— ¡_ TRƯƠNG BH ĐIEU DƯƠNG NAN | | | TRY VIÊN |
BUI THI KHANH THUAN
KIEN THUC, THAI DO, HANH VI VỀ CHẾ DO AN VA TAP LUYEN
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Trang 3MUC LUC
| ¬ Trang
MO) DA UO vesssscessasisxasacssssscssenseonencernsesesnsoevorevsnenenynensevevernrenetssanasoreracaugennasnvs 1
MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU 2 es+22vse+222+se+222ccecrre 4
1 Mục tiêu tổng quát . -¿- 5 s5 SkEvEESEEESErEEErkrerrerrer 4
| 2 MUc ti€U CU thE ose eecsesssessseeseeessecsesneesnesneesneesnesseeneesneesnecnes 4
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIỆU - or: 5
1.1 Học thuyết điểu dưỡng và ứng dụng -c-ccccx xe cec: 5
1.2 Bệnh học đái tháo đường 555cc S2 rsec 10 1.3 Chế độ ăn (CDA) va tập luyện (TL) . -5<<<¿ 16
1.4, Tong quan tdi LOU oo ccccescssessesessesssssesesscssssesserssssesssstsaneneeess 19
CHUONG 2: DOI TUGNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU .30 2.1 Thiết kế nghiên cứu 5-5 55s+xx ve crrrkrerres 30
2.2 Đối tượng nghiên cứu 2c n0111111111111111111xxee 30
2.3 Cỡ mẫu nghiên CỨU 2-2 +5 S2 5E 3E ErEkrkrkrsee 31
P W0) 0 32
2.5 Định nghĩa biến số trong nghiên cứu 5s s s«essz 34
P90 0 0 -::ÖL-A 37
"ph em 9^â3đ- 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .s°-ee©EEseetEvzseeE2zsstvcscsee 38
3.1 Đặc điểm chung . 2c s <Stxckvề vs ckekererkekercre 38
3.2 Thống kê về kiến thỨc - 5-5-5 sex xxx ve sxeeevke 49
3.3 Thống kê về thái độ, 2 -222+eeet22EE2225522112222255552ssse2 54
Trang 43.5 Xét mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với hành vi 58
CHUGNG 4s BAN LGA sstssnsescsavesscssussasvaccesenusscesnsrsoswcsvcausieseeassaassen 59 4.1 Thông tin chung về ngu@i Dénh eeescseseseseseeeteeeeeseeeees 59 4.2 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn và tập luyện 63
4.3 Thái độ của người bệnh về chế độ ăn và tập luyện 66
4.4 Hành vi của người bệnh về chế độ ăn và tập luyện 66
4.5 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với hành vi 67
4.6 Học thuyết thích nghi của Roy và kết quả nghiên cứu 68
HAN CHE CỦA NGHIÊN CỨU 2-2 +°v+ss£cesee 70 KET LUAN cccesscsssssscssssssssssssssssscsssssosssseessssssssssssosssesessssessssesessseeersussecennes 71
Trang 5tlilili.li
DTD Đái tháo đường
Trang 6EE
m=mR
DANH MUC CAC BANG
Bảng 3.1: Phân bố theo Gi€u tri ccecceescsesesecsesesescseseescseecseseseseneees 38 Bảng 3.2: Sự phân bố theo giới tính - ¿+55 5s vzsscsrcrerces 38 Bảng 3.4: Sự phân bố theo nghề nghiệp -. ¿25252222222 s+ s52 40
Bane 3,53 TĨnh;0O BI: HE sesnnusatrsriietiittiilEISVNEGGIIISYSAHUDEGIS.ISEVSSHETDSEG 40
Bằng 5,6: Sơ phần bổ thieo Hơi Gí KH sueesaaaseninodeniarosottirratdttasginoiadotstrar 4I
Bane 3.7/5 Beth Keil thé Gass ancien mmm 42
Bảng 3.8: Số năm mắc bệnh ¿ 2-2 +s++S+s+s+e+eEeseeeexerexrsrsrecee 43
Bảng 3.9: Sự phát hiện Ð TÐ LH HH ng giờ 44
Bảng 3.10: Người thân trong gia đình mắc bệnh - - 45 Bảng 3.11: Người nấu ăn chính trong gia đình .- - -s<-s 46
Bảng 3.12: Nguồn thông tin chính người bệnh nhận được 47
Bảng 3.13: Kiến thức về chế độ ăn . - 5+ +v+v+eseserssrsrsrs 49
Bảng 3.14: Kiến thức về việc tập luyện .-.-ccccc sex 51
Trang 7Biéu dd 3.1; Su phan bO theo gidi ccccccccescssseccsesssssecesssssescesesessereeseeeesses 38 Biéu dé 3.2: Su phan b6 theo tuGi c.ccccscsscscscssssesesesessesesesessescerssesseees 39 Biểu đồ 3.3: Sự phân bố theo trình độ giáo dục -¿-: 5:5 4]
Biéu dé 3.4: Phân bố theo nơi cư trÚ . - «+ 5++c+csztererrrrterree 42 Biểu đồ 3.5: Số năm mắc bệnh ¿+ + 5++tetetererrrxerrrrrrrrree 43
Biểu đồ 3.6: Sự phát hiện ĐTĐ - + + ++x+2SEEexxrkrkekrsrkrkrerrree 44 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ có người thân mắc cùng bệnh -. - 45
Biểu đồ 3.8: Phân bố theo mối quan hệ gia đình - 55: 46 Biểu đồ 3.9: Nguồn thông tin chính NB nhận được . - 47 Biểu đồ 3.10: Người bệnh nhận được hướng dẫn - 48
Biểu đồ 3.11: Kiến thức của NB về chế độ ăn .-. - 50
Biểu đồ 3.12: Kiến thức của NB về tập luyện -c+c+<++ 52
Biểu đồ 3.13: Mức độ kiến thức của NB về CĐA và TL 53
Biểu đồ 3.14: Tâm quan trọng của chế độ ăn và tập luyện 55
Trang 8VUE
MIRE
MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mãn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbohydrat, chất béo, protein do thiếu insulin có kèm theo hoặc không kèm theo sự kháng insulin với các mức độ khác nhau [1]
Bệnh ĐTĐ đang trở thành căn bệnh phổ biến và đang gia tăng nhanh trên giới ở cả những nước phát triển và những nước đang phát triển
[22] Trên thế giới, sự gia tăng của bệnh được ước tính khoảng 46%, từ 55 triệu người bị bệnh ĐTĐ vào năm 2003 lên tới 83 triệu người năm 2030
[45]
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nắng và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2001 là 5,4% [3] Năm 2006 tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội (trong độ tuổi 20-70) là 5,7%, khu vực
nội thành chiếm 8,1% và khu vực ngoại thành chiếm 3,5% [4]
Với xu hướng phát triển về mọi mặt của thế giới hiện nay thì Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đã dự đoán ĐTĐ sẽ là một trong những vấn để
sức khoẻ chính trong thế kỷ 21 và ước tính có 80% tất cả các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển [46]
Bệnh gây nên những biến chứng nặng nể ảnh hưởng tới cuộc sống
Trang 9Theo tác giả Nguyễn Huy Cường, nguyên nhân chính dẫn tới sự
bùng nổ của bệnh ĐTĐ là do cách sống thời đại ngày nay: đó là cuộc sống ít hoạt động theo phong cách công sở và chế độ ăn uống không phù
hợp [9] Tác giả Wild (2004) thì cho rằng số người mắc bénh DTD dang
gia tăng như hiện nay là do sự phát triển của dân số, sự tăng tuổi thọ, sự
đơ thị hố, sự gia tăng tỷ lệ béo phì và cuộc sống không hoạt động thể
chất [46]
Bệnh DTD ngay nay không còn là căn bệnh nguy hiểm chết người
như quan niệm trước đây nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể phòng ngừa
và kiểm soát được Việc điều trị cho NB ĐTĐ type 2 cần phối hợp các
yếu tố: chế độ ăn uống hợp lý, tránh lối sống tĩnh tại bằng việc vận động cơ bắp và dùng thuốc hạ đường huyết [9]
Phương pháp chữa bệnh ĐTĐ type 2 phụ thuộc vào tình trạng của
từng NB và bao giờ cũng phải gắn liền với việc thay đổi chế độ ăn uống
cho thích hợp, tăng cường hoạt động và giảm béo phì Nếu được chữa trị
tốt và những người bệnh (NB) ĐTĐ chịu thay đổi chế độ ăn uống, hoạt
động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khoẻ mạnh
bình thường [9]
Từ năm 1921, các nhà khoa học đã chiết suất được insulin từ tuy
Trang 10
mới điều trị ĐTĐ có tác dụng kiểm soát đường huyết khá tốt được chỉ
định và bán rộng rãi trên thị trường Tuy nhiên số NB mắc ĐTĐ vẫn gia
tăng và tỷ lệ mắc biến chứng do bệnh ngày một nhiều [2]
Theo tác giả Tạ Văn Bình, ngày nay việc phòng ngừa bệnh ĐTĐ
được tập trung trên việc phòng ngừa sự phát triển những biến chứng của
bệnh và một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành phòng chống
bệnh ở cả ba cấp có hiệu quả là phải nâng cao trình độ hiểu biết về bệnh
không chỉ có NB mà cả cộng đồng [2]
Hiện nay đề tài đánh giá kiến thức (KT), thái độ (TĐ), hành vi
(HV) cia NB DTD vé chế độ ăn và tập luyện ở Việt Nam còn hạn chế, vì
vậy người nghiên cứu đã thực hiện để tài này với mục đích: Xác định mức
độ kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện ở NB ĐTĐ type
2 tại Bệnh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc xây dựng và áp dụng những chương trình giáo dục phù hợp cho NB ĐT type 2 nói riêng và cho cả
cộng đồng nói chung Thêm nữa, kết quả nghiên cứu có thể làm nền tầng
Trang 11Xác định mức độ kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập
luyện đối v6i NB DTD type 2 tai Bénh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ
Chí Minh
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Xác định mức độ kiến thức của người bệnh liên quan đến chế
độ ăn và tập luyện dành cho ĐTĐ type 2
2.2 Xác định thái độ của người bệnh về sự quan trọng của chế độ
an va tap luyén danh cho DTD type 2
2.3 Xác định những hành vi của người bệnh liên quan đến chế độ
ăn và tập luyện
2.4 Tìm mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với hành vi về chế
Trang 12CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Học thuyết điều dưỡng và ứng dụng [41], [42]
1.1.1 Giới thiệu học thuyết
Trên thực tế có rất nhiều học thuyết (HT) có thể được áp dụng để
hướng dẫn nghiên cứu này và học thuyết thích nghi của Roy (HTR) là sự
lựa chọn thích hợp nhất
HTR được bắt nguồn từ HT về tâm sinh lý của Helson với sự phát
triển 3 khái niệm từ HT này, đó là khái niệm kích thích trọng tâm, kích thích theo bối cảnh và các kích thích còn lại khác
HTR cũng được phát triển thêm từ 4 mô hình thích nghi của chính
tác giả từ những nghiên cứu, thực hành điều dưỡng, kinh nghiệm của
chính bản thân tác giả, đồng nghiệp và từ học trò Bốn mô hình đó là mô
hình sinh lý học, mô hình khái niệm bản thân, mô hình vai trò chức năng và mô hình sự phụ thuộc lẫn nhau
1.1.2 Những khát niệm chính được áp dụng trong nghiền cứu
Mức độ thích nghỉ: Mô hình HTR tập trung vào khái niệm thích nghi của con người Roy đã định nghĩa mức độ thích nghỉ là sự thể hiện những hoàn cảnh của quá trình sống, được mô tả bởi 3 mức độ là hoà hợp, bù trừ và thoả hiệp
Con người: Theo Roy, con người là một hệ thống thích nghi và toàn
diện Con người có khả năng suy nghĩ, cảm xúc và có ý thức sâu sắc Vì
Trang 13nhân hoặc nhóm Theo Roy, môi trường có 3 thành phần là kích thích
trọng tâm, kích thích hoàn cảnh và các kích thích còn lại khác
Kích thích trọng tâm: Là những kích thích bên trong hoặc những kích thích bên ngoài nhiều nhất ngay tức thời tác động lên con người
Mô hình khái niệm bản thân: được coi là những đặc tính tâm lý và
tỉnh thần, được hình thành từ cả những sự nhận thức bên trong và từ
những sự nhận thức khác, nó thay đổi theo thời gian và hướng dẫn những hành động của con người
Khái niệm về bản thân được bao gồm 2 thành phần đó là khái niệm
bản thân về thể chất và bản thân về cá nhân, trong đó thì khái niệm về cá nhân kết hợp chặt chẽ đặc tính cá nhân, ý kiến cá nhân và tỉnh thần-đạo
đức
Mô hình vai trò chức năng: là một trong hai mô hình xã hội, quan
tâm đến những vai trò của cá nhân trong xã hội, được bao gồm 3 vai trò là vai trò chủ yếu, vai trò thứ yếu và vai trò thứ ba
Những vai trò này được thực hiện bởi cả hành vi cụ thể và những hành vi bằng biểu cảm Trong đó những hành vi cụ thể là một sự hoạt động thể chất của các cá nhân, điều này giúp cho các cá nhân đạt được sự
Trang 14
1.1.3 Sự liên quan giữa các khái niệm trong học thuyết và đề tài
Theo Roy, con người và môi trường tác động qua lại với nhau; môi trường tác động tới con người bằng các kích thích (kích thích trọng tâm, hoàn cảnh và kích thích khác) và con người đáp ứng lại với các kích thích
thông qua 4 mô hình thích nghi (mô hình thể chất, bản thân, sự phụ thuộc lẫn nhau và mô hình vai trò chức năng)
Những kích thích của môi trường có thể đe doa hoặc có thể là cải thiện sự toàn vẹn của con người và con người khi đáp ứng với các kích thích của môi trường có thể là đáp ứng thích nghi cũng có thể là đáp ứng
không thích nghĩ
Những đáp ứng thích nghi sẽ làm tăng sự hoà hợp của con người
với môi trường, giúp con người đạt được những mục tiêu của sự thích nghi
đó là tôn tại, phát triển, tái sản xuất, làm chủ bản thân và tác động ngược trở lại môi trường
Những đáp ứng không thích nghi sẽ làm thất bại hoặc đe doạ những mục tiêu đạt được sự thích nghi của con người
Tác giả Roy đã định nghĩa chung về điều dưỡng là một nghề chăm sóc sức khoẻ, tập trung vào những quá trình của cuộc sống, nhấn mạnh sự
cải thiện sức khoẻ cho các cá nhân, gia đình, tập thể và cho xã hội
Trang 15mô hình vai trò chức năng để hướng dẫn cho nghiên cứu
Với nghiên cứu này thì kích thích trọng tâm có thể là các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ giáo dục, nơi sống, nguồn thông tin nhận
được Kích thích trọng tâm cũng là kiến thức của NB vé CDA va TL
Khái niệm bản thân theo Roy là những ý kiến bản thân và trong
nghiên cứu chính là kiến thức, thái độ cla NB vé CDA va TL
Vai trò chức năng trong nghiên cứu này chính là hành vi của NB về
CDA va TL
Một sơ đồ đã được thiết kế thể hiện sự liên quan giữa những khái niệm trong học thuyết, sự liên quan giữa những khái niệm trong nghiên
cứu và sự liên quan giữa HT và nghiên cứu
Trang 16Học thuyết thích nghỉ của Roy Tích cực hoặc tiêu cực Vv Con người | Môi trường A v
1 Mô hình khái niệm bản thân
Trang 171.2 Bệnh học đái tháo đường [1], [2], [9], [18]
1.2.1 Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh chuyển hoá hay
gặp Bao gồm rối loạn chuyển hoá chất glucid, lipid, protein, kèm theo một tình trạng thiếu insulin dẫn đến hậu quả đường huyết tăng cao và
đường niệu dương tính ~
Sự tăng đường huyết mãn tính thường được kết hợp với tình trạng bệnh mãn tính như sự suy giảm hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là
tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu 1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ
- Béo phì, cao huyết áp, sơ vữa động mạch
- Di truyền, nhiễm virut, hoặc mắc một số bệnh tự miễn
- Thới quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá
- Phụ nữ sinh con trên 4 kg
- Sử dụng các thuốc: corticoid, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc ngừa
thai
1.2.3 Phân loại đái tháo đường
* Đái tháo đường type 1
Được gây ra bởi tuyến tuy không tiết hoặc tiết rất ít insulin do tế bào sản suất ra insulin bị phá huỷ Đối với loại này NB phụ thuộc hoàn
Trang 1811
Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuổi vị thành niên, tuy nhiên thì người
lớn cũng có thể gặp
Bệnh biểu hiện rầm rộ bằng tăng đường máu, có đường trong nước
tiểu gây nên triệu chứng tiểu nhiều và uống nhiều
Do cơ thể NB sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế, dẫn đến gầy sút và tích tụ thể ceton
Phản ứng tự nhiên của cơ thể là phải ăn nhiều để bù lượng đường đã mất
* Đái tháo đường tfype 2
Bệnh thường gặp ở người trưởng thành (trên 40 tuổi) Tuy nhiên
trong một thập kỷ gần đây bệnh ĐTĐ type 2 càng có xu hướng trẻ hoá
— Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến tuy tiết thiếu hoặc tiết insulin
kém chất lượng gặp điều kiện bên ngoài là lối sống nh tại ít vận động,
ăn nhiều dẫn đến thừa cân phối hợp làm bệnh phát sinh
ĐTP type 2 thường gặp ở những người tuổi già, béo phì, có người
thân trong gia đình mắc bệnh, tiền sử DTD thai nghén, thiếu hụt trong
chuyển hoá đường và có liên quan tới chủng tộc
Bệnh thường diễn biến âm thầm, phát hiện được một cách ngẫu
nhiên hoặc khi đã nặng có biến chứng
1.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán DTD [1], [18]
Trang 19- Đường huyết lúc đói (thử sau khi ăn 8h hoặc lâu hơn) là > 126mg/dL (7mmol) - Đường huyết > 200 mg/L tại thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose 1.2.5 Biến chứng của bệnh đái tháo đường [ L] [2], [9], [18] * Biến chứng cấp tính - Hạ đường huyết:
Hạ đường huyết ĐTĐ mô tả mức độ đường trong máu của NB ĐTĐ
thấp, đây là biến chứng hay gặp nhất làm cho NB phải điều trị tại các phòng cấp cứu và nhập viện
Biến chứng xảy ra khi NB sử dụng thuốc để hạ đường huyết quá
liều hoặc do người bệnh thực hiện chế độ ăn quá khắt khe làm cho đường
huyết hạ thấp hơn nhu câu của cơ thể cho các hoạt động
Hạ đường huyết có thể gặp ở mọi đối tượng NB nhưng thường hay
xây ra trên những NB mắc ĐTĐ type 1- những người phải sử dụng insulin lâu dài để duy trì các hoạt động của cơ thể
Dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm: tâm tính nóng nảy hoặc
buồn bã, da xám, mất phương hướng, lú lẫn, tốt mồ hơi, cuối cing NB sé rơi vào tình trạng hôn mê
- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton:
Đây là biến chứng tiểm ẩn đe doa cuộc sống của NB và thường hay
Trang 2013
Biến chứng xảy ra do tình trạng thiếu insulin một cách trầm trọng
Hậu quả của việc thiếu insulin này làm cho cơ thể sử dụng các acid béo
cho các hoạt động và thể ceton được thành lập và tích luỹ trong cơ thể
Một số dấu hiệu tiền triệu có thể gặp như là nôn và buồn nôn, khát là dấu hiệu dễ thấy, tiểu nhiều, có khi đau bụng dữ dội Diễn biến bệnh
ngày càng trầm trọng và nếu không xử trí kịp thời NB sẽ rơi vào hôn mê
- Tăng đường huyết và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu:
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là một trong những biến chứng
của ĐTĐ với tỷ lệ tử vong cao, thuéng gap 6 NB DTD type 2
Biến chứng trầm trọng hơn khi kết hợp với tình trạng bệnh nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, đột quy và những trình trạng bệnh cấp tính khác Sự thiếu hụt trầm trọng insulin đã gây nên biến chứng với lượng đường
trong máu tăng cao hơn 600mg/dl và áp lực thẩm thấu tăng hơn 350
mOsm Kết quả là NB tiểu nhiễu làm giảm đáng kể lượng dịch trong cơ thể gây nên tình trạng cô đặc hemoglobin và lượng đường trong máu tăng cao Thể ceton không gặp trong biến chứng này do sự có mặt của insulin
Biến chứng thường gặp ở những NB ĐTĐ type 2, NB sử dụng thuốc
corticoid, dùng ¡insulin không đủ liều, ăn quá nhiều thức ăn ngọt, tình
Trang 21
* Biến chứng mãn tính
Bệnh đái tháo đường có thể gây nên những biến chứng mãn tính
trên mạch máu, thần kinh ngoại biên, tìm mạch, thận, mắt và tình trạng
nhiễm trùng
- Bệnh lý về mắt:
Bệnh lý về võng mạc là sự tổn thương võng mạc do những biến chứng của DTD gay nên mà hậu quả cuối cùng là NB sẽ bị mù
Biến chứng này thường không có những triệu chứng sớm, tuy nhiên
NB với bệnh lý về võng mạc thường cảm thấy nhìn mờ Trong một vài
trường hợp những mạch máu phía trong mắt bị vỡ làm cho NB có thể
không nhìn thấy rõ bất cứ vật gì
- Bệnh lý về thận:
Bệnh lý thận trên những NB ĐTĐ được gây ra bởi bệnh lý của các
mao mạch tiểu câu thận do mắc ĐTĐ kéo dài Biến chứng có thể xây ra trên cả NB type 1 va NB type 2
Suy thận là do tình trạng bệnh lý của các tiểu câu thận đã làm cho
suy giảm chức năng lọc và gây ra những rối loạn chức năng khác của thận, gây nên tình trạng tăng huyết áp và sự ứ dịch trong cơ thể
Bệnh lý than do DTD trong giai đoạn sớm của bệnh thì không có
dấu hiệu và triệu chứng Những phát triển trong giai đoạn cuối của bệnh có thể là do sự bài tiết số lượng lớn protein trong nước tiểu hoặc là do bị
Trang 22
15
Những dấu hiệu có thể gặp là phù (phù xung quanh mắt vào buổi
sáng khi ngủ dậy, giai đoạn muộn có thể phù tồn thân), tăng cân khơng
có chủ ý do tích tụ dịch trong cơ thể, ăn không ngon miệng, buồn nôn
hoặc nôn, khó chịu, kiệt sức, đau đầu và ngứa Xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy protein niệu và đường trong nước tiểu
- Biến chứng trên tìm mach:
Người bệnh ĐTĐ type 1 và type 2 có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như là bệnh lý động mạch ngoại biên, suy tim ứ huyết, bệnh lý mạch vành và nhồi máu cơ tim do những biến chứng từ mạch máu
- Biến chứng trên thần kinh:
Những bệnh lý thân kinh do ĐTĐ là hậu quả của sự tổn thương
mạch máu nhỏ cung cấp máu cho các dây thần kinh Biến chứng bao gồm tổn thương dây thần kinh ngoại biên, viêm đơn dây thần kinh, viêm đa dây thân kinh và tổn thương dây thần kinh thực vật
Triệu chứng thay đổi tuỳ thuộc vào dây thần kinh tác động bị tổn thương Một số triệu chứng thường gặp là tê và có cảm giác kim châm ở chi, giảm cảm giác, tiêu chảy, suy giảm chức năng sinh dục, tiểu tiện không tự chủ, thị lực giảm, hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ, nuốt khó
- Nhiễm trùng:
Trang 23
Nhiễm trùng thường gặp là viêm phổi, lao phối, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng da Người bệnh ĐTĐ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật và đặc biệt là nhiễm trùng bàn chân Nhiễm trùng chân được gây ra do sự kết hợp những biến chứng của ĐTĐ như biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh, biến chứng nhiễm trùng và sinh lý của bàn chân
1.3 Chế độ ăn (CĐA) và tập luyện (TL) [2], [9] 1.3.1 Chế độ ăn
Chế độ ăn trong ĐTĐ là một biện pháp điều trị Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đủ calo cho các hoạt động sống bình thường
- Tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối
- Đủ vitamin và các chất khoáng
- Chia bữa ăn phù hợp với thay đổi sinh lý
- Phối hợp với thuốc điều trị nếu có
Việc ăn theo một chế độ ăn thích hợp đối với ÑNB ĐT là rất quan
trọng vì:
- Không tạo ra sự dư thừa năng lượng Thừa năng lượng là nguyên nhân gây béo phì cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như rối loạn chuyển hoá lipid làm bệnh DTD cang nặng thêm
- Giúp duy trì đường máu phù hợp, không gây thừa đường, không gây
Trang 24a a a - THƯỜNG ĐH? 30G ¿ ĐÌN? 17 NAM DA _ TH 5 VIPR Theo tác giả Tạ văn Bình, không có một chế độ ăn chung cho tất cả
NB ĐTĐ Một chế độ ăn phù hợp cho mỗi người phải dựa vào sở thích cá
nhân, đặc điểm hấp thu, phong tục tập quán và người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên về chế độ ăn cho riêng
mình Tuy nhiên vẫn có một số yêu cầu chung về tỷ lệ thành phần thức an danh cho NB DTD đó là: - Lượng carbohydrat (đường) chiếm 60%-65% tổng calo - Mỡ chiếm 20% tổng calo - Mỡ bão hoà < 10% tổng số calo - Protein 10% (0,8 kg/ngày)
Một số lời khuyên về CDA dành cho NB DTD:
- Giữ các lịch bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc
- Loại bỏ thức ăn nhiều mỡ
- Trong bữa ăn nên ăn nhiều thức ăn ít năng lượng Thí dụ: rau, nấm khô,
dưa chuột
- Không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn
- Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, chiên với mỡ
- Hạn chế ăn mặn
Trang 25- Nên chia ra các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ (lý tưởng là 5-6 bữa/ngày) Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ
1.3.2 Chế độ tập luyện
Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn là một việc cần và tốt cho
mọi người và đặc biệt tốt cho NB ĐTĐ vì:
- Hoạt động thể lực làm cơ thể tiêu thụ đường máu dễ dàng, do đó làm
giảm lượng đường máu, dẫn đến khả năng có thể làm giảm liéu insulin
hoặc một số thuốc hạ đường máu khác
- Cải thiện tình trạng hoạt động của các cơ quan, nâng cao tình trạng sức
khoẻ của toàn cơ thể Luyện tập đúng và khoa học làm cho tỉnh thần hoạt
bát, nhanh nhẹn sảng khoái, làm tăng sức để kháng của cơ thể với các
stress
- Tăng tiêu thụ năng lượng, làm giảm nguy cơ béo phì
- Lao động giúp NB không bị mặc cảm là người không có ích cho xã hội; đồng thời cũng là biện pháp chính đáng để tăng nguồn tài chính phục vụ
cho công tác điểu trị, cải thiện đời sống cho bản thân, tích luỹ cần thiết
cho tương lai
Nguyên tắc của việc tập luyện đối với NB DTD:
- Luyện tập từ từ và thích hợp
- Phải được phép của thầy thuốc về mức độ và thời gian tập luyện
Trang 26
19
+ Việc tập luyện thường xuyên cần được coi là thói quen hang
ngày Thời gian tập mỗi ngày ít nhất là 30 phút/ngày và có thể tập luyện bất cứ lúc nào trong ngày đều tốt
- Phải phòng hạ đường máu khi luyện tập do khi vận động thể lực nhiều như chơi thể thao hoặc lao động nặng sẽ làm tiêu thụ nhiều glucose dự trữ trong gan, cơ Và khi lượng dự trữ này cạn kiệt NB có nguy cơ hạ đường
huyết
- Không tham gia luyện tập khi đang mắc các bệnh cấp tính, lượng đường
mau qua cao, ceton máu tăng cao, ceton niệu dương tính nặng
1.4 Tổng quan tài liệu
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một vấn để phổ biến ở những nước phát
triển và đang trở nên phổ biến ở những nước đang phát triển [46] Tỷ lệ
mắc bệnh ngày càng gia tăng trên khắp thế giới và là gánh nặng lớn cho
mỗi cá nhân NB, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và cho cả xã hội ở tất cả
các quốc gia trên thế giới [45]
Theo WHO, ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ type 2 đang là một trong những
mối quan tâm sức khoẻ chính và tổ chức này đã dự đoán rằng sẽ có một sự gia tăng báo động số người mắc ĐTĐ type 2 trong dân số, cả ở những
nước phát triển và những nước đang phát triển trong hai thập kỷ tới [45]
Vào năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới và
con số này đã tăng lên tới khoảng 230 triệu người vào năm 2006 chiếm khoảng 6% dân số của toàn thế giới, trong đó thì ĐTĐ type 2 chiếm 90-
Trang 27aaa
a
Nước Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh cao trên thế giới Theo thống kê gần đây của Hội ĐTĐ Mỹ, có 23,6 triệu người dân Mỹ mắc ĐTĐ, ước tính khoảng 8% dân số Tỷ lệ mắc DTD tai
Mỹ tăng 13,5% từ 2005 đến 2007 [21]
Kết quả nghiên cứu tại Canada vào năm 2007 báo cáo rằng đã có sự gia tăng khoảng 27% tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại quốc gia này, từ 6,9%
vào năm 2000 lên đến 8,8% vào năm 2005 [36]
Tác giả Chittleborough đã tiến hành nghiên cứu tại miễn Nam của
Austrial đã báo cáo tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng mạnh ở quốc gia này từ 3,5% vào năm 1991 lên tới 6,7% vào năm 2003 [27]
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với những sự biến đổi
sâu sắc trong xã hội trong thập kỷ qua cũng đã có sự gia tăng đáng kể số
NB mắc ĐTĐ Năm 1994, tỷ lệ mắc bệnh DTD tai Hà Nội khoảng 1,9% [14]; Tại Huế là 0,96% vào năm 1996 [10]; Tại thành phố Hố Chí Minh là 2,52% vào năm 1994 [17]
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo năm 2004 đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 6,9% và ở các vùng ngoại thành là 4,8% [15]
Nghiên cứu khác báo cáo năm 2006 đã cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh
DTD ở nội thành Hà Nội là 8,1% và ở ngoại thành là 3,5% [4]
Theo kết quả báo cáo của tác giả Tạ Văn Bình năm 2006, tỷ lệ
Trang 2821
phố Hồ Chí Minh là 5,4% và trên toàn quốc tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố là 4,4% trong đó ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% [3]
Tổ chức thế giới kết luận bệnh ĐTĐ là một trong những nguyên
nhân gây tử vong sớm cho con người và trên thế giới cứ 10 giây lại có
một NB tử vong do bệnh ĐTĐ và do những biến chứng của bệnh Với tình trạng bệnh gia tăng như hiện nay thì tỷ lệ người tử vong do bệnh được dự đoán là sẽ tăng lên đến 25% trong thập kỷ tới [45]
Tại Mỹ, vào năm 2006 ĐTĐ là một trong bảy nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và theo thống kê thì nguy cơ tử vong 6 NB DTD cao hon gấp khoảng 2 lần người không bị bệnh DTD ở cùng độ tuổi [30]
Theo WHO, những biến chứng của bệnh ĐTĐ đang là vấn dé nan giải của mỗi quốc gia Căn bệnh này đã gây nên gần một triệu ca cắt cụt
chi mỗi năm, phần lớn những trường hợp đục thuỷ tinh thể và có ít nhất 5% trường hợp bị mù là do bệnh võng mạc tiểu đường Ngoài ra, ĐTĐ
còn là một trong những nguyên nhân gây suy thận lớn nhất ở những quốc
gia phát triển và chịu trách nhiệm cho những cho phí khổng lổ cho việc chăm sóc và điều trị bệnh [45]
Báo cáo tại Mỹ năm 2007 đã cho thấy cứ 14 người dân thì có 1 người bị bệnh ĐTĐ và có khoảng 40% dân số Mỹ có nguy cơ mắc bệnh này hàng năm ĐTĐ gây nên hơn 200 trường hợp tử vong, 80 trường hợp
cắt cụt chỉ, 44 ca bệnh suy thận giai đoạn cuối và 24 ca bệnh bị mù hàng
Trang 29Năm 2004, theo kết quả của một nghiên cứu đã cho thấy NB ĐTĐ
có nguy cơ bị đột quy cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người không bi DTD và đã có 16% NB ĐTĐ trong độ tuổi lớn hơn 65 tử vong được ghi nhận là có liên quan với đột quy [30]
Theo thống kê của Hội ĐTĐ Mỹ, khoảng 75% NB ĐTĐ có chỉ số
huyết áp cao hơn mức 130/80 mmHg, hoặc đang dùng thuốc cao huyết áp
vào năm 2004 [30]
Tại Châu Phi, sự gia tăng biến chứng song song với sự gia tăng tỷ
lệ mắc PTD Những biến chứng hay gặp gồm có nhiễm trùng, các bệnh về mắt, lao phổi và đột quy Có đến 30% trường hợp tử vong tại các quốc gia Châu Phi liên quan tới ĐTĐ, đó là do biến chứng cấp tính của bệnh, nhiễm trùng và đột quy [44]
Cùng với sự bùng phát của căn bệnh này trên khắp thế giới thì chi
phí cho cho những việc liên quan tới bệnh cũng gia tăng đáng kể Theo
WHO, thế giới đã tiêu tốn khoảng 215-375 tỷ đô la cho việc chăm sóc
DTD va bién chứng của bệnh [45]
Theo thống kê tại Mỹ vào năm 2007, chỉ phí trung bình cho những NB ĐTĐ cao hơn khoảng 2,3 lần so với nếu không có căn bệnh này và
ước tính tổng chỉ phí cả trực tiếp và gián tiếp cho ĐTĐ là 174 tỷ đô la [30]
Tại Việt Nam, khoảng 95% NB ĐTĐ có biến chứng trong khi tỷ lệ này ở các nước lân cận là 78% Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 30
23
áp, 27% có rối loạn tuần hoàn não và 19% có thiếu máu cơ tim cục bộ
[16]
Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Hà Nội, NB ĐTĐ
phải chịu gánh năng chỉ trả tương đối lớn cho việc điều trị bệnh, bao gồm chi phí trực tiếp cho y tế, chi phí trực tiếp không cho y tế, chi phí gián tiếp do mất ngày công lao động và chưa kể đến những chi phí vô hình
khác [12]
Trung bình tổng chi phí cho một đợt điều trị nội trú xấp xỉ 1,5 triệu
đồng và chi phí này có thể tăng lên theo số lượng biến chứng, mức độ
nặng của bệnh [12]
Tác giả Michael đã chỉ ra rằng điểm cốt lõi, cơ bản của việc điều trị ĐTĐ là phải quan tâm đến lối sống của NB Một lối sống không khoẻ
mạnh theo tác gia như là thiếu hụt hoạt động thể chất, ăn uống dư thừa
năng lượng là những yếu tố khởi phát và yếu tố làm gia tăng bệnh ĐTĐ
type 2 [39]
Theo tác giả Tạ Văn Bình, bệnh ĐTĐ được điều trị không chỉ đơn thuần bằng thuốc như các bệnh khác mà CĐA và TL là một phần quan
trọng của công tác điều trị bệnh [2]
Việc áp dụng một chế độ ăn thích hợp đối với NB DTD sé gitip cod
Trang 31huyết do thực hiện chế độ ăn thiếu năng lượng đồng thời còn giúp NB tránh được những biến chứng cấp tính của bệnh như hạ đường huyết và
biến chứng do đường huyết tăng quá cao [9]
Một nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là những người phụ
ni bi DTD tại Anh đã cho thấy có 61% NB mắc ĐTĐ type 2 là liên quan
mật thiết với thừa cân Nghiên cứu đã kết luận thừa cân và béo phì là
những yếu tố dự đoán quan trọng của ĐTĐ; sự thiếu hụt hoạt động thể chất và một chế độ ăn uống không hợp lý là những yếu tố nguy cơ làm
gia tăng có ý nghĩa bệnh ĐTĐ Tác giả của nghiên cứu cũng kết luận
rằng có thể phòng và kiểm soát ĐTĐ type 2 bằng việc thực hiện liệu
pháp giảm cân, tập thể dục thường xuyên và thay đổi chế độ ăn [31]
Tác giả Jenkins và kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng một chế độ ăn kiêng gồm ngũ cốc và rau quả sẽ đem lại những thuận lợi trong
quá trình chuyển hoá của cơ thể cho việc phòng, điều trị bệnh DTD va các biến chứng của bệnh [35]
Khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của chế độ ăn với hàm lượng Protein cao và Carbohydrat thấp trong việc kiểm soát đường máu trên
những NB ĐTĐ type 2, kết quả đã cho thấy sau 5 tuần thực hiện chế độ
ăn theo yêu cầu nghiên cứu thì đường huyết lúc đói trung bình đã giảm từ 10 + 0,6mmol/I xuống còn 8,8 + 0,6mmol/1 Tác giả đã kết luận việc áp
dụng chế độ ăn với Carbohydrat thấp thì không chỉ làm giảm sự tập trung
Trang 32ee 25 Hơn nữa, nồng độ HbAIc sau 5 tuần cũng đã giảm từ 9,8 xuống còn 7,6 [33]
Một nghiên cứu khác về tác động của CĐA rau quả và ít chất béo được thực hiện trên 99 NB ĐT type 2 cho thấy HbAlc đã giảm từ 8,0% xuống còn 6,8 %, cholesterol (LDL) giảm 21% và giảm được 5,8kg ở nhóm áp dụng can thiệp sau 22 tuần áp dụng chế độ ăn [24]
Quan điểm điều trị hiện đại ngày nay về điều trị ĐTĐ là đưa đường máu càng về gần giá trị bình thường càng tốt và phòng tránh, chữa trị
được biến chứng Một CĐA hợp lý, vận động cơ bắp thích hợp để tránh
lối sống tĩnh tại và dùng thuốc hạ đường máu khi cần thiết là những biện pháp để đạt được những mục tiêu của điều trị ĐTĐ [4]
Tập luyện là rất tốt cho tất cả mọi người đặc biệt cho NB DTD [9]
Trong một báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ năm 2005, tập luyện thường
xuyên là một trong những thành phần quan trọng của việc quản lý cân
nặng toàn diện cho NB ĐTĐ [20] Thêm nữa việc tập luyện này còn cải thiện sự nhạy cảm của insulin, giúp kiểm soát đường máu và chọn lọc
những yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch [32]
Lợi ích của hoạt động thể chất cũng đã được ghi nhận đó là làm tăng tiêu thụ đường dễ dàng, làm giảm đường máu do đó có thể làm giảm
liều insulin hoặc các thuốc hạ đường máu khác; tiêu thụ năng lượng, dẫn
tới làm giảm tình trạng béo phì và thừa cân, điều này rất quan trọng đối
Trang 33—E——
Hoạt động thể chất, tập luyện thường xuyên còn làm cho con người hoạt bát, vui vẻ, tăng sức để kháng với các stress
Tác giả Boule cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng có nhóm chứng trên những NB ĐTĐ type 2 với mục
đích xác định những ảnh hưởng của việc tập luyện trong kiểm soát đường
huyết và khối cân nặng cơ thể Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giá trị
HbAIc sau khi can thiệp đã giảm ở nhóm người bệnh tập thể dục và đồng thời có một sự giảm khác biệt về chỉ số cân nặng của cơ thể giữa nhóm
tập và nhóm không tập [25]
Theo tác giả Collberg, ĐTĐ type 2 có thể được ngăn ngừa và kiểm
soát với việc gia tăng tập luyện Kết luận này được tác giả đưa ra khi thực
hiện nghiên cứu sự tác động của tập luyện trên hoạt động của ¡insulin ở nhiing NB DTD type 2 [29]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Baum năm 2007 về sự tác động của
tập luyện trong việc kiểm soát đường máu trên 40 NB DTD type 2 đã
cho thấy có một sự giảm nhẹ đường máu khi đói ở những nhóm tập thể dục sau 12 tuần và HbAIc cũng có khuynh hướng giảm [26]
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Việt nam của tác giả Tạ
Văn Bình về ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động
thể lực đến rối loạn chuyển hoá đường đã chỉ ra rằng hoạt động thể lực và mắc ĐTĐ có liên quan chặt chẽ với nhau Những người đi bộ trên 30 phút/ngày tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm 22,2%; người đi bộ dưới
Trang 3427
Cũng giống như các nước phát triển khác trong khu vực, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, NB thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng né [8]
Giáo dục cho ÑB ĐTĐ là một việc làm cần thiết Tai Ấn độ, đã có
sự gia tăng những bằng chứng gợi ý rằng giáo dục cho NB mắc những
bệnh mãn tính như ĐTĐ là một việc làm quan trọng để quản lý căn bệnh này [38]
Tác giả Samira đã tiến hành nghiên cứu về tác động của giáo dục
sau 3 tháng và sau 6 tháng trong việc kiểm soát đường máu trên 130 NB
DTD type 2 đã kết luận rằng hàm lượng HbAIc, huyết áp của NB và
lượng Cholesterol đã được cải thiện [43]
Nghiên cứu can thiệp được thực hiện tại Ấn độ trên 26 NB ĐTĐ
type 2 về sự tác động của việc thay đổi và giáo dục về chế độ ăn trong
quản lý bệnh ĐTĐ type 2 đã cho thấy mức đường máu trung bình đã giảm
ở nhóm nhận được giáo dục và áp dụng thay đổi chế độ ăn sau 2, 4 và 6
tháng Hơn nữa, lượng cholesterol trung bình ở nhóm can thiệp đã giảm
có ý nghĩa so với nhóm chứng sau 4 tháng Nghiên cứu này đã kết luận
rằng sự gia tăng kiến thức NB ĐTĐ do các giai đoạn của giáo dục và sự
cải thiện thực hành trong ăn uống có thể là những yếu tố mang lại sự thay đổi theo mong muốn những chỉ số liên quan tới ĐTĐ [37] Kết luận này
Trang 35Bệnh viện Nội tiết Hà nội, kết quả cho thấy sau khi được giáo dục, kiến Nghiên cứu về hiệu quả gido duc ty cham séc trén 140 NB DTD tai
thức tự chăm sóc của NB được cải thiện nhiều NB biết cách lựa chọn
CDA va ché độ TL Tác giả đã kết luận việc giáo dục gia đình và NB
ĐTĐ cách tự chăm sóc, theo dõi đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý
bệnh [7]
Naeenem đánh giá kiến thức (KT), thái độ (TĐ), hành vi (HV) về
bệnh DTD trén 100 NB DTD đến khám tại Phòng Chăm sóc ĐTĐ ở
Pakistan đã chỉ ra rằng chỉ có 13% NB có kiến thức, thái độ và những thói
quen sức khoẻ tốt và 10,7% NB đã kiểm soát đường máu tốt Trong khi
có đến 67% NB đã không tập luyện dưới bất kỳ hình thức nào
Tác giả kết luận sự hiéu sai vé CDA, Insulin,bénh DTD là thường
gặp và cần có những thông tin sức khoẻ nhiều hơn đến NB và thông qua
những chương trình phổ biến kiến thức rộng để thay đổi thái độ cộng đồng về bệnh DTD [40]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kiến thức, thái độ, hành vi của 182 NB PTD type 2 vé DTD tai Nepal năm 2007 đã kết luận KT, TĐ, HV của
NB còn thấp và cần có những biện pháp can thiệp về giáo dục để nâng
cao KT, TD, HV cho NB DTD [47]
Malaysia là một trong 10 quốc gia Đông Nam Á đang có sự gia tăng về tỷ lệ mắc ĐTĐ Một nghiên cứu KT, TĐ, HV về bệnh ĐTĐ được
thực hiện trên 100 NB ĐTĐ đang điểu trị ngoại trú tại Phòng khám lâm
Trang 36mm
mm
29
các câu hỏi về kiến thức nhưng chỉ có 56% NB đã thực hành cả 4 lĩnh vực
tập thể dục thường xuyén, 4p dung CDA cho NB DTD, theo dõi đường máu và theo dõi cân nặng cơ thể Tác giả đã kết luận cần có biện pháp để
Trang 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được sử dụng trong đề tài 2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu
Tất cả những NB được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 điểu trị nội trú
hoặc ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân 115 - TPHCM
2.2.2 Dân số chọn mẫu
Một mẫu tiện ích bao gồm tất cả những NB được chẩn đoán DTD
type 2 dang diéu trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa Nội tiết- Bệnh viện Nhân dân 115 - TPHCM từ tháng 3/2009 đến tháng 4/2009
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh được chẩn đoán là DTD type 2
Điểu trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa nội tiết từ 3/2009 đến
4/2009
2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh dưới 18 tuổi
Không trả lời được phỏng vấn do hôn mê, lú lẫn, không tỉnh táo
NB không đồng ý để trả lời phỏng vấn
Trang 38aaa
31
2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức:
B pxq-p)
n=Z“(1-ơ/2)
đˆ
Trong đó:
n: Cỡ mẫu ước lượng
Z: Trị số phân phối chuẩn, Z=1,96 ơ: Xác xuất sai lầm loại 1, œ =0,05
P: Tỷ lệ bệnh lựa chọn, p = 50%
d: Sai số ước lượng, d= 0,1
Trang 39mïmmmm=mnỪỮ 32 2.4 Thu thập dữ liệu 2.4.1 Công cụ thu thập:
Kiến thức (KT), thái độ (TĐ) và hành vi (HV) của NB về chế độ ăn
và tập luyện được đo lường bằng bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi không sử dụng từ ngữ địa phương, không dùng từ ngữ
chuyên môn và được đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh có thể đọc,
hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi
Câu hỏi về CĐA và TL được thiết kế dựa trên những khuyến cáo
của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, những khuyến cáo của các chuyên gia tại Việt
Nam vé DTD; dựa trên những BCH của những nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam trong cùng lĩnh vực nghiên cứu
Bộ câu hỏi cũng đã được các chuyên gia trong và ngoài nước xem
xét và chỉnh sửa
Sau khi được thiết kế, người nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu
thử trên 20 NB DTD type 2 tại khoa Nội tiết-Bệnh viện Nhân dân 115 để
kiểm tra độ tin cậy và được chỉnh sửa hoàn chỉnh trước khi sử dụng để
phỏng vấn người bệnh
Bộ câu hỏi gồm 4 phần:
Phần 1: Gồm 14 câu hỏi về đặc tính dân số mẫu như tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi thường trú, năm mắc bệnh, sự phát hiện bệnh, người nấu ăn chính và nguồn thông tin chính nhận được
Trang 4033
hình thức Đúng/Sai hoặc chọn ý đúng nhất cho các câu hỏi Trả lời đúng
một câu hỏi được tính I điểm và được điểm 0 nếu câu trả lời của người
bệnh là không biết hoặc NB trả lời sai
Phần 3: Gồm 5 câu hỏi được sử dụng để đánh giá thái độ của người
bệnh về CĐA và TL Mỗi câu hỏi có 4 đáp án và các câu hỏi được thiết
kế theo thang điểm Likert-Scale NB chọn một đáp án cho mỗi câu hỏi
Phần 4: Gồm 15 câu hỏi được thiết kế để đánh giá người bệnh về những hành vi liên quan tới CĐA và TL Ở phần này, câu hỏi được thiết
kế theo hình thức trả lời Có/Không và thang điểm Likert-Scale cho mỗi
câu hỏi NB chỉ được lựa chọn một đáp áp cho một câu hỏi 2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu được tiến hành như sau:
- Người nghiên cứu hoàn chỉnh BCH
- Gặp Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng - Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân dân 115 để trình bày mục tiêu của để tài và những công việc mà người nghiên cứu muốn thực hiện tại khoa và đã nhận được sự chấp
thuận
- Liên hệ với khoa để nhận được danh sách những NB mới nhập viện và
đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nghiên cứu
- Trước khi tiến hành phỏng vấn, người nghiên cứu gặp NB, giới thiệu