PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC THUỘC LÒNG LỚP 3 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG TÂM Lĩnh vực môn: Cấp học: Tác giả: Đơn vị công tác Chức vụ: NĂM HỌC 2021 2022 MỤC LỤC ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC THUỘC LÒNG LỚP 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, việc sử dụng bài giảng điện tử là một hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Bài giảng điện tử có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình tùy theo trình độ tin học của người viết, hoặc được thiết kế trên các phần mềm trình diễn như Frontpage, Publisher, Flash, PowerPoint,…Thực tế cho thấy, việc thiết kế bài giảng điện tử dựa trên phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint là quen thuộc, gần gũi, đơn giản, tiện lợi, phổ biến và thao tác đơn giản, dễ sử dụng hơn cả. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng đối với bậc tiểu học nói chung và đối với lớp 3 nói riêng. Học Tiếng Việt không những học sinh được tiếp thu về các kĩ năng đọc, viết, hiểu biết về văn hoá xã hội, hiểu biết về môi trường và cuộc sống xung quanh các em mà Tiếng Việt còn là một công cụ thiết yếu nhất giúp cho các em có nền tảng để học các môn còn lại. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào trong việc giảng dạy các môn học là việc làm rất cần thiết. Đối với môn Tiếng Việt, việc sử dụng công nghệ thông tin đã thực sự cải tiến được phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức của người học. Nhận thức rõ điều đó nên tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong từng phân môn cụ thể của môn Tiếng Việt một cách tích cực và đem lại những hiệu quả thiết thực. Sau một thời gian thực nghiệm ở một số lớp, tôi nhận thấy có hiệu quả và đặc biệt đạt kết quả cao hơn cả chính là phần hướng dẫn học luyện học thuộc lòng trong tiết tập đọc. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng lớp 3”. II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: Qua nhiều lần dự giờ các tiết dạy Tập đọc Học thuộc lòng không sử dụng giáo án điện tử, hiệu quả hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp còn thấp. Đối với các tiết sử dụng giáo án điện tử, hiệu quả có nâng cao hơn. Cụ thể khảo sát 2 tiết dạy của 2 lớp 3A và 3B cùng chung một bài Tập đọc Học thuộc lòng : Về quê ngoại ( Lớp 3 Tuần 16 ) Tiết thứ nhất ( 3B): Giáo viên không sử dụng giáo án điện tử, giáo viên rèn học thuộc lòng cho học sinh bằng phương pháp xóa dần. Tôi nhận thấy tiết học ít gây hứng thú cho học sinh, hình thức đơn điệu, trùng lặp tiết này sang tiết nọ đều như nhau, quá nhàm chán dẫn đến kết quả thuộc bài ngay tại lớp của học sinh chưa cao. Tiết thứ 2 ( 3A): Giáo viên dạy giáo án điện tử. Trong phần hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng giáo viên sử dụng các hiệu ứng cho biến mất từ. Ở tiết học này, học sinh có hứng thú tham gia vào tiết học tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao: Theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng các em học thuộc được 5 câu thơ lục bát trong bài, kết quả khảo sát cụ thể như sau: Lớp Số học sinh Không thuộc câu nào Thuộc 1 câu thơ Thuộc 2 câu thơ Thuộc 3 câu thơ Thuộc 4 câu thơ Thuộc 5 câu thơ 3B 35 2 5.7 % 8 22.9 % 10 28.5 % 8 22.9 % 5 14.3 % 2 5.7 % 3A 35 1 2.9 % 5 14.3 % 8 22.9 % 10 28.5 % 7 20.0 % 4 11.4 % Qua đây, chúng ta thấy mặc dù đã áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng nếu chưa khai thác tốt các phương tiện trong công nghệ thông tin thì kết quả đạt được vẫn chưa cao. Vậy làm cách nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả của giáo án điện tử, để làm rõ vấn đề này, tôi xin trình bày các biện pháp giải quyết cụ thể trong phạm vi bài viết hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng khi sử dụng giáo án điện tử. III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Những yêu cầu cần thiết khi thiết kế g