PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN LỚP 3 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG TÂM Lĩnh vực môn: Cấp học: Tác giả: Đơn vị công tác Chức vụ: NĂM HỌC 2021 2022 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bước vào thế kỷ XXI cả loài người đang sẵn sàng cho một tương lai mới, một nền văn minh tin học, một xã hội xây dựng trên nền tảng tri thức, quyền lợi thuộc về trí tuệ. Nói tới tương lai của chúng ta không thể không nói đến giáo dục, vì Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai. Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới, chất lượng giáo dục là vấn đề hàng đầu trong nội dung công tác của ngành giáo dục, là vấn đề sống còn của một đất nước, một dân tộc. Ở nhà trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành, vào việc phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, Môn Toán có vị trí cực kỳ quan trọng vì những lí do sau: Các kiến thức và kĩ năng của môn Toán, có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt của mọi người dân lao động. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề góp phần phát triển trí thông minh, độc lập, sáng tạo, góp phần vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động mới. Việc dạy giải toán ở Tiểu học là một trong những nội dung trong chương trình môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh tiếp thu và vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng phong phú. Dạy học Toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, và có đủ tư cách phẩm chất của con người mới. Trong thực tế chất lượng của bộ môn Toán nói chung và đặc biệt môn Toán lớp 3 nói riêng đã có nhiều kết quả khả quan song chưa thực sự đáp ứng được với nhiệm vụ và yêu cầu môn học đề ra. Cụ thể là chất lượng môn Toán lớp 3 Trường Tiểu học chưa thực sự tương xứng với vị trí của môn Toán lớp 3 trong chương trình học. Đặc biệt là kỹ năng giải toán của học sinh lớp 3 chính là vấn đề cần quan tâm. Trước thực tế như vậy tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng vào trong giải toán, góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán của học sinh lớp 3, giúp các em có kỹ năng giải toán với tinh thần tự giác và hứng thú học tập. Đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc tại xã . Tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào các giờ dạy trên lớp để làm sáng tỏ những yếu tố bản chất, loại bỏ những hiểu biết phiến diện, đi đến nhất trí cao trong nhận thức và hành động để nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học, góp phần đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam. Với những lí do trên tôi chọn vấn đề: Một số biện pháp giúp học sinh giải Toán lớp 3 là vấn đề cần thiết để giáo viên dạy môn Toán ở lớp 3. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Mục đích: Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán lớp 3. Giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập, biết vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện những kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo theo đúng mục tiêu của môn Toán lớp 3. 2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu vị trí, mục đích yêu cầu của việc dạy học giải toán lớp 3 ở trường Tiểu học, đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3. Tìm hiểu các cơ sở khoa học của việc giúp học sinh giải toán ở lớp 3. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học giải toán lớp 3 ở trường Tiểu học. Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh giải toán lớp 3. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm giảng dạy môn toán lớp 3 ở trường Tiểu học Các giải pháp giúp học sinh giải toán lớp 3. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Các tài liệu, giáo trình phương pháp dạy học toán, sách tham khảo. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng nghiên cứu thực tế, thực nghiệm một số giờ dạy Toán ở lớp 3. V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2007 2008 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN Ở LỚP 3. I. VỊ TRÍ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN: Trong dạy học toán ở Tiểu học, giải toán có vị trí quan trọng, có thể coi dạy học giải Toán là Hòn đá thử vàng của dạy học toán. Trong giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh. Dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau đây: + Trước hết nó giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành các kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng tính toán, bước tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn (học tập, đời sống). Qua các biểu hiện trên giáo viên phát hiện được rõ hơn những gì học sinh đã lĩnh hội và nắm chắc, những gì học sinh chưa nắm chắc, để có biện pháp giúp học sinh phát huy hoặc khắc phục. + Qua việc dạy học giải Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt quan sát, phỏng đoán tìm tòi. + Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động như: ý trí khắc phục khó khăn, thói quen sét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng: Từng bước hình thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, dập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mức độ khác nhau, từ đơn giản nhất mà nâng cao từng bước. Việc giải toán vừa đòi hỏi tính tích cực, độc lập sáng tạo trong suy nghĩ vừa đòi hỏi một khả năng thực hành. Để giúp học sinh có khả năng thực hành