BO Y TE
TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM DINH
BUI THI THAO
CHE DO DINH DUONG CHO BENH NHAN SUY TIM Chuyén nganh: DIEU DUONG NOI
TRUONG DAI HOC DIEU DUONG
NAM ĐỊNH
THU VIEN
sẽ:C& ề
BAO CÁO CHUYÊN DE
Trang 2fei
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác Nêu có điều gì sai trái tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả
Trang 3on
DANH MUC CHU VIET TAT
Chữ viết tat Nguyên nghĩa
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
NYHA Hội tim mạch NeW York
AHA Hiệp hội tim mạch Mỹ
Trang 4MUC LUC
Trang
Trang phu bia
Loi cam doan Danh mục chữ viết tắt \/10/98 090/0 — ÔẲ.Ẳ .ÔÔỎ 1 la NHÚP TW LÍ, ung nhnghnnnHEEESEDESGGGBDIGDEDNHUNHHRGIESTAĐ5019081/30P9E272o23tXcrrrensutatoneeeimli mi 3 1.1 Lý do chọn chủ đỀ 55+ 5s +ztrrrrrereE 11 re 3 1.2 Mục tiêu: - Ác SH HH0 0111600168 040 61 k1 t0 000g 6 9 (98000 (c9:)0049082000757 77 6 2.1 Tông quan Eãï Hiểu - c s2508688550 4603500038 E00101150815123050131594ESĐ.1EEB 6 Ð,1.] ĐỊNH nH ese<-sseseessees~eevvEi1081033S550TEEGEEĐGOĐDGOEEISEEENGUSSETSESUTSSE85939/488 6
5,1,2, Nguyễn HHÃN ».e-~-se-<ee-eesesexssresrssrsndidnsEEi SLSHEEESDSESITTWGGOEEEDSISESHEĐH-GI.S.49088 6
2.1.3 Cơ chế bệnh sinh e-o -ccseeceersrrie010 1001885002 110100148E.0 17 6 2.1.4 Triệu ChỨng: - «s2 +2 *s 12 10 1n 01 1 n0 10 1 k1 thư 7 3.1.5 Thần lbnÏ Nữ HifibaessnaesarasratsrieorisepnerrrsarseverresersrrrremsseomsnsamamsniTiul23 08888818 8 2.1.6 Điều trị suy tÏm «c2 tre rreerrrereeeree 9 1.7 Yiểu: HH" GŨỈ cá nantaggngi0rt0800046000003G10054G10050D0000.B020H01507- weukitmurorseexeortoreerarszrmoee 9
2.1.8 Hậu quả của suy tÏm - c-5-s+< 2x32 1111411111111 16 13
»V 'Ne c7 ẻ 13
2.1.10 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân suy tim .- - 16 2.2 Tổng kết nội dung nghiên cứu -+-++©-+++++++rterserrerrrserxee 18
2.3 Thực trạng vấn đề dinh dưỡng đối với bệnh suy tim - 19 2.3.1 Thực trẠng - « «+ + + te t9318321 0111 1 010 0 01 01011004010117000100114 19 2.3.2 Mối quan hệ giữa sodium và bệnh tim . -+©-+c+s+seseeeerererere 22 2» 0 24 2.3.2.2 Ảnh hưởng của natri đến bệnh suy tim . . -++cesecereererrrereree 24 2.3.2.3 Nguồn natri -22cce+erxtertetETtri.EErirrrirriirriirrrrree 25
2.3.2.4 Lượng tiêu thụ sodiuim - < + <++esseeereteereietiretrirreirererresee 2
2.3.3 Việc tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối . -+°+++++++++e+rxserseees 25
Trang 52.3.3.1 Định nghĩa của sự tuân thủ chế độ ăn uống natri thắp . - 25
2.3.2.2 Mục tiêu phương pháp .- s5 -c2ss+2 ng 0811400111111 ng 26 2.3.2.3 Phương pháp chủ quan - 2< + + n9 3 19131 1 9h n1 101 6 c6 26
2.3.4 Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ của người bệnh suy tim 28
0i 1:8:1› Văh HỘI sa ggana thingREiTCTNGG18133V.SI1300.3SãASS5ESESSS45399093813599 0 Xe rlnsAsẨn sen me 28
2.3.4.2 Thái độ và niềm tin về sức khỏe và bệnh tật . -+-<c+cesecee 28 23:43 Vai trò Của ð 1Ã ỔÌHÏ ccocáiiicsi1660901655 16055 050151664 S3 1681351304 K04114184800060414954 0036 28
2.3.4.4 Vị giác và nguồn thức ăn -+ 5+ + + +x+kex+teveterrkrrrrkrtrrrrrrrriree 29
2.4 Giải pháp, kiến nghị, đề xuất - +: 55552 errkrkrrkrrerkrrrkee 29
2.4.1 Tăng cường truyền thông - << ST hưu 31 2.4.2 Thực hiện một số chương trình giáo dục : - 5+5 ccsccxsss 33
2.4.3 Xây dựng và triển khai mô hình dự phòng và quản lý bệnh suy tim tại cộng
Trang 61 MỞ ĐÀU
1.1 Ly do chon chủ đề
Suy tim là một gánh nặng lớn của cộng đồng Bệnh thường gặp ở người trung
niên và cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay tỷ lệ người mắc suy tim đang ngày càng có chiều hướng gia tăng
Tại Mỹ, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) năm 2013, ước tính có khoảng 5,I triệu
người Mỹ trên 20 tuổi (2,1% dân số) mắc bệnh suy tim Năm 2009 có 56410 ca tử
vong ở người suy tim, ước tính năm 2030 tỷ lệ lưu hành suy tim sẽ tăng 25%
Theo nghiên cứu Framingham, tần suất suy tim chiếm 0,8 % ở độ tuổi 50-59 và 9,1 % ở bệnh nhân trên 80 tuổi Tỷ lệ tử vong trung bình mỗi năm là 40 - 50% ở nhóm bệnh nhân bị suy tim nặng
Tại Châu Âu, hiện nay có khoảng 15 triệu người mắc suy tim tần suất hiện mắc của suy tim trong dân số là 2 — 3% Ở bệnh nhân >70 tuổi tỷ lệ này tăng cao lên đến 10
-20% Dưới 70 tuổi, giới nam nhiều hơn nữ và nghiên cứu thường gặp là do bệnh
mạch vành Ở độ tuổi >70, tỷ lệ mắc suy tim giữa nam và nữ như nhau
Tại Việt Nam, theo GS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch đang ngày càng gia tăng nhanh chóng cả về số người mắc và số ca tử vong Nếu như trong những năm 1990, tình hình tử vong do các loại bệnh gây ra đứng đầu là bệnh nhiễm khuẩn, sau đó là bệnh tim mạch và ung thư thì từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đã vượt lên hàng đầu, tiếp theo mới đến ung thư và nhiễm khuẩn Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim Và theo ghi nhận tại Viện Tim mạch Quốc gia vào tháng 10 năm 2008, hầu hết các khoa đều ở trong tình trạng quá tải và phải nằm ghép 2, ghép 3 bệnh nhân trên một giường
Thêm vào đó, khi đã bị bệnh tim mạch thì sẽ dễ bị mắc thêm các bệnh khác Điều này rất nguy hiểm khi cùng lúc chúng ta phải chống chọi với nhiều loại bệnh tật
và sức khỏe sẽ suy giảm nhanh chóng
Như vậy, không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy; ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn Các triệu chứng này làm mọi hoạt động
Trang 7Bn
của người bệnh bi hạn chế và gây tam ly hoang mang, bi quan vé tinh hinh bénh tat
Trong suy tim cap, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời Suy tim hiện nay đã trở thành một vấn đẻ rất cần được sự quan tâm của toàn xã hội Việc
phát hiện sớm để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất cần thiết để làm chậm
lại tiến trình suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cho toàn xã hội
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu để điều trị thành công suy tim Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính,
bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong Một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tim mạch là người Việt sử dụng lượng muối nhiều, gấp 2 lần so với khuyến cáo Tại Việt Nam, lượng muối tiêu thụ trung bình dao động từ 12 — 15gam/người/ngày Rất nhiều người
trong độ tuổi từ 26 — 64 tiêu thụ lượng muối cao hơn so với mức mà WHO khuyến cáo
là ít hơn 5gam/người/ngày (hay một thìa cà phê) Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng được khuyên dùng hàng ngày Sử dụng muối trong bữa ăn
hàng ngày của người Việt Nam còn cao, nên chế độ ăn hạn chế muối đối với bệnh
nhân suy tim có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị
Một nghiên cứu mới được công bố trên tờ The New England Journal of
Medicine cho thấy có khoảng 1,65 triệu trường hợp tử vong liên quan đến ăn nhiều muối mỗi năm Trong thực tế, chỉ riêng tại Mỹ, khoảng 10% tất cả các trường hợp tử
vong bởi bệnh tim có liên quan đến quá nhiều muối Có rất nhiều tác hại liên quan đến
việc ăn quá nhiều gia vị này Chuyên gia dinh dưỡng Kristin Kirkpatrick ở Cleveland,
Mỹ liệt kê những rắc rối phổ biến nhất Khi bạn ăn mặn, cơ thể của bạn bắt đầu giữ lại
chất lỏng dư thừa Ngược lại, chất lỏng dư thừa này làm cho bạn đầy hơi và cảm thấy
nặng nề hơn bình thường "Chất lỏng dư thừa làm tăng huyết áp của bạn", Kirkpatrick
nói Trong thực tế, một nghiên cứu của British Medical Journal năm 2011 cho biết một
loạt các nghiên cứu khác cho thấy "mối quan hệ trực tiếp giữa lượng muối ăn và huyết
áp" Các tác giả nghiên cứu cho biết rằng việc giảm 4,6 gram muối trong chế độ ăn
uống hàng ngày sẽ giúp huyết áp cá nhân sẽ giảm Nói cách khác, bạn càng ăn nhiều
muối thì huyết áp càng tăng Cũng nghiên cứu đăng trên Tạp chí British Medical đó đã
chỉ ra rằng, huyết áp cao dẫn đến nguy cơ đột quy cao hơn Bạn càng muốn ăn mặn nhiêu hơn vị giác của bạn thích nghi với độ mặn theo thời gian, có nghĩa là bạn càng
Trang 8muốn ăn mặn nhiều hơn, nhiều hơn nữa "Mọi người sẽ càng ăn mặn theo thời gian”, Kirkpatrick nói Hãy thử ăn những thực phẩm lành mạnh để làm giảm sự thèm mặn của cơ thể Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến suy thận vì tăng huyết áp tạo ra thêm áp lực trên các động mạch dẫn đến thận, Kirkpatrick nói Bằng chứng: Một nghiên cứu năm 2013 trên Journal of the American Society of Nephrology phát hiện ra rằng những người có bệnh thận mãn tính có thể cải thiện chức năng thận bằng cách giảm tiêu thụ muối Huyết áp tăng lên cũng gây ra những rắc rối đến não của bạn, Kirkpatrick nói Một nghién ctru durge dang trén Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism nam 2011 đã chỉ ra rằng một chế độ ăn nhiều muối và lối sống ít vận động có liên quan nhiều đến suy giảm nhận thức ở tuổi già Một nghiên cứu của nhiều trường đại học đăng trên British Medical Journal năm 2009 phát hiện ra rằng lượng natri cao có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch Và một nghiên cứu khác, vừa công bố trong tháng bảy năm 2014 trong tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, cho thay quá nhiều muối trong chế độ ăn uống làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tim mạch gây ra chết nhiều người hiện nay ở trên Thế giới và Việt Nam Chế độ ăn hợp lý giúp phòng tránh bệnh và hỗ trợ điều trị là cách chủ động nhất phòng tránh bệnh tim mạch vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả Còn khi đã xảy ra tai biến thì tốn kém, và cũng không giúp người bệnh trở lại khỏe mạnh được
Hiện có rất nhiều chứng cứ thuyết phục về lợi ích của việc giảm muối ăn đối với sức khỏe Giảm lượng muối ăn từ 9-12 g/ngày như hiện nay xuống 5-6 g/ngày sẽ có ảnh hưởng quan trọng trên huyết áp và giảm rõ rệt bệnh tim mạch cũng như một số bệnh khác (ung thư dạ dày, bệnh thận, sỏi thận, loãng xương)
Ở các nước phát triển, khoảng 80% lượng muối ăn có sẵn trong thực phẩm, do đó cần có biện pháp bắt buộc các nhà máy chế biến thực phẩm phải giảm dần lượng muối thêm vào Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, muối được thêm vào thức ăn trong quá trình nấu nướng và có trong thành phần nhiều loại nước chấm Ở những nước này cần có những chiến địch tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cộng
đồng nhằm giúp người dân hiểu rõ sự cần thiết phải giảm muối ăn
Như đã phân tích ở trên, tôi thấy chủ đề “Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
suy fim” có tính cấp bách và cần thiết
Trang 91.2.1 Thuc trang kiến thức trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh suy
tim
1.2.2 Đề xuất giải pháp dinh dưỡng đúng cho người bệnh suy tim
2 NOI DUNG CHUYEN DE
2.1 Téng quan tai liéu 2.1.1 Dinh nghia
Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó chức năng co bóp tống máu của cơ tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt oxy và dinh dưỡng trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân
2.1.2 Nguyên nhân
Suy tim là một tình trạng bệnh lý hậu quả của rất nhiều bệnh tìm mạch và toàn thân gây ra Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp
* Gây suy tim trái:
- Tăng huyết áp động mạch
- Một số bệnh van tim như hở hoặc hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá
- Một số rối loạn nhịp tim như các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, blơc nhĩ thất hồn tồn - Một số bệnh tim bam sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch, ống nhĩ thất chung * Gây suy tim phải: - Các bệnh phổi mạn tính và dị đạng lồng ngực, cột sống
- Một số bệnh tìm mạch như: Hẹp van hai lá, tim bam sinh như hẹp động mạch
phổi, tam chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất, tổn thương 3 lá, u nhầy nhĩ trái
2.1.3 Cơ chế bệnh sinh
Chức năng huyết động (cung lượng tim) của tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: tiền
gánh, hậu gánh, sức co bóp cơ tim và nhịp tim
Tiền gánh: là độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương, tiền gánh phụ thuộc
vào lượng máu dồn về thất và được thể hiện bằng thể tích và áp lực máu trong tâm thất
thì tâm trương
Hậu gánh: là sức cản mà tim gặp phải trong quá trình co bóp tống máu, đứng
hàng đầu là sức cản ngoại vi, hậu gánh tăng thì tốc độ các sợi co tim giảm, do đó thé
Trang 10Cư
g.gỢ
Sức co bóp cơ tim: sức co bóp co tim làm tăng thể tích tống máu trong thì tâm
thu, sức co bóp cơ tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm trong cơ tim và lượng cathecholamin lưu hành trong máu
Tần số tim: tần số tim tăng sẽ tăng cung lượng tim, tần số tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm trong tim và lượng cathecholamin lưu hành trong máu
Trong suy tim, cung lượng tim giảm, nên trong giai đoạn đầu sẽ có tác dụng bù
trừ:
Máu ứ lại tâm thất làm các sợi cơ tim bị kéo dài ra, tâm thất giãn, sức tống máu
mạnh hơn nhưng đồng thời cũng tăng thể tích cuối tâm trương
Dày thất do tăng đường kính các tế bào, tăng số lượng ti lạp thể, tăng số đơn vị co cơ mới đánh dấu giai đoạn bắt đầu sự giảm sút chức năng co bóp cơ tìm Khi các cơ chế bù trừ bị vượt quá, suy tim trở nên mất bù và các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất
hiện
2.1.4 Triệu chứng: Suy tim trái:
*Cơ năng:
- Khó thở: Là triệu chứng hay gặp nhất, khó thở ngày một tăng dần từ thở gắng
sức đến khó thở thường xuyên, khó thở khi nằm, hay có cơn thở kịch phát về đêm - Ho: Có thể ho khan, có khi ho ra máu
- Mệt nhọc do giảm cung lượng tim làm giảm tưới máu tổ chức
*Thực thể:
- Mỏm tim đập lệch về bên trái ngoài đường giữa đòn trái - Tần số tim nhanh, có thể có tiếng ngựa phi trái
- Thường có thổi tâm thu ở mỏm
- Đa số có huyết áp tâm thu giảm - Thường có ran 4m ở hai đáy phối
*Cận lâm sàng:
- X quang: Hình tim to, nhất là cung dưới trái Hai phổi mờ nhất là vùng rốn
phổi
- Điện tâm đề: Trục trái, dày nhĩ trái, day thất trái
Trang 11Suy tim phai: * Co nang: - Khó thở : Tùy mức độ nhưng là khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần không có cơn kịch phát - Đau tức hạ sườn phải do gan to ứ huyết * Thực thể:
- Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ở ngoại biên như: gan to, tĩnh mạch cỗ nỗi,
dấu hiệu phản hồi gan — tĩnh mạch cỗ dương tính, áp lực tĩnh mạch trung tâm và ngoại biên tăng, phù và đái ít, tím da và niêm mạc
- Tim: Có thể thấy tâm thất phải đập ở mũi ức, tần số tim nhanh, tiếng ngựa phi
phải, thổi tâm thu nhẹ trong mỏm hoặc mũi ức, huyết áp tâm trương có thể tăng
* Can lam sang:
- X quang: Có thể thấy cung dưới phải giãn, mỏm tim nâng lên cao, cung động mạch phỗi giãn to
- Điện tâm đỗ: Trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải
- Siêu âm tim: Kích thước thất phải giãn to, có dấu hiệu tăng áp lực động mạch
phổi
2.1.5 Phân loại suy tim
Hội Tim NeW York viết tắt là NYHA chia giai đoạn suy tim dựa vào các dau
hiệu cơ năng như sau:
- Giai đoạn I: Có bệnh tim nhưng chưa có triệu chứng cơ năng
- Giai đoạn 2: Triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều Bệnh nhân giảm nhẹ các hoạt động thể lực
- Giai đoạn 3: Triệu chứng cơ năng xuất hiện cả khi gắng sức ít, làm hạn chế nhiều đến các hoạt động thể lực của bệnh nhân
- Giai đoạn 4: Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi
2.1.6 Điều trị suy tim * Nguyên tắc điều trị:
Trang 12- Giảm ứ máu ngoại biên bằng chế độ ăn nhạt, dùng thuốc lợi tiểu, dùng thuốc
giãn mạch
- Giải quyết nguyên nhân: Điều trị tăng HA, sửa chữa van tim, thay tim
* Những biện pháp điều trị chung:
- Chế độ nghỉ ngơi góp phần làm giảm gánh nặng làm việc cho tim
- Chế độ ăn nhạt nhằm hạn chế ứ nước
- Thuốc lợi tiểu:
+ Loại gây mất nhiều kali như: Furosemit, Hypothiazit cần bổ sung kali khi sử dụng
+ Loại it gay mat kali như: Aldacton, có thé phối hợp 2 loại này với nhau
- Thuốc trợ tim:
+ Nhom Digitalis: Digoxin vién 0,25mg
+ Nhóm Strophantus; Uabain, Lanatosid tiém tinh mach
- Thuốc giãn mạch:
+ Giãn tĩnh mạch làm giảm tiền gánh: Lenitral, Risordan + Giãn động mạch làm giảm hậu gánh: Nifedipin
+ Giãn cả hai: Ức chế Alpha giao cảm
- Các Amin giống giao cảm: Dopamin, Dobutamin
- Thuốc chống đông: Sintrom, Heparin, Kháng vitamin K - Điều trị nguyên nhân tùy theo
2.1.7 Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng
mắc bệnh tím mạch Sự liên quan này mang tính chất thống kê chứ không phải là quy luật chắc chắn, Một người mang một yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có nghĩa là người ấy
dễ mắc (gia tăng khả năng mắc) bệnh tim mạch Càng có nhiều yếu tố nguy cơ tìm
mạch, khả năng mắc bệnh tim mạch càng nhiều nhưng không đồng nghĩa là người đó
che chắn sẽ mắc bệnh Ngược lại, một người không mang bất kỳ yếu tô nguy cơ nào cũng không, thế chắc chắn mình sẽ không mắc bệnh
Các yếu tố nguy cơ tỉm mạch bao gồm những yếu tố không thể thay đổi được
(như tuổi, giới, di truyền) và các yếu tố có thể thay đổi được (9 yếu tố chính như tăng
huyết úp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì quá cân, hút thuốc lá, ít hoạt động
thể lực, ăn ít rau quả, uống nhiều rượu, lối sống căng thẳng và nhiều yếu tố nguy cơ
Trang 13khác nữa) 90% các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp hoặc tai biến mạch não
đều liên quan đến 9 yếu tố nguy cơ chính vừa được nêu Các yếu tố không thay đỗi được
Nguy cơ xảy ra biến cố tìm mạch gia tăng khi tuổi đời cao hơn Hơn nửa số
người đột quy tim mạch và 80% số chết vì đột quy xảy ra ở độ tuổi trên 65 Dù không
thể tránh nổi tuổi già, việc ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý và duy trì một lối sống
lành mạnh sẽ góp phần làm chậm lại quá trình thoái hoá do tuổi gây ra
Đàn ông có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với nữ giới Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tìm mạch ở nữ giới sẽ gia tăng nhanh chóng dé
bắt kịp thậm chí vượt xu hướng mắc bệnh tim mach ở nam giới Bệnh lý tim mạch ở
nữ giới cũng thường nặng hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn song lại thường bị bỏ sót và đến muộn hơn so với nam giới
Yếu tố gia đình (di truyền) cũng rất quan trọng: nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ gia tăng nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tìm mạch sớm (dưới 55 tuổi)
Các yếu tố có thể thay doi được
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất Gọi là tăng huyết áp khi số đo huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc số đo huyết áp tâm trương > 90 mmHg hoặc đang được điều trị thuốc hạ huyết áp Tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở những nước đang phát triển như Việt Nam Điều tra mới nhất cho thấy hơn một phần tư số người trưởng thành ở Việt Nam có tăng huyết áp Cả hai số đo huyết áp tâm thu và tâm trương đều là những yếu tố nguy cơ tim mạch mặc dù số đo huyết áp tâm thu được xem là yếu tố dự báo quan trọng hơn đối với nguy cơ xuất hiện các biến chứng đo tăng huyết áp nhất là tai biến mạch não
Tăng huyết áp thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ tìm mạch khác như béo phì, tăng rối loạn lipid máu, đái tháo đường Trong các rối loạn này, một rối loạn này có thể là nguy cơ của rối loạn khác và ngược lại Kiểm soát thành công tăng huyết áp làm giảm rõ rệt các nguy cơ xảy ra biến chứng, mặc dù phần lớn bệnh nhân tăng huyết
áp sẽ phải dùng các thuốc hạ áp phối hợp để đưa được số đo huyết áp về mức bình
thường Cho dù kết quả điều trị tăng huyết áp chủ yếu phụ thuộc vào việc dùng thuốc nhưng các yếu tố khác như giảm cân nặng, hạn chế muối và tập luyện cũng góp phần
đáng kể làm giảm huyết áp của bạn
Trang 14See
a eee
ee
Tăng cholesterol trong máu và các rối loan lipid mau
Rối loạn lipid máu hay tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu là một trong
những yếu tổ nguy cơ tim mạch quan trọng nhất, thường gặp và liên quan mật thiết
đến xơ vữa gây hẹp động mạch vành Cholesterol máu có nhiều dạng khác nhau, quan
trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C, cholesterol tốt có tác dụng
bảo vệ giảm xơ vữa) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C, cholesterol xấu làm gia tăng xơ vữa động mạch) Để giảm nguy cơ xơ vữa và dự phòng các biến cố
tim mạch, cần duy trì nồng độ cholesterol toàn phần ở mức dưới 200 mg/dL (5,17
mmol/L), LDL-C dưới 130 mg/dL (3,34 mmol/L) và HDL-C trên 40 mg/dL (1,03 mmol/L) cũng như triglycerid dưới 150 mg/dL (1,73 mmol/L) Người đã có bệnh tim
mạch thậm chí còn cần hạ mỡ máu tích cực hơn nữa bằng thuốc (như các thuốc thuộc
họ statin) để dự phòng biến chứng Nguy cơ mắc bệnh mạch vành giảm 2% mỗi khi cholesterol toàn phần giảm 1%
Hút thuốc lá, thuốc lào
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch não, hẹp mạch máu ngoại vi cho đù người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn người không hút thuốc Nguy cơ đột tử cao khi hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút ở nam và gấp 5 lần ở nữ giới Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số một đối với đột tử và bệnh mạch ngoại vi 30-40% các trường hợp chết vì bệnh mạch vành có nguyên nhân từ hút thuốc lá
Nếu từ bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm dần ngay sau khi ngừng hút kể cả khi đã hút nhiều và lâu năm Nếu tiếp tục ngừng hút, mức độ nguy cơ sẽ dần dần thấp gần như tương đương với mức ở người chưa từng hút thuốc
Hút thuốc lá chứa lượng nicotin thấp không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Hơn thế nữa, nhiều người khi sử dụng loại thuốc này có xu hướng hút nhiều hơn và hít vào sâu hơn, tăng mức độ tiếp xúc với các chất độc hại trong khói thuốc và gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn
Lối sống lười vận động
Tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim Tập luyện dường như cũng có tác động tích cực tới các yếu tố nguy cơ khác Ngược lại lối sống ít vận động lại là một trong những nguy cơ tìm mạch chính gây ra các biến cố tim mạch
Trang 15
Uống nhiều rượu
Nếu sử dụng điều độ, tức không quá 1 đến 2 chén mỗi ngày, rượu có thể giúp
ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành nhưng uống quá nhiều rượu lại làm tăng nguy cơ biến chứng khác do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não (nhất là xuất huyết não) và một số bệnh lý tim mạch khác
Quá cân/béo phì
Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác là tiền
đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay đề kháng insulin Những người béo phì (cân nặng quá 30% so với số cân lý tưởng) rất dễ mắc bệnh tim mạch dù không mang một yếu tố nguy cơ tim mạch nào khác
Có hai dạng béo phì, ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay béo phì dạng quả táo) Dạng thứ hai có sự tích luỹ mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (béo phì dạng quả lê) Béo bụng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa gây hẹp mạch vành và tai biến mạch não cũng như gia tăng chính các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, giảm dung nạp đường và đái tháo đường
Tốt nhất, nam giới nên duy trì vòng bụng dưới 90 cm cũng như không vượt quá 90% chu vi vòng mông còn nữ giới nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80cm và không vượt quá 80% chu vị vòng mông
Đái tháo đường và kháng insulin
Người mắc đái tháo đường được coi là có khả năng xuất hiện các biến cố tim
mạch tương đương với một người đã mắc bệnh mạch vành Ngay cả khi lượng đường
trong máu chỉ mới tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn người bình
thường Những người đái tháo đường týp 2 (xuất hiện ở tuổi trung niên, khác với týp l
xuất hiện sớm ở người trẻ) thường có nồng độ insulin trong máu cao (còn gọi là tình trạng kháng insulin), thúc đây tăng huyết áp và tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch, thúc đầy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó Ngoài việc sử
dụng thuốc để kiểm soát đường máu, giảm cân và tập luyện thể lực thường xuyên thúc
đây quá trình sử dụng đường trong máu và giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường
Trang 16aa
Làm thé nao dé ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quy và các biến chứng khác
của xơ vữa động mạch? Trước tiên, cùng với sự giúp đỡ của thầy thuốc, cần đánh giá là nguy cơ tim mạch ở mỗi người là thấp hay cao dựa vào các câu hỏi (như “Bạn có hút thuốc? Bạn có thừa cân? Bạn có uống quá nhiều rượu? Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tìm mạch hay tăng huyết áp?” ) cũng như khám xét (như đo huyết áp, đo cân nặng, vòng bụng vòng mông ) và các xét nghiệm máu (đánh giá rối loạn lipid máu và đường máu) Bằng việc kết hợp tất cả các thông tin thu được về các yếu tố
nguy cơ tỉm mạch chính, thầy thuốc sẽ giúp chúng ta xác định được tổng cộng khả
năng (nguy cơ tổng thể) xuất hiện các biến cố tìm mạch từ, đó đề xuất việc thay đôi lối sống phù hợp và sử dụng phối hợp các thuốc hợp lý để kiểm soát huyết áp, thành phần lipid máu và đường máu
2.1.8 Hậu quả của suy tim
Giảm vận chuyển oxy trong máu, giảm cung cấp oxy cho tổ chức
Phân phối lại lượng máu lưu thông trong cơ thể: giảm lượng máu đến da, cơ, thận và một số cơ quan khác để ưu tiên máu cho não và động mạch vành
Lưu lượng lọc cầu thận thấp: đái ít, phù
Tốc độ di chuyển của dòng máu chậm dễ tạo huyết khối trong lòng mạch
Tăng áp lực tinh mach ngoai vi: tinh mach cổ nổi, phù, gan to, ứ máu ngoại biên dẫn tới tạo thành các cục máu đông
Ứ máu mao mạch phổi làm giảm sự trao đổi oxy dẫn đến khó thở, áp lực mao mạch phi tăng cao làm tran huyết tương vào phế nang gây phù phổi
2.1.9 Chăm sóc: * Nhận định chăm sóc:
Cần nhớ suy tim gây nên 2 hậu quả về mặt huyết động:
- Lượng máu từ tim đến các cơ quan tổ chức giảm (giảm tưới máu tô chức) - Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
Ngoài việc nhận định bệnh nhân một cách có hệ thống thông qua việc hỏi bệnh,
khám thực thể, tham khảo các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng điều dưỡng cần chú ý
khai thác những vấn đề sau:
+ Trạng thái mệt nhọc? mức độ? + Lượng nước tiểu trong 24h giảm? + Huyết áp tâm thu giảm?
Trang 17—
tim?
+ Tan sé tim nhanh? + Con dau that nguc ?
- Những biểu hiện của ứ huyết phôi như:
+ Khó thở? Tần số thở nhanh? Biên độ thở nông?
+ Tím da, môi, đầu chi, toàn thân?
+ Ran âm ở phổi? mức độ? + Cơn khó thở kịch phát về đêm? - Những biểu hiện ứ máu tĩnh mạch ngoại viên như: + Tĩnh mạch cổ nổi? + Gan to ứ huyết? + Tăng cân đột ngột?
+ Phù hai chân: toàn thân, tràn dịch các màng?
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm; ngoại biên tăng? - Tim các yếu tố làm nặng thêm suy tim
+ Thói quen ăn mặn?
+ Lao động nặng: hoạt động gắng sức?
+ Uông một sô loại thuôc gây giữ muôi nước hoặc gây giảm sức co bóp của cơ + Mắc thêm một bệnh khác như: Nhiễm trùng đường hô hấp, nhịp tim, tắc động
mạch phổi?
- Tìm nguyên nhân gây suy tim? *Chẵn đoán chăm sóc
~ Giảm tưới máu tô chức do giảm chức năng co bóp của tim
- Giảm trao đổi khí ở phối do ứ huyết phổi
- Tăng tích dịch trong cơ thể do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
- Thiếu kiến thức về bệnh do chưa được tư vấn hoặc tư vấn chưa đủ * Lập kế hoạch chăm sóc
- Người bệnh sẽ cải thiện được tưới máu tổ chức
- Người bệnh sẽ cải thiện được trao đổi khí ở phôi
- Người bệnh sẽ giảm được ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh và biết cách tự chăm sóc
* Thực hiện chăm sóc
Trang 18Cải thiện tưới máu tô chức bằng các biện pháp
- Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức - Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch
- Cung cấp cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhưng không làm tăng gánh nặng cho tim
+ Giảm calo
+ Ăn ít một, thức ăn dé hap thu + Giảm muối, nước
Cải thiện trao đỗi khí ở phối bằng các biện pháp - Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi
- Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ dầu khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi
- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu Chú ý cho người bệnh uống thuốc vào buổi sáng để tránh mắt ngủ do đái đêm Theo dõi các biểu hiện thiếu kali máu khuyến khích
người bệnh ăn các loại rau quả chứa nhiều kali
- Cho người bệnh thở oxy khi có y lệnh
Giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên bằng các biện pháp: - Chế độ ăn hạn chế muối:
+ Từ I- 2 gam NaC]/ ngày khi có phù nhẹ + Dưới 1 gam NaC/ ngày khi có phù nhiều + Chỉ 0,3 gam NaCL/ ngày khi suy tim quá nặng
- Hạn chế dịch và nước uống vào Lượng nước vào cơ thể được tính bằng lượng nước tiểu 24h + 300 ml Phải theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày
- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, chú ý bu da kali
Giáo dục sức khỏe
- Giáo dục cho người bệnh hiểu về suy tim như: Các biểu hiện của suy tim, các yếu tố gây suy tim hoặc làm tăng nặng suy tim, cách điều trị suy tim
- Loại bỏ tất cả các hoạt động gắng sức, nếu là phụ nữ không sinh đẻ khi có suy tim hoặc làm tăng gánh nặng suy tim, cách điều trị suy tim
- Thuyết phục người bệnh điều trị suy tim suốt đời theo hướng dẫn của thầy thuốc Theo dõi định kỳ tại chuyên khoa tim mach
Trang 19- Thuyết phục người bệnh duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời, tránh các
thức ăn như đưa, cà, hành muối, đồ ăn chế biến sẵn
- Cần đến thầy thuốc khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau + Khó thở nhiều + Tăng cân đột ngột + Ho kéo dài + Đau ngực + Thay đổi tần số tim từ 20 lần/ phút trở lên Đánh giá chăm sóc
Người bệnh có đạt được các mục tiêu chăm sóc đã đề ra không?
- Cải thiện được tưới máu tổ chức?
Dựa vào: người bệnh đỡ mệt, HA tâm thu ở mức bình thường, nhịp tím về bình thường, lượng nước tiểu tăng
- Cải thiện được trao đổi khí:
Dựa vào: Người bệnh đỡ hoặc hết khó thở, đỡ hoặc hết tím - Đạt được cân bằng dịch, giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
Dựa vào: người bệnh giảm cân, hết phù, gan thu nhỏ lại
- NB tuân thủ chế độ điều trị suốt đời theo hướng dẫn của thầy thuốc
2.1.10 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân suy tim
Người bị suy tim cần giảm cung cấp muối và nước Nên ăn nhiều rau quả để tạo môi trường kiềm, chống lại tình trạng toan của cơ thể Rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu, rất tốt cho bệnh nhân suy tim
Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước Số lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong
24h cộng thêm 300 ml Hạn chế muối để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông,
tăng bài tiết các chất thải Lượng muối tối đa 0,2-0,5 g/ngày, ăn nhạt hoàn toàn nếu
Suy tim quá nặng
Năng lượng: Dưới 1500 KcaUngày
Protein: 0,8 g/kg méi ngay Protein lam tăng chuyển hóa cơ bản, làm tăng lưu
lượng máu và làm mệt cơ tim Nên dùng protein từ sữa, cá
Gluxit: Ding loai duéng đơn dễ hấp thu (hoa qua, mật)
Chất béo: Không cho thêm vào khi chế biến thức ăn
Trang 20LH
ti
1
Rau quả: Nên dùng nhiều
Tránh dùng các thức ăn sinh hơi và các loại thức ăn lên men như trứng, đậu vì
nó đây cơ hoành lên, làm ảnh hưởng đến tim
Hạn chê các thức ăn ức chê thân kinh như chè, cà phê, rượu, các loại g1a vị
Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muỗi như dưa muỗi, cà
pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xưởng
Một chê độ ăn có sữa, rau quả, khoai thỏa mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muôi lại có nhiêu kali, nhiêu yêu tô kiêm chông được tình trạng toan và có ít
protein, có nhiều đường giúp chuyển hóa tốt, ít năng lượng để bộ máy tiêu hóa được
nghỉ ngơi
Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 1-2 Dùng chế độ ăn nhạt vừa: 2-3 g mudi/ngay Năng lượng: 1.400-1.500 Kcal Protein: 0,8 g/kg Muôi ăn: 2 g, ít nước Thực đơn mẫu: TRƯỜNG 88) HOC ĐIEU DƯƠNG NAM DỊNH THƯ VIỆN Dau an: Sg Giờ ăn Thứ 2+5 Thứ 3+6+chủ nhật [[hứ 4+7
Sữa chua đậu nành: Khoai tây nghiên
7h Khoai lang luộc: 200g
200m] trộn sữa: 200g
Phở thịt bò xào bánh phở:|Cơm: 2 lưng bát (100g |Cơm: 2 lưng bát
150g lpạo) |Giá xào thịt: Giá đỗ:
11h [Thịt bò: 30g Rau muống xào không 00g
lh] ,
Dâu ăn: 5g Muôi: 200g Thịt nac: 30g
Rau cải trang: 100g Trimg ga luédc: 1 quả [Dau an: 5g Cam ngọt: 100g Chuối tiêu: 100g Dưa hấu: 100g
14h [Bánh qui: 50g Banh qui: 50g Bánh qui: 50g
Trang 21Dua hau: 100g Cam ngot: 100g
Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3
Lượng muối: 1-2 g Protein: 40 g Nang lugng: 1.200-1.300 Keal
Thực đơn mẫu:
6 giờ: Sữa 150 ml (sữa đậu nành 75 ml, sữa bò 75 ml, đường 10 g) 9 giờ: Sữa hỗn hợp 150 mI
12 giờ: Phở thịt 1 bát (bánh phở 120 g, thịt nạc 30 g, nước xương 300 mì)
15 giờ: Sữa hỗn hop 150 ml
18 giờ: Cháo cá 300 ml (gạo 30 g, cá: 50 g, dầu ăn 5 g)
21 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml
Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4
Dùng chế độ karen, gồm có sữa, nước quả, glucoza trong những ngày đầu sau đó thêm ngũ cốc, trứng, thịt
Những ngày đầu: Năng lượng 700 Keal, protein 17 g, tổng số nước cả ăn và uống là 900 ml bao gồm sữa đậu nành và rau quả
Những ngày sau: Cho ăn thêm cháo trứng, năng lượng 1.000 Kcal, protein 30 g, tổng lượng nước 1.300 ml
Thực đơn mẫu trong 2-3 ngày dau:
6 giờ: Sữa 100 ml (sữa dau nanh 50 ml, sữa bò 50 ml, đường 10g )
9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 mI 12 giờ: Sữa hỗn hợp 100 mI
15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 mI
18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml
21 giờ: Glucoza 20% 100 ml
Thực đơn mẫu cho những ngày sau:
Trang 22Ít có chủ đề nghiên cứu được quan tâm nhiều trong những năm gần đây như
mối liên quan giữa chế độ ăn uống với các bệnh tim mạch Hiện nay, hầu như mọi
người đều thừa nhận rằng chế độ dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng trong phòng
ngừa và xử trí một số bệnh tỉm mạch
Bệnh tim do mạch vành (Coronary Heart Disease CHD) là vấn đề sức khỏe
cộng đồng quan trọng ở các nước phát triển, chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân
gáy tử vong Nhờ các chương trình giáo dục sức khỏe tích cực, bệnh có khuynh hương
giảm dần trong các thập kỷ gần đây ở nhiều nước Tây Âu, Úc, Mỹ, nhưng ở một số
nước Đông Âu bệnh vẫn có xu hướng tăng Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các nước cũng như trong cùng một nước nhưng khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội làm cho
người ta chú ý đến các nhân tố nguy cơ mắc bệnh là môi trường và dinh dưỡng
Trong các thập kỷ vừa qua, nhiều nước như Nga, Thụy Điển, Phần Lan, Úc,
Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh mạch vành và họ đã đạt
được một số kết quả khả quan Nói chung các biện pháp này bao gồm các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá, hoạt động thể lực và duy trì cân nặng én định Trong các khuyến cáo về ăn uống, người ta khuyên năng lượng do chất béo cung cấp không được vượt quá 30% tổng số năng lượng, sử dụng dầu thực vật, tăng sử dụng khoai, rau và trái cây Các loại đường ngọt không cung cấp quá 10% tổng số năng lượng còn năng lượng do protein nên đạt từ 10-15%
Các bài học trên rất bổ ích cho nước ta khi bệnh mạch vành đang có khuynh
hướng tăng Nghiên cứu tổn thương giải phẫu bệnh lý các trường hợp vữa xơ động
mạch vào thập kỷ 60 Ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy, 95% có tôn thương động mạch não, 5% có tổn thương động mạch vành, còn đầu thập kỷ 80, 85% có tổn thương động
mạch não và 15% có tôn thương động mạch vành
2.3 Thực trạng vấn đề dinh dưỡng đối với bệnh suy tim
2.3.1 Thực trạng
Theo Lenie et al (2008), đã nghiên cứu về việc tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối
cho 246 bệnh nhân suy tim tại Mỹ Kết quả cho thấy có 18% bệnh nhân luôn luôn tuân thủ chế độ ăn, 57% bệnh nhân thất thường trong việc tuân thủ chế độ ăn, 21% bệnh
nhân đôi khi có thực hiện chế độ ăn, 4% bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn Ngoài
ra, tổng số 54% số bệnh nhân nói rằng thật khó hoặc rất khó thực hiện theo các chế độ
ăn hạn chê natri
Trang 23Hiện tại, Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về việc tuân thủ chế độ ăn hạn
chế muối cho bệnh nhân suy tim, nhưng theo tổ chức Ÿ tế thế giới tại Việt Nam, lượng muối tiêu thụ trung bình đao động từ 12 — 15gam/người/ngày Rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 — 64 tuổi tiêu thụ lượng muối cao hơn so với mức mà WHO khuyến cáo là ít hơn 5gam/người/ngày (hay một thìa cà phê) Gần 60% người dân tiêu thụ lượng
muối cao gấp hai lần lượng được khuyên dùng hàng ngày, việc sử dụng muối trong
bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam còn cao Vì vậy việc tuân thủ chê độ ăn hạn chê
muôi đôi với bệnh nhân suy tim rât khó thực hiện Sau đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cụ thể:
Họ và tên bệnh nhân: TRÀN THỊ MƠ
Địa chỉ: Nam Phong- Nam Định Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày/giờ vào viện: 10h ngày 19/3/2014
Lý do vào viện: Khó thở + tiểu ít
Chẩn đoán chăm sóc: Chăm sóc người bệnh Suy tim độ 3- hẹp hở
van hai lá- Rung nhĩ GIỚI: Nữ Tuổi: 55 SOẠN LẬP KÉ THỰC HIỆN KÉ NHẬN ĐỊNH òn tuy | HOẠCH CHĂM | HOẠCH CHĂM : SÓC SÓC SÓC I Qua trình bệnh lý
Bệnh nhân có tiền sử điều trị suy Di gill thich cho
tim đo hẹp van hai lá, nhiều lần bệnh nhân cần ăn
điều trị tại bệnh viện Bạch Mai Giáo dục sức nha
: : 1.Nguy |khỏechobệnh |? Đông viên bệnh
Cách ngày vào viện khoảng 1 cơ thiếu | nhạ * nhân ăn uống đủ
x a nnan ~~ » k x
tuần người bệnh thấy mệt nhiều, | hụt dinh oe - het khau
‘ Z an, dung gio
ho nhiều và khó thở tăng lên | đướng do + Thường xuyên
ăn kém a ed à
Tình trạng khó thở liên tục xảy ra thay đôi khâu phân
ngay cả khi nghỉ ngơi, kèm theo won niềm „
ho khan, ho nhiều về đêm, tiểu ít bệnh nhân
( khoảng 350 m1/24h), không sốt, + 6h ăn 200ml cháo
thịt và 1 ly sữa
Trang 24
không nôn Thấy vậy gia đình
đưa người bệnh nhập khoa điều trị trong tình trạng khó thở nhiều và ho nhiều II Hién tai 8h ngày 22/3/2014 - Toàn trạng : Bệnh nhân tỉnh, mệt, tiếp xúc được Da xanh niêm mạc nhợt, người bệnh không nôn, không sốt
nhiệt độ 36°C , không phù không
xuất huyết dưới da
Hạch ngoại biên, tuyến giáp không sờ thấy
Thể trạng gầy cân nặng khoảng 38kg, chiều cao khoảng 1m50, BMI = 16,8 - Tuần hoàn Mạch quay 86 lần/phút, huyết áp 100/ 60 mmHg Mỏm tim đập ở KLS V ngoài đường giữa xương đòn l cm, diện tim to - Hô Hắp : Lồng ngực hai bên cân đối , không có rút lõm lồng ngực, rì rào phế nang thô, hai phôi có
nhiều ran ẩm ở đáy phổi Nhịp thở 23 lần/ phút + 11h ăn 1 bat com và thịt nạc, canh rau ngót + 15h ăn thêm hoa quả và 1 hộp sữa tươi +18h ăn 1 bát com và thịt gà và rau muống
+ Ngoài ra sau bữa
ăn cho bệnh nhân
Trang 25
- Tiêu hóa :
Bụng mềm không chướng, gan lách không to
Bệnh nhân ăn kém, ăn ngày ăn 3 bữa mỗi bữa được khoảng lưng
bát con cháo thịt, ngoài ra cũng
có uống thêm sữa tươi 1 hop 110ml/lần/24h
Đại tiện phân bình thường thành
khuôn - Tiết niệu :
Bệnh nhân đi tiểu 5 lần/ ngày, nước tiểu màu vàng không có
cặn, lượng nước tiểu 24h là khoảng 350ml Hồ thận hai bên không đầy, chạm thận ( - ), bập bềnh thận ( - ), cầu bàng quang (-) - Thần kinh : Bệnh nhân mệt, tiếp xúc còn chậm
Trang 272.3.2 Mối quan hệ giữa sodium và bệnh tim 2.3.2.1.Sodium
Sodium là một trong những khoáng chất quan trọng đối với con người, sodium được tìm thấy trong tất cả các dịch cơ thể và mô Cơ thể con người chứa 52-60 mEq natr/kg ở nam và 48-55 mEq / kg ở nữ, hầu hết (40,2%) là trong dịch ngoại bào (Berdanier & Zempleni, 2009; Schlenker, 2009) Sự hấp thụ natri xảy ra trong ruột non
(Julkrungka, 2002).Glucose va anion nhu citrate, propionates, và tăng cường sự hấp
thu bicarbonate natri Natri huyét tương được điều tiết thông qua một hệ thống nội tiết
tố, đồng thời điều chỉnh cân bằng nước, pH, và áp lực thâm thấu (Gibney, Lanham-
New, Cassidy, & Vorster, 2009)
Có ba tuyến bài tiết natri: natri bài tiết qua nước tiểu, dưới sự kiểm soát của
aldosterone (Schlenker, 2009; Julkrungka, 2002; Schlenker, 2007) Mất mồ hôi của
các ion natri rất thấp trừ khi gắng sức nghiêm trọng ở vùng khí hậu nóng Bài tiết qua
sữa mẹ
Sự khác biệt trong nồng độ natri của dịch cơ thể là xác định sự phân bố của nước qua thẩm thấu từ vùng này sang vùng khác (Schlenker, 2007) Các máy bơm
natri nằm trong tất cả các màng tế bào kiểm soát sự di chuyển của vật liệu vào và ra
khỏi tế bào Ngoài ra, các ion natri giúp truyền xung điện thần kinh và duy trì hoạt
động cơ bình thường Có thể thấy rằng natri được tham gia dẫn truyền thần kinh, tế
bào hoạt động giao thông vận tải và sự hình thành của apatit khoáng của xương Các
enzyme màng plasma natri-kali-ATPase đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng
nước, dẫn truyền thần kinh, và vận chuyền tích cực Gibney et al., 2009)
Sodium đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng dịch và chức
năng tế bào trong cơ thể (Lennie, 2008) Nó cần thiết cho duy trì dịch ngoại bào, cân bằng acid-base và hoạt động thần kinh (Mohan & Campbell, 2009)
2.3.2.2 Ảnh hưởng của natri đến bệnh suy tim
Sodium có ảnh hưởng tới huyết áp (Bowers, 2007), tăng lượng natri clorua là huyết áp cao (Otten, Hellwig, & Meyers, 2006) Dẫn đến mắc các bệnh mãn tính đặc
biệt là bệnh tim
Sodium đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng cơ thể con
người cần nó không phải là quá lớn hay quá nhỏ Thiếu natri có thể dẫn đến uống quá nhiều nước, chán ăn, viêm loét đại tràng, bệnh gan, sung huyết suy tim với phù nề, và
24
Trang 28
nhiễm trùng nghiêm trọng và tiêu chay (Gibney et al., 2009) Mặt khác, lượng natri
quá mức có thể ảnh hưởng đến bệnh thoái hóa như cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quy, ung thư dạ dày, loãng xương, phế quản
Một lượng muối cao làm tăng huyết áp và nguy cơ thất trái phì đại (LVH) và
tâm that trai (LV) r6i loạn chức năng Điều này có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim tăng
(He, Bumier, & Macgregor, 2011) Hơn nữa, trong bệnh nhân suy tim, đã có giữ muối
và nước Một lượng muối cao sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim và sự
tiến triển của bệnh Ngay cả trong suy tim còn bù tốt, một sự gia tăng đột ngột lượng
muối gây tăng nhanh chóng về số lượng ngoại bào và có thể thúc đẩy suy tâm thất trái (Anh et al., 2011) Lý do người bệnh suy tim phải nhập viện nhiều nhất là khối lượng cao nafri và nguyên nhân chính của tinh trạng khối lượng cao natri là chế độ ăn uống
quá mức natri được khuyến cao (Bennett et al 1998,; Michalsen, 1998; Tsuyuki et al,
2001)
2.3.2.3 Nguồn natri
Muối và natri thường được sử dụng đồng nghĩa, mặc dù, trên cơ sở khối lượng,
muối hoặc natri clorua (NaCl) bao gồm 40% sodium và 60% clorua; 1 gam natri tương
đương với 2,55 gam muối (Mohan & Campbell, Năm 2009; Dudek, 2006) Một
muỗng cà phê muối có 2.300 mg (2,3 g) Natri (Gropper, Smith, & Groff, 2006) Trong
chế độ ăn điển hình của Mỹ, khoảng 75% của natri tiêu thụ đến từ muối natri hoặc chất bảo quản thực phẩm do thực phẩm xử lý hoặc các nhà sản xuất Chỉ có 10% lượng tiêu
thụ đến từ các loại thực phẩm tự nhiên như sữa, thịt, trứng, và hầu hết các loại rau và
15% natri tiêu thụ được thêm muối trong khi nấu (Dudek, 2006; Gropperet al., 2006)
Natri clorua chiếm khoảng 90% tổng lượng natri trong nước Mỹ (Otten et al.,2006)
2.3.2.4 Lượng tiêu thụ sodium
Hầu hết người lớn tiêu thụ natri nhiều hơn quy định hiện tại Lượng natri trung
bình là khác nhau giữa các giới tính Phụ nữ tiêu thụ ít natri hơn nam giới Ngoài ra,
những người ở độ tuổi trẻ tiêu thụ natri nhiều hơn khi họ lớn tuổi (Schlenker, 2007)
Đối với khu vực, tại Hoa Kỳ, tiêu thụ sodium cao nhất ở khu vực phía Nam và thấp
nhất ở khu vực phía Tây (Hajjar & Kitchen, 2003) 2.3.3 Việc tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối
2.3.3.1 Định nghĩa của sự tuân thủ chế độ ăn uống natri thấp
Trang 29Việc thực hiện của bệnh nhân điều trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc được
gọi là tuân thủ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2003) sự tuân thủ là "mức độ mà một lối
sống hành vi dùng thuốc, hay một chế độ ăn uống, và thực hiện của người bệnh thay
đổi-tương ứng với các khuyến nghị đã thống nhất của thầy thuốc”
Ở những bệnh nhân suy tim đã được đưa ra một chế độ ăn hạn chế muối như là
một phần của điều trị Ngoài ra, muốn đánh giá việc tuân thủ chế độ ăn uống natri thấp của người bệnh cũng có thể kiểm tra lượng natri trong nước tiểu
2.3.2.2 Mục tiêu phương pháp
Phương pháp khách quan có thể được xem như là phép đo trực tiếp Xét nghiệm nước tiểu đề tìm thấy natri Phương pháp này làm tăng độ chính xác của việc đánh giá sự tuân thủ (Yancy & Boan, 2006) Hơn nữa, nó có nhược điểm lớn chỉ phí cao và khá
phức tạp (Kyngas, Duffy, & Kroll, 2000) Kết quả cho chưa chính xác vì nhiều giai
đoạn của phép đo sinh hóa Hơn nữa, một phần mẫu vật thu thập nước tiểu chưa phản ánh đủ Lượng natri còn được bài tiết qua mồ hôi nặng, tiết vào sữa mẹ, và bệnh tiêu chảy mãn tính có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
2.3.2.3 Phương pháp chủ quan
Trong điều kiện của phương pháp chủ quan (đo gián tiếp), dé dàng nhất cách để đánh giá sự tuân thủ chế độ ăn uống natri thấp là yêu cầu bệnh nhân (Cramer &
Špilker, 1991) Phương pháp tự báo cáo phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá sự
tuân thủ chế độ ăn uống it natri Dé dang 4p dung va chi phi thap là những lý do chính
tại sao phương pháp này phổ biến Những phương pháp gián tiếp bao gồm tự báo cáo
tuân thủ bảng câu hỏi, hồ sơ thực phẩm, và bảng câu hỏi thu hồi thực phẩm Tuy
nhiên, các cuộc phỏng vấn và tất cả các phương pháp tự báo cáo dễ bị ảnh hưởng
(Vermeire et al., 2001) Hồ sơ thực phẩm đã được "tiêu chuẩn vàng" để đánh giá sự
tuân thủ khuyến cáo chế độ ăn uống Về cơ bản, các bệnh nhân suy tim, tất cả các thực
phẩm và chất lỏng tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường 3-7 ngày
(Yancy & Boan, 2006) Các bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đề mô tả và đưa ra một ước
tính các phần kích thước hoặc trọng lượng của thực phẩm ăn (Bentley, 2006) Các
thông tin có thể thu được hoặc bằng cách cân thực phẩm hoặc mô tả các phần của thực
phẩm trong điều kiện của hộ gia đình các biện pháp, hình ảnh, mô hình thức ăn, hoặc
kích thước gói Càng nhiều thông tin bệnh nhân cung cấp, chính xác hơn sẽ đánh giá được các chất dinh dưỡng nào đã được tiêu thụ (Yancy & Boan, 2006) Tuy nhiên,
Trang 30phương pháp này có hạn chế là khi người bệnh va gia đình họ từ chối thực hiện các
phương pháp đánh giá Thu thập thông tin về lượng thức ăn tiêu thụ trong 24h là
phương pháp đánh giá sự tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối của bệnh nhân suy tim Với
phương pháp này, bệnh nhân suy tim nhớ lại tất cả các thực phẩm và đỗ uống tiêu thụ
trong 24 giờ Hình ảnh của các loại thực phẩm trong khẩu phần khác nhau có thể cải
thiện độ chính xác Tuy nhiên, họ cũng có thể làm tăng sự phức tạp và thời gian đánh
giá Trong 24 giờ chế độ ăn uống thu hồi không thể phản ánh chính xác mức tiêu thụ
trên cơ sở ngày này qua ngày khác.Nói chung, phương pháp này là thích hợp khi đánh
giá chế độ ăn uống tuân thủ trong mẫu cỡ lớn (Vitolins, Rand, Rapp, Ribisl, & Sevick,
2000)
Tóm lại, Có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ chế độ ăn
hạn chế muối của những bệnh nhân suy tim cả trực tiếp và gián tiếp như đã đề cập ở trên, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Mặc dù 24 giờ
nước tiểu bài tiết natri là phương pháp trực tiếp phổ biến nhất Ngoài ra, 24h lượng nước tiểu bài tiết natri có thể không phản ánh trực tiếp được hành vi của người bệnh
Tương tự như vậy, phương pháp thu thập thông tin về chế độ ăn uống trong 24 giờ và
câu hỏi số lượng thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi trí nhớ của bệnh nhân suy tim
Tùy vào mục đích nghiên cứu chúng ta có thể sử dụng các phương pháp phù hợp
Trong nghiên cứu này, tuân thủ chế độ ăn uống ít natri được coi như hành vị của bệnh
nhân Việc tuân thủ chế độ ăn uống hạn chế muối ở bệnh nhân suy tim do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh nhân suy tim có thể thay đổi hành vi sức khỏe
để duy trì cuộc sống và cải thiện chất lượng cuộc sống Bệnh nhân suy tim phải sửa đổi một số hành vi sức khỏe, bao gồm cả hoạt động thể chất, chế độ ăn uống hạn chế
natri, tuân thủ thuốc điều trị, và từ bỏ hút thuốc lá và rượu
Hơn nữa, hầu hết bệnh nhân suy tim phan nan rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống là hành vi khó khăn nhất để thay đổi (Evangelista et al., 2003) Chỉ có khoảng
40% số bệnh nhân có lượng natri hàng ngày là ít hơn 3 gram (Lennie et al., 2008)
Ngoài ra, một số bệnh nhân suy tim có thẻ tuân thủ chế độ ăn uống natri thấp chỉ trong
giai đoạn đầu sau khi xuất viện Tương tự như vậy, một số bệnh nhân suy tim không
liên tục tuân thủ chế độ ăn uống ít natri
Ăn hạn chế muối là một hành vi phức tạp và đầy thử thách mà đòi hỏi bệnh
Trang 31đúng cách, và làm theo trong suốt cuộc đời của họ (Bennett, Hackward, và lackburn,
2001) Bệnh nhân có báo cáo không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối vì khẩu vị nhạt,
thiếu các loại thực phẩm có hàm lượng Natri thấp, khó ăn tại các nhà hàng và tại các
hoạt động xã hội, thời gian chuẩn bị, va chi phi (Bennett et al., 1997)
2.3.4 Các yếu tố liên quan đến việc tuân thú của người bệnh suy tim
2.3.4.1 Văn hóa
Văn hóa ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người bệnh Để duy trì sự riêng tư, người châu Á sẽ không biểu lộ cảm xúc cá nhân trong mối quan hệ bình thường mà không có độ tin tưởng cao và có sự đảm bảo rằng bí mật sẽ được giữ kín Vì vậy người châu Á cần thêm động lực hoặc hỗ trợ từ gia đình và người thân để thay đổi hành vi
Còn người Mỹ họ có sự tự tin do đó họ có thể tự tin và có can đảm để thay đổi hành vi
sức khỏe của họ mà phương pháp điều trị khuyến cáo
2.3.4.2 Thái độ và niềm tin về sức khỏe và bệnh tật
Hơn nữa, người Mỹ và người châu Á có những niềm tin khác nhau và thái độ
về sức khỏe và bệnh tật cũng khác nhau Đối với nhiều người Mỹ, cái chết và bệnh tật
được xem như là sự gián đoạn (Toynbee, 1969 được trích dan trong Nilchaikovit, Hill,
& Hà Lan, 1993) Để đương đầu với cái chết, người ta phải cố gắng kiểm soát và đánh
bại nó Tuy nhiên, người châu Á, đặc biệt làViệt Nam có tư tưởng Nho Giáo cho rằng
bệnh tật và cái chết là quy luật của cuộc sống Các nguyên nhân của bệnh tật và cái
chết là một điều không ai có thể tránh khỏi Có vẻ như cái chết và bệnh tật được chấp
nhận Như vậy, người Việt Nam có thể phải đối mặt với cái chết và bệnh tật với bình tĩnh và hòa bình Nên họ hay bỏ cuộc điều trị
2.3.4.3 Vai trò của gia đình
Ngoài ra, các gia đình người Mỹ và gia đình châu Á là khác nhau ở một số khía
cạnh, như vai trò của gia đình đối với thành viên trong gia đình bị bệnh là khác nhau Người châu Á xem vấn đề như bệnh tật của bệnh nhân như là vấn đề bệnh tật của gia
đình chứ không phải là vấn đề chỉ là của một cá nhân Vì lý do này, các gia đình châu
Á đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân điều trị(Nilchaikovit et al.,
1993) ;
Tuy nhiên, gia đình có thẻ giúp thúc đây và hỗ trợ bệnh nhân để thay đổi hoặc
duy trì các hành vi mục tiêu để đạt được mục tiêu điều trị Sự tham gia của gia đình đã
được tìm thấy để tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân Cac thay thuôc cũng góp phân
28
Trang 32Quan trọng trong việc tạo động lực cho bệnh nhân Để thực hiện vai trò của mình trong gia dinh, chang hạn như cha mẹ, hoặc là con cái có thể giúp và hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị Hơn nữa, trong các nền văn hóa châu Á khi một người bị bệnh, các thành
viên gia đình sẽ thay phiên nhau chăm sóc và ở lại với các bệnh nhân 2.3.4.4 Vị giác và nguồn thức ăn
Một sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và văn hóa châu Á là về thực phẩm và khẩu
vị Việt Nam chủ yếu là mua thực phẩm tại chợ mà hầu hết các gói thực phẩm không có nhãn dinh dưỡng Nhiều loại thực phẩm có vị mặn Bên cạnh đó, hàng tạp hóa, siêu
thị là nguồn chính cung cấp thực phẩm ở Mỹ, vì vậy người dân Mỹ có thể xem thành phần dinh dưỡng của thực phẩm mà họ muốn bằng cách kiểm tra nhãn nhãn dinh
dưỡng trên bao bì Thói quen đó giúp người Mỹ có thể kiểm soát lượng muối trong
khâu phần ăn chính xác hơn người Việt
Tóm lại những khác biệt cơ bản giữa người châu Á và người Mỹ có thể ảnh
hưởng đến việc tuân thủ điều trị Bệnh nhân châu Á có thể khác nhau giữa bệnh nhân
người Mỹ vì họ có thể cần thêm động lực và hỗ trợ để thay đổi hành vi Ở châu Á, gia
đình có thể có một vai trò lớn hơn trong việc quản lý, cho phép bệnh nhân phụ thuộc
nhiều hơn Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ chế độ ăn uống natri thấp ở bệnh
nhân suy tim Mỹ có thể không giống nhau trong những bối cảnh Việt Nam
2.4 Giải pháp, kiến nghị, đề xuất
Qua phỏng vấn và phân tích theo chủ đề trên 20 người của các tác giả đại học Kentucky Hoa Kỳ (2005) đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối của bệnh nhân suy tim là: Thiếu kiến thức, sự can thiệp với xã hội, và sự
thiếu lựa chọn thức ăn Những người tham gia bày tỏ nhu cầu tìm hiểu về các thực
phẩm chứa ít natri, và lý do phải ăn hạn chế muối Thiếu kiến thức được thể hiện như
chế độ ăn uống nhằm lẫn, sự can thiệp với xã hội thể hiện khi các xung đột gia đình
khi các thành viên muốn ăn nhiều muối và ăn uống khó khăn Còn các chủ đề của
thiếu lựa chọn thức ăn đã được phản ánh bởi việc lựa chọn thực phẩm hạn chế và sự
thiếu ngon miệng
Ở địa phương tôi, là tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, người dân
sống chủ yếu bằng nghề nông Qua tìm hiểu tôi thấy: người dân thiếu kiến thức về
bệnh suy tim và hậu quả của bệnh, chế độ ăn, không biết mình ăn như vậy có nhiều
muối hay không? Những người bị bệnh không có điều kiện chế biến đồ ăn riêng và
Trang 33khéng quan tam dén thanh phan natri trén bao bi vi thuc phẩm chủ yếu mua ở chợ
không có đóng goi
Việc không tuân thủ đã làm việc điều trị trở nên phức tạp hơn Không tuân thủ
điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng như hạn chế lượng nước đưa vào đã làm giảm
hiệu quả điều trị, mất ổn định về lâm sàng và làm tăng các triệu chứng của bệnh
Stewart et al da chi ra méi lién quan giữa việc không tuân thủ chế độ dùng thuốc, hạn chế lượng dịch vào và sự mất ổn định về mặt lâm sàng I1 nghiên cứu hồi cứu đã báo
cáo về tình trạng suy tim nặng lên với nguyên nhân là không tuân thủ 9 trong số các
nghiên cứu đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của ính trạng suy tim nặng lên là không
tuân thủ chế độ thuốc và chế độ dinh dưỡng; trong 21-64% số bệnh nhân, không tuân thủ là yếu tố dẫn đến tình trạng nặng thêm của bệnh, đôi khi dẫn đến phải nhập viện
Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực hiện các can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của người dân Nhân ngày tim mạch thế giới 24/9/2006, Hội tim mạch VN tổ chức chương trình truyền thông chăm sóc sức khoẻ cộng đồng mang chủ để "Bạn có
thực sự khoẻ mạnh?" tại 7 thành phố lớn trên cả nước nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về sức khoẻ tim mạch cho người dân Chương trình đã thu hút sự trên 14.000
người tham gia Tham dự các buổi truyên thông này, các đại biểu được các chyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và tim mạch của Viện Tim mạch VN, Viện Dinh dưỡng Quốc gia truyền đạt những kiến thức cơ bản về sức khoẻ tim mạch, chế độ dinh dưỡng và
tim mạch như: Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch; Bệnh tăng huyết áp, biến chứng và cách điều trị bệnh tăng huyết áp; Hội chứng mạnh vành, cách điều trị bệnh
nhồi máu cơ tim; Bệnh tai biến mạnh máu não; Dinh dưỡng cân bằng phòng, chống
tim mach
Theo dự đoán của Hội Tim mach thế giới, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp Đặc biệt, trong những năm gần đây,
bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng đang còn trong độ tuổi lao động Tỉ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam đã là
25,1% Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim
mạch của chính mình Hội nghị Tìm mạch toàn quốc lần thứ 14 nhằm truyền thông tuyên truyền gián tiếp và trực tiếp tại cộng đồng để người dân có những kiến thức,
những hiểu biết phòng, chống bệnh lý này
30
Trang 34như: các bác sĩ của BV Đa khoa Đà Bên lề hội nghị còn có
Nẵng và Viện Tim Mạch quéc gia
tang qua cho khoan
Nẵng) TỔ chức các chương trình
sẽ tổ chức khám bệnh về tim mạch, huyết
áp và
phát thuốc miễn phí, g 400 đồng bảo dân tộc
thiểu số tại xã Hòa
Bắc (H Hòa Vang, TP Đà
“Đi bộ đồng hành vì sức
khỏe tìm mạch cộng đồng”
Việt Nam chủ yếu tuyên truyền
ận thức của người dân, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin
Theo Kasper et al (2002), nghiên cứu trên 200 bệnh
nhân suy ti độ tuổi 62 án bộ Y tế tư vẫn dinh dưỡng, chăm
sóc và theo dõi tuổi, 40% là nữ, bằng hình thức € & nha thi sau 6 thang kiém tra két qua cho thay
tai phong kham và qua điện thoại khi V
45% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn
Như vậy, Các giải pháp Việt Nam đang SỬ
người dân ở thành phó, còn ngườ
dụng mới chỉ phần nao cung cap cho
én van chua được tiếp cận, các
¡ dân ở vùng nông thô
sức khỏe định kỳ còn hạn
buổi khám miễn phí rât ít, nhận thức của
người dân về khám
uỗi tuyên truyền chư a cao, can bộ y tế là m việc với áp lực c49
chế, hiệu quả của các b ân thủ của người bệnh Mặt khác, tại
kiểm tra mức độ tuả
Việt Nam chưa CÓ nhiều đề tài nghiên
cứu về chế độ dính dưỡng cho bệnh nhân SuY
n được đưa r8 các đề xuất sau:
giáo dục sức khốe V
không có thời gian tư van,
tim Vì vậy, tôi xi
2.4.1 Tăng cường truyền thông: &
è chế độ dinh dưỡng
+ Tuyên truyền cho người bệnh hiểu được
tầm quan trong của việc tuân thủ chế độ dinh dưỡn§ trong VIỆC hỗ trợ điều trị
+ Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y cho bệnh nhan suy tim
tế cho các hộ nghèo Ở vùng nông thôn
¡ bệnh mua bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị lâu dai Khi có thé bao hiém y tế rồ + Tư vấn cho ngườ ¡, người bệnh nên đi khám sỨC khỏe định kỳ
+ Xây dựng các bản tin về bệnh suy tìm
và phát thanh trên loa truyền thanh của chế độ dinh
xào tuyên truyền, tầm quan trong cua n ăn phù hợp với bệnh im và hướng dẫn cách chế biên mó g về định dưỡn8 để mọi người có thể thường xuyên
xã: Nội dung của ban tin tap trun
dưỡng cho bệnh nhân suy tl
31
Trang 35+ Biên soạn, in ấn các tờ rơi tuyên truyền về bệnh suy tim phat cho các hộ gia
dinh: dễ hiểu, những biến chứng của bệnh suy tim nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng
+ Bảng tuyên truyền: Các bảng tuyên truyền về suy tim được đặt tại các vị trí công cộng như trạm y té x4, uy ban nhân dân xã, hội trường thôn/xóm, chợ, trường học với nội dung bao gồm: Hãy phòng bệnh Suy tim
+ Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về suy tim tại các cơ quan và các tổ
chức xã hội tại cộng đồng Các buổi hội thảo, nói chuyện được tổ chức tại cộng đồng với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như Hội người cao tuổi, Hội nông dân
+ Xây dựng các cụm panô, áp phích: giúp người dân thay đổi những thói quen + Nội dung tuyên truyền đi sâu vào hướng dẫn người dân: Khi mua thực phẩm
chế biến sẵn và thực phẩm đóng gói, hãy đọc nhãn thành phần sodium trên bao bì Ví
: dụ:
Sodium-free (Không có muối): chứa dưới 5 mg/khẩu phan
Very low sodium (Rất ít muối): chứa tối đa 35 mg/khẩu phan
Low sodium (it muối): chứa tối đa 140 mg/khẩu phần
Reduced or less sodium (Ít hoặc giảm muối): ít hơn tối thiểu 25% muối so với
hàm lượng chuẩn trong thực phẩm
Light in sodium (Ít muối): ít hơn tối thiểu 50% muối so với hàm lượng chuẩn
trong thực phẩm
Unsalted (Không ướp muối): không thêm muối khi chế biến
No salt added (Không thêm muối): không thêm muối khi chế biến
Giảm lượng muối từ từ
Không để lọ muối trên bàn
Mua rau tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp với nhãn “không thêm muối”
Dùng thịt gia cầm, cá và thịt nạc tươi, hơn là loại đóng hộp hoặc chế biến sẵn
Dùng rau thơm, gia vị và hỗn hợp gia vị không muối Nấu cơm, mì ống và ngũ cốc nóng không thêm muối
Giảm ăn gạo có thêm gia vị, bữa tối đông lạnh, món pizza, món trộn đóng gói, súp đóng hộp hoặc món sa-lát đóng gói
Trang 36
Chọn quả hạch hoặc hạt không mặn, đậu đỗ, đậu Hà Lan và đậu lăng sấy khô
Hạn chế món ăn nhanh mặn như khoai tây chiên và bánh quy mặn Thêm nước ép chanh tươi vào cá và rau thay cho muối
Khi ăn, hãy đề nghị giảm natri trong khẩu phần ăn của bạn
Loại bỏ muối khi chế biến thức ăn bắt cứ khi nào có thể Giảm đồ gia VỊ giàu natri như xì dầu, nước sốt cà chua, mù tạt và gia vị
2.4.2 Tổ chức các chương trình giáo dục, tập huấn về bệnh suy tim, chế độ
dinh dưỡng phù hợp với từng mức độ của bệnh cho nhân viên y tế tir Trung wong đến địa phương và cho những người mắc bệnh suy tim:
- Đào tao cho cán bộ y tế kỹ năng truyền thông để buổi truyền thông đạt hiệu quả
- Giáo dục cho các nhân viên y tế ở trung ương và địa phương những hiểu biết chính về bệnh suy tim và các hậu quả của bệnh nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng khuyến cáo
- Phối hợp cùng cán bộ y tế chuyên trách của các tỉnh/thành và các huyện thực
hiện tập huấn cho các nhân viên y tế tuyến xã về mô hình dự phòng và quản lý bệnh suy tim tại cộng đồng
- Mở thêm nhiều lớp tập huấn: để thu hút nhiều người tham gia, tăng số lượng người hiểu biết về bệnh, biết cách phòng chống bệnh
- Mở các lớp tập huấn để người bệnh tăng hiểu biết, thấy lợi ích của việc tuân
thủ chế độ dinh dưỡng
2.4.3 Xây dựng và triển khai mô hình dự phòng và quản lý bệnh suy tim tại cộng đồng:
- Thực hiện theo dõi theo thời gian, đánh giá mức độ tuân thủ chế độ ăn hạn chế
muối cho người bệnh
- Thành lập các câu lạc bộ suy tim: Các bệnh nhân suy tim được mời tham gia vào câu lạc bộ suy tim tại cộng đồng Các thành viên trong câu lạc bộ có thể chia sẻ với nhau, động viên, giúp nhau thực hiện tốt
- Tăng cường tuyên truyền tại các vùng nông thôn, phát tờ rơi, sách miễn phí - Khám chữa bệnh miễn phí tại các vùng nông thôn, vùng núi, giúp phát hiện bệnh sớm
- Có nhiều nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Trang 37- Tăng cường tô chức các buổi khám bệnh miễn phí cho người dân ở các vùng nông thôn, vung nui
- Nâng cao chất lượng của các buổi tuyên truyền, đa dạng các hình thức tuyên
truyền, chọn hình thức phù hợp với từng đối tượng
- Đào tạo thêm nhân lực bác sỹ, điều dưỡng
- Tổ chức các buổi đi bộ “ Đồng hành vì sức khỏe tim mach”
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc người bệnh
3 KÉT LUẬN
- Tỷ lệ người mắc suy tim hiện nay ỏ Việt Nam cao:
Tại bệnh viện Tim Mạch quốc gia, bệnh nhân phải nằm ghép hai đến ba người một giường
- Việt Nam sử dụng lượng muối ăn còn cao: 60% người dân Việt Nam sử dụng lượng muối ăn cao gấp 2 lần lượng được khuyên dùng hàng ngày
- Tỷ lệ người không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối cao:
Các nghiên cứu trên 200 bệnh nhân suy tim, kết quả sau 6 tháng có 45 % bệnh
nhân tuân thủ chế độ ăn và 246 bệnh nhân suy tim, kết quả có 18% bệnh nhân luôn luôn tuân thủ chế độ ăn
- Một số nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ:
Các nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ chế độ ăn hạn
chế muối của bệnh nhân suy tim là: Thiếu kiến thức, sự can thiệp với xã hội, và sự thiếu lựa chọn thức ăn
- Hậu quả của việc không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối ở bệnh nhân suy tim:
Mối liên quan giữa việc không tuân thủ chế d6 ding thuốc, hạn chế lượng dịch vào và sự mắt ổn định về mặt lâm sàng Mười một nghiên cứu hồi cứu đã báo cáo về
tình trạng suy tim nặng lên với nguyên nhân là không tuân thủ Chín trong số các
nghiên cứu đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy tìm nặng lên là không
tuân thủ chế độ thuốc và chế độ dinh đưỡng: trong 21-64% số bệnh nhân, không tuân thủ là yếu tố dẫn đến tình trạng nặng thêm của bệnh, đôi khi dẫn đến phải nhập viện
- Đề xuất:
Hiện nay, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh suy tim và chế độ dinh dưỡng đang được thực hiện Da dạng các hình thức tuyên truyền về
Trang 38nội dung và phù hợp với từng đôi tượng sẽ đem lại hiệu quả cao Giúp người bệnh có ệ ‘ én
những thay đối trong lối sống và sinh hoạt tích cực
Trang 39TAI LIEU THAM KHAO Tiếng Việt 1 Lê Văn An, Nguyễn Thị Kim Hoa,(2000), Điễu đưỡng Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2.Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,(2010), Điểu dưỡng Nội khoa, Nam Định 3.Trường Đại học y Hà Nội, (2000), Bệnh học Nội Khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Tiếng Anh
4.Bennett, S.J, Hackward, L, & Blackburn, S.(2001) Nuérition
management of the patient with heart failure In D M B Riegel (Ed.), Improving outcomes in heart failure: An interdisplinary approach (pp 99-123)
5.Bennett, S J., Huster, G A., Baker, S L., Milgrom, L B., Kirchgassner,
A., Birt, J., & Pressler, M L (1998) Characterization of the precipitants of hospitalization for heart failure decompensation Am J Crit Care, 7(3), 168-174
6.Cramer, J.A , & Spilker, B (1991) Patient compliance in medical
practice andclinical trials New York: Raven Press
7.Lennie, T A (2008) Nutrition self-care in heart failure: state of the science
JCardiovase Nurs, 23(3), 197-204
8.Nilchaikovit, T., Hill, J M., & Holland, J C (1993) The effects of culture
on illness behavior and medical care Asian and American differences Gen Hosp Psychiatry, 15(1), 41-50
9.Sineenut Senivong Na Ayudhaya, (2013), factors influencing adherence to
low sodium diet in persons with heart failure, the Degree of Doctor of Philosophy
Program in Nursing Science, Chulalongkorn University, Bangkok
10.Otten, J J., Hellwig, J P., & Meyers, L D (2006) DRI, dietary
reference intakes: The essential guide to nutrient requirements Washington, D.C:
National Academies Press
11.Vermeire, E., Hearnshaw, H., Van Royen, P., & Denekens, J (2001) Patient adherence to treatment: three decades of research A comprehensive review J
Clin Pharm Ther, 26(5), 331-342