1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG

100 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Nhuộm Công Ty Dệt Nhuộm Vải Sợi Hoàng Long
Tác giả Lưu Thanh Luân, Nguyễn Mộng Tường Long, Hoàng Minh Anh, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị Minh Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sơn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hóa Hữu Cơ
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Đặc biệt là ngành dệt may, nước ta có sốlượng công ty lớn nên mức độ cạnh tranh cao.Trong đó, Công ty TNHH dệt nhuộm vảisợi Hoàng Long là một trong những doanh nghiệp lớn, chiếm ưu thế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM

VẢI SỢI HOÀNG LONG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM

VẢI SỢI HOÀNG LONG

Trang 4

STT Mã số Họ và Tên Lớp

Trang 5

NHIỆM VỤ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nhóm sinh viên thực tập Công Ty dệt nhuộm vải sợi Hoàng Long

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn

TS Phạm Thị Hồng Phượng TS Nguyễn Văn Sơn

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 4 năm theo học và nghiên cứu tại trường ĐH Công Nghiệp, với sự chỉ dạytận tình của toàn thể giảng viên trong Khoa Công Nghệ Hóa Học, chúng tôi đã tìm hiểu,học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ những môn chuyên ngành thuộc chuyên môn củamột kỹ sư Hóa học Với mục đích để cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những máy móc

và trang thiết bị thực tế liên quan tới kiến thức được học trên ghế nhà trường Khoa đã kếthợp với Công Ty dệt nhuộm vải sợi Hoàng Long cho chúng tôi thực tập tại phân xưởngcủa Công ty Tại đây chúng tôi không chỉ trực tiếp tìm hiểu được các quy trình sản suấtnhuộm mà còn được tìm hiểu chi tiết về cách vận hành máy móc, thiết bị và một số chỉtiêu đánh sản phẩm

Để hoàn thành tốt được bài báo cáo “Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất Nhuộm-Hoàn tất của Công ty TNHH Dệt Nhuộm vải sợi Hoàng Long” Chúng tôi xin

gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Lãnh Đạo, tập thể công nhân viên nhà máy,đặc biệt là giám đốc nhà máy nhuộm đã tạo điều kiện cho chúng tôi được thực tập tạicông ty Chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và công nhân viên của nhà máy đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, giải đáp thắc mắc, cung cấp kiến thức thực tế để chúng tôi có thể nắm bắt, cũngcố, cũng như bổ sung kiến thức Đặc biệt là tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứunghiêm túc, hiệu quả

Về phía nhà trường, chúng tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại học CôngNghiệp TP.HCM, Khoa Công nghệ Kỹ thuật hóa học-Bộ môn Công nghê hóa-Vật liệu

đã tổ chức cho chúng tôi đợt thực tập bổ ích này Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành đếnthầy TS Nguyễn Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn chúng tôitrong suốt quá trình thực tập để có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất Cuối cùng, xin kính gửiđến quý thầy cô, ban lãnh đạo, các anh chị kĩ sư cùng toàn thể công nhân nhà máy lờichúc sức khỏe và hạnh phúc Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP

TP Hồ Chí Minh, ngày……tháng…… năm 2021

Giám đốc

(Ký ghi rõ họ, tên)PHIẾU NHẬN XÉT

CỦA GIÁO VIÊN HƯƠNG DẪN

Trang 8

Phần đánh giá:

• Ý thức thực hiện:

• Nội dung thực hiện:

• Hình thức trình bày:

• Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

(Ký ghi họ và tên)

MỤC LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

Với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới nói chung và quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ranhiều của cải vật chất Do đó đời sống xã hội ngày càng được nâng cao và nhu cầu làmđẹp của con người cũng tăng lên Điều đó đã thúc đẩy mạnh nghành may mặc và thờitrang phát triển, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thếgiới Đặc biệt Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên sẽ gặpnhững thuận lợi và khó khăn, thách thức

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển họ cũng phải cạnh tranh, cố gắng lấy

uy tín, chiếm giữ thương hiệu trên thị trường Đặc biệt là ngành dệt may, nước ta có sốlượng công ty lớn nên mức độ cạnh tranh cao.Trong đó, Công ty TNHH dệt nhuộm vảisợi Hoàng Long là một trong những doanh nghiệp lớn, chiếm ưu thế trên thị trường ViệtNam về các mặt hàng vải áo dài vải gấm, phi bóng… Các mặt hàng chủ yếu của công ty

là mặt hàng cao cấp, nên có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới với các mặt hànggây được tiếng vang như Lencii, Happiness, Rosshi, Menni’s, Silki… với chấtlượng tốt nhất để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Vì thế, công ty cũngđẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường thế giới

Xuất phát từ những lý do trên, với nhứng kiến thức đã học tại trường kết hợp vớithời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn, chúng tôi đi sâu vào nguyên

cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất Nhuộm-Hoàn tất cuả công ty TNHH dệt nhuộm vải sợi Hoàng Long” làm báo cáo thực tập Nội dung được xoay

quanh vào 6 chương chính

Với thời lượng và kiến thức có hạn, chắc chắn đề tài báo cáo không tránh khỏinhững thiếu sót Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban lãnh đạo quý công

ty, quý thầy cô để cuốn báo cáo được hoàn thiện hơn

Trang 13

1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY HOÀNG LONG

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp

− Tên công ty: Công ty TNHH dệt nhuộm vải sợi Hoàng Long

− Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc: Phạm Văn Long

− Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Dệt Nhuộm Vải Sợi Hoàng Long

− Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hoang Long Textile Limited Company

− Ngành nghề chính: Sản xuất kinh doanh ngành nhuộm

− Tên thương mại: Công ty TNHH dệt nhuộm vải sợi Hoàng Long

− Địa chỉ trụ sở: Lô F3-2, đường D7, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, Xã LêMinh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

− Đại diện pháp luật: Phạm Văn Long

Cùng với việc đầu tư các thiết bị, máy móc hiện đại đã giúp cho việc sản xuất củacông ty trở nên nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, khẳng định tính chuyên nghiệp đối vớiđối tác

1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH dệt nhuộm Hoàng Long, hoạt động trong lĩnh vực nhuộm, đượcbiết đến như một trong những doanh nghiệp nhuộm cung cấp sản phẩm và dịch vụ thờitrang hàng đầu Việt Nam

Thành lập vào đầu năm 2006, Hoàng Long không ngừng nỗ lực mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư và xây dựng các nhà máy nhuộm, phânxưởng cho đến việc thành lập và phát triển các chi nhánh,

Cùng với việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất- kinh doanh là sự phát triểnmạnh mẽ về cơ sở vật chất máy móc thiết bị và đặc biệt là sự gia tăng nguồn lực conngười

Trang 14

Được nhìn nhận như một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnhvực dệt may, Công ty Hoàng Long đã góp phần làm thị trường đa dạng, phong phú hơnvới rất nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm, điển hình là các dòng sản phẩm công tychuyên sản xuất, mua bán các loại vải sợi như: vải kaki, vải nỉ, vải cotton, … với quytrình sản xuất hiện đại Sau gần 10 năm hoạt động trong ngành vải sợi, công ty đã cungcấp cho khách hàng các sản phẩm vải với chất lượng cao và giá cả hợp lý Với hệ thốngnhà xưởng hiện đại, khép kín liên hoàn Như Se sợi - Mắc hồ- Dệt vải- May Sản lượngDệt ước tính 1.580.000m/ tháng, sản lượng may 30.000 bộ/ tháng, sản phẩm làm ra chủyếu đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như quốc tế Ngoài ra công ty còncung cấp dịch vụ nhuộm vải, nhuộm quần áo,

1.4 Sản phẩm chính của công ty

Công ty chuyên sản xuất, cung cấp, gia công tất cả các loại vải dệt kim: TC,Cotton, Viscose

1.5 Nguồn nhân lực và sơ đồ tổ chức nhân lực

- Cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự của công ty:

+ Phòng kỹ thuật: lập quy trình cho từng loại hàng cụ thể, kiểm tra sự thay đổi củatừng loại thuốc nhuộm, đưa ra công thức nhuộm cho từng màu cụ thể

+ Phòng cơ điện: quản lý các thiết bị động lực, lũ hơi, gió nén, máy phát điện,bơm nước…Cung cấp điện, hơi nước cho sản xuất, sửa chữa, bảo toàn nguồn điện, nướccho toàn công ty

+ Các cán bộ công nhân viên khác

Sơ đồ tổ chức nhân lực:

Trang 15

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức nhân lực

1.6 An toàn lao động

1.6.1 An toàn phòng cháy chữa cháy

- Điều 1: Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viênchức, kể cả khách hàng đến liên hệ công tác

- Điều 2: Cấm không được sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho nơisản xuất và nơi cấm lửa

- Điều 3: Sắp xếp vật tư hàng hóa trong kho phải gọn gang, sạch sẽ, xếp riêngtừng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra hàng vàcứu chữa khi cần thiết

- Điều 4: Khi xuất nhập hàng, xe không không được nổ máy trong kho, nơi sảnxuất và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài

- Điều 5: không để chướng ngại vật trên đường đi lại

- Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ cháy, dễ lấy, không aiđược lấy sử dụng vào việc khác

Trang 16

- Điều 7: Ai thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tùytheo mức độ mà sử lý cảnh báo đến truy tố trước pháp luật.

1.6.2 Quy định sử dụng điện

- Kiểm tra an toàn thiết bị điện trước khi đóng cầu dao chính

- Tuyệt đối không đóng khi có biển báo cấm

- Cấm câu móc điện

- Cấm sữa chữa hay tự ý mở các tủ điện

- Cấm để hàng hóa, vật dụng hoặc treo móc quần áo nơi có điện

- Không được sờ vào các bộ phận của máy đang hoạt động

- Không được tự ý lấy, di chuyển các, dụng cụ phòng cháy chữa cháy và dụng cụsữa chữa điện

- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi công tác

- Phải báo ngay cho nhân viên kỹ thuật điện xử lý khi phát hiện các dấu hiệu mất

an toàn về điện

1.6.3 Quy định an toàn hóa chất

- Thao tác làm việc, tiếp xúc với hóa chất phải luôn luôn đúng, đủ và an toàn

- Trong quá trình làm việc, luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra cẩn thận trước khi sửdụng Nên thay những đồ bảo hộ đã bị hỏng rách vì khả năng bảo vệ không còncao

- Trước khi vào làm việc với hóa chất cẩn thận trọng và lên kế hoạch trước Đề

ra các tình huống xấu nhất để có những xử lý kịp thời trong quá trình làm việc

- Có đầy đủ kiến thức về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp như: sơ tán, biết cáchbáo cáo khẩn, cách đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, các sơ cứu khi đồngnghiệp bị thương

- Cần đảm bảo các thùng hóa chất phải được dán nhãn cẩn thận, đồng thời là cácloại hóa chất thích hợp Nếu phát hiện ra thùng chứa bị hỏng, hay nhãn dán

mờ, rách cần phải báo lại với quản lý

- Hóa chất khi chưa sử dụng có thể được lưu trữ trong các chai, lọ, thùng phuy

và được đặt trên giá lưu trữ hóa chất tạm thời hoặc trong kho lưu hóa chất, phải

Trang 17

được đảm bảo hóa chất ở điều kiện thông thoáng, nhiệt độ không quá thấpkhông quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến hóa chất.

- Cần đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của vật liệu trước khisử dụng bất kỳ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu được nguy cơ và biệnpháp phòng ngừa

- Không được sử dụng bất kì loại hóa chất gì khi không được chứa đựng haykhông có nhãn dán

- Cần phải lưu trữ tất cả các vật liệu một cách thích hợp Tách riêng những vậtliệu một cách thích hợp Tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gâycháy và nên lưu trữ ở khu vực khô ráo, thông thoáng, mát mẻ

- Khi làm việc tiếp xúc với hóa chất không được ăn uống

- Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ, sau khi tiếp xúc với hóa chất được rửasạch bằng xà phòng và nước Cần lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lầntrong ca làm việc để giảm nguy cơ bị ô nhiễm

1.7 Quy định an toàn 5S

- Tiêu chuẩn đầu tiên là phải thực hiện sàng lọc: Xác định những thiết bị khôngcần thiết; xác định những thiết bị không cần thiết; xác định mức độ hư hỏng vàbụi bẩn, rò rỉ; thực hiện tổng vệ sinh; xác định những khu vực xấu trong nhàmáy hay phạm vi cần xem xét; lên kế hoạch và triển khai

- Sắp xếp lại mọi thứ đúng vị trí của nó, dựa vào nguyên tắc tần suất sử dụng,đưa ra phương án sắp xếp gần vị trí làm việc: những vận dụng ít được sử dụngthì sắp xếp xa vị trí làm việc, sử dụng những màu sắc để phân biệt chúng vớinhau Những vật dụng cần gấp như bình cứu hỏa, thiết bị an toàn, để ở nhữngnơi nổi bật và thuận tiện nhất

- Cần lên kế hoạch cho việc thường xuyên kiểm tra vệ sinh để duy trì môi trườnglàm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ Kể cả những thiết bị, dụng cụ làm việccũng cần được làm vệ sinh sạch sẽ Hãy phân công trách nhiệm cho từng nhânviên ở từng khu vực thì họ mới có trách nhiệm với chính môi trường khu vực

họ làm việc, đó cũng chính là trách nhiệm cũng như quyền lợi của mỗi côngnhân

Trang 18

- Cần thiết lập được chu trình dọn dẹp một cách thường xuyên, để đảm bảo rằngmôi trường làm việc luôn được sạch sẽ hàng ngày và hàng tuần Việc đảm bảo

vệ sinh phải có sự giám sát của cấp trên một cách liên tục

- Thiết lập những quy định chuẩn và nêu rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi cánhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí Thiết lập nhãn mác rõràng, tiêu chuẩn cho các vị trí cũng được quy định rõ ràng

- Không được tự lấy, di chuyển các thiết bị

- Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến

- Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến

- Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc

- Sử dụng hiệu quả cách thức kiểm soát bằng trực quan

Trang 19

2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT2.1 Nguyên liệu

Các nguyên liệu của công ty sử dụng chủ yếu các loại vải: cotton, viscose, TC(PES/CO) và một số loại vải khác.Vải sợi cotton là mặt hàng chính của công ty

2.1.1 Sợi polyester (PES)

Nguồn gốc, lịch sử hình thành.

Xơ Polyester hình thành nên bởi sự ester hóa giữa acid hai chức (diacid) và rượuhai chức (dialcohol) Ký hiệu chung theo quy ước quốc tế của Polyester là PES

Ở Mỹ, nhóm nghiên cứu W.H.Carother và đồng sự ở viện Duponts (năm 1930) đãnghiên cứu tổng hợp Polyester dựa trên phản ứng trùng ngưng đa phân tử, chủ yếu làPET (Poly Ethylene glycol terephthalate) Sợi polyester đầu tiên được tổng hợp dựa trênphương pháp kép nguội, không sử dụng trong công nghiệp dệt do nhiệt độ nóng chảythấp, ngoài ra còn có thể tan trong một số môi trường thông thường

Sau đó ở Anh, nhóm nghiên cứu J.R Whinfied và J.T.Dickon (năm 1941) tổnghợp được một loại polyester mới từ acid terephthalic và một số rượu hai chức tạo nênPBT, PPT, PTT và PEN Loại sợi này có nhiệt độ nóng chảy cao, các tính chất của nóvượt trội nên bắt đầu được ứng dụng trong công nghiệp dệt với tên gọi là Terylene

Sợi PES chiếm vị trí hàng đầu trong các loại sợi tổng hợp về khối lượng sản xuấttrên thế giới do:

- Nguồn nguyên liệu đầu vào dễ tìm, giá tương đối rẻ gồm acid terephthalic (PTA)hoặc dimethyl terephthalate (DMT) và monoethylene glycol (MEG) hay ethylene glycol(EG)

- Quy trình tổng hợp đơn giản Các nguyên liệu sản xuất ít độc

- Có thể sản xuất trong quy trình kín, hạn chế hao hụt thất thoát, hạn chế thấp nhấtlượng hóa chất thải ra môi trường

- PES là chất nhiệt dẻo, có thể tái sinh Dễ sử dụng nên được dùng để chế nhiềuloại sản phẩm trong may mặc cũng như nhiều lĩnh vực khác

2.1.1.1 Tính chất của sợi PES

Tính chất vật lí

Trang 20

- Tương đối chậm bắt lửa Bị co trong không khí nóng và nước nóng.

- Polyester là loại polymer nhiệt dẻo, hình thành sợi bằng phương pháp nóng chảynên tiết diện xơ rất đều, cấu trúc đồng nhất từ trong ra ngoài, mặt ngoài sợi bóng,trơn Để giảm độ bóng, khi kéo sợi người ta pha thêm TiO2, sợi sẽ có dạng đục

mờ PES có độ bền cao (bền ánh sáng, bền ma sát, bền kéo…)

- Khối lượng riêng là 1.38 g/cm3

- Độ mảnh: 1.3 den

- Độ hồi ẩm: 0.3%

- Độ hút ẩm kém: 0.4 đến 0.5% (điều kiện tiêu chuẩn)

- Xơ polyester có độ bền cơ học cao ở trạng thái ướt xơ không bị giảm độ bền cơhọc

- Bền ánh sang tốt, chỉ thua polyacrylic

xơ dễ nhàu như bông, viscose để tạo nên các loại vải pha như: PE/CD,PE/Viscose…

- Xơ khó tương nở trong nước, khó thoát mồ hôi, khó nhuộm, chỉ nhuộm với phầnnhuộm phân tán ở nhiệt độ 130oC hoặc 100oC khi có chất tải

Tính chất hoá học

- Ảnh hưởng của acid:

• Polyester bền cao với tác dụng của acid, nhưng có khả năng phân hủy trong môitrường acid loãng

Trang 21

• Hầu hết các acid hữu cơ và acid vô cơ với nồng độ không cao lắm ở nhiệt độthường không ảnh hưởng tới độ bền sợi.

• Sợi kém chịu đựng (bị phá hủy từng bộ phận) với acid nitric và acid sunfuric ởnhiệt độ trên 70oC nồng độ acid cao

- Ảnh hưởng của kiềm:

• Sợi polyester kém bền với tác dụng của kiềm

• Khi đun sôi trong dung dịch xút 1%, sợi polyester bị phân hủy

• Trong dung dịch NaOH 40% và KOH 50% ở nhiệt độ thường sợi bị phá hủymạnh, còn ở nhiệt độ sôi sợi bị phá hủy hoàn toàn

- Ảnh hưởng của chất khử và chất oxy hóa:

• Sợi polyester tương đối bền với chất khử và chất oxy hóa (hidro peroxit,Natrihypoclorit, Natri hydrosunfit) chỉ gây hư hại nhẹ cho polyester

• Khi gia công bằng NaOCL nồng độ hoạt động 5g/l, pH 7-10, nhiệt độ thường.Trong vòng một tuần, độ bền sợi giảm không đáng kể

- Ảnh hưởng của dung môi:

• Đa số dung môi hữu cơ không có tác dụng với polyester

• Tuy nhiên polyester không bền với dung môi chứa oxy hóa

• Khi đun nước nóng các chất: phenol, o-clophenol, tricresol, rượu benzilic,nitrobenzene và một số hỗn hợp, hòa tan được polyester

- Khả năng ăn màu:

• Polyester có độ kết tinh phân tử cao, mạch đại phân tử thể hiện tính bất đối xứnggiữa chiều ngang và chiều dọc, nhóm chức kém linh động, khó quay tự do, nhóm ester liên hợp với nhân thơm tạo độ phân cực lớn, thành phần hóa học thiếu các nhóm có khả năng phản ứng với thuốc nhuộm polyester ở nhiệt độ cao,

áp suất cao, có khi có mặt chất tải hoặc nhuộm khối (tức là nhuộm dung dịch nóng chảy trước khi kéo sợi)

• Polyester không chứa các nhóm base hay acid mạnh vì vậy không dùng các loại thuốc nhuộm cation hay anion để nhuộm chúng Để nhuộm polyester thường

Trang 22

dùng thuốc nhuộm phân tán hoặc thuốc nhuộm tương tự ở nhiệt độ cao hay có mặt

chất tải

2.1.1.2 Tính chất vải sợi PES

- Bề mặt phẳng và mịn, không hút ẩm (nhưng hút dầu)

- Một loại vải tốt đối với nhiều ứng dụng thực tế (may mặc, dân dụng…)

- Chống bụi, chống vi khuẩn, chống vết bẩn tự nhiên, không bị hủy hoại bởi nấmmốc Chống nhăn, chống kéo dãn

- Có thể là (ủi) ở nhiệt độ cao hơn vải cotton

- Giặt nhanh sạch, mau khô, ít bị nhăn và ít co giãn

2.1.1.3 Ưu điểm

- Độ bền cao, khả năng chống nhăn tốt

- Dễ dàng vệ sinh, làm sạch do vải PES (Polyester) không hấp thụ chất bẩn, lạichống nhăn nên quá trình vệ sinh và làm sạch vải rất dễ dàng

- Vải có khả năng chống nước, chống cháy, chống bám bụi, kháng khuẩn,… tốt

- Giá thành tương đối rẻ

2.1.1.4 Nhược điểm

- Gây cảm giác nóng, không thoải mái khi mặc do có khả năng thấm hút kém,không phù hợp mặc vào mùa hè Vì thế Polyester thường được kết hợp với loại vảikhác để cải thiện được khuyết điểm này

- Gây ô nhiễm môi trường do được tổng hợp nên khả năng phân hủy của PES thấp,

cũng như trong quá trình sản xuất cũng thải ra nhiều khí, chất độc hại ảnh hưởng

trực tiếp đến môi trường

Trang 23

ma sát cao giữa xơ với xơ trong sợi, còn lượng cellulose của thành xơ càng dày thì xơcàng bền.

Công thức chung của xơ bông: (-C6H10O5-)

Công thức cấu tạo:

Các mắc xích thay đổi n = 3000 – 11000 các gốc glucose liên kết với nhau

đầu mạch vì có quá ít nên không ảnh hưởng gì đến tính chất chung của cả mạch

Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết VanderWaals và lực liên kếtHydro Các phân tử glucose sắp xếp song song với nhau thành từng bó, chia thành haiphần: tinh thể và vô định hình Phần vô định hình có khả năng hút màu nhiều

2.1.2.1 Thành phần hóa học

Cellulose là thành phần chính của xơ bông chiếm 94%, ngoài ra còn có nhiều tạpchất khác 6% Tùy thuộc vào độ chín của xơ, giống bông, điều kiện thổ nhưỡng, phươngpháp thu hoạch mà tạp chất trong xơ có nhiều hay ít Thành phần trung bình trong xơ tínhtheo phần trăm chất khô như sau:

Hình 2.2 Công thức cấu tạo của cellulose

Trang 24

Acid hữu cơ 0.8%

Xơ có tính dẫn nhiệt trung bình

Xơ bông có độ bền cơ học tương đối cao (25 – 40gf/tex), độ giãn đứt ở trạng tháikhô: 6 – 8%, trạng thái ướt 7 – 10% Xơ bông là loại xơ có khả năng tăng bền trong trạngthái ẩm Xơ bông không bền với vi khuẩn, nấm mốc

Tính chất hóa học

Tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, vi sinh vật và độ hút ẩm:

Nhiệt độ: cellulose không bền nhiệt, độ bền nhiệt của nó giảm nhiều hay ít là phụ

thuộc chủ yếu vào thời gian chịu tác dụng của nhiệt độ và sự có mặt đồng thời của các tácnhân khác

Ánh sáng: dưới tác dụng của ánh sáng, cellulose bị oxi hóa bởi không khí làm ảnh

hưởng tới cường lực của sợi Sau 940 giờ tác dụng, cường lực của sợi giảm 50% phảnứng quang oxi hóa cellulose phụ thuộc vào độ dài sóng ánh sáng, tác dụng của tia tử

Trang 25

ngoại ảnh hưởng mạch, độ ẩm, nhiệt độ môi trường cấu trúc của vải sợi dày chịu đựnghơn sợi mỏng.

Vi sinh vật: khi độ ẩm của vải lớn hơn độ ẩm cho phép 90% hay khoảng 70 - 80%

tính theo độ ẩm tương đối thì một vài vi trùng nấm mốc có thể phá hỏng sợi bông, đầutiên là làm sợi đổi màu, sau đó dần dần phá hủy xơ cellulose Các vi sinh vật sẽ thủy phâncellulose thành đừng glucose và sâu hơn là CO2, các acid béo thấp… Sợi bông bị phá hủythường tan trong kiềm và mất khối lượng khoảng 17%

Độ hút ẩm: sợi bông có độ hút ẩm tốt là do có nhiều nhóm –OH và có thể tích

rộng lớn, ngâm trong nước sợi sẽ nở thêm 45 – 80% và dài thêm 1- 2% Với cùng điềukiện độ ẩm, hàm lượng nước và độ trương nở giảm khi nhiệt độ tăng Tuy nhiên khi độhút ẩm tương đối lớn hơn 80% lượng nước và độ trương nở của sợi tăng khi nhiệt độ từ

60 – 110oC Hàm lượng ẩm trong sợi bông chỉ là 3.5 – 6.5% trong điều kiện ẩm ướt lâungày, cường lực sẽ giảm khoảng 2% và có hạt mốc Khi nấu vải có thể hết mốc nhưng cómàu sắc khác và cường lực của sợi không tăng

Tác dụng với acid

Tác nhân thủy phân cellulose của acid phụ thuộc vào hoạt tính thiên nhiên củachúng Các acid vô cơ thủy phân cellulose rất mạnh, còn acid hữu cơ thủy phân celluloseyếu hơn nhiều Trong quá trình gia công tẩy nhuộm, in hoa ta sử dụng nhiều tới acid vìvậy phải chú ý đến điều kiện công nghệ để ngăn ngừa tác dụng phá hủy cellulose củaacid Đặc biệt gia công bằng dung dịch H2SO4 không được cho vải khô tiếp xúc với acid

vì nếu vải khô thì tại đó nồng độ acid tăng lên cục bộ sẽ làm cho vải bị phá hủy

Tác dụng với kiềm

Cellulose tương đối bền với tác dụng của kiềm, nhưng nếu có mặt của oxygen vànhiệt độ thì cellulose bị giảm bền mạnh Vì thế, khi xử lý xơ bông trong môi trường kiềmcần thực hiện trong các thiết bị kín, không có mặt của oxygen không khí

Trong môi trường kiềm cellulose bị trương nở mạnh, các mạch phân tử xơ giãn ra

xa nhau, kết quả là cấu trúc xơ bị thay đổi làm cho xơ hút nước cũng như các hóa chất tốthơn, làm xơ bông dễ nhuộm hơn Dựa vào tính chất này người ta tiến hành nấu cũng nhưlàm bóng vải trong môi trường kiềm, nhằm cải thiện mao dẫn của xơ bông, tăng khả nănghút nước cũng như nhuộm của xơ

Trang 26

Ở nồng độ 18 – 25% và ở nhiệt độ phòng, cacbonat natri (Na2CO3) chuyểncellulose thành cellulose kiềm Đặc tính này được khai thác trong làm bóng sợi.

Tác dụng với chất oxy hóa (HCl, H 2 O 2 )

Cellulose rất nhạy cảm với chất oxy hóa Khi bị oxy hóa, các nhóm –OH trongmạch phân tử chuyển thành nhóm carbonyl –CHO rồi thành nhóm carboxyl –COOH Kếtquả là đứt mạch phân tử, tạo thành các oxide cellulose, làm giảm bền xơ

Ở nồng độ thấp,phá màu tự nhiên của cotton

Ở nồng độ cao, chúng phá hủy cotton và hình thành oxycellulose

Do tính chất này mà khi tẩy trắng xơ bông bằng tác nhân oxi hóa như NaClO,

H2O2, NaClO2,… ta cần khống chế điều kiện công nghệ cho tốt để cho cellulose ít bị oxihóa nhất

Tác dụng với chất khử

Muối tác dụng với cellulose giống như với kiềm và acid nhưng chậm hơn Nghĩa

là nếu muối có tính acid hay kiềm thì nó phản ứng với cellulose giống như với kiềm hayacid Cellulose tương đối bền với tác dụng của các chất khử

2.1.2.2 Ưu Điểm

- Khi mặc có cảm giác ấm áp

- Dễ nhuộm màu

- Có độ bền cao, khi giặt nhanh khô

- Khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc

2.1.2.3 Nhược điểm

- Giá thành khá cao, nhìn bề ngoài trông vải cứng, tạo cho người sử dụng có cảmgiác khô, thích hợp cho nam hơn nữ mình vải cứng, giá thành cao, có cảm giáckhô Các nhà sản xuất đã cố gắng khắc phục các nhược điểm này bằng cách phathêm sợi

2.1.3 Sợi CD (polyester biến tính)

2.1.3.1 Lịch sử hình thành.

Sợi CD: là các sợi PES được biến tính hóa học để nhuộm dễ dàng hơn mà khôngcần chất tải; sợi vải thu được mềm mại hơn, dễ uốn, gập, dễ nhuộm màu, tăng độ xốp

Trang 27

Đồng trùng hợp trong polyester biến tính thường là triacid như 5- sunfoisophtalicđược thay thế một số acid terephtalic trong mạch đại phân tử chính Lượng acid này chỉchiếm 5-10% polymer nhưng có khả năng làm giảm nhiệt thủy tinh của xơ.

2.1.3.2 Ưu điểm của sợi polyester biến tính CD:

− Nhạy hơn với tác dụng của nhiệt độ và hóa chất

− Giảm xu hướng nổi hạt

− Nhuộm phân tán dễ dàng hơn

− Nhuộm được bằng thuốc nhuộm cation vì có nhóm sunfo trong phân tử

− Bền ánh sáng không thành vấn đề với PES biến tính

− Tạo cho người mặc cảm giác mềm và thoáng hơn vải polyester 100%

− Dễ nhăn hơn vải 100% polyester

2.1.4 Sợi Nylon (polyamide)

2.1.4.1 Lịch sử hình thành

Sợi Nylon: là một tên thương mại của nhóm polyamide tổng hợp từ dầu mỏ và khíthiên nhiên viết tắt là PA Sợi PA có thể tạo thành từ phản ứng trùng ngưng hoặc trùnghợp

Năm 1931, nhà hóa học Mỹ W.H.Carothers cho ra một loại xơ polyamide (kiểunylon 6-6) và cho đến năm 1939 hãng Dupont mới đưa vào sản xuất ở quy mô công việc.Trong khi đó ở Đức, Paul Schlack năm 1938 cũng sang chế ra xơ polyamide (kiểu nylon6) và nhà máy sản xuất đầu tiên ở Đức vào năm 1943 dạng sợi filament với tên là perlon.Rồi từ đó trở về sau, rất nhiều loại xơ polyamide lần lượt ra đời, hình thành nên họpolyamide đa dạng

2.1.4.2 Đặc điểm của sợi:

− Sợi nylon là loại sợi tổng hợp dị mạch, có nhiều loại nylon: nylon 6-6, nylon 6…

− Có tính dai, ứng suất sợi tương đối cao

− Độ bền sợi lớn dù sợi khá mảnh, bền hơn các sợi thiên nhiên nhưng kém bền hơnPES

− Bề ngoài sợi trơn, bóng đồng nhất

− Sợi PA có màu trắng hơi ngả vàng

− Khả năng phục hồi kích thước cao, chống nhăn, nhàu cao

− Chịu mài mòn tốt

Trang 28

− Sợi càng mảnh càng khó bị ánh sáng phân hủy.

− Nylon dễ bị lão hóa, dễ bị ố vàng

− Tơ nylon khó cháy hơn các sợi thiên nhiên

− Khối lượng riêng: 1.14g/cm3

− Nhược điểm là hút ẩm kém (3.5 -4.5%) nhưng lại tốt nhất trong các xơ tổng hợp

− Kém bền ánh sáng

− Ít nở trong nước, gây khó khan cho nhuộm

− Chịu tia tử ngoại kém

− Dễ tích điện ma sát khi gia công

− Ngoài những ưu điểm như trên thì nylon vẫn còn nhiều nhược điểm:

− Vải nylon do có quá trình phân hủy rất lâu nên nó chính là nguyên nhân chính gây

ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người

− Ngoài ra quá trình sản xuất vải nylon sẽ tạo ra các Nitrous oxide gây hiệu ứng nhàkính

− Do có khả năng chống thấm nước tốt vì thế nó không có khả năng thấm hút mồhôi, gây tình trạng bí bách, không thoải mái khi mặc

− Vải nylon có độ co ngót lớn và đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độcao, vì thế vải rất dễ bị hỏng khi tiếp xúc gần các nơi hay thiết bị sinh ra nhiệt lớn

Trang 29

2.1.5 Sợi visco (cellulose biến tính)

2.1.5.2 Đặc điểm sợi viscose:

Sợi viscose có nguồn gốc từ cellulose mà phần lớn sản xuất từ gỗ Độ bền hóa họckém bền hơn so với sợi bông trong cùng điều kiện thử nghiệm tương tự Xơ viscose cócấu trúc xốp, xơ dễ thấm ướt, trương nở dễ trong nước nên dễ hấp phụ thuốc nhuộm vải

− Xơ viscose không chảy dẻo, tự cháy ở 420oC, dễ cháy

− Khối lượng riêng: 1.50-1.53 g/m3

− Bền kéo tương đối kém đến trung bình Giữ được các tính chất cơ lý đến

129-130oC Nếu không có hơi ẩm và oxy của không khí, có thể sử dụng được ở

130-150oC

Trang 30

− Hút ẩm tốt, ở điều kiện khí chuẩn 11-14% ẩm, chỉ thua kém len.

− Dễ ăn màu

− Độ bền ma sát sẽ giảm khi xơ ướt

− Kém bền với khí hậu, thời tiết, bị vi khuẩn và nấm mốc phá hoại, kém bền màu

− Không bền với vi khuẩn

− Khá bền với bức xạ gammar nhưng kém bền với dòng neutron và không có chứcnăng bảo vệ da dưới tia cực tím

− Kiềm loãng lạnh làm xơ viscose nở to (nhưng xơ cuproamoni sẽ bị hòa tan nhanh)

− Khả năng ăn màu: Viscose ăn màu với các loại thuốc nhuộm trực tiếp và hoạt tính

2.1.5.5 Ưu điểm

− Giá thành rẻ, hợp lý

− Thấm nước hiệu quả và hấp thụ mồ hôi tốt

− Không gây kích ứng da, sử dụng được với mọi loại da, phù hợp với cả nhữngngười có làn da nhạy cảm nhất

− Vải mềm nhẹ nhàng và có độ thoáng khí cao không thua gì vải cotton

− Dễ nhuộm màu, giữ được màu lâu, khó phai

− Trong quá trình cắt may thì dễ dàng thực hiện các thao tác với vải

− Có khả năng tái chế lại

− Màu sắc, kiểu dáng đa dạng dễ dàng phối đồ phù hợp

− Một trong những điểm nổi bật của viscose chính là khả năng pha trộn với nhiềuloại sợi khác nhau giúp giảm giá thành cũng như tăng độ bóng, độ mềm mại

2.1.5.6 Nhược điểm

− Sản xuất viscose do là dùng nguyên liệu từ các loại thân cây nên ảnh hưởng đếncác khu rừng, do quá trình khai thác cây quá nhiều, dẫn tới các động vật trong khurừng mất đi môi trường sống

Trang 31

− Vải dễ bị nhăn

− Khi sử dụng nhiều lần vải bị co rút lại

− Vải rất dễ cháy, khả năng chống mòn kém

− Vải phải được phơi khô và bảo quản kỹ, nếu không sẽ dễ bị ẩm mốc, hư hỏng Khi

bị ướt thì vải kém bền hơn nên ta phải giặt khô.

2.1.6 Một số loại sợi khác (sợi kim tuyến)

2.1.6.1 Nguồn gốc

Sợi kim tuyến (sợi kim loại): bao gồm sợi là chất dẻo (polymer) được phủ lên mộtlớp kim loại mỏng, sợi kim loại phủ nhựa, hoặc là sợi hoàn toàn là kim loại Vải sử dụngsợi kim tuyến để tăng độ lấp lánh, sang trọng cho vải, trước đây thường dùng cho giớiquý tộc

2.1.6.2 Đặc điểm sợi kim loại:

− Tùy theo phương pháp sản xuất sợi mà kích thước sợi có thể thô, cũng có thể cókích thước dưới 1µm

− Không có khả năng chịu xoắn cao

− Kém bền nếu sản xuất theo phương pháp phủ

− Có tính thẩm mỹ cao và vô cùng bắt mắt

− Có độ nóng chảy thấp, dễ bị sẫm màu, mất tính lấp lánh sau khi ủi hoặc ủi hơi ởnhiệt độ cao

− Dễ gây ngứa hoặc kích ứng cho da nhạy cảm

− Thấm hút kém, gây nóng và khó chịu khi mặc

2.1.7 Sợi tơ tằm

2.1.7.1 Lịch sử hình thành

Sợi tơ tằm - "Nữ hoàng" của ngành thời trang là loại sợi có nguồn gốc động vật

Nó xuất hiện lâu đời và trải qua hàng ngàn năm phát triển Ở Việt Nam khơi thuỷ củanghề ươm tơ dệt lụa là bà Vương Phi Ỷ Lan Tại sao nói sợi tơ tằm sinh ra để bảo vệ sựsống Kén tằm là pháo đài vững chắc chống lại kẻ thù ăn thịt, nó đủ độ bền, dai để khó có

kẻ nào tấn công được Kén tằm có khả năng cách nhiệt với môi trường bên ngoài, giữnhiệt độ ổn định bên trong kén, tạo môi trường thông thoáng cho con tằm phát triển thànhcon ngài

Trang 32

Sợi tơ tằm được tằm nhả ra gồm hai sợi protein là Sericin và fibroin Với sericin làlớp keo bao phủ cặp sợi fibroin, giúp kết các sợi fibroin thành kén.

2.1.7.2 Đặc điểm sợi tơ tằm

Sợi tơ tằm được cấu tạo từ hai sợi protein là lớp keo Sericin và fibroin chắp lại vớinhau, nhưng khi được đưa vào sử dụng để dệt vải thì phải loại bỏ lớp keo là Sericin bằngphương pháp nấu chuỗi, nếu không bỏ lớp keo đó đi thì lớp keo đó sẽ bị tan từ từ, làmcác sợi tơ dính vào với nhau khiến cho thuốc nhuộm, chất trợ, không thể liên kết vàođược, làm tốn thời gian, để lâu dẫn tới phá hủy mạch

Sợi tơ tằm không có cấu trúc tế bào, khác với bông và len, do là sợi đặc, rất dài, cókhả năng trương nở giới hạn

Là loại tơ có nguồn gốc động vật duy nhất có dạng tơ dọc filament, chỉ xếp saupolyester

Thành phần trong tơ tằm gồm [8]:

Fibroin: 70-80%

Cericin: 20-30%

Tạp chất tan trong ete: 0,4-0,6%

Tạp chất tan trong rượu: 1,2-3,3%

− Độ bền tương đối: 5g/Den

− Độ giãn ở trạng thái khô: 17-25%

− Độ giãn ở trạng thái ướt: 30%

− Mô đun cứng: 2,5g/Den

− Bề mặt sợi tơ trơn nhẵn hơn len hoặc bông

− Kém bền với ánh sáng mặt trời

Trang 33

− Có mặt cắt ngang là hình tam giác nên có khả năng khúc xạ ánh sáng rất tốt.

− Có khả năng hút ẩm tới 30 % nhưng vẫn tạo cảm giác ấm áp, thoải mái không bịlạnh khi tiếp xúc

− Có độ bền tương đối gần bằng với nylon

− Do mạch phân tử duỗi thẳng, không gấp khúc, mức độ định hướng cao do đó có

độ bền đứt cao, nhưng độ đàn hồi kém, các phân tử bị biến dạng một phần trướckhi trượt đi và đứt Tuy nhiên lại có độ đàn hồi, độ bền cao hơn so với một số loại

tơ thiên nhiên khác

− Chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C tơ tằm bị phá hủy

Tính chất hóa học

Do có cấu trúc là sợi protein nên có tính chất hóa học tương tự với protein

Tác dụng với acid:

− Acid hữu cơ loãng không làm ảnh hưởng tới tơ tằm

− Acid vô cơ loãng, nhiệt độ thấp không ảnh hưởng lớn tới tơ tằm, nhưng trongtrường hợp cần sử dụng tới thì phải trung hòa ngay sau khi dùng

− Acid vô cơ đặc, nhiệt độ cao làm tan tơ tằm

− Lụa dễ bị nhàu, nhăn và khó là phẳng

− Khi mặc trong điều kiện thời tiết lạnh, lụa dễ bị dính vào da

− Giá thành khá cao so với những loại vải thông thường

2.1.8 Sợi Polyester pha bông PES/CO

Trang 34

2.1.8.1 Nguồn gốc

Để tạo ra sự phong phú trong thời trang may mặc, đa dạng trong chất liệu, đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng, vừa có giá phải chăng mà vừa có chất lượng tốt thìVải polyester pha bông đã được ra đời Nhằm tận dụng ưu thế của mỗi loại sợi, tạo loạisợi mới để dệt vải có những tính chất tốt của mỗi loại xơ

Vải này thường được sử dụng để may quần áo mặc ngoài, quần áo thể thao, quần

áo thu đông [9]

2.1.8.2 Đặc điểm PES/CO

Vải polyester pha bông có đặc tính ít nhàu, độ giữ nếp cao, thời gian sử dụng lâu,

ít chịu tác động của các vi sinh vật nhờ vào đặc tính của sợi polyester, dễ giặt, mau khô,nhờ có đặc tính của một phần sợi bông Nhờ vào sự kết hợp này mà các khuyết điểm củaloại sợi này bù đắp cho loại sợi kia, dẫn đến tạo ra được một loại sợi có đủ các tính chấttốt của polyester và bông

PES/CO thường có tỷ lệ pha giữa polyester và cotton là : 65/35; 67/33; 85/15 Tỷ

lệ Polyester càng cao thì sợi càng bền, tuy nhiên sẽ cứng và sẽ kém hút ẩm hơn [9]

2.1.8.3 Tính chất sợi của PES/CO

2.2.1 Phân loại thuốc nhuộm

Loại thuốc nhuộm mà công ty thường sử dụng

Trang 35

Bảng 2.1 Phân loại thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm Loại sợi Nhiệt độ nhuộm

(℃)

pH nhuộm

2.2.1.1 Thuốc nhuộm hoạt tính

• Công thức tổng quát: S-D-T-X, trong đó:

− S là nhóm tan, thường là SO3Na

− D gốc mang màu, thường là azo, antraquinon…

− T gốc mang nhóm hoạt tính

− X nhóm hoạt tính

Tính chất của thuốc nhuộm:

− Tan được trong nước

− Màu sắc tươi sáng, đủ các gam màu

− Nhuộm được cho cellulose, PA, tơ tằm, len…

− Độ bền màu tương đối cao với giặt giũ, cọ sát và dung môi hữu cơ, độ bền màuvới ánh sáng phụ thuộc vào cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm

• Cơ chế nhuộm: quá trình nhuộm xảy ra hai phản ứng:

Phản ứng chính: là phản ứng giữa thuốc nhuộm và xơ sợi:

S-D-T-X + Cell_OH → S-D-T-O-Cell + HXThuốc nhuộm bắt màu lên xơ sợi nhờ liên kết hóa trị này cho nên độ bền màutương đối cao

Phản ứng phụ: phản ứng phụ là phản ứng thủy phân thuốc nhuộm Sau khi thuốc

nhuộm bị thủy phân thì nó không có khả năng liên kết với xơ sợi Nó chỉ bám bên ngoài

Trang 36

bề mặt xơ sợi Nếu phần thuốc nhuộm này không được giặt ra khỏi vải thì vải sẽ khôngđạt được độ bền màu cần thiết.

S-D-T-X + H-OH → S-D-T-O-H + HXQuá trình nhuộm phẩm nhuộm hoạt tính thường chia thành hai bước:

Bước 1: nhuộm trong môi trường trung tính có mặt muối điện li Với sự có mặt

của muối điện ly sẽ tăng khả năng hấp phụ của thuốc nhuộm vào xơ sợi

Bước 2: sau khoảng thời gian nhuộm trong môi trường trung tính ta chuyển dung

dịch nhuộm sang môi trường kiềm nhẹ Thường dùng là Na2CO3 với pH = 10-11, ở bước

2 này thuốc nhuộm gắn màu lên xơ sợi

Nhiệt độ nhuộm: tùy nhóm thuốc nhuộm sử dụng mà nhiệt độ nhuộm sẽ khácnhau

Nhà máy hiện đang sử dụng hai nhóm thuốc nhuộm là nhóm ấm với nhiệt độnhuộm là 600C và nhóm nóng với nhiệt độ nhuộm là 800C

Thương hiệu nhà máy đang sử dụng các loại thuốc nhuộm từ Trung Quốc, HànQuốc: Colavazol, Synozol, Megafix, Benfix…

2.2.1.2 Thuốc nhuộm phân tán

Đa số phần nhuộm phân tán là dẫn xuất của hợp chất antraquinon, monoazo

Độ tan trong nước thấp(<0,2 đến 8mg/l) ở 250C cho nên khi sản xuất thuốc nhuộmphải được nghiền thật mịn để cho nó dễ dàng phân tán trong nước

Phẩm nhuộm phân tán chủ yếu là dùng để nhuộm cho các loại xơ sợi có tính chất

kỵ nước như PE, PA

Cấu tạo hóa học của xơ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhuộm màu bằng phẩmnhuộm phân tán Vì thế cùng một loại phẩm nhuộm phân tán nhưng nó có thể bắt màu tốt

và cho độ bền màu cao trên loại xơ này nhưng bắt màu trên các loại xơ khác thì kém và

độ bền màu thấp

Cơ chế thuốc nhuộm phân tán phản ứng lên xơ:

Polyester sau khi được đùn ra sợi cứng tại nhiệt độ cao, kéo sợi thì cùng với chấtmang, áp suất, sau đó các phân tử thuốc nhuộm phân tán di chuyển di chuyển bám lên bềmặt xơ polyester Nhiệt độ khi được tăng lên, xơ trương nở, làm tăng động năng các phân

Trang 37

tử thuốc nhuộm và tăng tốc độ khuếch tán vào sợi Bên trong cấu trúc xơ sợi các phân tửthuốc nhuộm được giữ bởi liên kết hydro và liên kết Van Der Waals.

Khi sử dụng phẩm nhuộm phân tán cần chú ý đến 3 độ bền:

− Độ bền thăng hoa: dễ bị thăng hoa nếu nhuộm liên tục hoặc nhuộm trên 150 độ C

− Độ bền ánh sáng

− Độ bền giặt

Nhiệt độ nhuộm màu:

− Nhiệt độ tăng làm cho khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm vào xơ sợi tăng.Nhiệt độ nhuộm tối ưu của phẩm nhuộm phân tán trên sợi polyester là 1300C

− Đối với các loại xơ sợi khác thì phải chú ý đến độ bền nhiệt của loại xơ sợi đó

Thời gian nhuộm:

Tùy theo độ đậm, nhạt của màu mà ta có thời gian nhuộm khác nhau

Khi nồng độ thuốc nhuộm thấp, các phân tử thuốc nhuộm dễ dàng hấp thụ vào xơsợi do đoạn mạch của xơ cũng nhiều chỗ trống nên thời gian nhuộm ngắn

Khi nồng độ thuốc nhuộm cao thì cần nhiều thời gian hơn do đoạn mạch của xơcũng rất ít chỗ trống nên khả năng khuếch tán của xơ vào sợi sẽ hạn chế hơn

Chất này thường được sử dụng đối với những mặt hàng có màu nhạt, hay nhữnghàng làm trắng

Đối với các loại xơ sợi, nhất là xơ bông mặc dù được tẩy trắng bằng chất oxy hóanhư H2O2 nhưng nó không thể loại bỏ hết chất màu thiên nhiên của xơ sợi, do đó vảithường có ánh vàng Chính vì thế, người ta dựng chất tăng trắng quang học Chất này cóđặc điểm là khi nằm trong vải sợi có khả năng hấp phụ một số tia tử ngoại và phản xạ lạinhững tia có bước sóng dài hơn, chủ yếu là ánh sáng xanh và ánh sáng tím trong vùngthấy được Những tia này sẽ hợp nhất với sắc vàng còn lại trên vải, làm cho vải trở nêntrắng

Những chất này là những chất hữu cơ trung tính không màu hoặc có màu vàngnhạt

2.3 Hoá chất

2.3.1 Acid

Trang 38

Trong các công đoạn xử lý hóa học vật liệu dệt sử dụng rất nhiều đến acid vô cơ

và hữu cơ Tùy theo yêu cầu của mỗi công đoạn xử lý mà dung dịch acid đóng vai trò:

− Là tác nhân để phân giải tạp chất của xơ sợi

− Tạo môi trường cần thiết trong nhuộm, hồ hoàn tất, cầm màu

− Trung hòa kiềm còn dư trên vải, sau các công đoạn xử lý bằng dung dịch kiềm

− Là tác nhân phản ứng hóa học cho nhuộm và in hoa

Tuy nhiên khi sử dụng dung dịch acid để xử lý cần phải chú ý:

− Acid ở nồng độ cao và nhiệt độ cao sẽ phân hủy một số xơ sợi (cellulose) nên phảidùng đúng yêu cầu chỉ dẫn và cuối cùng phải giặt sạch

− Acid ăn mòn kim loại (acid vô cơ) nên thiết bị phải dùng thiết bị không gỉ

− Acid gây cháy, bỏng da (nhất là dạng đậm đặc) nên phải tuân theo yêu cầu kỹthuật khi vận hành, pha chế, bảo quản

 Trong số các acid, sử dụng nhiều nhất là các acid sau:

• Acid acetic: CH3COOH, M=60

Thông thường acid acetic là chất lỏng không màu, có mùi chua hắc, nhiệt độ sôi là

118oC Có một số loại acid được sản xuất như sau:

• Acid acetic trên 80% (dạng lỏng đậm đặc)

• Acid acetic kỹ thuật chứa 60 – 80% (dạng lỏng)

Acid acetic hòa trong nước, cồn và ete Acid acetic ở dạng đậm đặc có tính độc hại

và tác dụng lên da gây bỏng Cần bảo quản ở những nơi khô ráo

Acid acetic được sử dụng trong các công đoạn nấu tẩy để trung hòa lượng kiềm

dư, dùng trong công đoạn nhuộm để tạo môi trường acid trung bình, dùng trong xử lý cắtlông để tạo môi trường acid cho phản ứng enzyme có hiệu quả

• Acid sunfuric: H2SO4, M=98

Acid sunfuric là chất lỏng không mùi, nặng hơn nước

Trong công nghiệp dệt, Acid sunfuric được sử dụng trong công đoạn tẩy trắng,nhuộm, và in hoa để trung hòa lượng kiềm dư còn sót lại trên vải Nhưng ở nhà máy, acidsunfuric được sử dụng trong phòng thí nghiệm

Trang 39

2.3.2 Bazơ: NatriHydroxit: NaOH, M=40

Xút là kiềm mạnh, rất thông dụng, được sử dụng trong công đoạn nấu tẩy và inhoa Nhà máy hiện đang sử dụng xút trong công đoạn tẩy, cắt lông

Trong công nghiệp, người ta thường dùng: Na2SO4 tinh thể ngậm nước

Na2SO4 .10H2O với M=332, nhiệt độ nóng chảy 324oC, khối lượng riêng d=1.46,loại này có tên gọi là muối Glauber, nó là những tinh thể không màu, trong suốt, hòa tantốt trong nước tạo dung dịch trung tính Trong muối kỹ thuật có chứa tạp chất như: muốisunfat của kali, magie và cả muối sắt, hàm lượng muối ăn cho phép nhỏ hơn 0.29 – 1.2%,hàm lượng sắt nhỏ hơn 0.2%, hàm lượng Na2SO4 không được nhỏ hơn 92%

Muối Glauber được sử dụng nhiều trong các loại thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính

• Natri Cacbonat: (Sođa) Na2CO3, M=106

Nhiệt độ nóng chảy 852oC

Natri Cacbonat thường gặp ở dạng bột xốp màu trắng, loại kỹ thuật cũng có hàmlượng Na2CO3 khá cao, lượng tạp chất ít và thường là natrisunfat, natri clorua NatriCacbonat hòa tan trong nước có tỏa nhiệt và dung dịch tạo thành có tính kiềm

Soda được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp dệt: dùng trong nấu tẩy vải sợivới mục đích là làm mềm nước, trong công đoạn nhuộm hoạt tính, giặt …

2.3.4 Natri Silicat (thủy tinh lỏng) Na 2 SiO 3

Natrisilicat kỹ thuật được sản xuất hai dạng: dạng rắn là các hạt trắng khó tantrong nước lạnh, dạng lỏng (thủy tinh lỏng) là chất lỏng sánh, màu vàng nhạt Loại thủytinh lỏng rất bền cho việc sử dụng

Dung dịch Na2SiO3 có tính kiềm Được sử dụng trong nấu tẩy vải, làm chất ổnđịnh cho H2O2, chất trợ trong quá trình giặt, tăng trọng cho tơ tằm

Trang 40

Khi sử dụng H2O2 phải đưa nó về dạng hoạt động, tức là môi trường kiềm để phảnứng xảy ra mạnh hơn và nhanh hơn Nước dùng trong tẩy H2O2 phải là nước mềm khôngchứa các muối sắt và muối kim loại khác.

Trong nhà máy, H2O2 được sử dụng để tẩy trắng vải sợi, vừa đảm bảo chất lượngcao vừa đảm bảo sức khỏe con người, không ảnh hưởng tới môi trường

2.3.6 Các chất hoạt động bề mặt:

Trong quá trình xử lý hóa học: giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất, cácchất phụ trợ chiếm vị trí quan trọng với tỷ lệ không nhỏ Trong số các chất phụ trợ, quantrọng nhất là chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt nói chung là các chất hợp chất hữu cơ có khả năng làmgiảm sức căng bề mặt giữa dung dịch và vải sợi, làm tăng khả năng ngấm của dung dịchvào vải sợi

Cấu tạo hóa học của các chất hoạt động bề mặt nói chung là các hợp chất hữu cơ

có phân tử cấu tạo thẳng, không phân cực và bất đối Phân tử của chúng gồm phần ưanước và phần kỵ nước

Chức năng của chất hoạt động bề mặt rất đa dạng như: thấm ướt, tẩy rửa, làm đều,phân tán, ổn định Nhưng không có một chất nào là vạn năng, tùy thuộc vào cấu tạo phântử và các nhóm chức mà mỗi loại hoạt động bề mặt có chức năng vượt trội của nó

Ngày đăng: 20/01/2022, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Công thức cấu tạo của cellulose - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 2.2 Công thức cấu tạo của cellulose (Trang 23)
Bảng 2.1 Phân loại thuốc nhuộm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 2.1 Phân loại thuốc nhuộm (Trang 35)
Hình 3.3 Thiết bị tẩy hồ - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.3 Thiết bị tẩy hồ (Trang 42)
Hình 3.5 Máy nhuộm jet 2 họng - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.5 Máy nhuộm jet 2 họng (Trang 45)
Hình 3.6 Cấu tạo máy Jet - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.6 Cấu tạo máy Jet (Trang 47)
Hình 3.8 Máy xả xoắn. - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.8 Máy xả xoắn (Trang 52)
Hình 3.9 Mặt cắt ngang máy căng LK - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.9 Mặt cắt ngang máy căng LK (Trang 54)
Hình 3.10 Máy căng kim hoàn tất - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 3.10 Máy căng kim hoàn tất (Trang 61)
Hình 4.11 Quy trình tiền xử lý - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.11 Quy trình tiền xử lý (Trang 66)
Hình 4.13 Quy trình nhuộm vải Polyester - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.13 Quy trình nhuộm vải Polyester (Trang 71)
Bảng 4.2 Công đoạn tiền xử lý vải PES - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 4.2 Công đoạn tiền xử lý vải PES (Trang 72)
Hình 4.16 Sản phẩm sau khi nhuộm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.16 Sản phẩm sau khi nhuộm (Trang 74)
Hình 4.17 Quy trình nhuộm vải cotton - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.17 Quy trình nhuộm vải cotton (Trang 74)
Hình 4.18 Công đoạn tiền xử lý vải cotton Bảng 4.4 Công đoạn tiền xử lý cotton - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.18 Công đoạn tiền xử lý vải cotton Bảng 4.4 Công đoạn tiền xử lý cotton (Trang 75)
Hình 4.19 Công đoạn xử lý enzyme Bảng 4.5 Công đạon xử lý enzyme của vải cotton - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.19 Công đoạn xử lý enzyme Bảng 4.5 Công đạon xử lý enzyme của vải cotton (Trang 76)
Hình 4.20 Công đoạn nhuộm vải cotton - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.20 Công đoạn nhuộm vải cotton (Trang 77)
Hình 4.21 Sản phẩm sau khi nhuộm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.21 Sản phẩm sau khi nhuộm (Trang 78)
Bảng 4.7 Công đoạn tiền xử lý vải Visco - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 4.7 Công đoạn tiền xử lý vải Visco (Trang 80)
Hình 4.25 Sản phẩm sau khi nhuộm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 4.25 Sản phẩm sau khi nhuộm (Trang 81)
Bảng 6.9 Dòng thải và chất ô nhiễm cần quan tâm trong nước thải ngành dệt - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 6.9 Dòng thải và chất ô nhiễm cần quan tâm trong nước thải ngành dệt (Trang 88)
Bảng 6.10 Chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 6.10 Chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm (Trang 89)
Hình 6.27 Tháp giải nhiệt – bể điều hoá – bể phản ứng sinh học - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 6.27 Tháp giải nhiệt – bể điều hoá – bể phản ứng sinh học (Trang 90)
Hình 6.26 Máy thôi khí – máy khuấy chìm – bể sinh học MBBR - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 6.26 Máy thôi khí – máy khuấy chìm – bể sinh học MBBR (Trang 90)
Hình 6.28 Bể lắng hoá lý – bể lọc áp lực – máy ép bùn - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 6.28 Bể lắng hoá lý – bể lọc áp lực – máy ép bùn (Trang 91)
Hình 6.29 Quy trình xử lý nước thải - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Hình 6.29 Quy trình xử lý nước thải (Trang 92)
Bảng 6.11 Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 6.11 Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm (Trang 95)
Bảng 6.12 Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 6.12 Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Trang 96)
Bảng 6.13 Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải - BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM VẢI SỢI HOÀNG LONG
Bảng 6.13 Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w