nén, không được quá 10cm. Các lớp hỗn hợp bê tông chỉ được tiến hành đầm nén sau khi đã dàn trải và san đều trên bề mặt đã đổ.

      • 9.3.7 Lớp hỗn hợp bê tông sau phải được đổ trong thời gian lớp bê tông đã rải trước chưa bị ninh kết. Nếu quá trình đổ bê tông bị gián đoạn vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết của lớp hỗn hợp bê tông đổ trước, phải làm ngay vết nối thi công (biện pháp đánh xờm). Lớp bê tông ở vết nối này phải đạt cường độ ít nhất là 1,2 MPa mới được tiến hành đổ tiếp trên vết nối thi công. Thời gian cho phép đổ tiếp hỗn hợp bê tông sau lần gián đoạn được xác định qua mẫu trong phòng thí nghiệm, đồng thời phụ thuộc vào phương pháp làm sạch lớp màng xi măng trên mặt vết nối thi công. Vị trí của vết nối thi công phải được quy định theo BVTC. Nếu không có quy định riêng trong thiết kế thì bề dày của lớp bê tông đổ tiếp sau khi đặt vết nối thi công phải đạt ít nhất bằng 25cm.

      • 9.3.8 Chiều dày mỗi lớp bê tông được đổ và đầm nén không được quá 25cm. Đối với kết cấu BTCT, việc tạo rung động mặt ngoài có thể áp dụng khi đầm nén lớp bê tông mặt trên và mặt ngăn cách.

      • 9.3.9 Mặt thoáng của phần bê tông mới đổ xong (kể cả khi tạm ngừng đổ) phải được bảo đảm khỏi bị mất nước, phải che đậy kín để tránh nước mưa rơi thẳng vào.

      • 9.3.10 Trong quá trình đổ hỗn hợp bê tông phải đảm bảo nguyên vẹn trạng thái của hình dạng kết cấu, ván khuôn và dàn giáo đỡ. Khi phát hiện có biến dạng hoặc có chuyển dịch cục bộ kết cấu ván khuôn, đà giáo hoặc chỗ liên kết, phải có giải pháp chỉnh sửa ngay lập tức hoặc trong trường hợp cấp bách, phải đình chỉ ngay việc thi công ở khu vực xảy ra.

    • 9.4 Đập Trụ đỡ đài thấp thi công trong khung vây

      • 9.4.1 Công tác ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu đúng kích thước hình học như thiết kế, sai số cho phép quy định tại Điều 9.1.

      • 9.4.2 Cốt thép kết cấu bị trùng hoặc giao cắt với các thanh giằng của hệ khung vây, cần phải cắt và hàn chặt vào thanh giằng. Tất cả các cốt thép nằm trong bê tông dự kiến (kể cả phần thanh giằng để lại trong bê tông) đều phải được làm sạch trước khi đổ bê tông.

      • 9.4.3 Trong suốt quá trình đổ bê tông, bảo dưỡng và bê tông chờ đạt đủ cường độ như yêu cầu các thanh giằng của hệ khung vây không chịu ảnh hưởng rung động, chuyển vị, biến dạng do các tác động lớn bên ngoài gây ra.

      • 9.4.4 Công tác phân đợt, phân đoạn đổ bê tông, tạo các mạch dừng khi thi công bê tông trụ pin và dầm van theo yêu cầu của hồ sơ BVTC (nếu có) và hạn chế tối đa các thanh giằng của hệ khung vây bị cắt lại trong bê tông sau khi đổ.

    • 9.5 Đập Trụ đỡ đài thấp thi công theo phương pháp đổ bê tông trong nước

      • 9.5.1 Khung cốt thép và ván khuôn được lắp dựng trên bờ hoặc trên hệ nổi bằng phẳng thành một khối để cẩu lắp vào vị trí trụ pin. Thép chịu lực và thép cấu tạo được buộc thành lưới, néo giằng tạo thành khung chắc chắn theo đúng kích thước hình học, khi không có chỉ dẫn hay yêu cầu hàn nối trong hồ sơ BVTC thì các mối nối, mắt lưới phải buộc bằng thép buộc. Khung lưới thép là cơ sở để định vị liên kết ván khuôn.

      • 9.5.2 Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng kín khít với nhau và liên kết chắc chắn với cốt thép bằng bulong thép không rỉ. Chiều dày lớp bê tông bảo hộ thép là khoảng cách giữa ván khuôn với cốt thép tuân theo hồ sơ BVTC. Ván khuôn sử dụng để thi công trụ được hàn thành tấm lớn và ghép nối với nhau tại các vị trí có thay đổi hình học hoặc liên kết với khe van, khe phai. Tại các vị trí nối ghép phải xảm trét kín bằng vật liệu chuyên dụng.

      • 9.5.3 Công tác đập đầu cọc, xử lý phạm vi cốt thép cọc kết nối với kết cấu trụ, công tác làm phẳng hố móng phải được thực hiện trước khi cẩu, định vị, lắp dựng khối cứng cốt thép và ván khuôn vào vị trí kết cấu trụ pin đang thi công. Khối cứng cốt thép và ván khuôn phải được neo giữ cố định trong suốt quá trình thi công đổ bê tông trong nước.

      • 9.5.4 Công tác đổ bê tông phải được thi công bằng công nghệ rút ống thẳng đứng đã được trình bày trong mục 8.3.2 của tiêu chuẩn này

    • 9.6 Thi công Đập trụ đỡ đài cao

      • 9.6.1 Dầm van và một phần trụ pin (đoạn khe van) vẫn được thi công trong khung vây cọc ván thép và tuân thủ theo các quy định, yêu cầu như Điều 9.1; điều 9.2; điều 9.3 và điều 9.4. Cốt thép phần trụ thi công trong khung vây được để chờ khoảng 30cm để thi công phần trụ bên trên.

      • 9.6.2 Cao trình đáy ván khuôn và cốt thép phần trụ đài cao được lựa chọn dưới mực nước thi công khoảng 50cm. Phần ván khuôn và liên kết với hệ thống cọc chịu lược được thi công trong nước. Thời điểm đổ bê tông phần trụ đài cao được lựa chọn là thời điểm mực nước triều xuống min nhất. Khi đó việc thi công đổ bê không ảnh hưởng nhiều bởi mực nước.

      • 9.6.3 Cốt thép phần trụ trên đầu cọc chịu lực phải được liên kết với phần trụ pin đã được thi công cùng với dầm van và toàn bộ phạm vi trụ đài cao được đổ bê tông cùng một khối.

  • 10 Thi công và nghiệm thu dầm đỡ van

    • 10.1 Dầm đỡ van thi công trong khung vây

      • 10.1.1 Yêu cầu thi công và nghiệm thu dầm đỡ van trong khung vây được tiến hành giống như với công tác thi công trụ pin bằng khung vây.

      • 10.1.2 Hàng cừ chống thấm được liên kết với dầm đỡ van theo hình thức ngàm hoặc khớp tùy theo hồ sơ thiết kế cụ thể. Trước khi tiến hành đổ bê tông dầm đỡ van, phần liên kết giữa cừ chống thấm và dầm đỡ van phải được kiểm tra kỹ lưỡng, trường hợp ngàm thì cốt thép chịu lực của dầm đỡ van phải được liên kết hàn vững chắc với cốt thép của cừ chống thấm.

      • 10.1.3 Việc thi công dầm đỡ van trong khung vây có thể được tiến hành đồng thời cùng với trụ pin trong phân đoạn thi công để giảm khối lượng khung vây.

      • 10.1.4 Trường hợp phân đoạn thi công cắt khớp tại vị trí giao giữa dầm van và trụ pin thì cây cừ chống thấm tại vị trí tiếp giáp phải để chờ me cừ sẵn cho việc thi công nối tiếp phân đoạn sau đó.

    • 10.2 Dầm đỡ van thi công dạng lắp ghép

      • 10.2.1 Dầm van BTCT được gia công cốt thép và thi công trên bãi đúc theo đúng hồ sơ thiết kế. Kích thước hình học phải đảm bảo đúng theo yêu cầu, đặc biệt là chiều dài dầm van và bề rộng bụng dầm van, nơi hợp long với hàng cừ chống thấm đã được thi công sẵn trong nước. Sai số cho phép đối với chiều dài dầm van khi đúc sẵn không lớn hơn 1,5cm; bề rộng bụng dầm van hợp long với cừ sai số không lớn hơn 2cm. Công tác kiểm tra, nghiệm thu phải được tiến hành theo trình tự trước khi cẩu lật dầm van trên bãi đúc và lắp đặt cao su kín nước.

      • 10.2.2 Cần cẩu trên xà lan di chuyển và đưa dầm van vào vị trí lắp đặt. Trong quá trình di chuyển, dây móc cầu vào vị trí móc nối đặt sẵn trên dầm van phải luôn duy trì căng, không được lệch tránh trường hợp dầm van bị nứt trong quá trình di chuyển.

      • 10.2.3 Căn chỉnh khe dầm van và 2 cây cừ mang cống rồi hạ dần dần. Công tác hạ phải thật đều, chênh lệch độ cao lớn nhất giữa hai đầu dầm van trong quá trình hạ không lớn hơn 5cm. Thời điểm lựa chọn hạ dầm van phải là thời điểm mực nước ít thay đổi, lưu tốc qua cống nhỏ hơn 0,5m/s.

      • 10.2.4 Kiểm tra cao độ vị trí tim dầm so với hồ sơ thiết kế thiết kế, khả năng làm việc của cao su kín nước. Chênh lệch cao độ 2 đầu dầm sau khi hạ an toàn tại vị trí công trình không sai số quá 1cm.

      • 10.2.5 Đối với dầm van dạng phao nổi, ngoài các yêu cầu trên đây còn phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu riêng cho các cấu kiện nổi.

  • 11 Thi công nối tiếp bờ và gia cố lòng dẫn

    • 11.1 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác đất

      • 11.1.1 Khi thi công nạo vét lòng dẫn ở vùng đông dân cư, vùng đất yếu, dễ lún sụt, thì phải lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      • 11.1.2 Khi nạo vét lòng dẫn bằng xói hút thì cần phải theo dõi kiểm tra đường ống hút và bãi chứa bùn thải tránh gây tràn hay vỡ đường ống, bờ bao để đảm bảo môi trường và an toàn cho người cũng như máy móc thi công.

      • 11.1.3 Khi nạo vét lòng dẫn tại những vị trí có hệ số mái thay đổi hoặc đào đất mái sông phải kết hợp cơ giới với thủ công để đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

      • 11.1.4 Phải thường xuyên kiểm tra chiều sâu và cao trình nạo vét so với thiết kế. Việc đo và kiểm tra được tiến hành định kì 2 -4 giờ một lần, bằng thước đo tại 3 đểm, tại chỗ đào đất, ở giữa thân tầu và ở đuôi tầu hoặc đo liên tục bằng loại máy đo siêu âm.

      • 11.1.5 Trường hợp đất đào nạo vét lòng dẫn được tận dụng để đắp mang cống, đê bao, đường nối tiếp… thì phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật tương ứng về công tác chế bị, san ủi, đầm nén đối với công trình đê đập và công trình giao thông.

      • 11.1.6 Tại những vị tri đặt lớp gia cố mà lòng dẫn hoặc mái sông bị xói sâu thấp hơn cao trình thiết kế sau khi nạo vét và tại vị trí tiếp giáp với công trình sau khi thi công khung vây thì cần phải san gạt hoặc dùng vật liệu như đất, cát, bao tảI đất…để đắp bù đến cao trình thiết kế đặt lớp gia cố. Bao tải đất,cát được sử dụng để đắp bù lòng dẫn hay mái sông hoặc vị trí tiếp giáp là loại 35bao/1m3. Khi thi công bao tải đất, cát trên mái phải thi công từ dưới chân lên để tránh sạt lở.

      • 11.1.7 Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.

      • 11.1.8 Khi thi công đắp đất mang cống phần tiếp giáp với trụ phải kết hợp thủ công với cơ giới để đắp đạt độ chặt thiết kế và hạn chế rung động ảnh hưởng đến công trình.

      • 11.1.9 Khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trước khi tiến hành đắp đất phải tiến hành tiêu thoát nước, vét bùn, khi cần thiết phải đề ra biện pháp chống đùn đất nền sang hai bên trong quá trình đắp đất. Không được dùng đất khô nhào lẫn đất ướt để đầm nén. Khi đắp đất phải tính hao hụt trong vận chuyển từ 0,5% đến 1,5% khối lượng tuỳ theo phương tiện vận và cự li vận chuyển.

      • 11.1.10 Nếu bờ nối tiếp có kết nối với tuyến đê bao hay đường giao thông thì trong quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn tương ứng về đắp đê và tiêu chuẩn giao thông.

      • 11.1.11 Lòng dẫn sau khi được nạo vét phải bằng phẳng đặc biệt là tại vị trí đặt lớp gia cố. Phải kiểm tra cao độ đáy lòng dẫn tại những vị trí đặt lớp gia cố và đảm bảo chênh lệch cao độ không quá 1% chiều dày lớp gia cố.

      • 11.1.12 Phải có biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng tại vị trí tiếp giáp giữa công trình (Trụ pin, dầm van…) với vật liệu đắp bù và đáy lòng dẫn sau khi nạo vét.

      • 11.1.13 Trong quá trình thi công cần bố trí thợ lặn để kiểm tra độ phẳng của lòng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng thi công.

      • 11.1.14 Vật liệu và thiết bị trước khi thi công phải được nghiệm thu đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Công tác nghiệm thu chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Khối lượng nghiệm thu và hình thức tiến hành theo quy định và thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và đơn vị thi công.

      • 11.1.15 Trong quá trình thi công cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng vật liệu đắp và độ chặt của khối đắp. Sau khi hoàn thành mỗi công đoạn rải, san, đầm cần tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm kiểm tra dung trọng, nếu đạt yêu cầu sẽ cho đắp lớp khác. Nếu chưa đạt cần phải đầm thêm và lấy mẫu thí nghiệm lại cho đến khi đạt yêu cầu.

    • 11.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu trải vải địa kỹ thuật

      • 11.2.1 Trước khi tiến hành thi công phải chuẩn bị nền, xử lý bề mặt tiếp xúc và dọn sạch các vật sắc, nhọn…dễ làm rách vải.

      • 11.2.2 Trong quá trình thi công cần bố trí thợ lặn để thường xuyên kiểm tra chất lượng và chỉ thi công trải vải cũng như cho thợ lặn kiểm tra khi lưu tốc dòng chảy v ≤ 0,5m/s.

      • 11.2.3 Khi thi công nên kết hợp trải vải trên mái và lòng dẫn cùng một lúc. Trải vải theo trình tự từ đỉnh mái xuống lòng dẫn. Khi thi công lựa chọn thời điểm mực nước thấp, lưu tốc nhỏ để thi công.

      • 11.2.4 Sau khi trải vải phải định vị ghim và giữ vải không bị xê dịch do tác động của dòng chảy. Vải phải được neo tại đỉnh và chân dốc, chiều dài đoạn vải neo tối thiểu là 1m.

      • 11.2.5 Trong quá trình thi công, tại những vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp vải hoặc vị trí nối phải có biện pháp xử lý. Nếu vải được nối tại hiện trường thì phải đặt chồng lên nhau ít nhất 20cm, đường khâu không nên đặt vuông góc với phương có tải trọng lớn nhất.

      • 11.2.6 Trong quá trình thi công phải đảm bảo hệ thống phao neo chắc chắn, an toàn.

      • 11.2.7 Công tác trải vải địa kỹ thuật phải tuân theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đầy đủ các tài liệu theo quy định và sau khi đã kiểm tra chất lượng cũng như khối lượng thi công.

    • 11.3 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tác gia cố bằng: rọ đá, thảm đá, mái sông và nối tiếp bờ

      • 11.3.1 Rọ thép khi sử dụng đều phải xuất trình phiếu xuất kho và kiểm định chất lượng sản xuất của cơ sở sản xuất theo đúng thông số yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.

      • 11.3.2 Cốt thép làm rọ đúng chủng loại thiết kế, là loại thép mạ điện hoặc thép mạ kẽm có bọc hợp chất Polyvinyl-clorua (PVC), đảm bảo đường kính, lớp mạ bền chặt, không bị bong rộp, trầy xước quá giới hạn quy định, đảm bảo cường độ chịu kéo của dây thép theo BS 1052:1980. Dây buộc và khung thép định hình cũng phải được mạ kẽm.

      • 11.3.3 Rọ thép phải được ghép buộc, căng kéo theo đúng yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp.

      • 11.3.4 Công tác đo đạc, kiểm tra mặt rọ đá khi nghiệm thu chỉ nên tiến hành khi vận tốc dòng chảy nhỏ hơn hoặc bằng 0,3 m/s. Trường hợp đặc biệt phải tiến hành đo đạc trong điều kiện vận tốc dòng chảy lớn hơn 0,3 m/s thì cần thống nhất giữa các bên liên quan. Đối với lòng dẫn rộng, có độ sâu lớn mà phải đo bằng thủ công thì có thể dựng sào thẳng, cứng, khắc độ tới 1 cm, sổ đo ghi chính xác tới 0,50 cm. Trước khi đo phải kiểm tra dụng cụ đo.

      • 11.3.5 Trường hợp kết cấu có tính chất quan trọng, khi chủ đầu tư yêu cầu cần phải có thợ lặn hỗ trợ kiểm tra nghiệm thu mặt rọ đá với những chỗ ngập sâu dưới nước.

      • 11.3.6 Sai số cho phép khi thi công rọ đá, tính theo chiều dày rọ đá gia cố và mặt cắt nghiệm thu nạo vét lòng dẫn trong phạm vi ±10cm

      • 11.3.7 Khối lượng rọ và đá hộc nghiệm thu tính bằng số rọ chẵn và khối lượng trong 1 rọ tính theo kích thước hình học của rọ. Nếu hồ sơ thiết kế có quy định sai số mặt gia cố thì theo yêu cầu của thiết kế.

    • 11.4 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu gia cố lòng dẫn bằng bê tông vữa dâng

      • 11.4.1 Trước khi thi công, lòng dẫn cần được nạo vét, làm phẳng đến cao độ thiết kế.

      • 11.4.2 Trong quá trình thi công phải tiến hành phân khoảnh đổ hợp lý, phải có biện pháp xử lý chỗ tiếp giáp giữa hai khoảnh đổ. Dùng các tấm BTCT đúc sẵn, hoặc tấm thép, gỗ theo kích thước của khoảnh đổ thiết kế để làm ván khuôn của khoảnh đổ.

      • 11.4.3 Phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng và cao độ thiết kế của lòng dẫn bằng thước, máy đo kết hợp với thợ lặn.

    • 11.5 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tác trồng cỏ gia cố mái

      • 11.5.1 Khi trồng cỏ gia cố, phải chọn loại cỏ có bộ rễ chắc, phát triển và sống giai (cỏ dầy, cỏ may...) phải đánh cỏ từng vầng ghim chắc vào mái.

      • 11.5.2 Nếu gieo cỏ thì phải phủ lớp đất hữu cơ trước khi gieo, chiều dày lớp đất hữu cơ khoảng 20 - 30cm. Nên chon phối hợp 3 loại cỏ để gieo: Loại bụi thấp, loại họ đậu và loại cỏ có bộ rễ phát triển.

      • 11.5.3 Cần phải trồng cỏ gia cố sau khi hoàn thành công việc hoàn thiện công trình đất để cho cỏ có thời gian bén rễ, phát triển và có đủ khả năng bảo vệ mái trước mùa mưa bão. Nếu đất quá khô phải tưới nước cho cỏ, duy trì tưới nước trong 2 tuần đầu sau khi trồng để tạo độ ẩm cần thiết và làm chắt đất với tép, để cây cỏ ổn định và phát triển.

      • 11.5.4 Kiểm tra và trồng dặm thay thế những cây bị chết hoặc sinh trưởng yếu kém để đảm bảo đủ mật độ tối thiểu 95% cây sinh trưởng theo mật độ thiết kế.

      • 11.5.5 Quá trình nghiệm thu trồng cỏ được chia thành 2 giai đoạn: Sau khi trồng 3 tháng (giai đoạn 1) và sau khi trồng 6 tháng (giai đoạn 2).

    • 11.6 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu công tấm lát các loại

      • 11.6.1 Khi thi công gia cố bờ trên mái cần phải bố trí các lỗ thoát nước để làm giảm áp lực nước ngầm lên mái. Tại vị trí lỗ thoát nước phải bố trí tầng lọc ngược hoặc vải địa kỹ thuật.

      • 11.6.2 Khi gia bờ bằng các tấm bê tông đúc sẵn thì ngoài việc kiểm tra chất lượng các tấm bê tông theo các tiêu chuẩn về thi công bê tông đúc sẵn, tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu trong xây dựng thủy lợi. Ngoài ra, còn phải kiểm tra độ bằng phẳng của các tấm, xử lý khe tiếp giáp giữa các tấm theo yêu cầu thiết kế.

      • 11.6.3 Đối với các tấm BTCT hoặc các cấu kiện chế tạo sẵn dùng để thi công mang cống lắp ghép thì yêu cầu sai số về kích thước hình học trong công tác chế tạo không được vượt quá ±5mm.

      • 11.6.4 Các tấm BTCT chế tạo sẵn dùng để gia cố mái phải được liên kết với nhau thành một khối để giữ ổn định bảo vệ mái. Khoảng cách cứ 5 -10m bố trí một khe lún.

      • 11.6.5 Khi lát phải căng dây và lát các tấm lát trên đường thẳng nối giữa các mốc đó gắn trên lớp nền. Sau đó lát các cấu kiện nằm trong phạm vi các mốc cao độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho toàn mặt bằng hoặc công trình là từ trong lát ra ngoài. Khi lát trên mái nghiêng phải căng dây dọc các mốc chuẩn ở chân mái, sau đó lát hàng dưới cùng ở chân mái trước. Lát lần lượt từ dưới lên trên đỉnh mái.

      • 11.6.6 Khi thi công, tại những vị trí thừa, thiếu so với kích thước tấm lát chế tạo, không đủ bố trí tấm lát thì phải chế tạo riêng các tấm lát cho phù hợp hoặc thi công đổ bù tại chỗ.

      • 11.6.7 Trước khi sử dụng, các cấu kiện chế tạo sẵn phải được nghiệm thu tại nơi sản xuất chế tạo, đảm bảo yêu cầu chất lượng của các cấu kiện. Những cấu kiện, tấm lát không đảm bảo chất lượng, bị sứt mẻ, cong vênh, kích thước không đảm bảo theo yêu cầu thì phải loại bỏ.

      • 11.6.8 Trong quá trình thi công phải thường xuyên dùng thước, ni vô, máy trắc đạc để kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc mái đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Mặt lát, lắp ghép phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ, sai số về cao độ và độ dốc cũng như chênh lệch độ cao giữa hai mép của vật liệu lát liền kề không vượt quá giá trị trong bảng 7 và bảng 8.

      • 11.6.9 Độ dốc và phương dốc của mặt lát, lắp ghép phải theo đúng thiết kế, nếu có chỗ lồi hoặc lõm quá mức cho phép thì đều phải được lát và lắp ghép lại. Mặt lắp ghép các cấu kiện khi đi lên không được rung và võng.

    • 11.7 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công và nghiệm thu cọc cừ mang cống

      • 11.7.1 Khi thi công các cọc định hình để đặt tấm lát mang cống phải đảm bảo độ phẳng nhẵn của các khe thả tấm lát, sai số kích thước của các khe không được lớn hơn ± 5mm. Các cọc định hình phải được thi công đảm bảo yêu cầu chất lượng, phải đóng thẳng hàng đúng tim thiết kế, không bị nghiêng. Khi thi công tiến hành hạ 2 cọc liền nhau sau đó thả tấm lát vào khe chế tạo sẵn giữa hai cọc đến cao trình thiết kế. Thi công cọc đến đâu tiến hành thả tấm lát đến đó để dễ dàng kiểm tra, hiệu chỉnh.

      • 11.7.2 Thi công các thanh cừ mang công giáp trụ pin bằng cách xỏ me thanh cừ vào vị trí chế tạo sẵn trên trụ và hạ xuống từ từ tránh ảnh hưởng đến ổn định trụ.

      • 11.7.3 Khi thi công cọc, cừ mang cống gần khu dân cư phải dùng biện pháp rung hạ hoặc ép để tránh rung động và tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường.

      • 11.7.4 Khi sử dụng cừ thép để gia cố nối tiếp bờ phải sử dụng loại cừ hoàn toàn mới và phải có biện pháp chống ăn mòn và chống rỉ cho thanh cừ trước khi thi công.

      • 11.7.5 Công tác nghiệm thu cọc, cừ phải tuân theo các tiêu chuẩn thương ứng về kiểm tra nghiệm thu tại nơi sản xuất và nghiệm thu tại hiện trường.

  • 12 Thi công và nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển

    • 12.1 Những quy đinh chung áp dụng theo mục 3 TCVN 8298 – 2009

    • 12.2 Quy định về vật liệu chế tạo cửa van áp dụng theo mục 4 TCVN 8298 – 2009, ngoài ra cần chú ý một số nội dung sau.

      • 12.2.1 Đối với chi tiết bạc trục quay lắp cho các bộ phận cối trục quay, bản lề, pu ly dẫn động, gối tự động, cữ trượt. . .với điều kiện làm việc trong khu vực ẩm ướt, ngập nước và khó bôi trơn bảo dưỡng thì nên sử dụng loại vật liệu tự bôi trơn để có độ bền cao công tác bảo trì bảo dưỡng đơn giản.

      • 12.2.2 Vật liệu đặc biệt tự bôi trơn ứng dụng cho các chi tiết bạc trục quay, tấm đỡ trượt, cữ trượt có thể tham khảo như: Deva.glid hoặc PE_UHMW, có các chi tiêu thông số kỹ thuật như sau:

      • 12.2.3 Vật liệu làm kín nước sử dụng cho các cửa van vùng ven biển chịu ảnh hưởng triều, các đặc tính cơ lý trên phải đạt được khi thí nghiệm trong môi trường nước muối (10% đến 18%).

      • 12.2.4 Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng cao su với chỉ tiêu cơ lý khác hoặc dùng vật liệu khác làm vật đệm kín nước cửa van như vật liệu đặc biệt mục 11.2.2 hoặc gỗ . . .

    • 12.3 Chế tạo cửa van và bộ phận đặt sẵn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.4 Chế tạo cửa van tự động cần lưu ý

      • 12.4.1 Nếu trong bản vẽ thiết kế chưa quy định thì sai số cho phép khi gia công cửa van tự động phải phù hợp với quy định (Bảng A.1) trong phụ lục A.

      • 12.4.2 Sau khi gia công cửa van tự động, cần loại trừ ứng suất để bảo đảm ổn định kích thước hình học và hình dạng thiết kế và thỏa mãn các yêu cầu sau:

      • 12.4.3 Tổng hợp tổng thể cửa van tự động:

    • 12.5 Chế tạo cửa van Clape trục dưới

      • 12.5.1 Nếu trong bản vẽ thiết kế chưa quy định thì sai số cho phép khi gia công cửa van Clape trục dưới phải phù hợp với quy định (Bảng 10).

      • 12.5.2 Sau khi gia công cửa van Clape trục dưới, cần loại trừ ứng suất để bảo đảm ổn định kích thước hình học và hình dạng thiết kế và thỏa mãn các yêu cầu sau:

      • 12.5.3 Khi lắp ráp cụm cối quay của cửa van clape trục dưới, nên lấy mặt tựa gioăng chắn nước làm mặt chuẩn để căn chỉnh, tất cả các cối trục phải đảm bảo độ đồng trục. Dung sai độ đồng trục cho phép quy định như sau:

      • 12.5.4 Tổng hợp tổng thể cửa van Clape trục dưới:

    • 12.6 Kiểm tra chất lượng mối hàn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.7 Quy trình lắp ráp ở nơi chế tạo áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.8 Vận chuyển từ nơi sản xuất đến vị trí tổ hợp tại công trình cần lưu ý

      • 12.8.1 Các chi tiết cơ khí, bộ phận kết cấu cửa van được thực hiện gia công theo đúng hồ sơ thiết kế được kiểm tra nghiệm thu tại xưởng đạt yêu cầu cho xuất xưởng phải được ghi nhãn mác, số lượng và đánh số ký hiệu rõ ràng để phục vụ cho công tác tổ hợp lắp đặt tại công trình.

      • 12.8.2 Công việc vận chuyển sản phẩm từ xưởng sản xuất đến công trình phải tính toán bố trí thiết bị vận chuyển phù hợp, cách sắp đặt các bộ phận lên phương tiện vận chuyển phải phù hợp, không được để cho các bộ phận kết cấu nặng đè chồng lên nhau dễ gây biến dạng trong quá trình vận chuyển.

      • 12.8.3 Các sản phẩm hoàn thiện tại xưởng khi đưa lên phương tiện vận chuyển đến công trình phải được bao gói, chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn không bị biến dạng cong vênh trong suốt quá trình vận chuyển đến vị trí công trình.

    • 12.9 Lắp đặt bộ phận đặt sẵn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.10 Tổ hợp hoàn thiện cửa van tại công trình cần lưu ý

      • 12.10.1 Trước khi cho vận chuyển cửa van đến công trình để tổ hợp cần tiến hành khảo sát điều kiện mặt bằng công trình, xác định vị trí tổ hợp cửa van đảm bảo đủ không gian, thuận lợi cho công tác tổ hợp đồng thời thuận lợi cho quá trình cẩu cửa đưa vào lắp đặt.

      • 12.10.2 Tiến hành kiểm tra toàn bộ sản phẩm chuyển đến công trình phải đầy đủ số lượng, biên bản giấy tờ kèm theo, sảm phẩm không bị sai khác biến dạng do quá trình vận chuyển.

      • 12.10.3 Chuẩn bị hệ sàn đạo, đồ gá, hệ thống giằng chống sẵn sàng cho công tác tổ hợp cửa van, đảm bảo cho quá trình tổ hợp cửa van không bị biến dạng, an toàn tuyệt đối cho đội ngũ công nhân thi công.

      • 12.10.4 Chuẩn bị hệ thống cần cẩu nâng chuyển các loại đưa đến công trường đều phải qua kiểm định và đánh giá chất lượng. Chú ý hoạt động của các máy cẩu trên nền đất đắp chỉ được phép tiến hành sau khi đất tại đây đã đầm nén chặt phù hợp với yêu cầu của BVTC.

      • 12.10.5 Dựa trên sơ đồ bản vẽ công nghệ tổ hợp lắp ghép cửa van tiến hành lắp ghép thành cửa van hoàn thiện đúng kích thước với sai số cho phép theo hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn liên quan quy định. Lắp đầy đủ các chi tiết bộ phân lắp ghép như: Bộ phận gối quay, gối tựa động, tai kéo, chi tiết kín nước . . .

      • 12.10.6 Sau khi tổ hợp hoàn thiện cửa van xong tiến hành kiểm tra nghiệm thu với sự có mặt đầy đủ giữa các bên đơn vị thi công lắp đặt, Giám sát kỹ thuật A, Kết quả nghiệm thu được ghi vào biên bản.

    • 12.11 Thi công lắp đặt cửa van vào công trình

      • 12.11.1 Các cửa van trước khi tiến hành cẩu lắp vào vị trí của công trình phải là cửa van hoàn thiện, các bộ phận phải được lắp ráp đầy đủ theo đúng hồ sơ thiết kế.

      • 12.11.2 Trước khi cẩu lắp cửa van vào công trình, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ kích thước lắp, vệ sinh toàn bộ các bộ phận đặt sẵn trong bê tông tại các vị trí lắp đặt cửa van vào để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công tác lắp đặt hệ thống cửa van vào công trình.

      • 12.11.3 Khi nâng, hạ và di chuyển cửa van vào công trình phải

      • 12.11.4 Trong trường hợp cùng một lúc dùng hai cần cẩu với để tiến hành lắp đặt cửa van siêu trường siêu trọng, cần thực hiện một cách nghiêm ngặt các qui định của BVTC, dưới sự chỉ đạo thống nhất của người chịu trách nhiệm về an toàn lao động trên công trường. Trong hồ sơ BVTC phải xác định rõ trình tự vận hành (nâng cẩu, thay đổi chiều cao, góc quay) cho mỗi cần cẩu với, sơ đồ cáp treo và đường di chuyển có xét đến tải trọng trên máy cẩu và sức nâng tải.

      • 12.11.5 Khi nâng cửa van phải bảo đảm tư thế luôn ổn định và tải trọng phân bố trên mỗi máy nâng luôn đồng đều trên điểm tựa. Khi nâng hay hạ bằng hệ thống kích phải kiểm tra độ ổn định của kết cấu trong trường hợp chịu tác động đồng thời của tải trọng ngang do lực gió và sự gia tăng tương hỗ của điểm tựa, độ gia tăng này được tính bằng 0,01 trị số khoảng cách giữa điểm tựa. Đối với các điểm tựa bê tông cốt thép, phải giữ gìn sao cho phần bê tông trên mặt trụ đỡ khỏi bị hư hỏng.

      • 12.11.6 Quá trình nâng hoặc hạ cửa van bằng hệ thống kích thuỷ lực, cho phép:

      • 12.11.7 Khi vận chuyển và lắp đặt cửa van bằng hệ nổi cần phải đảm bảo:

      • 12.11.8 Trong thời gian vận chuyển hoặc lắp đặt cửa van trên hệ nổi đối với công trình có tổng khẩu độ thông nước ≥ 100m, phải có hệ thống liên lạc điện thoại. Trên hệ nổi phải được trang bị các phương tiện cứu hộ.

      • 12.11.9 Kiểm tra quan trắc độ sâu luồng di chuyển của hệ nổi, đảm bảo cho khoảng trống dưới hệ nổi so với đáy luôn đảm bảo lớn hơn 20 cm. Thường xuyên theo dõi và duy trì tốc độ di chuyển cho phép của hệ nổi khi mang chở thiết bị cửa van trong quá trình lắp đặt với tốc độ không quá 10 km/h.

      • 12.11.10 Hệ thống thiết bị cẩu nâng hạ và thiết bị di chuyển cửa van phải đảm bảo đủ tải trọng để thực hiện công tác cầu nâng hạ và vận chuyển cửa van đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lắp đặt.

      • 12.11.11 Sau khi cửa van được lắp đúng vào vị trí làm việc trên công trình, tùy theo từng loại cửa van, yêu cầu trong hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn riêng của từng loại cửa để tiến hành kiểm tra độ chính xác trong quá trình lắp đặt về độ kín khít cho phép, mặt tiếp xúc giữa bộ phận động và bộ phận cố định, độ đồng tâm của cối quay, độ đồng tâm của tai kéo cửa . . .

    • 12.12 Lắp cửa van phẳng, cửa van cung áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.13 Lắp đặt cửa van tự động

      • 12.13.1 Kỹ thuật khi lắp đặt trục quay đáy của cửa van tự động đáp ứng yêu cầu sau:

      • 12.13.2 Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt trục quay đỉnh của cửa van tự động:

      • 12.13.3 Bệ trục và gối đỡ khi lắp đặt, lấy đường thẳng nối liền tim gối đỡ hoặc bệ đỡ đỉnh, đáy để kiểm tra đường tim của bệ đỡ trung gian, dung sai độ đối xứng của nó không được lớn hơn 2,0 mm, đồng thời dung sai độ song song của đường trục quay đỉnh và trục quay đáy không được lớn hơn 3,0 mm.

      • 12.13.4 Trong quá trình cửa van đóng từ độ mở hoàn toàn đến đóng hoàn toàn, độ nhảy lớn nhất của một điểm bất kỳ trên trụ nối nghiêng như sau: khi chiều rộng cửa van từ 12 m trở xuống là -1,0 mm; khi chiều rộng cửa van lớn hơn 12 m là -2,0 mm.

      • 12.13.5 Sau khi lắp đặt xong cửa van tự động, độ vuông góc (dưới) của dầm ngang đáy cánh van tại một đầu trụ nối không được lớn hơn 5,0 mm.

      • 12.13.6 Khi đóng hoàn toàn cửa van tự động, độ co ép của các gioăng cao su là 2,0 mm 4,0 mm; gioăng cao su ở đáy van cần tiếp xúc đều đặn với mặt đứng thép góc ngưỡng đáy cửa van.

      • 12.13.7 Khi chạy thử cửa van tự động ở trạng thái không có nước, cần tính đến ảnh hưởng độ chênh của nhiệt độ hàn với nhiệt độ môi trường, xử lý chính xác khả năng làm thay đổi vị trí tương đối và các kích thước hình học liên quan của khối van.

      • 12.13.8 Quy trình thử nghiệm cửa van như sau:

    • 12.14 Lắp đặt cửa van Clape

      • 12.14.1 Khi tổ hợp cửa van Clape kiểu phân mảnh thành cửa van hoàn chỉnh; ngoài việc phải kiểm tra lại các kích thước qui định của bản tiêu chuẩn này, cần áp dụng công nghệ hàn đã được quy định theo yêu cầu thiết kế, hoặc áp dụng phương pháp hàn nối và kiểm tra theo tiêu chuẩn này, khi hàn cần áp dụng các biện pháp chống biến dạng.

      • 12.14.2 Các cửa van khi cẩu vào vị trí lắp đặt phải là cửa van hoàn thiện, các bộ phận được lắp ráp đầy đủ theo thiết kế.

      • 12.14.3 Kiểm tra cửa ở vị trí đóng và mở hết không bị kẹt, bảo đảm dung sai theo bản vẽ thiết kế mới được lắp bộ phận làm kín nước.

      • 12.14.4 Bộ phận kín nước phải căn chỉnh đảm bảo kín khít, tiếp xúc đều và không bị kẹt. Sai lệch cho phép lắp đặt gioăng chắn nước bên và đỉnh và chất lượng gioăng cao su cần phù hợp qui định.

    • 12.15 Lắp đặt máy đóng mở kiểu cáp áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 và TCVN 8640 – 2011

    • 12.16 Lắp đặt máy đóng mở kiểu vít áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 và TCVN 8301 – 2009

    • 12.17 Lắp đặt máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực theo TCVN 8298 – 2009 và TCVN 8300 – 2009

    • 12.18 Nghiêm thu tĩnh áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.19 Nghiệm thu chạy thử không tải áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

    • 12.20 Đo đạc khi chạy thử áp dụng theo TCVN 8298 – 2009

  • 13 Công tác hoàn thiện mặt bằng

    • 13.1 Công tác xác định lại mốc sử dụng đất

    • 13.2 Công tác hoàn trả lại mặt bằng

      • 13.2.1 Đối với mặt bằng mất đất vĩnh viễn thu hồi theo mốc giải phóng mặt bằng do ban đền bù giải phóng mặt bằng và địa phương đo đạc cắm mốc. Phần diện tích này chính là phần phạm vi công trình sau khi hoàn thành bàn giao và được xác định bởi hệ thống hàng rào bảo vệ công trình.

      • 13.2.2 Đối với mặt bằng mất đất tạm thời sẽ được căn cứ thực tế hiện trạng sử dụng đất, sau khi hoàn thành công trình phải bàn giao lại cho địa phương theo đúng như hiện trạng ban đầu.

      • 13.2.3 Đất đắp san lấp nền mặt bằng hoàn thiện phải phù hợp với thiết kế. Cao độ nền sau khi san lấp có sai số không được lớn hơn 5cm, tất cả các chướng ngại vật, vật liệu thừa v.v…phải được vận chuyển ra khỏi phạm vi mặt bằng hoàn thiện. Trong trường hợp san lấp mặt bằng theo phương án bơm cát phải tính toán lượng nước thoát không làm ảnh hưởng đến khu vực đất đai của người dân.

      • 13.2.4 Hàng rào (bao gồm cả cổng ra và cổng vào công trình) phải được thi công theo đúng thiết kế, mặt trên hàng rào phải đảo bảo cao độ yêu cầu. Độ thẳng đứng và thằng hàng ngang của hàng rào không được lớn hơn 2cm. Những cấu kiện thép, những chỗ hàn nối phải sơn chống rỉ và sơn bảo vệ.

      • 13.2.5 Cọc chống va và hệ thống cáp bảo vệ: Để đảm bảo an toàn cho công trình, phía thượng hạ lưu đập được bố trí hệ thống cọc chống va, trong trường hợp cửa van đóng để giữ nước, phạm vi giữa hai cọc chống va được neo giữ bằng hệ thống cáp để phân biệt phạm vi tàu thuyền không được đi vào.

      • 13.2.6 Phạm vi trồng cây xanh trong khu vực công trình và phần mất đất tạm thời phải được thực hiện đúng theo thiết kế. Trước khi tiến hành trồng cây xanh phải rải một lớp đất hữu cơ, chiều dày của lớp đất hữu cơ này không được nhỏ hơn 10cm. Cây trồng phải đúng theo thiết kế quy định, nếu phải thay thế bằng nhóm cây khác phải được sự đồng ý của các bên liên quan.

      • 13.2.7 Hệ thống điện, nước, công trình phụ tạm phục vụ trong quá trình thi công công trình phải được hoàn trả lại đúng theo yêu cầu, công suất và chất lượng như trước khi thi công.

Nội dung

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 Xuất lần CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ĐẬP TRỤ ĐỠ Hydraulic Structures - Pillar Dam construction and acceptance standard HÀ NỘI - 2013 Mục lục Trang Lời nói đầu Phạm vi áp dụng .1 Tiêu chuẩn viện dẫn Các thuật ngữ định nghĩa Công tác chuẩn bị thi công .2 Công tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ định vị cơng trình Thi công nghiệm thu cừ chống thấm Thi cơng nghiệm thu móng cọc Thi công nghiệm thu khung vây .10 Thi công nghiệm thu trụ pin .13 10 Thi công nghiệm thu dầm đỡ van 17 11 Thi công nối tiếp bờ gia cố lòng dẫn 18 12 Thi công nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển 23 13 Cơng tác hồn thiện mặt 28 TCVN … : 2013 Lời nói đầu TCVN : 2013 Cơng trình thủy lợi - u cầu thi công nghiệm thu Đập trụ đỡ biên soạn theo quy định khoản điều 69 Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật điểm a, khoản điều Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng năm 2007 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật TCVN……: 2013 Viện Thủy Công thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học Công nghệ công bố TCVN … : 2013 TIÊU TIÊU CHUẨN CHUẨN QUỐC QUỐC GIA GIA TCVN TCVN :: 2013 2013 Cơng trình thủy lợi – Tiêu chuẩn thi cơng nghiệm thu đập trụ đỡ Hydraulic Structures – Pillar Dam construction and acceptance standard Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thi cơng nghiệm thu cơng trình thủy lợi thiết kế xây dựng theo công nghệ đập Trụ đỡ Đối với cơng trình đập Trụ đỡ có kết hợp cầu giao thơng ngồi tiêu chuẩn cần vận dụng thích hợp theo 22TCN 266 -2000 - Cầu Cống - Quy phạm thi công nghiệm thu 1.2 Các yêu cầu tiêu chuẩn áp dụng Chủ đầu tư, Nhà thầu, tổ chức, cá nhân có liên quan cơng tác thi cơng nghiệm thu cơng trình Thủy lợi thiết kế thi công theo công nghệ Đập trụ đỡ Những hạng mục thi công nghiệm thu không quy định tiêu chuẩn cần áp dụng thích hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn hành 1.3 Những quy định tiêu chuẩn dựa số tiêu chuẩn, quy định hành Nhà nước Khi có khác biệt tiêu chuẩn tiêu chuẩn, quy định liên quan khác việc thi công nghiệm thu đập Trụ đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn với chấp thuận Chủ đầu tư Tiêu chuẩn viện dẫn TCVN 9394 : 2012 : Đóng ép cọc - Thi công nghiệm thu TCVN 9395 : 2012 : Cọc khoan nhồi - Thi công nghiệm thu TCVN 4453 : 1995 : Kết cấu bê tông bê tơng cốt thép tồn khối - Quy phạm thi cơng nghiệm thu TCVN 205 : 1998 : Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4055 : 1985 : Tổ chức thi công TCVN 390 : 2007 : Kết cấu bê tông bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công nghiệm thu TCXDVN 305 : 2004 : Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công nghiệm thu 22TCN 266 -2000 : Cầu Cống - Quy phạm thi công nghiệm thu 22 TCN 200 : 1989 : Quy trình thiết kế cơng trình thiết bị phụ trợ cho cầu Các thuật ngữ định nghĩa 3.1 Các chữ viết tắt dùng tiêu chuẩn BT - Bê tông BTCT - Bê tông cốt thép BTDUL - Bê tông dự ứng lực BVTC - Bản vẽ thi công CĐC - Cường độ cao CTTBPT - Cơng trình thiết bị phụ trợ ĐKT - Địa kỹ thuật TCVN … : 2013 MLĐ - Mạng lưới đo đạc 3.2 Đập Trụ đỡ cơng trình ngăn sơng xây dựng lịng sơng Đập bao gồm trụ độc lập BTCT có móng cọc cắm sâu vào đất nền, trụ dầm đỡ van liên kết Dưới dầm đỡ van cừ chống thấm liên kết với nhau, đỉnh cừ liên kết với đáy bệ trụ dầm đỡ van 3.3 Đập Trụ đỡ bệ cao đập Trụ đỡ có trụ pin hình chữ T, hai cánh khơng tiếp xúc với cơng trình, phần thân chữ T sâu xuống ngưỡng cống 3.4 Cừ chống thấm kết cấu BTCT, BTCT dự ứng lực, cọc ván thép cọc ống thép có me liên kết với me kín nước theo kiểu ép chặt (cao su) ngàm móc vào (cừ thép) 3.5 Dầm đỡ van phận nằm trụ pin để đỡ kín nước với cửa van 3.6 Bê tơng bịt đáy kết cấu phụ tạm bê tông đổ vào đáy khung vây để chống thấm đáy khung vây, làm đáy hố móng, chống áp lực nước, áp lực đất bên tác dụng lên khung vây cứng hóa để thi cơng kết cấu trụ pin bên Bê tông bịt đáy thi công biện pháp đổ bê tông nước 3.7 Chiều cao khối đổ chiều dày lớp bê tông quy định để đầm lần thiết bị đầm có 3.8 Chiều cao đợt đổ kích thước theo chiều cao kết cấu quy định để đổ bê tông liên tục Công tác chuẩn bị thi công Để chuẩn bị thi công đập Trụ đỡ, cần tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật quy định TCVN 4055-1985 - Tổ chức thi cơng Ngồi cần đảm bảo u cầu sau đây: 4.1 Nhận bàn giao vị trí cao tọa độ mốc, xác định tim tuyến cơng trình (thơng thường tim cơng trình thiết kế trùng với tim cầu giao thơng tuyến cừ chống thấm) 4.2 Xác định phạm vi giải phóng mặt bằng: - Mặt xây dựng bao gồm hai phần mặt đất vĩnh viễn mặt đất tạm thời phục vụ thi cơng cơng trình xác định hệ thống mốc giải tỏa mặt bằng, phần đất vĩnh viễn bao gồm thân cơng trình, phạm vi gia cố lịng dẫn chủ yếu nằm dịng chảy, có nhà quản lý kè bờ nối tiếp, đường vào cơng trình phần kết nối với hai bờ sơng - Hệ thống mốc giải phóng mặt ban đền bù giải phóng mặt địa địa phương đo đạc cắm mốc Các mốc góc BT, mốc trung gian cọc gỗ sơn 4.3 Phát quang, tạo mặt cơng trường, xây dựng cơng trình phụ tạm: - Khu vực mặt xây dựng bao gồm mặt đất vĩnh viễn mặt đất tạm thời phục vụ thi cơng cơng trình giới hạn mốc giải tỏa mặt phải phát quang dọn vệ sinh - Đơn vị thi cơng phải xây dựng cơng trình phụ trợ phục vụ công tác xây dựng Khu vực phụ tạm bao gồm bến bãi bốc dỡ vật liệu, bãi tập kết thiết bị, nhà lán tạm để ở, kho xưởng, nhà làm việc cơng trường phải bố trí cách mép biên mặt khu vực xây dựng cơng trình tối thiểu 5m - Trong trường hợp mặt thi cơng chật hẹp, việc bố trí cơng trình phụ tạm chồng lấn lên mặt xây dựng hạng mục cơng trình phải đảm bảo kết thúc sử dụng cơng trình phụ tạm trước xây dựng phần hạng mục cơng trình vị trí TCVN … : 2013 - Cao độ cơng trình phụ trợ gồm kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu phải đảm bảo không bị ngập nước suốt thời gian thi công 4.4 Phạm vi bảo vệ thi công tập kết thiết bị nước - Khu vực thi cơng đập trụ đỡ lịng sơng tự nhiên phải bố trí hệ thống cáp bảo vệ an tồn, có biển báo, dẫn phân luồng tàu thuyền qua lại suốt trình thi cơng - Mặt tập kết thiết bị máy móc thi công nước như: cần cẩu, xà lan, máy đóng cọc, tàu hút bùn v.v phải bố trí gần vị trí thi cơng tuyệt đối an tồn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trình thi cơng Cơng tác trắc địa, khống chế mặt bằng, cao độ định vị cơng trình 5.1 Công tác trắc địa, không chế mặt bằng, cao độ định vị cơng trình Đập trụ đỡ tuân theo tiêu chuẩn hành TCVN 8223:2009; TCVN 8224:2009; TCVN 8225:2009, ngồi cịn tn theo u cầu sau đây: 5.2 Việc lập mạng lưới đo đạc phải xét thích hợp cho từ điểm đo xác định tim trụ kiểm tra vị trí kết cấu suốt q trình thi cơng 5.3 Đối với đập Trụ đỡ có tổng độ thơng nước 150m, cống có tháp kéo van tính từ đỉnh trụ pin lên đỉnh tháp cao 15m, cần phải lập vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc hồ sơ thiết kế 5.4 Toàn vẽ thiết kế MLĐ tổ chức tư vấn thiết kế lập phải chuyển giao văn cho bên nhà thầu tiếp nhận công tác đo đạc định vị kết cấu cơng trình Biên nghiệm thu MLĐ phải có sơ hoạ mặt vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng cơng trình, dạng độ sâu chôn cọc, toạ độ cọc, ký hiệu cao độ mốc hệ thống toạ độ cao độ nhà nước Đối với cầu cống có chiều dài 300m, cầu treo dây xiên, cầu nối tiếp đường cong, cầu có trụ cao 15m, biên nghiệm thu MLĐ có vẽ mặt khu vực cơng trình, có vị trí cao trình cọc tiêu cọc mốc, kèm theo dẫn cần thiết để thực công tác đo đạc 5.5 Việc phân định tim đường nhánh tạm thời, việc lập thêm (nếu cần) mạng đường sườn công việc kiểm tra đo đạc tiến hành xây lắp, phải nhà thầu thực 5.6 Khi tiến hành tổ chức xây dựng, cần kiểm tra công tác đo đạc theo thời điểm sau: - Sau làm xong phần móng mố trụ (trước bắt đầu xây thân mố trụ) - Sau xây mố trụ (sau làm xong phần móng mố trụ) - Thực vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc trình xây thân mố trụ 5.6.1 Những yêu cầu kỹ thuật, khối lượng phương pháp công tác đo đạc dẫn i i Yêu cầu kỹ thuật phương pháp kiểm tra công tác đo đạc TT Nội dung kiểm tra Số lượng cọc tiêu cọc mốc mạng lưới đo đạc cơng trình có tổng độ nước 100m, đập có có tháp van cao 15m, thực theo Phương pháp cách thức kiểm tra Dùng trắc đạc (tiến hành đo nghiệm thu MLĐ) Đối tượng kiểm tra Từng cọc TCVN … : 2013 vẽ thiết kế MLĐ Số lượng cọc mốc cọc tiêu mặt mạng lưới đo đạc dọc theo tim tuyến quy định: Dùng trắc đạc (tiến hành đo nghiệm thu MLĐ) Từng cọc mốc cọc tiêu Dùng trắc đạc (tiến hành đo theo mặt phẳng) Toàn cọc tiêu mặt đo Dùng trắc đạc (đo cao trình theo hình học lượng giác, dùng máy toàn đạc Toàn cọc mốc + Đối với đập trụ đỡ có độ thơng nước từ 50m đến 100m, mốc cao đạc không cọc tiêu cho bờ Đối với đập trụ đỡ có tổng độ nước 100m, đập có tháp van cao 15m: mốc cao đạc không cọc tiêu cho bờ Sai số quân phương (mm) quy định: + Toạ độ cọc theo mặt mạng đo sở + Mốc cao đạc bờ mặt mố trụ: mốc lâu dài 3, mốc tạm thời 5.6.2 Với cơng trình có chiều dài 100m, có tháp van cao 15m, cọc tiêu cọc mốc đường sườn BTCT, mặt cọc có gắn điểm tim để đảm bảo mạng lưới đo chuẩn xác Khi độ bé 100m cho phép sử dụng cọc gỗ có đầu đinh thép để làm đường sườn 5.6.3 Mốc cao đạc bố trí cách đường tim tuyến khơng q 80m, phải nằm ngồi phạm vi có bố trí kết cấu tạm 5.6.4 Để quan sát chuyển vị biến dạng mố trụ (đối với cơng trình có ghi vẽ thiết kế MLĐ), cần phải đánh dấu cố định điểm đo gắn cục sứ có đầu hình chỏm cầu (tráng men) lên đỉnh mố trụ vị trí thuận tiện đặt thước đo ngắm 5.6.5 Trường hợp chiều dài đập 100m mạng lưới tam giác cho phép đo tuyến, cịn chiều dài lớn phải đo tuyến 5.6.6 Cơ tuyến phải cắm chỗ đất phẳng có độ dốc nhỏ 1% Trong trường hợp đặc biệt cho phép cắm mạng lưới tuyến độc lập 5.6.7 Chiều dài tuyến phải đo với độ xác quy định ii xác gấp lần so với đo khoảng cách mốc định vị tim tuyến ii Yêu cầu độ xác đo tuyến góc dụng cụ cần thiết Độ xác cần thiết đo Độ xác cần thiết đo góc (giây) Độ khíp cho phép mạng (giây) - Nhỏ 100 1/10.000 ± 20 ± 35 -Thước thép thước cuộn máy toàn đạc 30” với lần quay vòng - Từ 100 đến 300 1/30.000 ± ± 10 - Thước đo thước cuộn có khắc ly máy tồn đạc 10'' với lần quay vịng Chiều dài cơng trình (m) Các dụng cụ cần dùng để đo số lần đo góc - Thước đo thép máy đo quang điện, máy toàn đạc 1'' với lần quay TCVN … : 2013 - Từ 300 đến 1000 ± 1/50.000 ± vòng - Máy đo quang điện, máy tồn đạc 1'' với lần quay vịng - Lớn 1000 1/80.000 ± 1,5 ± 5.6.8 Việc định tim trụ đường thẳng cần tiến hành phương pháp giao điểm với góc vng từ điểm hệ thống đa giác đạc đặt tim trụ đường tim tuyến với độ lệch cho phép lớn 15mm Việc định vị phận trụ sau cần tiến hành từ tim trụ cách giản đơn, ưu tiên phương pháp tọa độ vng góc 5.6.9 Trong q trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí tim trụ 5.6.10 Với cơng trình dài 100m phải đặt: - Trên thành mố: mốc cao đạc theo mẫu quy định Giữa mốc với với mốc chuẩn phải cao đạc lần, với sai số bình quân ± 10mm - Trên mũ trụ: mốc cao đạc nơi thuận tiện cho việc đặt thước ngắm trụ sửa chữa lại mà trước quan sát thấy có biến dạng trụ làm điều kiện địa chất phức tạp, phải để hịm kín, trụ ống thuỷ bình đặt vng góc với Mỗi ống thuỷ bình có khắc độ kiểm tra nhỏ 20 giây Trước bàn giao cho sử dụng, nhà thầu thi công phải tiến hành cho xong việc khảo sát độ lún biến dạng mốc cao đạc ống thuỷ bình Thi công nghiệm thu cừ chống thấm Công tác kiểm tra thiết bị, trình tự thi cơng cừ chống thấm cho đập Trụ đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 9394: 2012 ''Đóng ép cọc - Tiêu chuẩn thi công nghiệm thu” Ngồi cịn phải tn thủ quy định đây: 6.1 Kiểm tra nghiệm thu cừ nơi sản xuất 6.1.1 Đối với cừ BTCT cừ BTCT dự ứng lực: a) Vật liệu: - Chứng xuất xưởng cốt thép, cáp thép, xi măng, kết thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước theo tiêu chuẩn hành; - Cấp phối bê tơng; - Kết thí nghiệm mẫu bê tơng; - Đường kính cốt thép chịu lực cốt đai; - Lưới thép tăng cường vành thép bó đầu cừ; - Sự đồng lớp bê tơng bảo vệ; - Cao su kín nước me cừ, me thép phải liên tục, thẳng song song với phương trục cừ b) Kích thước hình học: - Sự cân xứng cốt thép cừ; - Kích thước tiết diện cừ; - Độ phẳng đồng mặt BT me cừ; - Góc lệch mũi vát so với phương trục cừ; TCVN … : 2013 c) Công tác nghiệm thu nơi sản xuất cừ BTCT cừ BTCT dự ứng lực: Không dùng đoạn cừ có độ sai lệch kích thước vượt quy định iii, đoạn cừ có vết nứt rộng 0,2 mm Độ sâu vết nứt góc khơng q 10 mm, tổng diện tích lẹm, sứt góc rỗ tổ ong khơng q 5% tổng diện tích bề mặt cừ khơng tập trung iii Độ sai lệch cho phép kích thước cừ TT Kích thước cấu tạo Độ sai lệch cho phép Chiều dài cừ L ± 3% L Chiều dày cừ ± mm Độ vát mũi cừ 10 mm Độ võng cừ Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu cừ Độ lệch móc treo so với trục cừ 20 mm Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ± mm Bước cốt thép xoắn cốt thép đai ± 10 mm Khoảng cách cốt thép chủ cáp dự ứng lực ± 10 mm 10 Độ sai lệch me cừ ± mm 1/100 chiều dài cừ ± 50 mm 6.1.1 Đối với cừ thép, cừ nhựa phải đảm bảo yêu cầu - Cừ chống thấm phải hoàn toàn cừ mới; đảm bảo yêu cầu hồ sơ thiết kế - Kiểm tra xuất xứ, kích thước hình học, dung sai, khối lượng đơn vị, thành phần hóa học, tiêu chí chấp nhận hình dạng cừ theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, đối chiếu với yêu cầu thiết kế 6.2 Thi công nghiệm thu cừ chống thấm trường 6.2.1 Khi đóng hạ cừ chống thấm phải định vị tim tuyến cừ máy kinh vĩ máy tồn đạc 6.2.2 Cơng tác hạ cừ chống thấm cho đập Trụ đỡ phải có hệ sàn đạo phụ trợ thi cơng Cao độ sàn đạo thi công phải nằm mực nước cao q trình thi cơng tối thiểu 0,5m Cao độ đỉnh cừ thép khống chế cách kiểm tra vạch cao độ cọc dẫn hạ cừ, đảm bảo không dịch chuyển cừ thi công hồn thiện thi cơng cừ 6.2.3 Hướng thi công cừ chống thấm nên theo hướng sau để tránh tối đa điểm hợp long: - Xuất phát từ hai hướng cừ thi công; - Xuất phát theo hướng từ cừ đến hết tuyến cừ chống thấm; Đồng thời hướng thi công cừ chống thấm không nên theo hướng đây: - Xuất phát từ hai hướng từ phía hai bờ; - Xuất phát từ nhiều cừ khác khau tuyến cừ chống thấm 6.2.4 Biện pháp hạ cừ chống thấm: - Sử dụng biện pháp rung, ép chiều dài phần cừ chống thấm có đỉnh nằm cao độ mặt đất; - Sử dụng biện pháp rung, ép chiều dài đoạn cừ thi công mặt nước, sau sử dụng biện pháp đóng câm búa Diezen để hạ cừ xuống cao độ thiết kế cọc dẫn; TCVN … : 2013 - Trong trình hạ cừ chống thấm tiêu vận tốc dao động, gia tốc dao động lượng sinh chấn động ảnh hưởng đến cơng trình lân cận phải tn thủ theo “Quy trình đóng cọc vùng xây chen” 6.2.5 Các yêu cầu kỹ thuật thi cơng ngồi trường cần phải đáp ứng thi công cừ chống thấm quy định theo iv iv Yêu cầu thi công nghiệm thu cừ chống thấm Yêu cầu kỹ thuật Sai số cho phép khoảng cách tuyến thi công thiết kế Đối với cấu kiện tuyến cừ thi công chổ: Sai số cho phép cao độ đỉnh cừ chống thấm thi công thiết kế Đối với cấu kiện tuyến cừ đúc sẵn hạ chìm lắp đặt nước: Sai số cho phép cao độ đỉnh cừ chống thấm thi công thiết kế Sai số cho phép Sai lệch vị trí mặt cho phép: ± 3cm Sai lệch cho phép: ± 5cm Sai lệch cho phép: ± 2cm Đối tượng kiểm tra Thanh cừ cừ cuối lần luân chuyển hệ sàn đạo dẫn hướng thi công Tất cừ sau thi công Tất cừ sau thi công Cách thức kiểm tra Đo máy kinh vĩ, đối chiếu mốc tuyến cao độ Đo máy kinh vĩ, kết hợp thước thép, kết hợp thợ lặn, đối chiếu mốc cao độ Đo máy kinh vĩ, kết hợp thước thép, kết hợp thợ lặn, đối chiếu mốc cao độ Thi công nghiệm thu móng cọc Trong điều kiện khu vực tập trung dân cư, thị cơng tác thi cơng cọc phải đảm bảo theo “Quy trình đóng cọc vùng xây chen” 7.1 Đối với móng cọc sử dụng cọc đóng: Cọc đóng bao gồm loại cọc chế tạo sẵn, hạ xuống cao độ thiết kế theo phương pháp chấn động như: Đóng, ép hay rung Cơng tác triển khai kiểm tra thiết bị, trình tự thi cơng móng cọc cho đập Trụ đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 ''Đóng ép cọc - Tiêu chuẩn thi cơng nghiệm thu” Ngoài phải tuân theo quy định sau: 7.1.1 Đối với cọc thi công nước phải có sàn đạo thi cơng với thiết bị hạ cọc khơng phải tàu đóng cọc có hệ dẫn hướng sàn đạo kèm Cao độ khung dẫn hướng hệ sàn đạo phải cao mực nước cao q trình thi cơng tối thiểu 0,5m Đối với hệ sàn đạo sử dụng hạ cọc xiên yêu cầu số tầng khung dẫn hướng tốt thiểu 02 tầng 7.1.2 Khi thi công cọc phương pháp đóng, rung phải đảm bảo đạt độ chối tính tốn (khơng nhỏ 0,2cm/một nhát búa) tương ứng với quy trình thiết bị lựa chọn hồ sơ thiết kế BVTC Độ chối tính tốn cọc quy định hồ sơ thiết kế BVTC tương ứng với loại búa, loại cọc dẫn, trọng lượng vật đệm cọc, sức chịu tải cọc hồ sơ thiết kế BVTC 7.1.3 Trường hợp nhà thầu thi công sử dụng thiết bị hạ cọc, cọc dẫn, vật đệm cọc khác với thông số hồ sơ thiết kế thỏa mãn yêu cầu theo “Quy trình đóng cọc vùng xây chen” độ TCVN … : 2013 11.1.3 Khi nạo vét lòng dẫn vị trí có hệ số mái thay đổi đào đất mái sông phải kết hợp giới với thủ công để đảm bảo yêu cầu thiết kế 11.1.4 Phải thường xuyên kiểm tra chiều sâu cao trình nạo vét so với thiết kế Việc đo kiểm tra tiến hành định kì -4 lần, thước đo đểm, chỗ đào đất, thân tầu đuôi tầu đo liên tục loại máy đo siêu âm 11.1.5 Trường hợp đất đào nạo vét lòng dẫn tận dụng để đắp mang cống, đê bao, đường nối tiếp… phải tuân theo quy phạm kỹ thuật tương ứng công tác chế bị, san ủi, đầm nén cơng trình đê đập cơng trình giao thơng 11.1.6 Tại vị tri đặt lớp gia cố mà lịng dẫn mái sơng bị xói sâu thấp cao trình thiết kế sau nạo vét vị trí tiếp giáp với cơng trình sau thi cơng khung vây cần phải san gạt dùng vật liệu đất, cát, bao tảI đất…để đắp bù đến cao trình thiết kế đặt lớp gia cố Bao tải đất,cát sử dụng để đắp bù lịng dẫn hay mái sơng vị trí tiếp giáp loại 35bao/1m Khi thi công bao tải đất, cát mái phải thi công từ chân lên để tránh sạt lở 11.1.7 Khi san mặt phải có biện pháp tiêu nước Khơng để nước chảy tràn qua mặt khơng để hình thành vũng đọng q trình thi cơng 11.1.8 Khi thi công đắp đất mang cống phần tiếp giáp với trụ phải kết hợp thủ công với giới để đắp đạt độ chặt thiết kế hạn chế rung động ảnh hưởng đến cơng trình 11.1.9 Khi đắp đất đất ướt có nước, trước tiến hành đắp đất phải tiến hành tiêu thoát nước, vét bùn, cần thiết phải đề biện pháp chống đùn đất sang hai bên trình đắp đất Không dùng đất khô nhào lẫn đất ướt để đầm nén Khi đắp đất phải tính hao hụt vận chuyển từ 0,5% đến 1,5% khối lượng tuỳ theo phương tiện vận cự li vận chuyển 11.1.10 Nếu bờ nối tiếp có kết nối với tuyến đê bao hay đường giao thơng q trình thi cơng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn tương ứng đắp đê tiêu chuẩn giao thơng 11.1.11 Lịng dẫn sau nạo vét phải phẳng đặc biệt vị trí đặt lớp gia cố Phải kiểm tra cao độ đáy lòng dẫn vị trí đặt lớp gia cố đảm bảo chênh lệch cao độ không 1% chiều dày lớp gia cố 11.1.12 Phải có biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng vị trí tiếp giáp cơng trình (Trụ pin, dầm van…) với vật liệu đắp bù đáy lòng dẫn sau nạo vét 11.1.13 Trong q trình thi cơng cần bố trí thợ lặn để kiểm tra độ phẳng lòng dẫn, xử lý vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng thi công 11.1.14 Vật liệu thiết bị trước thi công phải nghiệm thu đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế phê duyệt Công tác nghiệm thu tiến hành có đầy đủ hồ sơ theo quy định Khối lượng nghiệm thu hình thức tiến hành theo quy định thỏa thuận Chủ đầu tư đơn vị thi cơng 11.1.15 Trong q trình thi công cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng vật liệu đắp độ chặt khối đắp Sau hồn thành cơng đoạn rải, san, đầm cần tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm kiểm tra dung trọng, đạt yêu cầu cho đắp lớp khác Nếu chưa đạt cần phải đầm thêm lấy mẫu thí nghiệm lại đạt yêu cầu 19 TCVN … : 2013 11.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu trải vải địa kỹ thuật Khi thi công vải địa kỹ thuật phải tuân theo tiêu chuẩn tương ứng hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất Ngồi cịn phải tn theo yêu cầu sau: 11.2.1 Trước tiến hành thi công phải chuẩn bị nền, xử lý bề mặt tiếp xúc dọn vật sắc, nhọn…dễ làm rách vải 11.2.2 Trong q trình thi cơng cần bố trí thợ lặn để thường xuyên kiểm tra chất lượng thi công trải vải cho thợ lặn kiểm tra lưu tốc dòng chảy v ≤ 0,5m/s 11.2.3 Khi thi công nên kết hợp trải vải mái lòng dẫn lúc Trải vải theo trình tự từ đỉnh mái xuống lịng dẫn Khi thi công lựa chọn thời điểm mực nước thấp, lưu tốc nhỏ để thi công 11.2.4 Sau trải vải phải định vị ghim giữ vải không bị xê dịch tác động dòng chảy Vải phải neo đỉnh chân dốc, chiều dài đoạn vải neo tối thiểu 1m 11.2.5 Trong trình thi cơng, vị trí tiếp giáp lớp vải vị trí nối phải có biện pháp xử lý Nếu vải nối trường phải đặt chồng lên 20cm, đường khâu khơng nên đặt vng góc với phương có tải trọng lớn 11.2.6 Trong q trình thi cơng phải đảm bảo hệ thống phao neo chắn, an tồn 11.2.7 Cơng tác trải vải địa kỹ thuật phải tuân theo hồ sơ thiết kế phê duyệt Chỉ tiến hành nghiệm thu có đầy đủ tài liệu theo quy định sau kiểm tra chất lượng khối lượng thi công 11.3 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu công tác gia cố bằng: rọ đá, thảm đá, mái sông nối tiếp bờ 11.3.1 Rọ thép sử dụng phải xuất trình phiếu xuất kho kiểm định chất lượng sản xuất sở sản xuất theo thông số yêu cầu hồ sơ thiết kế 11.3.2 Cốt thép làm rọ chủng loại thiết kế, loại thép mạ điện thép mạ kẽm có bọc hợp chất Polyvinyl-clorua (PVC), đảm bảo đường kính, lớp mạ bền chặt, không bị bong rộp, trầy xước giới hạn quy định, đảm bảo cường độ chịu kéo dây thép theo BS 1052:1980 Dây buộc khung thép định hình phải mạ kẽm 11.3.3 Rọ thép phải ghép buộc, căng kéo theo yêu cầu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng nhà cung cấp 11.3.4 Công tác đo đạc, kiểm tra mặt rọ đá nghiệm thu nên tiến hành vận tốc dòng chảy nhỏ 0,3 m/s Trường hợp đặc biệt phải tiến hành đo đạc điều kiện vận tốc dịng chảy lớn 0,3 m/s cần thống bên liên quan Đối với lòng dẫn rộng, có độ sâu lớn mà phải đo thủ cơng dựng sào thẳng, cứng, khắc độ tới cm, sổ đo ghi xác tới 0,50 cm Trước đo phải kiểm tra dụng cụ đo 11.3.5 Trường hợp kết cấu có tính chất quan trọng, chủ đầu tư yêu cầu cần phải có thợ lặn hỗ trợ kiểm tra nghiệm thu mặt rọ đá với chỗ ngập sâu nước 11.3.6 Sai số cho phép thi cơng rọ đá, tính theo chiều dày rọ đá gia cố mặt cắt nghiệm thu nạo vét lòng dẫn phạm vi ±10cm 20 TCVN … : 2013 11.3.7 Khối lượng rọ đá hộc nghiệm thu tính số rọ chẵn khối lượng rọ tính theo kích thước hình học rọ Nếu hồ sơ thiết kế có quy định sai số mặt gia cố theo yêu cầu thiết kế 11.4 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu gia cố lịng dẫn bê tơng vữa dâng Khi thi công nghiệm thu gia cố lịng dẫn bê tơng vữa dâng phải tn theo tiêu chuẩn tương ứng đồng thời phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật nghiêm thu bê tông vữa dâng mục tiêu chuẩn Ngoài phải đảm bảo yêu cầu sau: 11.4.1 Trước thi cơng, lịng dẫn cần nạo vét, làm phẳng đến cao độ thiết kế 11.4.2 Trong trình thi cơng phải tiến hành phân khoảnh đổ hợp lý, phải có biện pháp xử lý chỗ tiếp giáp hai khoảnh đổ Dùng BTCT đúc sẵn, thép, gỗ theo kích thước khoảnh đổ thiết kế để làm ván khuôn khoảnh đổ 11.4.3 Phải thường xuyên kiểm tra độ phẳng cao độ thiết kế lòng dẫn thước, máy đo kết hợp với thợ lặn 11.5 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu công tác trồng cỏ gia cố mái 11.5.1 Khi trồng cỏ gia cố, phải chọn loại cỏ có rễ chắc, phát triển sống giai (cỏ dầy, cỏ may ) phải đánh cỏ vầng ghim vào mái 11.5.2 Nếu gieo cỏ phải phủ lớp đất hữu trước gieo, chiều dày lớp đất hữu khoảng 20 30cm Nên chon phối hợp loại cỏ để gieo: Loại bụi thấp, loại họ đậu loại cỏ có rễ phát triển 11.5.3 Cần phải trồng cỏ gia cố sau hồn thành cơng việc hồn thiện cơng trình đất cỏ có thời gian bén rễ, phát triển có đủ khả bảo vệ mái trước mùa mưa bão Nếu đất khô phải tưới nước cho cỏ, trì tưới nước tuần đầu sau trồng để tạo độ ẩm cần thiết làm chắt đất với tép, để cỏ ổn định phát triển 11.5.4 Kiểm tra trồng dặm thay bị chết sinh trưởng yếu để đảm bảo đủ mật độ tối thiểu 95% sinh trưởng theo mật độ thiết kế 11.5.5 Quá trình nghiệm thu trồng cỏ chia thành giai đoạn: Sau trồng tháng (giai đoạn 1) sau trồng tháng (giai đoạn 2) - Nghiệm thu giai đoạn để đánh giá khả thích nghi, phát triển cỏ đánh giá qui trình chăm sóc (bón phân, tưới nước, trồng dặm cỏ hồ sơ thiết kế kỹ thuật ) Giai đoạn phải đạt yêu cầu: gốc cỏ có >3 nhánh mới/cây, xanh, không bị khô đầu tất chết trồng dặm lại, bảo đảm mật độ thiết kế - Nghiệm thu giai đoạn để đánh giá khả sinh trưởng phát triển cỏ khả che phủ phát triển bề mặt gia cố Giai đoạn phải đạt u cầu: 95% sống, trung bình có nhánh/cây, hàng giao nhau, khép tán phải có màu xanh tươi thể sống tốt Chiều cao > 80cm, rễ bám chặt vào mái dốc 11.6 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu công lát loại Công tác gia cố mang cống, mái sông nối tiếp bờ bao gồm công tác thi công lát BTCT đổ chỗ công tác thi công chế tạo, lắp đặt lát BTCT cấu kiện chế tạo sẵn để gia cố mang cống mái sông Các yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu công tác bê tông phải tuân theo 21 TCVN … : 2013 quy định tiêu chuẩn tương ứng, yêu cầu quy định mục tiêu chuẩn Ngoài cần phải đảm bảo yêu cầu sau: 11.6.1 Khi thi công gia cố bờ mái cần phải bố trí lỗ nước để làm giảm áp lực nước ngầm lên mái Tại vị trí lỗ nước phải bố trí tầng lọc ngược vải địa kỹ thuật 11.6.2 Khi gia bờ bê tơng đúc sẵn ngồi việc kiểm tra chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn thi công bê tông đúc sẵn, tiêu chuẩn chất lượng vật liệu xây dựng thủy lợi Ngồi ra, cịn phải kiểm tra độ phẳng tấm, xử lý khe tiếp giáp theo yêu cầu thiết kế 11.6.3 Đối với BTCT cấu kiện chế tạo sẵn dùng để thi cơng mang cống lắp ghép u cầu sai số kích thước hình học cơng tác chế tạo không vượt ±5mm 11.6.4 Các BTCT chế tạo sẵn dùng để gia cố mái phải liên kết với thành khối để giữ ổn định bảo vệ mái Khoảng cách -10m bố trí khe lún 11.6.5 Khi lát phải căng dây lát lát đường thẳng nối mốc gắn lớp Sau lát cấu kiện nằm phạm vi mốc cao độ chuẩn, hướng lát vng góc với hướng lát trước Hướng lát chung cho tồn mặt cơng trình từ lát ngồi Khi lát mái nghiêng phải căng dây dọc mốc chuẩn chân mái, sau lát hàng chân mái trước Lát từ lên đỉnh mái 11.6.6 Khi thi công, vị trí thừa, thiếu so với kích thước lát chế tạo, khơng đủ bố trí lát phải chế tạo riêng lát cho phù hợp thi công đổ bù chỗ 11.6.7 Trước sử dụng, cấu kiện chế tạo sẵn phải nghiệm thu nơi sản xuất chế tạo, đảm bảo yêu cầu chất lượng cấu kiện Những cấu kiện, lát không đảm bảo chất lượng, bị sứt mẻ, cong vênh, kích thước khơng đảm bảo theo u cầu phải loại bỏ 11.6.8 Trong q trình thi cơng phải thường xuyên dùng thước, ni vô, máy trắc đạc để kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc mái đảm bảo theo yêu cầu thiết kế Mặt lát, lắp ghép phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ, sai số cao độ độ dốc chênh lệch độ cao hai mép vật liệu lát liền kề không vượt giá trị bảng bảng vii Dung sai cho phép Loại vật liệu lát Tấm lát bê tông cốt thép Các cấu kiện bê tơng định hình Khe hở với thước 3m Dung sai Dung sai cao độ ± 2cm ± 1cm độ dốc 0,5% 0,3% ± 5mm ± 3mm viii Chênh lệch độ cao hai mép vật liệu lát Loại vật liệu lát Tấm lát bê tông cốt thép Các cấu kiện định hình Chênh lệch độ cao ± mm ± mm 11.6.9 Độ dốc phương dốc mặt lát, lắp ghép phải theo thiết kế, có chỗ lồi lõm mức cho phép phải lát lắp ghép lại Mặt lắp ghép cấu kiện lên không rung võng 11.7 Yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu cọc cừ mang cống 22 TCVN … : 2013 Công tác cọc cừ thi cơng gia cố mái, lịng dẫn nối tiếp bờ bao gồm công tác chế tạo, thi công, nghiệm thu cọc, cừ gia cố mái sông, cọc, cừ mang cống Yêu cầu công tác chế tạo, thi công nghiệm thu cọc cừ phải tuân theo tiêu chuẩn tương ứng chế tạo, vận chuyển, thi công, nghiệm thu cọc, cừ đồng thời phải tuân theo yêu cầu mục 6, mục tiêu chuẩn Ngoài phải đảm bảo yêu cầu sau: 11.7.1 Khi thi cơng cọc định hình để đặt lát mang cống phải đảm bảo độ phẳng nhẵn khe thả lát, sai số kích thước khe không lớn ± 5mm Các cọc định hình phải thi cơng đảm bảo u cầu chất lượng, phải đóng thẳng hàng tim thiết kế, không bị nghiêng Khi thi công tiến hành hạ cọc liền sau thả lát vào khe chế tạo sẵn hai cọc đến cao trình thiết kế Thi công cọc đến đâu tiến hành thả lát đến để dễ dàng kiểm tra, hiệu chỉnh 11.7.2 Thi công cừ mang công giáp trụ pin cách xỏ me cừ vào vị trí chế tạo sẵn trụ hạ xuống từ từ tránh ảnh hưởng đến ổn định trụ 11.7.3 Khi thi công cọc, cừ mang cống gần khu dân cư phải dùng biện pháp rung hạ ép để tránh rung động tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường 11.7.4 Khi sử dụng cừ thép để gia cố nối tiếp bờ phải sử dụng loại cừ hoàn toàn phải có biện pháp chống ăn mịn chống rỉ cho cừ trước thi công 11.7.5 Công tác nghiệm thu cọc, cừ phải tuân theo tiêu chuẩn thương ứng kiểm tra nghiệm thu nơi sản xuất nghiệm thu trường 12 Thi công nghiệm thu cửa van, thiết bị điều khiển 12.1 Những quy đinh chung áp dụng theo mục TCVN 8298 – 2009 12.2 Quy định vật liệu chế tạo cửa van áp dụng theo mục TCVN 8298 – 2009, cần ý số nội dung sau 12.2.1 Đối với chi tiết bạc trục quay lắp cho phận cối trục quay, lề, pu ly dẫn động, gối tự động, cữ trượt .với điều kiện làm việc khu vực ẩm ướt, ngập nước khó bơi trơn bảo dưỡng nên sử dụng loại vật liệu tự bơi trơn để có độ bền cao cơng tác bảo trì bảo dưỡng đơn giản 12.2.2 Vật liệu đặc biệt tự bôi trơn ứng dụng cho chi tiết bạc trục quay, đỡ trượt, cữ trượt tham khảo như: Deva.glid PE_UHMW, có chi tiêu thơng số kỹ thuật sau: + Tỷ trọng: 950 kg/m3 + Tải trọng lớn nhất: 100 N/mm2(tải trọng tĩnh); 70 N/mm2(tải trọng động); + Tốc độ trượt lớn khô: 0,4 m/s; + Nhiệt độ làm việc: - 1000C đến 2500C + Hệ số ma sát ướt: 0,08 đến 0,12 + Hệ số ma sát khô: 0,1 đến 0,12 12.2.3 Vật liệu làm kín nước sử dụng cho cửa van vùng ven biển chịu ảnh hưởng triều, đặc tính lý phải đạt thí nghiệm môi trường nước muối (10% đến 18%) 12.2.4 Trong số trường hợp đặc biệt dùng cao su với tiêu lý khác dùng vật liệu khác làm vật đệm kín nước cửa van vật liệu đặc biệt mục 11.2.2 gỗ 23 TCVN … : 2013 12.3 Chế tạo cửa van phận đặt sẵn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.4 Chế tạo cửa van tự động cần lưu ý 12.4.1 Nếu vẽ thiết kế chưa quy định sai số cho phép gia cơng cửa van tự động phải phù hợp với quy định (Bảng A.1) phụ lục A 12.4.2 Sau gia công cửa van tự động, cần loại trừ ứng suất để bảo đảm ổn định kích thước hình học hình dạng thiết kế thỏa mãn yêu cầu sau: + Sai lệch cho phép khoảng cách mặt phẳng tương ứng ± 0,5 mm; + Dung sai mặt phằng song song không lớn 0,3 mm; + Độ nhám bề mặt gia cơng khí Ra < 25 µm 12.4.3 Tổng hợp tổng thể cửa van tự động: + Không phân biệt cửa van chế tạo liền khối hay phân đoạn (do siêu trường, siêu trọng), trước xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra tổng thể sai số kích thước, vị trí theo quy định; sai lệch mối ghép không lớn 2,0 mm; + Sau tổ hợp tổng thể, bề mặt tiếp xúc kín nước cửa van phải tiếp xúc đều, chiều dài tiếp xúc cửa lên cao su kín nước 85 %, khe hở cục nhỏ 0,1 mm Khi cửa van vị trí làm việc, thơng số phải bảo đảm theo thiết kế, phải kiểm tra độ lệch trục cối cối dưới, gioăng chắn nước, bánh xe ngược Sai số vị trí khơng lớn 1,0 mm; Sau kiểm tra, cần làm dấu, đánh số, định vị để tháo lắp lại bảo đảm kích thước ban đầu 12.5 Chế tạo cửa van Clape trục 12.5.1 Nếu vẽ thiết kế chưa quy định sai số cho phép gia công cửa van Clape trục phải phù hợp với quy định (Bảng 10) 12.5.2 Sau gia công cửa van Clape trục dưới, cần loại trừ ứng suất để bảo đảm ổn định kích thước hình học hình dạng thiết kế thỏa mãn yêu cầu sau: + Sai lệch cho phép khoảng cách mặt phẳng tương ứng ± 0,5 mm; + Dung sai mặt phằng song song không lớn 0,3 mm; + Độ nhám bề mặt gia công khí Ra < 25 µm 12.5.3 Khi lắp ráp cụm cối quay cửa van clape trục dưới, nên lấy mặt tựa gioăng chắn nước làm mặt chuẩn để chỉnh, tất cối trục phải đảm bảo độ đồng trục Dung sai độ đồng trục cho phép quy định sau: + Khi bề rộng cánh cửa khơng lớn 8,0 m dung sai khơng lớn 2,0 mm; + Khi bề rộng cánh cửa lớn hơn8,0 m dung sai khơng lớn 3,0 mm; - Sai lệch cho phép khoảng cách đường tâm ngang dọc lỗ tai kéo cửa van ± 2,0 mm Lỗ tai kéo cửa trục kéo phải bảo đảm đồng tâm, độ nghiêng cho phép không lớn 1/1000 12.5.4 Tổng hợp tổng thể cửa van Clape trục dưới: + Không phân biệt cửa van chế tạo liền khối hay phân đoạn (do siêu trường, siêu trọng), trước xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra tổng thể sai số kích thước, vị trí theo 24 TCVN … : 2013 quy định; sai lệch mối ghép không lớn 2,0 mm; + Sau tổ hợp tổng thể, cối trục quay phảo đảm bảo độ đồng trục, chiều dài tiếp xúc bề mặt kín nước lên đỡ kín nước 90 %, khe hở cục nhỏ 0,1 mm Khi cửa van vị trí làm việc, thông số phải bảo đảm theo thiết kế, phải lấy mặt phẳng ray hay mặt trượt làm chuẩn để chỉnh bánh xe cữ, gioăng chắn nước, bánh xe ngược Sai số vị trí khơng lớn 1,0 mm; 12.6 Kiểm tra chất lượng mối hàn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.7 Quy trình lắp ráp nơi chế tạo áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.8 Vận chuyển từ nơi sản xuất đến vị trí tổ hợp cơng trình cần lưu ý 12.8.1 Các chi tiết khí, phận kết cấu cửa van thực gia công theo hồ sơ thiết kế kiểm tra nghiệm thu xưởng đạt yêu cầu cho xuất xưởng phải ghi nhãn mác, số lượng đánh số ký hiệu rõ ràng để phục vụ cho công tác tổ hợp lắp đặt cơng trình 12.8.2 Cơng việc vận chuyển sản phẩm từ xưởng sản xuất đến cơng trình phải tính tốn bố trí thiết bị vận chuyển phù hợp, cách đặt phận lên phương tiện vận chuyển phải phù hợp, không phận kết cấu nặng đè chồng lên dễ gây biến dạng trình vận chuyển 12.8.3 Các sản phẩm hoàn thiện xưởng đưa lên phương tiện vận chuyển đến cơng trình phải bao gói, chằng buộc chắn, đảm bảo an tồn khơng bị biến dạng cong vênh suốt trình vận chuyển đến vị trí cơng trình 12.9 Lắp đặt phận đặt sẵn áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.10 Tổ hợp hồn thiện cửa van cơng trình cần lưu ý 12.10.1 Trước cho vận chuyển cửa van đến cơng trình để tổ hợp cần tiến hành khảo sát điều kiện mặt cơng trình, xác định vị trí tổ hợp cửa van đảm bảo đủ khơng gian, thuận lợi cho công tác tổ hợp đồng thời thuận lợi cho trình cẩu cửa đưa vào lắp đặt 12.10.2 Tiến hành kiểm tra toàn sản phẩm chuyển đến cơng trình phải đầy đủ số lượng, biên giấy tờ kèm theo, sảm phẩm không bị sai khác biến dạng trình vận chuyển 12.10.3 Chuẩn bị hệ sàn đạo, đồ gá, hệ thống giằng chống sẵn sàng cho công tác tổ hợp cửa van, đảm bảo cho q trình tổ hợp cửa van khơng bị biến dạng, an tồn tuyệt đối cho đội ngũ cơng nhân thi công 12.10.4 Chuẩn bị hệ thống cần cẩu nâng chuyển loại đưa đến công trường phải qua kiểm định đánh giá chất lượng Chú ý hoạt động máy cẩu đất đắp phép tiến hành sau đất đầm nén chặt phù hợp với yêu cầu BVTC 12.10.5 Dựa sơ đồ vẽ công nghệ tổ hợp lắp ghép cửa van tiến hành lắp ghép thành cửa van hồn thiện kích thước với sai số cho phép theo hồ sơ thiết kế tiêu chuẩn liên quan quy định Lắp đầy đủ chi tiết phân lắp ghép như: Bộ phận gối quay, gối tựa động, tai kéo, chi tiết kín nước 12.10.6 Sau tổ hợp hoàn thiện cửa van xong tiến hành kiểm tra nghiệm thu với có mặt đầy đủ bên đơn vị thi công lắp đặt, Giám sát kỹ thuật A, Kết nghiệm thu ghi vào biên 12.11 Thi công lắp đặt cửa van vào cơng trình 12.11.1 Các cửa van trước tiến hành cẩu lắp vào vị trí cơng trình phải cửa van hồn thiện, phận phải lắp ráp đầy đủ theo hồ sơ thiết kế 25 TCVN … : 2013 12.11.2 Trước cẩu lắp cửa van vào cơng trình, tiến hành kiểm tra lại tồn kích thước lắp, vệ sinh tồn phận đặt sẵn bê tơng vị trí lắp đặt cửa van vào để đảm bảo tuyệt đối an tồn cho cơng tác lắp đặt hệ thống cửa van vào cơng trình 12.11.3 Khi nâng, hạ di chuyển cửa van vào cơng trình phải - Đảm bảo cho trình nâng hạ cửa van theo phương thẳng đứng; không dùng tời kéo để đồng thời néo cửa van trình nâng hạ; - Đảm bảo khoảng hở mặt cửa van với đỉnh ray mặt đất khơng nhỏ 0,2m; - Vị trí lắp đặt cửa van cơng trình vị trí đứng thiết bị nâng đảm bảo cho cần với hoạt động phạm vi định trước đồ án BVTC 12.11.4 Trong trường hợp lúc dùng hai cần cẩu với để tiến hành lắp đặt cửa van siêu trường siêu trọng, cần thực cách nghiêm ngặt qui định BVTC, đạo thống người chịu trách nhiệm an toàn lao động công trường Trong hồ sơ BVTC phải xác định rõ trình tự vận hành (nâng cẩu, thay đổi chiều cao, góc quay) cho cần cẩu với, sơ đồ cáp treo đường di chuyển có xét đến tải trọng máy cẩu sức nâng tải 12.11.5 Khi nâng cửa van phải bảo đảm tư ổn định tải trọng phân bố máy nâng đồng điểm tựa Khi nâng hay hạ hệ thống kích phải kiểm tra độ ổn định kết cấu trường hợp chịu tác động đồng thời tải trọng ngang lực gió gia tăng tương hỗ điểm tựa, độ gia tăng tính 0,01 trị số khoảng cách điểm tựa Đối với điểm tựa bê tông cốt thép, phải giữ gìn cho phần bê tơng mặt trụ đỡ khỏi bị hư hỏng 12.11.6 Quá trình nâng hạ cửa van hệ thống kích thuỷ lực, cho phép: - Độ nghiêng lệch kích không vượt 0,005 trị số chiều rộng bệ kê; - Hành trình tự pit-tơng (khơng đặt nấc hãm) không 15mm; - Nâng (hạ) kết cấu nhịp đồng thời không điểm gần liền nhau; - Độ chênh cao gối tựa nâng (hạ) kết cấu nhịp theo hướng dọc hướng ngang không lớn 0,005 trị số khoảng cách gối tựa dùng kích nâng khơng lớn 0,001- dùng pa-lăng xích 12.11.7 Khi vận chuyển lắp đặt cửa van hệ cần phải đảm bảo: - Thực công việc nêu BVTC, phù hợp với trình tự lắp đặt thoả thuận quan quản lý đường sơng; - Bố trí dây nâng cáp neo thích hợp để kịp thời ghìm chặt vào hệ có tải trọng gió tăng lên - Có hướng dẫn tập huấn trước thao tác cho cơng nhân thực điều kiện khí tượng thuỷ văn địa điểm xây dựng có phức tạp 12.11.8 Trong thời gian vận chuyển lắp đặt cửa van hệ cơng trình có tổng độ thơng nước ≥ 100m, phải có hệ thống liên lạc điện thoại Trên hệ phải trang bị phương tiện cứu hộ 12.11.9 Kiểm tra quan trắc độ sâu luồng di chuyển hệ nổi, đảm bảo cho khoảng trống hệ so với đáy đảm bảo lớn 20 cm Thường xuyên theo dõi trì tốc độ di chuyển cho phép hệ mang chở thiết bị cửa van q trình lắp đặt với tốc độ khơng 10 km/h 12.11.10 Hệ thống thiết bị cẩu nâng hạ thiết bị di chuyển cửa van phải đảm bảo đủ tải trọng để thực công tác cầu nâng hạ vận chuyển cửa van đảm bảo an tồn suốt q trình lắp đặt 26 TCVN … : 2013 12.11.11 Sau cửa van lắp vào vị trí làm việc cơng trình, tùy theo loại cửa van, yêu cầu hồ sơ thiết kế tiêu chuẩn riêng loại cửa để tiến hành kiểm tra độ xác q trình lắp đặt độ kín khít cho phép, mặt tiếp xúc phận động phận cố định, độ đồng tâm cối quay, độ đồng tâm tai kéo cửa 12.12 Lắp cửa van phẳng, cửa van cung áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.13 Lắp đặt cửa van tự động 12.13.1 Kỹ thuật lắp đặt trục quay đáy cửa van tự động đáp ứng yêu cầu sau: + Sai lệch cho phép tim cối trục không lớn 2,0 mm, sai lệch cho phép cao trình khơng q ± 3,0 mm; + Sai lệch chiều ngang bệ trục đáy không lớn 1/1000 12.13.2 Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt trục quay đỉnh cửa van tự động: + Lắp đặt phận đặt sẵn trục quay đỉnh theo cao độ thực tế bệ trục quay đỉnh cánh van, sai lệch cao độ đầu kéo không lớn 1,0 mm; + Giao điểm đường tim giá neo khung cửa phải trùng với tim trục quay đỉnh, sai lệch khơng lớn 2,0 mm; + Đường tim trục quay đỉnh đáy phải trùng nằm mặt phẳng tim cửa van, dung sai độ đồng trục 1,0 mm; 12.13.3 Bệ trục gối đỡ lắp đặt, lấy đường thẳng nối liền tim gối đỡ bệ đỡ đỉnh, đáy để kiểm tra đường tim bệ đỡ trung gian, dung sai độ đối xứng khơng lớn 2,0 mm, đồng thời dung sai độ song song đường trục quay đỉnh trục quay đáy không lớn 3,0 mm 12.13.4 Trong q trình cửa van đóng từ độ mở hồn tồn đến đóng hồn tồn, độ nhảy lớn điểm trụ nối nghiêng sau: chiều rộng cửa van từ 12 m trở xuống -1,0 mm; chiều rộng cửa van lớn 12 m -2,0 mm 12.13.5 Sau lắp đặt xong cửa van tự động, độ vng góc (dưới) dầm ngang đáy cánh van đầu trụ nối không lớn 5,0 mm 12.13.6 Khi đóng hồn tồn cửa van tự động, độ co ép gioăng cao su 2,0 mm ÷ 4,0 mm; gioăng cao su đáy van cần tiếp xúc đặn với mặt đứng thép góc ngưỡng đáy cửa van 12.13.7 Khi chạy thử cửa van tự động trạng thái khơng có nước, cần tính đến ảnh hưởng độ chênh nhiệt độ hàn với nhiệt độ môi trường, xử lý xác khả làm thay đổi vị trí tương đối kích thước hình học liên quan khối van 12.13.8 Quy trình thử nghiệm cửa van sau: + Sau lắp đặt cửa van, cần tiến hành thử nghiệm đóng mở cửa van hồn tồn trạng thái khơng có nước Trước thử nghiệm, cần kiểm tra phận móc treo móc nhả dầm treo tự động có làm việc linh hoạt tin cậy hay không; van mồi nước phạm vi hành trình lên xuống có nhẹ nhàng khơng, vị trí thấp nhất, gioăng chắn nước có kín chặt khơng; đồng thời cịn phải dọn rác cửa van rãnh van, kiểm tra nối tiếp dầm nâng hạ cửa van Khi đóng mở cửa van, cần đổ nước bơi trơn vào gioăng cao su Có điều kiện, nên thử nghiệm đóng mở cửa van 27 TCVN … : 2013 công tác điều kiện thủy động; + Trong đóng mở cửa van, cần kiểm tra tình trạng làm việc phận truyền động trục quay, ổ trục v.v.,trong nâng hạ cửa van quay cửa van có bị kẹt khơng, thiết bị đóng mở bên có đồng khơng, gioăng cao su chắn nước có bị hư hỏng khơng; + Khi cửa van hồn tồn trạng thái làm việc, kiểm tra mức độ co ép gioăng cao su phương pháp đèn chiếu sáng hay phương pháp khác cho ánh sáng xuyên qua gioăng Nếu gioăng chắn nước nằm phía thượng lưu cửa van, cần kiểm tra sau thiết bị đỡ van tiếp xúc với đường ray; Khi cửa van làm việc với cột nước tính tốn, lượng rị rĩ nước mét chiều dài gioăng chắn nước không nên vượt 0,1 L/s 12.14 Lắp đặt cửa van Clape 12.14.1 Khi tổ hợp cửa van Clape kiểu phân mảnh thành cửa van hoàn chỉnh; ngồi việc phải kiểm tra lại kích thước qui định tiêu chuẩn này, cần áp dụng công nghệ hàn quy định theo yêu cầu thiết kế, áp dụng phương pháp hàn nối kiểm tra theo tiêu chuẩn này, hàn cần áp dụng biện pháp chống biến dạng 12.14.2 Các cửa van cẩu vào vị trí lắp đặt phải cửa van hoàn thiện, phận lắp ráp đầy đủ theo thiết kế 12.14.3 Kiểm tra cửa vị trí đóng mở hết khơng bị kẹt, bảo đảm dung sai theo vẽ thiết kế lắp phận làm kín nước 12.14.4 Bộ phận kín nước phải chỉnh đảm bảo kín khít, tiếp xúc không bị kẹt Sai lệch cho phép lắp đặt gioăng chắn nước bên đỉnh chất lượng gioăng cao su cần phù hợp qui định 12.15 Lắp đặt máy đóng mở kiểu cáp áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 TCVN 8640 – 2011 12.16 Lắp đặt máy đóng mở kiểu vít áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 TCVN 8301 – 2009 12.17 Lắp đặt máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực theo TCVN 8298 – 2009 TCVN 8300 – 2009 12.18 Nghiêm thu tĩnh áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.19 Nghiệm thu chạy thử không tải áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 12.20 Đo đạc chạy thử áp dụng theo TCVN 8298 – 2009 13 Công tác hồn thiện mặt Cơng tác hồn thiện mặt xây dựng đập trụ đỡ tuân thủ theo TCVN4516-1988 – Hoàn thiện mặt xây dựng – Quy phạm thi cơng nghiệm thu Ngồi cơng tác phải tuân theo quy định sau đây: 13.1 Công tác xác định lại mốc sử dụng đất Rà soát lại phạm vi mặt xây dựng bao gồm hai phần mặt đất vĩnh viễn mặt đất tạm thời phục vụ thi cơng cơng trình xác định hệ thống mốc bàn giao Phần đất vĩnh viễn bao gồm thân cơng trình, phạm vi gia cố lịng dẫn chủ yếu nằm dịng chảy, có nhà quản lý kè bờ nối tiếp, đường vào công trình phần kết nối với hai bờ sơng 28 TCVN … : 2013 Phần diện tích đất thu hồi tạm thời chủ yếu sử dụng để xây dựng lán trại cho cơng nhân ăn q trình thi cơng, bãi tập kết vật liệu, máy móc, đúc đan, đúc cọc BTCT tập kết cừ, nhà kho chứa vật liệu công cụ công tác việc ảnh hưởng trực tiếp đến trình thi cơng Một số vị trí dành để chứa đất thải vật liệu thải tạm thời trước san lấp chuyên chở đến nơi chôn lấp thức 13.2 Cơng tác hồn trả lại mặt 13.2.1 Đối với mặt đất vĩnh viễn thu hồi theo mốc giải phóng mặt ban đền bù giải phóng mặt địa phương đo đạc cắm mốc Phần diện tích phần phạm vi cơng trình sau hồn thành bàn giao xác định hệ thống hàng rào bảo vệ cơng trình 13.2.2 Đối với mặt đất tạm thời thực tế trạng sử dụng đất, sau hồn thành cơng trình phải bàn giao lại cho địa phương theo trạng ban đầu 13.2.3 Đất đắp san lấp mặt hoàn thiện phải phù hợp với thiết kế Cao độ sau san lấp có sai số khơng lớn 5cm, tất chướng ngại vật, vật liệu thừa v.v…phải vận chuyển khỏi phạm vi mặt hoàn thiện Trong trường hợp san lấp mặt theo phương án bơm cát phải tính tốn lượng nước khơng làm ảnh hưởng đến khu vực đất đai người dân 13.2.4 Hàng rào (bao gồm cổng cổng vào cơng trình) phải thi công theo thiết kế, mặt hàng rào phải đảo bảo cao độ yêu cầu Độ thẳng đứng thằng hàng ngang hàng rào không lớn 2cm Những cấu kiện thép, chỗ hàn nối phải sơn chống rỉ sơn bảo vệ 13.2.5 Cọc chống va hệ thống cáp bảo vệ: Để đảm bảo an tồn cho cơng trình, phía thượng hạ lưu đập bố trí hệ thống cọc chống va, trường hợp cửa van đóng để giữ nước, phạm vi hai cọc chống va neo giữ hệ thống cáp để phân biệt phạm vi tàu thuyền không vào 13.2.6 Phạm vi trồng xanh khu vực cơng trình phần đất tạm thời phải thực theo thiết kế Trước tiến hành trồng xanh phải rải lớp đất hữu cơ, chiều dày lớp đất hữu không nhỏ 10cm Cây trồng phải theo thiết kế quy định, phải thay nhóm khác phải đồng ý bên liên quan 13.2.7 Hệ thống điện, nước, cơng trình phụ tạm phục vụ q trình thi cơng cơng trình phải hồn trả lại theo u cầu, cơng suất chất lượng trước thi công 29 TCVN … : 2013 Phụ lục A (Tham khảo) Sai số cho phép gia công chế tạo cửa van Bảng A.1 Sai số cho phép gia công chế tạo cửa van tự động Hạng mục Kích thước, mm Sai lệch cho phép, mm A1 Đối với kết cấu cánh cửa 01 chiều Chiều dày cửa b Chiều rộng B, chiều cao H Độ sai lệch tương đối hai đường chéo: Dmax-Dmin Độ uốn cong b ≤ 500 b > 500 ÷ 1000 b > 1000 B, H ≤ 5000 > 5000 ÷ 10000 > 10000 ÷ 15000 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± 10 ,0 Dmax ≤ 5000 3,0 > 5000 ÷ 10000 4,0 > 10000 ÷ 15000 5,0 B ≤ 10000 3,0 >10000 4,0 B không lớn 1500 H Độ cong cửa theo chiều đứng f (chỉ khơng lớn 1500 cong phía áp lực nước) B ≤ 10000 ± ,0 Khoảng cách tâm hai dầm biên > 10000 ÷ 15000 ± ,0 Độ cong cửa theo chiều ngang f (chỉ cong phía áp lực nước) Độ lệch đường tâm hai dầm biên: l '−l B ≤ 10000 > 10000 ÷ 15000 Sai lệch vị trí dầm dọc 10 Khe hở cục mặt dầm 1,0 Độ dày δ : 11 Độ phẳng cục bề mặt tôn bưng ≤ 10 > 10 ÷ 16 > 16 Trong phạm vi 1m không lớn hơn: 12 Độ lệch mép đáy cửa van 13 Độ phẳng mép cửa van 2,0 14 Độ phẳng mặt rãnh khóa dầm biên 2,0 16 Sai số độ lệch trục ± ,0 A2 Đối với kết cấu khung cửa 01 chiều Sai số kích thước hình học mặt cắt ngang khung cửa ± ,0 Sai số kích thước chiều dài khung cửa ± ,0 Độ uốn cong khung cửa L ≤ 8000 >8000 2,0 4,0 Sai số độ song song hai mép rãnh khóa cửa ± ,0 Sai số độ lệch trục ± ,0 30 TCVN … : 2013 Sai số khoảng cách mặt lắp gioăng chắn nước bệ đỡ ± 1,0 Độ phẳng bề mặt bắt kín nước khung cửa 2,0 Khoảng cách tim lỗ vít chặn gioăng mép khung cửa ± 3,0 B1 Đối với kết cấu cánh cửa 02 chiều Chiều dày cửa b Chiều rộng B, chiều cao H Độ sai lệch tương đối hai đường chéo: Dmax-Dmin Độ uốn cong b ≤ 500 b > 500 ÷ 1000 b > 1000 B, H ≤ 5000 > 5000 ÷ 10000 > 10000 ÷ 15000 Dmax ≤ 5000 > 5000 ÷ 10000 > 10000 ÷ 15000 B ≤ 10000 >10000 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± ,0 ± 10 ,0 3,0 4,0 5,0 3,0 4,0 B không lớn 1500 H Độ cong cửa theo chiều đứng f (chỉ không lớn 1500 cong phía áp lực nước) B ≤ 10000 ± ,0 Khoảng cách tâm hai dầm biên > 10000 ÷ 15000 ± ,0 B ≤ 10000 Độ lệch đường tâm hai dầm biên: > 10000 ÷ 15000 l '−l Độ cong cửa theo chiều ngang f (chỉ cong phía áp lực nước) Sai lệch vị trí dầm dọc 10 Khe hở cục mặt dầm 1,0 Độ dày δ : 11 Độ phẳng cục bề mặt tôn bưng ≤ 10 > 10 ÷ 16 > 16 Trong phạm vi 1m không lớn hơn: 12 Độ lệch mép đáy cửa van 13 Độ phẳng mép cửa van 2,0 14 Độ phẳng mặt bắt kín nước dầm biên 2,0 16 Sai số độ lệch trục ± ,0 B2 Đối với kết cấu khung cửa 02 chiều Sai số kích thước hình học mặt cắt ngang khung cửa ± ,0 Sai số kích thước chiều dài khung cửa Độ uốn cong khung cửa L ≤ 8000 >8000 ± ,0 2,0 4,0 Sai số độ song song hai mép rãnh khóa cửa ± ,0 Sai số độ lệch trục ± ,0 Độ phẳng bề mặt bắt kín nước 2,0 31 TCVN … : 2013 khung cửa Bảng A.2 Sai số cho phép gia công chế tạo cửa van Clape trục Hạng mục Kích thước, mm Sai lệch cho phép, mm ± ,0 Khoảng cách cối trục B, H ≤ 8000 ± ,0 ± ,0 ± 10 ,0 ± 15 ,0 Chiều rộng B, chiều cao H > 8000 ÷ 15000 > 15000 ÷ 25000 > 25000 Độ sai lệch tương đối hai đường chéo: Dmax ≤ 8000 3,0 > 8000 ÷ 15000 > 15000 ÷ 25000 > 25000 4,0 B ≤ 15000 3,0 >15000 5,0 Dmax-Dmin Độ uốn cong 8,0 10,0 Độ cong cửa theo chiều ngang f (chỉ cong phía áp lực nước) B không lớn 10 1500 Độ cong cửa theo chiều đứng f1 (chỉ cong phía áp lực nước) H khơng lớn 1500 Khoảng cách tâm hai dầm biên Độ lệch đường tâm hai dầm biên: l '−l B ≤ 15000 ± ,0 > 15000 ± ,0 B ≤ 15000 > 15000 Khe hở cục mặt dầm 10 Độ phẳng cục bề mặt tôn bưng 1,0 Độ dày δ : Trong phạm vi 1m không ≥: ≤ 10 > 10 ÷ 16 > 16 11 Độ đồng tâm cối trục ± ,0 12 Chiều dài dầm định vị cửa van ± 10,0 13 Kích thước hình học mặt cắt ngang dầm định vị cửa van ± ,0 14 Độ phẳng bề mặt bắt kín nước cửa van 2,0 15 Sai số khoảng cách mặt lắp gioăng chắn nước bệ đỡ ± 1,0 16 Khoảng cách tim lỗ vít chặn gioăng cạnh bên tim cửa van ± 32 TCVN … : 2013 17 Khoảng cách tim lỗ vít chặn gioăng mép biên cửa ± 3,0 33

Ngày đăng: 25/01/2022, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w